Tải bản đầy đủ (.doc) (66 trang)

Giao an Khoa hoc lop 5 K2

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (406.37 KB, 66 trang )

GV: Nguyen Van Lieu
BÀI 35 : SỰ CHUYỂN THỂ CỦA CHẤT
I/MỤC TIÊU:
Sau bài học, HS biết:
- Phân biệt 3 thể của chất.
- Nêu điều kiện để 1 số chất có thể chuyển từ thể này sang thể khác.
- Kể tên 1 số chất ở thể rắn , thể lỏng , thể khí.
- Kể tên 1 số chất có thể chuyển từ thể này sang thể khác.
II/ĐỒ DÙNG DẠY - HỌC:
-Hình trang 73 SGK.
III/HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC:
HOẠT ĐỘNG DẠY HOẠT ĐỘNG HỌC
A/ KIỂM TRA BÀI CŨ:
-GV nhận xét bài làm của HS.
B/BÀI MỚI:
1. Giới thiệu bài : GV giới thiệu bài , ghi
tựa “ Sự chuyển thể của chất”
-2 HS nhắc lại .
2. Các hoạt động học tập chủ yếu:
Hoạt động 1 :
TRÒ CHƠI TIẾP SỨC : “PHÂN BIỆT 3 THỂ CỦA CHẤT”
-GV phát cho HS bộ phiếu ghi tên 1 số chất
và bảng có nội dung như SGK trang 72.
-GV tổ chức và hướng dẫn: chia lớp thành 2
đội , mỗi đội 5 HS , xếp hàng dọc tiếp sức
gắn tên vào bảng .
-Cho HS tiến hành chơi
-HS theo dõi và chuẩn bị.
-Các đội cử đại diện lên chơi : lần lượt từng
người tham gia chơi lên gắn tấm phiếu
tương ứng lên bảng


-GV kiểm tra, nhận xét. -HS nhận xét .
Hoạt động 2:(nhóm tổ)
TRÒ CHƠI “AI NHANH , AI ĐÚNG”
-GV cho HS chuẩn bị theo nhóm. -HS các tổ chuẩn bị sẵn:
+ 1 bảng con và phấn hoặc bút viết bảng .
+Một cái chuông nhỏ ( hoặc vật thay thế có
thể phát ra âm thanh).
-Cách tiến hành :
GV phổ biến cách chơi và luật chơi:
Bước 2: Tổ chức cho HS chơi
GV đọc câu hỏi SGK trang 72.
-Đáp án :
1 – b ; 2 – c ; 3- a
-Các nhóm thảo luận rồi ghi đáp án vào
bảng . Sau đó nhóm nào lắc chuông trước
trả lời trước . Nếu trả lời đúng là thắng
1
GV: Nguyen Van Lieu
cuộc.
-GV nhận xét , đánh giá.
Ho ạ t độ ng 3 : (nhóm bàn)
QUAN SÁT VÀ THẢO LUẬN
-Cách tiến hành :
Bước 1 :
GV yêu cầu HS quan sát các hình trang
73 /SGK và nói về sự chuyển thể của nước.
Bước 2 :
-Dựa vào các gợi ý qua hình vẽ nêu trên ,
GV yêu cầu HS tự tìm thêm các ví dụ khác..
-HS thảo luận nhóm bàn rồi nêu :

Hình 1 : nước ở thể lỏng .
Hình 2: nước đá chuyển từ thể rắn sang thể
lỏng trong điều kiện nhiệt độ bình thường.
Hình 3 :nước bốc hơi chuyển từ thể lỏng
sang thể khí khi ở nhiệt độ cao.
-VD: mỡ , bơ ở thể rắn có thể bị nóng chảy
thành thể lỏng hoặc ngược lại…
GV nhấn mạnh : Qua những ví dụ trên cho
thấy , khi thay đổi nhiệt độ , các chất có thể
chuyển từ thể này sang thể khác , sự chuyển
thể này là 1 dạng biến đổi lý học .
Hoạt động 4:(nhóm tổ)
TRÒ CHƠI “ AI NHANH, AI ĐÚNG”
-GV chia lớp thành 4 nhóm và phát cho các
nhóm 1 số phiếu trắng bằng nhau , cho thi
kể tên các chất ở 3 thể khác nhau ;các thể có
thể chuyển từ thể này sang thể khác .
-GV yêu cầu trong cùng 1 thời gian nhóm
nào viết được nhiều tên là thắng.
- GV cho HS tiến hành chơi
-Gv cho HS kiểm tra kết quả của các nhóm
-Các nhóm nhắc lại yêu cầu.
-HS theo dõi.
-Các nhóm chơi :3 ph.
-Các nhóm trình bày kết quả , lớp nhận xét.
3.Củng cố - Dặn dò :
- GV yêu cầu HS trả lời các câu hỏi SGK
- GV nhận xét .
- Dặn dò : Chuẩn bị bài “ Hỗn hợp”
2

GV: Nguyen Van Lieu
BÀI 36 : HỖN HỢP
I/MỤC TIÊU:
Sau bài học , HS biết :
- Cách tạo một hỗn hợp .
- Kể tên một số hỗn hợp .
- Nêu một số cách tách các chất trong hổn hợp.
II/ ĐỒ DÙNG DẠY- HỌC:
-Hình trang 75 SGK .
- Chuẩn bị:(đủ dùng cho các nhóm ):
+ Muối tinh , mì chính , hạt tiêu bột ; chén nhỏ ; thìa nhỏ.
+Hỗn hợp chứa các chất rắn không bị hoà tan vào nhau (dầu ăn , nước );cốc (li) đựng nước ; thìa .
+ Gạo có lẫn sạn ; rá vo gạo; chậu nước.
III/HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC:
HOẠT ĐỘNG DẠY HOẠT ĐỘNG HỌC
A/ KIỂM TRA BÀI CŨ:
-GV hỏi lại nội dung chính của bài 36.
-GV nhận xét .
-3 HS trả lời .
B/BÀI MỚI:
1.Giới thiệu bài :GV giới thiệu , ghi tựa . -HS nhắc lại .
2.Các hoạt động học tập chủ yếu:
Hoạt động 1:(nhóm bàn )
THỰC HÀNH : “TẠO MỘT HỖN HỢP GIA VỊ”
-GV chia lớp thành các nhóm nhỏ .
-GV cho HS làm việc theo nhóm .
Bước 1:
a) Tạo ra một hỗn hợp gồm muối tinh , mì
chính và hạt tiêu bột. Công thức pha do từng
nhóm quyết định và ghi theo mẫu SGK /74.

