Tải bản đầy đủ (.docx) (56 trang)

Chuyên đề: Thực hiện pháp luật

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (306.91 KB, 56 trang )

SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO …….
TRƯỜNG THPT ……..

CHUYÊN ĐỀ ÔN THI THPT QUỐC GIA
MÔN GDCD 12 NĂM HỌC ……..

Chuyên đề: Thực hiện pháp luật
Tác giả: ………
Giáo viên trường THPT ………
Đối tượng bồi dưỡng: ………..
ĐẦU03 tiết
Dự kiến sốPHẦN
tiết bồiMỞ
dưỡng:

……………..

PHẦN MỞ ĐẦU
0


1. Lý do chọn đề tài
Năm học 2019 - 2020 là năm học thứ 4 môn Giáo dục Công dân (GDCD) được đưa vào
bài thi tổ hợp xã hội trong kì thi Trung học phổ thông Quốc gia (THPTQG). Và ở trường
THPT Xuân Hòa chúng tôi, số lượng học sinh đăng kí thi môn GDCD nói riêng và bài thi tổ
hợp xã hội nói chung qua 3 năm thi THPTQG thường chiếm đến hơn 30% số lượng học sinh
thi THPTQG toàn trường. Với thực tế đó và với những kết quả đã đạt được qua 3 kì thi
THPTQG năm 2017, 2018, 2019, tôi mạnh dạn lựa chọn chủ đề “Thực hiện pháp luật” để
làm chuyên đề trao đổi cùng các thầy/cô trong buổi sinh hoạt chuyên môn hôm nay.
2. Mục tiêu, nhiệm vụ
- Đáp ứng được những yêu cầu trong việc ôn tập, rèn luyện kĩ năng làm bài tập trắc


nghiệm khách quan môn GDCD.
- Giúp cho học sinh nắm vững được kiến thức cơ bản nhất của chương trình GDCD lớp
12, biết vận dụng kiến thức để giải quyết được yêu cầu của đề thi THPTQG. Góp phần nâng
cao chất lượng dạy và học GDCD ở trường phổ thông.
3. Đối tượng nghiên cứu
Trong khuôn khổ của một chuyên đề và thời gian có hạn nên chúng tôi chỉ trình bày
qua một bài cụ thể Bài 2: Thực hiện pháp luật trong chương trình GDCD lớp 12 THPT.
Đối tượng học tập là học sinh lớp 12A5, 12A6 trường THPT Xuân Hòa.

PHẦN NỘI DUNG
1


1. Hệ thống kiến thức sử dụng trong chuyên đề
1.1. Kiến thức cơ bản
1.1.1. Khái niệm, các hình thức và các giai đoạn thực hiện pháp luật
a. Khái niệm thực hiện pháp luật
Thực hiện pháp luật là quá trình hoạt động có mục đích làm cho những quy định của
pháp luật đi vào cuộc sống, trở thành hành vi hợp pháp của các cá nhân, tổ chức khi tham gia
vào các quan hệ xã hội do pháp luật điều chỉnh.
b. Các hình thức thực hiện pháp luật
* Sử dụng pháp luật: cá nhân, tổ chức sử dụng đúng đắn các quyền của mình làm những điều
pháp luật cho phép
* Thi hành pháp luật: cá nhân, tổ chức thực hiện đầy đủ những nghĩa vụ chủ động làm những
gì mà pháp luật quy định phải làm.
* Tuân thủ pháp luật: cá nhân, tổ chức không làm những điều mà pháp luật cấm.
* Áp dụng pháp luật: cá nhân, tổ chức thực hiện pháp luật với sự tham gia, can thiệp của nhà
nước.
c. Các giai đoạn thực hiện pháp luật (giảm tải)
1.1.2. Vi phạm pháp luật và trách nhiệm pháp lí

a. Vi phạm pháp luật
* Ba dấu hiệu nhận biết hành vi vi phạm pháp luật:
- Thứ nhất là hành vi trái pháp luật.
- Thứ hai, do người có năng lực trách nhiệm pháp lí thực hiện.
- Thứ ba, người vi phạm pháp luật phải có lỗi.
* Khái niệm: Vi phạm pháp luật là hành vi trái pháp luật, có lỗi do người có năng lực trách
nhiệm pháp lý thực hiện xâm phạm đến các quan hệ xã hội được pháp luật bảo vệ.
b. Trách nhiệm pháp lí
* Khái niệm: Là nghĩa vụ mà các cá nhân hoặc tổ chức phải gánh chịu hậu quả bất lợi từ
hành vi vi phạm pháp luật của mình.
* Mục đích: Nhà nước thực hiện trách nhiệm pháp lí nhằm:
- Buộc các chủ thể vi phạm pháp luật chấm dứt tình trạng vi phạm pháp luật.
- Buộc họ phải chịu những thiệt hại, hạn chế nhất định.
- Buộc họ phải làm những công việc nhất định.
c. Các loại vi phạm pháp luật và trách nhiệm pháp lý
* Vi phạm hình sự: Là những hành vi nguy hiểm cho xã hội bị coi là tội phạm quy định tại Bộ
luật Hình sự.
Người phạm tội phải chịu trách nhiệm hình sự thể hiện ở việc chấp hành hình phạt theo
quyết định của Tòa án:
+ Người từ đủ 14 đến dưới 16 tuổi phải chịu trách nhiệm hình sự về tội phạm rất
nghiêm trọng do cố ý hoặc tội phạm đặc biệt nghiêm trọng.
+ Người từ đủ 16 tuổi trở lên phải chịu trách nhiệm hình sự về mọi tội phạm.
+ Việc xử lí người chưa thành niên ( đủ 14 đến dưới 18 tuổi) theo nguyên tắc lấy giáo
dục là chủ yếu.
* Vi phạm hành chính: Là hành vi vi phạm pháp luật có mức độ nguy hiểm cho xã hội thấp
hơn tội phạm, xâm phạm các quy tắc quản lí nhà nước.
Người vi phạm phải chịu trách nhiệm hành chính theo quy định của pháp luật:
+ Người từ đủ 14 đến dưới 16 tuổi bị xử phạt hành chính về vi phạm hành chính do cố
ý.
2



+ Người từ đủ 16 tuổi trở lên bị xử phạt hành chính về mọi vi phạm hành chính do
mình gây ra.
* Vi phạm dân sự: Là hành vi vi phạm pháp luật, xâm phạm tới các quan hệ tài sản và quan hệ
nhân thân .
Người có hành vi dân sự phải chịu trách nhiệm dân sự: Người từ đủ 6 tuổi đến chưa đủ
18 tuổi khi tham gia các giao dịch dân sự phải được người đại diện theo pháp luật đồng ý, có
các quyền, nghĩa vụ, trách nhiệm dân sự phát sinh từ giao dịch dân sự do người đại diện xác
lập và thực hiện.
* Vi phạm kỉ luật: Là vi phạm pháp luật xâm phạm các quan hệ lao động, công vụ nhà
nước...do pháp luật lao động, pháp luật hành chính bảo vệ.
Cán bộ, công chức vi phạm kỉ luật phải chịu trách nhiệm kỉ luật với các hình thức khiển
trách, cảnh cáo, hạ bậc lương, chuyển công tác khác, buộc thôi việc.
1.2. Kiến thức mở rộng, nâng cao
1.2.1. Sự giống và khác nhau giữa 4 hình thức thực hiện pháp luật (dạy phần các hình
thức thực hiện pháp luật, dạy tất cả các đối tượng học sinh)
* Giống nhau: Đều là những hoạt động có mục đích nhằm đưa pháp luật đi vào cuộc sống,
trở thành những hành vi hợp pháp của người thực hiện.
* Khác nhau:
Trong 4 hình thức thực hiện pháp luật thì:
* Hình thức sử dụng pháp luật khác so với 3 hình thức thực hiện pháp luật còn lại là:
chủ thể pháp luật có thể thực hiện hoặc không thực hiện quyền được pháp luật cho phép theo ý
chí của mình, chứ không bị ép buộc phải thực hiện.
* Hình thức áp dụng pháp luật có chủ thể pháp luật khác so với 3 hình thức còn lại.
1.2.2. Lỗi được thể hiện dưới hai hình thức: Lỗi cố ý và lỗi vô ý (dạy phần vi phạm pháp
luật đối tượng học sinh đại trà chỉ giới thiệu bao gồm lỗi cố ý, vô ý, đối với học sinh giỏi,
lớp chọn dạy hết nội dung).
* Lỗi cố ý
* Cố ý trực tiếp: Chủ thể nhận thấy trước hậu quả cho XH và người khác nhưng vẫn

mong muốn nó xảy ra
* Cố ý gián tiếp: Chủ thể nhận thấy trước hậu quả cho XH và người khác, tuy không
mong muốn những vẫn để cho nó xẩy ra.
* Lỗi vô ý
* Vô ý do quá tự tin: Chủ thể nhận thấy trước hậu quả cho XH và người khác nhưng hi
vọng, tin tưởng không xẩy ra.
* Vô ý do cẩu thả: Chủ thể không nhận thấy trước hậu quả cho xã hội và người khác
1.2.3. Giáo dục ý thức thực hiện pháp luật cho học sinh tất cả các đối tượng
* Nguyên nhân chủ yếu dẫn đến tình trạng vi phạm pháp luật hiện nay như (dạy phần vi
phạm pháp luật)
- Một số người không có hiểu biết đầy đủ về pháp luật (dẫn chứng các vụ án trong thực
tiễn).
- Một số người vì lợi ích của bản thân coi thường pháp luật, cố ý vi phạm pháp luật.....
(dẫn chứng các vụ án trong thực tiễn).
* Để hạn chế các hành vi vi phạm pháp luật trong xã hội hiện nay, cần phải: (dạy phần vi
phạm pháp luật, trách nhiệm pháp lí):
- Tăng cường thông tin, tuyên truyền, phổ biến và giáo dục pháp luật đến mọi người.
- Các cơ quan thi hành pháp luật phải tăng cường áp dụng các chế tài để buộc các chủ
thể vi phạm pháp luật phải chịu trách nhiệm pháp lí về các hành vi và hậu quả mình gây ra.
3


* Để không phải chịu trách nhiệm pháp lí, mỗi công dân phải sống và làm việc theo Hiến
pháp và pháp luật (lồng ghép giáo dục ý thức thực hiện pháp luật cho học sinh).
1.2.4. Truy cứu trách nhiệm pháp lí phải tuân theo các yêu cầu cơ bản sau (dạy phần
trách nhiệm pháp lí chủ yếu cho đối tượng học sinh giỏi, lớp chọn):
* Bảo đảm nguyên tắc pháp chế.
* Bảo đảm tính công bằng, nhân đạo.
* Bảo đảm tính phù hợp.
1.4.5. Các hành vi vi phạm hình sự (dạy phần vi phạm hình sự, giới thiệu cho tất cả các

