ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
KHOA LUẬT
PHÙNG THỊ KHÁNH LINH
¶nh hëng cña Nho gi¸o
®Õn viÖc b¶o ®¶m quyÒn b×nh ®¼ng cña
phô n÷
trong quan hÖ h«n nh©n, gia ®×nh ë ViÖt Nam
LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT HỌC
HÀ NỘI - 2018
ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
KHOA LUẬT
PHÙNG THỊ KHÁNH LINH
¶nh hëng cña Nho gi¸o
®Õn viÖc b¶o ®¶m quyÒn b×nh ®¼ng cña
phô n÷
trong quan hÖ h«n nh©n, gia ®×nh ë ViÖt Nam
Chuyên ngành: Pháp luật về quyền con người
Mã số: 8380101.07
LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT HỌC
Cán bộ hướng dẫn khoa học: GS.TS PHẠM HỒNG THÁI
HÀ NỘI - 2018
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan Luận văn là công trình nghiên cứu của
riêng tôi. Các kết quả nêu trong Luận văn chưa được công bố trong
bất kỳ công trình nào khác. Các số liệu, ví dụ và trích dẫn trong
Luận văn đảm bảo tính chính xác, tin cậy và trung thực. Tôi đã
hoàn thành tất cả các môn học và đã thanh toán tất cả các nghĩa vụ
tài chính theo quy định của Khoa Luật Đại học Quốc gia Hà Nội.
Vậy tôi viết Lời cam đoan này đề nghị Khoa Luật xem xét để
tôi có thể bảo vệ Luận văn.
Tôi xin chân thành cảm ơn!
NGƯỜI CAM ĐOAN
Phùng Thị Khánh Linh
MỤC LỤC
Trang
Trang phụ bìa
Lời cam đoan
Mục lục
Danh mục bảng, đồ thị, bản đồ
MỞ ĐẦU..........................................................................................................1
CHƯƠNG 1: NHỮNG TRIẾT LÝ CĂN BẢN CỦA NHO GIÁO VỀ
HÔN NHÂN, GIA ĐÌNH VÀ BẢO ĐẢM QUYỀN BÌNH ĐẲNG
TRONG QUAN HỆ HÔN NHÂN, GIA ĐÌNH CỦA PHỤ NỮ
VIỆT NAM.........................................................................................9
1.1.
Những triết lý căn bản của Nho giáo...............................................9
1.1.1. Khái quát sự hình thành và phát triển của Nho giáo............................9
1.1.2. Quá trình du nhập tư tưởng Nho giáo vào Việt Nam.........................10
1.1.3. Những nội dung cơ bản của triết lý Nho giáo về hôn nhân và gia đình
...........................................................................................................18
1.2.
Quyền bình đẳng và bảo đảm quyền của người phụ nữ trong
quan hệ hôn nhân và gia đình.........................................................23
1.2.1. Khái quát về quyền bình đẳng...........................................................23
1.2.2. Bảo đảm quyền bình đẳng của phụ nữ trong hôn nhân và gia đình........24
1.3.
Bảo đảm quyền bình đẳng của phụ nữ về hôn nhân và gia
đình trong pháp luật quốc tế và pháp luật Việt Nam...................27
1.3.1. Bảo đảm quyền bình đẳng của phụ nữ về hôn nhân và gia đình
trong pháp luật quốc tế......................................................................27
1.3.2. Bảo đảm quyền bình đẳng của phụ nữ trong hôn nhân và gia
đình theo pháp luật Việt Nam............................................................29
Tiểu kết chương 1..........................................................................................33
CHƯƠNG 2: NHỮNG TÁC ĐỘNG, ẢNH HƯỞNG CỦA NHO GIÁO
ĐẾN VIỆC BẢO ĐẢM QUYỀN BÌNH ĐẲNG CỦA PHỤ NỮ
VIỆT NAM TRONG QUAN HỆ HÔN NHÂN, GIA ĐÌNH........34
2.1.
Ảnh hưởng tích cực của Nho giáo đến việc bảo
đảm quyền bình đẳng của phụ nữ Việt Nam
trong quan hệ hôn nhân, gia đình...................................34
2.2.
Ảnh hưởng tiêu cực của Nho giáo đến việc bảo
đảm quyền bình đẳng của phụ nữ Việt Nam
trong quan hệ hôn nhân, gia đình..................................42
2.2.1.
Ảnh hưởng tiêu cực của Nho giáo đến quyền bình đẳng của phụ
nữ Việt Nam trong quan hệ hôn nhân, gia đình.................................42
2.2.2.
Những hạn chế chủ yếu về bảo đảm quyền bình đẳng của phụ nữ
trong hôn nhân và gia đình................................................................47
2.3.
Những yếu tố làm biến đổi sự ảnh hưởng của Nho giáo đến
việc bảo đảm quyền bình đẳng của phụ nữ Việt Nam trong
quan hệ hôn nhân, gia đình.............................................................50
2.3.1.
Các yếu tố tích cực............................................................................50
2.3.2.
Các yếu tố gây cản trở.......................................................................54
2.4.
Một số vấn đề đặt ra từ ảnh hưởng từ Nho giáo đến việc bảo
đảm quyền bình đẳng của phụ nữ Việt Nam trong quan hệ hôn
nhân, gia đình...................................................................................58
2.4.1.
Mất cân bằng giới tính khi sinh và sự ưa thích con trai.....................66
2.4.2.
Bạo lực gia đình.................................................................................72
Tiểu kết chương 2..........................................................................................76
CHƯƠNG 3: QUAN ĐIỂM VÀ GIẢI PHÁP NHẰM PHÁT
HUY ẢNH HƯỞNG TÍCH CỰC, HẠN CHẾ ẢNH
HƯỞNG TIÊU CỰC CỦA NHO GIÁO ĐẾN VIỆC
BẢO ĐẢM QUYỀN BÌNH ĐẲNG CỦA PHỤ NỮ VIỆT
NAM TRONG QUAN HỆ HÔN NHÂN, GIA ĐÌNH............77
3.1.