b)Thảo luận các câu hỏi :
+Để tạo ra hỗn hợp gia vị cần có những chất
nào ?
+Hỗn hợp là gì?
-Nhóm trưởng cho các bạn quan sát và nếm
riêng từng chất : muối , mì chính , hạt
tiêu.Ghi nhận xét vào báo cáo.
-HS thảo luận rồi trả lời.
Bước 2:
- GV yêu cầu đại diện mỗi nhóm có thể nêu
công thức trộn gia vị của nhóm mình .
-GV cho HS phát biểu hỗn hợp là gì?
-Các nhóm nêu công thức , nhận xét , so
sánh xem nhóm nào tạo ra được 1 hỗn hợp
gia vị ngon.
- HS trả lời.
Kết luận :
-Muốn tạo ra môt hỗn hợp, ít nhất phải có hai chất trở lên và các chất đóphải được trộn lẫn
với nhau.
-Hai hay nhiều chất trộn lẫn với nhau có thể tạo thành một hỗn hợp . Trong hỗn hợp , mỗi
chất vẫn giữ nguyên tính chất của nó.
Hoạt động 2:(nhóm bàn)
THẢO LUẬN
-Gv yêu cầu các nhóm trưởng điều khiển
nhóm mình trả lời các câu hỏi SGK/74:
-Đại diện một số nhóm trình bày kết quả
làm việc của nhóm mình trước lớp , các
3
GV: Nguyen Van Lieu
+Theo bạn , không khí là 1 chất hay 1 hỗn

hợp?
+Kể tên một số hỗn hợp khác mà bạn biết?
-Gv nhận xét , đánh giá.
nhóm khác nhận xét , bổ sung.
Kết luận : Trong thực tế ta thường gặp một số hỗn hợp như:gạo lẫn trấu, cám lẫn gạo ,
đường lẫn cát , muối lẫn cát , không khí, nước và các chất rắn không tan .
Hoạt động 3:(nhóm tổ)
TRÒ CHƠI “ TÁCH CÁC CHẤT RA KHỎI HỖN HỢP”
-GV cho HS chuẩn bị theo từng nhóm. -HS chuẩn bị :
+ Một bảng con và phấn hoặc bút viết bảng.
+ Một cái chuông nhỏ ( hoặc vật thay thế có
thể phát ra âm thanh )
-GV đọc câu hỏi (ứng với mỗi hình ).
-GV nhận xét kết quả , nhóm nào trả lời
nhanh và đúng là thắng cuộc .
-Các nhóm thảo luận rồi ghi đáp án vào
bảng .Nhóm nào lắc chuông trước được trả
lời truớc .
- HS tiến hành chơi.
(Đáp án:
Hình 1: Làm lắng
Hình 2: Sảy
Hình 3:Lọc )
Hoạt động 4:(nhóm bàn)
THỰC HÀNH TÁCH CÁC CHẤT RA KHỎI HỖN HỢP
-GV cho các nhóm thực hiện theo các bước
như yêu cầu ở mục Thực hành SGK/75:
Bài 1: Tách cát trắng ra khỏi ra khỏi hỗn
hợp nước và cát trắng.
+Chuẩn bị :

…………………………………………..
+Cách tiến hành :
…………………………………………..
Bài 2:Tách dầu ăn ra khỏi hỗn hợp dầu ăn
và nước .
+ Chuẩn bị:
…………………………………………
+Cách tiến hành :
…………………………………………..
Bài 3:Tách gạo ra khỏi hỗn hợp gạo lẫn với
sạn.
+ Chuẩn bị:
…………………………………………
+Cách tiến hành :
-Các nhóm thực hiện .
-Thư kí các nhóm ghi lại các bước làm thực
hành theo mẫu .
*Chuẩn bị :Hỗn hợp chất rắn không bị hoà
tan trong nước ( cát trắng , nước );phễu ;
giấy lọc , bông thấm nước .
-Cách tiến hành :Đổ hỗn hợp chứa chất rắn
không bị hoà tan trong nước qua phễu lọc .
Kết quả :Các chất rắn không hoà tan đượ c
giữ lại ở giấy lọc, nước chảy qua phễu
xuống chai.
* Chuẩn bị:Hỗn hợp chứa chất lỏng không
hoà tan vào nhau ( dầu ăn , nước) ; cốc (li)
đựng nước ; thìa.
-Cách tiến hành :Đổ hỗn hợp dầu ăn vào cốc
rối để yên một lúc lâu . Nước lắng xuống ,

dầu ăn nổi lên thành một lớp ở trên nước
.Dùng thìa hớt lớp dầu ăn nổi trên mặt nước
.
* Chuẩn bị:Gạo có lẫn sạn ; rá vo gạo ; chậu
nước.
-Cách tiến hành :
+Đổ hỗn hợp gạo lẫn sạn vào rá .
4
GV: Nguyen Van Lieu
…………………………………………..
(Lưu ý: mỗi nhóm chỉ làm một trong ba bài
thực hành trên)
-GV cho đại diện từng nhóm báo cáo kết
quả trước lớp .
+ Đải gạo trong chậu nước sao cho các hạt
sạn lắng dưới đáy rá , bốc gạo ở phía trên
ra , còn lại sạn ở dưới.
-Các nhóm còn lại theo dõi, nhận xét, bổ
sung.
3.Củng cố - Dặn dò:
-GV yêu cầu HS trả lời các câu hỏi SGK.
-GV nhận xét.
-Yêu cầu HS chuẩn bị bài “ Dung dịch”.
5
GV: Nguyen Van Lieu
BÀI 37: DUNG DỊCH
I/MỤC TIÊU:
Sau bài học , HS biết :
- Cách tạo ra một dung dịch .
-Kể tên một số dung dịch.

-Nêu một số cách tách các chất trong dung dịch.
II/ĐỒ DÙNG DẠY- HỌC :
-Hình trang 76,77/ SGK.
- Một ít đường (hoặc muối) , nước sôi để nguội , một cốc (li) thuỷ tinh , thìa nhỏ có cán dài.
III/ HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC :
HOẠT ĐỘNG DẠY HOẠT ĐỘNG HỌC
A/ KIỂM TRA BÀI CŨ:
- GV yêu cầu HS trả lời các câu hỏi bài 37
- GV nhận xét , đánh giá.
- 3 HS trả lời.
B/ BÀI MỚI:
1.Giới thiệu bài :GV giới thiệu , ghi tựa . -HS nhắc lại .
2.Các hoạt động học tập chủ yếu:
Hoạt động 1:(nhóm bàn )
THỰC HÀNH “ TẠO RA DUNG DỊCH”
-GV yêu cầu các nhóm làm việc như hướng
dẫn trong SGK/ 76.
a) Tạo ra một dung dịch đường ( hoặc
dung dịch muối) , tỉ lệ nước và đường do
từng nhóm quyết định .
b)Thảo luận các câu hỏi :
+ Để tạodung dịch cần có những điều
kiện gì?
+ Dung dịch là gì?
+Kể tên một số dung dịch mà em biết.
- Các nhóm thực hiện và ghi vào bảng đã
cho.
- Đại diện nhóm trả lời
- GV yêu cầu đại diện từng nhóm nêu công
thức pa dung dịch đường ( hoặc muối ) và

mời các nhóm khác nếm thử nước đường
hoặc nước mưối của nhóm mình.
-Gv cho HS trả lời dung dịch là gì và kể tên
một số dung dịch khác .
- Các nhóm nhận xét , so sánh độ ngọt hoặc
mặn của dung dịch do từng nhóm tạo nên.
VD: dung dịch nước và xà phòng ; dung
dịch dấm và dường hoặc dấm và muối;…
Kết luận :
- Muốn tạo ra một dung dịch ít nhất phải có hai chất trở lên , trong đó phải có một chất ở
thể lỏng và chất kia phải hoà tan được vào trong chất lỏng đó.
-Hỗn hợp chất lỏng bị hoà tan và phân bố đều hoặc hỗn hợp chất lỏng với chất lỏng hoà tan
vào nhau được gọi là dung dịch .
Hoạt động 2:THỰC HÀNH
Bước 1: (nhóm bàn)
-GV chia lớp theo nhóm bàn , yêu cầu HS
đọc mục Hướng dẫn thực hành trang
77/SGK và thảo luận , đưa ra dự đoán kết

-Các nhóm làm thí nghiệm : Úp đĩa lên một
cốc nước muối nóng khoảng 1 ph rồi nhấc
đĩa ra.
6
GV: Nguyen Van Lieu
quả thí nghiệm theo câu hỏi trong SGK. - Các thành viên trong nhóm đều nếm thử
những giọt nước đọng trên đĩa , rồi rút ra
nhận xét . So sánh với kết quả dự đoán ban
đầu.
Bước 2: (cá nhân)
- GV cho đại diện từng nhóm trình bày kết

quả làm thí nghiệm và thảo luận của nhóm
mình .

