Tải bản đầy đủ (.pdf) (64 trang)

Giao kết hợp đồng theo công ước vienna 1980

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.11 MB, 64 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHỆ TP. HCM
KHOA LUẬT

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP

GIAO KẾT HỢP ĐỒNG
THEO CÔNG ƯỚC VIENNA 1980
Ngành:LUẬT KINH TẾ

Giảng viên hướng dẫn: ThS. NGUYỄN CHÍ THẮNG
Sinh viên thực hiện: NGUYỄN BÍCH NGỌC
MSSV: 1511271169

Lớp: 15DLK13

TP. Hồ Chí Minh - 2019


LỜI CAM ĐOAN
Tôi tên Nguyễn Bích Ngọc, MSSV: 1511271169.
Tôi xin cam đoan các số liệu, thông tin sử dụng trong bài Khoá luận tốt
nghiệp này được thu thập từ nguồn tài liệu khoa học chuyên ngành (có trích dẫn
đầy đủ và theo đúng qui định);
Nội dung trong khoá luận KHÔNG SAO CHÉP từ các nguồn tài liệu khác.
Nếu sai sót tôi xin hoàn toàn chịu trách nhiệm theo qui định của nhà trường
và pháp luật.
Sinh viên
(ký tên, ghi đầy đủ họ tên)

Nguyễn Bích Ngọc




LỜI CẢM ƠN
Khóa luận tốt nghiệp này là một dấu ấn quan trọng trong quá trình phấn đấu
học tập cũng là kết quả của quá trình nghiên cứu, mà để có được kết quả này không
thể thiếu sự giúp đỡ của quý thầy cô, người thân và bạn bè đã luôn hỗ trợ em trong
suốt quá trình thực hiện.
Em xin gửi lời cảm ơn đến quý thầy cô giáo Khoa Luật trường Đại học Công
nghệ Thành phố Hồ Chí Minh đã tận tình giảng dạy và đặt hết tâm huyết để truyền
đạt kinh nghiệm, kiến thức quý báu trong suốt thời gian học tập ở trường. Đặc biệt,
là sự định hướng và chỉ dẫn trực tiếp của giảng viên ThS. Nguyễn Chí Thắng trong
quá trình nghiên cứu và hoàn thành khóa luận, em xin gửi lời cảm ơn chân thành
đến thầy.
Khóa luận được hoàn thành với nhiều sự cố gắng, tuy nhiên không thể tránh
khỏi những hạn chế và thiếu sót. Em rất mong nhận được những lời nhận xét, góp ý
của quý thầy cô và bạn đọc để bài khóa luận có ý nghĩa và hoàn thiện hơn.
Em xin chân thành cảm ơn!
Sinh viên
(ký tên, ghi đầy đủ họ tên)

Nguyễn Bích Ngọc


DANH MỤC TÀI LIỆU VIẾT TẮT
BLDS

Bộ luật dân sự

CISG


Công ước Vienna 1980 - Convention on Contracts for
the International Sale of Goods

CHXHCN
EU
EVFTA
FDA
GDP

Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa
Liên minh châu Âu - European Union
Hiệp định thương mại tự do Việt Nam và Liên minh
châu Âu - EU Viet Nam Free Trade Agreement
Cục quản lý Thực phẩm và Dược phẩm Hoa Kỳ - Food
and Drug Administration
Tổng sản phẩm quốc nội - Gross Domestic Product
Hệ thống hài hòa mô tả và mã hóa hàng hóa -

HS code

Harmonized

Commodity

Description

and

Coding


System
INCOTERMS

Các điều khoản thương mại quốc tế - International
Commerce Terms

LTM

Luật Thương mại

L/C

Thư tín dụng - Letter of Credit

NĐ-CP
PECL
PICC
TP.HCM
UCP
UNIDROIT
UNCITRAL

Nghị định Chính phủ
Nguyên tắc của pháp luật hợp đồng châu Âu - Principles
of European Contract Law
Nguyên tắc Hợp đồng Thương mại Quốc tế - Principles
of International Commercial Contracts
Thành phố Hồ Chí Minh
Quy tắc thực hành thống nhất về tín dụng chứng từ Uniform Customs & Practice for Documentary Credits
Viện quốc tế về nhất thể hoá pháp luật tư - International

Institute for the Unification of Private Law
Ủy ban Luật Thương mại quốc tế của Liên Hợp Quốc United Nations Commission on International Trade Law


MỤC LỤC
PHẦN MỞ ĐẦU......................................................................................................... 1
1. Lý do chọn đề tài.............................................................................................. 1
2. Mục tiêu nghiên cứu của đề tài....................................................................... 1
3. Phạm vi, đối tượng nghiên cứu của đề tài..................................................... 2
4. Tổng quan tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài................................. 2
5. Phương pháp nghiên cứu.................................................................................3
6. Kết cấu của khóa luận......................................................................................4
CHƯƠNG I: TỔNG QUAN VỀ GIAO KẾT HỢP ĐỒNG MUA BÁN HÀNG
HÓA QUỐC TẾ THEO CÔNG ƯỚC VIENNA 1980........................................... 5
1.1 Khái quát chung về hợp đồng và giao kết hợp đồng mua bán hàng hóa
quốc tế.................................................................................................................... 5
1.1.1 Khái niệm hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế....................................5
1.1.2 Đặc điểm hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế.....................................8
1.1.3 Khái niệm giao kết hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế....................12
1.2 Tổng quan về Công ước Vienna 1980........................................................ 13
1.2.1 Sơ lược về lịch sử hình thành Công ước...............................................13
1.2.2 Nội dung cơ bản của Công ước............................................................ 14
1.3 Quy định về giao kết hợp đồng theo Công ước Vienna 1980.................. 16
1.3.1 Đề nghị giao kết hợp đồng....................................................................16
1.3.2 Chấp nhận đề nghị giao kết hợp đồng..................................................21
1.3.3 Thời điểm hợp đồng được giao kết....................................................... 27
KẾT LUẬN CHƯƠNG I......................................................................................... 29
CHƯƠNG II: SO SÁNH CÁC QUY ĐỊNH GIAO KẾT HỢP ĐỒNG GIỮA
CÔNG ƯỚC VIENNA 1980 VÀ PHÁP LUẬT VIỆT NAM - MỘT SỐ ĐỀ
XUẤT......................................................................................................................... 30



2.1 So sánh các quy định về giao kết hợp đồng giữa Công ước Vienna 1980
và pháp luật Việt Nam....................................................................................... 30
2.1.1 So sánh quy định về nghị giao kết hợp đồng........................................ 30
2.1.2 So sánh quy định về chấp nhận đề nghị giao kết hợp đồng................. 38
2.1.3 So sánh về thời điểm hợp đồng được giao kết......................................44
2.2 Một số đề xuất về quy định giao kết hợp đồng......................................... 46
2.2.1 Đề xuất thực tiễn giao kết hợp đồng đối với các bên tham gia........... 46
2.2.2 Đề xuất đối với pháp luật Việt Nam về giao kết hợp đồng.................. 51
KẾT LUẬN CHƯƠNG II........................................................................................53
KẾT LUẬN CHUNG................................................................................................54
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO................................................................55


PHẦN MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Trong bối cảnh, nền kinh tế ngày càng phát triển đặt ra nhu cầu trao đổi, mua
bán ngày càng nhiều, không chỉ trong phạm vi nhỏ hẹp như quốc gia mà còn vươn
ra phạm vi khu vực và thế giới. Bên cạnh đó, xu hướng toàn cầu hóa góp phần tạo
ra mối liên kết giữa các thị trường, làm bùng nổ các giao dịch nói chung và giao
dịch mua bán hàng hóa quốc tế nói riêng. Theo đó, Công ước Vienna 1980 về hợp
đồng mua bán hàng hóa quốc tế đã thống nhất và giải quyết nhiều mâu thuẫn giữa
các hệ thống pháp luật khác nhau, góp phần tạo điều kiện thuận lợi để phát triển
hoạt động thương mại quốc tế. Hiện nay, Việt Nam đã trở thành thành viên chính
thức và các quy định của Công ước Vienna 1980 đã có hiệu lực thi hành, đặt ra vấn
đề cần nghiên cứu và so sánh các quy định này với pháp luật Việt Nam, nhằm
khuyến khích áp dụng Công ước vào thực tiễn và dựa trên kết quả so sánh làm căn
cứ để hoàn thiện pháp luật về giao kết hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế.
Thực tiễn cho thấy, trong quan hệ mua bán hàng hóa quốc tế, hầu hết quyền