Quan điểm nhằm phát huy ảnh hưởng tích cực và hạn chế
ảnh hưởng tiêu cực Nho giáo đến việc bảo đảm quyền bình
đẳng của phụ nữ Việt Nam trong quan hệ hôn nhân, gia đình
...........................................................................................................77
3.1.1.
Quán triệt quan điểm Đảng Cộng sản Việt Nam và Hồ Chí Minh
trong việc kế thừa các giá trị đạo đức của Nho giáo đối với người
phụ nữ Việt Nam hiện nay.................................................................77
3.1.2.
Kế thừa các giá trị của đạo đức Nho giáo phải nhằm nâng cao vai
trò, vị trí của người phụ nữ Việt Nam trong thời đại mới..................82
3.2.
Giải pháp nhằm phát huy ảnh hưởng tích cực và
hạn chế ảnh hưởng tiêu cực của Nho giáo đến
việc bảo đảm quyền bình đẳng của phụ nữ Việt
Nam trong quan hệ hôn nhân, gia đình.......................87
3.2.1.
3.2.2.
3.2.3.
3.2.4.
3.2.5.
3.2.6.
3.2.7.
3.2.8.
3.2.9.
Phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội, đẩy mạnh đào tạo nghề và
giải quyết việc làm cho người phụ nữ Việt Nam hiện nay................87
Đẩy mạnh công tác giáo dục và nâng cao nhận thức về vị trí, vai
trò của người phụ nữ trong xã hội, gia đình......................................91
Tăng cường năng lực, hiệu quả quản lý nhà nước về bình đẳng
của người phụ nữ Việt Nam trong quan hệ hôn nhân, gia đình
hiện nay..............................................................................................92
Nâng cao vai trò của Hội Liên hiệp phụ nữ và các tổ chức xã hội.......94
Hoàn thiện về cơ chế, chính sách và hệ thống pháp luật, thực
hiện bình đẳng giới............................................................................95
Tăng cường vai trò của các thiết chế xã hội về bảo đảm quyền
bình đẳng của phụ nữ trong hôn nhân và gia đình.............................98
Tuyên truyền, giáo dục sâu rộng quyền bình đẳng của phụ nữ
trong hôn nhân và gia đình..............................................................101
Tăng cường và thiết lập hệ thống thu thập dữ liệu thống nhất và
khung kế hoạch, theo dõi và đánh giá; nghiên cứu về quyền bình
đẳng của phụ nữ trong hôn nhân và gia đình...................................104
Xoá bỏ bạo lực đối với phụ nữ và trẻ em gái..................................106
KẾT LUẬN..................................................................................................108
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO...................................................109
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
BĐG:
Bình đẳng giới
TSGTKS:
Tỉ số giới tính khi sinh
TSGTTE:
Tỷ số giới tính trẻ em dưới 5 tuổi
DANH MỤC BẢNG, ĐỒ THỊ, BẢN ĐỒ
Số hiệu
Tên bảng, đồ thị, bản đồ
Trang
Bảng 1.1.
Các quyền cơ bản trong Bộ luật nhân quyền quốc tế
27
Đồ thị 2.1.
Tỷ số giới tính khi sinh theo vùng
67
Đồ thị 2.2.
Tỷ số giới tính khi sinh tại thành thị và nông thôn
67
Bản đồ 2.1.
Tỷ số giới tính khi sinh theo tỉnh
68
MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Nho giáo là học thuyết chính trị - xã hội có nguồn gốc ở Trung quốc
thời kì cổ đại, hình thành từ thời Phục Hy và có sự đóng góp rất lớn của
Chu Công ở thời kì Tây Chu. Đến thời Đông Chu, Khổng Tử là người có
kiến thức uyên bác đã đóng vai trò to lớn trong việc hệ thống hoá tư tưởng
của Chu Công và truyền bá tư tưởng của Nho giáo. Vì vậy, Khổng Tử được
coi là người sáng lập Nho giáo. Trải qua các giai đoạn lịch sử khác nhau,
Nho giáo tồn tại và phát triển không thuần nhất ở Trung Quốc: Nho giáo
thời Tây Chu (Chu Công), Nho giáo thời Tiên Tần (Khổng Mạnh), Hán
Nho, Đường Nho, Tống Nho…
Nho giáo ra đời thời Xuân Thu - Chiến Quốc - thời kỳ mà tình hình
kinh tế - xã hội có nhiều biến động nhất trong lịch sử Trung Quốc. Các nước
chư hầu nhà Chu tranh giành quyền lực, tàn sát lẫn nhau làm cho xã hội lâm
vào cảnh loạn lạc, rối ren. Trước tình hình đó, các nhà tư tưởng của Nho giáo
đã lý giải các vấn đề xã hội và họ muốn tìm ra phương pháp đưa xã hội từ
loạn lạc tới thịnh trị. Chính vì vậy, có nhiều ý kiến cho rằng, thực chất Nho
giáo là đạo trị nước, Nho giáo là đạo làm người vì bàn nhiều tới việc giáo dục
đạo đức cho con người - nhân tố giúp xã hội ổn định, trật tự.
Nội dung giáo dục đạo đức cho con người của Nho giáo tập trung ở các
phạm trù cơ bản như Tam cương, Ngũ thường, Chính danh. Đối với người
phụ nữ, nội dung giáo dục đạo đức của Nho giáo thể hiện rõ thông qua thuyết
tam tòng, tứ đức.
Nho giáo được truyền vào nước ta từ thời Bắc thuộc. Khi vào Việt
Nam, nó được cải biến đi cho phù hợp với tính chất ôn hòa vốn có của người
Việt. Trong quá trình tồn tại, giai cấp phong kiến Việt Nam sử dụng Nho giáo
1
làm công cụ để thiết lập ổn định trật tự xã hội và duy trì sự thống trị của giai
cấp cầm quyền. Trải qua những bước thăng trầm của lịch sử, Nho giáo đã có
chỗ đứng nhất định trong đời sống tư tưởng của người Việt. Trong các nội
dung đạo đức của Nho giáo thì thuyết tam tòng, tứ đức là những quy phạm
giáo dục đạo đức cơ bản đối với người phụ nữ. Tư tưởng này đã có ảnh hưởng
rất sâu sắc đến vai trò, vị trí, cuộc sống của
người phụ nữ Việt Nam. Bên cạnh các giá trị tích cực, Nho giáo có
nhiều mặt tiêu cực, trói buộc người phụ nữ Việt Nam vào lễ giáo phong kiến,
kìm hãm các bước tiến của họ, đặc biệt là trong quan hệ hôn nhân, gia đình.
