Tải bản đầy đủ (.pdf) (123 trang)

ĐATN 2019 tìm HIỂU và ỨNG DỤNG PHƯƠNG PHÁP g7 vào QUẢN lý màu CHO máy IN kỹ THUẬT số

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (11.14 MB, 123 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM KỸ THUẬT THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
KHOA ĐÀO TẠO CHẤT LƯỢNG CAO

ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP

TÌM HIỂU VÀ ỨNG DỤNG PHƯƠNG PHÁP G7
VÀO QUẢN LÝ MÀU CHO MÁY IN KỸ THUẬT SỐ

SVTH:

PHẠM PHƯƠNG THẢO

15148047

HÀ THỊ HỒNG TRÂM

15148052

NGUYỄN NGỌC THÙY ANH

15148002

Khóa:

2015

Ngành:

CÔNG NGHỆ IN

GVHD:



ThS. LÊ CÔNG DANH

Tp. Hồ Chí Minh, tháng 8 năm 2019


TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM KỸ THUẬT THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
KHOA ĐÀO TẠO CHẤT LƯỢNG CAO

ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP

TÌM HIỂU VÀ ỨNG DỤNG PHƯƠNG PHÁP G7
VÀO QUẢN LÝ MÀU CHO MÁY IN KỸ THUẬT SỐ

SVTH:

PHẠM PHƯƠNG THẢO

15148047

HÀ THỊ HỒNG TRÂM

15148052

NGUYỄN NGỌC THÙY ANH

15148002

Khóa:


2015

Ngành:

CÔNG NGHỆ IN

GVHD:

ThS. LÊ CÔNG DANH

Tp. Hồ Chí Minh, tháng 8 năm 2019


CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
---***---

Tp. Hồ Chí Minh, ngày … tháng … năm 2019

NHIỆM VỤ ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP
Họ và tên sinh viên: Phạm Phương Thảo

MSSV: 15148047

Hà Thị Hồng Trâm

15148052

Nguyễn Ngọc Thùy Anh


15148002

Ngành: Công nghệ In

Lớp: 15148CL_CB

Giảng viên hướng dẫn: ThS. Lê Công Danh

ĐT: 090 3344 837

Ngày nhận đề tài:

Ngày nộp đề tài:

1. Tên đề tài: “TÌM HIỂU VÀ ỨNG DỤNG PHƯƠNG PHÁP G7 VÀO
QUẢN LÝ MÀU CHO MÁY IN KỸ THUẬT SỐ”
2. Các số liệu, tài liệu ban đầu:
- Nguyên lý hoạt động, vận hành của máy in kỹ thuật số.
- Các mức độ cân chỉnh G7
- Quy trình thực hiện cân chỉnh G7
- Các phần mềm, thiết bị đo hỗ trợ việc cân chỉnh theo phương pháp G7 (phần mềm
hiệu chuẩn Curve4, phần mềm in thử EFI Fiery XF 6.5; Máy đo màu X-Rite i1 Pro2;
Bảng màu tham chiếu P2P51, IT8.7/4 và TC1617).
- Các chuẩn tham khảo và hướng dẫn sử dụng G7 (ví dụ: Pass/ Fail G7 IDEAlliance,
Curve4, CGAST.21-CRPC,…).
3. Nội dung thực hiện đề tài:
- Tìm hiểu chung về quản lý màu và những thuật ngữ liên quan.
- Nghiên cứu, tìm hiểu tổng quan về phương pháp cân chỉnh bằng G7.
- Các bước thực hiện cân chỉnh G7 với phần mềm hiệu chuẩn Curve4.
- Khái quát chung về phương pháp in kỹ thuật số.

- Đưa ra quy trình thực hiện quản lý màu hiệu chỉnh bằng phương pháp G7 trên máy
in thử Epson Stylus Pro 4900.

i


4. Sản phẩm
- Hướng dẫn các bước thiết lập cho từng công đoạn hiệu chuẩn với phần mềm
Curve4.
- Quy trình thực nghiệm quản lý màu có sử dụng phương pháp G7.
- Thực nghiệm tạo ICC Profile và quản lý màu cho máy in thử EPSON Stylus Pro
4900 bằng phương pháp G7 giả lập điều kiện in thật của GRACoL 2013.
- Tạo ra tờ in thử có thang kiểm tra phục vụ cho việc kiểm chứng độ chính xác của
hệ thống in kỹ thuật số.
TRƯỞNG NGÀNH

GIẢNG VIÊN HƯỚNG DẪN

ThS. Trần Thanh Hà

ThS. Lê Công Danh

ii


CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
*********

PHIẾU ĐÁNH GIÁ ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP

(DÀNH CHO GIÁO VIÊN HƯỚNG DẪN)
Tên đề tài: Tìm hiểu và ứng dụng phương pháp G7 vào quản lý màu cho
máy in kỹ thuật số
Tên sinh viên 1: Phạm Phương Thảo
MSSV: 15148047
Chuyên ngành: Chế bản
Tên sinh viên 2: Hà Thị Hồng Trâm
MSSV: 15148052
Chuyên ngành: Chế bản
Tên sinh viên 3: Nguyễn Ngọc Thùy Anh
MSSV: 15148002
Chuyên ngành: Chế bản
Chức danh: Trưởng khoa
Tên GVHD: Lê Công Danh
Học vị: Thạc sĩ
Đơn vị công tác: Khoa In và
truyền thông - Trường Đại học
Sư phạm kỹ thuật Tp. HCM
NHẬN XÉT
1. VỀ THÁI ĐỘ VÀ HÀNH VI
.......................................................................................................................................
.......................................................................................................................................
2. VỀ ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP
2.1 Về cấu trúc đề tài:
.......................................................................................................................................
.......................................................................................................................................
.......................................................................................................................................
2.2 Về nội dung đề tài:
.......................................................................................................................................
.......................................................................................................................................