và nghĩa vụ của các bên khi tham gia vào quan hệ mua bán đều được xác lập ở giai
đoạn giao kết - là bước cơ bản cũng là bước đầu tiên để xác lập một quan hệ hợp
đồng. Do đó, giao kết hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế là một quá trình quan
trọng, là cơ hội để bày tỏ ý chí và mục đích giao kết, tại đây các bên tiến hành
thương lượng và đàm phán hướng đến một thỏa thuận chung. Nếu các bên tham gia
không đạt được sự thống nhất trong thỏa thuận, sẽ dẫn đến hợp đồng không được
giao kết hoặc nội dung hợp đồng không rõ ràng, không chặt chẽ sẽ là nguyên nhân
trực tiếp dẫn đến các tranh chấp phát sinh về sau. Chính vì những lý do trên, người
viết đã chọn “Giao kết hợp đồng theo Công ước Vienna 1980” làm đề tài nghiên
cứu trong khóa luận tốt nghiệp của mình.
2. Mục tiêu nghiên cứu của đề tài
Mục tiêu nghiên cứu của khóa luận là trình bày tổng quan về khái niệm và đặc
điểm cơ bản của hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế. Tiếp đó, người viết sẽ phân
tích và so sánh quy định về giao kết hợp đồng theo Công ước Vienna 1980 với các
quy định của pháp luật Việt Nam, nhằm thông qua những kết luận, nhận xét ban đầu
về đối tượng nghiên cứu để đưa ra các đề xuất phù hợp, góp phần hoàn thiện vấn đề
nghiên cứu.

1


3. Phạm vi, đối tượng nghiên cứu của đề tài
Phạm vi nghiên cứu của đề tài là các quy định về giao kết hợp đồng mua bán
hàng hóa quốc tế theo Công ước Vienna 1980 do Uỷ ban Liên hợp quốc soạn thảo.
Qua đó, người viết tiến hành so sánh các quy định này giữa Công ước Vienna 1980
và các quy định tương ứng theo pháp luật Việt Nam, mà cụ thể là Bộ luật Dân sự
2015, Luật Thương mại 2005 và các văn bản pháp luật khác có liên quan.
Đối tượng nghiên cứu của đề tài là các quy định trong giao kết hợp đồng mua
bán hàng hóa quốc tế: đề nghị giao kết, chấp nhận đề nghị và thời điểm hợp đồng
được giao kết.

4. Tổng quan tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài
Hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế là một loại hợp đồng quan trọng trong
công cuộc mở cửa hội nhập thị trường khu vực và toàn cầu. Theo đó, các quy định
về loại hợp đồng này cũng như vấn đề giao kết hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế
đã được quan tâm nghiên cứu nhằm phân tích, luận giải và đưa ra những kiến nghị
góp phần hoàn thiện pháp luật Việt Nam như:
Luận văn thạc sĩ “Pháp luật áp dụng trong các hợp đồng mua bán hàng hóa
quốc tế” của tác giả Nguyễn Thị Tuyết Giang, Đại học Quốc gia Hà Nội, năm 2008.
Luận văn thạc sĩ “Hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế theo quy định của
Luật Thương mại Việt Nam 2005 và các quy định của pháp luật quốc tế” của tác giả
Vũ Khắc Thư, Đại học Quốc gia Hà Nội, năm 2009.
Luận văn thạc sĩ “Công ước Viên 1980 về hợp đồng mua bán hàng hóa quốc
tế” của tác giả Nguyễn Thị Mai, Đại học Quốc gia Hà Nội, năm 2014.
Luận văn thạc sĩ “So sánh chế định giao kết hợp đồng mua bán hàng hóa
quốc tế theo pháp luật Việt Nam và theo Công ước Viên 1980”, của tác giả Nguyễn
Văn Quang, Đại học Quốc gia Hà Nội, năm 2014.
Nông Quốc Bình - Giảng viên Khoa pháp luật quốc tế trường Đại học Luật Hà
Nội (2011), “Sự mềm dẻo trong một số điều khoản của Công ước Viên năm 1980 về
hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế” (Tạp chí Luật học, số 4/2011).

2


Nguyễn Thị Diễm Hường, Hoàng Như Thái (2018), “Đề nghị giao kết hợp
đồng trong Bộ luật dân sự 2015 và Công ước Viên 1980 về hợp đồng mua bán hàng
hóa quốc tế” (Tạp chí Công thương, số 7 tháng 5/2018).
Bên cạnh đó, sách chuyên khảo và các giáo trình giảng dạy, hỗ trợ cho việc
học tập và nghiên cứu vấn đề giao kết hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế như:
Giáo trình Luật Hợp đồng thương mại quốc tế của PGS.TS Nguyễn Văn Luyện, TS.
Lê Bích Thọ, TS. Dương Anh Sơn, Đại học Quốc gia thành phố Hồ Chí Minh, Nhà

xuất bản Đại học Quốc gia thành phố Hồ Chí Minh, 2005; Giáo trình Luật Hợp
đồng (phần chung) của PGS.TS Ngô Huy Cương, Đại học Quốc gia Hà Nội, Nhà
xuất bản Đại học Quốc gia Hà Nội, 2013; Giáo trình Luật Thương mại quốc tế,
trường Đại học Luật Hà Nội, Nhà xuất bản Công an Nhân dân, Hà Nội; Luật Hợp
đồng Việt Nam của PGS.TS Đỗ Văn Đại, Nhà xuất bản Hồng Đức - Hội luật gia
Việt Nam; Giáo trình Tư pháp quốc tế (phần riêng), trường Đại học Luật thành phố
Hồ Chí Minh, Nhà xuất bản Hồng Đức - Hội Luật gia Việt Nam, Hà Nội.
Như vậy, các đề tài nghiên cứu về nội dung của Công ước Vienna 1980 đã
từng được thực hiện trước đây. Tuy nhiên, vấn đề giao kết hợp đồng mua bán hàng
hóa quốc tế theo Công ước, cũng như so sánh với các quy định của pháp luật Việt
Nam chưa được quan tâm nhiều. Mặt khác, hiệu lực của Bộ luật dân sự 2015 và
hiệu lực thi hành Công ước Vienna 1980 tại Việt Nam phát sinh từ ngày 1 tháng 1
năm 2017, trong đó nội dung của Bộ luật dân sự 2015 có nhiều sự thay đổi so với
Bộ luật trước. Đặc biệt, nội dung báo cáo và kiến nghị gia nhập Công ước Vienna
1980 của Bộ Công Thương được thực hiện dựa trên việc phân tích và so sánh giữa
nội dung của Công ước và Bộ luật dân sự 2005. Vì vậy, người viết chọn cách tiếp
cận đề tài “Giao kết hợp đồng theo Công ước Vienna 1980” ở góc độ Công ước có
hiệu lực thi hành tại Việt Nam và so sánh với quy định của Bộ luật dân sự 2015.
5. Phương pháp nghiên cứu
Nội dung khóa luận thuộc lĩnh vực khoa học xã hội, do đó nhằm kết nối
những kiến thức đã học và tiến hành nghiên cứu, người viết sử dụng các phương
pháp sau: phương pháp phân tích và tổng hợp lý thuyết để tìm hiểu toàn diện về đối
tượng nghiên cứu; phương pháp so sánh để làm rõ vấn đề đặt ra, xây dựng góc nhìn
toàn diện cho khóa luận và phương pháp quan sát, tổng kết kinh nghiệm nhằm thu
thập thông tin và đúc kết những thuận lợi, khó khăn để đưa ra các đề xuất phù hợp.