-GV hỏi HS:Qua thí nghiệm trên , theo các
em , ta có thể làm thế nào để tách các chất
trong dung dịch ?(tham khảo mục Bạn cần
biết trang 77/ SGK)
- Các nhóm khác theo dõi , bổ sung.
( Những giọt nước đọng trong đĩa không có
vị mặn như nước muối trong cốc . Vì chỉ có
hơi nước bốc lên , khi gặp lạnh sẽ ngưng tụ
thành nước . Muối vẫn còn trong cốc.)
Kết luận :
- Ta có thể tách các chất trong dung dịch bằng cách chưng cất .
-Trong thực tế , người ta sử dụng phương pháp chưng cất để tạo ra nước cất cho ngành
y tế và một số ngành khác cần nước thật tinh khiết .
- Kết thúc tiết học , GV cho HS chơi trò
chơi “ Đố bạn” theo yêu cầu trang 77/ SGK.
Đáp án :
- Để chưng cất nước cất dùng trong y tế ,
người ta sử dụng phương pháp chưng cất .
- Để sản xuất ra muối từ nước biển , người
ta dẫn nước biển vào các ruộng làm muối .
Dưới ánh mặt trời , nước sẽ bay hơi còn lại
muối .
3.Củng cố - Dặn dò:
-GV yêu cầu HS trả lời các câu hỏi SGK.
-GV nhận xét.
-Yêu cầu HS chuẩn bị bài “Sự biến đổi hoá
học”.

7
GV: Nguyen Van Lieu
BÀI 38-39: SỰ BIẾN ĐỔI HOÁ HỌC
I/ MỤC TIÊU :
Sau bài học , HS biết :
- Phát biểy định nghĩa về sự biến đổi hoá học .
- Phân biệt sự biến đổi hoá học và sự biến đổi lý học .
- Thực hiện một số trò chơi có liên quan đến vai trò của ánh sáng và nhiệt trong biến đổi hoá
học .
II/ ĐỒ DÙNG DẠY – HỌC :
- Hình trang 78, 79, 80, 81 / SGK.
- Giá đỡ , ống nghiệm ( hoặc lon sữa bò ) , đèn cồn hoặc dùng thìa có cán dài và nến .
- Một ít đường kính trắng .
- Giấy nháp .
- Phiếu học tập.
III/ HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC:
HOẠT ĐỘNG DẠY HOẠT ĐỘNG HỌC
A/ KIỂM TRA BÀI CŨ:
- GV yêu cầu HS trả lời các câu hỏi bài 37
- GV nhận xét , đánh giá.
- 3 HS trả lời.
B/ BÀI MỚI:
1.Giới thiệu bài :GV giới thiệu , ghi tựa . -HS nhắc lại .
2.Các hoạt động học tập chủ yếu:
Hoạt động 1 :( nhóm tổ )
THÍ NGHIỆM
- Gv yêu cầu các nhóm trưởng điều khiển
nhóm mình làm thí nghiệm và thảo luận các
hiện tượng xảy ra trong thí nghiệm theo yêu
cầu ở trang 78 / SGK.

Thí nghiệm 1: Đốt 1 tờ giấy
- Mô tả hiện tượng xảy ra .
- Khi bị cháy , tờ giấy còn giữ được
tính chất ban đầu của nó không ?
Thí nghiệm 2 :Chưng đường trên ngọn lửa
( cho đường vào ống nghiệm hoặc lon sữa
bò , đun trên ngọn lửa đèn cồn ).
- Mô tả hiện tựong xảy ra.
-Dưới tác dụng của nhiệt , đường có còn
giữ được tính chất ban đầu của nó hay
không ?
- HS tiến hành làm sau đó ghi vào phiếu
học tập theo mẫu:
Phiếu học tập
Thí nghiệm
Mô tả hiện tượng
Giải thích hiện tượng
- Đại diện từng nhóm trình bày kết quả làm
việc của nhóm mình . Các nhóm khác theo
dõi , bổ sung.
- GV yêu cầu cả lớp trả lời các câu hỏi : - HS trả lời.
8
GV: Nguyen Van Lieu
+ Hiện tượng chất này bị biến đổi thành
chất khác tương tự như hai thí nghiệm trên
gọi là gì ?
+ Sự biến đổi hoá học là gì ?
Kết luận :Hiện tượng chất này bị biến đổi thành chất khác như hai thí nghiệm kể trên gọi
là sự biến đổi hoá học . Nói cách khác , sự biến đổi hoá học là sự biến đổi từ chất này
thành chất khác .

Hoạt động 2: (nhóm bàn )
- GV yêu cầu các nhóm trưởng điều khiển
nhóm mình quan sát các hình trang 79 /
SGK và thảo luận các câu hỏi :
+ Trường hợp nào có sự biến đổi hoá học ?
Tại sao bạn kết luận như vậy ?
+ Trường hợp nào là sự biến đổi lí học ? Tại
sao bạn kết luận như vậy?
- Đại diện mỗi nhóm trả lời một câu hỏi .
Các nhóm khác bổ sung .
Kết luận :
Sự biến đổi từ chất này thành chất khác gọi là sự biến đổi hoá học .
Kết thúc hoạt động này , GV nhắc học sinh không đến gần các hố vôi đang tôi , vì nó toả
nhiệt , có thể gây bỏng rất nguy hiểm .
Hoạt động 3: (nhóm tổ)TRÒ CHƠI
“CHỨNG MINH VAI TRÒ CỦA NHIỆT TRONG BIẾN ĐỔI HOÁ HỌC”
- GV hướng dẫn nhóm trưởng điều khiển
nhóm mình chơi trò chơi được giới thiệu ở
trang 80 /SGK.
- GV nhận xét , đánh giá.
- Các nhóm làm việc , giới thiệu bức thư của
nhóm mình với các bạn trong nhóm khác .
Kết luận : Sự biến đổi hoá học có thể xảy ra dưới tác dụng của nhiệt .
Hoạt động 4 :( nhóm bàn )
THỰC HÀNH XỬ LÝ THÔNG TIN TRONG SGK
- GV yêu cầu các nhóm trưởng điều khiển
nhóm mình đọc thông tin , quan sát hình vẽ
để trả lời các câu hỏi mục Thực hành trang
80 , 81 / SGK.
- GV nhận xét , đánh giá.

