Tải bản đầy đủ (.pdf) (70 trang)

Pháp luật về trách nhiệm bồi thường thiệt hại do người chưa thành niên gây ra

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (999.79 KB, 70 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHỆ TP. HỒ CHÍ MINH

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP

PHÁP LUẬT VỀ TRÁCH NHIỆM BỒI THƯỜNG THIỆT
HẠI DO NGƯỜI CHƯA THÀNH NIÊN GÂY RA

Ngành:

LUẬT KINH TẾ

Giảng viên hướng dẫn : ThS. Lê Thị Minh Thư
Sinh viên thực hiện
MSSV: 1511270992

: Nguyễn Đình Gia
Lớp: 15DLK10

TP. Hồ Chí Minh, 2019


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHỆ TP. HỒ CHÍ MINH

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP

PHÁP LUẬT VỀ TRÁCH NHIỆM BỒI THƯỜNG
THIỆT HẠI DO NGƯỜI CHƯA THÀNH NIÊN GÂY RA

Ngành:



LUẬT KINH TẾ

Giảng viên hướng dẫn : ThS. Lê Thị Minh Thư
Sinh viên thực hiện
MSSV: 1511270992

: Nguyễn Đình Gia
Lớp: 15DLK10

TP. Hồ Chí Minh, 2019


LỜI CẢM ƠN
Trong suốt quá trình học tập tại trường đến thời điểm hiện tại, để hoàn thành bài
khóa luận tốt nghiệp này trước hết em xin gửi đến quý thầy, cô giảng viên khoa Luật
trường Đại Học Công Nghệ Thành Phố Hồ Chí Minh lời cảm ơn chân thành và sâu
sắc nhất.
Đặc biệt, em xin gửi lời cảm ơn đến cô Lê Thị Minh Thư người đã tận tình
giúp đỡ em trong suốt quá trình nghiên cứu và trực tiếp hướng dẫn em hoàn thành
bài khóa luận tốt nghiệp này. Đồng thời, em xin bày tỏ lòng cảm ơn đến thầy cô trong
khoa Luật, bạn bè đã giúp đỡ, tạo điều kiện cho em trong suốt quá trình học tập và
hoàn thành bài Khóa luận tốt nghiệp lần này.
Mặc dù đã có nhiều cố gắng trong nghiên cứu, song do kiến thức còn hạn chế
nên bài khóa luận không thể tránh khỏi những tồn tại, hạn chế và thiếu sót, em rất
mong nhận được ý kiến đóng góp thầy, cô để em học thêm được nhiều kinh nghiệm
và sẽ hoàn thành tốt hơn trong quá trình nghiên cứu tiếp theo.
Em xin chân thành cảm ơn!
Sinh viên
(ký tên, ghi đầy đủ họ tên)


Nguyễn Đình Gia


LỜI CAM ĐOAN

Tôi tên: Nguyễn Đình Gia

MSSV:1511270992

Tôi xin cam đoan các số liệu, thông tin sử dụng trong bài Khoá luận tốt nghiệp
này được thu thập từ nguồn tài liệu khoa học chuyên ngành (có trích dẫn đầy đủ và
theo đúng qui định);
Nội dung trong khoá luận KHÔNG SAO CHÉP từ các nguồn tài liệu khác.
Nếu sai sót tôi xin hoàn toàn chịu trách nhiệm theo qui định của nhà trường và
pháp luật.
Sinh viên
(ký tên, ghi đầy đủ họ tên)

Nguyễn Đình Gia


DANH MỤC THUẬT NGỮ VIẾT TẮT
STT
1
2
3
4
5
6


Thuật ngữ viết tắt
BLDS
BLHS
BLTTDS
BTTH
TNBTTH
TAND

Thay cho
Bộ luật Dân sự
Bộ luật Hình sự
Bộ luật Tố tụng Dân sự
Bồi thường thiệt hại
Trách nhiệm bồi thường thiệt hại
Tòa án nhân dân


MỤC LỤC
PHẦN MỞ ĐẦU ........................................................................................................1
1. Lý do chọn đề tài ...................................................................................................1
2. Mục tiêu nghiên cứu đề tài ...................................................................................2
3. Phạm vi, đối tượng nghiên cứu của đề tài ...........................................................3
4. Tổng quan tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài .......................................3
5. Phương pháp nghiên cứu......................................................................................5
6. Kết cấu của khóa luận...........................................................................................5
CHƯƠNG 1: KHÁI QUÁT VỀ TRÁCH NHIỆM BỒI THƯỜNG THIỆT HẠI
DO NGƯỜI CHƯA THÀNH NIÊN GÂY RA .......................................................6
1.1 Khái quát về người chưa thành niên .................................................................6
1.1.1 Khái niệm về người chưa thành niên .................................................................6

1.1.2 Năng lực chủ thể của người chưa thành niên ....................................................8
1.2 Khái quát về trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng ....................9
1.2.1 Khái niệm, đặc điểm trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng .........10
1.2.2 Căn cứ phát sinh và các trường hợp không phải chịu trách nhiệm bồi thường
thiệt hại ngoài hợp đồng ...........................................................................................12
1.2.3 Nguyên tắc bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng.............................................18
1.3 Quy định của pháp luật về trách nhiệm bồi thường thiệt hại do người chưa
thành niên gây ra .....................................................................................................21
1.3.1 Điều kiện phát sinh và năng lực chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại do
người chưa thành niên gây ra ...................................................................................21
1.3.2 Xác định thiệt hại, mức bồi thường thiệt hại do người chưa thành niên gây ra
...................................................................................................................................25
1.3.3 Các trường hợp giảm mức bồi thường thiệt hại do người chưa thành niên gây
ra ...............................................................................................................................33
CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG ÁP DỤNG PHÁP LUẬT VÀ KIẾN NGHỊ
HOÀN THIỆN PHÁP LUẬT VỀ TRÁCH NHIỆM BỒI THƯỜNG THIỆT
HẠI DO NGƯỜI CHƯA THÀNH NIÊN GÂY RA .............................................35
2.1 Thực trạng áp dụng pháp luật về bồi thường thiệt hại do người chưa thành
niên gây ra ................................................................................................................35
2.1.1 Bất cập về việc xác định độ tuổi, xác định tài sản, xác định chủ thể chịu trách
nhiệm bồi thường thiệt hại do người chưa thành niên gây ra ..................................35
2.1.2 Bất cập về việc xác định trách nhiệm bồi thường thiệt hại của cha mẹ đối với
thiệt hại do con chưa thành niên gây ra ...................................................................41


2.1.3 Bất cập về xác định mức bồi thường thiệt hại, về nguyên tắc bồi thường thiệt
hại, về xác định thiệt hại ...........................................................................................46
2.2 Kiến nghị hoàn thiện pháp luật về trách nhiệm bồi thường thiệt hại do
người chưa thành niên gây ra ................................................................................52
2.2.1 Kiến nghị về việc xác định độ tuổi, xác định tài sản của người chưa thành niên

gây ra.........................................................................................................................52
2.2.2 Kiến nghị về xác định trách nhiệm bồi thường thiệt hại của cha mẹ đối với
thiệt hại do con chưa thành niên gây ra ...................................................................54
2.2.3 Kiến nghị về mức bồi thường thiệt hại, nguyên tắc bồi thường thiệt hại và xác
định thiệt hại .............................................................................................................55
KẾT LUẬN ..............................................................................................................57
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO ...............................................................59


