Tải bản đầy đủ (.doc) (10 trang)

Tham luận tích hợp nội dung học tập và làm theo tư tưởng Hồ Chí Minh

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (93.9 KB, 10 trang )

Tham luận chuyên đề: Tích hợp nội dung “Học tập và làm theo tấm gương đạo
đức Hồ Chí Minh” trong chương trình Hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp .
PHẦN I - ĐẶT VẤN ĐỀ
1. Lý do lựa chọn đề tài:
Hiện nay nước ta đang trong quá trình mở cửa, hội nhập với thế giới trên mọi
lĩnh vực của đời sống xã hội. Một mặt đem lại thời cơ và điều kiện thuận lợi để phát
triển đất nước. Mặt khác, các thói hư tật xấu cũng lan truyền sâu rộng và mạnh mẽ
hơn, ảnh hưởng không nhỏ tới đời sống xã hội nước ta, đặc biệt là lứa tuổi thanh thiếu
niên nói chung và học sinh, sinh viên nói riêng như: vấn đề sử dụng ma túy và hiểm
họa AIDS, quan hệ tình dục trước hôn nhân; vấn đề vi phạm an toàn giao thông, bạo
lực học đường, lối sống thực dụng, hưởng thụ, tự do vô kỉ luật... đã và đang là mối
quan tâm lo lắng của mỗi người, mỗi nhà và toàn xã hội.
Trước tình hình đó, Đảng và Nhà nước phát động cuộc vận động: "Học tập và
làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh" một cách sâu rộng trong toàn Đảng, toàn
dân và toàn quân trên phạm vi cả nước. Mục đích là để khơi dậy và phát huy các giá
trị truyền thống đạo đức tốt đẹp, đấu tranh khắc phục sự suy thoái về đạo đức, lối
sống; chặn đứng và đẩy lùi các tệ nạn xã hội; hình thành và phát triển các giá trị đạo
đức của chủ nghĩa xã hội, xây dựng con người Việt Nam xã hội chủ nghĩa có nhân
cách tốt đẹp, bản lĩnh chính trị vững vàng, có lối sống văn minh, góp phần làm cho
quan hệ xã hội ngày càng lành mạnh, tiến bộ.
Xuất phát từ ý nghĩa đó, từ năm học 2010 - 2011, Bộ Giáo dục và Đào tạo bắt
đầu triển khai thực hiện Chương trình tích hợp nội dung “Học tập và làm theo tấm
gương đạo đức Hồ Chí Minh” trong các môn Ngữ văn, Lịch sử, Giáo dục công dân,
Mĩ thuật, Âm nhạc và Hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp. Việc tích hợp này được
thực hiện theo chương trình của từng cấp học, bậc học và theo nội dung chương trình
của từng môn, thông qua các bài cụ thể, các chủ đề cụ thể, với từng nội dung tích hợp
cụ thể.
Để đạt được mục tiêu giáo dục của Đảng và Nhà nước ta, nguyện vọng hoài bão
lớn của Bác Hồ, đòi hỏi bất cứ giáo viên bộ môn nào cũng phải không ngừng nâng cao
năng lực chuyên môn, phẩm chất đạo đức người thầy giáo, luôn cải tiến phương pháp,
nghiệp vụ giảng dạy, đồng hành dạy “chữ” với dạy “người”.


Đối với chương trình Hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp trong trường Trung
học cơ sở, là môn học nhằm trang bị cho học sinh những kiến thức phổ thông, cơ bản
phù hợp với lứa tuổi học sinh về thế giới quan khoa học và nhân sinh quan tiến bộ; về
các giá trị đạo đức, pháp luật, lối sống. Mặt khác, đây là môn học giúp hình thành và
phát triển ở các em những tình cảm, niềm tin và thói quen đạo đức, pháp luật, từ đó
hình thành ý thức tự giác thực hiện hành vi theo chuẩn mực chung của xã hội.
Trong chương trình Hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp việc tích hợp tư
tưởng, tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh vào môn học là hết sức thuận lợi. Vấn đề đặt
ra đối với giáo viên giảng dạy môn Hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp là làm thế
nào để việc tích hợp đó đạt được hiệu quả như mong muốn.
Xuất phát từ những lí do trên tôi chọn đề tài nghiên cứu: Tích hợp nội dung
“Học tập và làm theo tư tưởng, tấm gương, đạo đức Hồ Chí Minh” trong môn Hoạt
động giáo dục ngoài giờ lên lớp.
2. Mục đích nghiên cứu:


Như chúng ta đã biết, Chủ tịch Hồ Chí Minh - lãnh tụ kính yêu của giai cấp
công nhân và dân tộc Việt Nam, danh nhân văn hóa thế giới, chiến sĩ lỗi lạc của phong
trào cộng sản và công nhân quốc tế. Tư tưởng và đạo đức của Hồ Chí Minh là sự kết
tinh những truyền thống tốt đẹp của dân tộc ta và tinh hoa văn hóa nhân loại. Điều
quan trọng là các thế hệ sau phải biết học tập và làm theo tấm gương đạo đức của
Người phù hợp với công việc, lứa tuổi, môi trường sống, học tập và làm việc của bản
thân.
Đối với học sinh THCS là những chủ nhân tương lai của đất nước. Do đó, việc dạy
học tích hợp nội dung Học tập và làm theo tư tưởng, tấm gương, đạo đức Hồ Chí
Minh góp phần trang bị cho học sinh những hiểu biết cần thiết, cơ bản về đạo đức Hồ
Chí Minh, trên cơ sở đó các em có được nhận thức, thái độ và hành vi tích cực theo
tấm gương đạo đức của Bác.
Giáo dục ý thức quan tâm tới việc học tập, làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí
Minh; làm cho việc học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh trở thành

thói quen và nếp sống của học sinh.
Phát triển kĩ năng thực hành, kĩ năng phát hiện và ứng xử tích cực trong việc
học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh; thông qua đó góp phần giáo dục
học sinh trở thành công dân tốt, biết sống và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí
Minh, có trách nhiệm đối với gia đình, quê hương, đất nước.
Trong phạm vi của đề tài, bản thân tôi mong muốn tìm hiểu thực trạng của việc
tích hợp tư tưởng, tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh trong chương trình Hoạt động
giáo dục ngoài giờ lên lớp và từ đó đề xuất một số kinh nghiệm trong việc tích hợp đạt
hiệu quả, chất lượng.
3. Đối tượng nghiên cứu:
Phương pháp, nội dung tích hợp tư tưởng, tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh
trong chương trình Hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp.
4. Phạm vi nghiên cứu:
Học sinh Trung học cơ sở.
5. Phương pháp nghiên cứu:
5.1. Phương pháp nghiên cứu lí luận:
Đây là nhóm nghiên cứu nhằm thu thập những thông tin liên quan thông qua
việc sưu tầm tài liệu, phân tích và tổng hợp các thông tin.
5.2. Phương pháp nghiên cứu thực tiễn:
Đây là phương pháp dựa vào các vấn đề của đời sống xã hội của học sinh, giáo
viên giao nhiệm vụ cho học sinh thu thập thông tin liên quan đến nội dung bài học.
5.3. Phương pháp trắc nghiệm:
Phương pháp này giúp giáo viên nắm bắt những thông tin từ học sinh để phân
tích, tổng hợp theo mục đích nghiên cứu.
5.4. Phương pháp phỏng vấn:
Giáo viên thu thập các ý kiến của học sinh thông qua các câu hỏi phỏng vấn.
5.5. Phương pháp thống kê phân loại:
Đây là phương pháp nghiên cứu thu thập số liệu và thống kê phân tích để phân
loại đối tượng học sinh trước và sau khi áp dụng.
6. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài:

Đề tài góp phần vào việc đánh giá hiệu quả của một số phương pháp trong việc
tích hợp nội dung Học tập và làm theo tư tưởng, tấm gương, đạo đức Hồ Chí Minh vào
nội dung, chương trình Hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp.


Đề xuất một số kinh nghiệm trong việc tích hợp tư tưởng, tấm gương đạo đức
Hồ Chí Minh vào nội dung, chương trình Hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp.
Đề tài có thể xem như một tư liệu tham khảo cho giáo viên trong việc tích hợp
tư tưởng, tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh vào nội dung, chương trình Hoạt động giáo
dục ngoài giờ lên lớp.
PHẦN II - GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ
1. Cơ sở lí luận:
Dạy học là con đường cơ bản nhất giúp người học trong khoảng thời gian ngắn
nhất có thể chiếm lĩnh một khối lượng tri thức, kĩ năng có chất lượng và hiệu quả cao
nhất. Bởi lẽ dạy học là hoạt động được tiến hành một cách có tổ chức, có kế hoạch, có
nội dung và phương pháp sư phạm của người giáo viên phù hợp với đặc điểm tâm sinh
lí và đặc điểm nhận thức của người học. Nhờ vậy, học sinh tự giác, tích cực, chủ động
lĩnh hội tri thức dễ dàng, nhanh chóng. Chính hệ thống những tri thức và những kĩ
năng, kĩ xảo tương ứng được học sinh nắm vững trên cơ sở tiến hành những thao tác
trí tuệ, đặc biệt là thao tác tư duy độc lập, sáng tạo trong hoạt động nhận thức đối với
các tài liệu học tập.
Giáo dục về tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh phải phù hợp với đặc điểm tâm
sinh lí lứa tuổi học sinh, được triển khai theo hướng tích hợp vào các môn học và các
hoạt động ngoại khoá, phù hợp với đặc trưng của môn học, không làm thay đổi mục
tiêu và nội dung của môn học, bài học, đảm bảo tự nhiên, nhẹ nhàng, tránh gây nặng
nề, ngược lại góp phần vào việc tạo nên sự gắn bó nội dung học tập với thực tiễn cuộc
sống.
Chính vì vậy, tích hợp tư tưởng, tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh vào nội dung,
chương trình môn học thực chất là việc lồng ghép tư tưởng, tấm gương đạo đức Hồ
Chí Minh vào từng nội dung, từng bài học cụ thể trong chương trình sách giáo khoa.