Tuy nhiên, Nho giáo trên chặng đường dài của lịch sử dân tộc, vẫn có giá trị
nhất định góp phần làm nên vẻ đẹp truyền thống của người phụ nữ Việt Nam.
Ngày nay, mặc dù cơ sở kinh tế - xã hội của nhà nước phong kiến
không còn nhưng phần nào tư tưởng của Nho giáo vẫn còn tồn tại ảnh hưởng
đến việc đảm bảo quyền bình đẳng của người phụ nữ Việt Nam trong quan hệ
hôn nhân, gia đình trên cả hai bình diện tích cực và hạn chế. Những ảnh
hưởng tiêu cực của nó như trọng nam khinh nữ, áp đặt hôn nhân… là một
trong những nguyên nhân dẫn đến tình trạng bạo lực gia đình và bất bình đẳng
giới ở nước ta hiện nay.
Tại Đại hội Đảng lần thứ VI (1986), Đảng ta thực hiện công cuộc Đổi
mới. Sự kiện này đánh dấu bước chuyển mình lớn lao của dân tộc. Trải qua
gần ba mươi năm thực hiện, quá trình Đổi mới của đất nước đã đạt được
nhiều thành tựu quan trọng trên các lĩnh vực, trong đó có đổi mới kinh tế là
nền tảng. Tuy nhiên, mục đích của Đảng ta trong công cuộc Đổi mới không
chỉ đơn giản về kinh tế mà đổi mới toàn diện, trong đó có đổi mới quan niệm
về con người và giải phóng con người. Đảng ta luôn xác định, con người là
yếu tố quan trọng hàng đầu, trong đó, người phụ nữ là lực lượng đông đảo
nắm vai trò to lớn trong gia đình và xã hội. Công cuộc Đổi mới đã dẫn đến
2
những thay đổi về tiêu chí đánh giá của xã hội, của gia đình đối với người phụ
nữ nhằm đáp ứng nhu cầu mới của thời đại. Người phụ nữ Việt Nam ngày nay
phải hướng tới vẻ đẹp toàn diện hơn, trí tuệ hơn, giỏi việc nước đảm việc nhà,
tích cực tham gia các hoạt động xã hội...
Những quy tắc, chuẩn mực của đạo đức Nho giáo được sử dụng một
cách hợp lý sẽ trở thành nhân tố quan trọng nâng cao vị trí, vai trò của người
phụ nữ trong xã hội Việt Nam hiện đại, đảm bảo được quyền bình đẳng của
họ trong mối quan hệ hôn nhân, gia đình nói riêng. Điều đó cho thấy việc cần
thiết phải nghiên cứu thực trạng ảnh hưởng của Nho giáo đối với việc bảo
đảm quyền bình đẳng của người phụ nữ Việt Nam hiện nay trong quan hệ hôn
nhân, gia đình để đưa ra những giải pháp nhằm phát huy giá trị tích cực và
hạn chế ảnh hưởng tiêu cực đối với sự nghiệp giải phóng phụ nữ.
Xuất phát từ những vấn đề nêu trên, tác giả chọn đề tài: “Ảnh hưởng
của Nho giáo đến việc bảo đảm quyền bình đẳng của phụ nữ trong quan hệ
hôn nhân, gia đình ở Việt Nam” làm đề tài luận văn thạc sỹ của mình.
2. Tình hình nghiên cứu
Đề tài ảnh hưởng của Nho giáo đến việc bảo đảm quyền bình đẳng
trong quan hệ hôn nhân, gia đình của phụ nữ ở Việt Nam cũng đã có một số
tác giả nghiên cứu. Có thể kể ra như đề tài nghiên cứu được các chuyên gia
dưới các góc độ và trong phạm vi khác nhau, như: “Ảnh hưởng của đạo đức
phong kiến trong cán bộ lãnh đạo quản lý của Việt Nam hiện nay” của tác giả
Nguyễn Thế Kiệt làm chủ biên; “Ảnh hưởng tiêu cực của tư tưởng phong
kiến trong cán bộ lãnh đạo, quản lý và phương hướng khắc phục” của tác giả
Nguyễn Bình Yên; “Ảnh hưởng của Nho giáo trong lịch sử tư tưởng Việt
Nam” của tác giả Nguyễn Đức Quỳ; hay “Gia đình Việt Nam và vai trò của
người phụ nữ trong giai đoạn hiện nay” của tác giả Dương Thị Minh; “Bảo
đảm quyền bình đẳng của phụ nữ trong Hôn Nhân Gia đình tại Việt Nam
3
Hiện Nay “ của Lê Thu Thảo hay “Lễ giáo Nho gia phong kiến kìm hãm bước
tiến của phụ nữ Việt Nam hiện nay” của tác giả Lê Văn Quán; “Công, dung,
ngôn, hạnh thời nay” của tác giả Lê Thị Bừng, Nguyễn Thị Vân Hương;
“Ảnh hưởng của thuyết tam tòng, tứ đức đối với người phụ nữ Việt Nam xưa
và nay” - Đề tài nghiên cứu khoa học cấp trường - Đại học Sư phạm của
Hoàng Thị Thuận; Cuốn “Nho giáo và gia đình” của tác giả Vũ Khiêu, Đặng
Như và Lê Thị Quý nhà xuất bản Khoa học xã hội, 1995.
Những nội dung các công trình nghiên cứu đã đạt được:
Thứ nhất, các công trình đã khái quát quá trình hình thành, phát triển
của Nho giáo qua các giai đoạn chủ yếu: Nho giáo Xuân Thu; Nho giáo thời
Lưỡng Hán; Nho giáo thời Tam quốc; Nho giáo thời Thanh. Và đặc biệt là
Nho giáo ở Việt Nam.