3


6. Kết cấu của khóa luận

Khóa luận tốt nghiệp “Giao kết hợp đồng theo Công ước Vienna 1980” bao
gồm 2 chương, cụ thể là:
Chương 1: Tổng quan về giao kết hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế theo
Công ước Vienna 1980
Chương 2: So sánh các quy định giao kết hợp đồng theo Công ước Vienna
1980 và pháp luật Việt Nam - Một số đề xuất

4


CHƯƠNG I: TỔNG QUAN VỀ GIAO KẾT HỢP ĐỒNG MUA BÁN
HÀNG HÓA QUỐC TẾ THEO CÔNG ƯỚC VIENNA 1980
1.1 Khái quát chung về hợp đồng và giao kết hợp đồng mua bán hàng hóa
quốc tế
1.1.1 Khái niệm hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế
Quá trình hình thành và phát triển của các hệ thống pháp luật trên thế giới, đều
có điểm chung là nhìn nhận luật hợp đồng như một phương tiện điều chỉnh các quy
tắc thỏa thuận trong cuộc sống. Theo luật cổ của người La Mã, họ không có lý
thuyết chung về hợp đồng mà chỉ có các nhóm quy tắc áp dụng cho các loại hợp
đồng khác nhau và được thực hành phổ biến trong xã hội thời đó.1 Riêng luật
Anh-Mỹ (Common law): “Hợp đồng là một vụ trao đổi mang ý nghĩa kết quả của
sự mặc cả về cái trao đi và cái nhận lại; quan hệ kết ước hình thành trong điều kiện
một bên quan tâm đến cái mà bên kia mang lại cho mình, gọi là vật đánh đổi”. Theo
khoản 1 Điều 420 BLDS Liên bang Nga: “Hợp đồng là sự thỏa thuận giữa hai hoặc
nhiều người nhằm thiết lập, thay đổi hoặc chấm dứt các quyền và nghĩa vụ dân
sự”.2 Mặt khác, trong cuốn từ điển pháp luật nổi tiếng của Hoa Kỳ “Black’s Law
Dictionary”, hợp đồng được cho là một sự hứa hẹn hoặc một tập hợp sự hứa hẹn mà
đối với việc vi phạm nó, pháp luật đưa ra một chế tài, hoặc đối với sự thực hiện nó,
pháp luật, trong một số phương diện, thừa nhận như là một trách nhiệm.3 Bên cạnh
đó, BLDS Pháp 1804 được cho rằng có tính ổn định và hiệu lực lâu dài, tính đến

ngày nay đã tồn tại hơn 200 năm, theo đó khái niệm hợp đồng được quy định tại
Điều 1101: “Hợp đồng là sự thỏa thuận theo đó một hoặc nhiều người cam kết với
một hoặc nhiều người khác chuyển giao một vật, làm hoặc không làm một việc gì
đó”.4 Như vậy, dù có nhiều sự khác nhau nhưng yêu cầu cốt lõi của một hợp đồng
chính là sự tồn tại của thỏa thuận và nghĩa vụ của các bên tham gia.
Trong lĩnh vực thương mại, nhất là hoạt động mua bán hàng hóa giữa các
nước có quy định cũng như quan điểm khác nhau. Theo khoản 1 Điều 2 Luật mua
bán hàng hóa Vương quốc Anh năm 1979: “Hợp đồng mua bán hàng hóa là hợp
1

PGS.TS Nguyễn Ngọc Điện (2018), Giáo trình Luật dân sự (tập 2), Nhà xuất bản Đại học Quốc gia

TP.HCM, tr.22
Xem chi tiết tại />Đại học Quốc gia Hà Nội (2013), Giáo trình Luật Hợp đồng phần chung, Nhà xuất Đại học Quốc gia Hà
Nội, tr.12
2
3

4

Xem chi tiết tại />5


đồng theo đó người bán chuyển giao hoặc đồng ý chuyển giao quyền sở hữu hàng
cho người mua và đổi lại số tiền thỏa đáng”.5 Và khoản 1 Điều 454 BLDS Liên
bang Nga quy định: “Bằng hợp đồng mua bán, một bên (bên bán) sẽ cam kết chuyển
giao quyền sở hữu một vật (hàng hóa) cho bên kia (bên mua), trong khi đó bên mua
sẽ cam kết chấp nhận hàng hóa và trả một số tiền xác định cho hàng hóa đó”.6
Riêng Công ước Vienna 1980 (CISG) - có tính chất là một văn bản luật điều chỉnh
chung, thể hiện mục đích rõ ràng là hướng tới việc thống nhất nguồn luật áp dụng

cho hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế. CISG không đưa một khái niệm cụ thể
nào về hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế nhưng quy định một cách gián tiếp tại
Điều 1 của Công ước: “Công ước này áp dụng cho các hợp đồng mua bán hàng hóa
giữa các bên có địa điểm kinh doanh tại các quốc gia khác nhau”. Như vậy, Công
ước Vienna 1980 sử dụng “địa điểm kinh doanh” (places of business) làm dấu hiệu
xác định tính quốc tế của hợp đồng mua bán hàng hóa. Địa điểm kinh doanh của các
bên tham gia hợp đồng phải đặt tại các quốc gia khác nhau mà không phụ thuộc vào
địa điểm ký kết hợp đồng và cũng không xét đến việc hàng hóa có được dịch
chuyển qua biên giới hay không.7 Qua đó, theo tinh thần của Công ước Vienna
1980 thì: Hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế là sự thỏa thuận giữa các bên thương
nhân có địa điểm kinh doanh ở các nước khác nhau, theo đó bên bán có nghĩa vụ
giao hàng, chuyển giao quyền sở hữu và chứng từ liên quan đến hàng hóa cho bên
mua và bên mua có nghĩa vụ thanh toán và nhận hàng theo thỏa thuận.
Pháp luật hợp đồng Việt Nam đã trải qua quá trình phát triển và hoàn thiện về
hình thức lẫn nội dung. Khởi đầu là pháp lệnh về hợp đồng kinh tế ngày 25/9/1989
và pháp lệnh hợp đồng dân sự ngày 29/4/1991. Và mãi đến năm 1995 BLDS đầu
tiên đã ra đời, giải quyết được nhu cầu thiết yếu và mở ra hướng đi hoàn thiện hơn
về pháp luật hợp đồng. Tiếp nối định hướng đó, BLDS 2015 được ban hành đã kế
thừa nhiều ưu điểm và phù hợp với tình hình kinh tế hiện nay. Khái niệm hợp đồng
được quy định tại Điều 385 BLDS 2015: “Hợp đồng là sự thỏa thuận giữa các bên
về việc xác lập, thay đổi hoặc chấm dứt quyền, nghĩa vụ dân sự”. Như vậy, hợp
đồng được hiểu là sự thỏa thuận và những điều khoản thỏa thuận đó có ý nghĩa ràng
Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam - VICC (2007), Cẩm nang hợp đồng thương mại, Hà Nội,
tr.66
5

6

Xem chi tiết tại />
Đỗ Minh Anh (2016), Vấn đề sửa đổi khái niệm mua bán hàng hóa quốc tế trong luật thương mại để gia

nhập công ước của Liên hợp quốc về hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế.
Nguồn: />7

-luat-thuong-mai-de-gia-nhap-cong-uoc-cua-lien-hop-quoc-ve-hop-dong-mua-ban-hang-hoa-quoc-te/
6


buộc cho các bên tham gia hợp đồng và được đảm bảo thực hiện bằng các chế tài
của pháp luật. Mặt khác, sự thỏa thuận là yếu tố bắt buộc của hợp đồng, là một hạt
nhân cơ bản - mang bản chất là sự thống nhất ý chí về quyền và nghĩa vụ của các
bên giao kết. Bởi lẽ, nếu sự thỏa thuận ngay từ đầu không rõ ràng, không chặt chẽ,
không đảm bảo tính tự nguyện và bình đẳng giữa các bên,… thì khó tránh mâu
thuẫn phát sinh trong quá trình thực hiện hợp đồng, khiến cho các bên không đạt
được mục đích của mình.
Theo khoản 1 Điều 3 LTM 2005 định nghĩa: “Hoạt động thương mại là hoạt
động nhằm mục đích sinh lợi, bao gồm mua bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ, đầu tư,
xúc tiến thương mại và các hoạt động nhằm mục đích sinh lợi khác”. Mục đích sinh
lợi được hiểu là trong quá trình thực hiện hoạt động thương mại không chỉ nhằm tạo
ra lợi nhuận cho cá nhân, tổ chức đó mà còn tạo ra lợi ích kinh tế và lợi ích xã hội
theo hướng tích cực, nên “sinh lợi” mang ý khát quát hơn, phản ánh đúng bản chất
của thực tiễn thương mại hiện nay. Vì lẽ đó, một hợp đồng mua bán háng hóa nói
chung và hợp đồng mua bán quốc tế nói riêng là một loại trong hợp đồng thương
mại, tuy nhiên sự khác nhau cơ bản của hai loại hợp đồng này chính là tính quốc tế.
Do đó, việc xác định tính quốc tế của một hợp đồng mua bán hàng hóa rất quan
trọng, không chỉ có ý nghĩa trong hoạt động thương mại mà còn bởi tính chất pháp
luật điều chỉnh. Theo Điều 80 LTM 1997 đã quy định: “Hợp đồng mua bán hàng
hóa với thương nhân nước ngoài là hợp đồng mua bán hàng hóa được ký kết giữa
một bên là thương nhân Việt Nam với một bên là thương nhân nước ngoài”. Nghĩa
là yếu tố quốc tế được xác định bằng quốc tịch của thương nhân người ngoài, điều
kiện để chủ thể bên nước ngoài là thương nhân và tư cách pháp lý của họ được xác

định căn cứ theo pháp luật của nước mà thương nhân đó mang quốc tịch.8 Trong
LTM 2005 và BLDS 2015, các nhà làm luật không đưa ra một khái niệm cụ thể nào
về hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế mà liệt kê các dấu hiệu tại khoản 1 Điều 27
LTM 2005 nhằm xác định tính quốc tế của hợp đồng là mua bán hàng hóa quốc tế
được thực hiện dưới các hình thức xuất khẩu, nhập khẩu, tạm nhập, tái xuất, tạm
xuất, tái nhập và chuyển khẩu. Pháp luật thương mại Việt Nam không định nghĩa
khái niệm hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế nhưng đã đưa ra dấu hiệu để nhận
biết một hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế dựa trên việc hàng hóa có sự dịch
chuyển ra khỏi biên giới quốc gia, mà không xét tới quốc tịch của thương nhân.