PHẦN MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Việt Nam chúng ta hiện nay đang xây dựng nền kinh tế hàng hóa nhiều thành
phần được vận hành theo cơ chế thị trường dưới sự quản lý của nhà nước theo định
hướng xã hội chủ nghĩa. Nhưng song song đó nhà nước ta cũng còn có những hạn
chế nhất định về xã hội như: nạn thất nghiệp, sự phân hóa giàu nghèo, … đặc biệt
nhất trong xã hội hiện nay đó là tình trạng vi phạm pháp luật. Tình hình vi phạm pháp
luật đang có chiều hướng gia tăng hằng ngày mà điều đáng chú ý ở đây là đối tượng
vi phạm pháp luật đang được trẻ hóa, và sự vi phạm pháp luật của người chưa thành
niên là nguyên nhân chính dẫn đến sự trẻ hóa này. Theo thống kê của Cục Cảnh sát
hình sự Bộ Công an thì, trong ba năm từ 2016 đến 2018 toàn quốc đã phát hiện 13.794
vụ với 20.367 đối tượng là người dưới 18 tuổi phạm tội. Trong các tội danh mà người
dưới 18 tuổi phạm tội, có thể thống kê một số tội danh như sau: Giết người là 183 vụ
với 293 đối tượng; Cướp tài sản là 475 vụ với 830 đối tượng; Cưỡng đoạt tài sản là
88 vụ với 111 đối tượng; Cố ý gây thương tích là 2017 vụ với 3797 đối tượng; Trộm
cắp tài sản là 5565 vụ với 7611 đối tượng; Cướp giật tài sản là 505 vụ với 627 đối
tượng. Ngoài các tội danh nêu trên, người dưới 18 tuổi còn phạm các tội khác với
4961 vụ, 10.895 đối tượng. Trong số vụ phạm tội do người dưới 18 tuổi thực hiện thì
số vụ do người dưới 14 tuổi gây ra chiếm 6%, số vụ do người từ đủ 14 tuổi đến dưới
16 tuổi gây ra chiếm 23%, còn lại số vụ do người từ đủ 16 đến dưới 18 tuổi thực hiện
là 71%. Trong những năm qua, ngành Tòa án đã hết sức chú ý đảm bảo về chất lượng

xét xử đối với các vụ án hình sự nói chung và các vụ án hình sự do người chưa thành
niên thực hiện nói riêng, ngoài xét xử tại trụ sở Tòa án, các Tòa án địa phương cũng
tăng cường công tác xét xử lưu động các vụ án điểm do người chưa thành niên thực
hiện, nhằm tăng cường công tác giáo dục, phổ biến pháp luật, góp phần phòng ngừa
tình trạng thanh, thiếu niên phạm tội. Cụ thể từ năm 2016 đến tháng 6/2019, toàn Hệ
thống Tòa án thụ lý 8.129 vụ với 10.923 bị cáo là người dưới 18 tuổi (năm 2016 là
2653 vụ với 3494 bị cáo; 2017 là 2119 vụ với 2688 bị cáo; 2018 là 2265 vụ với 3176
bị cáo và 06 tháng đầu năm 2019 là 1092 vụ với 1565 bị cáo). Đã xét xử được 7014
vụ với 9188 bị cáo (năm 2016, 2424 vụ với 3169 bị cáo; năm 2017, 1878 vụ với 2374
bị cáo; 2018, 1800 vụ với 2483 bị cáo và 06 tháng đầu năm 2019 là 912 vụ với 1262
bị cáo). Trong số các bị cáo bị đưa ra xét xử, có độ tuổi từ 14 đến dưới 16 tuổi là 284
chiếm 3% còn lại là ở độ tuổi từ đủ 16 đến dưới 18 tuổi chiếm 97%, về giới tính có
186 bị cáo là nữ giới còn lại là nam giới. Như vậy, số lượng các vụ án do người dưới
1


18 tuổi thực hiện trong ban năm được đưa ra xét xử chỉ chiếm 51% (7037 vụ/13.794
vụ) số bị cáo chỉ chiếm 46% tổng số người dưới 18 tuổi phạm tội (9358 bị cáo/20.367
đối tượng phạm tội)1. Ngoài chịu trách nhiệm hình sự thì song song đó người chưa
thành niên vẫn còn phải chịu trách nhiệm dân sự phát sinh khi có TNBTTH.
Nếu áp dụng theo quy định của BLDS năm 2015 thì người chưa thành niên
thực hiện hành vi trái pháp luật gây thiệt hại cho người khác sẽ chịu TNBTTH ngoài
hợp đồng theo quy định của BLDS năm 2015, do đó cũng là vấn đề phức tạp về lý
luận lẫn thực tiễn áp dụng. Ngoài ra, do tính chất đặc biệt của người thực hiện hành
vi gây thiệt hại cho người khác là người chưa thành niên nên trách nhiệm này mang
những điểm đặc thù và khiến nó thêm phức tạp. Đối với trường hợp này, người gây
thiệt hại là một chủ thể khác và chủ thể chịu TNBTTH được chuyển giao cho một
chủ thể khác. Theo như quy định của BLDS năm 2015 phần nào đáp ứng được yêu
cầu giải quyết tranh chấp phát sinh trên thực tiễn. Tuy nhiên, qua thực tiễn giải quyết
tranh chấp các vụ việc về TNBTTH do người chưa thành niên gây ra cho thấy, một

số vấn đề chưa được quy định rõ ràng trong các văn bản pháp luật. Điều này đã dẫn
đến sự không thống nhất trong nhận thức của đọc giả, các nhà nghiên cứu, ngoài ra
còn dẫn đến sự lúng túng cho các cơ quan, người có thẩm quyền trong việc thực thi
pháp luật. Do đó yêu cầu cấp thiết là phải có những bài viết, công trình nghiên cứu
khoa học nhằm hoàn thiện vấn đề trên về lý luận lẫn thực tiễn áp dụng trên thực tế.
Từ những lý do trên tác giả đã chọn vấn đề “Pháp luật về trách nhiệm bồi
thường thiệt hại do người chưa thành niên gây ra” đề làm đề cho khóa luận tốt nghiệp
cử nhân luật của mình.
2. Mục tiêu nghiên cứu đề tài
Mục tiêu nghiên cứu đề tài trước hết là hệ thống lại những quy định của pháp
luật về TNBTTH ngoài hợp đồng nói chung và pháp luật về TNBTTH do người chưa
thành niên gây ra nói riêng theo quy định BLDS năm 2015, so sánh điểm mới của
BLDS năm 2015 với BLDS năm 2005.
Ngoài ra, tác giả áp dụng giải quyết tranh chấp tại Tòa án; nêu ra các vấn đề
bất cập trong quá trình xét xử tại Tòa án, những điểm bất cập của quy định pháp luật
về TNBTTH do người chưa thành niên gây ra. Từ đó đưa ra một số kiến nghị nhằm
1

truy cập ngày 05/05/2019.

2


góp phần cải thiện một số quy định của pháp luật sao cho phù hợp với tình hình thực
tế.
3. Phạm vi, đối tượng nghiên cứu của đề tài
Phạm vi nghiên cứu đề tài: Người chưa thành niên thực hiện hành vi trái pháp
luật gây thiệt hại không chỉ liên quan đến ngành luật dân sự mà nó còn liên quan đến
nhiều ngành luật khác như: luật hình sự, luật hành chính… Tuy nhiên, trong phạm
vi nghiên cứu của bài khóa luận, tác giả chỉ đề cập đến vấn đề BTTH do người chưa

thành niên gây ra theo quy định của BLDS năm 2015.
Đối tượng nghiên cứu đề tài: Đề tài tập trung nghiên cứu những quy định của
pháp luật về TNBTTH do người chưa thành niên gây ra; thực trạng giải quyết các
vấn đề này tại Tòa án. Từ đó đưa ra một số kiến nghị nhằm góp phần cải thiện một
số quy định của pháp luật so cho phù hợp với tình hình thực tế.
4. Tổng quan tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài
Việc nghiên cứu vấn đề về TNBTTH nói chung và trách nhiệm bồi thường
thiệt do người chưa thành niên gây ra nói riêng đã được nhiều nhà khoa học pháp lý
quan tâm, thực hiện dưới nhiều góc độ pháp lý khác nhau.
Trên thực tế, hiện có một số khóa luận cử nhân luật, luận văn thạc sĩ luật học,
sách và một số bài viết được đăng trên các tập chí có liên quan đến vấn đề này như:
Đặng Ngọc Cả (2006), Trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng
do người chưa thành niên gây ra, khóa luận tốt nghiệp cử nhân luật thì tác giả đã
trình bày lý luận chung về TNBTTH ngoài hợp đồng, thực trạng pháp luật và áp dụng
pháp luật về TNBTTH do người chưa thành niên gây ra và đưa ra một số kiến nghị
nhằm hoàn thiện pháp luật về vấn đề này.
Vũ Ngọc Chuẩn (2011), Trách nhiệm bồi thường thiệt hại do người chưa
thành niên gây ra thep pháp luật Việt Nam, luận văn thạc sĩ luật học thì tác giả đã
trình bày cơ sở lý luận về TNBTTH do người chưa thành niên gây ra, pháp luật hiện
hành về TNBTTH do người chưa thành niên gây ra, thực tiễn áp dụng và hướng hoàn
thiện pháp luật Việt Nam về vấn đề BTTH do người chưa thành niên gây ra.
Nguyễn Trung Tín (2014), Trách nhiệm bồi thường của cha mẹ đối với
thiệt hại do con chưa thành niên gây ra, luận văn thạc sĩ luật học thì tác giả đã trình
bày lý luận chung về trách nhiệm bồi thường của cha mẹ đối với thiệt hại do con chưa
3