Thứ hai, các công trình đã làm rõ những phạm trù, nguyên lý cơ bản
của Nho giáo. Trong đó, các tác giả đặc biệt đề cao những giá trị của Nho
giáo và coi đạo đức Nho giáo có vai trò to lớn trong việc giáo dục, hoàn thiện
nhân cách con người.
Thứ ba, các công trình đã khái quát một số đặc điểm đạo đức truyền
thống của người phụ nữ Việt Nam và nêu lên những tàn dư của đạo đức Nho
giáo cần phải quét sạch trong công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội ở nước ta.
Thứ tư, các công trình đã làm rõ khái niệm và nội dung chủ yếu của
thuyết tam tòng, tứ đức trong lịch sử phát triển của Nho giáo Trung Quốc và
Nho giáo Việt Nam. Thuyết tam tòng, tứ đức có ảnh hưởng lớn đối với đời
sống tinh thần con người Việt Nam, đạo đức và vai trò vị trí của người phụ nữ
Việt Nam xưa và nay. Tuy nhiên các tác giả cũng khẳng định: khi vào Việt
Nam nó được người Việt tiếp thu và biến đổi nó cho phù hợp với xã hội Việt.
Thứ năm, các công trình phân tích sự ảnh hưởng của thuyết tam tòng,
tứ đức thông qua các bài Gia huấn và Hương ước được truyền tụng trong đời
4
sống xã hội Việt Nam cho thấy rõ mức độ ảnh hưởng sâu đậm của những tư
tưởng này đối với con người Việt Nam.
Thứ sáu, các công trình chỉ ra điều luật của các triều đại phong kiến
Việt Nam đối với người phụ nữ trên tinh thần bị ảnh hưởng tư tưởng trọng
nam khinh nữ, tam tòng, tứ đức của Nho giáo.
Thứ bảy, các công trình đã nghiên cứu sự ảnh hưởng của thuyết tam
tòng, tứ đức đối với người phụ nữ Việt Nam hiện nay dưới các lát cắt:
- Chỉ ra những nguyên nhân tồn tại của các tàn dư đạo đức phong kiến
và một số phương hướng khắc phục.
- Vấn đề những quan niệm cực đoan trên của Nho giáo về người phụ nữ
trong thời trước ảnh hưởng đối với suy nghĩ, tư tưởng đến phụ nữ hiện nay.
Và đưa ra các giải pháp khắc phục tình trạng trên để nâng cao vị trí, vai trò
của người phụ nữ hiện nay.
- Điểm khác biệt căn bản giữa ảnh hưởng của thuyết tam tòng, tứ đức
đối với người phụ nữ Việt Nam và người phụ nữ Trung Quốc.
Thứ tám, các công trình còn nghiên cứu về người phụ nữ Việt Nam hiện
đại dưới các góc độ:
- Xác định rõ nhiệm vụ phụ nữ trong cuộc cách mạng xã hội chủ nghĩa
và sự nghiệp giải phóng triệt để cho phụ nữ.
- Nghiên cứu tác động tiêu cực của kinh tế thị trường, của tư tưởng đạo
đức của Nho giáo đối với đạo đức gia đình, đạo đức phụ nữ Việt Nam ngày nay.
Thứ chín, các công trình nghiên cứu đã đưa ra một số quan điểm và giải
pháp chủ yếu nhằm phát huy ảnh hưởng tích cực và hạn chế ảnh hưởng tiêu
cực của thuyết tam tòng, tứ đức đối với người phụ nữ Việt Nam hiện nay.
Tuy nhiên, chưa có công trình nào khái quát, phân tích Nho giáo và
những ảnh hưởng tích cực cũng như những ảnh hưởng tiêu cực của nó đối
việc bảo đảm quyền bình đẳng của người phụ nữ Việt Nam trong quan hệ hôn
nhân, gia đình mang tính độc lập, hệ thống, chuyên sâu. Chưa có công trình
5
nào đưa ra quan điểm và giải pháp phát huy phát huy ảnh hưởng tích cực và
hạn chế ảnh hưởng tiêu cực của Nho giáo đối với việc đảm bảo quyền bình
đẳng của người phụ nữ Việt Nam hiện nay trong quan hệ hôn nhân, gia đình
một cách đồng bộ, hiệu quả. Đây là một khoảng trống đòi hỏi tác giả phải tiếp
tục đi sâu, làm rõ.
Vấn đề bình đẳng của phụ nữ nói riêng và bình đẳng giới nói chung
có ý nghĩa quan trọng khi nước ta đang bước vào giai đoạn mới của tiến
trình đổi mới, khi chúng ta thực hiện mục tiêu mở rộng giao lưu, hợp tác
quốc tế trên nhiều lĩnh vực. Vì vậy, việc nghiên cứu về quyền bình đẳng
tiếp tục là đề tài được nhiều nhà khoa học quan tâm, đi sâu nghiên cứu
nhằm khẳng định địa vị của người phụ nữ và tạo cơ hội cho phụ nữ trong
xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, đóng góp cho sự nghiệp đổi mới đất nước.
Nhiều công trình, đề tài được công bố là cơ sở cho việc xây dựng và hoàn
thiện pháp luật, chính sách dành cho phụ nữ, vì sự tiến bộ của phụ nữ,
phòng, chống phân biệt đối xử đối với phụ nữ.
Như vậy, mặc dù đã có nhiều công trình về bình đẳng giới và quyền
phụ nữ, nhưng nhìn chung những công trình nêu trên chỉ mới đề cập một số
khía cạnh liên quan đến bình đẳng giới. Các công trình này đã xuất bản cách
đây vài năm, đến nay pháp luật và thực tiễn về quyền bình đẳng của phụ nữ
đã có nhiều thay đổi. Vì vậy, luận văn này là công trình mới nghiên cứu có hệ
thống và chuyên sâu về ảnh hưởng của Nho giáo đối với việc bảo đảm quyền
bình đẳng của phụ nữ trong hôn nhân, gia đình và đề xuất phương hướng, giải
pháp bảo đảm quyền bình đẳng trong vấn đề này.
