Tải bản đầy đủ (.doc) (5 trang)

Phương pháp giảng dạy văn biểu cảm

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (121.57 KB, 5 trang )

Phòng giáo dục duy xuyên
Trờng thcs nguyễn văn trỗi
Chuyên đề :
Phơng pháp giảng dạy văn bản biểu cảm
Xây dựng đề cơng : Giáo viên tổ Ngữ Văn
Ngời trình bày: Nguyễn Văn Lộc
a. đặt vấn đề:
Trong chơng trình giáo dục văn hóa của nhà trờng THCS thì bộ môn Ngữ văn đợc xem
là bộ môn quan trọng hàng đầu. Bởi đây là bộ môn công cụ để phát huy các môn học khác.
Ngời thầy giáo dạy học Ngữ văn từ trớc đến nay vừa đóng vai trò là một nhà khoa học, vừa
lại phải là một nhà nghệ sĩ. Vai trò ấy của ngời thầy giáo Ngữ văn càng sáng tỏ khi chúng ta
dạy kiểu văn bản biểu cảm (trữ tình). Vậy, dạy học kiểu văn bản này nh thế nào cho có hiệu
quả cao nhất?
B. nội dung:
I. Các văn bản biểu cảm trong chơng trình THCS:
Lớp 6:
- Lợm (thơ)
- Cô Tô (kí)
- Cây tre Việt Nam (kí)
- Lòng yêu nớc ( tùy bút- chính luận)
Lớp 7:
- Ca dao, dân ca
- Sông núi nớc Nam, Phò giá về kinh, Buổi chiều đứng ở phủ Thiên Trờng trông ra, Bài
ca Côn Sơn, Sau phút chia ly, Qua Đèo Ngang, Bạn đến chơi nhà, Xa ngắm thác núi L,
Cảm nghĩ trong đêm thanh tĩnh, Ngẫu nhiên viết nhân buổi mới về quê, Bài ca nhà
tranh bị gió thu tốc phá, Cảnh khuya, Rằm tháng Giêng, Tiếng gà tra, Một món quà
của lúa non: Cốm, Mùa xuân của tôi,
Lớp 8:
- Đập đá ở Côn Lôn,
- Nhớ rừng,
- Ông đồ,


- Muốn làm thằng Cuội,
- Ngắm trăng,
- Đi đờng,
Lớp 9:
- Truyện Kiều
- Truyện Lục Vân Tiên
- Chuyện cũ trong phủ chúa Trịnh
- Đồng chí
- Bài thơ về tiểu đội xe không kính
- Đoàn thuyền đánh cá
- Khúc hát ru những em bé lớn trên lng mẹ
1
- Bếp lửa
- ánh trăng
- Con cò
- Mùa xuân nho nhỏ
- Viếng lăng Bác
- Sang thu
- Nói với con
- Mây và sóng
II. Nhận diện kiểu văn bản biểu cảm (trữ tình)
1. Tìm hiểu các thuật ngữ:
- Trớc hết chúng ta cần xác định lại rằng: Kiểu văn bản biểu cảm hay văn bản trữ tình
là hai cách gọi khác nhau của cùng một loại văn bản
- Chúng ta cũng cần hiểu rõ về hai thuật ngữ: Văn bản và tác phẩm:
+ Văn bản là sản phẩm ngôn ngữ đợc tạo ra để giao tiếp.
+ Tác phẩm là sản phẩm nghệ thuật đợc tạo ra bằng nhiều chất liệu khác nhau để phục
vụ công chúng( Có thể phân loại các tác phẩm nghệ thuật nh: tác phẩm văn học, tác phẩm
điêu khắc, tác phẩm hội họa, tác phẩm nhiếp ảnh)
+ Tác phẩm văn học dùng ngôn ngữ để truyền tải thông tin. Vì vậy, xét về mặt chất