Nhằm giúp người học vừa lĩnh hội được những kiến thức, kĩ năng cơ bản, vừa hình
thành ở các em kĩ năng vận dụng những kiến thức cơ bản đã học vào thực tiễn cuộc
sống; đồng thời, vừa thấy được những tư tưởng, phẩm chất đạo đức của Hồ Chí Minh,
từ đó giúp học sinh có thêm niềm tin, ý thức, tình cảm và thói quen học tập và làm
theo tấm gương đạo đức của Bác.
Cụ thể là trong chương trình Hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp việc tích hợp
tư tưởng, tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh vào nội dung môn học, chính là việc lồng
ghép tư tưởng, tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh vào từng nội dung, từng bài học cụ
thể. Tuy nhiên, với đặc điểm chương trình Hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp việc
tích hợp tư tưởng, tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh vào từng nội dung, từng bài là rất
cần thiết và quan trọng. Việc tích hợp đó sẽ có tác dụng làm cho nội dung bài học trở
nên nhẹ nhàng, sinh động, bớt tính khô khan, giúp học sinh tiếp thu bài tốt hơn, hứng
thú với bài học hơn. Vấn đề đặt ra cho mỗi giáo viên giảng dạy Hoạt động giáo dục
ngoài giờ lên lớp là phải tìm ra phương pháp tích hợp khoa học, hiệu quả cho từng bài
cụ thể.
Đối với môn Hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp, giáo viên có thể tích hợp
bằng nhiều phương pháp khác nhau thông qua hệ thống các phương pháp giảng dạy
của môn học. Tuy nhiên, việc lựa chọn phương pháp tích hợp phù hợp với nội dung
từng bài và phù hợp với chủ đề lồng ghép là rất quan trọng, nó quyết định hiệu quả
của giờ dạy cũng như của việc tích hợp.


2. Cơ sở thực tiễn:
Trong nhà trường trung học cơ sở, môn Giáo dục công dân có vai trò quan trọng
trong việc trang bị cho học sinh những kiến thức phổ thông, cơ bản phù hợp với lứa
tuổi học sinh về thế giới quan khoa học và nhân sinh quan tiến bộ, về các giá trị đạo
đức, pháp luật, lối sống... qua đó học sinh hình thành và phát triển nhân cách theo
hướng tích cực, đáp ứng yêu cầu của xã hội. Tuy nhiên, trong thực tế môn Giáo dục
công dân trong nhà trường phổ thông thường bị học sinh, phụ huynh, thậm chí cả một
số giáo viên và cán bộ quản lí giáo dục coi đây là môn học phụ, do đó ít được quan