thành niên gây ra, thực tiễn giải quyết tranh chấp tại tòa án và một số kiến nghị về
trách nhiệm bồi thường của cha mẹ đối với thiệt hại do con chưa thành niên gây ra.
Có một số bài viết liên quan đến đề tài đã được đăng trên một số tạp chí như:

Nguyễn Minh Tuấn (1998), “Trách nhiệm liên đới bồi thường thiệt hại
ngoài hợp đồng do người từ đủ 15 tuổi đến chưa đủ 18 tuổi gây ra”, Tạp chí Luật học
số (05), tr.30-32;
Phạm Kim Anh (2008), “Bồi thường thiệt hại do người dưới mười lăm
tuổi, người mất năng lực hành vi dân sự gây ra trong thời gian trường học, bệnh viện,
các tổ chức khác trực tiếp quản lý trong pháp luật dân sự Việt Nam”, Tạp chí Khoa
học pháp lý số (01), tr. 35-39;
Đỗ Văn Đại (2008), “Trách nhiệm bồi thường thiệt hại của cha mẹ khi
con chưa thành niên gây ra (bản án và bình luận án)”, Tạp chí Khoa học pháp lý số
(05), tr.57-63;
Nguyễn Trung Tín (2014), “Trách nhiệm bồi thường của cha mẹ trong
trường hợp người chưa thành niên cùng người khác gây thiệt hại”, Tạp chí Tòa án
nhân dân (04), tr.16-17;
Ngoài ra còn có một số sách tham khảo liên quan đến đề tài như:
PGS.TS Đỗ Văn Đại (2016), Bình luận khoa học những điểm mới của Bộ
luật Dân sự 2015 (sách chuyên khảo), Nhà xuất bản Hồng Đức – Hội luật gia Việt
Nam, Hà Nội.
PGS.TS Đỗ Văn Đại (2018), Luật bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng
Việt Nam bản án và bình luận án (tập 2), Nhà xuất bản Hồng Đức – Hội luật gia Việt
Nam, Hà Nội.
Trường Đại học Luật Hà Nội (2017), Giáo trình Luật Dân sự Việt Nam
(tập 2), Nhà xuất bản Công an nhân dân, Hà Nội.
Trường Đại học Luật TP.HCM (2017), Giáo trình pháp luật về hợp đồng
và bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng, Nhà xuất bản Hồng Đức – Hội luật gia Việt
Nam, Hà Nội.

4


5. Phương pháp nghiên cứu

Để làm rõ vấn đề được đặt ra, một số phương pháp được áp dụng để nghiên
cứu đề tài là:
Phương pháp phân tích được sử dụng để tìm hiểu các quy định của pháp luật
Việt Nam hiện hành về TNBTTH do người chưa thành niên gây ra; phương pháp so
sánh được sử dụng để đối chiếu các quy định về TNBTTH do người chưa thành niên
gây ra giữa BLDS 2005 với BLDS 2015; phương pháp chứng minh đó là đưa ra các
dẫn chứng cụ thể từ những bản án liên quan đến đề tài mà tác giả nghiên cứu; phương
pháp tổng hợp thống kê tài liệu như những nguồn tài liệu tra cứu, thu thập được từ
các bài tạp chí chuyên ngành, sách chuyên khảo.
6. Kết cấu của khóa luận
Ngoài phần mở đầu, kết luận và danh mục tài liệu tham khảo thì bài khóa
luận tốt nghiệp gồm có hai chương. Cụ thể:
Chương 1: Khái quát về trách nhiệm bồi thường thiệt hại do người chưa thành
niên gây ra.
Chương 2: Thực trạng áp dụng pháp luật và kiến nghị hoàn thiện pháp luật về
trách nhiệm bồi thường thiệt hại do người chưa thành niên gây ra.

5


CHƯƠNG 1: KHÁI QUÁT VỀ TRÁCH NHIỆM BỒI THƯỜNG THIỆT
HẠI DO NGƯỜI CHƯA THÀNH NIÊN GÂY RA
1.1 Khái quát về người chưa thành niên
1.1.1 Khái niệm về người chưa thành niên
Trong đời sống hằng ngày, “trẻ em”, “người chưa thành niên” là một thuật ngữ
khá gần gủi với mọi người. Những thuật ngữ này rất dễ nhầm lẫn với nhau vì đều chỉ
chung một đối tượng. Người chưa thành niên và trẻ em đều là người chưa phát triển
đầy đủ về thể chất, tâm sinh lí, còn nhiều hạn chế về thể chất cũng như tinh thần và
rất dễ bị tổn thương. Họ còn chưa phát triển toàn diện cả về thể chất cũng như nhận
thức. Sự phát triển không cân bằng của hệ tim mạch, tuyến nội tiết cũng như các bộ

phận khác dễ đưa họ tới những cơn xúc động mạnh, nóng nảy vô cớ, sự kích động và
đặc biệt hơn dễ bị lôi kéo. Ngoài ra, đây cũng là độ tuổi cần có nhu cầu độc lập, nhu
cầu khám phá cái mới, cá nhân tự hành động và tự quyết theo ý kiến của riêng bản
thân mà không muốn ảnh hưởng bởi một ai khác. Chưa có khả năng nhận thức đầy
đủ tính nguy hiểm, tính cần thiết cho xã hội của các hành vi do mình thực hiện. Vì
thế họ cần được pháp luật bảo vệ một cách đặt biệt. Trong hệ thống pháp luật quốc tế
nói chung và hệ thống pháp luật Việt Nam nói riêng độ tuổi nào được xem là người
chưa thành niên. Dưới góc độ nghiên cứu và nhìn nhận một cách khách quan giữa các
văn bản pháp luật quy định về độ tuổi của “trẻ em” và “người chưa thành niên” có sự
khác biệt nhau sau:
Dưới góc độ pháp luật quốc tế, trong quy tắc của Liên Hợp Quốc về bảo
vệ người chưa thành niên bị tước quyền tự do, 1990 được Đại Hội đồng Liên Hợp
Quốc thông qua bằng Nghị quyết 45/113 ngày 14/12/1990 có nêu rõ: “người chưa
thành niên là người dưới 18 tuổi. Giới hạn độ tuổi thấp hơn mức này theo đó không
được phép tước tự do của trẻ em cần được pháp luật quy định”2. Hoặc trong Hướng
dẫn về phòng ngừa phạm pháp ở người chưa thành niên năm 1990 của Liên Hợp
Quốc cũng có nêu: “Người chưa thành niên là người người dưới 18 tuổi”3. Với các
quy định này, người chưa thành niên là người dưới 18 tuổi.