.......................................................................................................................................

iii


.......................................................................................................................................
2.3 Về ưu và nhược điểm của đề tài:
.......................................................................................................................................
.......................................................................................................................................
.......................................................................................................................................
.......................................................................................................................................
.......................................................................................................................................
3. ĐIỂM ĐÁNH GIÁ
Điểm
TT
Nội dung đánh giá
Điểm
tối đa
1.
Kết cấu luận án
30
Đúng format với đầy đủ cả hình thức và nội dung
10
của các mục (theo hướng dẫn của khoa In và TT)
Tính sáng tạo của đồ án
10
Tính cấp thiết của đề tài
10
2.
Nội dung nghiên cứu

50
Khả năng ứng dụng kiến thức toán học, khoa học
10
và kỹ thuật, khoa học xã hội,…
Khả năng thực hiện/phân tích/tổng hợp/đánh giá
10
Khả năng thiết kế chế tạo một hệ thống, thành
phần, hoặc quy trình đáp ứng yêu cầu đưa ra với
10
những ràng buộc thực tế.
Khả năng cải tiến và phát triển
10
Khả năng sử dụng công cụ kỹ thuật, phần mềm
10
chuyên ngành,…
3.
Ứng dụng vào đời sống thực tế
10
4.
Sản phẩm của đồ án
10
Tổng điểm
100
4. KẾT LUẬN
Đồng ý cho bảo vệ
Không đồng ý cho bảo vệ
Ngày … tháng 8 năm 2019
Giáo viên hướng dẫn
(Ký và ghi rõ họ tên)
iv



CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
*********

PHIẾU ĐÁNH GIÁ ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP
(DÀNH CHO GIÁO VIÊN PHẢN BIỆN)
Tên đề tài: Tìm hiểu và ứng dụng phương pháp G7 vào quản lý màu cho
máy in kỹ thuật số
Tên sinh viên 1: Phạm Phương Thảo
MSSV: 15148047
Chuyên ngành: Chế bản
Tên sinh viên 2: Hà Thị Hồng Trâm
MSSV: 15148052
Chuyên ngành: Chế bản
Tên sinh viên 3: Nguyễn Ngọc Thùy Anh
MSSV: 15148002
Chuyên ngành: Chế bản
Tên GVPB: Trần Thanh Hà
Chức danh: Trưởng ngành In
Đơn vị công tác: Khoa Đào tạo chất lượng
Học vị: Thạc sĩ
cao – Trường Đại học Sư phạm Kỹ thuật
Tp. HCM
NHẬN XÉT
1. Về cấu trúc đề tài:
Tuân thủ đúng cấu trúc của luận văn theo hướng dẫn của khoa ĐTCLC
2. Về nội dung đề tài:
Đề tài gồm 4 chương và 86 trang

Chương 1: Tổng Quan;
Chương 2: Cơ Sở Lý Thuyết:
- Tổng hợp các khái niệm, thông số cần quan tâm trong quá trình quản trị màu.
- Chi tiết hóa phương pháp cân chỉnh thiết bị in thử Epson Stylus Pro 4900 theo
phương pháp G7
Chương 3: Thực nghiệm
- Thực nghiệm thành công cho việc tạo ICC Profile cho máy in thử Epson với giấy
Epson White Semimatte theo phương pháp G7 với mức đạt điều kiện tạo tờ in
thử giả lập cho in Offset tờ rời.
3. Về sản phẩm của đề tài:
- Xây dựng quy trình quản lý màu hiệu chuẩn bằng G7 cho máy in Epson
- Các tờ in thử theo phương pháp G7
v


4. Về ưu và nhược điểm của đề tài:
- Ưu: Chi tiết quy trình thực nghiệm và kiểm soát điều kiện thực nghiệm tốt; Cho
thấy được việc vận dụng kiến thức chuyên ngành cùng khả năng cập nhật công
nghệ, hướng dẫn kỹ thuật tốt.
- Nhược:
 về trình bày: cần cẩn thận trong viết tắt và giải thích thuật ngữ sao cho logic,
nên giải thích ở lần đầu tiên đề cập (PCS tại trang 6, hay Bộ thông số HR,
HC và SC ở trang 38)
Cần lưu ý đến chất lượng hình ảnh minh họa
5. Các câu hỏi cần trả lời và các đề nghị chỉnh sửa:
Chỉnh sửa một số nội dung chưa chính xác (tr 21 về cách diễn dịch Absolute;
tr 45 về mực in KTS )
6. ĐÁNH GIÁ
TT


Nội dung đánh giá

1.

Kết cấu luận án
Đúng format với đầy đủ cả hình thức và nội dung
của các mục(theo hướng dẫn của khoa ĐTCLC)
Tính sáng tạo của đồ án
Tính cấp thiết của đề tài
Nội dung nghiên cứu
Khả năng ứng dụng kiến thức toán học, khoa học
và kỹ thuật, khoa học xã hội,…
Khả năng thực hiện/phân tích/tổng hợp/đánh giá
Khả năng thiết kế chế tạo một hệ thống, thành
phần, hoặc quy trình đáp ứng yêu cầu đưa ra với
những ràng buộc thực tế.
Khả năng cải tiến và phát triển
Khả năng sử dụng công cụ kỹ thuật, phần mềm
chuyên ngành,…
Ứng dụng vào đời sống thực tế
Sản phẩm của đồ án
Tổng điểm

2.

3.
4.

Điểm
tối đa

30

Điểm

10

10

10
10
50

9
9

10

10

10

10

10

8

10

10


10

10

10
10
100

9
9
94

7. KẾT LUẬN
x Đồng ý cho bảo vệ

vi


 Không đồng ý cho bảo vệ
Ngày 7 tháng 8 năm 2019
Giáo viên phản biện
(Ký và ghi rõ họ tên)