tâm đầu tư như những môn học khác, nhiều học sinh có tâm lí học để đủ điều kiện lên
lớp. Cho nên nhiều em không có hứng thú với môn học này. Mặt khác, một số giáo
viên giảng dạy môn học này chưa thực sự đầu tư đúng mức, ngại đổi mới phương pháp
giảng dạy cho phù hợp với nội dung, yêu cầu của từng bài học cụ thể, xem nhẹ việc
tích hợp tư tưởng, tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh vào bài dạy. Từ đó làm cho học
sinh khó hiểu bài và không gây được hướng thú cho học sinh trong quá trình học tập
môn Hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp.
Trong chương trình môn Hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp có một số bài
mang tính trừu tượng, nặng về lí luận với mục đích là trang bị cho học sinh cơ bản về
đạo đức và pháp luật... từ đó giúp học sinh có nhận thức đúng đắn, khoa học để nhìn
nhận, xem xét và đánh giá các vấn đề của thực tiễn cuộc sống đang diễn ra xung
quanh. Qua kinh nghiệm công tác của bản thân, tôi nhận thấy việc tích hợp tư tưởng,
tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh vào trong nội dung, chương trình Hoạt động giáo
dục ngoài giờ lên lớp có tác dụng rất lớn trong việc làm "mềm hóa" những kiến thức
trừu tượng, khô khan, làm cho nội dung bài học thêm phong phú, sinh động hơn, gây
được sự hứng thú với học sinh hơn. Qua đó, giúp học sinh lĩnh hội kiến thức một cách
dễ dàng hơn. Mặt khác, giúp học sinh có thêm hiểu biết về tấm gương đạo đức của Hồ
Chí minh từ đó thôi thúc các em có những hành động tích cực trong việc làm theo tấm
gương đạo đức của Bác trong sinh hoạt và học tập hàng ngày của bản thân và nó còn
có tác dụng thu hút, lôi cuốn học sinh, giúp các em thêm yêu thích môn học, tích cực
học tập qua đó càng giúp học sinh có những nhìn nhận đúng đắn hơn về vai trò, trách
nhiệm của mình trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội ở nước ta.
3. Một số yêu cầu trong việc tích hợp nội dung học tập và làm theo tư tưởng, tấm
gương, đạo đức Hồ Chí Minh:
Chúng ta đều biết chương trình Hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp có vai trò
quan trọng trực tiếp trong quá trình hình thành ý thức chính trị, hành vi đạo đức, pháp
luật và lối sống cho học sinh. Môn học này có đặc điểm nổi bật là gần gũi với con
người và xã hội, gắn bó mật thiết với đời sống thực tiễn sinh động của gia đình, nhà
trường, xã hội. Chính vì thế, việc tích hợp tư tưởng, tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh
vào từng nội dung, từng bài học với chủ đề cụ thể là hết sức cần thiết. Tuy nhiên, việc

tích hợp vừa có những thuận lợi và khó khăn nhất định:
+ Thuận lợi: Trong chương trình có nhiều nội dung gần gũi với chủ đề tích hợp tư
tưởng, tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh: Giáo dục bảo vệ môi trường, Giáo dục an
toàn giao thông, Giáo dục kĩ năng sống, Giáo dục giới tính...
+ Khó khăn: Trong chương trình Hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp chủ yếu là kiến
thức nặng về lí thuyết, đòi hỏi giáo viên phải có sự hiểu biết sâu rộng về nội dung của
từng bài học cũng như nội dung của chủ đề cần tích hợp.


Hơn nữa, trong một số bài chỉ có một phần hoặc một số nội dung nhỏ có thể tích
hợp được, đòi hỏi giáo viên phải nghiên cứu kỹ bài học đồng thời phải có kiến thức
sâu, rộng về tư tưởng, tấm gương đạo đức của Hồ Chí Minh.
Qua quá trình công tác, tôi nhận thấy để tích hợp tư tưởng, tấm gương đạo đức
Hồ Chí Minh đạt hiệu quả, chất lượng chúng ta cần làm tốt những bước sau:
3.1. Xác định đúng mục tiêu của bài học, tiết học và mục tiêu tích hợp
Việc xác định mục tiêu bài học là một yêu cầu tất yếu đối với mỗi giáo viên.
Tuy nhiên, trong bài dạy có nội dung tích hợp thì giáo viên cần phải hết sức chú ý đến
việc xác định mục tiêu tích hợp. Vì nếu xác định không đúng mục tiêu tích hợp sẽ dẫn
đến việc quá coi trọng việc tích hợp hoặc quá xem nhẹ việc tích hợp dẫn đến giáo viên
sẽ không xác định đúng nội dung của các bước tiếp theo, không đạt được mục đích
cuối cùng của tiết học.
3.1.1. Xác định đúng mục tiêu bài học, tiết học
Việc xác định đúng mục tiêu của bài học, là hết sức quan trọng và cần thiết. Qua
đó giúp giáo viên có những căn cứ, cơ sở để tiến hành các bước tiếp theo.
3.1.2. Xác định mục tiêu tích hợp
Như chúng ta đã biết mục tiêu của việc tích hợp tư tưởng, tấm gương đạo đức
Hồ Chí Minh vào trong nội dung bài học của chương trình Hoạt động giáo dục ngoài
giờ lên lớp là nhằm giúp học sinh hiểu được một số phẩm chất đạo đức của Hồ Chủ
tịch. Qua đó, hình thành ở các em niềm tin và nghị lực để phấn đấu học tập và rèn
luyện theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh.

