Tải bản đầy đủ (.doc) (48 trang)

Giao an LTVC lop 5 K1

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (310.28 KB, 48 trang )

Luyện từ và câu
TỪ ĐỒNG NGHĨA
I.Mục đích, yêu cầu:
1. Hiểu thế nào là từ đồng nghĩa, từ đồng nghĩa hoàn toàn và không hoàn toàn.
2. Vận dụng những hiểu biết đã có, làm đúng các bài tập thực hành tìm từ đồng
nghĩa, đặt câu phân biệt từ đồng nghĩa.
3. Giáo dục HS ý thức ham học bộ môn.
II. Đồ dùng dạy - học: Bảng phụ, bút dạ.
III. Hoạt động dạy- học:
A.Kiểm tra bài cũ: (3 phút ). GV kiểm tra sự chuẩn bị của HS.
B.Dạy bài mới: ( 37 phút)
1.Giới thiệu bài: GV nêu mục đích, yêu cầu giờ học.
2.Hướng dẫn HS thực hiện phần nhận xét.
Bài tập 1: HS đọc yêu cầu BT. Cả lớp theo dõi trong SGK.
- HS đọc các từ GV viết trên bảng:
+ xây dựng - kiến thiết.
+ vàng xuộm- vàng hoe – vàng lịm.
- Hướng dẫn HS so sánh các từ in đậm trong đoạn văn, sau đó tìm trong đoạn văn b
và so sánh chúng.
+ Nghĩa của các từ này giống nhau.
* GV chốt lại :Vậy qua ví dụ ta thấy những từ có nghĩa giống nhau như vậy là các từ
đồng nghĩa. Cho HS nói lại.
Bài tập 2: 1HS đọc yêu cầu BT. Cho HS làm việc cá nhân..
- HS phát biểu ý kiến. Cả lớp và GV nhận xét. GV chốt lại lời giải đúng.
* Xây dựng và kiến thiết có thể thay thế cho nhau được vì nghĩa của các từ này giống
nhau hoàn toàn.
* Vàng xuộm, vàng hoe, vàng lịm không thể thay thế cho nhau được vì nghĩa của
chúng không hoàn toàn giống nhau
+ Vàng xuộm chỉ màu vàng của lúa đã chín.
+ Vàng hoe chỉ màu vàng nhạt, tươi, ánh lên.
+ Vàng lịm chỉ màu vàng của quả chín, gợi cảm giác rất ngọt.


Vậy qua 2 BT em thấy từ đồng nghĩa có những nghĩa nào?( HS trả lời)
GV gắn bảng phần ghi nhớ. Cho HS nhắc lại nhiều lần.
2.Phần luyện tập:
Bài tập 1: HS đọc yêu cầu của bài tập.
- Gọi 1 HS đọc những từ in đậm trong đoạn văn.
- Cả lớp thực hiện theo yêu cầu BT.
- HS phát biểu ý kiến . Cả lớp và GV nhận xét, chốt lại lời giải đúng.
* Lời giải : + nước nhà – non sông. + hoàn cầu – năm châu.
Bài tập 2 : Gọi 1 HS đọc yêu cầu của BT (đọc cả mẫu).
- HS làm việc theo cặp. GV quan sát,hướng dẫn.
- Cho HS đọc kết quả. GV nhận xét bổ sung ý kiến. Chốt lại lời giải đúng.
* Lời giải : + Đẹp: đẹp đẽ, đèm đẹp, xinh, xinh xắn…
+ To lớn: to, lớn, to đùng, to tướng, vĩ đạị, to kềnh…
+ Học tập: học hành, học hỏi, học…
Bài tập 3: Cho HS đọc yêu cầu của BT (đọc cả mẫu)
- GV nhắc HS chú ý : Mỗi em đặt 2 câu như mẫu.
- Cho HS làm vào vở. Gọi HS nối tiếp nhau đọc những câu văn đã đặt.
- Cả lớp và GV nhận xét chốt lời giải đúng.
VD : + Em bắt được con cua càng to kềnh. Lan bắt được một con ếch to sụ.
+ Chúng em chăm chỉ học hành. Ai cũng thích học hỏi những điều hay từ bạn
bè.
3.Củng cố dặn dò : Về nhà học thuộc phần ghi nhớ.Chuẩn bị cho bài : Luyện tập từ
đồng nghĩa
---------------------------------------------------------------
Luyện từ và câu
LUYỆN TẬP VỀ TỪ ĐỒNG NGHĨA.
I. Mục đích, yêu cầu:
- Giúp HS tìm được những từ dồng nghĩa với những từ đã cho.
- Cảm nhận dược sự khác nhau giữa những từ đòng nghĩa không hoàn toàn.
Từ đó biết cân nhắc, lựa chọn từ thích hợp với ngữ cảnh cụ thể.

- Giáo dục HS ý thức học tốt bộ môn.
II. Đồ dùng dạy - học: Bảng phụ, bút dạ.
III. Hoạt động dạy - học:
A.Kiểm tra bài cũ : ( 3 phút ). Cho HS nhắc lại :
+ Thế nào là từ đồng nghĩa ?
+ Thế nào là từ đồng nghĩa hoàn toàn ? Cho VD ?
+ Thế nào là từ đồng nghĩa không hoàn toàn ? Cho VD ?
B.Dạy bài mới : ( 37 phút )
1.Giới thiệu bài : GV nêu mục đích, yêu cầu của giờ học.
2.Hướng dẫn HS làm bài tập.
Bài tập 1: Cho HS đọc yêu cầu BT. GV phát bảng phụ.
- HS làm việc theo nhóm.
- Gọi đại diện các nhóm lên gắn bảng phụ và trình bày.
- Cả lớp và GV nhận xét, tính điểm thi đua. GV chốt lời giải đúng.
Lời giải : a. Màu xanh: xanh biếc, xanh lè, xanh lơ,xanh lam, xanh mướt…
b. Màu đỏ: đỏ au, đỏ cạch, đỏ chói, đỏ lựng…
c. Màu trắng: trắng tinh, trắng toát, trắng ngần,trắng phau…..
d. Màu đen: đen sì, đen kịt, đen ngòm, đen thui, đen trũi…
Bài tập 2 : HS đọc yêu cầu BT. Cho HS làm vào vở.
- Gọi HS phát biểu ý kiến.
- Cả lớp và GV nhận xét, kết luận, tuyên dương em làm bài tốt
* Lời giải: - Vườn cải nhà em mới lên xanh mướt.
. - Mẹ em từ trong bếp đi ra má đỏ lựng vì nóng.
- Búp hoa lan trắng ngần.
- Cống nước đen ngòm.
Bài tập 3: Gọi 1 HS đọc yêu cầu BT và đoạn : Cá hồi vượt thác.
- Cả lớp đọc thầm đoạn văn.
- Cho HS làm việc cá nhân.
- Gọi HS phát biểu ý kiến.
- Cả lớp và GV nhận xết chốt lời giải đúng.