Mục II các Quy tắc của Liên Hợp Quốc về bảo vệ người chưa thành niên bị tước quyền tự do, 1990, Nguồn:
/>3
Hướng dẫn Riyadh, hướng dẫn số 12, Nguồn: />2

6


Mặt khác, Công ước liên hợp quốc về quyền trẻ em được đại hội đồng
Liên Hợp Quốc (The United Nations Convention on the Rights of the Child, viết tắt
là CRC) thông qua ngày 20/11/1989 và được Việt Nam phê chuẫn ngày 20/2/1990 tại
Điều 1 có ghi: “Trong phạm vi của công ước này, trẻ em có nghĩa vụ là bất kỳ người

nào dưới 18 tuổi, trừ trường hợp pháp luật có thể được áp dụng với trẻ em đó quy
định tuổi thành niên sớm hơn”. Cho thấy CRC xác định trẻ em là người dưới 18 tuổi
và cũng như các văn bản pháp luật quốc tế khác, CRC cho phép các quốc gia, tùy vào
chính sách pháp luật của mình mà quy định mức tuổi cụ thể trong luật. Dưới góc độ
pháp luật quốc tế, ta có thể nhìn thấy các văn bản pháp luật quốc tế, các văn bản
hướng dẫn của các tổ chức quốc tế và các chương trình Liên Hợp Quốc về vấn đề quy
định về độ tuổi “người chưa thành niên” và “trẻ em” là đồng nhất, cùng một giới hạn
dưới 18 tuổi.
Trong hệ thống pháp luật Việt nam, hiện không có sự thống nhất tương tự
như các thuật ngữ của pháp luật quốc tế, “trẻ em” và “người chưa thành niên” luôn
được hiểu khác biệt. Từ rất sớm, pháp luật về dân sự đã phân biệt người trưởng thành
và chưa trưởng thành bởi định nghĩa về vị thành niên hay người chưa thành niên.
Điều 7 sắc lệnh số 97-SL của Chủ tịch nước Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa ngày
22/5/1950 quy định: “người vị thành niên là con trai hay con gái chưa đủ 18 tuổi”.
Cốt lõi của quy định này tiếp tục được duy trì trong các văn bản pháp luật dân sự
được ban hành sau đó. Các BLDS năm 1995, 2005, 2015 đều quy định: “Người thành
niên là người từ đủ mười tám tuổi trở lên; người chưa đủ mười tám tuổi là người
chưa thành niên”4. “Trẻ em” được định nghĩa muộn hơn bởi các văn bản pháp luật
thuộc lĩnh vực bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em. Định nghĩa “trẻ em” chịu ảnh
hưởng đáng kể bởi việc gia nhập Công ước quốc tế. Từ khi Việt Nam trở thành thành
viên của Công uớc quốc tế, các nhà nghiên cứu và lập pháp Việt Nam có nhiều tranh
luận về định nghĩa “trẻ em” trong mỗi lần sửa đổi các văn bản pháp luật liên quan5.
Trong luật Trẻ em năm 2016 (sửa đổi, bổ sung 2018) Điều 1 có quy định “trẻ em là
người dưới 16 tuổi”. Có thể thấy một cách rõ ràng đã có sự chồng chéo trong các văn
bản pháp luật, điều này dẫn đến sự khó khăn trong việc xác định. Nhưng có thể ngầm
hiểu rằng, khái niệm người chưa thành niên bao gồm cả trẻ em, nhưng khái niệm trẻ
em thì bao gồm cả người chưa thành niên nhưng không phải là tất cả. Tập trung lại,
dựa trên các quan điểm phổ biến ở Việt Nam cũng như trên thế giới, khái niệm về
Xem các Điều 20 BLDS năm 1995, Điều 18 BLDS năm 2005, Điều 20,21 BLDS năm 2015
TS. Phạm Thị Thanh Nga (2017), Trẻ em và người chưa thành niên trong pháp luật Việt Nam: Nhìn từ

nghĩa vụ thực hiện Công ước của Liên hợp quốc về quyền trẻ em và tính thống nhất của hệ thống pháp luật,
Viện nghiên cứu lập pháp (số 15), tr. 20-30.
4
5

7


người chưa thành niên có thể được đúc kết như sau: Người (nam và nữ) chưa đủ (tròn)
mười tám (18) tuổi là người chưa thành niên.
1.1.2 Năng lực chủ thể của người chưa thành niên
Năng lực chịu THBTTH ngoài hợp đồng là một bộ phận cấu thành nên năng
lực chủ thể trong quan hệ pháp luật dân sự. Năng lực chủ thể trong quan hệ pháp luật
được cấu thành bởi hai bộ phận là năng lực pháp luật và năng lực hành vi. Nhưng
không phải cá nhân nào cũng đều có đầy đủ năng lực pháp luật và năng lực hành vi.
“Năng lực pháp luật dân sự của cá nhân là khả năng của cá nhân có quyền
dân sự và nghĩa vụ dân sự”6. Năng lực pháp luật của cá nhân xuất hiện từ khi con
người sinh ra và chấm dứt khi người đó chết. Như vậy mỗi người khi sinh ra đều có
năng lực pháp luật, cho thấy rằng mọi người đều bình đẵng như nhau cũng như có
khả năng mang quyền và gánh chịu những nghĩa vụ như nhau do luật định. Năng lực
pháp luật dân sự của mọi cá nhân là bình đẳng với nhau, năng lực pháp luật dân sự
của mọi cá nhân không đồng nghĩa với quyền dân sự. Năng lực pháp luật chỉ là tiền
đề để cho các cá nhân có quyền, chứ nó không phải là quyền mà chỉ dừng lại ở khả
năng mà thôi. Mặc dù được ghi nhận như là một bộ phận không thể thiếu được của
cá nhân nhưng nó không phải do tạo hóa ban cho mà do Nhà nước ấn định như vậy,
do vậy ở những nước khác nhau thì năng lực pháp luật dân sự của cá nhân là khác
nhau.
“Năng lực hành vi dân sự của cá nhân là khả năng của cá nhân bằng hành vi
của mình xác lập, thực hiện quyền, nghĩa vụ dân sự”7. Năng lực hành vi dân sự là
thuộc tính để tạo ra “Tư cách chủ thể” của cá nhân một cách hoàn thiện trong các

quan hệ dân sự. Như vậy để có tư cách chủ thể một cách hoàn thiện, độc lập và đầy
đủ khi có cá nhân có đầy đủ năng lực hành vi dân sự. Theo như luật định để một cá
nhân có năng lực hành vi dân sự đầy đủ là người đủ mười tám tuổi (người thành
niên). Còn đối với những cá nhân chưa đủ mười tám tuổi thì năng lực hành vi dân sự
không đầy đủ. Những cá nhân năng lực hành vi dân sự không đầy đủ này chỉ có thể
xác lập thực hiện quyền, nghĩa vụ và trách nhiệm trong một giới hạn nhất định nào
đó theo quy định của pháp luật dân sự. Sở dĩ pháp luật không công nhận năng lực
hành vi đầy đủ cho những người này là bởi vì họ còn trẻ, thiếu kinh nghiệm sống, thiếu
6
7

Khoản 1 Điều 16 BLDS năm 2015.
Điều 19 BLDS năm 2015.

8


kinh nghiệm về sự vật, con người. Pháp luật có nhiều quy định hạn chế hành vi của
người chưa thành niên. Việc xác lập, thực hiện giao dịch dân sự của họ phải được người
đại diện theo pháp luật đồng ý, trừ trường hợp đặc biệt như giao dịch nhằm phục vụ nhu
cầu sinh hoạt hằng ngày phù hợp với lứa tuổi hoặc có tài sản riêng bảo đảm thực hiện
nghĩa vụ hoặc pháp luật có quy định được phép.
Theo đó, người chưa đủ sáu tuổi thì tất cả mọi giao dịch dân sự của họ đều
phải do người đại diện theo pháp luật của người đó xác lập, thực hiện. Tất cả mọi
giao dịch dân sự trong đời sống hằng ngày, kể cả việc mua đồ dùng học tập, đồ dùng
sinh hoạt hàng ngày, thì cá nhân chưa đủ sáu tuổi cũng không được tự mình thực hiện.
Đối với người từ đủ sáu tuổi đến chưa đủ mười lăm tuổi thì độ tuổi này đã có một
phần năng lực hành vi dân sự. Những người này đã có thể tự mình xác lập hành vi,
thực hiện quyền, nghĩa vụ dân sự của mình trong một số trường hợp. Tuy nhiên, trong
những trường hợp còn lại thì họ không thể tự mình tham gia. Về cơ bản, hầu hết các