8

Khoản 1 Điều 81 LTM 1997
7


Mặt khác, BLDS 2015 với tư cách là luật “nền” sẽ được áp dụng nếu có các
quan hệ mua bán hàng hóa trong hoạt động thương mại chưa được LTM 2005 điều
chỉnh, nguyên tắc này được ghi nhận tại khoản 3 Điều 4 LTM 2005: “Hoạt động
thương mại không được quy định trong Luật thương mại và trong các luật khác thì
áp dụng quy định của Bộ luật dân sự”. Bên cạnh đó, theo khoản 1 Điều 663 BLDS
2015 khẳng định trường hợp luật khác có quy định pháp luật áp dụng đối với quan
hệ dân sự có yếu tố nước ngoài không trái với quy định từ Điều 664 đến Điều 671
của BLDS 2015 thì luật đó được áp dụng, nếu trái thì quy định có liên quan của
BLDS 2015 được áp dụng. Mặc dù, BLDS 2015 không có khái niệm hợp đồng mua
bán hàng hóa quốc tế nhưng đưa ra khái niệm quan hệ dân sự có yếu tố nước nước
ngoài, điều này đúng với bản chất của hợp đồng và đặc biệt hợp đồng mua bán hàng
hóa quốc tế, vốn là quan hệ dân sự. Quan hệ dân sự có yếu tố nước ngoài là quan hệ
dân sự thuộc một trong các trường hợp sau: Có ít nhất một trong các bên tham gia
đều là cá nhân, pháp nhân nước ngoài; Các bên tham gia đều là công dân Việt Nam,

pháp nhân Việt Nam nhưng việc xác lập, thay đổi, thực hiện hoặc chấm dứt quan hệ
đó xảy ra tại nước ngoài; Các bên tham gia đều là công dân Việt Nam, pháp nhân
Việt Nam nhưng đối tượng của quan hệ dân sự đó ở nước ngoài.9 Có thể thấy, “yếu
tố nước ngoài” theo BLDS 2015 có phạm vi rộng hơn so với “tính quốc tế” trong
hoạt động mua bán hàng hóa của LTM 2005, nhưng điều này không làm phát sinh
xung đột giữa luật chung và luật chuyên ngành mà mang tính chất bổ sung, một dự
liệu của nhà làm luật.
Nhìn chung, khái niệm hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế có sự khác nhau
giữa Công ước Vienna 1980 (CISG) và pháp luật Việt Nam hiện hành. Khác biệt cơ
bản nhất là cách xác định tính quốc tế, một bên dựa vào địa điểm kinh doanh của
các chủ thể tham gia và bên còn lại dựa vào yếu tố hàng hóa dịch chuyển ra khỏi
biên giới quốc gia.
1.1.2 Đặc điểm hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế
Cũng như các loại hợp đồng khác, hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế không
chỉ mang các đặc điểm chung của hợp đồng mua bán hàng hóa mà còn sở hữu đặc
điểm riêng nhằm thể hiện đúng mục đích giao kết và bản chất quốc tế:
Thứ nhất, chủ thể của hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế chủ yếu là các
thương nhân. Trong CISG không đưa ra khái niệm chung nào về thương nhân bởi vì
9

Khoản 2 Điều 663 BLDS 2015

8


pháp luật mỗi quốc gia sẽ có các quy định khái niệm và điều kiện riêng để trở thành
một thương nhân. Đầu tiên, theo Điều 1 Bộ luật Thương mại Pháp 1807 quy định
thương nhân là người thực hiện những hành vi thương mại và lấy đó làm nghề
nghiệp thường xuyên của của mình. Ngoài ra, theo Bộ luật Thương mại thống nhất
Hoa Kỳ (UCC) thương nhân là những người hoạt động kinh doanh các loại hàng

hóa như những công việc thường xuyên và lâu dài dựa trên kiến thức và kỹ năng
nghề nghiệp của mình. Theo quy định của LTM 2005, thương nhân bao gồm tổ
chức kinh tế được thành lập hợp pháp, cá nhân hoạt động thương mại một cách độc
lập, thường xuyên và có đăng ký kinh doanh. Định nghĩa thương nhân trong LTM
2005 mang tính chất liệt kê các chủ thể đáp ứng đủ điều kiện để trở thành thương
nhân như: hoạt động thương mại độc lập, thường xuyên, đăng ký kinh doanh, mang
danh nghĩa chính mình và vì lợi ích của mình. Như vậy, có thể chia thương nhân
thành hai nhóm chính: thương nhân là tổ chức kinh tế và thương nhân là cá nhân.
Trường hợp thương nhân là tổ chức kinh tế được thành lập hợp pháp, theo quy định
tại khoản 16 Điều 3 Luật Đầu tư 2014: “Tổ chức kinh tế là tổ chức được thành lập
và hoạt động theo quy định của pháp luật Việt Nam, gồm doanh nghiệp, hợp tác xã,
liên hiệp hợp tác xã và các tổ chức khác thực hiện hoạt động đầu tư kinh doanh”.
Ngoài ra, thương nhân nước ngoài hoạt động thương mại tại Việt Nam là thương
nhân được thành lập, đăng ký kinh doanh theo quy định của pháp luật nước ngoài
hoặc được pháp luật nước ngoài công nhận; được đặt văn phòng đại diện, chi nhánh
và thành lập doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài tại Việt Nam. Nếu một doanh
nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài được thương nhân nước ngoài thành lập tại Việt
Nam và theo quy định của pháp luật Việt Nam hoặc Điều ước quốc tế mà
CHXHCN Việt Nam là thành viên thì được coi là thương nhân Việt Nam.10 Đối với
thương nhân là cá nhân hoạt động độc lập, thường xuyên và có đăng ký kinh doanh,
hiện nay luật và các văn bản dưới luật chỉ mới ghi nhận cụ thể các trường hợp cá
nhân hoạt động thương mại nhưng không cần đăng ký kinh doanh (không phải
thương nhân) như: Buôn bán rong (buôn bán dạo) là các hoạt động mua, bán không
có địa điểm cố định; Bán quà vặt là hoạt động bán quà bánh, đồ ăn, nước uống
(hàng nước) có hoặc không có địa điểm cố định…11 Ngoài các trường hợp đã liệt
kê thì các cá nhân còn lại điều phải làm thủ tục đăng ký kinh doanh quy định của
pháp luật: chủ hộ kinh doanh, chủ doanh nghiệp tư nhân. Cần lưu ý, tại Điều 7 LTM
2005 trường hợp mà thương nhân chưa đăng ký kinh doanh, thương nhân vẫn phải
10


Khoản 4 Điều 16 LTM 2005

Khoản 1 Điều 3 Nghị định số 39/2007/NĐ-CP Về cá nhân hoạt động thương mại một cách độc lập,
thường xuyên không phải đăng ký kinh doanh.
11