*Lời giải : Suốt đêm thác réo điên cuồng. Mặt trời vừa nhô lên. Dòng thác óng ánh
sáng rực dưới ánh nắng. Tiếng nước xối gầm vang. Đậu “chân” bên kia ngọn thác,
chúng chưa kịp chờ cho cơn choáng đi qua, lại hối hả lên đường.
3 Củng cố dặn dò: Về nhà đọc lại đoạn văn. Chuẩn bị cho bài sau.
------------------------------------------------------
Luyện từ và câu
MỞ RỘNG VỐN TỪ: TỔ QUỐC.
I.Mục đich, yêu cầu:
- Giúp HS mở rộng, hệ thống hoá vốn từ về Tổ quốc.
- Biết đặt câu với những từ ngữ nói về Tổ quốc, quê hương.
- Giáo dục HS lòng yêu quê hương đất nước.
II. Đồ dùng dạy - học: Bảng phụ, bút dạ.
III. Hoạt động dạy - học:
A.Kiểm tra bài cũ : ( 3 phút )
HS làm bài tập 2(13).GV nhận xét, chữa bài.
B.Dạy bài mớ i: ( 37 phút )
1.Giới thiệu bài : Trực tiếp.
2.Hướng dẫn HS làm bài tập.
Bài tập 1:
- HS đọc yêu cầu BT.
- Cả lớp đọc thầm bài : Thư gửi các học sinh và bài Việt Nam thân yêu để tìm những
từ đồng nghĩa với Tổ quốc.
- HS làm vào vở.
- Gọi HS trình bày.
- Cả lớp và GV nhận xét.
- GV chốt ý đúng.
+ Bài Thư gửi các học sinh: nước nhà, non sông.
+ Việt Nam thân yêu: đất nước, quê hương.
Bài tập 2 : Học sinh nêu yêu cầu bài tập
- Cho HS làm việc theo nhóm.

- GV quan sát hướng dẫn.
- Cho các nhóm trình bày nối tiếp.
- Cả lớp và GV nhận xét, kết luận, tuyên dương nhóm thắng
- Cả lớp sửa bài theo lời giải đúng: đất nước , quốc gia, giang sơn,quê hương.
Bài tập 3 :
- HS đọc yêu cầu BT.
- Cho HS làm vào vở.
- Gọi HS chữa bài. HS nhận xét.
- GV khuyến khích các em tìm được nhiều từ.
- GV chốt lời giải đúng.
* Lời giải: quốc gia, quốc ca, quốc huy, quốc sách, quốc tế, quốc kì, quốc hiệu. vệ
quốc…
Bài tập 4 : HS đọc yêu cầu BT.
- Cho HS làm vào vở.
- HS nối tiếp nhau phát biểu ý kiến.
- GV nhận xét, tuyên dương những em đặt câu văn hay.
3.Củng cố dặn dò: Dặn HS về nhà ôn bài . Chuẩn bị cho sau.
-------------------------------------------------
Luyện từ và câu
LUYỆN TẬP VỀ TỪ ĐỒNG NGHĨA.
I.Mục đích, yêu cầu:
- HS biết vận dụng những hiểu biết đã có về từ đồng nghĩa, làm đúng các BT
thực hành tìm từ đồng nghĩa. Phân biệt các từ đã cho để hoàn thành những
nhóm từ đồng nghĩa.
- Biết viết một đoạn văn miêu tả khoảng 5 câu có sử dụng một số từ đồng
nghĩa đã cho
- Giáo dục học sinh ý thức tự giác trong học tập.
II. Đồ dùng dạy - học: Bảng phụ, bút dạ.
III. Hoạt đông dạy - học:
A.Kiểm tra bài cũ : ( 3 phút ). Học sinh làm bài tập 2 (Tiết 3).

GV nhận xét bổ sung.
B.Dạy bài mới : ( 37 phút )
b : GV nêu mục đích, yêu cầu của giờ học.
2. Hướng dẫn học sinh làm bài tập.
Bài tập 1:
- Gọi 1 HS đọc yêu cầu của BT.
- Cả lớp đọc thầm đoạn văn.
- Học sinh làm bài cá nhân. Gọi học sinh phát biểu ý kiến.
- GV nhận xét, bổ sung.
- Gọi 1 HS lên gạch chân các từ đồng nghĩa.
- GV chốt lại lời giải đúng : mẹ, má, u, bu, bầm,mạ.
Bài tập 2 :
- HS đọc yêu cầu BT.
- GV giải thích yêu cầu của bài.
- Cho HS làm bài theo nhóm.
- Đại diện các nhóm lên trình bày.
- Cả lớp và GV nhận xét, chốt lời giải đúng. HS đọc lại.
* Lời giải: + bao la, mênh mông, bát ngát, thênh thang.
+ lung linh, long lanh, lóng lánh, lấp loáng, lấp lánh.
+ vắng vẻ, hiu quạnh, vắng teo, vắng ngắt, hiu hắt.
Bài tập 3 :
- GV nêu yêu cầu BT. HS theo dõi.
- Nhắc nhở HS hiểu đúng yêu cầu của bài.
- Cho HS làm vào vở.
- Từng HS nối tiếp nhau đọc đoạn văn đã viết.
- Cả lớp và GV nhận xét.Khuyến khích động viên những HS có đoạn văn hay.
VD: Về đêm, hồ huyện có vẻ đẹp thật huyền ảo. Mặt hồ rộng mênh mông, lấp loáng
dưới ánh đèn.Trong các lùm cây, những bóng đèn lung linh toả sáng. Thỉnh thoảng
một chiếc ô tô chạy qua, quét đèn pha làm mặt nước hồ sáng rực lên. Trên trời lấp
lánh những vì sao đêm.

3 Củng cố dặn dò: Dặn HS về nhà viết cho hoàn chỉnh bài tập 3.
Luyện từ và câu
MỞ RỘNG VỐN TỪ: NHÂN DÂN.
I.Mục đích, yêu cầu:
- Mở rộng, hệ thống hoá vốn từ về nhân dân, biết một số thành ngữ ca ngợi
phẩm chất của nhân dân Việt Nam.
- Biết sử dụng vốn từ để đặt câu.
- Giáo dục học sinh lòng say mê ham học.
II. Đồ dùng dạy - học: Bảng phụ, phấn màu, bút dạ.
III. Hoạt động dạy - học:
A.Kiểm tra bài cũ : ( 3 phút ). HS đọc lại đoạn văn có dùng từ miêu tả đã cho ở bài
tập 4 tiết trước. GV nhận xét.
B.Dạy bài mới : ( 37 phút ).
1.Giới thiệu bài : GV nêu mục đích, yêu cầu của giờ học.
2.Hướng dẫn học sinh làm bài.
Bài tập 1: HS đọc yêu cầu bài tập.
- GV giải nghĩa từ: tiểu thương là người buôn bán nhỏ.
- HS làm bài tập theo nhóm. Đại diện các nhóm trình bày.
- Cả lớp và GV nhận xét, tính điểm cho nhóm trình bày đúng nhất.
- Cả lớp chữa bài theo lời giải đúng.
* Lời giải:a. Công nhân:thợ điện, thợ cơ khí.
b. Nhân dân: thợ cấy, thợ cày.
c. Doanh nhân: tiểu thương, chủ tiệm.
d. Quân nhân: đại uý, trung sĩ.
e. Trí thức: giáo viên,bác sĩ, kĩ sư.
g.Học sinh: học sinh tiểu học, học sinh trung học.
Bài tâp 2: HS đọc yêu cầu của bài tập.
- GV nhắc nhở HS: có thể dùng nhiều từ đồng nghĩa để giải thích cho cặn kẽ.
- Học sinh làm viêc cá nhân. Gọi HS phát biểu ý kiến. Cả lớp và GV nhận xét, kết
luận. HS đọc thuộc lòng các thành ngữ.