giao dịch dân sự của người này đều phải có sự đồng ý của người đại điện theo pháp
luật. Ngoài ra, những giao dịch dân sự phục vụ cho nhu cầu sinh hoạt hằng ngày phù
hợp với lứa tuổi hoặc trong những trường hợp khác do pháp luật quy định thì những
người này có thể tự mình xác lập, thực hiện bằng hành vi của mình. Ví dụ: một đứa
trẻ mười tuổi có thể tự mua cho mình một cuốn tập về sử dụng cho việc học tập.
Đối với người từ mười lăm tuổi đến chưa đủ mười tám tuổi thì độ tuổi này
có thể tự mình xác lập, thực hiện các giao dịch dân sự nói chung mà không cần sự
xác lập, thực hiện hoặc sự đồng ý của người đại điện. BLDS năm 2015 đã xác định
khả năng nhận thức và làm chủ hành vi của người chưa thành niên trong độ tuổi từ
đủ mười lăm đến chưa đủ mười tám tuổi là tương đối hoàn thiện. Tuy nhiên, đối với
các giao dịch dân sự về bất động sản, động sản phải đăng ký và những giao dịch khác
do luật quy định phải được sự đồng ý của người đại diện theo pháp luật, những cá
nhân chưa thành niên này không tự mình xác lập và thực hiện. Ví dụ: người mười bảy
tuổi được thừa kế một căn nhà thì người này không được ý tự bán, trao đổi, hoặc tặng
cho…ngôi nhà này cho một người khác mà không có sự đồng ý của người đại diện.
Quy định này nhằm bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp cho người chưa thành niên bởi
vì các tài sản là động sản phải đăng ký hoặc bất động sản thường là tài sản có giá trị
rất cao. Do người chưa thành niên họ chưa có nhận thức một cách đầy đủ dễ bị người
khác lợi dụng. Việc có người đại diện trong các giao dịch này là hết sức quan trọng.
1.2 Khái quát về trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng
9


1.2.1 Khái niệm, đặc điểm trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng
Khái niệm trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng. Về phương diện
lý luận pháp luật, thuật ngữ “trách nhiệm” được hiểu là phải gánh chịu những hậu
quả bất lợi. Theo nghĩa này, “trách nhiệm” được hiểu dưới góc độ pháp luật là trách
nhiệm pháp lý và trách nhiệm pháp lý gồm có nhiều loại trách nhiệm trong các lĩnh
vực khác nhau (hành chính, hình sự, dân sự) trong đó có trách nhiệm dân sự.8
Trách nhiệm dân sự là một căn cứ làm phát sinh một quan hệ nghĩa vụ của

chủ thể xác định được. Chủ thể là cá nhân, người đại diện pháp nhân, các tổ chức
không có tư cách pháp nhân có hành vi trái pháp luật gây thiệt hại hoặc hành vi vi
phạm những cam kết trong hợp đồng9. Trong trách nhiệm dân sự ta có hai loại trách
nhiệm, thứ nhất là TNBTTH do vi phạm hợp đồng và BTTH ngoài hợp đồng.
TNBTTH ngoài hợp đồng được hiểu là một loại trách nhiệm dân sự mà khi người nào
có hành vi vi phạm nghĩa vụ do pháp luật quy định ngoài hợp đồng xâm phạm đến
quyền và lợi ích hợp pháp của người khác thì phải BTTH do mình gây ra. Đối với
chế định BTTH trong hợp đồng dựa trên cơ sở một hợp đồng có trước thì TNBTTH
ngoài hợp đồng là một loại trách nhiệm pháp lý do pháp luật quy định cho người nào
có hành vi trái pháp luật xâm phạm đến quyền và lợi ích hợp pháp của người khác.
Trong hệ thống pháp luật dân sự nước Việt Nam hiện nay quy định chủ yếu về một
số loại TNBTTH ngoài hợp đồng như hành vi xâm phạm đến tính mạng, sức khỏe,
danh dự, nhân phẩm, uy tín, tài sản của các cá nhân và tổ chức khác.
Tham khảo một số vấn đề về việc BTTH ở một số nước khác nhau trên thế
giới như sau: tại Điều 1382 BLDS Pháp qui định: "Bất cứ hành vi nào của một người
gây thiệt hại cho người khác thì người đã gây thiệt hại do lỗi của mình phải bồi
thường thiệt hại". Điều 1383 BLDS Pháp cũng quy định: "Mỗi người phải chịu trách
nhiệm về thiệt hại do mình gây ra, không những do hành vi mà còn do sự cẩu thả
hoặc không thận trọng"10. Điều 420 BLDS và thương mại Thái Lan qui định: "Một
người cố tình hay vô tình làm tổn thương một cách trái pháp luật đến đời sống thân
thể, sức khỏe, tự do, tài sản hoặc bất cứ quyền nào của người khác thì bị coi là phạm
một hành vi sai trái và có nghĩa vụ bồi thường tổn thương đó"11. Điều 416 BLDS
Trường Đại học Luật TP.HCM (2017), Giáo trình pháp luật về hợp đồng và bồi thường thiệt hại ngoài hợp
đồng, Nhà xuất bản Hồng Đức – Hội luật gia Việt Nam, Hà Nội, tr.374.
9
PGS.TS Phùng Huy Tập (2017), Trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng, Nhà xuất bản công an
nhân dân, Hà Nội, tr.5
10
Xem BLDS Pháp, Nhà xuất bản tư pháp, Hà Nội, tr.776.
11

Xem BLDS và thương mại Thái Lan, Nhà xuất bản chính trị quốc gia, Hà Nội, tr.112.
8

10


Nhật Bản (1998) quy định: “Yêu cầu bồi thường thiệt hại sẽ có giá trị đối với việc bồi
thường các thiệt hại mà bình thường sẽ xảy ra do việc không thực hiện trái vụ. Trái
chủ có quyền được bồi thường cả những thiệt hại xảy ra trong những tình huống đặc
biệt, nếu các bên biết trước hoặc phải biết trước những tình huống đó”12. Nhìn nhận
một cách khách quan thì TNBTTH trong pháp luật Dân sự ở các nước khác nhau trên
thế giới đều nhằm mục đích bảo vệ quyền và lợi ích chính đáng cho những người bị
thiệt hại từ hành vi vi phạm nghĩa vụ đến chủ thể khác. Ở các nước khác nhau thì vấn
đề TNBTTH được quy định khác nhau về hình thức bồi thường và cách xác định thiệt
hại. Tuy nhiên, tất cả đều hướng tới một nguyên tắc thống nhất: “Người gây thiệt hại
phải bồi thường thiệt hại”.
Mỗi người sống trong xã hội đều phải tôn trọng quy tắc chung của xã hội,
không thể vì lợi ích của mình mà xâm phạm đến quyền và lợi ích hợp pháp của người
khác. Khi một người vi phạm nghĩa vụ pháp lý của mình gây tổn hại cho người khác
thì chính người đó phải chịu bất lợi do hành vi của mình gây ra. Như vậy, TNBTTH
ngoài hợp đồng là một loại TNBTTH được hình thành giữa các chủ thể bất kỳ mà
trước đó không có quan hệ hợp đồng hoặc tuy có quan hệ hợp đồng những hành vi
gây thiệt hại không xuất phát từ thực hiện hợp đồng.13
Đặc điểm trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng. TNBTTH ngoài
hợp đồng là một loại trách nhiệm pháp lý nên ngoài những đặc điểm của trách nhiệm
pháp lý nói chung như do cơ quan nhà nước có thẩm quyền áp dụng, áp dụng đối với
người có hành vi vi phạm pháp luật, luôn mang đến hậu quả bất lợi cho người bị áp
dụng, được đảm bảo thực hiện bằng cưỡng chế nhà nước…. thì TNBTTH ngoài hợp
đồng có những đặc điểm riêng sau đây:
TNBTTH ngoài hợp đồng là một loại trách nhiệm dân sự và chịu sự điều

chỉnh của pháp luật dân sự. Khi một người gây ra tổn thất cho người khác thì họ phải
BTTH, BTTH được điều chỉnh và có sự ràng buộc bởi BLDS năm 2015, được quy
định trong Chương XX, các văn bản hướng dẫn thi hành BLDS năm 2015. Bảo đảm
việc đền bù những tổn thất đã xảy ra cho chủ thể bị thiệt hại, giúp bảo vệ tài sản, sức
khỏe, tính mạng, danh dự của cá nhân và tổ chức.