9


chịu trách nhiệm về mọi hoạt động của mình theo quy định của LTM và các luật có
liên quan. Mặt khác, thương nhân được quyền hoạt động thương mại trong các
ngành nghề, tại các địa bàn, theo các hình thức và phương thức mà pháp luật không
cấm.
Thứ hai, đối tượng của hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế là hàng hóa đủ
điều kiện tham gia vào hoạt động thương mại quốc tế và phù hợp với pháp luật quốc
gia của các bên tham gia hợp đồng. Tổ chức Hải quan thế giới (World Customs
Organization - WCO) đã ban hành Công ước về Hệ thống hài hòa và mô tả hàng
hóa (Harmonized System Code - HS), đây là hệ thống được tiêu chuẩn hóa quốc tế
về tên gọi và mã số để phân loại hàng hóa được buôn bán trên phạm vi toàn thế
giới.12 Đối với CISG, Công ước không đưa ra định nghĩa về hàng hóa, tuy nhiên
theo Điều 2 CISG hợp đồng mua bán hàng hóa không áp dụng cho mọi loại hàng
hóa cho cá nhân, gia đình hoặc nội trợ, hàng hóa bán đấu giá, tàu thủy, máy bay và
điện năng… Đối với pháp luật Việt Nam, về bản chất, hàng hóa là sản phẩm của lao
động, nó có thể thỏa mãn những nhu cầu nhất định nào đó của con người thông qua
trao đổi, mua bán. Và hợp đồng mua bán hàng hóa trong thương mại là một dạng
của hợp đồng mua bán tài sản thông thường, theo Điều 105 BLDS 2015: “Tài sản là
vật, tiền, giấy tờ có giá và quyền tài sản; tài sản bao gồm bất động sản và động sản
(bất động sản và động sản có thể là tài sản hiện có và tài sản hình thành trong
tương lai)”. Tuy nhiên, không phải loại tài sản nào cũng là đối tượng của hợp đồng
mua bán hàng hóa và nhất là hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế đối tượng hàng

hóa trong thương mại hẹp hơn đối tượng tài sản được phép giao dịch trong dân sự.
Theo quy định của LTM 2005 thì hàng hóa bao gồm tất cả các loại động sản, kể cả
động sản hình thành trong tương lai và những vật gắn liền với đất đai (nhà ở, nhà
xưởng, công trình xây dựng khác,…). BLDS 2015 quy định tại khoản 2 Điều 108,
tài sản hình thành trong tương lai bao gồm: tài sản chưa hình thành, tài sản đã hình
thành nhưng chủ thể xác lập quyền sở hữu tài sản sau thời điểm xác lập giao dịch và
phải đáp ứng đầy đủ các điều kiện riêng biệt mới được phép giao dịch. Bản chất của
hợp đồng mua bán hàng hóa là mua đứt bán đoạn nên việc xác định đất đai không
phải là hàng hóa là phù hợp với các quy định pháp luật và Điều 53 Hiến pháp 2013:
“Đất đai, tài nguyên nước, tài nguyên khoáng sản, nguồn lợi ở vùng biển, vùng trời,
tài nguyên thiên nhiên khác và các tài sản do Nhà nước đầu tư, quản lý là tài sản
công thuộc sở hữu toàn dân do Nhà nước đại diện chủ sở hữu và thống nhất quản
lý”. Hàng hóa là đối tượng của hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế phải phù hợp
12

Trường Đại học Công Nghệ TP.HCM, Tài liệu học tập Luật Thương mại quốc tế, Khoa Luật, tr.24
10


với pháp luật quốc gia, ví dụ như đối với pháp luật Việt Nam, hàng hóa là sản phẩm
công nghệ thông tin đã qua sử dụng như: máy in sử dụng các bộ phận in như khuôn
in, trục lăn và máy copy (copying machines) và máy fax, có hoặc không kết hợp với
nhau; có mã số HS nhóm 8443, là loại hàng hóa cấm nhập khẩu được ghi nhận
trong phụ lục ban hành kèm theo Thông tư số 01/2018/TT-BTTTT ngày 15/10/2018
Ban hành định mức kinh tế - kỹ thuật về đo kiểm trong lĩnh vực phát thanh, truyền
hình của Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông.
Thứ ba, hình thức của hợp đồng mua bán hàng hóa phải phù hợp với pháp luật
thương mại quốc tế và luật quốc gia. Theo CISG, quy định tại Điều 11 cho rằng hợp
đồng mua bán không bắt buộc phải được ký kết hoặc xác nhận bằng văn bản hay
phải tuân thủ một yêu cầu nào khác về hình thức của hợp đồng và hợp đồng có thể

được chứng minh bằng mọi cách, kể cả những lời khai của nhân chứng, Công ước
đã ghi nhận tối đa sự tự do của các bên tham gia khi giao kết hợp đồng, cụ thể là
hình thức của hợp đồng bằng văn bản, lời nói và kể cả lời khai của nhân chứng. Đối
với pháp luật Việt Nam, hình thức hợp đồng mua bán có thể là văn bản, lời nói hoặc
bằng hành vi. Riêng việc mua bán hàng hóa quốc tế phải tuân theo quy định tại
khoản 2 Điều 27 LTM 2005, hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế được thực hiện
dựa trên cơ sở hợp đồng phải lập bằng văn bản hoặc bằng hình thức khác có giá trị
tương đương như điện báo, fax và thông điệp điện tử… thường dùng trong các giao
dịch giữa các thương nhân, ghi nhận đầy đủ nội dung cơ bản, đảm bảo sự rõ ràng và
hạn chế các tranh chấp phát sinh về sau.13 Như vậy, hình thức của hợp đồng mua
bán hàng hóa được quy định rất đa dạng, nhưng để phù hợp với quy định của pháp
luật Việt Nam thì bắt buộc hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế phải ghi nhận bằng
hình thức văn bản để tránh các mâu thuẫn phát sinh, có căn cứ để dễ dàng chứng
minh quan hệ hợp đồng và cung cấp một phương tiện hiệu quả nhất để các chủ thể
nắm bắt được nhiều cơ hội trong hoạt động thương mại.
Thứ tư, hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế sẽ được điều chỉnh bằng pháp
luật thương mại quốc tế. Pháp luật thương mại quốc tế trong quan hệ hợp đồng mua
bán hàng hóa quốc tế có thể là Điều ước quốc tế hoặc là luật quốc gia và trong
trường hợp đó luật áp dụng trong quan hệ hợp đồng sẽ là luật quốc tế hay luật nước
ngoài so với một bên.14 Các bên giao kết thường thỏa thuận về tập quán Incoterms
quy định các điều khoản về giao nhận hàng, phiên bản mới nhất là Incoterms 2010
và tập quán thống nhất về tín dụng chứng từ (UCP) được áp dụng trong thanh toán
13
14

Trường Đại học Công Nghệ TP.HCM, Tài liệu học tập Pháp luật về hợp đồng, Khoa Luật, tr.103
Trường Đại học Công Nghệ TP.HCM, Tài liệu học tập Luật Thương mại quốc tế, Khoa Luật, tr.76
11



quốc tế các chứng từ thương mại, phiên bản mới nhất là UCP 600. Theo khoản 1
Điều 683 BLDS 2015 cho phép các bên trong quan hệ hợp đồng được lựa chọn
pháp luật áp dụng, điều này phù hợp với thực tiễn thương mại hiện nay. Bởi vì, luật
điều chỉnh hợp đồng thường sẽ được các chủ thể lựa chọn do nhiều nguyên nhân
như mức độ am hiểu, quy định có lợi cho bên mua hoặc bên bán,… có thể thấy chọn
nguồn luật áp dụng cho hợp đồng là vấn đề cực kỳ quan trọng nên được ưu tiên thỏa
thuận trong đàm phán, nhất là đối với hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế nhằm
hạn chế xảy ra tranh chấp hoặc gánh chịu thiệt hại do mức độ am hiểu còn hạn chế
về luật áp dụng. Trong trường hợp các bên không chọn luật áp dụng cho hợp đồng
thì các quy tắc của tư pháp quốc tế được áp dụng để chọn ra hệ thống pháp luật điều
chỉnh hợp đồng khi cần thiết.
1.1.3 Khái niệm giao kết hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế
Giao kết hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế là quá trình đàm phán, các bên
cùng thương lượng theo những nguyên tắc và trình tự nhất định để đạt được sự
thống nhất ý chí, thỏa thuận, qua đó xác lập các quyền và nghĩa vụ của các bên
tham gia giao kết.15 Theo hai chuyên gia người Mỹ là Roger Fisher và Wiliam Ury
cho rằng đàm phán là phương tiện cơ bản để đạt được mục đích đề ra, là sự trao đổi
ý kiến qua lại nhằm đạt được thỏa thuận về các mối quan tâm, trong bối cảnh giữa
hai bên có lợi ích chung và một số lợi ích đối kháng.16 Tuy nhiên, chủ thể của hợp
đồng mua bán hàng hóa quốc tế khi tiến hành thỏa thuận phải đảm bảo phù hợp với
các nguyên tắc giao kết như: Nguyên tắc tự do ý chí; Nguyên tắc áp dụng tập quán
và thói quen thương mại; Nguyên tắc phù hợp với luật điều chỉnh.
Đặc trưng cơ bản của một giao kết hợp đồng nói chung và hợp đồng mua bán
hàng hóa quốc tế nói riêng là đề nghị và chấp nhận đề nghị, thể hiện rõ qua phương
thức mà các bên lựa chọn để giao kết. Hiện nay, có thể chia phương thức giao kết
làm 2 loại: Giao kết trực tiếp - các bên trực tiếp gặp nhau, cùng tham gia bàn bạc,
thảo thuận các điều khoản cơ bản của hợp đồng; Giao kết gián tiếp - các bên không
trực tiếp gặp nhau mà sử dụng các phương tiện truyền thông để trao đổi ý định giao
kết và các thông tin chi tiết về điều khoản của hợp đồng. Đối với hoạt động mua bán
hàng hóa quốc tế ngoài các loại hàng hóa đặc thù bắt buộc phải gặp trực tiếp để đàm

phán, phương thức này tốn nhiều thời gian và chi phí, thì các bên sẽ chọn phương
thức giao kết gián tiếp thông qua thư chào hàng hoặc thư đặt hàng. Như vậy, giao
15