liệu và cách thức tạo lập thì tác phẩm văn học là một loại văn bản. Trong trờng hợp này, tác
phẩm hay văn bản là đồng nghĩa.
2. Phân biệt các kiểu văn bản:
Xét về phơng diện giao tiếp, chúng ta cung cấp cho học sinh tìm hiểu 6 kiểu văn bản:
Tự sự, miêu tả, biểu cảm, nghị luận, thuyết minh và điều hành.
Khi tìm hiểu từng kiểu văn bản cần cho các em thấy đặc trng riêng của nó:
- Văn bản tự sự: đề cập đến nhân vật, sự việc, diễn biến, ..
- Văn bản miêu tả: đề cập đến hoạt động,hình dáng của ngời, vật; khung cảnh, diễn
biến sự việc
- Văn bản nghị luận: đề cập đến luận điểm, luận cứ, luận chứng, lập luận..
- Văn bản thuyết minh: đề cập đến việc cung cấp tri thức khoa học
- Văn bản điều hành: đề cập đến thủ tục hành chính, công vụ
- Còn văn bản biểu cảm thì đề cập đến tình cảm, cảm xúc.
Vậy, văn bản biểu cảm là cách nói khái quát về mục đích biểu đạt tình cảm. Văn bản biểu
cảm là loại văn bản có đặc trng là thể hiện tình cảm
III. Dạy văn bản biểu cảm nh thế nào cho có hiệu quả?
Hệ thống văn bản biểu cảm trong sách giáo khoa Ngữ văn THCS rất phong phú và đa
dạng. Dờng nh nó thể hiện sự bao quát tất cả các loại văn bản biểu cảm mà chúng ta gặp
trong thực tế ngôn ngữ.
1. Phân loại văn bản biểu cảm theo hình thức văn bản:
Dựa vào hình thức của văn bản biểu cảm, ta có thể phân chia thành các loại:
- Thơ trữ tình dân gian ( ca dao, dân ca)
- Thơ trữ tình trung đại
- Thơ trữ tình hiện đại
- Văn xuôi trữ tình: bút kí, tùy bút.
2
* Trong sách giáo khoa THCS có một loại văn bản thuộc dòng văn học dân gian, đó là
tục ngữ. Tại sao tục ngữ không đợc xếp vào kiểu văn bản biểu cảm, thế thì tục ngữ thuộc
kiểu văn bản nào?
Về hình thức, tục ngữ cũng giống nh thơ ca.: Có vần, có nhịp, có hình ảnh. Song, nội dung

của tục ngữ là kinh nghiệm sống, là kho tàng trí tuệ dân gian. Vì vậy, tục ngữ thuộc kiểu văn
bản lập luận, có thể coi tục ngữ là loại văn bản nghị luận đặc biệt.
2. Phân loại văn bản biểu cảm theo đặc trng thi pháp:
Để giảng dạy văn bản biểu cảm đạt hiệu quả, thì ngời giáo viên phải dựa vào đặc điểm thi
pháp của loại văn bản này mà có phơng pháp tiếp cận tác phẩm.
* Có thể chia nhóm văn bản biểu cảm theo đặc trng thi pháp:
- Ca dao, dân ca.
- Thơ chữ Hán (trung đại Việt Nam và nớc ngoài)
- Thơ chữ Nam (trung đại, cận đại)
- Thơ hiện đại
- Văn xuôi trữ tình.
3. Phơng pháp tiếp cận văn bản biểu cảm theo đặc trng thi pháp:
a. Ca dao, dân ca:
+ Tính truyền miệng và dị bản: Vì mang tính truyền miệng nên ca dao, dân ca thờng
xuất hiện những dị bản để phù hợp với các vùng, miền. Khi nghiên cứu giảng dạy ca dao, dân
ca cần đặc biệt lu y đến tính truyền miệng. Để dể thuộc, dể nhớ, ca dao thờng là những câu t-
ơng đối ngắn, có vần, điệu nhịp nhàng, không cầu kì trong phơng thức cấu tạo. Ca dao cũng
có những dị bản tạo nên tính độc đáo:
Đờng vô xứ Nghệ quanh quanh
Non xanh nớc biết nh tranh họa đồ.
Hay
: Đờng vô xứ Huế quanh quanh
Non xanh nớc biết nh tranh họa đồ.
Học trò xứ Quảng ra thi
Thấy cô gái Huế bỏ đi sao đành
Hay:
Học trò xứ Quảng ra thi
Mấy cô gái Huế bỏ đi sao đành
+ Tính tập thể: Ca dao, dân ca là những sáng tác tập thể. Nếu nh văn học viết là cái
riêng về tính cá nhân, về cá tính sáng tạo, thì ca dao, dân ca là cái riêng về cá tính sáng tạo.