12

Xem Luật Nhật Bản quyển 3, Nhà xuất bản thanh niên, TP.HCM, tr.968.
Trường Đại học Luật TP.HCM (2017), Giáo trình pháp luật về hợp đồng và bồi thường thiệt hại ngoài hợp
đồng, Nhà xuất bản Hồng Đức – Hội luật gia Việt Nam, Hà Nội, tr.374.
13

11


TNBTTH ngoài hợp đồng luôn mang đến một hậu quả bất lợi về tài sản
cho người gây thiệt hại. Bởi lẽ, khi một người gây ra tổn thất cho người khác thì tổn
thất đó phải tính toán được bằng tiền hoặc phải được pháp luật quy định là một đại
lượng vật chất nhất định nếu không sẽ không thể thực hiện được việc bồi thường. Do
đó, những thiệt hại về tinh thần mặc dù không thể tính toán được nhưng cũng sẽ được
xác định theo quy định của pháp luật để bù đắp lại tổn thất cho người bị thiệt hại. Và
cũng chính vì vậy, thực hiện trách nhiệm bồi thường sẽ giúp khôi phục lại thiệt hại
cho người bị thiệt hại.
Ngoài người trực tiếp có hành vi gây thiệt hại thì TNBTTH ngoài hợp
đồng còn được áp dụng cả đối với những chủ thể khác đó là cha, mẹ của người chưa
thành niên, người giám hộ của người được giám hộ, pháp nhân đối với người của
pháp nhân gây ra thiệt hại, trường học, bệnh viện trong trường hợp người chưa thành
niên, người mất năng lực hành vi dân sự gây thiệt hại hoặc tổ chức khác như cơ sở
dạy nghề…

1.2.2 Căn cứ phát sinh và các trường hợp không phải chịu trách nhiệm bồi thường
thiệt hại ngoài hợp đồng
Căn cứ phát sinh trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng. Căn cứ xác
định TNBTTH ngoài hợp đồng được quy định cụ thể tại Điều 584 của BLDS năm
2015.
Căn cứ phát sinh trách nhiệm bồi thường thiệt hại do hành vi của con
người, theo quy định tại Khoản 1 Điều 584 BLDS năm 2015: “Người nào có hành vi
xâm phạm tính mạng, sức khỏe, danh dự, nhân phẩm, uy tín, tài sản, quyền, lợi ích
hợp pháp khác của người khác mà gây thiệt hại thì phải bồi thường, trừ trường hợp
Bộ luật này, luật khác có liên quan quy định khác”. TNBTTH ngoài hợp đồng là phát
sinh nghĩa vụ bồi thường và từ nghĩa vụ phải bồi thường thiệt hại tạo ra các quan hệ
nghĩa vụ tương ứng. Căn cứ phát sinh BTTH ngoài hợp đồng là cơ sở pháp lý mà dựa
vào đó, cơ quan nhà nước có thẩm quyền có thể xác định trách nhiệm BTTH, đó là
“Hành vi xâm phạm của người gây thiệt hại”. BLDS năm 2015 đã quy định về căn
cứ làm phát sinh BTTHHĐ theo hướng có lợi hơn cho người bị thiệt hại. Theo đó,
trách nhiệm BTTH phát sinh khi có các điều kiện:
Một là, có thiệt hại xảy ra trên thực tế. Đây là điều kiện tiên quyết,
chỉ có thiệt hại mới phải bồi thường, chỉ khi nào biết được thiệt hại là bao nhiêu mới
12


có thể ấn định người gây thiệt hại phải bồi thường bấy nhiêu. Vì vậy, muốn áp dụng
trách nhiệm này thì việc đầu tiên là phải xem xét có thiệt hại xảy ra hay không và
phải xác định được thiệt hại là bao nhiêu. Thiệt hại được bồi thường bao gồm: Thiệt
hại về vật chất và tổn thất về tinh thần.
Hai là, có hành vi trái pháp luật. Quy định tại Khoản 5 Điều 275
BLDS năm 2015 một trong những căn cứ làm phát sinh nghĩa vụ dân sự là sự kiện
“Gây thiệt hại do hành vi trái pháp luật”. Hành vi trái phát pháp luật là những xử sự
cụ thể của con người được thể hiện thông qua hành động hoặc không hành động trái
với quy định luật14. Trong trách nhiệm BTTH ngoài hợp đồng, hành vi trái pháp luật

là những hành vi xâm hại tới tài sản, sức khỏe, danh dự, nhân phẩm uy tín, quyền và
lợi ích hợp pháp của các chủ thể khác và đa phần được thể hiện dưới dạng hành động.
Tuy nhiên, những hành vi gây thiệt hại do xâm phạm các yếu tố trên nhưng được thực
hiện phù hợp với quy định của pháp luật sẽ không bị coi là hành vi trái pháp luật và
người thực hiện hành vi đó không phải BTTH. Chẳng hạn, hành vi gây thiệt hại trong
giới hạn của phòng vệ chính đáng hoặc gây thiệt hại đúng với yêu cầu của tình thế
cấp thiết.
Ba là, có mối quan hệ nhân quả giữa thiệt hại thực tế xảy ra và hành
vi trái pháp luật. Quá trình phát sinh, phát triển và chấm dứt giữa các sự vật hiện
tượng bao giờ cũng có mối liên hệ nội tại, trong đó, sự vật, hiện tượng này là nguyên
nhân dẫn đến sự ra đời của sự vật, hiện tượng kia. Có thể một sự vật, hiện tượng là
nguyên nhân dẫn đến sự ra đời của nhiều sự vật, hiện tượng khác; có thể nhiều sự vật,
hiện tượng cùng là nguyên nhân dẫn đến sự ra đời của sự vật, hiện tượng khác. Vì
vậy, để xác định chính xác người phải BTTH cần phải dựa vào cập phạm trù: Nguyên
nhân và kết quả và tìm ra mối liên hệ giữa hành vi trái pháp luật và thiệt hại xảy ra,
trong đó, thiệt hại xảy ra phải là kết quả tất yếu của hành vi trái pháp luật và ngược
lại, hành vi trái pháp luật là nguyên nhân gây ra thiệt hại.
Bốn là, yếu tố lỗi trong TNBTTH ngoài hợp đồng. Lỗi là quan hệ
giữa chủ thể thực hiện hành vi trái pháp luật với xã hội mà nội dung của nó là sự phủ
định những yêu cầu của xã hội đã được thể hiện thông qua các quy định của pháp
luật. Khi một người có đủ nhận thức và điều kiện để lựa chọn cách xử sự sao cho xử

1.2 Tiểu mục 1 Mục I của Nghị quyết 03/2006/NQ-HĐTP ngày 08 tháng 7 năm 2006 của Hội đồng thẩm
phán về việc hướng dẫn áp dụng một số quy định của BLDS năm 2005 về bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng.
14