Trần Thanh Hà

vii


LỜI CẢM ƠN

Trong quá trình hoàn thành khóa luận tốt nghiệp, nhóm em xin chân thành
cảm ơn các Thầy/Cô đã giúp đỡ và hướng dẫn tận tình để chúng em có cơ hội tìm
hiểu đề tài thú vị và mới mẻ về G7, đặc biệt là về mảng kỹ thuật số. Trải qua quá
trình học tập và nghiên cứu, chúng em đã biết thêm về những kiến thức mới mà
trong chương trình học chúng em chưa được tiếp cận đến. Sản phẩm đạt được là kết
quả của quá trình nghiên cứu nỗ lực của các thành viên trong nhóm cùng với sự hỗ
trợ, giúp sức của Thầy/Cô, chuyên gia và các bạn cùng khóa.
Nhóm em cũng xin cảm ơn các Thầy/Cô khoa In và Truyền thông cũng như
khoa Đào tạo Chất lượng cao đã hợp tác, tổ chức các hội thảo chuyên đề về phương
pháp G7 để chúng em có thể tham gia và học hỏi. Đặc biệt, nhóm em xin gửi lời
cảm ơn đến Thầy Lê Công Danh – người Thầy đã trực tiếp hướng dẫn chúng em
hoàn thành khóa luận tốt nghiệp. Bên cạnh đó, Thầy đã hỗ trợ thiết bị và vật tư cho
chúng em để có thể nghiên cứu, hoàn thành đề tài. Cảm ơn Thầy đã tận tâm sửa bài
cho nhóm từng chút một. Một lần nữa, nhóm em gửi lời cảm ơn sâu sắc đến Thầy.
Nhóm xin gửi lời cảm ơn đến Cô Quách Huệ Cơ – Khoa In và truyền thông đã
hỗ trợ cho nhóm mượn phòng để tiến hành thực hiện đề tài này. Nhóm cũng gửi lời
cảm ơn đến Thầy Cao Xuân Vũ đã hỗ trợ cho nhóm về phần mềm RIP EFI XF.
Nhóm xin cảm ơn anh Lê Minh Thanh Liêm – cựu sinh viên khoa In và
Truyền thông đồng thời là Kỹ sư tại Công ty TNHH Vina Tâm đã hỗ trợ thiết bị đo
màu SpectroDens cho nhóm thực hiện đề tài. Bên cạnh đó, nhóm cũng cảm ơn các
bạn sinh viên khóa 2015 Khoa In và truyền thông đã hỗ trợ nhóm trong thời gian
thực nghiệm tại xưởng.
Nhóm cũng không quên gửi lời cảm ơn sâu sắc đến anh Nguyễn Việt Hùng –
cựu sinh viên khoa In và Truyền thông đồng thời là Expert G7 (Rieckermann) đã
tận tình hướng dẫn, giải đáp các thắc mắc của nhóm. Cảm ơn anh đã không ngại bỏ
ra thời gian quý báu của mình để chỉ dẫn hướng đi cho nhóm. Một lần nữa nhóm em
chân thành cảm ơn anh.
Cuối cùng, nhóm em cũng xin cảm ơn đến các Thầy/Cô hội đồng bảo vệ đã có
những ý kiến, đóng góp quý báu cho đề tài để bài có thể hoàn thiện hơn.
Chúng em xin chân thành cảm ơn. Chúc mọi người có một ngày tốt lành!

Tp. Hồ Chí Minh, ngày 8 tháng 8 năm 2019
Nhóm sinh viên thực hiện
Phạm Phương Thảo
Hà Thị Hồng Trâm
Nguyễn Ngọc Thùy Anh

viii


TÓM TẮT ĐỀ TÀI
Ngày nay, in kỹ thuật số đang dần phát triển mạnh mẽ trong 10 năm trở lại đây.
Nhiều nhà in mạnh dạn đầu tư hệ thống in kỹ thuật số để đáp ứng cho các đơn hàng
có số lượng nhỏ hay mang tính cá nhân hóa. Tuy nhiên màu sắc sẽ không tương
đồng với nhau bởi mỗi hệ thống sẽ có cách quản lý màu riêng, không hệ thống nào
giống với hệ thống nào. “Tìm hiểu và ứng dụng phương pháp G7 vào quản lý màu
cho máy in kỹ thuật số” sẽ là một hướng giải quyết mang tính đột phá và đúng đắn
trong thời điểm này.
Dù phương pháp G7 chỉ mới được thực hiện cho một số ít nhà in ở Việt Nam
nhưng đó cũng là cơ sở nền tảng để nhóm tiếp cận, tiến hành đề tài này. Qua quá
trình nghiên cứu, nhóm đã thực hiện được các phần sau:
 Vấn đề nghiên cứu:
- Nghiên cứu về phương pháp cân chỉnh G7 vào quản lý màu cho máy in kỹ
thuật số cũng như phần mềm tạo profile và tính toán để đạt được những
mức độ cơ bản về G7.
- Viết quy trình quản lý màu có sử dụng G7 trên máy in Epson Stylus Pro
4900 tại xưởng.
- Thực nghiệm dùng phương pháp G7 kết hợp tạo ICC Profile trên phần mềm
EFI XF Client trên máy in Epson Stylus Pro 4900 với giấy in thử Epson
Semimatte 260g/m2.
 Hướng tiếp cận:

- Tham khảo ý kiến chuyên môn từ giảng viên, chuyên gia trong ngành in.
- Thực nghiệm tại xưởng khoa In và Truyền thông.
- Tham gia buổi hội thảo giới thiệu về G7 do IDEAlliance tổ chức.
 Phương pháp giải quyết vấn đề:
- Thực nghiệm kết hợp với lý thuyết để tiến hành tạo ra profile và tiến hành
cân chỉnh G7.
- Tham khảo ý kiến từ giảng viên, chuyên gia trong ngành in
- Lập luận, đưa ra lý thuyết giải thích những vướng mắc gặp phải.
 Kết quả đạt được:
- Hiểu và thực hiện được trên các phần mềm để tiến hành thực nghiệm G7
trên máy in.
- Viết quy trình quản lý màu hiệu chuẩn bằng G7.

- Tạo được ICC Profile với giấy Epson White Semimatte 260g/m2 bằng máy
in thử Epson Stylus Pro 4900.

ix


ABSTRACT
Digital printing has been growing strongly over the last 10 years. Many printing
companies start to invest in digital printing systems to meet small-quantitied or
personalized orders. However, the color cannot remain from file to print since
different devices have different ways to process color. “Learning the G7 method and
applying it in the color management process for digital printer” is a right,
forward-thinking solution during this time.
Although the G7 method has only been implemented in a few printing companies in
Vietnam, it is the basis for our team to approach and complete this project. In the
process of researching, our team has accomplished these task:
 Issues:

− Researching on methods to apply G7 calibration to digital printer and profile
making software, as well as calculate to achieve basic levels of G7.
− Writing the process for color management using G7 method of Epson Stylus
Pro 4900 printer.
− Experimenting on using G7 method and EFI XF software to create ICC profile
on Epson Stylus Pro 4900 printer with Proofing Paper White Semimate
260gsm.
 Methods:
− Consulting teachers and experts about professional knowledge.
− Experimenting at Graphic Arts and Media workshop.
− Attending a G7 seminar organized by Idealliance at school.
 Solutions:
− Combining theory with experiment to create profile and use G7 calibration.
− Consulting teachers and experts about professional knowledge.
− Giving explanation about the problems that we had encountered.
 Results:
− Understanding and implementing G7 method successfully.
− Writing color management process using G7 method.
− Creating ICC profile using Epson Stylus Pro 4900 printer.
− Modifying curves to pass G7 levels.