3.2. Xác định nội dung và lượng kiến thức cần tích hợp
Trên cơ sở mục tiêu và khối lượng kiến thức của bài học giáo viên sẽ có căn cứ
để xác định nội dung và lượng kiến thức tích hợp phù hợp với bài học một cách hợp lí,
khoa học, vừa đảm bảo được mục tiêu của bài học, vừa đảm bảo mục tiêu tích hợp.
Nếu giáo viên xác định nội dung kiến thức tích hợp không phù hợp với nội dung của
bài sẽ dẫn đến làm phá vỡ mục tiêu của bài học cũng như tính lôgic và tính hệ thống
kiến thức của bài học.
Nếu lượng kiến thức quá lớn sẽ quá sức tiếp thu của học sinh từ đó sẽ không
đảm bảo được thời lượng của bài học theo qui định và không đạt được mục tiêu của
bài học.
Nếu lượng kiến thức tích hợp quá ít sẽ không thực hiện được mục tiêu tích hợp. Do
đó, việc xác định nội dung và khối lượng kiến thức cần tích hợp giáo viên phải căn cứ
vào những nguyên tắc sau:
+ Nội dung tích hợp phải phù hợp với nội dung của bài học.
+ Nội dung tích hợp phải đảm bảo được tính logic và tính hệ thống của bài học.
+ Lượng kiến thức tích hợp phải đảm bảo thời gian của bài học theo quy định.
+ Lượng kiến thức tích hợp phải đảm bảo vừa sức với học sinh. Muốn vậy, giáo viên
phải hiểu được mức độ tiếp thu, lĩnh hội kiến thức của đối tượng học sinh trong lớp,
trong trường mình giảng dạy.
3.3.Xác định trọng tâm kiến thức của bài học và trọng tâm tích hợp
Việc xác định kiến thức trọng tâm của bài học và trọng tâm tích hợp là rất quan
trọng, nó quyết định đến hiệu quả và chất lượng của giờ học, bài học. Nếu không xác
định hoặc xác định không đúng kiến thức trọng tâm của bài học và trọng tâm tích hợp
sẽ không thể phân chia thời gian hợp lí cho từng nội dung kiến thức từ đó sẽ không thể
làm nổi bật được yêu cầu của tiết bài học.
3.4. Giao nhiệm vụ và hướng dẫn học sinh chuẩn bị bài ở nhà


Khi đã xác định được nội dung cần tích hợp, giáo viên phải giao nhiệm vụ cho
học sinh chuẩn bị trước ở nhà. Mục đích là giúp học sinh chủ động, tích cực lĩnh hội

kiến thức. Muốn học sinh chuẩn bị bài có hiệu quả giáo viên cần phải:
+ Hướng dẫn học sinh sưu tập tài liệu và xử lí thông tin. Đây là khâu rất quan trọng,
yêu cầu giáo viên phải đưa ra hệ thống câu hỏi mang tính gợi mở để học sinh sưu tầm
đúng tài liệu và dễ dàng xử lí thông tin.
+ Để kích thích học sinh tích cực, tự giác trong việc chuẩn bị bài ở nhà giáo viên nên
ghi điểm những em có sự chuẩn bị chu đáo.
4. Lựa chọn phương pháp và nội dung tích hợp:
Có nhiều phương pháp dạy học tích hợp học tập và làm theo tấm gương đạo đức
Hồ Chí Minh trong môn Hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp, từ các phương pháp
truyền thống như: Thuyết trình, đàm thoại, nêu gương… đến các phương pháp hiện
đại như: Thảo luận nhóm, động não, nghiên cứu trường hợp điển hình, xử lí tình
huống… Các phương pháp này có thể được thực hiện qua các hình thức học tập theo
lớp, theo nhóm, cá nhân, có thể tổ chức học tập trong lớp hoặc tại các địa điểm tham
quan dã ngoại.
Các phương pháp dạy học Hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp truyền thống và
hiện đại đã được đề cập tới trong nhiều tài liệu khác nhau, được giáo viên vận dụng
thường xuyên trong các bài giảng của mình.
Có thể nói việc lựa chọn phương pháp tích hợp là hết sức quan trọng, nó quyết
định đến sự thành công hay thất bại của nội dung tích hợp.
Việc lựa chọn phương pháp và kết hợp các phương pháp tích hợp cho từng nội
dung, phù hợp với từng bài học cần phải căn cứ vào các yếu tố sau:
+ Căn cứ vào nội dung của tiết học, bài học và nội dung tích hợp.
+ Căn cứ vào đối tượng học sinh.
+ Căn cứ vào điều kiện học tập của nơi giảng dạy.
Trong khuôn khổ của đề tài người viết chỉ đi sâu vào một số phương pháp,
thường được áp dụng trong dạy học tích hợp tư tưởng, tấm gương đạo đức Hồ Chí
Minh trong môn Hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp.
4.1. Phương pháp nghiên cứu trường hợp điển hình
Nghiên cứu trường hợp điển hình là phương pháp sử dụng một câu chuyện có
thật về một người, một tập thể, một cơ quan, đơn vị, hoặc sử dụng một câu chuyện