3. Mục tiêu nghiên cứu và nhiệm vụ
3.1. Mục tiêu nghiên cứu
Trên cơ sở làm rõ nội dung đạo đức cơ bản của người phụ nữ trong Nho
giáo Trung Quốc và Việt Nam, phân tích ảnh hưởng của nó; luận văn đề xuất
một số quan điểm và giải pháp nhằm phát huy những ảnh hưởng tích cực và hạn
6
chế những ảnh hưởng tiêu cực của Nho giáo đối với việc bảo đảm quyền bình
đẳng của người phụ nữ Việt Nam hiện nay trong quan hệ hôn nhân, gia đình.
3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu
Thứ nhất, làm rõ những nội dung cơ bản của Nho giáo.
Thứ hai, ảnh hưởng của Nho giáo đối với việc bảo đảm quyền bình
đẳng của người phụ nữ Việt Nam hiện nay trong quan hệ hôn nhân, gia đình.
Thứ ba, đưa ra được các quan điểm và giải pháp cơ bản nhằm kế thừa
hạt nhân hợp lý và khắc phục những ảnh hưởng tiêu cực của Nho giáo đối với
việc bảo đảm quyền bình đẳng của người phụ nữ Việt Nam hiện nay trong
quan hệ hôn nhân, gia đình.
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
4.1. Đối tượng nghiên cứu
Đạo đức của người phụ nữ trong Nho giáo và sự ảnh hưởng của nó đối
với việc bảo đảm quyền bình đẳng của phụ nữ Việt Nam hiện nay trong quan
hệ hôn nhân, gia đình, các quan điểm và giải pháp bảo đảm quyền bình đẳng
của người phụ nữ Việt Nam hiện nay trong quan hệ hôn nhân, gia đình.
4.2. Phạm vi nghiên cứu
Luận văn tập trung nghiên cứu ảnh hưởng của Nho giáo đối với việc
bảo đảm quyền bình đẳng của phụ nữ Việt Nam hiện nay trong quan hệ hôn
nhân, gia đình.
5. Phương pháp nghiên cứu
Luận văn sử dụng phương pháp luận của chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng
Hồ Chí Minh; kết hợp chặt chẽ lý luận và thực tiễn, sử dụng các phương pháp cụ
thể: phân tích và tổng hợp, logic và lịch sử, thống kê, đối chiếu, so sánh.
6. Tính mới và những đóng góp của đề tài
6.1. Tính mới của đề tài
- Luận văn khái quát những nội dung đạo đức của Nho giáo Trung
Quốc và Việt Nam.
7
- Luận văn phân tích rõ hơn những ảnh hưởng tích cực và tiêu cực của
Nho giáo đối với việc bảo đảm quyền bình đẳng của phụ nữ Việt Nam hiện
nay trong quan hệ hôn nhân, gia đình.
- Các quan điểm và giải pháp nhằm phát huy ảnh hưởng tích cực và
hạn chế ảnh hưởng tiêu cực của Nho giáo đối với việc bảo đảm quyền bình
đẳng của phụ nữ Việt Nam hiện nay trong quan hệ hôn nhân, gia đình.
6.2. Đóng góp của đề tài
Luận văn lý giải rõ hơn về nội dung đạo đức cơ bản của người phủ nữ
trong Nho giáo và ảnh hưởng của nó đối với việc bảo đảm quyền bình đẳng
của phụ nữ Việt Nam hiện nay trong quan hệ hôn nhân, gia đình. Kết quả
nghiên cứu của luận văn có thể sử dụng làm tư liệu tham khảo trong việc
hoạch định, thực thi chính sách trong công tác phụ nữ của Đảng và Nhà nước
ta hiện nay. Luận văn có thể làm tài liệu tham khảo phục vụ cho việc nghiên
cứu Nho giáo ở Việt Nam, vị trí, vai trò của người phụ nữ Việt Nam hiện nay.
7. Kết cấu của luận văn
Ngoài phần Mở đầu, Kết luận và Danh mục tài liệu tham khảo, luận
văn gồm 3 chương:
Chương 1: Những triết lý căn bản của Nho giáo về hôn nhân, gia đình
và khái niệm bảo đảm quyền bình đẳng trong quan hệ hôn nhân, gia đình của
phụ nữ Việt Nam.
Chương 2: Thực trạng những yếu tố tác động, ảnh hưởng của Nho giáo
đến việc bảo đảm quyền bình đẳng của phụ nữ Việt Nam trong quan hệ hôn
nhân, gia đình.
Chương 3: Quan điểm và giải pháp nhằm phát huy ảnh hưởng tích cực,
hạn chế ảnh hưởng tiêu cực của Nho giáo đến việc bảo đảm quyền bình đẳng
của phụ nữ Việt Nam trong quan hệ hôn nhân, gia đình.
8
CHƯƠNG 1
NHỮNG TRIẾT LÝ CĂN BẢN CỦA NHO GIÁO VỀ HÔN NHÂN, GIA
ĐÌNH VÀ BẢO ĐẢM QUYỀN BÌNH ĐẲNG TRONG QUAN HỆ HÔN
NHÂN, GIA ĐÌNH CỦA PHỤ NỮ VIỆT NAM
Những triết lý căn bản của Nho giáo
1.1.1. Khái quát sự hình thành và phát triển của Nho giáo
1.1.
Cơ sở của Nho giáo được hình thành từ thời Tây Chu, đặc biệt với sự
đóng góp của Chu Công Đán, còn gọi là Chu Công. Đến thời Xuân Thu, xã
hội loạn lạc, Khổng Tử (sinh năm 551 trước công nguyên) phát triển tư tưởng
của Chu Công, hệ thống hóa và tích cực truyền bá các tư tưởng đó. Chính vì
thế mà người đời sau coi ông là người sáng lập ra Nho giáo.