đối tượng học sinh):
* Bộ luật hình sự nước CHXHCN Việt Nam quy định những nhóm hành vi nguy hiểm cho xã
hội sau đây là tội phạm: xâm phạm an ninh quốc gia; xâm phạm tính mạng, sức khoẻ, danh
dự, nhân phẩm của con người; xâm phạm quyền tự do, dân chủ của công dân; xâm phạm
quyền sở hữu; xâm phạm chế độ hôn nhân và gia đình; xâm phạm trật tự quản lí kinh tế; tội
phạm về ma tuý; tội phạm về môi trường; xâm phạm an toàn công cộng, trật tự công cộng;
xâm phạm trật tự quản lý hành chính; tội phạm về chức vụ; xâm phạm các hoạt động tư pháp;
tội xâm phạm nghĩa vụ, trách nhiệm của quân nhân; tội phá hoại hòa bình, chống loài người
và tội phạm chiến tranh.
* Một số hành vi học sinh có thể vi phạm như:
- Cố ý gây thương tích trong trạng thái bình thường:
+ Tỷ lệ thương tích từ 11% trở lên.
+ Lưu ý: Vẫn có trường hợp dưới 11% bị xử lý hình sự, đó là:
+ Dùng hung khí nguy hiểm hoặc dùng thủ đoạn gây nguy hại cho nhiều người;
+ Gây cố tật nhẹ cho nạn nhân;
+ Phạm tội nhiều lần đối với cùng một người hoặc đối với nhiều người;
+ Đối với trẻ em, phụ nữ đang có thai, người già yếu, ốm đau hoặc người khác không
có khả năng tự vệ;
+ Đối với ông, bà, cha, mẹ, người nuôi dưỡng, thầy giáo, cô giáo của mình;
+ Có tổ chức;
+ Trong thời gian đang bị tạm giữ, tạm giam hoặc đang bị áp dụng biện pháp đưa vào
cơ sở giáo dục;
+ Thuê gây thương tích hoặc gây thương tích thuê;
+ Có tính chất côn đồ hoặc tái phạm nguy hiểm;
+ Để cản trở người thi hành công vụ hoặc vì lý do công vụ của nạn nhân.
Hình phạt: Cải tạo không giam giữ hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 20 năm, tù chung thân, tùy
mức độ vi phạm.
- Trộm cắp tài sản
- Tài sản bị chiếm đoạt có giá trị từ 2 triệu đồng trở lên.
- Lưu ý: Vẫn có trường hợp tài sản bị chiếm đoạt có giá trị dưới 2 triệu đồng bị xử lý

hình sự, đó là gây hậu quả nghiêm trọng hoặc đã bị xử phạt hành chính về tội chiếm đoạt hoặc
bị kết án về tội chiếm đoạt nhưng chưa được xóa án tích.
Hình phạt: cải tạo không giam giữ đến 03 năm, hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 20 năm, hoặc tù
chung thân, tùy mức độ nghiêm trọng.
- Đánh bạc: Đánh bạc trái phép dưới bất kỳ hình thức nào đựơc thua bằng tiền hay hiện vật có
giá trị từ 2 đến dưới 50 triệu đồng hoặc dưới 2 triệu đồng nhưng đã bị kết án về tội này hoặc
tội tổ chức đánh bạc, gá bạc, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm.
Hình phạt: phạt tiền từ 5 – 50 triệu đồng, cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ
03 tháng đến 03 năm.
4


1.2.6. Các loại tội phạm: (dạy phần vi phạm hình sự, các trường hợp pháp luật cho phép bắt
người, giới thiệu cho các đối tượng học sinh 4 mức, còn đối với học sinh lớp chọn, học sinh
giỏi sẽ dạy mức án phạt để chia các loại tội phạm):
Căn cứ vào tính chất, mức độ nguy hiểm cho xã hội của hành vi phạm tội, pháp luật
hình sự Việt Nam chia tội phạm thành 4 loại: Tội phạm ít nghiêm trọng; Tội phạm nghiêm
trọng; Tội phạm rất nghiêm trọng; Tội phạm đặc biệt nghiêm trọng.
1.2.7. Chế tài trách nhiệm các loại trách nhiệm pháp lí (dạy phần các loại vi phạm pháp
luật và trách nhiệm pháp lí, dạy tất cả các đối tượng học sinh):
* Trách nhiệm hình sự: Là loại trách nhiệm pháp lí với chế tài nghiêm khắc nhất chủ yếu là
hình phạt tước tự do của người phạm tội do Tòa án áp dụng như: án treo, tù giam, chung thân,
tử hình...
* Trách nhiệm hành chính: Chế tài trách nhiệm hành chính thường là cảnh cáo, phạt tiền,
tước quyền sử dụng giấy phép, chứng chỉ hành nghề, tịch thu tang vật, phương tiện được sử
dụng để vi phạm hành chính,…
* Trách nhiệm dân sự: Chế tài trách nhiệm dân sự chủ yếu là bồi thường thiệt hại về vật chất
và đôi khi còn có trách nhiệm bồi thường bù đắp tổn thất về tinh thần.
* Trách nhiệm kỉ luật: Chế tài trách nhiệm kỉ luật là khiển trách, cảnh cáo, hạ bậc lương,
chuyển công tác khác, buộc thôi việc,…

1.2.8. Chủ thể áp dụng pháp luật xử lí các loại vi phạm pháp luật (dạy phần các loại vi
phạm pháp luật, dạy các đối tượng học sinh):
* Hình sự: Tòa án.
* Hành chính: Cơ quan quản lí nhà nước.
* Dân sự: Tòa án.
* Kỉ luật: Thủ trưởng cơ quan, đơn vị hoặc người đứng đầu doanh nghiệp.
1.2.9. Quy định của pháp luật về phương tiện đến trường và tham gia giao thông đối với
học sinh THPT (dạy phần các loại vi phạm pháp luật, dạy các đối tượng học sinh):
* Theo Luật Giao thông đường bộ thì học sinh THPT được đi các loại phương tiện sau:
1. Xe đạp, xe đạp điện, xe máy điện.
2. Học sinh đủ 16 tuổi và dưới 18 tuổi được điều khiển xe gắn máy dung tích xi-lanh dưới
50cm3.
3. Nếu học sinh đã đủ 18 tuổi trở lên được lái xe mô tô hai bánh, xe mô tô ba bánh có dung
tích xi-lanh từ 50cm3 trở lên và các loại xe có kết cấu tương tự; xe ô tô tải, máy kéo có trọng
tải dưới 3.500kg; xe ô tô chở người đến 9 chỗ ngồi;
* Yêu cầu khi tham gia giao thông: Khi tham gia giao thông người sử dụng xe đạp điện, xe
máy điện, xe máy có dung tích dưới 50cm3 khi tham gia giao thông phải chấp hành đúng quy
tắc giao thông và đội mũ bảo hiểm đúng quy cách, phải có Giấy đăng ký xe, giấy chứng nhận
bảo hiểm trách nhiệm dân sự theo quy định.
* Khi vi phạm thì sẽ bị xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ.
2. Hệ thống các dạng bài tập đặc trưng của chuyên đề
Môn GDCD là dạng bài: Lí thuyết. Trong đó, bài tập có thể chia ra thành 3 dạng
bài.
- DẠNG 1: Trắc nghiệm (ở bốn mức: nhận biết, thông hiểu, vận dụng thấp, vận dụng
cao).
- DẠNG 2: Tự luận (trả lời câu hỏi lí thuyết ở mức nhận biết, thông hiểu).
- DẠNG 3: Tự luận: Lấy ví dụ, xử lí tình huống (vận dụng thấp, vận dụng cao).
3. Hệ thống các phương pháp cơ bản, đặc trưng để giải các dạng bài tập trong chuyên đề
5



Phương pháp (cách làm bài): Yêu cầu học sinh nắm chắc lí thuyết, hiểu các nội dung, vấn đề
đã học, xác định được các từ khóa trong các khái niệm, nội dung…
3.1. Phương pháp làm bài trắc nghiệm: Chọn đáp án đúng hoặc đúng nhất.
Để làm được dạng bài tập này, học sinh cần phải:
* Đối với dạng câu nhận biết, thông hiểu:
Bước 1: đọc câu cuối cùng trong câu dẫn để xác định nội dung cần trả lời (từ để hỏi)
trong câu dẫn (hỏi).
Bước 2: đọc kĩ câu dẫn, nhớ lại kiến thức đã học, liên hệ với dữ liệu đưa ra ở câu dẫn.
Bước 3: đọc các đáp và xác định đáp án đúng.
* Đối với dạng câu vận dụng:
Bước 1: cần đọc kĩ đề để xác định nội dung cần trả lời (từ để hỏi) trong câu dẫn (hỏi).
Bước 2: nhớ lại kiến thức và vận dụng kiến thức để xác định những nhân vật hoặc hành
vi vi phạm hay không vi phạm…mà câu hỏi yêu cầu.
Bước 3: đọc các đáp và chọn đáp án đúng hoặc đúng, đủ nhất.
3.2. Phương pháp làm bài tự luận (trả lời câu hỏi lí thuyết mức độ nhận biết, thông hiểu),
nên viết có câu mở đầu, nội dung, câu kết.
Bước 1: đọc kĩ đề, xác định nội dung cần trả lời.
Bước 2: nhớ lại kiến thức và trình bày nội dung câu hỏi yêu cầu.
Bước 3: có thể liên hệ với chính bản thân mình, đánh giá tình hình xung quanh sau khi
trình bày xong phần nội dung câu hỏi.
3.3. Phương pháp làm bài (tự luận) xử lí tình huống (mức độ vận dụng thấp, vận dụng
cao).
Bước 1: đọc kĩ đề, xác định nội dung đơn vị kiến thức cần trả lời.
Bước 2: nhớ lại kiến thức và dựa vào kiến thức đã học để đưa ra quan điểm phù hợp
với những nội dung đã học, trình bày nội dung câu hỏi yêu cầu.
Bước 3: liên hệ với chính bản thân mình, đánh giá tình hình xung quanh sau khi trình
bày xong phần nội dung câu hỏi.
4. Hệ thống các ví dụ, bài tập cụ thể cùng lời giải minh họa cho chuyên đề
4.1. Các bài tập tự luận

Nhận biết:
Câu hỏi : Hãy trình bày các loại vi phạm pháp luật và trách nhiệm pháp lý
Cách làm bài tập:
Bước 1: đọc kĩ đề, xác định nội dung cần trả lời: các loại vi phạm pháp luật và trách nhiệm
pháp lý.
Bước 2: nhớ lại kiến thức phần các loại vi phạm pháp luật và trách nhiệm pháp lý.
Bước 3: có thể liên hệ với chính bản thân mình, đánh giá tình hình xung quanh sau khi trình
bày xong phần nội dung câu hỏi.
Lời giải minh họa:
Các loại vi phạm pháp luật và trách nhiệm pháp lý:
* Vi phạm hình sự: là những hành vi nguy hiểm cho xã hội bị coi là tội phạm quy định
tại Bộ luật Hình sự.
Người phạm tội phải chịu trách nhiệm hình sự thể hiện ở việc chấp hành hình phạt theo
quyết định của Tòa án:
+ Người từ đủ 14 đến dưới 16 tuổi phải chịu trách nhiệm hình sự về tội phạm rất
nghiêm trọng do cố ý hoặc tội phạm đặc biệt nghiêm trọng.
+ Người từ đủ 16 tuổi trở lên phải chịu trách nhiệm hình sự về mọi tội phạm.
6