x


MỤC LỤC
NHIỆM VỤ ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP ............................................................................ i
PHIẾU ĐÁNH GIÁ ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP (DÀNH CHO GIÁO VIÊN HƯỚNG
DẪN) ......................................................................................................................... iii
PHIẾU ĐÁNH GIÁ ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP (DÀNH CHO GIÁO VIÊN PHẢN
BIỆN) .......................................................................................................................... v

LỜI CẢM ƠN ......................................................................................................... viii
TÓM TẮT ĐỀ TÀI .................................................................................................... ix
ABSTRACT ................................................................................................................ x
MỤC LỤC .................................................................................................................. xi
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT ......................................................................... xiv
CHƯƠNG 1. DẪN NHẬP ........................................................................................ 1
1.1 Lý do chọn đề tài ............................................................................................... 1
1.2 Tính cấp thiết của đề tài .................................................................................... 2
1.3 Mục đích nghiên cứu ......................................................................................... 3
1.4 Khách thể, đối tượng nghiên cứu ...................................................................... 3
1.5 Nhiệm vụ nghiên cứu ........................................................................................ 4
1.6 Phương pháp nghiên cứu, giới hạn đề tài .......................................................... 4
CHƯƠNG 2. CƠ SỞ LÝ THUYẾT ......................................................................... 5
2.1. Tổng quan về quản lý màu ............................................................................... 5
2.1.1 Khái niệm, mục đích quản lý màu ............................................................. 5
2.1.2 Hệ thống quản lý màu ................................................................................ 5
2.1.3 Các bước tiến hành quản lý màu ................................................................ 7
2.1.4 Lợi ích của việc quản lý màu ..................................................................... 9
2.2 Ánh sáng và sự cảm nhận màu sắc.................................................................... 9
2.2.1 Sự cảm nhận màu ....................................................................................... 9
2.2.2 Nguồn sáng, vật thể .................................................................................. 10
2.3 Không gian màu - Sự chuyển đổi không gian màu ......................................... 11
2.3.1 Đặc điểm không gian màu ....................................................................... 11
2.3.2 Không gian màu phụ thuộc vào thiết bị ................................................... 12
2.3.3 Không gian màu tham chiếu .................................................................... 13
2.3.3.1 Không gian màu CIE XYZ ................................................................... 13

xi



2.3.3.2 Không gian màu CIE LAB.................................................................... 14
2.3.3.3 Không gian màu CIE LUV ................................................................... 17
2.3.3.4 Không gian màu CIE LCH.................................................................... 17
2.3.4 Chuyển đổi không gian màu .................................................................... 18
2.4 Khuynh hướng diễn dịch màu ......................................................................... 20
2.4.1 Phương pháp cân chỉnh theo ISO (TVI - Tone Value Increase) .............. 21
2.4.2 Phương pháp cân chỉnh màu theo DeviceLink ........................................ 23
2.4.3 Phương pháp cân chỉnh 4D CMYK ......................................................... 23
2.5 Phương pháp cân chỉnh G7 và các thông số có liên quan ............................... 24
2.5.1 Tổng quan về G7 ...................................................................................... 24
2.5.1.1 Khái niệm, đặc điểm chính về G7 ......................................................... 24
2.5.1.2 Lợi ích G7 mang lại .............................................................................. 26
2.5.1.3 Những mức độ cân chỉnh G7 ................................................................ 27
2.5.2 Mối quan hệ giữa G7 và với những chuẩn khác ...................................... 30
2.5.3 Cân bằng xám trong G7 ........................................................................... 32
2.5.3.1 Cân bằng xám........................................................................................ 32
2.5.3.2 Nguyên lý, hiệu ứng và công thức cân bằng xám trong G7.................. 33
2.5.3.3 Những yếu tố ảnh hưởng đến cân bằng xám......................................... 35
2.5.4 Tông màu trong G7 .................................................................................. 37
2.5.4.1 Khái niệm, nguồn gốc về NPDC ........................................................... 37
2.5.4.2 Đường cong mật độ xám (NPDC) ........................................................ 37
2.5.5 Bộ thông số HR, HC và SC...................................................................... 38
2.6 Vật tư, thiết bị.................................................................................................. 41
2.6.1 Giấy in ...................................................................................................... 41
2.6.2 Máy in kỹ thuật số .................................................................................... 42
2.6.2.1 Đặc điểm của in kỹ thuật số .................................................................. 42
2.6.2.2 Mực in kỹ thuật số................................................................................. 45
2.6.2.3 Phân loại ................................................................................................ 46
2.7 Hệ thống phần mềm ........................................................................................ 47
2.7.1 Phần mềm in thử EFI XF Client .............................................................. 47

2.7.2 Phần mềm kiểm chứng G7 - HutchColor CHROMIX Curve4 ................ 50
2.8 Quy trình thực hiện hiệu chuẩn bằng G7 ........................................................ 55

xii


2.8.1 Quy trình .................................................................................................. 55
2.8.2 Các bước thực hiện................................................................................... 55
CHƯƠNG 3. THỰC NGHIỆM ............................................................................. 57
3.1 Xác định mục đích của thực nghiệm ............................................................... 57
3.2 Đối tượng thực nghiệm ................................................................................... 57
3.3 Điều kiện thực nghiệm .................................................................................... 58
3.4 Tiến hành thực nghiệm.................................................................................... 60
3.4.1 Các bước tiến hành thực nghiệm.............................................................. 60
3.4.2 Mô tả quá trình thực hiện ......................................................................... 61
3.4.3 Đánh giá kết quả đường curve trong hiệu chuẩn ..................................... 71
3.4.3.1 Đánh giá đường curve, kết quả đo P2P51 in bằng file tuyến tính máy in71
3.4.3.2 Đánh giá đường curve, kết quả đo P2P51 đã hiệu chỉnh ...................... 76
3.4.3.3 Đánh giá kết quả không gian màu in thử qua TC1617 (IT8.7/5) tham
chiếu theo GRACoL 2013................................................................................. 80
3.4.3.4 So sánh kết quả in thử qua thang kiểm tra Control Wedge 2013 tại phần
mềm Verify EFI ................................................................................................ 82
CHƯƠNG 4. KẾT LUẬN - HƯỚNG PHÁT TRIỂN .......................................... 84
4.1 Tóm tắt đề tài .................................................................................................. 84
4.2 Tự đánh giá đề tài ............................................................................................ 85
4.2.1 Mức độ thành công................................................................................... 85
4.2.2 Các hạn chế .............................................................................................. 85
4.3 Hướng phát triển ............................................................................................. 86
TÀI LIỆU THAM KHẢO ...................................................................................... 87
PHỤ LỤC 1 : HƯỚNG DẪN ĐO DẢI MÀU P2P51 VỚI PHẦN MỀM CURVE488