Cũng giống như nhiều nhà tư tưởng khác trên thế giới như Thích Ca
Mâu Ni, Giê-xu,... người đời sau không thể nắm bắt các tư tưởng của
Khổng tử một cách trực tiếp mà chỉ được biết các tư tưởng của ông bằng
các ghi chép do các học trò của ông để lại. Khó khăn nữa là thời kỳ "đốt
sách, chôn Nho" của nhà Tần, vào khoảng hai trăm năm sau khi Khổng Tử
qua đời, khiến cho việc tìm hiểu tư tưởng gốc của Khổng Tử càng khó
khăn. Tuy nhiên, các nhà nghiên cứu đời sau vẫn cố gắng tìm hiểu và hệ
thống các tư tưởng và cuộc đời của ông.
Thời Xuân Thu, Khổng Tử đã san định, hiệu đính và giải thích bộ Lục
kinh gồm có Kinh Thi, Kinh Thư, Kinh Lễ, Kinh Dịch, Kinh Xuân Thu và
Kinh Nhạc. Về sau Kinh Nhạc bị thất lạc nên chỉ còn năm bộ kinh thường
được gọi là Ngũ kinh. Sau khi Khổng Tử mất, học trò của ông tập hợp các lời
dạy để soạn ra cuốn Luận ngữ. Học trò xuất sắc nhất của Khổng Tử là Tăng
Sâm, còn gọi là Tăng Tử, dựa vào lời thầy mà soạn ra sách Đại học. Sau đó,
cháu nội của Khổng Tử là Khổng Cấp, còn gọi là Tử Tư viết ra cuốn Trung
9
Dung. Đến thời Chiến Quốc, Mạnh Tử đưa ra các tư tưởng mà sau này học trò
của ông chép thành sách Mạnh Tử. Từ Khổng Tử đến Mạnh Tử hình thành
nên Nho giáo nguyên thủy, còn gọi là Nho giáo tiền Tần (trước đời Tần),
Khổng giáo hay "tư tưởng Khổng-Mạnh". Từ đây mới hình thành hai khái
niệm, Nho giáo và Nho gia. Nho gia mang tính học thuật, nội dung của nó còn
được gọi là Nho học; còn Nho giáo mang tính tôn giáo. Ở Nho giáo, Văn
Miếu trở thành thánh đường và Khổng Tử trở thành giáo chủ, giáo lý chính là
các tín điều mà các nhà Nho cần phải thực hành.
Đến đời Hán, Đại Học và Trung Dung được gộp vào Lễ Ký. Hán Vũ
Đế đưa Nho giáo lên hàng quốc giáo và dùng nó làm công cụ thống nhất đất
nước về tư tưởng. Và từ đây, Nho giáo trở thành hệ tư tưởng chính thống bảo
vệ chế độ phong kiến Trung Hoa trong suốt hai ngàn năm. Nho giáo thời kỳ
này được gọi là Hán Nho. Điểm khác biệt so với Nho giáo nguyên thủy là
Hán Nho đề cao quyền lực của giai cấp thống trị, Thiên Tử là con trời, dùng
"lễ trị" để che đậy "pháp trị".
Đến đời Tống, Đại Học, Trung Dung được tách ra khỏi Lễ Ký và cùng
với Luận ngữ và Mạnh Tử tạo nên bộ Tứ Thư. Lúc đó, Tứ Thư và Ngũ Kinh
là sách gối đầu giường của các nhà Nho. Nho giáo thời kỳ nay được gọi là
Tống nho, với các tên tuổi như Chu Hy (thường gọi là Chu Tử), Trình Hạo,
Trình Di.Ở Việt Nam, thế kỷ thứ 16, Nguyễn Bỉnh Khiêm rất giỏi Nho học
nên được gọi là "Trạng Trình". Phương Tây gọi Tống nho là "Tân Khổng
giáo". Điểm khác biệt của Tống nho với Nho giáo trước đó là việc bổ sung
các yếu tố "tâm linh" (lấy từ Phật giáo) và các yếu tố "siêu hình" (lấy từ Đạo
giáo) phục vụ cho việc đào tạo quan lại và cai trị.
1.1.2. Quá trình du nhập tư tưởng Nho giáo vào Việt Nam
Nho giáo là học thuyết triết học, chính trị, đạo đức của Trung Quốc
được hình thành và phát triển qua ba giai đoạn lớn, từ Nho thời Tiên Tần đến
10
Nho Lưỡng Hán và Nho thời Tống - Minh - Thanh. Được truyền vào Việt
Nam từ đầu Công nguyên, tuy ban đầu vấp phải sự phản kháng của người Việt
nhưng về sau Nho giáo đã dần được các triều đại Việt Nam chủ động tiếp
nhận, sử dụng làm công cụ trị nước trong suốt nhiều thế kỷ cho đến khi chế
độ phong kiến lụi tàn. Căn cứ vào lý thuyết tiếp biến văn hóa và chuyển đổi tư
tưởng có thể chia quá trình du nhập của Nho giáo vào Việt Nam thành ba giai
đoạn lớn. Giai đoạn đầu Nho giáo được truyền bá vào Việt Nam tương ứng
với thời kỳ Bắc thuộc trong lịch sử dân tộc, Nho giáo được truyền vào Việt
Nam một cách áp đặt trong âm mưu đồng hóa dân tộc của các thế lực phong
kiến phương Bắc, do đó thời kỳ này người Việt tiếp nhận Nho giáo hết sức
chậm chạp, thụ động, tiếp thu chủ yếu những yếu tố kỹ thuật, văn hóa mang
tính thực dụng và gần gũi với truyền thống người Việt. Giai đoạn tiếp theo là
từ thế kỷ X-XV, trước yêu cầu đặt ra về việc xây dựng và phát triển nhà nước
Đại Việt, giai cấp phong kiến dân tộc đã chủ động tiếp thu Nho giáo thông
qua giao lưu kinh tế, văn hóa, ngoại giao với Trung Hoa. Những quan niệm
của Nho giáo về chính trị - xã hội, đạo đức, nhân sinh đã có những tác động
nhất định vào đội ngũ những người học đạo Nho. Trong bối cảnh đất nước
chưa ổn định, yêu cầu bảo vệ và thống nhất nước nhà được đặt lên trên hết,
Nho giáo được tiếp nhận giai đoạn này mang đậm tinh thần dân tộc, gắn với
thực tiễn và truyền thống văn hóa người Việt. Nho giáo cùng với Phật giáo và
Đạo giáo tạo thành hiện tượng tam giáo đồng nguyên trong đó Phật giáo đóng
vai trò chủ đạo. Ở giai đoạn thứ ba, tương ứng với thời kỳ lịch sử từ thế kỷ
XV đến XIX, với yêu cầu về việc hoàn thiện thể chế trung ương tập quyền,
các triều đại từ nhà Lê đến nhà Nguyễn, đã dựa vào tư tưởng Nho giáo để