+ Việc xử lí người chưa thành niên ( đủ 14 đến dưới 18 tuổi) theo nguyên tắc lấy giáo
dục là chủ yếu.
* Vi phạm hành chính: là hành vi vi phạm pháp luật có mức độ nguy hiểm cho xã hội
thấp hơn tội phạm, xâm phạm các quy tắc quản lí nhà nước.
Người vi phạm phải chịu trách nhiệm hành chính theo quy định của pháp luật:
+ Người từ đủ 14 đến dưới 16 tuổi bị xử phạt hành chính về vi phạm hành chính do cố
ý.
+ Người từ đủ 16 tuổi trở lên bị xử phạt hành chính về mọi vi phạm hành chính do
mình gây ra.
* Vi phạm dân sự: là hành vi vi phạm pháp luật, xâm phạm tới các quan hệ tài sản và

quan hệ nhân thân .
Người có hành vi dân sự phải chịu trách nhiệm dân sự: Người từ đủ 6 tuổi đến chưa đủ
18 tuổi khi tham gia các giao dịch dân sự phải được người đại diện theo pháp luật đồng ý, có
các quyền, nghĩa vụ, trách nhiệm dân sự phát sinh từ giao dịch dân sự do người đại diện xác
lập và thực hiện.
* Vi phạm kỉ luật: là vi phạm pháp luật xâm phạm các quan hệ lao động, công vụ nhà
nước...do pháp luật lao động, pháp luật hành chính bảo vệ.
Cán bộ, công chức vi phạm kỉ luật phải chịu trách nhiệm kỉ luật với các hình thức khiển
trách, cảnh cáo, hạ bậc lương, chuyển công tác khác, buộc thôi việc.
Thông hiểu:
Câu hỏi: Theo em, vi phạm pháp luật có gì chung và khác biệt với vi phạm đạo đức?
Cách làm bài tập:
Bước 1: đọc kĩ đề, xác định nội dung cần trả lời: phân tích những điểm giống và khác nhau
giữa vi phạm pháp luật với vi phạm đạo đức.
Bước 2: nhớ lại kiến thức phần khái niệm pháp luật, khái niệm đạo đức, khái niệm vi phạm
pháp luật và so sánh để trả lời câu hỏi.
Bước 3: có thể liên hệ với chính bản thân mình, đánh giá tình hình xung quanh sau khi trình
bày xong phần nội dung câu hỏi.
Lời giải minh họa:
* So sánh vi phạm pháp luật và vi phạm đạo đức
- Giống nhau: Đều là hành vi trái quy tắc, vi phạm quy tắc ứng xử của cộng đồng
- Khác nhau: Vi phạm pháp luật là những hành vi trái với các quy phạm pháp luật do
nhà nước ban hành và hình thức xử phạt bằng sự cưỡng chế của nhà nước và sự lên án của xã
hội
Vận dụng thấp:
Câu hỏi: Tình huống: Cảnh sát giao thông phạt hai bố con bạn A vì cả hai đều lái xe máy đi
ngược đường một chiều. Bố bạn A không chịu nộp phạt vì lí do ông không nhận ra biển báo
đường một chiều, bạn A mới 16 tuổi, còn nhỏ, chỉ biết đi theo ông nên không đáng bị phạt.
Câu hỏi: Em hãy phân tích các vi phạm của bạn A và vi phạm của bố bạn A. Với các vi phạm
của mỗi người, theo em, họ phải chịu trách nhiệm pháp lý nào?

Cách làm bài tập:
Bước 1: đọc kĩ đề, xác định nội dung cần trả lời: vi phạm pháp luật và trách nhiệm pháp lý.
Bước 2: nhớ lại kiến thức phần các loại vi phạm pháp luật và trách nhiệm pháp lý để trả lời
câu hỏi.
Bước 3: có thể liên hệ với chính bản thân mình, đánh giá tình hình xung quanh sau khi trình
bày xong phần nội dung câu hỏi.
Lời giải minh họa:
7


- Trong tình huống trên, cả hai bố con bạn A đều là những người có năng lực trách
nhiệm pháp lí. Pháp luật hành chính và pháp luật hình sự nước ta đều quy định người từ đủ 16
tuổi trở lên phải chịu trách nhiệm về mọi hành vi vi phạm pháp luật của mình.
- Hai bố con bạn A đều có đủ khả năng nhận thức rằng đi xe máy ngược chiều quy định
là trái pháp luật, có thể gây tai nạn, nguy hiểm cho người khác. Họ hoàn toàn tự quyết định
hành vi của mình, không ai ép buộc họ phải đi ngược chiều, do đó, họ phải tự chịu trách
nhiệm về việc mình đã làm.
- Hai bố con A vi phạm pháp luật và phải chịu trách nhiệm pháp lí trước nhà nước, phải
thi hành nghiêm chỉnh quyết định xử phạt hành chính của cảnh sát giao thông, cụ thể là phải
gánh chịu thiệt hại vật chất (nộp tiền phạt). Việc cảnh sát giao thông buộc hai bố con bạn A
dừng xe và xử phạt họ đã chấm dứt hành vi vi phạm pháp luật, ngăn chặn không để họ gây tai
nạn cho người khác hoặc chính họ bị tai nạn do đi ngược chiều.
Vận dụng cao:
Tình huống: Anh G và chị T là sinh viên ở cùng một xóm trọ. Sau một thời gian yêu nhau anh
G và chị T chia tay. Sau khi chia tay, anh G đã đăng những thông tin xấu, xúc phạm chị B lên
trên mạng xã hội. Khiến cho nhiều người hiểu lầm, xa lánh chị G. Việc này đã khiến chị G rất
buồn và đau khổ.
Câu hỏi:
1. Theo em, trong trường hợp này, anh G có vi phạm pháp luật không? Vì sao?
2. Nếu là chị T, em sẽ xử lí như thế nào cho phù hợp với quy định của pháp luật?

Cách làm bài tập:
Bước 1: đọc kĩ đề, xác định nội dung cần trả lời: vi phạm pháp luật và trách nhiệm pháp lý.
Bước 2: nhớ lại kiến thức phần các loại vi phạm pháp luật và trách nhiệm pháp lý để trả lời
câu hỏi.
Bước 3: có thể liên hệ với chính bản thân mình, đánh giá tình hình xung quanh sau khi trình
bày xong phần nội dung câu hỏi.
Lời giải minh họa:
1. Anh G có vi phạm pháp luật. Vì
Thứ nhất: Hành vi đăng những thông tin xấu, xúc phạm chị B lên trên mạng xã hội là
hành vi trái pháp luật.
Thứ hai: Anh G là sinh viên nên anh là người có năng lực trách nhiệm pháp lí.
Thứ ba: Trong tình huống này anh G có lỗi, đó là lỗi cố ý.
Vì hành vi của anh G có đủ ba dấu hiệu của vi phạm pháp luật nên anh G đã vi phạm
pháp luật.
2. Nếu là chị T, em sẽ xử lí như sau:
Thứ nhất: Trực tiếp trao đổi với anh G, đề nghị anh gỡ những thông tin đó xuống và có
lời đính chính lại thông tin.
Thứ hai: Nếu không thể trao đổi trực tiếp được do mâu thuẫn thì có thể thông qua nhắn
tin, gọi điện, nhờ gia đình, bạn bè.
Thứ ba: Nếu anh G nhất định không chịu gỡ thông tin, đính chính lại thì chị T co thể
thu thập bằng chứng gửi đến cơ quan có thẩm quyền để giải quyết.
4.2. Các bài tập trắc nghiệm (có kèm theo đáp án)
Nhận biết
Câu 1. Thực hiện pháp luật là quá trình hoạt động có mục đích làm cho những quy định của
pháp luật
A. đi vào cuộc sống.
B. gắn bó với thực tiễn.
C. quen thuộc trong cuộc sống.
D. có chỗ đứng trong thực tiễn.
8



Câu 2. Thực hiện pháp luật là hành vi
A. thiện chí của cá nhân, tổ chức.
B. hợp pháp của cá nhân, tổ chức.
C. tự nguyện của mọi người.
D. dân chủ trong xã hội.
Câu 3. Dấu hiệu nào dưới đây không phải là dấu hiệu vi phạm pháp luật?
A. Không thích hợp.
B. Lỗi.
C. Trái pháp luật.
D. Do người có năng lực trách nhiệm pháp lý thực hiện.
Câu 4. Vi phạm hành chính là hành vi vi phạm pháp luật, xâm phạm các quy tắc nào dưới
đây?
A. Quản lý nhà nước.
B. An toàn lao động.
C. Ký kết hợp đồng.
D. Công vụ nhà nước.
Câu 5. Có mấy hình thức thực hiện pháp luật ?
A. Bốn hình thức.
B. Ba hinh thức.
C. Hai hình thức.
D. Một hình thức.
Câu 6. Có mấy loại vi phạm pháp luật ?
A. Bốn loại.
B. Năm loại.
C. Sáu loại.
D. Hai loại.
Câu 7. Vi phạm dân sự là hành vi vi phạm pháp luật, xâm phạm tới
A. các quan hệ tài sản và quan hệ nhân thân.

B. các quan hệ kinh tế và quan hệ lao động.
C. các quy tắc quản lý nhà nước.
D. trật tự, an toàn xã hội.
Câu 8. Người phải chịu hình phạt tù là phải chịu trách nhiệm
A. hình sự.
B. hành chính.
C. kỷ luật.
D. dân sự.
Câu 9. Người có hành vi vi phạm trật tự an toàn giao thông phải chịu trách nhiệm
A. hành chính.
B. kỉ luật.
C. bồi thường.
D. dân sự.
Câu 10. Hành vi vi phạm pháp luật, xâm phạm tới các quan hệ lao động, quan hệ công vụ nhà
nước là
A. vi phạm kỷ luật.
B. vi phạm hành chính.
C. vi phạm nội quy cơ quan.
D. vi phạm dân sự.
Thông hiểu
Câu 1. Người vi phạm pháp luật, gây thiệt hại về tài sản của người khác thì phải chịu trách
nhiệm pháp lí nào dưới đây?
A. Trách nhiệm hành chính.
B. Trách nhiệm dân sự.
C. Trách nhiệm xã hội.
D. Trách nhiệm kỉ luật.
Câu 2. Công chức nhà nước vi phạm những điều cấm không được làm là vi phạm
A. hành chính.
B. kỉ luật.
C. nội quy lao động.

D. quy tắc an toàn lao động.
Câu 3. Hành vi nào dưới đây không phải là trái pháp luật?
A. Đi xe máy vượt đèn đỏ theo hiệu lệnh của người điều khiển giao thông.
B. Học sinh 16 tuổi không đội mũ bảo hiểm khi ngồi sau xe máy.
C. Học sinh 12 tuổi đi xe đạp điện đến trường.
D. Đỗ xe đạp dưới lòng đường.
Câu 4. Người trong độ tuổi nào dưới đây khi tham gia các giao dịch dân sự phải được người
đại diện theo pháp luật đồng ý?
A. Từ đủ 6 tuổi đến chưa đủ 15 tuổi.
B. Từ đủ 6 tuổi đến chưa đủ 18 tuổi.
C. Từ đủ 6 tuổi đến chưa đủ 16 tuổi.
D. Từ đủ 6 tuổi đến chưa đủ 17 tuổi.
Câu 5. Người có hành vi cố ý gây tổn hại cho sức khỏe của người khác là vi phạm
A. hành chính.
B. hình sự.
C. dân sự.
D. kỉ luật.
9


Câu 6. Hành vi nào dưới đây không vi phạm pháp luật dân sự?
A. Làm mất tài sản của người khác.
B. Đi học muộn không có lí do chính đáng.
C. Tự ý sửa chữa nhà thuê của người khác.
D. Người mua hàng không trả tiền đúng thời hạn cho người bán.
Câu 7. Chỉ cơ quan, công chức nhà nước có thẩm quyền mới được
A. sử dụng pháp luật.
B. thi hành pháp luật.
C. tuân thủ pháp luật.
D. áp dụng pháp luật.