- HS theo dõi , thực hành .
-Đại diện một số nhóm trình bày kết quả
làm việc của nhóm mình . Mỗi nhóm chỉ trả
lời câu hỏi của một bài tập . Các nhóm khác
bổ sung.
Kết luận :Sự biến đổi hoá học có thể xảy ra dưới tác dụng của ánh sáng.
3.Củng cố - dặn dò :
-GV yêu cầu HS trả lời các câu hỏi SGK.
-GV nhận xét.
-Yêu cầu HS chuẩn bị bài “ Năng lượng ”.
9
GV: Nguyen Van Lieu
BÀI 40 : NĂNG LƯỢNG
I/ MỤC TIÊU:
Sau bài học , HS biết :
- Nêu ví dụ hoặc làm thí nghiệm đơn giản về : các vật có biến đổi vị trí , hình dạng , nhiệt độ ,
…nhờ được cung cấp năng lượng .
- Nêu ví dụ về hoạt động của con người , động vật , phương tiện máy móc và chỉ ra nguồn năng
lượng cho các hoạt động đó.
II/ ĐỒ DÙNG DẠY – HỌC :
- Chuẩn bị theo nhóm :
+ Nến , diêm.
+ Ô tô đồ chơi chạy pin có đèn và còi hoặc đèn pin .
- Hình trang 83 /SGK.
III/ HOẠT ĐỘNG DẠY- HỌC:
HOẠT ĐỘNG DẠY HOẠT ĐỘNG HỌC
A/ KIỂM TRA BÀI CŨ:
- GV yêu cầu HS trả lời các câu hỏi bài 39
- GV nhận xét , đánh giá.
- 3 HS trả lời.

B/ BÀI MỚI:
1.Giới thiệu bài :GV giới thiệu , ghi tựa . -HS nhắc lại .
2.Các hoạt động học tập chủ yếu:
Hoạt động 1 :(nhóm tổ )
THÍ NGHIỆM
- GV yêu cầu HS nêu rõ :
+Hiện tượng quan sát được .
+ Vật bị biến đổi như thế nào ?
+ Nhờ đâu vật có biến đổi đó ?
-GV nhận xét , đánh giá.
- HS làm thí nghiệm theo nhóm và trả lời.
-Từng nhóm rình bày kết qua và thảo luận
chung cả lớp.
-GV đưa ra nhận xét :
+Khi dùng tay nhấc cặp sách , năng lượng do tay ta cung cấp đã làm cặp sách dịch chuyển
lên cao .
+Khi thắp ngọn nến , nến toả nhiệt và phát ra ánh sáng . Nến bị đốt cháy đã cung cấp năng
lượng cho việc phát sáng và toả nhiệt.
+Khi lắp pin và bật công tắc ô tô đồ chơi , động cơ quay , đèn sáng , còi kêu . Điện do pin
sinh ra đã cung cấp năng lượng làm động cơ quay , đèn sáng , còi kêu .
Trong các trường hợp trên , ta thấy cần cung cấp năng lượng để các vật có các biến đổi ,
hoạt động .
Hoạt động 2: (nhóm bàn)
THẢO LUẬN VỀ NĂNG LƯỢNG NƯỚC CHẢY
-GV cho các nhóm thảo luận theo các câu
hỏi gợi ý :
- HS thảo luận và trình bày kết quả.
10
GV: Nguyen Van Lieu
+Nêu một số ví dụ về tác dụng của năng

lượng nước chảy trong tự nhiên .
+Con người thường sử dụng năng lượng
nước chảy trong những việc gì?Liên hệ thực
tế ở địa phương.
Hoạt động 3: (nhóm tổ)
THỰC HÀNH “LÀM QUAY TUA – BIN”
Hoạt động 2 :(nhóm đôi)
QUAN SÁT VÀ THẢO LUẬN
- GV yêu cầu HS tự đọc mục Bạn cần biết
trang 83 / SGK .
-GV nhận xét .
-GV cho HS tìm và trình bày thêm các ví dụ
khác về các biến đổi , hoạt động và nguồn
năng lượng .
- Từng cặp quan sát hình vẽ và nêu thêm các
ví dụ về hoạt động của con người , động vật
, phương , máy móc và chỉ ra nguồn năng
lượng cho các hoạt động đó.
-Đại diện một số HS báo cáo kết quả làm
việc theo cặp.
-VD:
Hoạt động
Nguồn năng lượng
Người nông dân cày,cấy, …
Thức ăn
Các bạn học sinh đá bóng ,học bài…
Thức ăn
Chim đang bay
Thức ăn
Máy cày

Xăng
….
….
3.Củng cố - dặn dò :
-GV yêu cầu HS trả lời các câu hỏi SGK.
-GV nhận xét.
-Yêu cầu HS chuẩn bị bài “ Năng lượng mặt
trời”.
11
GV: Nguyen Van Lieu
BÀI 41 : NĂNG LƯỢNG MẶT TRỜI
I/ MỤC TIÊU :
Sau bài học , HS biết :
- Trình bày tác dụng của năng lượng mặt trời trong tự nhiên .
- Kể tên một số phương tiện , máy móc , hoạt động ,… của con người sử dụng năng lượng mặt
trời.
II/ ĐỒ DÙNG DẠY – HỌC :
-Phương tiện , máy móc chạy bằng năng lượng mặt trời.
- Tranh ảnh về các phương tiện , máy móc chạy bằng năng lượng mặt trời .
-Thông tin và hình trang 84 , 85 /SGK
III/ HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC :
HOẠT ĐỘNG DẠY HOẠT ĐỘNG HỌC
A/ KIỂM TRA BÀI CŨ:
- GV yêu cầu HS trả lời các câu hỏi bài 40
- GV nhận xét , đánh giá.
- 3 HS trả lời.
B/ BÀI MỚI:
1.Giới thiệu bài :GV giới thiệu , ghi tựa . -HS nhắc lại .
2.Các hoạt động học tập chủ yếu:
Ho ạ t độ ng 1 : THẢO LUẬN