tuyển lựa và chấn chỉnh bộ máy quan lại, dùng cương thường đạo lý, tập quán
tông pháp để chuẩn mực hóa hành vi của nhân dân. Tuy nhiên, càng về sau, sự
tiếp nhận Nho giáo diễn ra một cách cực đoan hơn, là một trong những
11
nguyên nhân dẫn đến sự suy tàn cùng với chế độ phong kiến. Quá trình du
nhập Nho giáo vào Việt Nam từ đầu Công nguyên đến thế kỷ XIX có những
đặc điểm, tính chất sau: Thứ nhất, tính phức tạp của quá trình du nhập Nho
giáo; Thứ hai, tính dung hợp của Nho giáo với Phật giáo và Đạo giáo trên cơ
sở văn hóa truyền thống Việt Nam; Thứ ba, tính Việt hóa Nho giáo. Từ quá
trình du nhập của Nho giáo vào Việt Nam, có thể rút ra một số ý nghĩa mang
tính lịch sử: Thứ nhất, ý nghĩa về phương diện văn hóa. Quá trình du nhập của
Nho giáo vào Việt Nam trong lịch sử đã bổ sung và làm cho diện mạo văn hóa
Việt Nam có thêm những sắc thái mới. Thứ hai, ý nghĩa về phương diện tư
tưởng, đạo đức. Quá trình du nhập của Nho giáo vào Việt Nam đã tác động
lớn đến thế giới quan, nhân sinh quan và tư tưởng chính trị - xã hội của người
Việt. Thứ ba, ý nghĩa về phương diện chính trị - xã hội. Quá trình du nhập,
tiếp thu và cải biến Nho giáo ở người Việt không chỉ đáp ứng được yêu cầu
quản lý đất nước của giai cấp phong kiến dân tộc bấy giờ mà còn góp phần
vào việc nâng cao ý thức độc lập, tự chủ của người Việt nói chung trước triều
đình phương Bắc.
Trước khi Nho giáo du nhập Việt Nam, nước ta đã là một quốc gia độc lập
“có một nền văn hóa với những đặc điểm cơ bản riêng của mình” [20, tr.56]. Đó
là nhà nước Văn Lang, Âu Lạc. Quá trình hình thành và phát triển lâu dài nền
văn minh Văn Lang, Âu Lạc đã trở thành cội nguồn, làm nên bản sắc dân tộc
Việt Nam ngày nay. Những tài liệu và hiện vật mà khảo cổ học Việt Nam phát
hiện được đã chứng tỏ rằng, người Văn Lang, Âu Lạc thời xưa có nền văn hóa
phát triển phong phú, rực rỡ, “biểu hiện bằng các món dụng cụ, trang sức,
trống đồng, thạp đồng, mũi tên đồng, thành quách, v.v. mà người Việt Nam
hiện đại rất tự hào” [20, tr.57]. Tuy nhiên, năm 179 TCN, Âu Lạc rơi vào ách
đô hộ của nhà Triệu, mở đầu một thời kỳ đen tối kéo dài hơn một nghìn năm
đầy đau thương tủi nhục trong lịch sử nước ta, thường gọi là thời kỳ Bắc
12
thuộc. Sau khi chiếm được nước ta, Triệu Đà chia Âu Lạc thành hai quận là
Giao Chỉ, Cửu Chân và sát nhập vào nước Nam Việt. Năm 111 trước công
nguyên (TCN), nhà Hán thôn tính Nam Việt và biến Âu Lạc thành đất đai của
nhà Hán. Âu Lạc bị chia thành ba quận thuộc bộ Giao Chỉ là: Giao Chỉ, Cửu
Chân và Nhật Nam. Để nô dịch nhân dân ta về tư tưởng, ngay từ thời Tây
Hán, Nho giáo đã được chính quyền đô hộ truyền bá vào nước ta. Theo Đại
Việt sử ký toàn thư, vào thời kỳ đầu công nguyên, hai viên thái thú quận Giao
Chỉ và Cửu Chân là Tích Quang và Nhâm Diên đã tích cực “dựng học hiệu”
để dạy lễ nghĩa, tức mở trường dạy Nho học và truyền bá phong tục Hán tộc.
Nho giáo vào Việt Nam chính thức từ đây và “Phong tục văn minh của đất
Lĩnh Nam bắt đầu từ hai thái thú ấy” [24, tr.155]. Từ năm thứ 8 đến thứ 25 sau
công nguyên, do vụ loạn Vương Mãng và các cuộc khởi nghĩa nông dân ở Sơn
Đông mà “đông đảo kẻ sĩ nhà Hán lánh nạn, di cư sang Giao Châu; họ góp
phần truyền bá đạo Nho bằng cách mở trường kiếm sống” [20, tr.61]. Đến thời
Sĩ Nhiếp, một người gốc Hán làm thái thú Giao Chỉ thì việc học Nho ở nước
ta đã tương đối phổ biến. Theo Đại Việt sử ký toàn thư, Sĩ Nhiếp là người có
tài kinh bang tế thế, tài năng và đức độ của ông vượt xa các thủ lĩnh chính trị
của nước Hán đương thời. Hơn nữa, Sĩ Nhiếp còn là người rất thông hiểu kinh
sách và tích cực truyền bá Nho giáo và Đạo giáo vào Việt Nam. Vì thế, các
nhà Nho Việt Nam đời sau rất kính trọng Sĩ Nhiếp, tôn là “Sĩ vương” và xem
Sĩ Nhiếp là ông tổ của nền học vấn phương Nam - “Nam giao học tổ”. Miền
đất Giao Châu dưới quyền cai trị của ông là một xã hội ổn định và thịnh
vượng. Vua Hán Hiến Đế thời đó đã phải ngợi khen: “Giao Châu là đất văn
hiến, sông núi hun đúc, trân bảo rất nhiều, văn vật khả quan, nhân tài kiệt
xuất” [19, tr.87]. Do vậy, ở Trung Quốc từ đời Hán đến đời Đường khi xảy ra
loạn lạc nhiều người từ miền Nam Trung Quốc tìm cách di cư sang Giao
13
Châu. Nhiều sĩ phu người Hán đến nương náu nơi đây đều được Sĩ Nhiếp
khuyến khích mở trường dạy Nho học. Sử thần Ngô Sĩ Liên nhận xét:
Nước ta thông thi thư, học lễ nhạc, làm một nước văn hiến, là
bắt đầu từ Sĩ Vương, công đức ấy không những chỉ ở đương thời
mà còn truyền mãi đời sau, há chẳng lớn sao?. Góp sức vào việc
truyền bá đạo Nho còn có cả những danh nho Trung Quốc do đối
lập về chính trị mà bị triều đình đày đi biệt xứ ngoài biên ải, như
Ngu Phiên bị đày sang Giao Châu mở trường “dạy học không biết
mỏi, môn đệ thường có đến vài trăm [20, tr.61].