được viết dựa theo những trường hợp gần gũi xảy ra trong thực tiễn cuộc sống. Đôi
khinghiên cứu trường hợp điển hình còn có thể được thực hiện qua vi deo hay một
băng catset.
* Mục tiêu của phương pháp
Làm cho bài học trở nên gần gũi, sinh động, có sức lôi cuốn, thu hút được học sinh
tham gia nhờ đó giúp học sinh dễ tiếp thu kiến thức hơn.
* Cách thực hiện
+ Giáo viên yêu cầu học sinh đọc câu chuyện về trường hợp điển hình.
+ Giáo viên nêu câu hỏi thảo luận cho các nhóm.
+ Các nhóm thảo luận và báo cáo kết quả.
+ Giáo viên kết luận.
* Lưu ý:
+ Những trường hợp điển hình phải là những câu chuyện về người thật, việc thật trong
cuộc sống hoặc là những trường hợp gần gũi thường xuyên xảy ra cuộc sống.


+ Các trường hợp điển hình phải thể hiện tính da dạng của cuộc sống, tương đối phức
tạp, với các dạng nhân vật và những tình huống khác nhau.
+ Nội dung trường hợp điển hình phải phù hợp với chủ đề tích hợp và chủ đề bài học
Hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp, phù hợp với trình độ và đặc điểm lứa tuổi học
sinh.
+ Câu chuyện có độ dài vừa phải.
4.2. Phương pháp động não
Phương pháp động não thường được sử dụng trong dạy học tích hợp học tập và
làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh trước khi giới thiệu bài học mới, giới thiệu
một nội dung mới hoặc kết thúc một nội dung nào đó.
* Mục tiêu của phương pháp
Tạo cho học sinhtập trung suy nghĩ, từng bước rèn luyện khả năng tư duy độc
lập trong sự hướng dẫn của giáo viên, khi cần tìm hiều về một nội dung kiến thức.
Tạo cho học sinh làm quen với môi trường học tập tích cực, không bị áp đặt các

luồng tư duy đồng thời phát huy khả năng làm việc sáng tạo.
* Cách thực hiện
+ Nêu câu hỏi hoặc vấn đề, trong đó có nhiều cách trả lời, cần được tìm hiểu trước cả
lớp hoặc trước nhóm.
+ Khích lệ học sinhphát biểu.
+ Liệt kê các ý kiến lên bảng hoặc giấy to.
+ Phân loại các ý kiến; làm sáng tỏ những ý kiến chưa rõ.
+ Tổng hợp ý kiến của học sinh và rút ra kết luận.
* Lưu ý:
+ Câu hỏi động não phải là câu hỏi tạo ra một số cách trả lời khác nhau.
+ Giáo viên hướng dẫn học sinhphát biểu ngắn gọn.
+ Không nên đánh giá, phê phán trong khi học sinh phát biểu.
4.3. Phương pháp thảo luận nhóm
Phương pháp thảo luận nhóm có nhiều lợi thế sử dụng trong dạy học Hoạt động
giáo dục ngoài giờ lên lớp nói chung, trong dạy học tích hợp tư tưởng và đạo đức Hồ
Chí Minh nói riêng, là phương pháp trong đó giáo viên tổ chức cho học sinh học tập
theo những nhóm nhỏ nhằm giải quyết các vấn đề trong nội dung tích hợp; tạo điều
kiện cho học sinh được giao lưu, học hỏi lẫn nhau, cùng nhau hợp tác để giải quyết
những nhiệm vụ chung của cả nhóm.
* Mục tiêu của phương pháp
+ Giúp học sinh có thể lĩnh hội được kiến thức nhanh hơn, chắc hơn.
+ Nhờ không khí thảo luận tập thể cởi mở nên cho học sinh sẽ mạnh dạn hơn. Thông
qua thảo luận tập thể, học sinh biết lắng nghe ý kiến của bạn, tạo cơ sở giúp cho học
sinh dễ hòa nhập vào tập thể nhóm, tạo cho các em niềm hứng thú trong học tập.
+ Thông qua thảo luận nhóm, học sinh có điều kiện phát triển kĩ năng giao tiếp và kĩ
năng hợp tác.
* Cách thực hiện
+ Giáo viên nêu chủ đề thảo luận.
+ Chia nhóm, giao nhiệm vụ cho học sinh, quy định thời gian và phân công vị trí của
các nhóm.