Câu 8. Theo quy định của pháp luật Việt Nam, người chưa thành niên có độ tuổi là bao nhiêu?
A. Chưa đủ 14 tuổi.
B. Chưa đủ 16 tuổi.
C. Chưa đủ 18 tuổi.
D. Chưa đủ 20 tuổi.
Câu 9. Năng lực trách nhiệm pháp lí của cá nhân bao gồm
A. độ tuổi và nhận thức.
B. độ tuổi và trình độ.
C. độ tuổi và hành vi.
D. nhận thức và hành vi.
Câu 10. Độ tuổi của con người có năng lực trách nhiệm pháp lí là
A. từ đủ 14 tuổi trở lên.
B. từ đủ 16 tuổi trở lên.
C. từ đủ 18 tuổi trở lên.
D. từ đủ 21 tuổi trở lên.
Vận dụng thấp
Câu 1. H không đội mũ bảo hiểm khi đi xe đạp điện nên đã bị Cảnh sát giao thông xử phạt. H
đã có hành vi vi phạm nào dưới đây?
A. Vi phạm trật tự, an toàn xã hội.
B. Vi phạm nội quy trường học.
C. Vi phạm hành chính.
D. Vi phạm kỷ luật.
Câu 2. Công ty sản xuất gạch men X không áp dụng biện pháp bảo vệ môi trường nên đã bị
Cảnh sát môi trường lập biên bản xử lý vi phạm hành chính. Hành vi xử phạt của Cảnh sát
môi trường là biểu hiện của hình thức thực hiện pháp luật nào dưới đây?
A. Thi hành pháp luật.
B. Cưỡng chế pháp luật.
C. Áp dụng pháp luật.
D. Bảo đảm pháp luật.
Câu 3. Hãng bột giặt M khi quảng cáo sản phẩm của công ty mình đã đưa tên, hình ảnh của 2

hãng bột giặt T và V để so sánh, chứng minh sản phẩm của mình sạch hơn. Trong trường hợp
này, công ty M đã vi phạm loại vi phạm pháp luật nào?
A. Hình sự.
B. Hành chính.
C. Dân sự.
D. Kỷ luật.
Câu 4. Ba thanh niên chở nhau trên một xe máy bị cảnh sát giao thông yêu cầu dừng xe, lập
biên bản, phạt tiền. Trong trường hợp này, ba thanh niên đang phải
A. chịu trách nhiệm pháp lí.
B. thực hiện nghĩa vụ công dân.
C. làm nghĩa vụ trước cảnh sát.
D. làm nghĩa vụ khi tham gia giao thông.
Câu 5. M đi xe vượt đèn đỏ nên bị Cảnh sát giao thông lập biên bản xử phạt tiền. Vậy M phải
chịu trách nhiệm pháp lý nào dưới đây ?
A. Hình sự.
B. Dân sự.
C. Hành chính.
D. Kỷ luật.
Câu 6. Ông Đ đi xe máy ngược chiều trên đường, đâm vào một người đi đúng đường làm
người này bị thương phải vào bệnh viện điều trị. Ông Đ bị xử phạt vi phạm hành chính và
phải bồi thường cho người bị thương. Ông Đ phải chịu trách nhiệm pháp lý nào dưới đây?
A. Hình sự và hành chính.
B. Kỷ luật và dân sự.
C. Hành chính và dân sự.
D. Hành chính và kỷ luật.
Câu 7. Là viên chức nhà nước, ông V thường xuyên đi làm muộn mà không có lý do chính
đáng. Ông V đã có hành vi vi phạm nào dưới đây?
A. Hình sự.
B. Hành chính.
C. Kỷ luật.

D. Dân sự.
Câu 8. Cửa hàng ăn uống của bà M thường xuyên kê bàn ghế lấn chiếm hè phố, chiếm mất
10


lối đi dành cho người đi bộ. Công an phường đã lập biên bản xử phạt bà M. Vậy bà M phải
chịu trách nhiệm pháp lý nào dưới đây về hành vi vi phạm của mình?
A. Kỷ luật.
B. Dân sự.
C. Hành chính.
D. Hình sự.
Câu 9. Sau khi tốt nghiệp Đại học Công nghệ thông tin, H đã xin mở Công ty máy tính và
được cơ quan có thẩm quyền chấp nhận. Việc làm của H là biểu hiện của hình thức thực hiện
pháp luật nào dưới đây?
A. Sáng kiến pháp luật.
B. Tuân thủ pháp luật.
C. Sử dụng pháp luật.
D. Thực hành pháp luật.
Câu 10. Ông K cơi nới nhà nên đã để sắt, thép chiếm dụng lối đi của người tham gia giao
thông. Hành vi của ông K là biểu hiện vi phạm
A. an toàn đô thị.
B. an toàn tính mạng công dân.
C. hành chính.
D. kỷ luật.
Vận dụng cao
Câu 1. Chị B cho chị N mượn 100 triệu đồng để kinh doanh và giao hẹn 2 năm sau phải trả.
Nợ đến hẹn phải trả nhưng chị N chựa trả nợ được do việc kinh doanh đổ bể. Chi B nhiều lần
đến đòi nợ nhưng không lấy được bèn thuê C đến đe dọa giết con gái chị N, thuê D đập phá đò
đạc và lẩy xe máy của chị N để siết nợ. Ông H là hàng xóm sang can ngăn thì bị C lấy gậy
đuổi đánh nhưng ông H tránh được. Hành vi của người nào dưới đây phải chịu trách nhiệm

hình sự?
A. Chị B, chị N, C, D.
B. Chị B, D.
C. Chi B, C, D.
D. Chị B, chị N.
Câu 2. Chỗ bạn bè thân quen nên Anh H đã cho anh K vay tiền mà không lấy lãi. Đến khi cần
dùng đến anh H đòi thì anh K cứ lần nữa mãi không trả và nhiều lần trốn tránh không gặp anh
H. Anh H đã nhờ B một tay anh chị chuyên đòi nợ đến nhà anh K dọa dẫm và đập phá một số
đồ đạc nhà anh K. Bực mình vĩ bạn làm vậy anh K đã đến nhà anh H, hai bên to tiếng và xông
và đánh nhau, anh K nhặt được nửa viên gạch ném anh H làm anh H bị thương nặng. Những ai
dưới đây phải chịu trách nhỉệm pháp lí?
A. Anh H, K và B.
B. Anh H,K.
C. Anh H và B.
D. Anh K và B.
Câu 3. Sau khi đến cơ quan làm việc, L rủ H (cùng phòng) đi ăn sáng. Vừa ngồi xuống ghế ở
quán của chị N, L đã cằn nhằn với H: Sáng ra đã bực mình, tôi vừa bị lão K (trưởng phòng)
quát bà ạ! H nói: Dọa kỷ luật về vụ đi ăn sáng thế này chứ gì. Rồi hai người nhỏ to nói xấu
ông K. Bất bình với thái độ của chị L,K nhưng lại sợ mất khách nên chị N không nói gì mà tối
về lại chia sẻ cấu chuyện đó lên FB và chê bai ý thức, thái độ của chị L,H. Hỏi: Ai là người vi
phạm pháp luật?
A. Chỉ ông K
B. Chị L, H
C. Chị H, L, N
D. Ông K, chị N
Câu 5. Trong kì nghỉ tết nguyên đán, Đ đã rủ S, P, Q cùng xóm tham gỉa chơi bài ăn tiền. Biết
được tin này, em trai của Đ là T cũng gọi theo các bạn của mình đến cổ vũ. Bị thua khá nhiều,
Q đã chơi gian lận nhưng bị T biết được nói cho Đ. Tức tối 2 anh em Đ và T lao vào đánh Q
làm Q bị thương nặng, giám định thương tật là 12%. Những ai phải chịu trách nhiệm hình sự ?
A. Anh Đ, S, P, Q.

B. Anh Đ, Q.
C. Anh em Đ và T
D. Anh Q, Đ và T
Câu 6. Năm nay A 18 tuổi, còn B chưa đầy 16 tuổi cả 2 đều là thanh niên lêu lổng. Một hôm,
A và B đang đi xe máy trên đoạn đường vắng thì thấy chị H vừa đi vừa nghe điện thoại, trên
tay đeo một cái lắc vàng. A nảy ra ý định muốn cướp điện thoại và lắc vàng bèn rủ B cùng
11


tham gia. Cả hai cùng tăng tốc áp sát chị H để thực hiện hành vi. Phát hiện có điều lạ, chị H đã
tăng tốc thật nhanh, không may đến đoạn dốc cua chị H không làm chủ được tay lái đã đâm xe
vào anh X, làm cả 2 bất tỉnh và bị thương rất nặng. A và B thấy vậy liền phóng xe bỏ đi.
Những ai dưới đây phải chịu trách nhiệm pháp lý?
A. A và B
B. A, B và chị H
C. Chị H
D. Chị H và anh X.
Câu 7. H (19 tuổi) đến nhà Q (17 tuổi) chơi. Thấy trong phòng Q có chiếc tivi đẹp, H bảo Q
bán lại chiếc tivi cho mình và Q đã đồng ý. Hai người đã thỏa thuận việc mua – bán ti vi bằng
văn bản. Bố, mẹ Q đi làm về đã không đồng ý, yêu cầu H trả lại tivi và trả lại tiền cho H.
Nhưng H không đồng ý vì hai người đã thỏa thuận với nhau bằng văn bản đàng hoàng. Theo
em, trong trường hợp này xử sự như thế nào là đúng theo quy định của pháp luật?
A. H phải trả lại tivi vì Q chưa đủ tuổi tự quyết định trong giao dịch dân sự.
B. H không cần trả lại tivi vì đã có thỏa thuận bằng văn bản.
C. Bố, mẹ Q không được yêu cầu H trả lại tivi vì H và Q đã thỏa thuận bằng văn bản.
D. Q vẫn bán tivi cho H vì đó là tài sản trong phòng ở của Q.
Câu 8. G (17 tuổi) vừa đi học về thì mẹ nhờ đi ra quán gần nhà mua con dao gọt trái cây.
Đang trên đường từ quán về nhà, G gặp N. Vì nghi ngờ G báo với Đoàn trường là mình hút
thuốc ở trường và bị Đoàn trường kiểm điểm nên N đã doạ đánh G. Vì ốm yếu hơn nên G đã
bỏ chạy nhưng N đuổi theo, đến một quãng vắng thì G đuối sức không thể chạy nỗi nữa. N