* Lời giải: + Chịu thương chịu khó : cần cù chăm chỉ…
+ .Dám nghĩ, dám làm : mạnh dạn, táo bạo….
+ Muôn người như mộ t: đoàn kết, thống nhất ý chí…
+ Trọng nghĩa khinh tài : coi trọng đạo lý và tình cảm…
+ Uống nước nhớ nguồn : biết ơn người đã đem lại những điều
tốt đẹp cho mình.
Bài tập 3: HS đọc nội dung bài tập. Cả lớp đọc thầm câu chuyện : Con Rồng
cháu Tiên. HS thực hiện các yêu cầu của bài tập.
* Lời giải:
a. Vì sao người Việt Nam gọi nhau là đồng bào ? ( Vì đều sinh ra từ bọc trăm trứng
của mẹ Âu cơ).
b. Đồng hương, đồng môn, đồng học, đồng phục, đồng ca, đồng thanh,
c. Cả lớp đồng thanh hát một bài. Bố mẹ tôi vốn là bạn đồng học.
3. Củng cố dặn dò: Về nhà học thuộc các thành ngữ,tục ngữ đã học.
Luyện từ và câu
LUYỆN TẬP VỀ TỪ ĐỒNG NGHĨA.
I.Mục đích, yêu cầu:
- HS luỵên tập sử dụng đúng chỗ một số nhóm từ đồng nghĩa khi viết câu văn,
đoạn văn
- Biết thêm một số thành ngữ , tục ngữ có chung ý nghĩa: nói về tình cảm của
người Việt với đất nước, quê hương.
- Giáo dục học sinh lòng say mê ham học bộ môn.
II. Đồ dùng dạy - học: Phấn màu, bảng phụ.
III. Hoạt động dạy - học:
A. Kiểm tra bài cũ : ( 3 phút ). Gọi 2 HS làm lại bài tập 3c của giờ học trước.
B. Dạy bài mới : ( 37 phút )
1. Giới thiệu bài : GV nêu mục đích, yêu cầu của giờ học.
2. Hướng dẩn học sinh làm bài tập.
Bài tập 1: GV nêu yêu cầu của bài tập.
- Cả lớp đọc thầm nội dung bài tập, quan sát tranh trong SGK.

- Cho HS làm vào vở.
- Gọi HS trình bày kết quả.
- Cả lớp và GV nhận xét, chốt lại lời giải đúng.
* Các từ điền theo thứ tự: đeo, xách, vác, khiêng, kẹp.
Bài tập 2: HS đọc nội dung bài tập.
- GV hướng dẫn HS làm bài tập.
- HS thảo luận nhóm.
- Đại diện nhóm trình bày.
- Cả lớp và GV nhận xét. Chốt lời giải đúng.
- HS đọc thuộc lòng 3 câu tục ngữ.
a. Cáo chết ba năm quay về núi : làm người phải thuỷ chung.
b. Lá rụng về cội : gắn bó với quê hương là tình cảm tự nhiên.
c. Trâu bảy năm còn nhớ chuồng : loài vật thường nhớ nơi ở cũ.
Bài tập 3: HS đọc yêu cầu BT.
- Cho HS suy nghĩ , chọn 1 khổ thơ trong bài : Sắc màu em yêu để viết thành một
đoạn văn miêu tả.
- Cho HS nối tiếp nhau nêu khổ thơ dự định chọn.
- GV nhắc HS : có thể viết những gì có trong bài thơ, chú ý sử dụng các từ đồng
nghĩa.
- Gọi HS chữa bài. HS nối tiếp nhau đọc bài.
- GV nhận xét bổ sung.
- Bình chọn bạn viết đoạn văn hay.
VD: Trong các màu sắc, em thích nhất màu đỏ vì nó là màu lộng lẫy. Màu đỏ là màu
máu đỏ hồng trong tim, màu đỏ tươi của lá cờ Tổ quốc, màu đỏ thắm của những
chiếc khăn quàng đội viên. Đó còn là màu đỏ ối của mặt trời sắp lặn, màu đỏ rực của
bếp lửa…
3. Củng cố dặn dò: Về nhà viết tiếp bài tập 3 cho hoàn chỉnh.
Luyện từ và câu
TỪ TRÁI NGHĨA.
I.Mục đích, yêu cầu:

1. Học sinh hiểu thế nào là từ trái nghĩa, tác dụng của từ ttrái nghĩa.
2. Biết tìm từ trái nghĩa trong câu và đặt câu phân biệt những từ trái nghĩa.
3. Giáo dục học sinh lòng say mê ham học bộ môn.
II. Đồ dùng dạy – học: Bảng phụ, phấn màu, bút dạ.
III. Hoạt động dạy - học:
A. Kiểm tra bài cũ : ( 3 phút ). Học sinh chữa bài tập của tiết 6.
B. Dạy bài mới: ( 37 phút )
1. Giới thiệu bài: Trực tiếp.
2. Hướng dẫn HS thực hiện phần nhận xét.
Bài tập 1: HS đọc yêu cầu BT.Cho HS Làm bài theo nhóm.
- GV quan sát hướng dẫn các em làm bài. Gọi đại diện các nhóm nhận xét.
- GV chốt lại lời giải đúng.
* Phi nghĩa: Trái với đạo lý.
* Chính nghĩa: Đúng với đạo lý. Chiến đấu vì lẽ phải.
V ậy : Phi nghĩa và chính nghĩa là hai từ có nghĩa trái ngược nhau.
Bài tập 2 : HS nêu yêu cầu BT. GV cho HS làm cá nhân.
- Gọi HS trả lời. HS nhận xét, GV chốt lời giải đúng.
* Lời giải: sống / chết; vinh / nhục.
Bài tập 3: HS nêu yêu cầu BT.
- Cho HS làm cá nhân.
- Gọi HS trả lời. GV chốt lời giải đúng.
- Lời giải: Cách dùng từ trái nghĩa trong câu tục ngữ tạo ra hai vế tương phản, làm
nổi bật quan niệm sống của người Việt Nam: thà chết mà được tiếng thơm còn hơn
sống mà bị người đời khinh bỉ.
3.Phần ghi nhớ : Rút ra ghi nhớ.
- GV gắn nội dung phần ghi nhớ. HS đọc lại.
4.Hướng dẫn HS làm bài tập.
Bài tập 1: HS đọc yêu cầu của BT, tìm những cặp từ trái nghĩa
- Gọi 4 HS lên bảng, mỗi em gạch một cặp từ trái nghĩa.
* Lời giải: đục / trong; đen / sáng; rách / lành; dở / hay.