Trường Đại học Công Nghệ TP.HCM, Tài liệu học tập Pháp luật về hợp đồng, Khoa Luật, tr.37

Trường Đại học Công Nghệ TP.HCM, Tài liệu học tập Nghiệp vụ ngoại thương, Khoa Quản trị kinh
doanh, tr.19
16

12


kết hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế gián tiếp sẽ giúp các bên tiết kiệm được chi
phí đi lại và thời gian thương lượng, nhất là đối với giao kết giữa các thương nhân ở
các nước khác nhau, điều này phù hợp với tính quốc tế của hợp đồng mua bán hàng
hóa và quy định về giao kết hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế theo CISG chủ yếu
phù hợp với phương thức giao kết gián tiếp.
Ngoài ra, các chủ thể có quyền tự do thỏa thuận nhưng cần lưu ý những điểm
sau khi giao kết hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế. Thứ nhất, trong giao kết trực
tiếp các bên cần chuẩn bị đầy đủ tài liệu, số liệu về vấn đề cần đàm phán và giải
quyết vấn đề ngôn ngữ vốn là sự bất đồng, sự trở ngại lớn nhất. Vì thế, các bên cần
thống nhất ngôn ngữ sử dụng và phiên dịch viên thông thạo ngôn ngữ đó để thể hiện
đầy đủ mục đích giao kết của mình, tránh hiểu nhầm hay hiểu sai ý dẫn đến việc
đánh mất cơ hội giao kết hoặc tranh chấp phát sinh khi thực hiện hợp đồng. Thứ hai,
đối với giao kết gián tiếp, các bên thường sử dụng các mẫu chào hàng, chấp nhận
chào hàng hoặc mẫu đặt hàng soạn sẵn, dùng chung cho hoạt động mua bán hàng
hóa của mình. Do đó, các bên cần kiểm tra tất cả nội dung, hệ quả và rủi ro các điều
khoản trong mẫu soạn sẵn. Ngược lại, trước khi đồng ý giao kết bên được đề nghị
cần dự liệu mọi khả năng thực hiện hợp đồng và kiểm tra nội dung chào hàng để sự

chấp nhận giao kết phù hợp với nguyện vọng của mình.
1.2 Tổng quan về Công ước Vienna 1980
1.2.1 Sơ lược về lịch sử hình thành Công ước
Công ước Vienna 1980 của Liên Hợp Quốc về hợp đồng mua bán hàng hóa
quốc tế (Convention on Contracts for the International Sale of Goods - viết tắt theo
tiếng Anh là CISG) được soạn thảo bởi Ủy ban Liên Hợp Quốc về Luật Thương
mại quốc tế (UNCITRAL) nhằm thống nhất nguồn luật áp dụng cho hợp đồng mua
bán hàng hóa quốc tế. Tiền thân của CISG là 2 Công ước La Haye năm 1964 được
soạn bởi Viện nghiên cứu quốc tế và thống nhất luật tư - UNIDROIT): Công ước
thứ nhất là Luật thống nhất về thiết lập hợp đồng mua bán quốc tế các động sản hữu
hình điều chỉnh về việc hình thành hợp đồng và Công ước thứ hai là Luật thống
nhất cho mua bán quốc tế các động sản hữu hình điều chỉnh về quyền và nghĩa vụ
của các bên, cũng như biện pháp khi có vi phạm hợp đồng xảy ra.
Tuy nhiên, cả hai Công ước La Haye năm 1964 đều không phát huy hết tác
dụng của chúng, nên năm 1968 UNCITRAL khởi xướng soạn thảo một Công ước
mới và được thông qua tại Hội nghị ngoại giao ngày 11/4/1980 (thủ đô Vienna, Áo),
có sự đại diện của 60 quốc gia và 8 tổ chức quốc tế, tại Hội nghị Công ước Vienna
1980 với mục tiêu thống nhất về luật áp dụng cho hợp đồng mua bán hàng hóa một
13


cách hoàn thiện hơn dựa trên các điều khoản của 2 Công ước La Haye năm 1964.
Công ước Vienna 1980 chính thức có hiệu lực từ ngày 01/01/1988, đã thống nhất
hóa nhiều mâu thuẫn giữa các hệ thống pháp luật khác nhau trên thế giới và đóng
vai trò quan trọng trong việc giải quyết các xung đột pháp luật trong thương mại
quốc tế. CISG được soạn thảo theo cách dễ hiểu và sử dụng từ ngữ phổ biến trong
mua bán hàng hóa, tạo điều kiện thúc đẩy hoạt động thương mại quốc tế phát triển
và là mô hình hữu ích cho các nước đang xem xét việc ban hành Luật hợp đồng và
mua bán hiện đại.17
1.2.2 Nội dung cơ bản của Công ước

Công ước Vienna 1980 (CISG) mang tính tổng quát chung, bao gồm 101 Điều,
được chia làm 4 phần: Phạm vi áp dụng và các quy định chung (Điều 1-13); Thành
lập hợp đồng (Điều 14-24); Mua bán hàng hóa (Điều 25-88); Các quy định cuối
cùng ( Điều 89-101). Trong đó, nguyên tắc áp dụng CISG, nguyên tắc diễn giải các
tuyên bố, hành vi và xử sự của các bên hay nguyên tắc tự do và giá trị của tập quán
thương mại quốc tế được nhấn mạnh tại phạm vi áp dụng và các quy định chung của
Công ước. Đặc biệt, các quy định về giao kết hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế
được quy định từ Điều 14 đến Điều 24. Cần lưu ý, có một số vấn đề mà CISG
không điều chỉnh như: hệ quả của hợp đồng đối với quyền sở hữu hàng hóa, điều
kiện hiệu lực của hợp đồng, chế tài phạt vi phạm, vấn đề thời hiệu.
Mặt khác, pháp luật của nhiều quốc gia (dân sự, thương mại) và truyền thống
văn hóa có nhiều sự khác biệt sẽ gây trở ngại cho việc gia nhập và áp dụng Công
ước (Anh và các nước châu Phi). CISG cũng không tránh khỏi các bình luận trái
chiều của một số nhà phê bình, họ cho rằng Công ước vẫn còn mâu thuẫn với các
thông lệ quốc tế và các điều khoản thương mại được sử dụng rộng rãi.18 Một trở
ngại khác của CISG, đó chính là tâm lý không muốn thay đổi thói quen của doanh
nghiệp, bởi lẽ việc thay đổi một luật điều chỉnh sẽ gây bất lợi nếu không có sự hiểu
biết nhất định để áp dụng. Sự cần thiết để một quốc gia phổ biến Công ước Vienna
1980 đến công dân và nhất là các doanh nghiệp, cần rất nhiều sự nỗ lực cũng như sự
quan tâm và chính sách hỗ trợ của chính phủ quốc gia đó.