PHỤ LỤC 2 : HƯỚNG DẪN CÁC BƯỚC HIỆU CHUẨN G7 CURVE BẰNG
PHẦN MỀM CHROMIX HUTCHCOLOR CHROMIX CURVE4. ....................... 90
PHỤ LỤC 3 : TẠO VÀ SO SÁNH GIÁ TRỊ DELTA E GIỮA ICC PROFILE
ĐƯỢC TẠO TỪ BẢNG TC1617 TRÊN TỜ IN OFFSET THỰC TẾ VỚI TỜ IN
THỬ GIẢ LẬP GRACOL VÀ TỜ IN OFFSET THỰC TẾ .................................... 97

xiii


DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
CD: Compact Disc
CIE: International Commission on Illumination
CMM: Color Management Module
CMS: Color Management System
CMYK: Cyan – Magenta – Yellow – Black
CRPC: Characterized Reference Print Condition
DLP: Device Link Profile
DPI (dpi): Dot Per Inch
DR: Density Range
DVD: Digital Video Disc
EFI: Electronics For Imaging
GCR: Gray Component Replacement
GTTT: Gia tăng tầng thứ
GRACoL: General Requirements for Applications in Commercial Offset
HC: Highlight Contrast
HR: Highlight Range
ICC profile: International Color Consortium profile
IFRA: International Fragrance Association
ISO: International Organization for Standard
LPI (lpi): Line Per Inch

LUT: Look-up table
JIS: Japanese Industrial Standard
ND: Neutral Density
NIP: Non-Impact Printing
NPD: Neutral Print Density
NPDC: Neutral Print Density Curve
OBA: Optical Brightening Additive
P2P: Press to Proof
PAS: Public Available Specification
PCS: Profile Connection Space
PDF: Portable Document Format
RIP: Raster Image Processor
RGB: Red – Green – Blue
RP: Restriction Percentage
SC: Shadow Contrast

xiv


SCCA: Substrate Corrected Colorimetric Aims
SCTV: Spot Color Tone Value
SWOP: Specification for Web Offset Publication
TIL: Total Ink Limit
UV: Ultraviolet
TVI: Tone Value Increase
USD: United States Dollar
VCC: Visual Correction Curve
VPR: Virtual Press Run

xv



DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU
Bảng 2.1: Ý nghĩa các giá trị sai biệt màu ................................................................ 16
Bảng 2.2: Phân biệt ba khái niệm “Standard, Specification, Methodology” ........... 25
Bảng 2.3: Giá trị dung sai cần đạt cho mức G7 Grayscale ...................................... 27
Bảng 2.4: Giá trị dung sai cần đạt cho mức G7 Target ............................................ 29
Bảng 2.5: Giá trị dung sai khuyến nghị tại mức G7 Colorspace .............................. 30
Bảng 2.6: So sánh giá trị tham chiếu của chuẩn GRACoL và FOGRA ................... 31
Bảng 2.7: Điều kiện in tham chiếu trong G7 ............................................................ 31
Bảng 2.8: Tính giá trị a*G7 và b*G7........................................................................... 35
Bảng 2.9: Giá trị mật độ tham chiếu của bộ ba HR, SC và HC (không quan tâm mật
độ giấy theo chuẩn) ........................................................................................... 38
Bảng 2.10: Giá trị mật độ tham chiếu của bộ ba HR, SC và HC (có quan tâm mật
độ giấy theo chuẩn) ........................................................................................... 39
Bảng 2.11: Giá trị tham chiếu của GRACoL2013, SWOP2013 theo CGAST.21-2
CRPC/ ISO 15339 ............................................................................................. 41
Bảng 2.12: Tóm tắt các bước thực hiện.................................................................... 55
Bảng 3.1: Thông số giấy Proofing paper white semimatte ...................................... 57
Bảng 3.2: Thông số máy in Epson Stylus Pro 4900 ................................................. 58
Bảng 3.3: Thông số máy đo màu X-Rite i1Pro2 ...................................................... 59
Bảng 3.4: Giá trị ND (có tính giá trị giấy) tại lượt in đầu tiên ................................. 60
Bảng 3.5: Giá trị Delta đo được thể hiện trong “Control points”............................. 72
Bảng 3.6: Giá trị Delta đo được trong “Control points” .......................................... 77
Bảng 3.7: Giá trị ND (có tính giá trị giấy) tại lượt in thứ hai .................................. 78


DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ VÀ HÌNH ẢNH
Hình 2.1: Hình minh họa cho một hệ thống quản lý màu .......................................... 6
Hình 2.2: Một chu trình quản lý màu cho in thử ........................................................ 8

Hình 2.3: Quá trình nhận biết màu sắc ..................................................................... 10
Hình 2.4: Sự phân bố các không gian màu .............................................................. 11
Hình 2.5: Sự khác biệt về thành phần màu khi phụ thuộc vào thiết bị .................... 13
Hình 2.6: Mô hình giản lược của không gian màu CIE LAB .................................. 14
Hình 2.7: Mô hình đơn giản không gian màu CIE LAB ứng với khả năng cảm nhận
của mắt người .................................................................................................... 15
Hình 2.8: Sự thay đổi các giá trị L*, a*, b* khi thay đổi nguồn sáng ...................... 16
Hình 2.9: Mô hình đơn giản không gian màu CIE LUV.......................................... 17
Hình 2.10: Mô hình không gian và mặt cắt của không màu CIE LCH .................... 18
Hình 2.11: Các bước làm việc của CMM ................................................................ 19
Hình 2.12: Chuyển đổi không gian màu .................................................................. 19
Hình 2.13: Các kiểu khuynh hướng diễn dịch màu.................................................. 20
Hình 2.14: Hình dạng trame biến đổi vật lý qua các tác nhân khác nhau ................ 22
Hình 2.15: Đồ thị biểu hiện sự GTTT ...................................................................... 22
Hình 2.16: Không gian màu liên kết profile CIELAB (PSC) .................................. 23
Hình 2.17: Logo thể hiện chữ viết tắt của G7 .......................................................... 24
Hình 2.18: Phương pháp G7 hiển thị xám tương đồng trên nhiều thiết bị............... 26
Hình 2.19: Dải màu P2P51 Target ........................................................................... 28
Hình 2.20: Bảng màu IT8/7.4 (Bên trái mô phỏng theo mắt người; bên phải ngẫu
nhiên)................................................................................................................. 29
Hình 2.21: Thể hiện sự đạt được độ cân bằng xám.................................................. 33
Hình 2.22: Mô phỏng khả năng thích ứng màu của mắt người ............................... 34
Hình 2.23: Đồ thị thể hiện giá trị a* và b* mong muốn cho thang xám lý tưởng
được in trên giấy với điểm trắng không chuẩn (a*= 2; b*= -4) ........................ 35
Hình 2.24: Mô tả đường cong mật độ xám NPDC của CMY và màu K (đường màu
xanh lá là giá trị mong muốn, màu đỏ là giá trị đo) .......................................... 38
Hình 2.25: Đơn vị điển hình cho kỹ thuật in NIP .................................................... 43
Hình 2.26: Lưới điểm ghi ......................................................................................... 43
Hình 2.27: Các phần tử nửa tông là tập hợp của một số lượng các ô lưới đều nhau44
Hình 2.28: Sơ đồ phân loại các máy in theo tên kỹ thuật in NIP ............................. 46