Bài tập 2 : GV gọi HS Chữa bài: hẹp / rộng; xấu / đẹp; trên / dưới.
Bài tập 3 : Cho HS trao đổi trong nhóm.
* Lời giải : + Hoà bình / chiến tranh, xung đột.
+ Thương yêu / căm ghét,căm giận,thù ghét…
+ Đoàn kết / chia rẽ, bè phái…
+ Giữ gìn / phá hoại, tàn phá…
Bài tập 4 : HS có thể đặt hai câu, mỗi câu chứa một từ hoặc cả cặp từ.
* Lời giải : + Ông em thương yêu tất cả các cháu. Ông chẳng ghét bỏ đứa nào.
+ Những người tốt trên thế giới yêu hoà bình. Những kẻ ác thích chiến tranh.
+ Chúng em ai cũng yêu hoà bình, ghét chiến tranh.
+ Đoàn kết là sống, chia rẽ là chết.
5. Củng cố dặn dò : HS học thuộc các thành ngữ, tục.
Luyện từ và câu
LUYỆN TẬP VỀ TỪ TRÁI NGHĨA.
I.Mục đích, yêu cầu:
- Củng cố cho HS những kiến thức về từ trái nghĩa.
- HS biết vận dụng những hiểu biết đã có về từ trái nghĩa để làm đúng các bài tập
thực hành tìm từ trái nghĩa, đặt câu với một số cặp từ trái nghĩa tìm được.
- Giáo dục HS lòng say mê ham học bộ môn.
II. Đồ dùng dạy - học: Bảng phụ, phấn màu.
III. Hoạt động dạy - học:
A.Kiểm tra bài cũ : ( 3 phút ). HS đọc thuộc các thành ngữ ở bài tập 2 của giờ học
trước. GV nhận xét bổ sung.
B. Dạy bài mới : ( 37 phút )
1. Giới thiệu bài : GV nêu mục đích, yêu cầu của giờ học.
2. Hướng dẫn học sinh làm bài tập.
Bài tập 1: HS đọc yêu cầu bài tập.
- Cho cả HS làm vào vở . Gọi HS lên bảng chữa bài.
- Cả lớp và GV nhận xét, chốt lại lời giải đúng, cho HS đọc lại.
* Lời giải : ít / nhiều; chìm / mổi; nắng / mưa; trẻ / già.

- HS đọc thuộc 4 thành ngữ, tục ngữ.
Bài tập 2 : HS đọc yêu cầu BT, cho HS làm vào vở.
- GV gọi HS chữa bài .
- GV chữa bài, chốt lời giải đúng.
* Lời giải: lớn, già, dưới, sống.
Bài tập 3: HS đọc nội dung bài tập.
- GV cho HS làm vào vở.
- Gọi HS chữa bài, GV chốt lời giải đúng.
* Lời giải: nhỏ, vụng, khuya.
Bài tập 4 : Cho HS đọc nội dung bài tập.
- GV hướng dẫn HS hiểu đúng yêu cầu của BT và tìm được nhiều cặp từ trái nghĩa có
cấu tạo giống nhau sẽ tạo ra những cặp đối xứng đẹp hơn.
a. Tả hình dáng: cao / thấp ; cao / lùn ; cao vống / lùn tịt…hay : to / bé ; to/nhỏ ;…
hoặc : béo / gầy ; mập / ốm…
b. Tả hành động : khóc / cười ; đứng / ngồi ; lên / xuống…
c. Tả trạng thái : buồn / vui ; lạc quan / bi quan ; sướng / khổ ; vui sướng / hạnh
phúc…
d. Tả phẩm chất : tốt / xấu ; hiền / dữ ; lành / ác ; hèn nhát / dũng cảm ; cao thượng
/ hèn hạ ; tế nhị / thô lỗ ; trung thực / dối trá.
B ài tập 5 : Cho HS làm vào vở, GV giải thích : có thể đặt 1 câu có chứa một cặp từ
trái nghĩa hoặc đặt 2 câu mỗi câu chứa một từ.
- HS đọc câu mình đặt.
- GV nhận xét bổ sung.
VD : Bạn Lan cao vống lên còn Hà thì lùn tịt
- Đáng quý nhất là trung thực còn dối trá thì chẳng ai ưa.
3. Củng cố dặn dò : Dặn HS về nhà học thuộc các thành ngữ, tục ngữ ở bài tập.
Luyện từ và câu
MỞ RỘNG VỐN TỪ: HOÀ BÌNH.
I.Mục đích yêu cầu:
- Mở rộng, hệ thống hoá vốn từ thuộc chủ điểm: Cánh chim hoà bình.

- Biết sử dụng các từ đã học để viết một đoạn văn miêu tả cảnh thanh bình của một
miền quê hoặc thành phố.
- Giáo dục học sinh lòng say mê ham học.
II. Đồ dùng dạy - học: Bảng phụ, phấn màu.
III. Hoạt động dạy - học:
A.Kiểm tra bài cũ : ( 3 phút ).
- Học sinh làm lại bài tập 3 và 4 của giờ học trước
- GV nhận xét sửa sai.
B.Dạy bài mới: ( 37 phút )
1. Giới thiệu bài : GV nêu mục đích yêu cầu của giờ học
2. Hướng dẫn HS làm bài tập.
Bài tập 1:
- HS đọc yêu cầu BT.
- HS làm việc theo nhóm.
- Gọi đại diện nhóm trình bày kết quả.
- Cả lớp nhận xét bổ sung.
- GV chốt lời giải đúng.
Dòng b ( trạng thái không có chiến tranh ) nêu đúng nghĩa của từ hoà bình.
Bài tập 2 :
- HS đọc yêu cầu của BT.
- GV giúp HS hiểu nghĩâ của các từ:
Thanh thản : tâm trạng nhẹ nhàng, thoải mái, không có điều gì áy náy, lo nghĩ.
Thái bình : yên ổn không có chiến tranh, loạn lạc.
- Cho học sinh làm theo nhóm.
- Gọi học sinh trình bày bài.
- Các nhóm khác nhận xét.
- Cả lớp và GV nhận xét, bổ sung.
- Chốt lời giải đúng.
* Lời giải: Các từ đồng nghĩa với hoà bình: bình yên, thanh bình, thái bình.
Bài tập 3:

- HS đọc yêu cầu BT.
- Cho HS làm vào vở.
- Nhắc HS chỉ cần viết một đoạn văn từ 5 đến 7 câu,không cần viét dài.Có thể viết về
cảnh thanh bình của địa phương em hoặc một làng quê, thành phố mà em thấy trên ti
vi.
- Gọi HS chữa bài tập.
- GV bổ sung.
3.Củng cố dặn dò: Yêu cầu học sinh về nhà viết đoạn văn cho hoàn chỉnh.
Luyện từ và câu
TỪ ĐỒNG ÂM.
I.Mục đích, yêu cầu:
- Học sinh hiểu thế nào là từ đồng âm.
- Nhận diện được một số từ đòng âm trong giao tiếp. Biết phân biệt nghĩa của các từ
đồng âm.
- Giáo dục học sinh lòng say mê ham học bộ môn.
II. Đồ dùng dạy - học: Một số tranh, ảnh về các sự vật, hiện tượng, hoạt động…có
tên gọi giống nhau. Bảng phụ.
III. Hoạt động dạy - học:
A.Kiểm tra bài cũ : ( 3 phút ). HS đọc đoạn văn miêu tả cảnh thanh bình của quê em.
GV nhận xét , ghi điểm.
B.Dạy bài mới : ( 37 phút )
1. Giới thiệu bài : GV nêu mục đích, yêu cầu của giờ học.
2. Hướng dẫn HS thực hiện phần nhận xét và rút ra ghi nhớ.
Bài tập 1: HS đọc yêu cầu bài tập. Cả lớp theo dõi.
- HS làm việc cá nhân : phát hiện từ giống nhau.
- Gọi học sinh trả lời. Cả lớp và GV nhận xét, chốt ý đúng.
- Từ giống nhau: Câu
Bài tập 2: HS đọc nội dung bài tập. Cho các em làm việc cá nhân.
- Gọi HS trình bày bài làm của mình.
- HS và Gv nhận xét chốt lại ý đúng.

*. Lời giải:
+ Câu (cá) : bắt cá, tôm,…bằng móc sắt nhỏ (thường có mồi).
+ Câu (văn) : đơn vị của lời nói diễn đạt một ý trọn vẹn…
Vậy hai từ câu ở hai câu văn trên phát âm hoàn toàn giống nhau song nghĩa rất khác
nhau. Những từ như thế được gọi là từ đồng âm.
- GV gắn phần ghi nhớ lên bảng. Gọi HS đọc lại phần ghi nhớ
3.Hướng dẫn học sinh làm bài tập.
Bài tập 1. Cho HS làm việc theo cặp.
+ Đồng trong cánh đồng : khoảng đất rộng và bằng phẳng dùng để trồng trọt.
+ Đồng trong tượng đồng ; kim loại có màu đỏ, dể dát mỏng và kéo sợi…
+ Đồng trong một nhìn đồng : đơn vị tiền Việt Nam.
+ Đá trong hòn đá : chất rắn tạo nên vỏ trái đất…
Bài tập 2: HS làm việc độc lập. Học sinh chữa bài theo lời giải đúng.
VD: Nước ta có bờ biển dài hơn 3000 km.
Nước con suối này rất trong.
Bài tập 3: Cho học sinh làm việc cá nhân.
* Lời giải : Nam nhầm lẫn từ tiền trong cụm từ tiền tiêu ( tiền để chi tiêu ) với tiếng
tiền trong từ đồng âm : tiền tiêu ( vị trí quan trọng, nơi có bố trí canh gác ở phía trước
khu vực trú quân, hướng về phía địch).
Bài tập 4 : Cho học sinh thi giải đó nhanh. HS làm việc theo cặp.
- Câu a : con chó thui.
- Câu b : cây hoa súng và khẩu súng.
3.Củng cố, dặn d ò: Về nhà học thuộc hai câu đố để đố lại bạn bè và người thân..
Luyện từ và câu.
MỞ RỘNG VỐN TỪ: HỮU NGHỊ - HỢP TÁC.
I. Mục đích, yêu cầu:
- Mở rộng, hệ thống hoá vốn từ về tình hữu nghị, hợp tác. Làm quen với các thành
ngữ nói về tình hữu nghị, hợp tác.
- Biết đặt câu với các từ, các thành ngữ đã học.
- Giáo dục học sinh lòng say mê ham học bộ môn.

II. Đồ dùng dạy - học: Bảng phụ, phấn màu.
III. Hoạt động dạy - học:
A. Kiểm tra bài cũ : ( 3 phút ). Cho HS nhắc lại thế nào là từ đồng âm ? Lấy VD minh
hoạ ?
B. Dạy bài mới : ( 37 phút ).
1.Giới thiệu bài : GV nêu mục đích, yêu cầu của bài học.
2. Hướng dẫn học sinh làm bài tập.
Bài tâp 1 : Học sinh đọc yêu cầu của bài tập.
- Cho HS làm việc theo nhóm.
- Gọi đại diện nhóm lên trình bày.
- Cả lớp và GV nhận xét, chốt lời giải đúng.
- HS chữa theo lời giải đúng.
* Lời giải:
a. Hữu có nghĩâ là bạn bè : hữu nghị, chiến hữu, thân hữu, hảo hữu, bằng hữu.
Hữu có nghĩa là có : hữu ích, hữu hiệu, hữu tình, hữu dụng.
Bài tập 2: Cho HS hoạt động theo nhóm.
Lời giải:
a.Hợp có nghĩa là gộp lại thành lớn hơn : hợp tác, hợp nhất, hợp lực.
b. Hợp có nghĩa là đúng với yêu cầu, đòi hỏi…nào đó : hợp tình, phù hợp, hợp thời,
hợp lệ, hợp pháp, hợp lý, thích hợp.
Bài tập 3: Cho học sinh đọc yêu cầu bài tập. HS làm việc cá nhân.
- Hướng dẫn HS làm bài tập.
- HS chữa bài. Cả lớp và GV cùng chữa bài, chốt lời giải đúng.
Lời giải : Ví dụ:
a. Bác ấy là chiến hữu của bố em.
Phong cảnh ở đây thật là hữu tình.
Chúng ta là bạn hữu, phải giúp đỡ nhau.
b. Chúng tôi hợp tác với nhau trong mọi công việc.
Công việc này rất phù hợp với tôi.
Bố tôi luôn giải quyết công việc hợp tình, hợp lý.