+ Các nhóm thảo luận.
+ Đại diện từng nhóm trình bày kết quả thảo luận của nhóm mình.
+ Các nhóm khác quan sát, lắng nghe và cho ý kiến.


+ Giáo viên tổng kết và nhận xét.
* Lưu ý:
+ Nhiệm vụ thảo luận của các nhóm có thể độc lập hoặc trùng nhau.
+ Cần quy định rõ thời gian thảo luận nhóm và thời gian trình bày kết quả thảo luận
của mỗi nhóm.
+ Trong khi các nhóm thảo luận, giáo viên cần đến từng nhóm để quan sát, lắng nghe,
gợi ý hoặc giúp đỡ khi cần thiết.
4.4. Liên hệ và tự liên hệ thực tế
Liên hệ và tự liên hệ thực tế là phương pháp tích hợp tạo ra điều kiện để học
sinh hiểu được vì sao phải học nội dung này và cách vận dụng kiến thức bài học vào
thực tế cuộc sống.
* Mục tiêu của phương pháp
+ Làm cho nội dung bào học gắn với thực tế đời sống xã hội, đáp ứng yêu cầu giáo
dục “học đi đôi với hành”.
+ Tạo điều kiện cho học sinh được bộc lộ thái độ, tình cảm, ý kiến và cách làm của
mình.
* Cách thực hiện
+ Trong bài dạy có nội dung tích hợp ở mức độ liên hệ, giáo viên có thể yêu cầu học
sinh liên hệ về tấm gương tôn trọng kỉ luật; tấm gương kính già, yêu trẻ; tấm gương
quý trọng thời gian; tấm gương giữ chữ tín;... của Bác Hồ.
+ Giáo viên có thể yêu cầu học sinh tự liên hệ với bản thân.
5. Phương tiện thực hiện
- Tùy theo điều kiện của từng trường, và trình độ công nghệ của bản thân, giáo viên có
thể kết hợp những phương tiện truyền thống và hiện đại như:
+ Giáo án, Sách giáo viên.

+ Tranh ảnh và các câu chuyện có liên quan.
+ Giấy khổ lớn, bút dạ, phiếu học tập.
+ Máy chiếu, băng hình....
- Lưu ý: Việc lựa chọn phương tiện phải phù hợp với nội dung, mục tiêu và các
phương pháp giảng dạy đã lựa chọn cho tiết học, bài học…
6. Hiệu quả đạt được
Qua quá trình thực hiện các phương pháp tích hợp như trên vào bài giảng trong
các năm học 2010 -2011, 2011 -2012, 2012 -2013, 2013-2014, 2014-2015, 2015-2016,
2016-2017 cũng như những năm học tới tại trường Trung học cơ sở ở các khối lớp, tôi
nhận thấy bài học thêm sinh động hơn, có tính hấp dẫn cao hơn, không nặng nề, trái lại
nó lại là dẫn chứng để chứng minh cho các tri thức trừu tượng, khái quát vốn rất khó
hiểu. Do đó, học sinh tích cực và chú ý vào bài giảng hơn, điều đặc biệt là các em đã
hiểu và xác định rõ được nhiệm vụ của bản thân cần phải phấn đấu, tu dưỡng đạo đức
và học tập theo tấm gương của Bác.
Cụ thể tôi và nhóm chuyên môn đã tiến hành kiểm tra sự hiểu bài và chủ đề tích
hợp của học sinh sau mỗi giờ dạy, làm căn cứ để so sánh và đối chiếu thì thấy kết quả
rất khả quan.
Tôi đã tiến hành kiểm tra ở các khối lớp, kết quả cho thấy học sinh hiểu bài,
nắm vững nội dung bài học và chủ đề tích hợp tư tưởng, tấm gương đạo đức Hồ Chí
Minh đạt khá cao khoảng 85%.
Ngoài việc kiểm tra sự hiểu bài và nắm vững kiến thức của học sinh, tôi cũng đã
tiến hành khảo sát về sự hứng thú, yêu thích môn học của học sinh ở những lớp trên


thông qua việc cho các em trả lời câu hỏi phỏng vấn và trắc nghiệm. Kết quả cho thấy
khoảng trên 90% học sinh hứng thú và yêu thích môn học.
Về biến chuyển của các em trong hành động cụ thể, ý thức học tập và thực hiện
các nội quy của lớp, trường, tham gia các hoạt động tập thể và giúp đỡ nhau trong học
tập nhận thấy ngay sau mỗi tiết học. Thông qua việc quan sát và theo dõi của bản thân
và kết hợp đối chiếu với theo dõi của nhà trường thì ở những lớp này số lượng học