đuổi kịp định đánh G thì G rút con dao mới mua ra chỉ vào mặt N và nói: “đừng bước tới
đây”, nhưng N không nghe vẫn tiếp tục xông tới. G càng lùi lại, N càng tiến lên và không may
N vấp phải hòn đá dưới chân và ngã nhào về phía trước nên ngực N đâm thẳng vào con dao
của G. G gọi người đến đưa N đi cấp cứu, N bị thương tích 60%. Theo em, trong trường hợp
này khẳng định nào về G là đúng?
A. G đã vi phạm pháp luật.
B. G không vi phạm pháp luật.
C. G phải chịu trách nhiệm hình sự.
D. G phải chịu trách nhiệm dân sự.
Câu 9. Trên đường về quê thì xe máy SH của chị X bị chết máy. Thấy anh S đi qua chị đã nhờ
anh sửa xe cho mình. Sau một hồi sửa chữa, S ngồi lên yên khởi động xe và phóng đi mất. Chị
X hô mọi người giữ lại nhưng không được, S đã gửi xe ở nhà anh N, kể lại câu chuyện và dặn
N không tiết lộ nguồn gốc của xe. Sau đó, anh S làm giấy tờ xe giả để bán cho bà V được 40
triệu đồng và chia cho anh N 10 triệu đồng. Những ai dưới đây phải chịu trách nhiệm hình sự?
A. Anh S, chị X và bà V.
B. Anh N và bà V.
C. Anh S và anh N.
D. Anh N, anh S và chị X.
Câu 10. K và Q (học sinh lớp 12) cùng nhau đi xe mảy điện đến trường. K vừa điều khiển xe
vừa sử dụng thiết bị âm thanh để nghe nhạc, Q ngồi sau không đội mũ bảo hiểm. K đã đâm
vào anh B đi xe máy và em X (13 tuổi) đi xe đạp lao từ trong ngõ ra mà không quan sát, Cảnh
sát giao thông yêu cầu K và anh B dừng xe để xử lí vi phạm. Trong trường hợp này, những
chủ thể nào dưới đây bị xử phạt vi phạm hành chính?
A. Anh B và Q.
B. Anh B, em X và Q.
C. Anh B và K.
D. K và Q.
Hướng dẫn lựa chọn một số câu vận dụng thấp
Câu 3: Hãng bột giặt M khi quảng cáo sản phẩm của công ty mình đã đưa tên, hình ảnh của 2
hãng bột giặt T và V để so sánh, chứng minh sản phẩm của mình sạch hơn. Trong trường hợp

này, công ty M đã vi phạm loại vi phạm pháp luật nào?
A. Hình sự.
B. Hành chính.
C. Dân sự.
D. Kỷ luật.
Hướng dẫn lựa chọn:
Bước 1: xác định yêu cầu của câu hỏi: công ty M vi phạm loại vi phạm pháp luật nào?
12


Bước 2: đọc tình huống trong câu dẫn, xác định các hành vi của công ty M, nhớ lại kiến thức
cơ bản phần các loại vi phạm pháp luật để vận dụng xác định loại vi phạm pháp luật tình
huống đưa ra.
Bước 3: Đọc các đáp án và xác định đáp án đúng là C vi phạm dân sự.
Câu 4: Ba thanh niên chở nhau trên một xe máy bị cảnh sát giao thông yêu cầu dừng xe, lập
biên bản, phạt tiền. Trong trường hợp này, ba thanh niên đang phải
A. chịu trách nhiệm pháp lí.
B. thực hiện nghĩa vụ công dân.
C. làm nghĩa vụ trước cảnh sát.
D. làm nghĩa vụ khi tham gia giao thông.
Hướng dẫn lựa chọn:
Bước 1: xác định yêu cầu của câu hỏi đó là: ba thanh niên đang phải chịu cái gì? Làm gì?
Bước 2: đọc tình huống trong câu dẫn, xác định hành vi của ba thanh niên và hậu quả ba
thanh niên phải gánh chịu, nhớ lại kiến thức cơ bản phần trách nhiệm pháp lí để vận dụng xác
định ba thanh niện đang phải chịu cái gì?.
Bước 3: Đọc các đáp án và xác định đáp án đúng là A.
Hướng dẫn lựa chọn một số câu vận dụng cao
Câu 7: H (19 tuổi) đến nhà Q (17 tuổi) chơi. Thấy trong phòng Q có chiếc tivi đẹp, H bảo Q
bán lại chiếc tivi cho mình và Q đã đồng ý. Hai người đã thỏa thuận việc mua – bán ti vi bằng
văn bản. Bố, mẹ Q đi làm về đã không đồng ý, yêu cầu H trả lại tivi và trả lại tiền cho H.

Nhưng H không đồng ý vì hai người đã thỏa thuận với nhau bằng văn bản đàng hoàng. Theo
em, trong trường hợp này xử sự như thế nào là đúng theo quy định của pháp luật?
A. H phải trả lại tivi vì Q chưa đủ tuổi tự quyết định trong giao dịch dân sự.
B. H không cần trả lại tivi vì đã có thỏa thuận bằng văn bản.
C. Bố, mẹ Q không được yêu cầu H trả lại tivi vì H và Q đã thỏa thuận bằng văn bản.
D. Q vẫn bán tivi cho H vì đó là tài sản trong phòng ở của Q.
Hướng dẫn lựa chọn:
Bước 1: xác định yêu cầu của câu hỏi đó là: xử sự như thế nào là đúng theo quy định của pháp
luật?
Bước 2: đọc kĩ tình huống, nhớ lại kiến thức phần độ tuổi tham gia giao dịch dân sự, liện hệ
tình huống.
Bước 3: Đọc các đáp án và xác định đáp án đúng là A.
Câu 8: G (17 tuổi) vừa đi học về thì mẹ nhờ đi ra quán gần nhà mua con dao gọt trái cây.
Đang trên đường từ quán về nhà, G gặp N. Vì nghi ngờ G báo với Đoàn trường là mình hút
thuốc ở trường và bị Đoàn trường kiểm điểm nên N đã doạ đánh G. Vì ốm yếu hơn nên G đã
bỏ chạy nhưng N đuổi theo, đến một quãng vắng thì G đuối sức không thể chạy nỗi nữa. N
đuổi kịp định đánh G thì G rút con dao mới mua ra chỉ vào mặt N và nói: “đừng bước tới
đây”, nhưng N không nghe vẫn tiếp tục xông tới. G càng lùi lại, N càng tiến lên và không may
N vấp phải hòn đá dưới chân và ngã nhào về phía trước nên ngực N đâm thẳng vào con dao
của G. G gọi người đến đưa N đi cấp cứu, N bị thương tích 60%. Theo em, trong trường hợp
này khẳng định nào về G là đúng?
A. G đã vi phạm pháp luật.
B. G không vi phạm pháp luật.
C. G phải chịu trách nhiệm hình sự.
D. G phải chịu trách nhiệm dân sự.
Hướng dẫn lựa chọn:
Bước 1: xác định yêu cầu của câu hỏi đó là: khẳng định nào về G là đúng?
Bước 2: đọc kĩ tình huống, nhớ lại kiến thức phần các dấu hiệu vi phạm pháp luật, liện hệ tình
huống.
Bước 3: Đọc các đáp án và xác định đáp án đúng là B vì G không có lỗi

5. Các bài tập tự giải
13


5.1. Tự luận
Nhận biết
Câu hỏi: Trình bày các hình thức thực hiện pháp luật?
Thông hiểu
Câu hỏi: Hãy phân biệt sự khác nhau giữa vi phạm hình sự và vi phạm hành chính.
Vận dụng thấp
Tình huống: Q (22 tuổi) đi xe máy, vượt đèn đỏ ở ngã tư đường phố và đã đâm vào xe máy
của K đang đi đến từ phía đường tín hiệu báo đèn xanh. Xe máy của K bị hỏng nặng nhưng rất
may K chỉ bị xây xát nhẹ.
Câu hỏi:
1. Trong tình huống trên Q đã không thực hiện hình thức thực hiện pháp luật nào? Vì sao?
2. Theo em, trong trường hợp này Q sẽ bị xử lí như thế nào?
Vận dụng cao
Tình huống: Phát hiện ông B làm con dấu giả của một cơ quan hành chính Nhà nước theo đơn
đặt hàng của Ông H, sau khi cùng bàn bạc, anh K và anh M liên tục nhắn tin yếu cầu ông B
phải nộp cho hai anh mười triệu đồng. Lo sợ nếu không đưa tiền sẽ bị anh K và anh M tố cáo,
ông B buộc phải đồng ý và hẹn gặp hai anh tại quán cafe X để giao tiền. Trên đường đến điểm
hẹn, anh K và anh M bị công an bắt vì trước đó vợ anh M đã kịp thời phát hiện và báo với cơ
quan chức năng về việc này.
Câu hỏi: Em hãy cho biết những ai phải chịu trách nhiệm pháp lý? Phân tích cụ thể?
5.2. Trắc nghiệm
Nhận biết
Câu 1. Người sản xuất hàng hóa để bán ra thị trường mà không có giấy chứng nhận đăng ký
kinh doanh của cơ quan có thẩm quyền là vi phạm
A. dân sự.
B. hành chính.

C. trật tự xã hội.
D. quan hệ kinh tế.
Câu 2. Hành vi trái pháp luật là hành vi xâm phạm, gây thiệt hại cho
A. các quan hệ xã hội được pháp luật bảo vệ.
B. các quan hệ chính trị của nhà nước.
C. các lợi ích của tổ chức, cá nhân.
D. các hoạt động của tổ chức, cá nhân.
Câu 3. Năng lực trách nhiệm pháp lí là khả năng của người đã đạt một độ tuổi nhất định theo
quy định của pháp luật, có thể
A. nhận thức và điều khiển được hành vi của mình.
B. hiểu được hành vi của mình.
C. nhận thức và đồng ý với hành vi của mình.
D. có kiến thức về lĩnh vực mình làm.
Câu 4. Trách nhiệm pháp lí là nghĩa vụ mà các cá nhân, tổ chức phải gánh chịu hậu quả bất
lợi từ hành vi nào dưới đây của mình?
A. Không cẩn thận.
B. Vi phạm pháp luật.
C. Thiếu suy nghĩ.
D. Thiếu kế hoạch.
Câu 5. Trách nhiệm pháp lí được áp dụng nhằm mục đích nào dưới đây?
A. Trừng trị nghiêm khắc nhất đối với người vi phạm pháp luật.
B. Buộc chủ thể vi phạm pháp luật chấm dứt hành vi trái pháp luật.
C. Xác định được người tốt và người xấu.
D. Cách li người vi phạm với những người xung quanh.
Thông hiểu
14


Câu 1. Người uống rượu say gây ra hành vi vi phạm pháp luật được xem là
A. không có năng lực trách nhiệm pháp lí.