- GV cho hs nêu ví dụ về tác dụng của năng
lượng mặt trời trong tự nhiên.
- Gv cung cấp thêm : than đá , dầu mỏ và
khí tự nhiên được hỉnh thành từ xác sinh vật
qua hàng triệu năm . Nguồn gốc của các
nguồn năng lượng này là Mặt trời . Nhờ có
năng lượng mặt trời mới có quá trình quang
hợp của lá cây và cây cối mới sinh trưởng
được .
- HS thảo luận các câu hỏi :
+ Mặt trời cung cấp năng lượng cho Trái
Đất ở những dạng nào?(ánh sáng và nhiệt)
+ Nêu vai trò của năng lượng Mặt trời đối
với sự sống.
+Nêu vai trò của năng lượng mặt trời đối
với thời tiết và khí hậu .
+….
-HS theo dõi.
Hoạt động 2 : (nhóm đôi)
QUAN SÁT VÀ THẢO LUẬN
-GV yêu cầu HS kể được một số phương
tiện máy móc , hoạt động …của con người
sử dụng năng lượng mặt trời.
- HS quan sát hình 2,3,4 trang 84,85 / SGK
và thảo luận theo các nội dung :
+ Kể một số VD về việc sử dụng năng
lượng mặt trời trong cuộc sống hằng ngày
( chiếu sáng , phơi khô các đồ vật , lương
thực , thực phẩm , làm muối…)
+ Kể tên một số công trình , máy móc , sử

dụng năng lượng mặt trời ( VD : mát tính bỏ
túi …)
12
GV: Nguyen Van Lieu
-GV cho từng nhóm trình bày và cả lớp
thảo luận .
+ Kể tên một số ví dụ về việc sử dụng năng
lượng mặt trời ở gia đình và ở địa phương.
Hoạt động 3: TRÒ CHƠI
- GV củng cố cho HS những kiến thức đã
học về vai trò của năng lượng mặt trời.
- GV tiến hành cho HS chơi.
-GV vẽ hình mặt trời lên bảng
- GV nhận xét , đánh giá .
- 2 nhóm tham gia , mỗi nhóm khoảng từ 5
HS.
- hai nhóm bốc thăm xem nhóm nào lên
trước ,sau đó các nhóm cử thành viên luân
phiên lên ghi những vai trò , ứng dụng của
Mặt Trời đối với sự sống trên Trái Đất nói
chung và đối với con người nói riêng , sau
đó nối với hình vẽ Mặt Trời.
3.Củng cố - dặn dò :
-GV yêu cầu HS trả lời các câu hỏi SGK.
-GV nhận xét.
-Yêu cầu HS chuẩn bị bài 42-43.
13
GV: Nguyen Van Lieu
BÀI 42-43 : SỬ DỤNG NĂNG LƯỢNG CHẤT ĐỐT.
I/ MỤC TIÊU:

Sau bài học , HS biết :
- Kể tên và nêu công dụng của một số loại chất đốt.
- Thảo luận về việc sử dụng an toàn và tiết kiệm các loại chất đốt .
II/ ĐỒ DÙNG DẠY – HỌC :
- Sưu tầm tranh ảnh về việc sử dụng các loại chất đốt .
- Hình và thông tin trang 86 ,87 ,88 , 89 /SGK.
III/ HOẠT DỘNG DAY – HỌC :
HOẠT ĐỘNG DẠY HOẠT ĐỘNG HỌC
A/ KIỂM TRA BÀI CŨ:
- GV yêu cầu HS trả lời các câu hỏi bài 41
- GV nhận xét , đánh giá.
- 3 HS trả lời.
B/ BÀI MỚI:
1.Giới thiệu bài :GV giới thiệu , ghi tựa . -HS nhắc lại .
2.Các hoạt động học tập chủ yếu:
Ho ạ t độ ng 1 : KỂ TÊN MỘT SỐ LOẠI CHẤT ĐỐT
-GV yêu cầu HS kể tên một số chất đốt : rắn
, lỏng , khí.
- HS nêu.
Hoạt động 2 : (nhóm đôi)
QUAN SÁT VÀ THẢO LUẬN
-GV cho HS kể tên và nêu công dụng , việc
khai thác của từng loại chất đốt .
-GV phân công mỗi nhóm chuẩn bị về một
loại chất đốt ( rắn , lỏng , khí ) theo các câu
hỏi:
1.Sử dụng các chất đốt rắn :
- Kể tên các chất đốt rắn thường dùng ở các
vùng nông thôn và miền núi
- Than đá được sử dụng trong những việc gì

?Ở nước ta , than đá được khai thác chủ yếu
ở đâu?
2. Sử dụng các chất đốt lỏng :
-Kể tên các loại chất đốt lỏng mà bạn biết ,
chúng thường được dùng để làm gì ?
- Ở nước ta , dầu mỏ được khai thác ở đâu?
- Đọc các thông tin , quan sát hình vẽ và trả
lời câu hỏi trong hoạt động thực hành .
3.Sử dụng các chất đốt khí :
- Có những loại khí đốt nào ?
-Người ta làm thế nào để tạo ra khí sinh học
?
-HS kể.
- từng nhóm trình bày , sử dụng tranh ảnh đã
chuẩn bị trước và trong SGK để minh hoạ.
( củi,tre,rơm, rạ…).
(Than đá được sử dụng để chạy máy của
nhà máy nhiệt điện và một số loại động cơ ;
dùng trong sinh hoạt;đun nấu; sưởi …Ở
nước ta , than đá được khai thác chủ yếu ở
các mỏ than thuộc tỉnh Quảng Ninh)
(dầu mỏ nước ta được khai thác ở Vũng
Tàu)
( khí tự nhiên , khí sinh học )
(Ủ chất thải , mùn, rác , phân gia súc . Khí
thoát ra được theo đường ống dẫn vào bếp )
14
GV: Nguyen Van Lieu
- GV cung cấp thêm : Để sử dụng được khía
tự nhiên , khí được nén vào các bình chứa

bằng thép để dùng cho các bếp ga .
Hoạt động 3 : ( nhóm bàn)
THẢO LUẬN VỀ SỬ DỤNG AN TOÀN , TIẾT KIỆM CHẤT ĐỐT
- GV cho HS tìm hiểu sự cần thiết và biện
pháp sử dụng an toàn , tiết kiệm các loại
chất đốt theo các câu hỏi:
+ Tại sao không nên chặt cây bừa bãi để lấy
củi đun , đốt than ?
+ Than đá , dầu mỏ , khí tự nhiên có phải là
các nguồn năng lượng vô tận không ? Tại
sao?
+ Nêu các ví dụ về việc sử dụng lãng phí
năng lượng . Tại sao cần sử dụng tiết kiệm ,
chống lãng phí năng lượng ?
+ Nêu các việc làm để tiết kiệm , chống
lãng phí chất đốt ở gia đình bạn .
+ Gia đình bạn đang sử dụng loại chất đốt
gì để đun nấu ?
+ Nêu những nguy hiểm có thể xảy ra khi
sử dung chất đốt trong sinh hoạt ?
+Tác hại của việc sử dụng các loại chất đốt
đối với môi trường không khí và các biện
pháp để làm giảm những tác hại đó .
-GV nhận xét , bổ sung.
- Các nhóm thảo luận ( dựa vào SGK ; các
tranh ảnh ,.. đã chuẩn bị và liên hệ thực tế ở
địa phương , gia đình ) .
+ Chặt cây bừa bãi để lấy củi đun , đốt than
sẽ làm ảnh hưởng tới tài nguyên rừng , tới
môi trường .