Hình 2.29: Giao diện Color Tools của Fiery XF 6.5 ................................................ 47
Hình 2.30: Bảng màu xác định lượng mực từng kênh ............................................. 48
Hình 2.31: Bảng màu phục vụ để tuyến tính từng kênh màu in............................... 48


Hình 2.32: Bảng màu xác định tổng lượng mực bằng cách đo ................................ 49
Hình 2.33: Bảng màu xác định tổng lượng mực bằng cách quan sát ....................... 49
Hình 2.34: Bảng màu xác định chất lượng tuyến tính ............................................. 49
Hình 2.35: Minh họa tổng hợp kết quả tuyến tính ................................................... 50
Hình 2.36: Giao diện phần mềm Curve4 ................................................................. 50
Hình 2.37: Tab G7 Master trong Verify................................................................... 51
Hình 2.38: Tab Proof trong Verify ........................................................................... 52
Hình 2.39: Biểu đồ dữ liệu đo được từ các Target ................................................... 53
Hình 2.40: Tab Ink Restriction cài đặt giới hạn mực ............................................... 54
Hình 2.41: Quy trình cơ bản hiệu chỉnh G7 in kỹ thuật số ...................................... 55
Hình 3.1: Dải màu in kiểm tra đầu phun .................................................................. 61
Hình 3.2: Dải kiểm tra khoảng cách đầu phun ......................................................... 61
Hình 3.3: Các thiết lập cơ bản cho quá trình tuyến tính........................................... 62
Hình 3.4: Chức năng “Advances” trong Ink Limit per Channel .............................. 63
Hình 3.5: Tổng hợp kết quả tuyến tính .................................................................... 63
Hình 3.6: So sánh không gian màu vừa tạo trong “Compare in Profile Inspector...”64
Hình 3.7: Giao diện Jop Explorer trong EFI XF ...................................................... 64
Hình 3.8: Giao diện đo bảng màu P2P51 ................................................................. 65
Hình 3.9: Kết quả đo được phân tích tại thẻ “Measurements” ................................ 65
Hình 3.10: Hiệu chỉnh đường giá trị đo được tại thẻ Create Curves ....................... 66
Hình 3.11: Tiến hành in P2P51 với đường curve đã hiệu chỉnh .............................. 66
Hình 3.12: Giao diện chính Fiery Printer Profiler.................................................... 67
Hình 3.13: Mục Calibration Setup ........................................................................... 67
Hình 3.14: Mục Profile print settings ....................................................................... 68
Hình 3.15: Giao diện đo bảng màu .......................................................................... 68

Hình 3.16: Thiết lập điều kiện in thử tại Color Management .................................. 69
Hình 3.17: Thiết lập workflow mới cho in thử ........................................................ 70
Hình 3.18: Thiết lập thông tin cho in thử ................................................................. 70
Hình 3.19: Cửa sổ chọn workflow ........................................................................... 71
Hình 3.20: Giao diện in file in thử ........................................................................... 71
Hình 3.21: Tab Output Curves với các giá trị “Control points” .............................. 72
Hình 3.22: Biểu đồ quan sát nhanh tại tab G7 trong lần in đầu tiên ........................ 74
Hình 3.23: Hình tổng kết đánh giá kết quả đạt/ không đạt G7 lần in đầu tiên ......... 75
Hình 3.24: Giá trị của mực và giấy theo tham chiếu của GRACoL 2013 ............... 76
Hình 3.25: Biểu đồ kết quả so sánh giá trị ΔE không hiệu chỉnh curve so với dung
sai Pass/ Fail G7 ................................................................................................ 76


Hình 3.26: Kết quả lượt in thứ hai đã cân chỉnh đường curve ................................. 77
Hình 3.27: Biểu đồ quan sát nhanh tại tab G7 trong lần in thứ hai .......................... 78
Hình 3.28: Giá trị của mực và giấy tham chiếu theo GRACoL 2013 sau khi ......... 79
Hình 3.29: Biểu đồ kết quả so sánh giá trị ΔE đã hiệu chỉnh curve so với dung sai
Pass/ Fail G7 ..................................................................................................... 79
Hình 3.30: Hình tổng kết đánh giá kết quả đạt/ không đạt G7 qua lần in thứ hai, đạt
G7 Grayscale ..................................................................................................... 80
Hình 3.31: Kết quả đo bảng màu TC1617 cho mức độ Colorspace ........................ 80
Hình 3.32: Giá trị của mực và giấy đo được trên TC1617 theo tham chiếu GRACoL
2013 ................................................................................................................... 81
Hình 3.33: Biểu đồ kết quả so sánh giá trị ΔE tờ in thử giả lập GRACoL 2013 so
với dung sai Pass/ Fail G7 ................................................................................. 81
Hình 3.34: Giao diện so sánh profile ....................................................................... 82
Hình 3.35: Biểu đồ kết quả so sánh giá trị ΔE trên tờ in thử so với GRACoL 2013
bằng thang kiểm tra Control Wedge 2013 ........................................................ 83
Hình 3.36: Biểu đồ cột chồng thể hiện kết quả ΔE so với dung sai ......................... 83