B. bị hạn chế năng lực trách nhiệm pháp lí.
C. bị mất khả năng kiểm soát hành vi.
D. không có lỗi.
Câu 2. Người xây dựng nhà ở đô thị mà không xin phép cơ quan có thẩm quyền là biểu hiện
của vi phạm
A. hành chính.
B. kỉ luật.
C. trật tự đô thị.
D. chính sách nhà ở.
Câu 3. Hành vi của người tâm thần đánh người khác gây thương tích nặng không bị coi là vi
phạm pháp luật vì
A. không trái pháp luật.
B. không có lỗi.
C. người thực hiện hành vi không có năng lực trách nhiệm pháp lí.
D. người thực hiện hành vi không hiểu biết về pháp luật.
Câu 4. Nội dung nào dưới đây không phải là mục đích của việc áp dụng trách nhiệm pháp
lý?
A. Ngăn chặn người vi phạm tiếp tục vi phạm.
B. Trừng trị nghiêm khắc nhất đối với mọi người vi phạm pháp luật.
C. Giáo dục, răn đe người khác để họ tránh, hoặc kiềm chế những việc làm trái pháp luật.
D. Buộc người vi phạm chấm dứt những hành vi trái pháp luật.
Câu 5. Công chức nhà nước tự thành lập doanh nghiệp là vi phạm
A. hành chính.
B. kỷ luật.
C. nội quy lao động.
D. quy tắc an toàn lao động.
Vận dụng thấp
Câu 1. Anh A cố ý không vận chuyển hàng đến cho anh B đúng hẹn theo hợp đồng nên đã gây
thiệt hại cho anh B. Hành vi của anh A là hành vi vi phạm nào dưới đây?
A. Hành chính.

B. Kỷ luật.
C. Dân sự.
D. Thỏa thuận.
Câu 2. Là công nhân, mặc dù đã được nhắc nhở nhiều lần nhưng M vẫn thường xuyên vi
phạm các quy định về an toàn lao động. Hành vi của M là hành vi vi phạm
A. tổ chức.
B. hành chính.
C. kỷ luật.
D. nội quy cơ quan.
Câu 3. Cứ sáng thứ 7 hằng tuần, nhân dân khu dân cư M lại tập trung làm vệ sinh đường
phố. Việc làm của nhân dân khu dân cư M là biểu hiện của hình thức thực hiện pháp luật nào
duới đây?
A. Sử dụng pháp luật.
B. Tuân thủ pháp luật.
C. Thi hành pháp luật.
D. Sáng kiến pháp luật.
Câu 4. Phát hiện một cơ sở kinh doanh động vật hoang dã quý hiếm, anh A đã báo với cơ
quan có chức năng để kiểm tra và kịp thời ngăn chặn. Anh A đã thực hiện pháp luật theo hình
thức
A. áp dụng pháp luật.
B. tuân thủ pháp luật.
C. sử dụng pháp luật.
D. thi hành pháp luật.
Câu 5. Một vụ chìm tàu du lịch trên sông đã khiến 3 hành khách thiệt mạng. Đây là vụ tai
nạn gây hậu quả nghiêm trọng, xuất phát từ việc vận chuyển quá tải của chủ tàu. Hành vi làm
chết người của chủ tàu là vi phạm
A. tổ chức.
B. hành chính.
C. kỷ luật.
D. hình sự.

15


Vận dụng cao
Câu 1. Sau khi nhận năm trăm triệu đồng tiền đặt hàng của chị A và chị B, với mong muốn
chiếm đoạt số tiền trên, chị N nói với chồng đó là tiền trúng xổ sổ rồi hai vợ chồng về quê
múa đất làm trang trại. Quá hạn giao hàng đã lâu, tìm gặp chị N nhiều lần không được, chị A
và chị B đã đến nhà dọa nạt, đập phá đồ đạc và hành hung gây thương tích cho con chị N.
Trong lục mọi người tập trung cấp cửu cháu bé, chị A và chị B lấy xe máy Honda SH của chị
N để siết nợ. Những ai dưới đây đã vị phạm pháp luật hình sự?
A. Vợ chồng chị N, chị A và chị B.
B. Chị A và chị
C. Chị N, chị A và chị B.
D. Chị A, chi B và chồng chị N.
Câu 2. Năm nay A 15 tuổi lên lớp 10. Để động viên con, bố A đã rnủa xe máy cúp 50 cho A.
Nhưng A đã nói với bố: Con cảm ơn bố, sang năm con sẽ đi học bằng xe này ạ. Bạn A đã thực
hiện đúng hình thức thực hiện pháp luật nào?
A. Tuân thủ pháp luật.
B. Áp dụng pháp luật.
C. Thi hành pháp'luật.
D. Sử dụng pháp luật.
Câu 3. Bà V cho bà X vaỵ 20 triệu đồng với lãi suất theo quy định của ngân hàng Nh à nước
Việt Nam, có giấy biên nhận vay nợ do bà X kí và ghi rõ họ tên. Đã quá hạn 6 tháng, mặc dù
bà V đòi nhiều lần nhưng bà X vẫn không trả tiền cho bà V. Hành vi không trả tiền của bà X
đối với bà K là không thực hiện pháp luật theo hình thức nào?
A. Áp dụng pháp luật.
B. Tuân thủ pháp luật.
C. Sử dụng pháp luật
D. Thi hành pháp luật
Câu 4. Chỗ bạn bè thân quen nên Anh H đã cho anh K vay tỉền mà không lấy lãi. Đến khi cần

dùng đến anh H đòi thì anh K cứ lần lữa mãi không trả và nhiều lần trốn tránh không gặp anh
H. Anh H đã nhờ B một tay anh chị chuyên đòi nợ đến nhà anh K dọa dẫm và phá một số đồ
đạc nhà anh K. Bực mình vì bạn làm vậy anh K đã đến bên to tiếng và xông và đánh nhau, anh
K nhặt được nửa viên gạch ném H bị thương nặng. Những ai dưới đây phải chịu trách nhiệm
dân sự?
A. Anh H, K và B.
B. Anh H. C.
Anh H và B
D. Anh K và B
Câu 5. K và Q (học sinh lớp 12) cùng nhau đi xe máy điện đến trường. Q ngồi sau không đội
mũ bảo hiểm, K vừa điều khiển xe vừa sử dụng thiết bị âm thanh để nghe nhạc đã đâm vào
anh B đi xe máy và em X (13 tuồi) đi xe đạp lao từ trong ngõ ra mà không quan sát. Cảnh sát
giao thông yêu cầu cả bốn người đừng xe để xử lí vi phạm, Trong trường hợp này , những chủ
thể nào dưới đây bị xử phạt vi phạm hành chính và vi phạm dân sự?
A. Anh B, K và Q.
B. Anh B, em X và Q.
C. Mình K.
D. K và Q.
GỢI Ý ĐÁP ÁN
5.1. Tự luận
Nhận biết: Thực hiện pháp luật gồm bốn hình thức đó là: Sử dụng pháp luật; thi hành pháp
luật; tuân thủ pháp luật; áp dụng pháp luật.
Thông hiểu:
* Vi phạm hình sự và vi phạm hành chính có nhứng điểm giống nhau, đó là:
- Đều là vi phạm pháp luật, làm trái các quy định của pháp luật do Nhà nước ban hành.
- Đều phải chịu trách nhiệm pháp lí theo quy định của pháp luật.
- Người vi phạm nếu đủ 14 tuổi trở lên, đủ năng lực hành vi dân sự, có lỗi là phải chịu
trách nhiệm pháp lí (hành chính là do lỗi cố ý còn hình sự là tội phạm rất nghiêm trọng do cố
ý hoặc đặc biệt nghiêm trọng) và từ đủ 16 tuổi trở lên thì phải chịu trách nhiệm pháp lí về mọi
tội phạm và mọi vi phạm.

* Những điểm khác nhau giữa vi phạm hình sự và vi phạm hành chính là:
- Thứ nhất: Về chủ thể vi phạm:
16


+ Hình sự: Cá nhân.
+ Hành chính: Cá nhân, tổ chức.
- Thứ hai: Về mức độ, tính chất nguy hiểm do hàng vi gây ra cho xã hội:
+ Hình sự: Gây nguy hiểm cho xã hội, bị coi là tội phạm được quy định tại Bộ luật
Hình sự.
+ Hành chính: Gây nguy hiểm cho xã hội thấp hơn, xâm phạm các quy tắc quản lí nhà
nước.
- Thứ ba: Về chế tài trách nhiệm:
+ Chế tài trách nhiệm hình sự: nghiêm khắc nhất chủ yếu là hình phạt tước tự do của
người phạm tội do Tòa án áp dụng như: án treo, tù giam, chung thân, tử hình...
+ Chế tài trách nhiệm hành chính: chủ yếu nhằm vào yếu tố vật chất, tinh thần của
người vi phạm thường là cảnh cáo, phạt tiền, tước quyền sử dụng giấy phép, chứng chỉ hành
nghề, tịch thu tang vật, phương tiện được sử dụng để vi phạm hành chính,…
- Thứ tư: Chủ thể áp dụng pháp luật:
+ Hình sự: Tòa án.
+ Hành chính: Cơ quan quản lí nhà nước.
Vận dụng thấp:
1. Trong tình huống trên Q đã không tuân thủ pháp luật. Vì tuân thủ pháp luật là cá nhân, tổ
chức không làm những điều mà pháp luật cấm. Và Luật Giao thông đường bộ đã cấm không
được vượt đèn đỏ nhưng Q vẫn vượt.
2. Trong trường hợp này, Q sẽ bị xử lí vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường
bộ vì Q đã xâm phạm quy tắc quản lí của nhà nước về trật tự, an toàn giao thông.
Vận dụng cao:
Trong tình huống trên, những người phải chịu trách nhiệm pháp lý đó là:
- Ông B, ông H: vi phạm hình sự vì làm con dấu giả. Theo Bộ luật Hình sự 2015 (sửa

đổi bổ sung 2017): “Điều 341. Tội làm giả con dấu, tài liệu của cơ quan, tổ chức; tội sử dụng
con dấu hoặc tài liệu giả của cơ quan, tổ chức:
Người nào làm giả con dấu, tài liệu hoặc giấy tờ khác của cơ quan, tổ chức hoặc sử
dụng con dấu, tài liệu hoặc giấy tờ giả thực hiện hành vi trái pháp luật, thì bị phạt tiền từ
30.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng, phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù
từ 06 tháng đến 02 năm”.
- Anh K, anh M: vi phạm hình sự vì có hành vi tống tiền 10 triệu đồng, sẽ bị truy cứu
trách nhiệm hình sự về Tội cưỡng đoạt tài sản theo Khoản 1 Điều 170 Bộ luật Hình sự 2015
(sửa đổi bổ sung 2017). Theo đó, người nào đe dọa sẽ dùng vũ lực hoặc có thủ đoạn khác uy
hiếp tinh thần người khác nhằm chiếm đoạt tài sản, thì bị phạt tù từ một đến năm năm.
5.2. Trắc nghiệm
Mức độ
Nhận biết
Thông hiểu
Vận dụng thấp
Vận dụng cao
Câu
Câu 1
B
C
B
C
Câu 2
A
A
C
A
Câu 3
A
C

C
B
Câu 4
B
B
D
A
Câu 5
B
B
D
C

ĐỀ KIỂM TRA MINH HỌA CHUYÊN ĐỀ
17


(THEO CẤU TRÚC ĐỀ THI THPT QUỐC GIA)
1. Xây dựng ma trận
Mức độ
Nhận biết
Chủ đề
Thực hiện - Nắm được
pháp luật
thế nào là
năng
lực
trách nhiệm
pháp lý của
công dân.