sinh vi phạm khuyết điểm giảm hơn so với trước, đặc biệt hơn là có rất nhiều học sinh
tích cực, hăng hái trong các hoạt động tập thể.
PHẦN III - KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
1. Kết luận:
Tích hợp tư tưởng, tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh vào trong chương trình
Hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp trong nhà trường Trung học cơ sở đang là một
yêu cầu bắt buộc của trong nội dung giảng dạy và giáo dục của Bộ Giáo dục và Đào
tạo; nhằm mục đích giúp học sinh hiểu biết sâu, rộng hơn về tư tưởng, đạo đức của
Bác Hồ, hình thành ở học sinh tình cảm và niềm tin yêu vững chắc đối với Bác. Từ đó,
thôi thúc các em tích cực học tập, lao động và rèn luyện phẩm chất đạo đức của mình
theo gương Bác Hồ vĩ đại.
Trước yêu cầu đó, đòi hỏi tất cả các giáo viên nói chung và giáo viên giảng dạy
môn Hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp nói riêng phải có sự cố gắng trong việc tự
tìm hiểu và học tập tư tưởng, tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh. Từ đó, nâng cao sự
hiểu biết của mình về tư tưởng, tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh, giúp cho việc tích
hợp tư tưởng, tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh vào từng nội dung, từng bài học một
cách thuận lợi và có hiệu quả hơn. Đây cũng chính là yêu cầu cần thiết đối với mỗi
giáo viên trong việc học tập nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ, năng lực sư
phạm cũng như đạo đức nghề nghiệp của bản thân.
Để việc tích hợp đạt hiệu quả như mong muốn, đòi hỏi giáo viên phải biết lựa
chọn chủ đề, nội dung tích hợp phù hợp, biết tích hợp một cách linh hoạt cho từng nội
dung cụ thể. Đồng thời phải biết kết hợp nhuần nhuyễn các phương pháp dạy học, sử
dụng phương tiện dạy học hợp lí, khoa học.
Qua quá trình tiến hành dạy họctích hợp tư tưởng, tấm gương đạo đức Hồ Chí
Minh vào nội dung chương trình Hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp theo các yêu
cầu nêu trên đã đem lại kết quả khả quan. Tôi nhận thấy giáo viên cần hiểu rõ mục
đích cũng như phương pháp và nội dung của việc tích hợp tư tưởng, tấm gương đạo
đức Hồ Chí Minh vào chương trình Hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp thì việc tích
hợp sẽ rất dễ dàng và đem lại hiệu quả giáo dục cao.
Tôi thiết nghĩ, mỗi giáo viên giảng dạy Hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp

cần có tâm huyết với việc giảng dạy nói chung và với việc tích hợp tư tưởng, tấm
gương đạo đức Hồ Chí Minh nói riêng để làm cho bài học thêm gần gũi hơn với học
trò, giờ học phong phú, sinh động và có sức cuốn hút hơn, góp phần làm thay đổi được
nhận thức của học sinh và những người xung quanh về vị trí và tầm quan trọng của
môn học.
2. Kiến nghị:
- Về phía giáo viên cần phải có sự đầu tư tìm tòi, lựa chọn tư liệu, tranh ảnh… sao
cho phù hợp và phải có sự chắt lọc thông tin, cần có sự đầu tư đổi mới phương pháp
giảng dạy.


- Về phía nhà trường cần có sự quan tâm, tạo điều kiện hơn nữa tới bộ môn Hoạt
động giáo dục ngoài giờ lên lớp, có nội dung giảng dạy khoa học, cung cấp trang thiết
bị dạy học phù hợp, có các chương trình đào tạo, bồi dưỡng giáo viên; tăng số tiết của
bộ môn.
- Thường xuyên tổ chức cho học sinh và giáo viên kể chuyện tấm gương đạo đức Hồ
Chí Minh.
Trong quá trình áp dụng đề tài, chắc chắn không tránh khỏi những thiếu sót, bản
thân tôi sẽ tiếp tục vận dụng, theo dõi để khắc phục những khiếm khuyết và bổ sung
cho hoàn thiện hơn vào những năm học tới.
Rất mong được sự đóng góp ý kiến của các đồng nghiệp để đề tài được hoàn
thiện hơn. Xin chân thành cảm ơn!
Phước Sơn, ngày 02 tháng 12 năm 2017
Người viết

Nguyễn Thanh Triều




×