Bài tập 4: HS làm bài tập vào vở.
- GV giúp HS hiểu nội dung 3 thành ngữ:
a. Bốn biển một nhà : người ở khắp nơi đoàn kết như người trong một gia đình.
b.Kề vai sát cánh : sự đồng tâm hợp lực,cùng chia sẻ gian nan với mọi người.
c. Chung lưng đấu sức: cùng đồng tâm hợp lực cùng chia sẻ khó khăn với nhau.
Đặt câu: Chúng tôi luôn kề vai sát cánh bên nhau trong mọi công việc.
- Họ chung lưng đấu sức, sướng khổ cùng nhau trong mọi khó khăn gian khổ.
3.Củng cố dặn dò: Về nhà học bài và làm lại các bài tập của giờ học.
Luyện từ và câu
DÙNG TỪ ĐỒNG ÂM ĐỂ CHƠI CHỮ.
I.Mục đích, yêu cầu:
- Học sinh hiểu thế nào là dùng từ đồng âm để chơi chữ.
- Bước đầu hiểu tác dụng của biện pháp dùng từ đồng âm để chơi chữ: tạo ra những
câu nói có nhiều nghĩa, gây bất ngờ thú vị cho người đọc, người nghe.
- Giáo dục học sinh lòng say mê ham học bộ môn.
II. Đồ dùng dạy - học: Bảng phụ, phấn màu.
III. Hoạt động dạy - học:
A.Kiểm tra bài cũ : ( 3 phút ). Học sinh làm BT 3 của giờ học trước.
B.Dạy bài mới : ( 37 phút )
1. Giới thiệu bài : GV nêu mục đích, yêu cầu của giờ học.
2.Hướng dẫn học sinh thực hiện phần nhận xét.
- Cho học sinh đọc phần nhận xét câu : Hổ mang bò lên núi.
Hỏi : Em có thẻ hiểu câu trên theo những cách nào?
- HS và GV cùng nhận xét bổ sung. GV gắn bảng phụ đã viết sẵn lên bảng.
- Hỏi : Vì sao ta có thể hiểu theo nhiều cách như vậy? ( HS tự trả lời ).
Câu văn trên có thể hiểu theo 2 cách như vậy là do người viết sử dụng từ đồng âm để
cố ý tạo ra 2 cách hiểu như sau:
+ Các tiếng hổ, mang trong từ hổ mang ( tên một loài rắn) đồng âm với danh từ hổ
(con hổ) và động từ mang.
+ Động từ bò (trườn) đồng âm với danh từ bò ( con bò).

* Vậy em hiểu thế nào là dùng từ đồng âm để chơi chữ?
- Cho HS trả lời để rút ra ghi nhớ.
3. Phần ghi nhớ. HS nói lại phần ghi nhớ.( HS nói lại nhiều lần).
4. Học sinh luyện tập.
Bài tập 1: Cho HS đọc yêu cầu BT.
- Học sinh làm việc theo cặp để tìm từ đồng âm trong mỗi câu.
- Gọi HS chữa bài. Cả lớp và GV cùng nhận xét, chốt lời giải đúng.
Lời giải:
a.Đậu trong ruồi đậu là dừng ở chỗ nhất định ; còn đậu trong xôi đậu là đậu để ăn.
Bò trong kiến bò là một hoạt động, còn bò trong thịt bò là con bò.
b. Tiếng chín thứ nhất là tinh thông, tiếng chín thứ hai là số 9.
c. Tiếng bác thứ 1 là một từ xưng hô, tiếng bác thứ 2 là làm chín thức ăn….Tiếng tôi
thứ 1 là một từ xưng hô, tiếng tôi thứ 2 là đổ nước vào vôi sống làm cho nhuyễn ra để
dùng trong việc xây dựng.
Bài tập 2: HS làm bài tập vào vở. GV hướng dẫn HS làm bài tập.
- HS chữa bài. GV nhận xét bổ sung.
VD: Mẹ em đậu xe lại, mua cho em một gói đậu.
Bé thì bò, còn con bò lại đi.
Chúng tôi ngồi chơi trên hòn đá. Em bé đá chân rất mạnh
5. Củng cố dặn dò : HS nói lại tác dụng của cách dùng từ đồng âm để chơi chữ.
Chuẩn bị cho bài sau cho tốt.
Luyện từ và câu
TỪ NHIỀU NGHĨA.
I.Mục đích, yêu cầu:
1. Học sinh hiểu thế nào là từ nhiều nghĩa. Nghĩa gốc và nghĩa chuyển trong từ nhiều
nghĩa.
2. Phân biệt được nghĩâ gốc, nghĩa chuyển của từ nhiều nghĩa trong một số câu
văn.Tìm được ví dụ về sự chuyển nghĩa của một số danh từ chỉ bộ phận cơ thể người
và động vật.
3. Giáo dục học sinh lòng say mê ham học bộ môn.

II. Đồ dùng dạy - học: Sưu tầm một số tranh, ảnh về các sự vật, hiện tượng…
III. Hoạt động dạy - học:
A.Kiểm tra bài cũ : ( 3 phút ). GV yêu cầu HS đặt câu để phân biệt nghĩa của một cặp
từ đồng âm.
B. Dạy bài mới: ( 37 phút )
1. Giới thiệu bài: Trực tiếp.
2. Hướng dẫn học sinh thực hiện phần nhận xét.
Bài tập 1: HS đọc yêu cầu của bài tập, thực hiện theo yêu cầu.
- GV theo dõi quan sát bổ sung.
- Gọi HS chữa bài. Cả lớp và GV cùng nhận xét bổ sung, chốt lời giải đúng.
Lời giải:
Răng : Phần xương cứng, màu trắng, mọc trên hàm, dùng để cắn, giữ và nhai thức
ăn.
Mũi : Bộ phận nhô lên ở giữa mặt người hoặc động vật có xương sống, dùng để thở
và ngửi.
Tai : Bộ phận ở hai bên đầu người và động vật, dùng để nghe.
- GV nhấn mạnh các từ : răng, tai mũi là nghĩa gốc ( nghĩa ban đầu) của mỗi từ.
Bài tập 2: GV hướng dẫn HS làm bài.Yêu cầu học sinh giải nghĩa các từ in đậm trong
SGK.
+ Răng của chiếc cào không dùng để nhai như răng người và độngvật.
+ Mũi của chiếc thuyền không dùng để ngửi.
+ Tai của cái ấm không dùng để nghe được.
GV: Những nghĩa này hình thành trên cơ sở nghĩa gốc của các từ răng, mũi, tai của
BT 1. Ta gọi đó là nghĩa chuyển.
Bài tập 3: Cho HS phân biệt nghĩa của từ : răng, mũi ,tai ở BT 1và 2 có gì giống và
khác nhau.
- Cho học sinh trao đổi theo cặp.Gọi HS chữa bài.
+ Nghĩa của từ răng ở BT 1và BT2 giống nhau ở chỗ : đều chỉ vật nhọn, sắc, sắp đều
nhau thẳng hàng.
+ Nghĩa của từ mũi ở BT 1và BT2 giống nhau ở chỗ : cùng chỉ bộ phận có đầu nhọn