- Nắm được
các hình thức
thực
hiện
pháp luật; các
loại vi phạm
pháp luật và
trách nhiệm
pháp lý.
Tổng số câu
Tổng số
điểm

12 câu

30%

Thông hiểu

Vận dụng
Vận dụng thấp
Vận dụng cao
- Vận dụng các Đưa ra cách giải
hình thức thực quyết tình huống
hiện pháp luật, thực tiễn liên
các loại vi phạm quan đến các
pháp luật và trách hình thức thực
nhiệm pháp lý hiện pháp luật,
nhận biết các tình các loại vi phạm
huống trong thực pháp luật và

tế.
trách nhiệm pháp
lý.

- Hiểu và
phân
biệt
được
các
hình
thức
thực
hiện
pháp luật, các
loại vi phạm
pháp luật và
trách nhiệm
pháp lý.

12 câu

30%

8 câu

20%

Tỷ lệ
2. Đề kiểm tra
- Hình thức: 100% trắc nghiệm

- Số câu: 40
- Thời gian làm bài: 50 phút
SỞ GD-ĐT VĨNH PHÚC
TRƯỜNG THPT XUÂN HÒA
*****

8 câu

20%

Cộng

40
câu
10đ
100%

ĐỀ KIỂM TRA - MÔN GDCD 12
Năm học 2019 - 2020
Thời gian : 50 phút (40 câu Trắc nghiệm)
**************

Họ, tên thí sinh:.................................................................. Số báo danh: ..................................
Hãy chọn đáp án đúng:
Câu 1. Thực hiện pháp luật là quá trình hoạt động có mục đích làm cho những quy định của
pháp luật
A. đi vào cuộc sống.
B. gắn bó với thực tiễn.
C. quen thuộc trong cuộc sống.
D. có chỗ đứng trong thực tiễn.

Câu 2. Thực hiện pháp luật là hành vi
A. thiện chí của cá nhân, tổ chức.
B. hợp pháp của cá nhân, tổ chức.
C. tự nguyện của mọi người.
D. dân chủ trong xã hội.
Câu 3. Dấu hiệu nào dưới đây không phải là dấu hiệu vi phạm pháp luật?
18


A. Không thích hợp.
B. Lỗi.
C. Trái pháp luật.
D. Do người có năng lực trách nhiệm pháp lý thực hiện.
Câu 4. Vi phạm hành chính là hành vi vi phạm pháp luật, xâm phạm các quy tắc nào dưới
đây?
A. Quản lý nhà nước.
B. An toàn lao động.
C. Ký kết hợp đồng.
D. Công vụ nhà nước.
Câu 5. Có mấy hình thức thực hiện pháp luật ?
A. Bốn hình thức.
B. Ba hinh thức.
C. Hai hình thức.
D. Một hình thức.
Câu 6. Có mấy loại vi phạm pháp luật ?
A. Bốn loại.
B. Năm loại.
C. Sáu loại.
D. Hai loại.
Câu 7. Vi phạm dân sự là hành vi vi phạm pháp luật, xâm phạm tới

A. các quan hệ tài sản và quan hệ nhân thân.
B. các quan hệ kinh tế và quan hệ lao động.
C. các quy tắc quản lý nhà nước.
D. trật tự, an toàn xã hội.
Câu 8. Người phải chịu hình phạt tù là phải chịu trách nhiệm
A. hình sự.
B. hành chính.
C. kỷ luật.
D. dân sự.
Câu 9. Người có hành vi vi phạm trật tự an toàn giao thông phải chịu trách nhiệm
A. hành chính.
B. kỉ luật.
C. bồi thường.
D. dân sự.
Câu 10. Hành vi vi phạm pháp luật, xâm phạm tới các quan hệ lao động, quan hệ công vụ nhà
nước là
A. vi phạm kỷ luật.
B. vi phạm hành chính.
C. vi phạm nội quy cơ quan.
D. vi phạm dân sự.
Câu 11. Người sản xuất hàng hóa để bán ra thị trường mà không có giấy chứng nhận đăng
ký kinh doanh của cơ quan có thẩm quyền là vi phạm
A. dân sự.
B. hành chính.
C. trật tự xã hội.
D. quan hệ kinh tế.
Câu 12. Trách nhiệm pháp lí được áp dụng nhằm mục đích nào dưới đây?
A. Trừng trị nghiêm khắc nhất đối với người vi phạm pháp luật.
B. Buộc chủ thể vi phạm pháp luật chấm dứt hành vi trái pháp luật.
C. Xác định được người tốt và người xấu.

D. Cách li người vi phạm với những người xung quanh.
Câu 13. Thực hiện pháp luật là quá trình hoạt động có mục đích làm cho những quy định của
pháp luật
A. đi vào cuộc sống.
B. gắn bó với thực tiễn.
C. quen thuộc trong cuộc sống.
D. có chỗ đứng trong thực tiễn.
Câu 14. Thực hiện pháp luật là hành vi
A. thiện chí của cá nhân, tổ chức.
B. hợp pháp của cá nhân, tổ chức.
C. tự nguyện của mọi người.
D. dân chủ trong xã hội.
Câu 15. Dấu hiệu nào dưới đây không phải là dấu hiệu vi phạm pháp luật?
A. Không thích hợp.
B. Lỗi.
C. Trái pháp luật.
D. Do người có năng lực trách nhiệm pháp lý thực hiện.
Câu 16. Vi phạm hành chính là hành vi vi phạm pháp luật, xâm phạm các quy tắc nào dưới
đây?
19


A. Quản lý nhà nước.
B. An toàn lao động.
C. Ký kết hợp đồng.
D. Công vụ nhà nước.
Câu 17. Có mấy hình thức thực hiện pháp luật ?
A. Bốn hình thức.
B. Ba hinh thức.
C. Hai hình thức.

D. Một hình thức.
Câu 18. Có mấy loại vi phạm pháp luật ?
A. Bốn loại.
B. Năm loại.
C. Sáu loại.
D. Hai loại.
Câu 19. Vi phạm dân sự là hành vi vi phạm pháp luật, xâm phạm tới
A. các quan hệ tài sản và quan hệ nhân thân.
B. các quan hệ kinh tế và quan hệ lao động.
C. các quy tắc quản lý nhà nước.
D. trật tự, an toàn xã hội.
Câu 20. Người phải chịu hình phạt tù là phải chịu trách nhiệm
A. hình sự.
B. hành chính.
C. kỷ luật.
D. dân sự.
Câu 21. Người có hành vi vi phạm trật tự an toàn giao thông phải chịu trách nhiệm
A. hành chính.
B. kỉ luật.
C. bồi thường.
D. dân sự.
Câu 22. Hành vi vi phạm pháp luật, xâm phạm tới các quan hệ lao động, quan hệ công vụ nhà
nước là
A. vi phạm kỷ luật.
B. vi phạm hành chính.
C. vi phạm nội quy cơ quan.
D. vi phạm dân sự.
Câu 23. Hành vi của người tâm thần đánh người khác gây thương tích nặng không bị coi là
vi phạm pháp luật vì
A. không trái pháp luật.

B. không có lỗi.
C. người thực hiện hành vi không có năng lực trách nhiệm pháp lí.
D. người thực hiện hành vi không hiểu biết về pháp luật.
Câu 24. Nội dung nào dưới đây không phải là mục đích của việc áp dụng trách nhiệm pháp
lý?
A. Ngăn chặn người vi phạm tiếp tục vi phạm.
B. Trừng trị nghiêm khắc nhất đối với mọi người vi phạm pháp luật.
C. Giáo dục, răn đe người khác để họ tránh, hoặc kiềm chế những việc làm trái pháp luật.
D. Buộc người vi phạm chấm dứt những hành vi trái pháp luật.
Câu 25. H không đội mũ bảo hiểm khi đi xe đạp điện nên đã bị Cảnh sát giao thông xử phạt.
H đã có hành vi vi phạm nào dưới đây?
A. Vi phạm trật tự, an toàn xã hội.
B. Vi phạm nội quy trường học.
C. Vi phạm hành chính.
D. Vi phạm kỷ luật.
Câu 26. Công ty sản xuất gạch men X không áp dụng biện pháp bảo vệ môi trường nên đã bị
Cảnh sát môi trường lập biên bản xử lý vi phạm hành chính. Hành vi xử phạt của Cảnh sát
môi trường là biểu hiện của hình thức thực hiện pháp luật nào dưới đây
A. Thi hành pháp luật.
B. Cưỡng chế pháp luật.
C. Áp dụng pháp luật.
D. Bảo đảm pháp luật.
Câu 27. Hãng bột giặt M khi quảng cáo sản phẩm của công ty mình đã đưa tên, hình ảnh của
2 hãng bột giặt T và V để so sánh, chứng minh sản phẩm của mình sạch hơn. Trong trường
hợp này, công ty M đã vi phạm loại vi phạm pháp luật nào?
A. Hình sự.
B. Hành chính.
C. Dân sự.
D. Kỷ luật.
Câu 28. Ba thanh niên chở nhau trên một xe máy bị cảnh sát giao thông yêu cầu dừng xe, lập

biên bản, phạt tiền. Trong trường hợp này, ba thanh niên đang phải
A. chịu trách nhiệm pháp lí.
B. thực hiện nghĩa vụ công dân.
C. làm nghĩa vụ trước cảnh sát.
D. làm nghĩa vụ khi tham gia giao thông.
20


Câu 29. M đi xe vượt đèn đỏ nên bị Cảnh sát giao thông lập biên bản xử phạt tiền. Vậy M
phải chịu trách nhiệm pháp lý nào dưới đây ?
A. Hình sự.
B. Dân sự.
C. Hành chính.
D. Kỷ luật.
Câu 30. Ông Đ đi xe máy ngược chiều trên đường, đâm vào một người đi đúng đường làm
người này bị thương phải vào bệnh viện điều trị. Ông Đ bị xử phạt vi phạm hành chính và
phải bồi thường cho người bị thương. Ông Đ phải chịu trách nhiệm pháp lý nào dưới đây?
A. Hình sự và hành chính.
B. Kỷ luật và dân sự.
C. Hành chính và dân sự.
D. Hành chính và kỷ luật.
Câu 31. Là viên chức nhà nước, ông V thường xuyên đi làm muộn mà không có lý do chính
đáng. Ông V đã có hành vi vi phạm nào dưới đây?
A. Hình sự.
B. Hành chính.
C. Kỷ luật.
D. Dân sự.
Câu 32. Cửa hàng ăn uống của bà M thường xuyên kê bàn ghế lấn chiếm hè phố, chiếm mất
lối đi dành cho người đi bộ. Công an phường đã lập biên bản xử phạt bà M. Vậy bà M phải
chịu trách nhiệm pháp lý nào dưới đây về hành vi vi phạm của mình?