+ Than đá , dầu mỏ , khí tự nhiên được hùnh
thành từ xác sinh vật qua hàng triệu năm .
Hiện nay , các nguồn năng lượng này đang
có nguy cơ bị cạn kiệt do việc sử dụng của
con người. Con người đang tìm cách khai
thác , sử dụng năng lượng mặt trời , nước
chảy ,...
- Từng nhóm trình bày kết quả và thảo luận
chung cả lớp .
3.Củng cố - dặn dò :
-GV yêu cầu HS trả lời các câu hỏi SGK.
-GV nhận xét.
-Yêu cầu HS chuẩn bị bài 44.
BÀI 44 :
SỬ DỤNG NĂNG LƯỢNG GIÓ VÀ
NĂNG LƯỢNG NƯỚC CHẢY
I/MỤC TIÊU :
Sau bài học , HS biết :
- Trình bày tác dụng của năng lượng mặt trời trong tự nhiên .
15
GV: Nguyen Van Lieu
- Kể tên một số phương tiện , máy móc, hoạt động … của con người sử dụng năng lượng mặt
trời .
II/ ĐỒ DÙNG DẠY – HỌC :
- Phương tiện , máy móc chạy bằng năng lượng mặt trời ( VD : máy tính bỏ túi .)
- Tranh ảnh về các phương tiện , máy móc chạy bằng năng lượng mặt trời .
- Thông tin và hình ảnh trang 84, 85 / SGK .
III/ HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC :
HOẠT ĐỘNG DẠY HOẠT ĐỘNG HỌC
A/ KIỂM TRA BÀI CŨ:

- GV yêu cầu HS trả lời các câu hỏi bài 41.
- GV nhận xét , đánh giá.
- 3 HS trả lời.
B/ BÀI MỚI:
1.Giới thiệu bài :GV giới thiệu , ghi tựa . -HS nhắc lại .
2.Các hoạt động học tập chủ yếu:
Hoạt động 1 :(đàm thoại )
THẢO LUẬN
- Yêu cầu HS nêu ví dụ về tác dụng của
năng lượng mặt trời trong tự nhiên theo các
câu hỏi :
+ Mặt trời cung cấp năng lượng cho Trái đất
ở những dạng nào ?
+ Nêu vai trò của năng lượng mặt trời đối
với sự sống .
+Nêu vai trò của năng lượng mặt trời đối
với thời tiết và khí hậu.
+…
- HS thảo luận .
-GV cho một số HS trình bày . - Cả lớp bổ sung , thảo luận .
- Gv cung cấp thêm : Than đá , dầu mỏ và
khí tự nhiên được hình thành từ xác sinh vật
qua hàng triệu năm . Nguồn gốc của các
nguồn năng lượng này là mặt trời . Nhờ có
mặt trời mới có quá trình quang hợp của lá
cây và cây cối mới sinh trưởng được .
- HS theo dõi.
Hoạt động 2 :
QUAN SÁT VÀ THẢO LUẬN
- GV cho HS kể một số phương tiện , máy

móc , hoạt động … của con người sử dụng
năng lượng mặt trời và trả lời một số câu
hỏi:
+ Kể tên một số ví dụ về việc sử dụng năng
lượng mặt trời trong cuộc sống hằng ngày
+Kể tên một số công trình , máy móc sử
dụng năng lượng mặt trời . Giới thiệu máy
móc chạy bằng năng lượng mặt trời ( chẳng
- Cả lớp thảo luận .
-(chiếu sáng, phơi khô các đồ vật , lương
thực , thực phẩm , làm muối … )
16
GV: Nguyen Van Lieu
hạn máy tính bỏ túi ,.. )
+Kể tên một số ví dụ về việc sử dụng năng
lượng mặt trời ở gia đình và ở địa phương .
Hoạt động 3: (nhóm tổ)
THỰC HÀNH “LÀM QUAY TUA – BIN”
- GV hướng dẫn cho HS thực hành theo
nhóm sử dụng năng lượng nước chảy làm
quay tua-bin.
- GV nhận xét .
- HS theo dõi , đổ nước làm quay tua-bin
của mô hình “tua-bin nước ” hoặc bánh xe
nước .Khi tua- bin quay sẽ làm quay rô-to
của máy phát điện và bóng đèn sẽ sáng .
3.Củng cố - dặn dò :
-GV yêu cầu HS trả lời các câu hỏi SGK.
-GV nhận xét.
-Yêu cầu HS chuẩn bị bài 45.

17
GV: Nguyen Van Lieu
TUAÀN 23
Ti eát 45 : SỬ DỤNG NĂNG LƯỢNG ĐIỆN
I/ MỤC TIÊU :HS biết :
- Kể tên một số ví dụ chứng tỏ dòng điện mang năng lượng .
- Kể tên một số đồ dùng , máy móc sử dụng điện . Kể tên một số loại nguồn điện.
II/ ĐỒ DÙNG DẠY – HỌC:
- Tranh ảnh về đồ dùng , máy móc sử dụng điện .
- Một số đồ dùng sử dụng điện .
- Hình trang 92 ,93 / SGK .
III/ HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC :

HOẠT ĐỘNG DẠY HOẠT ĐỘNG HỌC
A/ KIỂM TRA BÀI CŨ:
- GV yêu cầu HS trả lời các câu hỏi bài 44.
- GV nhận xét , đánh giá.
- 3 HS trả lời.
B/ BÀI MỚI:
1.Giới thiệu bài :GV giới thiệu , ghi tựa . -HS nhắc lại .
2.Các hoạt động học tập chủ yếu:
Hoạt động 1 :THẢO LUẬN
- GV cho HS kể một số ví dụ chứng tỏ dòng
điện mang năng lượng .
- GV yêu cầu cả lớp trả lời câu hỏi : Năng
lượng điện mà các đồ dùng trên sử dụng
được lấy từ đâu ?
-> GV giảng : Tất cả các vật có khả năng
cung cấp năng lượng điện đều được gọi
chung là nguồn điện .

_GV cho HS tìm hiểu thêm các loại nguồn
điện khác .
- Một số HS lần lượt kể.
- Năng lượng điện do pin, do nhà máy điện ,
… cung cấp .
- HS theo dõi.
( ắc qui , đi-na-mô… )
Hoạt động 2 :QUAN SÁT VÀ THẢO LUẬN
- GV yêu cầu HS kể một số ứng dụng của
dòng điện ( đốt nóng , thắp sáng, chạy máy )
và tìm thêm ví dụ về các máy móc , đồ dùng
ứng với mỗi ứng dụng .
- GV yêu cầu HS làm việc theo nhóm bàn .
- HS trả lời.
-HS quan sát các vật hay mô hình hoặc tranh
ảnh những đồ dùng , máy móc dùng động
cơ điện đã sưu tầm được:
+ Kể tên của chúng .
+Nêu nguồn điện chúng cần sử dụng .
+Nêu tác dụng của dòng điện trong các đồ
dùng , máy móc đó.
18
GV: Nguyen Van Lieu
- GV nhận xét, bổ sung .
- Đại diện từng nhóm giới thiệu với cả lớp .
Hoạt động 3:TRÒ CHƠI “ AI NHANH , AI ĐÚNG”
- GV chia lớp thành 2 đội , hướng dẫn luật
chơi .
- GV nêu các lĩnh vực : sinh hoạt hằng ngày
; học tập ; thông tin; giao thông ; giải trí ;