13


sự đó phù hợp với pháp luật, trách nhiệm thiệt hại cho chủ thể khác nhưng vẫn thực

hiện hành vi gây thiệt hại thì người đó bị coi là có lỗi. Như vậy, lỗi là thái độ tâm lý
của người có hành vi gây thiệt hại, phản ánh nhận thức của người đó đối với hành vi
và hậu quả của hành vi mà họ đã thực hiện. Bao gồm hai hình thức lỗi sau đây:
Lỗi cố ý: Một người bị coi là có lỗi cố ý nếu họ đã nhận thức rõ
hành vi của mình sẽ gây thiệt hại cho người khác mà vẫn thực hiện hành vi đó. Nếu
người này mong muốn thiệt hại xảy ra từ việc thực hiện hành vi thì lỗi của họ là lỗi
cố ý trực tiếp. Nếu họ không mong muốn thiệt hại xảy ra nhưng để mặc cho thiệt hại
xảy ra thì lỗi của họ là lỗi cố ý gián tiếp. “Lỗi cố ý là trường hợp một người nhận
thức rõ hành vi của mình sẽ gây thiệt hại cho người khác mà vẫn thực hiện và mong
muốn hoặc tuy không mong muốn nhưng để mặc cho thiệt hại xảy ra”15.
Lỗi vô ý: Người có hành vi gây thiệt hại được xác định là có lỗi
vô ý nếu họ không thấy trước được hành vi của mình có khả năng gây thiệt hại, mặc
dù họ phải biết hoặc có thể biết trước thiệt hại sẽ xảy ra khi họ thực hiện hành vi đó.
Nếu người này cho rằng thiệt hại không xảy ra thì lỗi của họ được xác định là lỗi vô
ý cẩu thả; nếu họ cho rằng có thể ngăn chặn được thiệt hại thì lỗi của họ là lỗi vô ý vì
quá tự tin. “Lỗi vô ý là trường hợp một người không thấy trước hành vi của mình có
khả năng gây thiệt hại, mặc dù phải biết hoặc có thể biết trước thiệt hại sẽ xảy ra
hoặc thấy trước hành vi của mình có khả năng gây thiệt hại, nhưng cho rằng thiệt
hại sẽ không xảy ra hoặc có thể ngăn chặn được”16.
Tại Khoản 1 Điều 584 BLDS năm 2015 “Người nào có hành vi xâm
phạm, sức khỏe, danh dự, nhân phẩm, uy tín, tài sản. quyền, lợi ích hợp pháp khác
của người khác mà gây thiệt hại thì phải bồi thường trừ trường hợp Bộ luật này, luật
khác có liên quan quy định khác” thì yếu tố lỗi không còn là căn cứ phát sinh trách
nhiệm BTTH ngoài hợp đồng nhưng yếu tố lỗi vẫn còn nguyên giá trị trong việc xem
xét mức BTTH.
Căn cứ phát sinh trách nhiệm bồi thường thiệt hại do tài sản gây thiệt hại. Bên
cạnh các quy định về BTTH do con người gây ra, BLDS năm 2015 còn có quy định
chung về BTTH do tài sản gây ra. Cụ thể tại Khoản 3 Điều 584 BLDS năm 2015
“Trường hợp tài sản gây thiệt hại thì chủ sở hữu, người chiếm hữu tài sản phải chịu
trách nhiệm bồi thường thiệt hại, trừ trường hợp thiệt hại phát sinh theo quy định tại

15
16

Điều 364 BLDS năm 2015.
Điều 364 BLDS năm 2015

14


Khoản 2 Điều này”.
Đây là quy định chung, áp dụng cho mọi loại tài sản gây ra thiệt hại. Ở
đây, để làm phát sinh TNBTTH thì điều kiện đầu tiên là thiệt hại phải tồn tại trong
thực tế, tiếp theo thiệt hại phải có nguyên nhân là do tài sản gây ra. Khi các điều kiện
này được hội đủ thì chủ sở hữu, người chiếm hữu tài sản phải chịu TNBTTH17.
Khi xem xét trách nhiệm BTTH do tài sản gây ra, việc xem xét yếu tố lỗi
là không cần thiết, bởi “lỗi” được phát sinh từ “hành vi” con người là chủ yếu. Tuy
nhiên, đây cũng không thể khẳng định khi tài sản gây thiệt hại thì chủ sở hữu, người
chiếm hữu, sử dụng không có lỗi mà nếu có lỗi thì lỗi của họ là lỗi trong việc quản
lý, sử dụng tài sản gây ra thiệt hại, và đây cũng được hiểu là hành vi gây thiệt hại chứ
không phải tài sản gây thiệt hại. Mặt khác, ngay cả khi chủ sở hữu, người chiếm hữu,
sử dụng không có lỗi thì họ vẫn phải chịu trách nhiệm bồi thường vì chính bản thân
họ là người trực tiếp có quyền khai thác và hưởng các lợi ích từ tài sản đó mang đến
cho họ.
Như vậy, muốn được bồi thường trong trường hợp tài sản gây thiệt hại
thì người bị thiệt hại cần chứng minh có sự kiện tài sản gây ra thiệt hại và hậu quả
thực tế.
Trường hợp không phải chịu TNBTTH ngoài hợp đồng. Trong các trường hợp
dưới đây, người gây ra thiệt hại không phải chịu trách nhiệm bồi thường mặc dù có
thiệt hại. Đó chính là gây thiệt hại trong tình thế cấp thiết; gây thiệt hại trong phòng
vệ chính đáng; thiệt hại xảy ra do sự kiện bất khả kháng; thiệt hại xảy ra hoàn toàn

do lỗi của bên bị thiệt hại.
Gây thiệt hại trong trường hợp phòng vệ chính đáng: Trường hợp này được
qui định cụ thể tại Điều 594 của BLDS năm 2015. Nhằm khuyến khích các cá nhân
tự bảo vệ, chủ động ngăn chặn các hành vi trái pháp luật gây thiệt hại đến quyền và
lợi ích hợp pháp của cá nhân, quyền và lợi ích hợp pháp của Nhà nước, của chủ thể
khác, trong một số trường hợp nhất định pháp luật cho phép cá nhân được chống trả
chủ thể khác khi chủ thể đó có hành vi trái pháp luật gây thiệt hại trước. Pháp luật coi

Trường Đại học Luật TP.HCM (2017), Giáo trình pháp luật về hợp đồng và bồi thường thiệt hại ngoài hợp
đồng, Nhà xuất bản Hồng Đức – Hội luật gia Việt Nam, Hà Nội, tr.383.
17

15


việc chống trả các hành vi xâm phạm đến các đối tượng được pháp luật bảo vệ trong
chừng mực nhất định là phòng vệ chính đáng. Về mặt lý luận cũng như thực tiễn, chế
định phòng vệ chính đáng được để cập chủ yếu trong pháp luật hình sự. Phòng vệ
chính đáng trong pháp luật dân sự được tiếp thu trên cơ sở lý luận và thực tiễn trong
pháp luật hình sự. Theo quy định tại Điều 22, BLHS năm 2015 (sửa đổi, bổ sung năm
2017): “Phòng vệ chính đáng là hành vi của người vì bảo vệ quyền và lợi ích chính
đáng của mình, của người khác hoặc lợi ích của nhà nước, của cơ quan, tổ chức mà
chống trả lại một cách cần thiết người đang có hành vi xâm phạm các lợi ích nói trên.
Phòng vệ chính đáng không phải là tội phạm”.
Người gây thiệt hại trong trường hợp phòng vệ chính đáng không
phải bồi thường cho người bị thiệt hại18. Hành vi gây thiệt hại do phòng vệ chính
đáng không bị coi là hành vi trái pháp luật, từ đó pháp luật suy đoán rằng, người
phòng vệ chính đáng (người thực hiện hành vi chống trả) không bị coi là có lỗi. Để
coi là phòng vệ chính đáng thì người gây thiệt hại trong trường hợp phòng vệ chính
đáng không phải BTTH cho người bị thiệt hại. Hành vi gây thiệt hại được xác định là

tương xứng: Căn cứ vào mức độ của hành vi trái pháp luật gây thiệt hại, phòng vệ có
hành vi phòng vệ đúng với tính chất và mức độ của hành vi trái pháp luật gây thiệt
hại. Như vậy, khi có hành vi trái pháp luật gây thiệt hại cho lợi ích được pháp luật
bảo vệ thì bản thân người phòng vệ chính đáng phải cân nhắc, tính toán để có thể
phòng vệ chính đáng. Chính vì phòng vệ chính đáng không bị coi là trái pháp luật,
trên nguyên tắc suy đoán, người phòng vệ chính đáng không bị coi là có lỗi nên pháp
luật dân sự quy định người phòng vệ chính đáng không phải BTTH. Tuy nhiên, không
phải mọi hành vi chống trả người tấn công đều được thừa nhận là phòng vệ chính
đáng. Sự cân nhắc, tính toán, lượng hóa trong hành vi chống trả có thể là một sự sai
lầm, biểu hiện của sự sai lầm là hành vi gây thiệt hại đối với người có hành vi trái
pháp luật một cách không tương xứng theo mức độ lớn hơn. Nói cách khác, nếu phòng
vệ chính đáng gây thiệt hại mà thiệt hại đó là hậu quả của hành vi “vượt quá” giới
hạn phòng vệ chính đáng thì người này phải BTTH. Tuy nhiên, người gây thiệt hại
do vượt quá giới hạn phòng vệ chính đáng phải bồi thường cho người bị thiệt hại19.
Hành vi vượt quá giới hạn phòng vệ chính đáng ở đây được hiểu là khi bị người khác
gây thiệt hại, người phòng vệ chính đáng đã có hành vi gây thiệt hại ngược trở lại
nhưng có sự sai lầm trong việc đánh giá mức độ của sự tấn công, điều kiện hoàn cảnh
của hành vi tấn công và hành vi chống trả, do đó vượt quá giới hạn cần thiết đã gây
18
19

Điều 594 BLDS năm 2015.
Điều 594 BLDS năm 2015.

