Tải bản đầy đủ (.ppt) (5 trang)

Tài liệu tư tưởng HCM về xây dựng nhà nước trong sạch

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (54.69 KB, 5 trang )

Xây dựng nhà nước trong sạch
Khi mới thành lập chính quyền,Hồ Chí Minh đã gửi thư nhắc
nhở chính quyền các cấp đề phòng các căn bệnh: trái phép,
cậy thế, hủ hóa, tư túng, chia rẽ, kiêu ngạo. Hồ Chí Minh
viết:” Chúng ta không sợ sai lầm, nhưng đã nhận biết sai lầm
thì phải ra sức sửa chữa. Vậy nên, ai không phạm những lầm
lỗi trên này thì nên chú ý tránh đi và cố gắng cho them tiến
bộ, ai đã phạm những lỗi lầm trên này, thì phải hết sức sửa
chữa; nếu không tự sửa chữa thì chính phủ sẽ không khoan
dung.”

Vấn đề xây dựng nhà nước trong sạch, vững mạnh, hiệu quả là
mối quan tâm thường xuyên của Hồ Chí Minh ngay từ những
ngày đầu mới có chính quyền cũng như trong quá trình xây
dựng nhà nước dân chủ kiểu mới Việt Nam.Đây là cuộc đấu
tranh đầy khó khăn, gian khổ, nhất là trong thời kỳ kháng
chiến chống Pháp và sau khi hoà bình lập lại ở miền Bắc 1954(
đây là thời điểm chính quyền còn non trẻ hay thời điểm
chuyển giao cách mạng).

Những tiêu cực thường được Hồ Chí Minh nhắc nhở và đề phòng khắc
phục:

Đặc quyền, đặc lợi:
Là thói cửa quyền, hách dịch, lạm dụng chức quyền để làm lợi cho cá
nhân (sa vào chủ nghĩa cá nhân).

Tham ô, lãng phí, quan liêu:
- Là “ giặc nội xâm”, thứ giặc nguy hiểm nhất hơn cả giặc ngoại xâm.
- “Là bạn đồng minh của thực dân và phong kiến…Tội lỗi ấy cũng nặng
như tội lỗi Việt gian, mật thám”.


- Tội tham ô, hối lộ đã được Hồ Chí Minh trừng trị triệt để thông qua
nhiều sắc lệnh: 27/11/1946, Người ấn định hình phạt tội đưa và nhận hối
lộ từ 5 đến 20 năm tù và nộp phạt gấp đôi; 26/01/1947, Người nói rõ tội
tham ô, trộm cắp của công là tội tử hình.
- Căn bệnh lãng phí là lãng phí sức lao động, lãng phí thời giờ,
lãng phí tiền của. Vì vậy chống lãng phí là biện pháp tiết kiệm
và là vấn đề quốc sách. Người luôn là tấm gương sang tích cực
chống lãng phí trong công việc và cuộc sống hằng ngày.
- Bệnh quan liêu của các cấp chính quyền từ trung ương đến
địa phương . Hồ Chí Minh phê bình những con người và cơ
quan lãnh đạo không sát sao công việc thực tế, không gần gũi
quần chúng, không đi sâu vào từng vấn đề, không kiểm tra
đến nơi đến chốn gây ra kỷ luật lỏng lẻo, không giữ vững
được chế độ, dung túng che chở cho tham ô, lãng phí. Đây là
căn bệnh gốc sinh ra các bệnh tham ô, lãng phí; vì vậy phải
trước hết phải tẩy sạch bệnh quan liêu.

“Tù túng”, “chia rẻ”, “kiêu ngạo”:
Đây là những hành động làm mất đoàn kết nội bộ, kéo bè,
kéo cánh dẫn đến người không có tài được sử dụng, làm mất
uy tín Chính phủ.

Các biện pháp chống bệnh quan liêu, lãng phí, tham nhũng
được Hồ Chí Minh nêu rõ:
- Thực hành dân chủ, tôn trọng và đảm bảo quyền làm chủ
của nhân dân.
- Tăng cường công tác kiểm tra, quản lí.
- Phát triển kinh tế, cải tiến quản lí kinh tế và thực hiện công
bằng xã hội.
- Nâng cao trình độ văn hóa của nhân dân.

×