thể thao …
- Nhận xét , tuyên dương đội thắng cuộc .
Qua trò chơi , GV cũng cho HS thảo luận để
nhận thấy vai trò quan trọng cũng như
những tiện lợi mà điện đã mang lại cho cuộc
sống của con người .
- HS theo dõi.
-HS tìm các dụng cụ , máy móc có sử dụng
điện phục vụ cho mỗi lĩnh vực đó.
3.Củng cố - dặn dò :
-GV yêu cầu HS trả lời các câu hỏi SGK.
-GV nhận xét.
-Yêu cầu HS chuaån bị bài 46-47.
19
GV: Nguyen Van Lieu
Tieát 46 : LẮP MẠCH ĐIỆN ĐƠN GIẢN
I/MỤC TIÊU: Sau bài học , HS biết :
- Lắp được mạch điện thắp sáng đơn giản : sử dụng pin , bóng đèn , dây điện .
II/ ĐỒ DÙNG DẠY – HỌC :
- Chuẩn bị theo nhóm : Một cục pin , dây đồng có vỏ bọc bằng nhựa , bóng đèn pin .
III/ HOẠT ĐỘNG DẠY-HỌC :
HOẠT ĐỘNG DẠY HOẠT ĐỘNG HỌC
A/ KIỂM TRA BÀI CŨ:
- GV yêu cầu HS trả lời các câu hỏi bài 45
- GV nhận xét , đánh giá.
- 3 HS trả lời.
B/ BÀI MỚI:
1.Giới thiệu bài :GV giới thiệu , ghi tựa . -HS nhắc lại .
2.Các hoạt động học tập chủ yếu:
Hoạt động 1 : THỰC HÀNH LẮP MẠCH ĐIỆN .

- GV cho HS làm việc theo nhóm bàn .
- GV hướng dẫn ,theo dõi HS thực hành .
- GV cho HS làm việc cả lớp .
- GV đặt vấn đề : phải lắp mạch như thế nào
thì đèn mới sáng ?
- GV cho HS làm việc theo cặp .
- GV cho HS làm thí nghiệm theo nhóm
bàn .
- GV yêu cầu các nhóm quan sát hình 5
trang 95 / SGK và dự đoán mạch điện ở
- Các nhóm làm thí nghiệm như hướng dẫn
ở mục Thực hành trang 94 SGK .
+ Mục đích : Tạo ra một dòng điện có
nguồn điện là pin trong mạch kín làm sáng
bóng đèn pin.
+ Vật liệu : Một cục pin , một số đoạn dây ,
một bóng đèn pin .
- HS lắp mạch để đèn sáng và vẽ lại cách
mắc vào giấy .
- Từng nhóm giới thiệu hình vẽ và mạch
điện của nhóm mình .
- HS trả lời.
- HS đọc mục Bạn cần biết ở trang 94,95 /
SGK và chỉ cho bạn xem : cực dương (+) ,
cực âm (- ) của pin ; chỉ 2 đầu của dây tóc
bóng điện và nơi 2 đầu này được đưa ra
ngoài .
-HS chỉ mạch kín cho dòng điện chạy qua
(hình 4 trang 95 / SGK ) và nêu :
+ Pin đã tạo trong mạch điện kín một dòng

điện .
+ Dòng điện này chạy qua dây tóc bóng đèn
làm cho dây tóc nóng tới mức phát ra ánh
sáng .
- Các nhóm hoạt động, trao đổi .
- HS nêu ý kiến , cả lớp NX , bổ sung .
- Các nhóm lắp mạch điện để kiểm tra , so
20
GV: Nguyen Van Lieu
hình nào thì đèn sáng , giải thích tại sao .
- GV cho HS thảo luận chung cả lớp về điều
kiện để mạch thắp sáng đèn .
sánh với kết quả dự đốn ban đầu và giải
thích kết quả thí nghiệm .
3.Củng cố - dặn dò :
-GV u cầu HS trả lời các câu hỏi SGK.
-GV nhận xét.
-u cầu HS tìm hiểu phần còn lại của bài.
TUẦN 24
Tiết 47 : LẮP MẠCH ĐIỆN ĐƠN GIẢN (tt)
I/MỤC TIÊU: Sau bài học , HS biết :
- Làm được thí nghiệm đơn giản trên mạch điện có nguồn điện là pin để phát hiện
vật dẫn điện hoặc cách điện .
II/ ĐỒ DÙNG DẠY – HỌC :
- Chuẩn bị theo nhóm : một số vật bàng kim loại ( đồng , nhơm ,sắt …) và một số
vật bằng cao su , sứ …
- Chuẩn bị chung : Bóng đèn điện hỏng có tháo đui (có thể nhìn thấy rõ hai đầu dây).
III/ HOẠT ĐỘNG DẠY-HỌC :
HOẠT ĐỘNG DẠY HOẠT ĐỘNG HỌC
A/ KIỂM TRA BÀI CŨ:

- GV u cầu HS trả lời các câu hỏi bài 45
- GV nhận xét , đánh giá.
- 3 HS trả lời.
B/ BÀI MỚI:
1.Giới thiệu bài :GV giới thiệu , ghi tựa . -HS nhắc lại .
2.Các hoạt động học tập chủ yếu:
Hoạt động 2 : LÀM THÍ NGHIỆM PHÁT HIỆN VẬT DẪN ĐIỆN , VẬT CÁCH
ĐIỆN( nhóm bàn )
a) GV cho HS làm việc theo nhóm , làm thí
nghiệm trên mạch điện pin để phát hiện vật
dẫn điện hoặc cách điện .
- Các nhóm làm thí nghiệm như hướng dẫn
ở mục Thực hành / 96/ SGK.
+ HS lắp mạch điện thắp sáng đèn . Sau đó
tách một đầu dây đồng ra khỏi bóng đèn
( hoặc một đầu của pin ) để tạo ra một chỗ
hở trong mạch . ( kết quả và kết luận : đèn
khơng sáng . Vậy khơng có dòng điện chạy
qua bóng đèn khi mạch bị hở ).
+ Chèn một số vật bằng kim loại , bằng
nhựa, bằng cao su , sứ …vào chỗ hở của
21
GV: Nguyen Van Lieu
- Gv hướng dẫn HS thảo luận để tìm kết quả
thí nghiệm .
mạch và quan sát xem đèn có sáng không .
- HS nêu :
+ Khi dùng một số vật bằng kim loại chèn
vào chỗ hở của mạch điện thì bóng đèn pin
phát sáng .

+ Khi dùng một số vật bằng cao su , sứ ,
nhựa … chèn vào chỗ hở của mạch điện thì
bóng đèn pin không phát sáng .
- Kết luận :
+ Các vật bằng kim loại( ñoàng ,saét) cho dòng điện chạy qua nên mạch đang hở thành mạch
kín , vì vậy đèn sáng.
+ Các vật bằng cao su , sứ , nhựa … không cho dòng điện chạy qua nên mạch vẫn bị hở ,vì
vậy đèn không sáng .