CHƯƠNG 1. DẪN NHẬP
1.1 Lý do chọn đề tài
Ngành công nghệ in đã phát triển từ hơn 500 năm trước và đến giai đoạn hiện tại
các ngành khoa học kỹ thuật đã càng ngày càng lớn mạnh dẫn đến nhiều thành tựu
trong ngành được đề cập và ứng dụng trong thực tiễn. Công nghệ kỹ thuật càng lớn
mạnh thì nhu cầu đòi hỏi của con người về vật chất càng đa dạng, khi đó kéo theo
chất lượng sản phẩm của các ngành công nghệ nói chung và ngành in nói riêng phải
được cải tiến phù hợp, xây dựng quy trình sản xuất tiên tiến nhằm đưa ra sản phẩm
có chất lượng tốt và hơn hết là phải đúng ý khách hàng.
Ở thời điểm hiện tại ngành in mang trong mình một sứ mệnh đó là sử dụng tất cả
tài nguyên vốn có của mình cho mục đích phục chế tờ in sao cho giống mẫu nhất.
Chúng ta có thể thấy máy móc thiết bị rất đa dạng từ hình dáng, cấu hình cho đến
sản xuất từ nhiều hãng khác nhau nên sẽ ảnh hưởng đến quá trình chuyển đổi dữ
liệu, làm mất hay thay đổi thông tin dẫn đến bài in không giống mẫu. Điều mà tất cả
nhà in lẫn khách hàng mong muốn nhất là khi truyền tải dữ liệu từ nơi này sang nơi
khác hoặc từ thiết bị này đến thiết bị kia thì hình ảnh vẫn có tính đồng nhất về màu.
Nhưng thực tế cho thấy vấn đề khác biệt màu vẫn luôn xảy ra hằng ngày, thậm chí
là hằng giờ bởi một phần lỗi là do mỗi thiết bị khác nhau thì sẽ có khoảng không
gian màu phục chế khác nhau hoặc sử dụng giấy, mực in khác nhau cũng tác động
đến sự thay đổi màu sắc. Vì thế để có thể phục chế tương tự bài mẫu thì bước đầu
tiên cần làm là các thiết bị phải “giao tiếp” được với nhau, tạo tiếng nói chung khi
đó con đường tiến đến quản lý chất lượng không còn là chuyện xa vời.
Với nhu cầu sản xuất ngày nay nếu muốn cạnh tranh cao thì bắt buộc phải nhanh,
nhà in phải cung cấp cho khách hàng màu in chính xác ngay từ khi bắt đầu quy trình
sản xuất. Vì thế mà giải pháp hiệu quả nhất chính là quản lý màu. Quản lý màu thực
chất là tìm ra một ngôn ngữ kết nối chặt chẽ giữa các thiết bị với nhau trong cùng hệ
thống phục chế, từ đó ta có thể dự đoán trước được màu sắc in ra từ thiết bị khác
nhau. Trong một hệ thống quản lý màu điều quan trọng để đạt được tiếng nói chung
giữa các thiết bị là phải nhờ đến một không gian chuyển đổi liên kết và có sự kết

hợp của các phương pháp cân chỉnh màu sắc để tạo ra tờ in có màu tương đồng, ổn
định khi in bằng nhiều phương pháp in khác nhau. Từ đó cải thiện được tình trạng
hao phí xảy ra trong quá trình in sản lượng cũng như không quá lệ thuộc vào đánh
giá chủ quan của con người.
Trong xu thế hội nhập, các nhà in luôn muốn sản phẩm của mình in ra phải đạt
được tiêu chuẩn cụ thể mà khách hàng yêu cầu. Nhưng việc tìm được vật tư chuẩn
cũng không dễ dàng, hơn nữa mỗi vật tư khác nhau sẽ cho ra màu sắc khác nhau.

1


Chính vì thế các tổ chức có liên quan đến in ấn, đồ họa đã tạo ra tiêu chuẩn kỹ thuật
G7 để đơn giản hóa mọi phương pháp in cũng như đồng nhất hóa mọi công nghệ và
vật liệu in. Khả năng nhìn màu của con người là vô tận nên phương pháp G7 ra đời
đã đánh trúng ưu điểm này của mắt người. Mặt khác G7 còn có khả năng cân chỉnh
đạt độ chính xác và độ tin cậy cần thiết, tránh đi những sai sót không đáng có trong
máy móc. Mặc dù phương pháp này có thể đạt được độ đồng đều màu sắc trên nhiều
công nghệ in mà không cần quản lý màu nhưng nếu muốn hướng đến tiêu chuẩn
nhất định như ISO 12647 hay chuẩn nội bộ của công ty thì phải kết hợp với quản lý
màu để tạo ra chất lượng tốt nhất. Hầu hết tất cả phương pháp in đều thích hợp với
G7 nhưng hiện nay hệ thống in kỹ thuật số đang dần chiếm lĩnh thị trường bởi
phương thức in nhanh, ổn định, sử dụng được đa dạng loại vật liệu và cá nhân hóa
sản phẩm nhằm đáp ứng cho các lĩnh vực về ấn phẩm, bao bì, nhãn hàng. Ngoài ra
nó còn được dùng phổ biến trong lĩnh vực in thử để giả lập điều kiện in thật cho ra
kết quả tương tự in sản lượng. Chính vì những lợi thế như vậy nên nhóm chúng em
quyết định chọn đề tài “Tìm hiểu và ứng dụng phương pháp G7 vào quản lý màu
cho máy in kỹ thuật số” để làm đề tài tốt nghiệp.
1.2 Tính cấp thiết của đề tài
Smithers Pira là cơ quan có thẩm quyền trên toàn thế giới về chuỗi cung ứng bao
bì, giấy và công nghiệp in. Smithres Pira cung cấp chiến lược và cố vấn kỹ thuật

cũng như các giải pháp thông minh giúp khách hàng hiểu rõ hơn về thị trường, xác
định cơ hội và đánh giá hiệu suất sản phẩm và tuân thủ các mức quản lý. Theo báo
cáo thị trường mới của Smithers Pira thì tổng thị trường in kỹ thuật số sẽ đạt 225%
giá trị năm 2013 vào năm 2024. Trong năm 2013, thị trường in kỹ thuật số trị giá
120,9 tỷ USD theo giá trị đồng dollar không đổi trong năm 2012 và tương đương
131 tỷ USD theo giá trị đồng dollar hiện tại. In kỹ thuật số đang phát triển vì nó cho
phép các nhà cung cấp dịch vụ in cải thiện mức độ dịch vụ mà họ cung cấp cho
khách hàng cũng như mở ra những cơ hội mới và giúp họ kiếm tiền. In kỹ thuật số
đang được sử dụng thậm chí vượt ra ngoài lĩnh vực đồ họa và bao bì. Những ứng
dụng này bao gồm hàng dệt, gạch men, kính phẳng và tròn, gỗ trang trí, ứng dụng ô
tô, sản phẩm điện tử và quang điện, y tế sinh học và các mặt hàng quảng cáo khác.
Ở Việt Nam, in kỹ thuật số phù hợp với các đơn hàng có số lượng nhỏ và mang
tính cá nhân hóa với đa dạng các loại vật liệu. In kỹ thuật số đã và đang phát triển
mạnh mẽ trong 10 năm trở lại đây. Nhiều nhà in đã mạnh dạn đầu tư các hệ thống in
kỹ thuật số như HP, EPSON, KONICA MINOLTA, FUJI,... để phục vụ cho nhu
cầu tiêu dùng mạnh mẽ như hiện nay. Tuy nhiên, mỗi một đơn vị in đều có phương