nhô ra ở phía trước.
+ Nghĩa của từ tai ở BT1 và BT2 giống nhau ở chỗ : cùng chỉ bộ phận mọc ở hai bên,
chìa ra như cái tai.
Vậy từ nhiều nghĩa là từ như thế nào? (Cho HS trả lời).
- Học sinh nhận xét, GV chốt ý đúng.
3. Phần ghi nhớ : Rút ra phần ghi nhớ.Học sinh nói lại phần ghi nhớ nhiều lần.
4.Học sinh làm bài tập.
Bài tập 1: Cho HS làm việc theo nhóm.
Lời giải:
Nghĩa gốc.
Mắt trong: Đôi mắt của bé mở to.
Chân trong: Bé đau chân.
Đầu trong: Khi viết em đừng ngoẹo
đầu.
Nghĩa chuyển.
Mắt trong: Quả na mở mắt.
Chân trong: Lòng ta… kiềng ba chân.
Đầu trong: Nước suối đầu…rất trong.
Bài tập 2: Cho học sinh làm việc theo nhóm. Gọi đại diện các nhóm trình bày.
+ lưỡi: lưỡi liềm, lưỡi hái, lưỡi dao, lưỡi cày, lưỡi lê…
+ miệng: miệng bát, miệng túi, miệng bình, miệng hố…
+ cổ: cổ tay, cổ chân, cổ áo, cổ chai, cổ lọ…
+ tay: tay áo, tay chân,tay ghế, tay tre, tay quay…
+ lưng: lưng ghế, lưng đồi, lưng núi, lưng trời, lưng đê…
5. Củng cố dặn dò: Về nhà tìm thêm các từ đã làm ở bài tập 2.
--------------------------------------------------
Luyện từ và câu
LUYỆN TẬP VỀ TỪ NHIỀU NGHĨA.
I.Mục đích, yêu cầu:
- Phân biệt được nghĩa gốc và nghĩa chuyển trong một số câu văn có dùng từ nhiều

nghĩa.
- Biết đặt câu phân biệt nghĩa của các từ nhiều nghĩa là động từ.
- Giáo dục học sinh lòng say mê ham học bộ môn.
II. Đồ dùng dạy - học: Phấn màu.
III. Hoạt động dạy - học:
A. Kiểm tra bài cũ : ( 3 phút ). Cho HS nhắc lại kiến thức về từ nhiều nghĩa.
Chữa bài tập 2(67). GV nhận xét ghi điểm.
B Dạy bài mới : ( 37 phút )
1.Giới thiệu bài: Trong tiết LTVC trước, các em đã tìm hiểu các từ nhiều nghĩa là
danh từ. Trong giờ học hôm nay, các em sẽ tìm hiểu từ nhiều nghĩa là động từ.
2. Hướng dẫn học sinh làm bài tập.
Bài tập 1:Cho HS làm vào vở.
- Gọi học sinh trình bày.
- Cả lớp và Gv nhận xét, chốt lời giải đúng.
Lời giải:
Từ “chạy”
a.Bé chạy lon ton trên sân.
b. Tàu chạy băng băng trên đường rạy
.
c. Đồng hồ chạy đúng giờ.
d. Dân làng khẩn trương chạy lũ.
Các nghĩa khác nhau.
- Sự di chuyển nhanh bằng chân.
- Sự di chuyển nhanh của phương tiện
giao thông.
- Hoạt động của máy móc.
- Khẩn trương tránh những điều không
may sắp xảy đến.
Bài tập 2: Học sinh đọc yêu cầu bài tập.
- Cho học sinh làm theo nhóm đôi. Chữa bài.

- Học sinh chữa bài theo lời giải đúng.
Lời giải: Dòng b (sự vận độngnhanh) nêu đúng nét chung của từ chạy trong các ví dụ
ở bài tập 1.
Bài tập 3: Học sinh đọc yêu cầu cầu bài tập.
- GV hướng dẫn tìm đúng từ gốc.
- Cho các em làm cá nhân. Chữa bài.
Lời giải : từ ăn trong câu: Hôm nào cũng vậy, cả gia đình tôi cùng ăn bữa cơm tối rất
vui vẻ.
Bài tập 4: GV yêu cầu học sinh chỉ đặt câu với các nghĩa đã cho của từ “đi” và
“đứng”. Không đặt câu với nghĩa khác.
VD: a. Đi : Ông em đi rất chậm.
Nam thích đi giày.
b. Đứng: Chú bộ đội đứng gác.
Trời đứng gió.
3.Củng cố dặn dò: Nhận xét giờ học.
- Về nhà viết thêm nhiều câu văn đã làm ở bài tập.
- Chuẩn bị cho bài sau.
Luyện từ và câu
MỞ RỘNGVỐN TỪ: THIÊN NHIÊN.
I.Mục đích, yêu cầu:
1. Mở rộng, hệ thống hoá vốn từ chỉ các sự vật, hiện tượng của thiên nhiên;làm quen
với các thành ngữ, tục ngữ mượn các sự vật, hiện tượng thiên nhiên để nói về những
vấn đề của đời sống, xã hội.
2. Nắm được một số từ ngữ miêu tả thiên nhiên.
3. Giáo dục học sinh lòng say mê ham học.
II.Đồ dùng dạy - học: Bảng phụ, phấn màu.
III. Hoạt động dạy - học:
A. Kiểm tra bài cũ : ( 3 phút ). Học sinh nhắc lại từ nhiều nghĩa. Cho ví dụ.
B. Dạy bài mới : ( 37 phút )
1 Giới thiệu bài : GV nêu mục đích, yêu cầu của bài học.

2. Hướng dẫn học sinh làm bài tập.
Bài tập 1: Học sinh đọc yêu cầu của bài tập. GV hướng dẫn học sinh làm.
- Cho học sinh làm theo nhóm đôi. gọi HS chữa bài.
Lời giải: Ý b - Tất cả những gì do con người tạo ra.
Bài tập 2: Học sinh đọc yêu cầu của bài tập.
- Cho các em thảo luận nhóm để tìm các từ chỉ sự vật, hiện tượng trong thiên nhiên.
Gọi HS chữa bài .
- Cả lớp và GV cùng chữa, chốt lại lời giải đúng.
Lời giải: GV giải thích các thành ngữ, tục ngữ)
a. Thác, ghềnh. b. Gió, bão.
c. Nước, đá. d. Khoai, mạ.
- Cho học sinh thi đọc thuộc lòng các thành ngữ, tục ngữ.
Bài tập 3: Cho HS đọc yêu cầu của bài tập và làm việc theo nhóm.
- GV quan sát sửa hướng dẫn học sinh.
- Gọi đại diện nhóm lên trình bày kết quả.
- Cho HS trong nhóm nối tiếp nhau đặt câu với những từ tìm được.
- Cả lớp và GV nhận xét, kết luận nhóm thắng cuộc .
Lời giải: a .Tả chiều rộng: bao la; mênh mông; bát ngát…
b. Tả chiều dài: tít tắp, dằng dặc,thăm thẳm…
c. Tả chiều cao: chót vót, vòi vọi,vời vợi…
d. Tả chiều sâu: hun hút, thăm thẳm, hoăm hoẳm…
*Đặt câu:
Biển rộng mênh mộng. Bầu trời cao vời vợi.
Cái hang này sâu hun hút. Con đường dài dằng dặc.
Bài tập 4: HS thảo luận nhóm. Gọi học sinh trình bày.
* Tả tiếng sóng : ầm ĩ, ầm ầm, rì rào, ào ào, lao xao…
* Tả làn sóng nhẹ : lăn tăn, dập dềnh, lững lờ…
* Tả đợt sóng mạnh : cuồn cuộn, ào ạt, dữ tợn, dữ dội…
Đặt câu: Tiếng sóng vỗ vào bờ ầm ầm.
Những gợn sóng lăn tăn trên mặt nước. Sóng cuồn cuộn xô vào bờ.