A. Kỷ luật.
B. Dân sự.
C. Hành chính.
D. Hình sự.
Câu 33. Chị B cho chị N mượn 100 triệu đồng để kinh doanh và giao hẹn 2 năm sau phải trả.
Nợ đến hẹn phải trả nhưng chị N chựa trả nợ được do việc kinh doanh đổ bể. Chi B nhiều lần
đến đòi nợ nhưng không lấy được bèn thuê C đến đe dọa giết con gái chị N, thuê D đập phá đò
đạc và lẩy xe máy của chị N để siết nợ. Ông H là hàng xóm sang can ngăn thì bị C lấy gậy
đuổi đánh nhưng ông H tránh được. Hành vi của người nào dưới đây phải chịu trách nhiệm
hình sự?
A. Chị B, chị N, C, D.
B. Chị B, D.
C. Chị B, C, D.
D. Chị B, chị N.
Câu 34. Chỗ bạn bè thân quen nên Anh H đã cho anh K vay tiền mà không lấy lãi. Đến khi
cần dùng đến anh H đòi thì anh K cứ lần nữa mãi không trả và nhiều lần trốn tránh không gặp
anh H. Anh H đã nhờ B một tay anh chị chuyên đòi nợ đến nhà anh K dọa dẫm và đập phá một
số đồ đạc nhà anh K. Bực mình vĩ bạn làm vậy anh K đã đến nhà anh H, hai bên to tiếng và
xông và đánh nhau, anh K nhặt được nửa viên gạch ném anh H làm anh H bị thương nặng.
Những ai dưới đây phải chịu trách nhỉệm pháp lí?
A. Anh H, K và B.
B. Anh H,K.
C. Anh H và B.
D. Anh K và B.
Câu 35. Sau khi đến cơ quan làm việc, L rủ H (cùng phòng) đi ăn sáng. Vừa ngồi xuống ghế ở
quán của chị N, L đã cằn nhằn với H: Sáng ra đã bực mình, tôi vừa bị lão K (trưởng phòng)
quát bà ạ! H nói: Dọa kỷ luật về vụ đi ăn sáng thế này chứ gì. Rồi hai người nhỏ to nói xấu
ông K. Bất bình với thái độ của chị L,K nhưng lại sợ mất khách nên chị N không nói gì mà tối
về lại chia sẻ cấu chuyện đó lên FB và chê bai ý thức, thái độ của chị L,H. Hỏi: Ai là người vi
phạm pháp luật?

A. Chỉ ông K
B. Chị L, H
C. Chị H, L, N
D. Ông K, chị N
Câu 36. Trong kì nghỉ tết nguyên đán, Đ đã rủ S, P, Q cùng xóm tham gỉa chơi bài ăn tiền.
Biết được tin này, em trai của Đ là T cũng gọi theo các bạn của mình đến cổ vũ. Bị thua khá
nhiều, Q đã chơi gian lận nhưng bị T biết được nói cho Đ. Tức tối 2 anh em Đ và T lao vào
đánh Q làm Q bị thương nặng, giám định thương tật là 12%. Những ai phải chịu trách nhiệm
hình sự ?
A. Anh Đ, S, P, Q.
B. Anh Đ, Q.
C. Anh em Đ và T
D. Anh Q, Đ và T
21


Câu 37. Năm nay A 18 tuổi, còn B chưa đầy 16 tuổi cả 2 đều là thanh niên lêu lổng. Một hôm,
A và B đang đi xe máy trên đoạn đường vắng thì thấy chị H vừa đi vừa nghe điện thoại, trên
tay đeo một cái lắc vàng. A nảy ra ý định muốn cướp điện thoại và lắc vàng bèn rủ B cùng
tham gia. Cả hai cùng tăng tốc áp sát chị H để thực hiện hành vi. Phát hiện có điều lạ, chị H đã
tăng tốc thật nhanh, không may đến đoạn dốc cua chị H không làm chủ được tay lái đã đâm xe
vào anh X, làm cả 2 bất tỉnh và bị thương rất nặng. A và B thấy vậy liền phóng xe bỏ đi.
Những ai dưới đây phải chịu trách nhiệm pháp lý?
A. A và B
B. A, B và chị H
C. Chị H
D. Chị H và anh X.
Câu 38. H (19 tuổi) đến nhà Q (17 tuổi) chơi. Thấy trong phòng Q có chiếc tivi đẹp, H bảo Q
bán lại chiếc tivi cho mình và Q đã đồng ý. Hai người đã thỏa thuận việc mua – bán ti vi bằng
văn bản. Bố, mẹ Q đi làm về đã không đồng ý, yêu cầu H trả lại tivi và trả lại tiền cho H.

Nhưng H không đồng ý vì hai người đã thỏa thuận với nhau bằng văn bản đàng hoàng. Theo
em, trong trường hợp này xử sự như thế nào là đúng theo quy định của pháp luật?
A. H phải trả lại tivi vì Q chưa đủ tuổi tự quyết định trong giao dịch dân sự.
B. H không cần trả lại tivi vì đã có thỏa thuận bằng văn bản.
C. Bố, mẹ Q không được yêu cầu H trả lại tivi vì H và Q đã thỏa thuận bằng văn bản.
D. Q vẫn bán tivi cho H vì đó là tài sản trong phòng ở của Q.
Câu 39. G (17 tuổi) vừa đi học về thì mẹ nhờ đi ra quán gần nhà mua con dao gọt trái cây.
Đang trên đường từ quán về nhà, G gặp N. Vì nghi ngờ G báo với Đoàn trường là mình hút
thuốc ở trường và bị Đoàn trường kiểm điểm nên N đã doạ đánh G. Vì ốm yếu hơn nên G đã
bỏ chạy nhưng N đuổi theo, đến một quãng vắng thì G đuối sức không thể chạy nỗi nữa. N
đuổi kịp định đánh G thì G rút con dao mới mua ra chỉ vào mặt N và nói: “đừng bước tới
đây”, nhưng N không nghe vẫn tiếp tục xông tới. G càng lùi lại, N càng tiến lên và không may
N vấp phải hòn đá dưới chân và ngã nhào về phía trước nên ngực N đâm thẳng vào con dao
của G. G gọi người đến đưa N đi cấp cứu, N bị thương tích 60%. Theo em, trong trường hợp
này khẳng định nào về G là đúng?
A. G đã vi phạm pháp luật.
B. G không vi phạm pháp luật.
C. G phải chịu trách nhiệm hình sự.
D. G phải chịu trách nhiệm dân sự.
Câu 40. K và Q (học sinh lớp 12) cùng nhau đi xe mảy điện đến trường. K vừa điều khiển xe
vừa sử dụng thiết bị âm thanh để nghe nhạc, Q ngồi sau không đội mũ bảo hiểm. K đã đâm
vào anh B đi xe máy và em X (13 tuổi) đi xe đạp lao từ trong ngõ ra mà không quan sát, Cảnh
sát giao thông yêu cầu K và anh B dừng xe để xử lí vi phạm. Trong trường hợp này, những
chủ thể nào dưới đây bị xử phạt vi phạm hành chính?
A. Anh B và Q.
B. Anh B, em X và Q.
C. Anh B và K.
D. K và Q.

22



GIÁO ÁN MINH HỌA
CHUYÊN ĐỀ: THỰC HIỆN PHÁP LUẬT (TIẾT 1)
I. MỤC TIÊU
1. Kiến thức
- Nêu được khái niệm thực hiện pháp luật, các hình thức thực hiện pháp luật
2. Kĩ năng
- Biết cách thực hiện pháp luật phù hợp với lứa tuổi.
- HS biết thực hiện đúng pháp luật giao thông đường bộ khi đi trên đường (đi xe đạp,
đi bộ, ngồi trên xe máy).
3. Năng lực cần phát triển
- Năng lực chung: khái quát hóa, tổng hợp hóa.
- Năng lực chuyên biệt: giải quyết vấn đề, sáng tạo, tự quản lý, giao tiếp, hợp tác, sử
dụng CNTT, sử dụng ngôn ngữ.
II. PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC, KIẾN THỨC TRỌNG TÂM
1. Phương pháp: Giảng giải, đàm thoại gợi mở, nêu vấn đề, thảo luận nhóm, trực quan...
2. Kiến thức trọng tâm: Các hình thức thực hiện pháp luật.
III. CÔNG TÁC CHUẨN BỊ
1. Chuẩn bị của giáo viên: Đọc và nghiên cứu SGK, soạn bài, tham khảo SGV GDCD 12.
2. Chuẩn bị của học sinh: Đọc lại SGK, vẽ sơ đồ tư duy hệ thống kiến thức bài 2.
IV. TIẾN TRÌNH LÊN LỚP
1. Ổn định tổ chức
Lớp
12A5

Ngày dạy

Thứ


Tiết

HS vắng

12A6
2. Kiểm tra bài cũ (Kiểm tra việc chuẩn bị sơ đồ tư duy của học sinh đã giao việc từ tiết học
trước)
3. Bài mới
3.1. Hoạt động khởi động
* Mục đích: Tạo tâm thế học tập cho HS, giúp HS hứng thú với bài học, bộc lộ những
quan điểm, suy nghĩ của các em về vấn đề đưa ra.
* Phương thức tổ chức hoạt động: GV thông qua các câu hỏi có vấn đề để học sinh
huy động kiến thức, kỹ năng có liên quan suy nghĩ trả lời các câu hỏi gợi mở có liên quan
đến thực hiện pháp luật và các hình thức thực hiện pháp luật.
Các
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
bước
Chuyể GV yêu cầu 3 tổ nộp sản phẩm (sơ đồ tư duy hệ Lắng nghe nhiệm vụ
n giao thống kiến thức bài 2: Thực hiện pháp luật),
23


nhiệm
vụ

trình bày ý tưởng và nội dung sơ đồ tư duy
phần khái niệm và các hình thức thực hiện pháp
luật đã được giao về nhà làm từ tiết học trước.
GV thu sản phẩm của học sinh.


Thực
HS các tổ nộp sản phẩm và
hiện
cử đại diện trình bày.
nhiệm
vụ
Báo
GV nghe phần thuyết trình sơ đồ tư duy của HS trình bày.
cáo
học sinh.
thảo
luận
GV nhận xét, đánh giá sản phẩm của HS, dán Lắng nghe và rút kinh
Phát
sản phẩm chất lượng tốt nhất lên bảng.
nghiệm
hiện
vấn đề
*Sản phẩm mong đợi: Sơ đồ tư duy thể hiện tư duy sáng tạo của học sinh, hệ thống đầy đủ
kiến thức cơ bản bài 2: Thực hiện pháp luật.
3.2. Hoạt động hình thành kiến thức
Hoạt động 1. Khái quát nội dung kiến thức cơ bản phần khái niệm, các hình thức thực
hiện pháp luật.
* Mục tiêu:
- HS nêu được thế nào là thực hiện pháp luật, nêu được các hình thức thực hiện pháp
luật; tỏ thái độ không đồng tình trước những hành vi vi pháp luật.
- Rèn luyện NL tư duy phê phán cho HS.
* Cách tiến hành: Yêu cầu học sinh nhìn vào sơ đồ tư duy trình bày.
Các

bước
Chuyển
giao
nhiệm
vụ
Thực
hiện
nhiệm
vụ
Báo cáo
thảo
luận
Kết
luận
thực

Hoạt động của giáo viên
- GV: Dựa vào sơ đồ tư duy hãy trình
bày lại khái niệm, các hình thức thực
hiện pháp luật.

Hoạt động của học sinh
- HS lắng nghe câu hỏi.

GV quan sát học sinh làm việc cá
nhân.

HS suy nghĩ trả lời.

GV nghe câu trả lời của học sinh.


HS trình bày.

GV định hướng HS hoàn thiện sản
phẩm, nhận xét, kết luận
24

- HS tự rút ra kết luận:
1. Khái niệm, các hình thức và các
giai đoạn thực hiện pháp luật


×