Tuy nhiên, nếu nhìn một cách tổng quát thì có thể thấy rằng, trên dưới
một ngàn năm Bắc thuộc, Nho giáo tuy có phát triển song vẫn chưa xâm nhập
được vào mọi tầng lớp xã hội và ảnh hưởng của nó vẫn còn hạn chế. Suốt thời
kỳ lịch sử này, giới Nho sĩ bản địa vẫn còn ít ỏi và chưa trở thành một lực
lượng xã hội đáng kể. Trong dân gian, tín ngưỡng Phật giáo và Đạo giáo lại
phổ biến hơn nhiều. Sở dĩ có tình hình đó là do: Một là, như trên đã phân tích,
khi Nho giáo nói riêng và các triết lý tôn giáo khác nói chung vào Việt Nam
thì nước ta đã từng có một nền văn hóa tương đối phát triển với ngôn ngữ,
phong tục, tập quán, lối sống riêng, được bảo tồn trong suốt qúa trình dựng
nước và giữ nước. Vì vậy, các hệ tư tưởng triết học, tôn giáo từ ngoài vào Việt
Nam không phải dễ dàng chiếm ngay được chỗ đứng trong đời sống tinh thần
xã hội Việt Nam, hay chúng có thể dễ dàng xóa bỏ, chinh phục, đồng hóa nền
văn hóa bản địa mà không gặp một sự phản ứng nào. Để thích nghi với nền
văn hóa bản địa, cần phải có một quá trình biến đổi để phù hợp với “miền đất
mới” mà chúng xâm nhập. Hai là, muốn tiếp thu Nho giáo thì phải học lâu
dài, mà chữ Hán lại rất khó học. Hơn nữa, Nho giáo vào Việt Nam không như
Phật giáo và Đạo giáo. Phật giáo từ Ấn Độ và Trung Quốc du nhập Việt Nam
hầu như không gặp sự phản ứng và chống đối nào từ phía nhân dân và phát
14
triển khá nhanh. Phật giáo nhanh chóng được người Việt thời đó tiếp nhận vì
bản thân nó vốn không phải là hệ tư tưởng của kẻ xâm lược như Nho giáo.
Mặt khác, giáo lý Phật giáo với tư tưởng từ bi, cứu khổ cứu nạn, đề cao lòng
nhân ái vị tha, sự độ lượng khoan dung, đức đạm bạc thanh khiết đã tỏ ra rất
gần gũi với những tập quán, tín ngưỡng dân gian bản địa nên dễ dàng cải biến
để thâm nhập, hoà quyện với tư tưởng, tín ngưỡng của người Việt Nam xưa.
Còn Đạo giáo, nhất là Đạo giáo phù thủy trong thời kỳ Bắc thuộc, cũng ảnh
hưởng sâu rộng không kém gì Phật giáo. Bởi lẽ, Đạo giáo phù thủy rất gần
với tín ngưỡng ma thuật vốn có của người Việt cổ. Cho đến tận thời kỳ sau
này vẫn còn không ít người Việt Nam còn tin tưởng và sùng bái đồng bóng,
bùa chú. Hơn nữa, Đạo giáo phù thủy cũng góp phần cung cấp cho nhân dân ý
thức về sức mạnh của chính nghĩa, cổ vũ tinh thần đoàn kết, chống áp bức
cường quyền [19, tr.80-87]. Trong khi đó, Nho giáo vào Việt Nam theo gót
chân của quân xâm lược và việc truyền bá nó nằm trong chính sách đồng hóa
dân tộc của các thế lực phong kiến phương Bắc nhằm nô dịch đời sống tinh
thần của dân tộc ta. Do vậy, để bảo tồn di sản văn hóa cổ truyền của dân tộc,
bảo tồn những tín ngưỡng, phong tục, tập quán mà tổ tiên để lại, nhân dân ta
không thể không phản ứng lại hệ tư tưởng thống trị do kẻ xâm lược mang vào.
Năm 938, với chiến thắng vĩ đại của Ngô Quyền chôn vùi quân Nam
Hán trên sông Bạch Đằng, lịch sử dân tộc Việt Nam đã bước sang trang mới –
thời kỳ độc lập. Tuy nhiên, công cuộc xây dựng và bảo vệ đất nước ở thời kỳ
đầu mới giành được độc lập diễn ra vô cùng khó khăn, phức tạp. Nhà nước
phong kiến lúc này quá bận rộn với việc ổn định và thống nhất đất nước, tổ
chức chống ngoại xâm; mặt khác, các triều đại đầu tiên như Ngô, Đinh, Tiền
Lê đều tồn tại rất ngắn ngủi, chưa có đủ thời gian để xây dựng trật tự, kỷ
cương chặt chẽ; thể chế chính trị, tổ chức nhà nước và những tập tục của các
triều đại “Ngô, Đinh, Lê, Lý, Trần không theo mẫu Bắc phương là mẫu xây
15