Bộ Công Thương (2012), Báo cáo nghiên cứu khả năng Việt Nam gia nhập Công ước Viên 1980 về hợp
đồng mua bán hàng hóa quốc tế (CISG).
17

18

The CISG - Successes and Pitfalls. />14



Tính đến hiện nay có 85 nước đã là thành viên của CISG,19 bao gồm các nước
theo các hệ thống pháp luật khác nhau và có nhiều nước là thị trường xuất khẩu chủ
lực của Việt Nam như: Hoa Kỳ, Trung Quốc, Hàn Quốc, Nhật Bản… Đánh dấu
bước hội nhập đầu tiên của các nước Châu Á tham gia vào Công ước đó là Trung
Quốc và thị trường Đông Nam Á là Sinrapore. Trung Quốc hiện là nền kinh tế lớn
thứ hai trên thế giới (sau Hoa Kỳ) - tính theo tổng sản phẩm quốc nội (GDP), với
xuất phát điểm là 1 trong 10 quốc gia tham gia CISG đầu tiên và nhiều điều khoản
trong Luật Hợp đồng Trung Quốc ngày 15/03/1999 được tham khảo từ Công ước,
không thể phủ nhận CISG đã góp phần phát triển nền kinh tế của đất nước này. Tính
đến ngày 27 tháng 6 năm 2019, trong tổng số 3152 vụ kiện được công khai có sử
dụng hoặc liên quan đến CISG thì Trung Quốc có tới 432 vụ kiện, đứng thứ 2 sau
Đức.20 Điều đó thể hiện mô hình pháp lý chung về lĩnh vực mua bán hàng hóa đã
phát huy tác dụng của nó, nhằm thống nhất luật điều chỉnh hợp đồng và mở rộng thị
trường, nhất là trong nền công nghiệp toàn cầu, nơi mà mọi chủ thể được kết nối với
qua với nhau bằng sức mạnh công nghệ thông tin.
Việt Nam đã tiến hành quá trình nghiên cứu khả năng gia nhập Công ước
Vienna 1980 được thực hiện bởi Bộ Công Thương và dựa trên kết quả đó Việt Nam
đã trở thành viên của Công ước: Ngày 18/12/2015, Việt Nam đã chính thức phê
duyệt gia nhập Công ước Vienna 1980 và là thành viên thứ 84 của Công ước này.
Đặc biệt, Việt Nam là nước thứ 2 của Đông Nam Á sau Sinrapore gia nhập Công
ước và hiệu lực ràng buộc tại Việt Nam từ ngày 01/01/2017. Mặt khác, Việt Nam đã
tuyên bố bảo lưu theo Điều 96 của Công ước, nghĩa là: hình thức của hợp đồng;
hình thức sửa đổi, bổ sung, hủy bỏ hợp đồng; hình thức chào hàng, chấp nhận lời
chào hàng… đều phải được thể hiện bằng văn bản hoặc hình thức tương đương.21
Việt Nam chính thức gia nhập CISG không chỉ thúc đẩy sự trao đổi hàng hóa
giữa các thị trường dễ dàng hơn mà còn góp phần phát triển nền kinh tế của quốc
gia, khi Việt Nam định hướng là một quốc gia xuất khẩu với các sản phẩm chủ lực
như dệt may, thủy sản và hàng hóa công nghiệp chế biến,… Lợi ích thứ nhất, việc
gia nhập CISG sẽ giúp thống nhất pháp luật về mua bán hàng hóa quốc tế của Việt
Nam với nhiều quốc gia trên thế giới (tạo khung pháp lý thống nhất, thuận lợi cho

việc áp dụng). Thứ hai, việc gia nhập CISG giúp hoàn thiện pháp luật về mua bán
19
20

CISG: List of Contracting States. />Schedule of court and arbitral proceedings. />
Bộ Công Thương (2015), Tờ trình về việc gia nhập Công ước Viên năm 1980 của Liên hợp quốc về Hợp
đồng mua bán hàng hóa quốc tế.
21

15


hàng hóa quốc tế nói riêng và pháp luật về mua bán hàng hóa nói chung của Việt
Nam từ đó tạo điều kiện để giải quyết các tranh chấp phát sinh tốt nhất. Thứ ba, góp
phần giúp các doanh nghiệp Việt Nam có được một khung pháp lý hiện đại, công
bằng và an toàn, giải quyết nhanh chóng các tranh chấp, có điều kiện cạnh tranh hơn
trên trường quốc tế.22
1.3 Quy định về giao kết hợp đồng theo Công ước Vienna 1980
1.3.1 Đề nghị giao kết hợp đồng
CISG có tính chất là một khung pháp lý chung áp dụng cho tất cả các quốc
gia thành viên theo các hệ thống pháp luật khác nhau, nên các quy định về giao kết
hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế của Công ước Vienna 1980 được xây dựng dựa
trên nguyên tắc thống nhất điều chỉnh và thúc đẩy việc loại trừ các trở ngại pháp lý
trong thương mại quốc tế. Đề nghị giao kết hợp đồng được quy định tại khoản 1
Điều 14 CISG: “Một đề nghị ký kết hợp đồng gửi cho một hay nhiều người xác định
được coi là một chào hàng (offer) nếu có đủ chính xác và nếu nó chỉ rõ ý chí của
người chào hàng muốn tự ràng buộc mình trong trường hợp có sự chấp nhận chào
hàng đó. Một đề nghị là đủ chính xác khi nó nêu rõ hàng hóa và ấn định số lượng
về giá cả một cách trực tiếp hoặc gián tiếp hoặc quy định thể thức xác định những
yếu tố này.” Như vậy, yếu tố bắt buộc của một đề nghị giao kết hợp đồng mua bán

hàng hóa quốc tế là việc một bên thể hiện mong muốn mua hoặc bán hàng hóa với
bên còn lại một cách tự nguyện ràng buộc quyền, nghĩa vụ của mình khi đưa ra chào
hàng và người được chào hàng chỉ cần chấp nhận thì đủ yếu tố cơ bản cấu thành
một hợp đồng. Bên còn lại có thể là một hay nhiều người xác định, từ “người” ở đây
được hiểu theo nghĩa rộng là thương nhân.
Đặc biệt, trong đề nghị giao kết theo CISG yêu cầu xác định tính chính xác và
rõ ràng của đề nghị phải được thể hiện rõ qua hàng hóa, số lượng và giá cả một cách
trực tiếp hoặc gián tiếp. Ngoài ra, các bên có thể thỏa thuận thêm về phương thức
thanh toán, địa điểm thực hiện hợp đồng và phương thức vận chuyển hàng hóa…
việc thỏa thuận càng chi tiết sẽ góp phần hạn chế các tranh chấp phát sinh trong
tương lai, bởi lẽ khi bên đề nghị nhận được một chấp nhận có hiệu lực thì hợp đồng
được giao kết. CISG không quy định về hình thức của một chào hàng, nhưng dựa
trên tinh thần của Điều 11 về hình thức của một hợp đồng mua bán hàng hóa quốc
Bộ Công Thương (2012), Báo cáo nghiên cứu khả năng Việt Nam gia nhập Công ước Viên 1980 về hợp
đồng mua bán hàng hóa quốc tế (CISG).
22

16


tế thì một đề nghị có thể bằng lời nói, bằng văn bản hoặc bằng hành vi, điều này thể
hiện sự linh hoạt và tôn trọng nguyên tắc tự do ý chí của các bên giao kết.
Bên cạnh đó, sự khác biệt giữa một đề nghị giao kết hợp đồng và lời mời đưa
ra đề nghị giao kết (lời mời làm chào hàng) rất khó phân biệt, có thể hiểu lời mời
đưa ra đề nghị giao kết là sự tuyên bố của một chủ thể rằng họ sẵn sàng tiếp nhận
bất kì một lời đề nghị giao kết hợp đồng mua bán hàng hóa nào đó, còn đề nghị giao
kết hợp đồng là sự khẳng định ý chí mong muốn được giao kết với một chủ thể hay
nhiều chủ thể trong điều kiện nhất định (nội dung ràng buộc trong đề nghị). Vì thế
CISG quy định tại khoản 2 Điều 14 cho rằng một đề nghị được gửi cho những
người không xác định chỉ được coi là một lời mời làm chào hàng, ví dụ như: tờ rơi,

quảng cáo, catalogue, bảng giá hàng hóa… Bởi vì thông thường nội dung của lời
mời sẽ ghi rõ giá cả hàng hóa, miêu tả hình dáng và kích thước cụ thể, các tính năng
cũng như các ưu đãi kèm theo và nó hướng đến bất kì chủ thể nào sẽ đọc hay xem
được những thông tin này (người không xác định). Thực tế, người đưa ra lời làm
chào hàng cũng không thể giao kết hợp đồng với tất cả mọi người, vì thế việc xem
đó như một đề nghị là không khả thi, trừ phi người đề nghị tuyên bố rõ ràng đó là
một đề nghị giao kết hợp đồng.
Trong vụ tranh chấp được Tòa Thụy Sĩ giải quyết vào ngày 27/4/2007, Tòa
cho rằng người mua (khách sạn ở Valais, Thụy Sĩ) đưa ra đơn đặt hàng các phụ tùng
nấu ăn với người bán (Công ty Italia), đơn đặt hàng này được xem là một lời mời
đàm phán chứ không phải là một đề nghị, bởi vì dù có nêu rõ loại hàng hóa, mô tả
chi tiết nhưng không có bất cứ một nội dung về giá cả hoặc một phương thức xác
định giá hay một tham chiếu để xác định giá cả. Khi nhận được đơn đặt hàng như
thế người bán đã đưa ra một đề xuất cho người mua, Tòa Thụy Sĩ cho rằng đề xuất
này là một lời đề nghị giao kết hợp đồng và được người mua đồng ý bằng hành vi
chấp nhận hàng hóa do người bán cung cấp. Như vậy, việc đưa đơn đặt hàng chưa
phải là một đề nghị giao kết nếu nó chưa đủ yếu tố để ràng buộc quyền và nghĩa vụ
của người mời thương lượng, đàm phán trở thành người đề nghị giao kết.23
Theo khoản 1 Điều 15 CISG, ngoài các yêu cầu về nội dung của một chào
hàng thì để chào hàng phát sinh hiệu lực thì nó phải tới nơi người được chào hàng.
Nghĩa là kể từ thời điểm người được chào hàng nhận được đề nghị giao kết thì tất cả
nội dung của chào hàng bị ràng buộc đối với người đề nghị, nhưng CISG không quy
định cụ thể các trường hợp nào thì chào hàng được xem là tới nơi người được chào
23