Chính cái riêng này mà ca dao, dân ca tạo nên đời sống vật chất, tinh thần, phong tục, tập
quán, ngôn ngữ của nhân dân trong từng địa phơng, từng thời kì lịch sử, từng cộng đồng xã
hội.
Tuy nhiên, trong quá trinh nghiên cứu, giảng dạy loại văn bản này không nên cờng
điệu quá đáng tính tập thể, sẽ làm cho việc tìm hiểu cứng nhắc và khiên cỡng.
+ Tính diễn xớng: Ca dao có vần, điệu vì vậy ngời bình dân xa thờng cất lên thành
tiếng hát trong quá trình lao động: Họ hát trong chèo thuyền, hát trong khi săn bắt, hài lợm,
hát khi cày đồng
+ Tính trữ tình và châm biếm, hài hớc.
b. Thơ chữ Hán:
3
- Thể thơ Đờng luật ngũ ngôn, thất ngôn: Thể thơ cũng góp phần thể hiện nội dung biểu đạt.
Việc lựa chọn thể thơ để thể hiện của tác giả và dịch giả thể hiện một phần giá trị nội dung.
- Ngôn từ cô đọng, hàm súc: Thơ chứ Hán hầu hết là ngôn tại y ngoại, từ ngữ cô đọng do quy
định bắt buộc của thể thơ, song giá trị nội dung nằm ở hàm y.
- Tiếp cận văn bản qua bản dịch nghĩa, dịch thơ: Giảng dạy văn bản biểu cảm thuộc loại thơ
chữ Hán thì không nên sa đà vào việc phân tích giá trị biểu đạt của ngôn ngữ. Vì ngôn ngữ
trong văn bản dịch là ngôn ngữ của ngời dịch chứ không phải là ngôn ngữ thật của tác giả
văn bản. Muốn làm sáng tỏ giá trị văn bản cần phải cho học sinh so sánh với văn bản chữ
Hán.
Ví dụ: Trong bài thơ Ngắm trăng của Hồ Chí Minh
Trong tù không rợu cũng không hoa
Cảnh đẹp đêm nay khó hững hờ
Ngời
ngắm
trăng
soi ngoài
cửa sổ
Trăng
nhòm

khe cửa
ngắm
nhà thơ.
Nếu nh dựa vào bản dịch thơ trên của nhà thơ Nam Trân thì không thấy đợc cái thần
của bài thơ, không thấy đợc sự đối lập, muốn giao hòa của ngời và trăng qua song sắt nhà tù.
Muốn thấy đợc điều đó, chúng ta phải liên hệ đến bản nguyên tác chữ Hán:
Ngục trung vô tửu diệc vô hoa
Đối thử lơng tiêu nại nhợc hà
Nhân hớng

song
tiền khán
minh nguyệt
Nguyệt
tòng
song
khích khán
thi gia
.
Nhìn lại bố cục sắp xếp của câu thơ, ta thấy dụng y của tác giả là để cho ngời và trăng
bị ngăn cách bởi song sắt nhà tù. Song, bằng tình cảm giao hòa đặc biệt ngời và trăng vẫn tìm
đến với nhau mặt cho song sắt nhà tù ngăn cách. Chính vì vậy, nhiều ngời cho rằng, bài thơ
là cuộc vợt ngục tinh thần của Hồ Chí Minh.
- Nghệ thuật đối ( từ ngữ, hình ảnh, y nghĩa ): Tìm hiểu về thơ chữ Hán cần đề cập đến nghệ
thuật đối rất khắt khe.
- Hai chủ đề lớn là tình yêu quê hơng và tình yêu đất nớc.
c. Thơ chữ Nôm:
- Ngôn ngữ bình dân mộc mạc
- Đề tài gần gũi với con ngời bình dân
d. Thơ hiện đại:

- Đề tài liên quan đến đời sống hiện đại:
Thơ hiện đại Việt Nam cũng theo từng giai đoạn lịch sử cụ thể của nó. Mỗi thời kì lịch
sử, đề tài thể hiện trong thơ cũng thay đổi
+ Giai đoạn 1900-1930: Một số văn bản biểu cảm ở giai đoạn này nh: Muốn làm thằng
Cuội (lớp 8), Hai chữ nớc nhà ( Lớp 8), Đập đá ở Côn Lôn (Lớp 8)chỉ đởi mới về mặt nội
dung, còn hình thức nghệ thuật vẫn còn nhiều ảnh hởng của thơ trung đại. Hầu hết những văn
bản ở thời kì này chứa chan tinh thần yêu nớc.
+ Giai đoạn 1930-1945: Phong trào thơ mới phát triển rực rỡ, có những cách tân độc
đáo về hình thức nghệ thuật. Giai đoạn này nền văn học Cách mạng phát triển nhng kín đáo
thể hiện lòng yêu nớc: Khi con tu hú, Tức cảnh PacBó (lớp 8)
4
+ Giai đoạn 1945-1954: Thơ ca kháng chiến chống Pháp: ngôn ngữ thơ gần gũi dễ đi
vào đời sống kháng chiến. Nội dung thơ ca giai đoạn này nén niềm riêng để thể hiện cái
chung: Đồng chí (Chính Hữu)
+ Giai đoạn 1955-1975: Thơ ca kháng chiến chống Mỹ cứu nớc: Bài thơ về tiểu đội xe
không kính (Phạn Tiến Duật), thơ ca xây dựng chủ nghĩa xã hội ở miền Bắc: Đoàn thuyền
đánh cá (Huy Cận)
- Thể thơ tự do, phóng khoáng
- Ngôn ngữ thơ gắn liền với đời thờng: Đồng chí(Chính Hữu), Bài thơ về tiểu đội xe không
kính (Phạn Tiến Duật)
e. Văn xuôi trữ tình:
- Chú trọng đến ngôn ngữ biểu cảm
- Nghệ thuật thể hiện tình cảm, cảm xúc.
IV. Dạy văn bản biểu cảm theo hớng tích hợp và tích cực:
Phơng pháp dạy học ngày nay, không riêng gì văn bản biểu cảm mà đối với tất cả các
văn bản khác cũng phải dạy theo hớng tích hợp và tích cực.
1. Dạy văn bản biểu cảm theo hớng tích hợp:
Khi dạy văn bản biểu cảm ta tích hợp sang phần làm văn giúp học sinh viết văn bản
biểu cảm. Cũng có thể tích hợp sang phần tập làm thơ ở các lớp.
Khi dạy các kiểu văn bản biểu cảm ta cũng có điều kiện để tích hợp với các phần tiếng

Việt nh: các phép tu từ, cấu trúc ngữ pháp, mục đích giao tiếp,
2. Dạy văn bản biểu cảm theo hớng tích cực:
Tích cực ở đây chủ yếu là phát huy khả năng tự khám phá, tự nghiên cứu văn bản của
chủ thể học sinh. Học sinh đóng vai trò chủ động trong việc tiếp nhận văn bản dới những
định hớng của giáo viên.
Việc phát huy hớng tích cực trong dạy học ở việc chuẩn bị bài mới ở học sinh qua hệ
thống câu hỏi sách giáo khoa và phần dặn dò của giáo viên. Qúa trình dạy học trên lớp, giáo
viên phải biết đặt ra hệ thống câu hỏi có tính gợi mở, gợi tìm, gợi tình huống suy nghĩ. Cần
phát huy những phát hiện mới của học sinh khi các em tiếp cận văn bản.
c. kết luận:
Văn bản biểu cảm là loại văn bản chiếm tỉ lệ lớn trong chơng trình Ngữ văn THCS, vì
vậy, cần quan tâm đến việc giảng dạy cho phù hợp để hiệu quả mang lại cao nhất. Ngời giáo
viên khi thực hiện giảng dạy văn bản biểu cảm ngoài việc quan tâm đến các phơng pháp dạy
học của bộ môn cần chú trọng đến đặc điểm giảng dạy riêng cho loại văn bản này nh đã phân
tích trên.
5

×