b) GV cho HS làm việc cả lớp : yêu cầu các
nhóm trình bày kết quả thí nghiệm .
- GV nêu câu hỏi :
+ Vật cho dòng điện chạy qua gọi là gì?
+ Kể tên một số vật liệu cho dòng điện chạy
qua.
+ Vật không cho dòng điện chạy qua gọi là
gì?
+ Kể tên một số vật liệu không cho dòng
điện chạy qua.
- Đại diện các nhóm trình bày TN , cả lớp
NX , bổ sung .
- HS nêu ý kiến.
Ho ạ t độ ng 3 : QUAN SÁT VÀ THẢO LUẬN
- GV củng cố cho HS kiến thức về mạch kín
, mạch hở ; về dẫn điện , cách điện .
- GV chuẩn bị một hộp kín , nắp hộp có gán
các khuy kim loại . Các khuy được xếp
thành 2 hàng và đánh số như hình 1 .Phía
trong hộp , một số cặp khuy được nối với
nhau bởi dây dẫn . Đậy nắp hộp lại , dùng

mạch điện gồm có pin , bóng đèn và để hở 2
đầu . Bằng cách chạm 2 đầu của mạch thử
vào 1 cặp khuy bất kì nào đó , căn cứ vào
dấu hiệu đèn sáng hay không sáng ta có thể
biết được 2 khuy có được nối với nhau hay
không .
- GV đặt vấn đề bằng cách nào có thể phát
hiện những cặp khuy nào được nối với nhau
bởi dây dẫn . Từ đó đi đến phương án dùng
mạch thử.
- Sau cùng một thời gian , Gv mở các hộp
kín của các nhóm . Đối chiếu kết quả với dự
- HS theo dõi .
- Mỗi nhóm được phát một hộp kín . Các
nhóm thực hành .
- Mỗi nhóm sử dụng mạch thử để đoán xem
các cặp khuy nào được nối với nhau . Sau
đó ghi kết quả dự đoán vào một tờ giấy
22
GV: Nguyen Van Lieu
đoán , mỗi cặp khuy đúng được 1 điểm , sai
bị trừ 1 điểm , nhóm nào đúng nhiều hơn là
thắng .
3.Củng cố - dặn dò :
-GV yêu cầu HS trả lời các câu hỏi SGK.
-GV nhận xét.
-Yêu cầu HS chuẩn bị bài 48.
23
GV: Nguyen Van Lieu
Tieát 48 : AN TOÀN VÀ TRÁNH LÃNG PHÍ

KHI SỬ DỤNG ĐIỆN
I/ MỤC TIÊU :Sau bài học , HS biết :
- Nêu được một số biện pháp phòng tránh bị điện giật ; tránh gây hỏng đồ điện ; đề phòng điện
qquá mạnh gây chập và cháy đường dây , cháy nhà.
- Giải thích được tại sao phải tiết kiệm năng lượng điện và trình bày các biện pháp tiết kiệm
điện .
II/ ĐỒ DÙNG DẠY -HỌC :
- Chuẩn bị theo nhóm :
+ Một vài dụng cụ , máy móc sử dụng pin như đèn pin , đồng hồ , đồ chơi , … pin (một số pin
tiểu và pin trung )
+ Tranh ảnh , áp phích tuyên truyền sử dụng điện tiết kiệm và an toàn .
- Chuẩn bị chung : Cầu chì .
III/ HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC :
HOẠT ĐỘNG DẠY HOẠT ĐỘNG HỌC
A/ KIỂM TRA BÀI CŨ:
- GV yêu cầu HS trả lời các câu hỏi bài 46-
47.
- GV nhận xét , đánh giá.
- 3 HS trả lời.
B/ BÀI MỚI:
1.Giới thiệu bài :GV giới thiệu , ghi tựa . -HS nhắc lại .
2.Các hoạt động học tập chủ yếu:
Hoạt động 1 :THẢO LUẬN VỀ CÁC BIỆN PHÁP PHÒNG TRÁNH BỊ ĐIỆN GIẬT
-GV cho HS nêu một số biện pháp phòng
tránh bị điện giật .
- GV bổ sung : Cầm phích cắm điện bị ẩm
ướt vào ổ lấy điện cũng có thể bị điên giật ;
ngoài ra không nên chơi nghịch ổ lấy điện
hoặc dây dẫn điện như cắm các vật vào ổ
điện ( dù các vật đó cách điện ) , bẻ,xoắn

dây điện …( vì vừa làm hỏng ổ điện và dây
điện , vừa có thể bị điện giật ).
- HS làm việc theo nhóm :
+ Thảo luận các tình huồng dễ bị điện giật và
các biện pháp đề phòng bị điện giật .
+ Liên hệ thực tế : Khi ở nhà và ở trường ,
bạn cần phải làm gì để tránh nguy hiểm do
điện cho bản thân và cho những người khác?
- Từng nhóm trình bày kết quả .
Hoạt động 2 :THỰC HÀNH (nhóm tổ )
- GV yêu cầu HS nêu một số biện pháp
phòng tránh gây hỏng đồ điện và đề phòng
điện quá mạnh gây hoả hoạn , nêu vai trò
của công tơ điện.
- GV quan sát ,nhận xét.
- HS thực hành theo nhóm : Đọc thông tin và
trả lời các câu hỏi trang 99/SGK.
- Từng nhóm trình bày kết quả .
24
GV: Nguyen Van Lieu
- GV cho HS quan sát một vài dụng cụ ,
thiết bị điện ( có ghi số vơn ).
- GV cho HS quan sát cầu chì và giới thiệu
thêm : Khi dây chì bị chảy , phải mở cầu
dao điện , tìm xem có chỗ nào bị chập , sửa
chỗ chập rồi thay cầu chì khác . Tuyệt đối
khơng được thay dây chì bằng dây sắt hay
dây đồng .
- HS quan sát.
- HS theo dõi.

Hoạt động 3 :THẢO LUẬN VỀ VIỆC TIẾT KIỆM ĐIỆN ( nhóm đơi )
- GV cho HS thảo luận trả lời các câu hỏi :
+ Tại sao ta phải sử dụng điện tiết kiệm ?
+ Nêu các biện pháp để tránh lãng phí năng
lượng điện .
- GV nhận xét, bổ sung .
- GV u cầu HS liên hệ với việc sử dụng
điện ở nhà .
- GV cho một số HS trình bày trước lớp và
lưu ý chung một số trường hợp phổ biến ,
nhắc các em có ý thức tiết kiệm điện .
- GV đưa ra những câu hỏi :
+ Mỗi tháng gia đình bạn thường dùng hết
bao nhiêu số điện và phải trả bao nhiêu tiền
điện ?
+ Tìm hiểu xem ở gia đình bạn có những
thiết bị , máy móc gì sử dụng điện .Theo
bạn thì việc sử dụng mỗi loại trên là hợp lý
hay còn có lúc lãng phí , khơng cần thiết ?
Có thể làm gì để tiết kiệm , tránh lãng phí
khi sử dụng điện ở gia đình bạn ? …
- HS thảo luận theo cặp .
- Một số HS trình bày , cả lờp theo dõi, nhận
xét.
- HS thảo luận theo cặp .
- 2-3 HS trình bày, cả lớp theo dõi , nhận xét.
- HS trả lời.
- GV có thể cho HS làm BT 4 – VBT/76
Dụng cụ, máy móc sử dụng điện
Đánh giá của bạn

Bằng chứng ( Nếu đánh giá của bạn là 2 hoặc 3 )
Bạn có thể làm gì để tiết kiệm ,tránh lãng phí ?
1. Việc sử dụng hợp lí , khơng gây lãng phí
2. Thỉnh thoảng còn sử dụng khi khơng cần thiết,gây lãng phí.
3. Thường xun sử dụng khơng cần thiết , gây lãng phí
- Gọi 1số em đọc bài làm của mình - lớp nhận xét.
25

Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×