TUẦN : 01 Ngày Soạn :04/9/08
TIẾT : 01
CHƯƠNG I : CƠ HỌC
BÀI 1 : CHUYỂN ĐỘNG CƠ HỌC
I/- MỤC TIÊU :
- Nêu được ví dụ về chuyển động cơ học trong đời sống hàng ngày, nêu
được vật làm mốc.
- Nêu được ví dụ về tính tương đối của chuyển động đứng yên, xác đònh
được vật làm mốc trong mỗi trạng thái.
- Nêu được ví dụ về các dạng chuyển động cơ học thường gặp : chuyển
động thẳng, chuyển động cong, chuyển động tròn.
II/- CHUẨN BỊ :
- Tranh vẽ H1.2,1.4, 1.5 phóng to, xe lăn, con búp bê, khúc gỗ, quả bóng
bàn.
III/- TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC :
HOẠT ĐỘNG CỦA GV & HS NỘI DUNG
Hoạt động 1 : Tổ chức tình huống học tập (3’)
- Giới thiệu chương.
- Tạo tình huống học tập.
- Đặt vấn đề như SGK
- Trong cuộc sống ta thường nói một vật là đang
chuyển động hay đứng yên.
- Dựa vào căn cứ nào để nói vật đó chuyển động
hay đứng yên?
Hoạt động 2 : Tìm hiểu cách xác đònh vật chuyển
động hay đứng yên (12’)
I/-Làm thế nào để biết một vật
chuyển động hay đứng yên?
- HS nêu 2 ví dụ về vật chuyển động, 2 ví dụ về vật
đứng yên.
- Tại sao nói vật đó chuyển động?
Gv: - Vò trí vật đó so với gốc cây thay đổi chứng tỏ
vật đó đang chuyển động.
- Vò trí vật đó so với gốc cây không đổi chứng tỏ vật
đó đứng yên.
- Khi nào vật chuyển động, khi nào vật đứng yên?
- 02 HS đọc lại kết luận.
Trả lời C1
Kết luận : Khi vò trí của vật so với vật
làm mốc thay đổi theo thời gian thì vật
chuyển động so với vật mốc. (Sự thay
đổi vò trí của vật so với vật khác goi là
chuyển động cơ học)
- Yêu cầu HS trả lời C2. Trả lời C2
- C3: Khi nào vật được coi là đứng yên?
- HS nêu ví dụ và chỉ rõ vật mốc.
- Cái cây trồng bên đường là đứng yên hay chuyển
động? Nếu là đứng yên thì đúng hoàn toàn không?
Hoạt động 3 : Tính tương đối của chuyển động và
đứng yên (10’)
II/-Tính tương đối của chuyển động và
đứng yên?
- Treo tranh 1.2
- Gv: Hành khách đang ngồi trên 01 toa tàu đang rời
nhà ga.
- Yêu cầu HS đọc, trả lời C4 và xem H 1.2 SGK
C4: Hành khách chuyển động so với
nhà ga vì vò trí của hành khách so với
nhà ga là thay đổi.
- Yêu cầu HS đọc và trả lời C5.
C5: So với toa tàu, hành khách đứng
yên vì vò trí của hành khách so với toa
tàu là không đổi.
- Yêu cầu HS đọc và trả lời C6.
C6: Một vật có thể là chuyển động đối
với vật này nhưng lại là đứng yên đối
với vật kia.
- Yêu cầu HS lấy 01 vật bất kỳ, xét nó chuyển động
so với vật nào, đứng yên so với vật nào?
- Nhận xét : Vật chuyển động hay đứng yên là phụ
thuộc vào yếu tố nào?
* Nhận xét : Vật chuyển động hay đứng
yên phụ thuộc vào việc chọn vật làm
mốc. Ta nói chuyển động hay đứng yên
có tính tương đối.
- Yêu cầu HS lấy ví dụ cho câu C7.
- Yêu cầu HS đọc và trả lời C8.
Gv: Trong Thái dương hệ, Mặt trời có khối lượng
rất lớn so với các hành tinh khác, tâm của Thái
dương hệ sát với vò trí của Mặt trời, vậy coi Mặt trời
là đứng yên còn các hành tinh khác chuyển động.
C8: Nếu coi một điểm gắn với trái đất
làm mốc thì vò trí của mặt trời thay
đổi từ đông sang tây.
Hoạt động 4 : Nghiên cứu một số chuyển động
thường gặp (5’)
III/-Một số chuyển động thường gặp:
- Quỹ đạo chuyển động là gì?
- Nêu các quỹ đạo chuyển động mà em biết.
- Quỹ đạo chuyển động là đường mà
vật chuyển động vạch ra.
- Quỹ đạo : Thẳng, cong, tròn …
- Thả quả bóng bàn xuống đất xác đònh quỹ đạo.
- Yêu cầu HS đọc và trả lời C9.
- Treo tranh vẽ để HS xác đònh quỹ đạo.
Trả lời C9
Hoạt động 5 : Vận dụng (13’)
- Treo tranh vẽ H1.4. HS trả lời C10 (cá nhân)
C10: Người lái xe chuyển động so với
…………..…….. đứng yên so với …….……………….
Ô tô chuyển động so với …………..……..
đứng yên so với …….……………….
Người đứng bên cột điện đứng yên so
với …………..…….. chuyển động so với …….
……………….
- Yêu cầu HS đọc và trả lời C11.
C11: Muốn xét vật chuyển động hay
đứng yên là phải xét vò trí của vật đó
với vật làm mốc.
Gv: Ném một vật nằm ngang quỹ đạo chuyển
động của nó là gì?
* Hướng dẫn về nhà : (2’)
- Học phần ghi nhớ.
- Làm bài tập từ 1.1 1.6 SBT trang 3-4.
- Đọc thêm mục “Có thể em chưa biết”
- Hãy tìm một vật vừa chuyển động thẳng, vừa chuyển động cong quỹ
đạo chuyển động của nó là gì?
- Đọc trước ở nhà bài 2 : “Vận tốc”