3. Củng cố dặn dò: Nhận xét giờ học.
Về nhà tìm thêm các từ ngữ đã tìm được ở bài tập 3; 4.
Luyện từ và câu
LUYỆN TẬP VỀ TỪ NHIỀU NGHĨA.
I. Mục đích, yêu cầu:
- Phân biệt được từ nhiều nghĩa với từ đồng âm.Biết đặt câu phân biệt các nghĩa của
một số từ nhiều nghĩa là tính từ.
- Hiểu được các nghĩa của từ nhiều nghĩa và mối quan hệ giữa chúng.
- Giáo dục học sinh lòng say mê ham học bộ môn.
II. Đồ dùng dạy - học: Bảng phụ, phấn màu.
III. Hoạt động dạy - học:
A. Kiểm tra bài cũ : ( 3 phút ). HS làm lại các bài tập3, 4 của tiết học trước..
- GV nhận xét.
B. Dạy bài mới : ( 37 phút )
1. Giới thiệu bài : Trong tiết LTVC trước, các em đã tìm hiểu các từ nhiều nghĩa là
danh từ, động từ. Hôm nay các em sẽ làm bài tập phân biệt từ nhiều nghĩa với từ
đồng âm, nghĩa gốc với nghĩa chuyển và tìm hiểu các từ nhiều nghĩa là tính từ.
2. Hướng dẫn học sinh làm bài tập.
Bài tập 1: HS đọc yêu cầu bài tập. Làm việc cá nhân.
a. Từ chín ở câu 1 với từ chín ở câu 3 là từ nhiều nghĩa. Từ chín ở câu 2 đồng nghĩa
với hai từ chín kia.
b. Từ đường ở câu 2 và từ đường ở câu 3 là từ nhiều nghĩa , đồng nghĩa với từ
đường ở câu 1.
c. Từ vạt ở câu 1và từ vạt ở câu 3 là hai từ nhiều nghĩa, đồng âm với từ vạt ở câu hai.
Bài tập 2: GV hướng dẫn HS làm bài tập.
- Câu a: Từ xuân thứ nhất chỉ mùa xuân đầu tiên trong 4 mùa. Từ xuân thứ hai có
nghĩa là tươi đẹp.
- Câu b: Từ xuân ở đây có nghĩa là tuổi.
Bài tập 3:
Học sinh làm bài theo nhóm.

.
Nghĩa
a. Cao: Chiều cao lớn hơn bình thường.
Có số lượng hoặc chất lượng hơn mức
bình thường.
b. Nặng: Coi trọng lượng lớn hơn mức
bình thường.
Ở mức độ cao hơn, trầm trọng hơn mức
bình thường.
Đặt câu
Anh em cao hơn bạn bè cùng lớp.
Mẹ cho em vào xem Hội chợ hàng
Việt Nam chất lượng cao.
Bé mới 4 tháng tuổi mà bế đã b trĩu
tay.
Có bệnh mà không chạy chữa thì
bệnh sẽ nặng lên.
c. Ngọt: Có vị như vị của đường, mật.
(Lời nói) nhẹ nhàng, dễ nghe.
(Âm thanh) nghe êm tai.
Loại sô-cô-la này rất ngọt.
Cu cậu chỉ ưa nói ngọt.
Tiếng đàn thật ngọt.
3. Củng cố dặn dò: Nhận xét giờ học.
Về nhà làm bài tập phần còn lại.
Luyện từ và câu
MỞ RỘNG VỐN TỪ: THIÊN NHIÊN.
I. Mục đích, yêu cầu:
- Mở rộng vốn từ thuộc chủ điểm Thiên nhiên: biết một số từ ngữ thể hiện sự so sánh
và nhân hoá bầu trời.

- Có ý thức chọn lọc từ ngữ gợi tả, gợi cảm khi viết đoạn văn tả một cảnh đẹp thiên
nhiên.
- Giáo dục học sinh lòng say mê ham học bộ môn.
II. Đồ dùng dạy - học: Bảng phụ, bút dạ.
III. Hoạt động dạy - học:
A. Kiểm tra bài cũ : ( 3 phút ). HS làm bài tập 3 để củng cố kiến thức đã học về từ
nhiều nghĩa trong tiết trước.
- GV nhận xét ghi điểm.
B Dạy bài mới : ( 37 phút )
1. Giới thiệu bài :
Để viết được những bài văn tả cảnh thiên nhiên sinh động, các em cần có vốn
từ ngữ phong phú. Bài học hôm nay giúp các em làm giàu vốn từ; có ý thức diễn đạt
chính xác cảm nhận của mình về các sự vật, hiện tượng trong thiên nhiên.
2. Hướng dẫn học sinh làm bài tập.
Bài tập số 1:
- HS đọc mẩu chuỵện Bầu trời màu thu.
- HS đọc nối tiếp từng đoạn .
- Cả lớp đọc thầm.
- GV sửa lỗi cho HS.
Bài tập 2 :
- Học sinh làm việc theo nhóm,ghi kết quả vào bảng phụ, dán lên bảng.
- GV và cả lớp nhận xét, chốt lời giải đúng.
* Lời giải:
Những từ ngữ thể hiện sự so sánh
Những từ ngữ thể hiện sự nhân hoá
Những từ ngữ khác
- xanh như mặt nước mệt mỏi trong ao
- được rửa mặt sau cơn mưa / dịu dàng /
buồn bã / trầm ngâm nhớ tiếng hót của
bầy chim sơn ca / ghé sát mặt đất / cúi

xuống lắng nghe để tìm xem chim én
đang ở trong bụi cây hay ở nơi nào
rất nóngvà cháy lên những tia sáng của ngọn lửa …ngon lửa / xanh biếc / cao hơn.
Bài tập 3:
- GV hướng dẫn HS để hiểu đúng yêu cầu của bài tập:
- Viết một đoạn văn tả cảnh đẹp của quê em hoặc nơi em ở. Chú ý cần sử dụng những
từ ngữ gợi tả, gợi cảm.
- Gọi HS đọc đoạn văn.
- GV và cả lớp nhận xét, bình chọn đoạn văn hay nhất.
3. Củng cố dặn dò: Nhận xét tiết học, tuyên dương những em làm bài tốt.
Về nhà viết lại đoạn văn chưa hoàn chỉnh.

Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×