16


ra thiệt hại cho người có hành vi gây thiệt hại ban đầu. Vì vậy, hành vi của họ vượt
quá giới hạn của phòng vệ chính đáng. Việc vượt quá giới hạn đó bị coi là trái pháp
luật (đối với phần vượt quá), do đó họ phải bồi thường.

Gây thiệt hại trong trường hợp tình thế cấp thiết: Khoản 1 Điều 171 BLDS
năm 2015 quy định: “ Tình thế cấp thiết là tình thế của người muốn tránh một nguy
cơ đang thực tế đe dọa trực tiếp lợi ích của nhà nước, của tập thể, quyền, lợi ích hợp
pháp của mình hoặc của người khác mà không còn cách nào khác là phải có hành
động gây một thiệt hại nhỏ hơn thiệt hại cần ngăn chặn”. Bên cạnh đó tại Khoản 1
Điều 23 BLHS năm 2015 (sửa đổi, bổ sung 2017) cũng có quy định: “Tình thế cấp
thiết là tình thế của người vì muốn tránh gây thiệt hại cho quyền, lợi ích hợp pháp
của mình, của người khác hoặc lợi ích của Nhà nước, của cơ quan, tổ chức mà không
còn cách nào khác là phải gây một thiệt hại nhỏ hơn thiệt hại cần ngăn ngừa. Hành
vi gây thiệt hại trong tình thế cấp thiết không phải là tội phạm;Trong trường hợp thiệt
hại gây ra rõ ràng vượt quá yêu cầu của tình thế cấp thiết, thì người gây thiệt hại đó
phải chịu trách nhiệm hình sự”. Theo quy định tại Khoản 1 Điều 595 BLDS năm
2015: “Trong trường hợp thiệt hại xảy ra do vượt quá yêu cầu của tình thế cấp thiết
thì người gây thiệt hại phải bồi thường phần thiệt hại xảy ra do vượt quá yêu cầu của
tình thế cấp thiết cho người bị thiệt hại; Người đã gây ra tình thế cấp thiết dẫn đến
thiệt hại xảy ra thì phải bồi thường cho người bị thiệt hại”. Tình thế cấp thiết là tình
thế mà chủ thể vào hoàn cảnh đó không còn lựa chọn nào tốt hơn, họ chủ động gây
ra một thiệt hại nhưng thiệt hại này phải nhỏ hơn thiệt hại cần bảo vệ. Người gây ra
thiệt hại trong tình thế cấp thiết là không phải bồi thường, hành vi đó được xem là
hành vi hợp pháp20. Lỗi của người gây thiệt hại được xác định là lỗi đối với phần vượt
quá nên họ chỉ phải BTTH đối với phần vượt quá mà thôi. Ngoài ra, người đã gây ra
tình thế cấp thiết dẫn đến thiệt hại xảy ra thì phải BTTH cho người bị thiệt hại21. Mặc
dù bản thân người này không phải là người trực tiếp gây thiệt hại cho các lợi ích được
pháp luật bảo về, tuy nhiên họ là người đã tạo ra nguy cơ đe dọa gây thiệt hại cho các
lợi ích đó, do vậy họ phải là người chịu TNBTTH.
Thiệt hại xảy ra do sự kiện bất khả kháng hoặc hoàn toàn do lỗi của bên
bị hại. Theo như quy định tại Khoản 2 Điều 584 BLDS năm 2015: “Người gây thiệt
hại không phải chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại trong trường hợp thiệt hại phát
sinh là do sự kiện bất khả kháng hoặc hoàn toàn do lỗi của bên bị thiệt hại, trừ trường
Trường Đại học Luật TP.HCM (2017), Giáo trình pháp luật về hợp đồng và bồi thường thiệt hại ngoài hợp

đồng, Nhà xuất bản Hồng Đức – Hội luật gia Việt Nam, Hà Nội, tr.411
21
Khoản 2 Điều 595 BLDS năm 2015.
20

17


hợp có thỏa thuận khác hoặc luật có quy định khác”. Ở điều luật này có 2 trường hợp
xảy ra mà người gây thiệt hại không phải chịu trách nhiệm bồi thường:
Thiệt hại xảy ra trong trường hợp sự kiện bất khả kháng: Theo
Khoản 1 Điều 156 BLDS năm 2015: “Sự kiện bất khả kháng là những sự kiện xảy ra
ngoài ý chí của con người khiến chúng ta không thể lường trước và khắc phục được
mặc dù đã áp dụng các biện pháp cần thiết, khả năng cho phép”. Sự kiện bất khả
kháng này xảy ra không do lỗi của bất kỳ bên nào, mà hoàn toàn ngoài ý muốn và các
bên bị thiệt hại cũng không thể dự đoán được, cũng như không thể tránh và khắc phục
kịp thời. Cho nên người thực hiện hành vi gây thiệt hại cho người người khác trong
sự kiện bất khả kháng không phải chịu trách nhiệm bồi thường. Thiệt hại xảy ra hoàn
toàn do lỗi của bên bị thiệt hại. Khoản 4 Điều 585 BLDS năm 2015 có quy định như
sau: “Khi bên bị thiệt hại có lỗi trong việc gây thiệt hại thì không được bồi thường
phần thiệt hại do lỗi của mình gây ra”. Điều luật này quy định về trách nhiệm lỗi hỗn
hợp nhưng trách nhiệm lỗi hỗn hợp đã được loại trừ. Ở Điều luật trên hình thức lỗi
của người gây thiệt hại không cần phải xác định mà lỗi hiểu theo nghĩa hoàn toàn
thuộc về người bị thiệt hại. Khi áp dụng vấn đề này trong việc giải quyết BTTH ngoài
hợp đồng cần làm rõ các vấn đề sau: Thiệt hại xảy ra hoàn toàn thuộc về người bị
thiệt hại, thì người gây thiệt hại không phải bồi thường. Lỗi của người bị thiệt hại có
thể do vô ý hoặc cố ý nhưng phải xác định được lỗi hoàn toàn thuộc về người bị thiệt
hại. Người gây thiệt hại hoàn toàn không có lỗi thuộc hình thức này hay hình thức
khác, ở mức độ này hay mức độ khác thì người đó không phải bồi thường. Người gây
thiệt hại phải chứng minh được mình không có lỗi mà lỗi là do người bị thiệt hại.

1.2.3 Nguyên tắc bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng
Nghiên cứu nội dung quy định về nguyên tắc BTTH tại Điều 585 BLDS 2015
có quy định:
Nguyên tắc một: Thiệt hại thực tế phải được bồi thường toàn bộ và kịp thời.
Bồi thường toàn bộ là trên thực tế xảy ra những thiệt hại nào thì người chịu trách
nhiệm bồi thường phải bồi thường toàn bộ thiệt hại. Bồi thường kịp thời là việc bồi
thường được tiến hành một cách khẩn trương, nhanh chóng ngay sau khi có thiệt hại
xảy ra nhằm khắc phục tổn thất cho người bị thiệt hại. Các bên có thể thỏa thuận về
mức bồi thường, hình thức bồi thường bằng tiền, bằng hiện vật hoặc thực hiện một
công việc, phương thức bồi thường một lần hoặc nhiều lần, trừ trường hợp pháp luật
có quy định khác. Cần phải tôn trọng thỏa thuận của các bên về mức bồi thường, hình
18


×