2


thức quản lý màu khác nhau, dẫn đến việc màu sắc sẽ khác nhau giữa các thiết bị in
hay các nhà in khác nhau.
Chính vì vậy, ta cần một phương thức/ phương pháp để duy trì màu sắc sau khi in
ra sẽ tương đồng ở các hệ thống in và nhà in khác nhau. Trước tình hình chung đó,
G7 phát triển mạnh mẽ để khắc phục những điểm yếu đó. Cũng trong năm 2019,
Khoa In và Truyền thông đã tổ chức buổi hội thảo về G7 tạo điều kiện cho sinh viên
tiếp xúc và học hỏi. Sau vài tuần khoa cũng tổ chức buổi hội thảo về các thiết bị phụ
trợ cho cân chỉnh G7.
Đề tài này nhằm mục đích tiếp bước hai buổi hội thảo trước đó để tiến hành quản
lý màu cho máy in kỹ thuật số dựa trên các thực nghiệm hiệu chuẩn G7. Đề tài

thống nhất cách thức thực hiện xây dựng dữ liệu, đo kiểm, quản lý màu cho kỹ thuật
số. Từ đó ra đời đề tài “Tìm hiểu và ứng dụng phương pháp cân chỉnh G7 vào quản
lý màu cho máy in kỹ thuật số”.
1.3 Mục đích nghiên cứu
- Hiểu rõ các khái niệm, ứng dụng của phương pháp cân chỉnh kiểm soát cân
bằng xám theo G7 vào quản lý màu cho máy in kỹ thuật số.
- Thực hiện các cấp độ cân chỉnh trong G7, kiểm tra theo thông số dung sai G7.
- Tìm hiểu, sử dụng phần mềm Curve4 đo bảng màu và điều chỉnh các đường
cong cân bằng xám.
- Đưa ra quy trình thực hiện quản lý màu hiệu chỉnh bằng phương pháp G7 trên
máy in thử Epson Stylus Pro 4900.
- Tạo ICC profile có cân chỉnh theo G7 giả lập điều kiện in thật trên máy in thử
Epson Stylus Pro 4900 và sử dụng EFI XF để đánh giá độ hữu dụng ICC profile với
điều kiện in khác.
1.4 Khách thể, đối tượng nghiên cứu
 Khách thể nghiên cứu
- Máy in phun Epson Stylus Pro 4900.
- Máy đo màu cầm tay i1Pro2.
- Máy tính xách tay.
- Giấy in thử Epson White Semimatte 260 g/m2.


Đối tượng nghiên cứu

- Phương pháp hiệu chỉnh cân bằng xám G7.
- Quản lý màu cho máy in thử Epson Stylus Pro 4900 theo điều kiện môi trường
và cơ sở vật chất tại xưởng Khoa in và Truyền thông.

3



- Phần mềm in thử EFI XF Client tạo ICC profile và quản lý in thử cho máy in
kết hợp với phương pháp G7.
- Phần mềm Curve4 điều chỉnh, tính toán giá trị đường cong phù hợp.
1.5 Nhiệm vụ nghiên cứu
- Nhiệm vụ 1: Tìm hiểu, nghiên cứu cơ sở lý thuyết về quản lý màu, phương
pháp cân chỉnh G7, từ đó tổng hợp lại kiến thức sử dụng trong đề tài.
- Nhiệm vụ 2: Nắm rõ phương pháp G7, tìm hiểu phần mềm tạo profile và phần
mềm tính toán để đạt được G7.
- Nhiệm vụ 3: Viết quy trình thực hiện quản lý màu có sử dụng phương pháp G7
trên máy in thử Epson Stylus Pro 4900 tại xưởng Khoa in và Truyền thông.
- Nhiệm vụ 4: Thực nghiệm tạo ICC profile trên phần mềm EFI XF Client kết
hợp phương pháp G7 với máy in Epson Stylus Pro 4900 bằng giấy in thử Epson
White Semimatte 260 g/m2.
1.6 Phương pháp nghiên cứu, giới hạn đề tài
 Phương pháp nghiên cứu
Trong quá trình thực hiện đề tài nhóm đã sử dụng các phương pháp:
- Sưu tầm, tìm hiểu, phân tích, tổng hợp các tài liệu có liên quan đến quản lý màu
và phương pháp G7.
- Thực nghiệm quá trình tạo ICC profile trên giấy in thử Epson White Semimatte
260 g/m2 bằng máy in phun khổ nhỏ Epson Stylus Pro 4900.
- Phân tích, kiểm nghiệm ICC profile đã tạo và xây dựng quy trình cân chỉnh G7
cho máy in phun Epson Stylus Pro 4900.


Giới hạn đề tài

Do có sự giới hạn về vật tư, thời gian và thiết bị nên đề tài nghiên cứu chỉ tập
trung vào việc quản lý màu kết hợp phương pháp cân chỉnh G7 để kiểm soát độ
chính xác về màu sắc cho tờ in được in bằng máy in phun khổ nhỏ Epson Stylus Pro

4900 tại xưởng Khoa in và Truyền thông, nội dung thực hiện gồm:
- Quá trình thực nghiệm in thử bằng máy in phun Epson Stylus Pro 4900.
- Thực nghiệm tạo ICC profile cho máy in thử có kèm theo G7 và so sánh với
profile của các chuẩn khác.
- Viết quy trình các bước thực hiện G7 cho in kỹ thuật số, mô tả các bước chỉnh
sửa bằng phần mềm Curve4.
- Vật liệu sử dụng trong thực nghiệm là giấy in thử Epson White Semimatte
260 g/m2.

4


×