Xem chi tiết tại />17


hàng. Tuy nhiên, theo tinh thần của phần II CISG quy định tại Điều 24: một chào
hàng, một thông báo chấp nhận chào hàng hoặc bất cứ một sự thể hiện ý chí nào

cũng được coi là "tới nơi" người được chào hàng khi được thông tin bằng lời nói
với người này, hoặc được giao bằng bất cứ phương tiện nào cho chính người được
chào hàng tại địa điểm kinh doanh của họ, tại địa chỉ bưu chính hoặc nếu họ không
có địa điểm kinh doanh hay địa chỉ bưu chính thì gửi tới nơi thường trú của họ.
Phát sinh từ nhu cầu thực tế của hoạt động thương mại, vấn đề rút lại chào
hàng không chỉ thể hiện sự tự do thỏa thuận của các bên mà còn là biện pháp bảo vệ
cho bên đề nghị, bởi lẽ mọi diễn biến của hoạt động thương mại luôn sôi động và
không thể tránh khỏi các rủi ro phát sinh. Theo quy định tại khoản 2 Điều 15 CISG:
“Chào hàng dù là loại chào hàng không hủy ngang, vẫn có thể bị rút lại nếu như
thông báo về việc rút lại chào hàng đến người được chào hàng trước hoặc cùng lúc
với chào hàng”. Thông thường, bên chào hàng sẽ ghi rõ đây là chào hàng không
hủy ngang nhằm thể hiện thiện chí hợp tác và mong muốn được giao kết hợp đồng
với bên được đề nghị một cách chắc chắn, việc ghi rõ này sẽ giúp cho lời chào hàng
được ưu tiên xem xét hơn bởi vì không ai muốn tiến hành thương lượng với một
bên không có nhu cầu thật sự. CISG đã loại trừ pháp luật của các quốc gia thành
viên sẽ có quan điểm khác nhau về việc rút lại một chào hàng không thể hủy ngang,
CISG khẳng định dù là loại không thể hủy ngang thì việc rút lại chào hàng vẫn có
hiệu lực nếu thông báo rút đến người được chào hàng trước hoặc cùng lúc với chào
hàng. Tuy nhiên, không vì thế mà CISG chỉ bảo vệ bên đề nghị, bởi lẽ bên đề nghị
chỉ có thể thực hiện quyền rút lại khi thông báo về việc rút lại này tới bên được đề
nghị trước hoặc cùng lúc với đề nghị giao kết, nhìn chung lời đề nghị vẫn chưa phát
sinh hiệu lực nên không làm ảnh hưởng đến quyền lợi hợp pháp của bên được đề
nghị.
Trường hợp chào hàng đã phát sinh hiệu lực nhưng người đề nghị không thể
tiếp tục và có nhu cầu hủy bỏ chào hàng thì CISG vẫn cho phép người đề nghị thực
hiện quyền này nhưng phải đáp ứng đủ điều kiện tại khoản 1 Điều 16 là thông báo
về việc hủy bỏ đó tới nơi người được chào hàng trước khi người này gửi thông báo
chấp nhận chào hàng. Đây là giai đoạn người được đề nghị đã nhận được chào hàng
và đang trong thời hạn trả lời, nhưng chưa gửi thông báo chấp nhận cho bên đề nghị,
nghĩa là hợp đồng vẫn chưa được giao kết. Quy định này gây khó dễ cho người

được đề nghị, bởi lẽ họ không biết được lời đề nghị này có thể bị hủy ngang hay
không, vì có trường hợp người được chào hàng phải có sự chuẩn bị sẵn sàng trước
khi chấp nhận giao kết. Cụ thể là Civil Law cho rằng một đề nghị giao kết có thể bị
18


hủy bỏ và Common Law thì ngược lại, một đề nghị không thể bị hủy bỏ ngang trừ
một số ngoại lệ nhất định.24 Nhằm hài hòa quy định về hủy bỏ chào hàng CISG
cũng quy định các trường hợp một đề nghị giao kết hợp đồng không thể bị hủy
ngang tại khoản 2 Điều 16: Một đề nghị giao kết có quy định về việc không thể hủy
ngang hoặc trong đó có quy định về thời hạn chấp nhận chào hàng hoặc một cách
thức khác; Căn cứ vào nội dung của đề nghị giao kết hợp đồng, người được đề nghị
cho rằng đề nghị không thể hủy bỏ và đã hành động một cách hợp lý theo chiều
hướng đó. Như vậy, CISG quy định 2 ngoại lệ để một chào hàng không thể bị hủy
ngang: Một là, được quy định rõ trong nội dung là chào hàng này không thể bị hủy
bỏ hoặc người đề nghị xác định thời hạn cụ thể để người được đề nghị chấp nhận,
đối với những chào hàng này người được đề nghị sẽ xem xét nghiêm túc chào hàng
này và tin tưởng vào thiện chí hợp tác của bên còn lại; Hai là, người được đề nghị
có căn cứ cho rằng mình đã nhận một đề nghị không thể bị hủy bỏ và đã tiến hành
chuẩn bị cho việc giao kết hợp đồng, căn cứ cho trường hợp này phải dựa trên nội
dung của lời đề nghị như: việc chấp nhận đề nghị yêu cầu người đề nghị phải chuẩn
bị để tiến hành giao kết như chuẩn bị sản xuất, mua nguyên vật liệu hoặc mua
nguyên liệu, mua hàng hóa khá.
Trong vụ tranh chấp về hợp đồng mua bán nguyên liệu sản xuất thuốc năm
2002 giữa người bán (Canada) và người mua (Hoa Kỳ), Tòa đã áp dụng điểm b
khoản 2 Điều 16 CISG để giải quyết tranh chấp này. Theo đó bên bán đã đưa ra đề
nghị với nội dung họ cung cấp mẫu của nguyên liệu sản xuất thuốc (clathrate) và
xác nhận họ sẽ hỗ trợ bên mua xin giấy phép của Cơ quan Quản lý Thực phẩm và
Dược phẩm Hoa Kỳ (FDA) để được sản xuất thuốc. Trong lúc đó, bên bán lại ký
hợp đồng cung cấp độc quyền bán nguyên liệu sản xuất thuốc (clathrate) cho Công

ty thứ 3. Khi bên mua nhận được giấy phép của FDA về việc sản xuất thuốc, bên
mua đã gửi đơn đặt hàng cho người bán để mua nguyên liệu (clathrate), lúc này
người bán từ chối thực hiện. Người mua đưa ra lập luận căn cứ vào các quy định
của CISG là họ đã ký kết hợp đồng với người bán và người bán đã vi phạm khi từ
chối cung cấp nguyên liệu (clathrate) như đã thỏa thuận sau khi việc sản xuất thuốc
được chấp nhận. Ở đây, người mua sử dụng “hiệu lực bắt buộc của một lời hứa”
(promissory estoppel) để chứng minh một lời hứa mà nó được công nhận là ràng
buộc như thể đó là một hợp đồng. Tuy nhiên, Tòa án đã giải thích theo nghĩa đen
của điểm b khoản 2 Điều 16 CISG (phiên bản giới hạn của nguyên tắc promissory
estoppel) để áp dụng trong vụ kiện này và đưa ra phán quyết. Tòa cho rằng một sự
24

Điều 2.1.4 Bộ nguyên tắc của Unidroit về hợp đồng thương mại quốc tế.
19


×