Tải bản đầy đủ (.doc) (6 trang)

Nâng cao chất lượng TLV 7

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (83.84 KB, 6 trang )


PHÒNG GIÁO DỤC- ĐÀO TẠO DUY XUYÊN
TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ SỞ NGÔ QUYỀN
SÁNG KIẾN KINH NGIỆM
TÊN ĐỀ TÀI
NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG MÔN TẬP
LÀM VĂN 7
CHỦ NHIỆM ĐỀ TÀI: LÊ VĂN HƠN
TỔ CHUYÊN MÔN: VĂN- GDCD
1

Duy Hải ngày13 tháng 4 năm 2008
2

1/ Tên đề tài: 2/ĐẶT
VẤN ĐỀ

"Văn học là nhân học" học văn là học làm người. Học văn rất cần thiết cho mỗi
người Việt Nam. Môn văn là nền tảng để học các môn khác. Tình hình học văn ơ trường
THCS chất lượng còn quá thấp dở vùng sau vùng xa, tài liệu văn học các em ít được tiếp
cận, báo chí thông tin đại chúng còn hạn chế,mặt khác các em chưa nắm được phương
pháp học văn nên nâng cao chất lượng môn Văn-TiếngViệt là vấn đề cần thiết và cấp
bách hiện nay, nhất là phân môn Tập làm văn cần chú trọng nhiều hơn. Để giúp các em
rằng luyện kĩ năng nói, viết, đọc thành thạo tiếng mẹ đẻ, bảo vệ di sản văn hoá dân tộc
giúp học sinh tự khám phá chân, thiện mỹ trong tác phẩm văn học. Bên cạnh đó, ngôn
ngữ là yếu tố thứ nhất của văn học, như màu sắc đối với hội hoạ, âm thanh dối với âm
nhạc, hình khối đối với kiến trúc. Nói cho cùng, văn học là nghệ thuật của ngôn ngữ.
NHững nhà văn lớn đều là những nhà ngôn ngữ tuyệt tác. Trông sáng tạo của nhà văn, sự
sáng tạo ngôn ngữ đóng vai trò quan trọng..
Ngôn ngữ văn học có những đặt điểm riêng: chính xác,tinh luyện. Thường một khái
niệm có nhiều từ để diẽn tả, nhưng chỉ một từ là đúng, chính xác với điều mà nhà văn


muốn nói cho nên khi viết văn nhà văn phải lựa chọn từ nào là chính xác nhất, hay nhất.
Ngôn ngữ văn học có tính hình tượng, ngôn ngữ văn học không có tính trừu tượng như
ngôn ngữ triết học, chính trị, cũng không phải ngôn ngữ kí hiệu hoá như một số bộ môn
khao học.
Ngôn ngữ văn học còn có giá trị biểu cảm. Văn học trực tếp bộc lộ cảm xúc của nhà văn
qua ngôn ngữ văn học. Nhà nghệ sĩ giàu cảm xúc nên ngôn ngữ văn học giàu tính biểu
cảm.
Ngôn ngữ văn học có đặt thù riêng, hoàn tàn khác hẳn với ngôn ngữ toàn dân. Đa số
các em chưa phát hiện nét đặt biệt này. Cho nên tôi chọn đề tài "Nâng cao chất lượng
môn Tập làm văn qua tiết trả bài" nhằm cung cấp nhăm cung cáp cho các em học tốt môn
tập làm văn
2.1 Đối tượng nghiên cứu: 2.2
Phạm vi nghiên cứu:
Thực hiện ở lớp 7/1 và lớp 7/3 thuộc phạm vi trường trung học cơ sở Ngô Quyền.

3/ Cơ sở lý luận :
Tình hình học phân môn tập làm văn ở THCS có nhiều bất cập. Hầu hết các em
khi vận dụng phương pháp nghị luận văn học (bình luận, giải thích) vào bài viết còn
lúng túng, lập luận chưa lô gích, chưa bộc lộ cảm xúc trong bài viết. Vận dụng lí lẽ và
dẫn chứng chưa xác hợp.Nhiều em chưa năm phương phàp từng thể loại, chưa xác
định nội dung vấn đề nghị luận, giải thích, viết lan mang xa đề, chưa phân tích đề thấy
giá trị nội dung và nghệ thuật của tác phẩm. Cho nên chất lượng môn tập làm văn quá
thấp. Chính vì thế tôi quyết định chọn đề tài này để cung cấp một số kinh nghiệm giúp
các em học tốt môn tập làm văn.
Những hạn chế tồn tại trên do những nguyên nhân sau:
3

Chất lượng bài viết yếu kém do các em chưa nắm phương pháp từng thể loại, vận dụng
lý thuyết vào bài làm còn lúng túng, ít đọc sách nên vốn từ lập luân chưa chặt chẽ , chưa
có đam mê văn học, trí nhớ kém văn thơ ít thuộc dẫn chứng quá nghèo, kiến thức tác giả

tác phẩm còn sai lệch, nhiều em có trí nhớ tốt nhưng học vẹt chưa rung động trước hình
tượng văn học. Các emít quan sát thực tế, tưởng tượng chưa phong phú, nhị luận chưa
chắc chắn , khong chú trọng công phu gọt dũa. Ít viết nháp, không kiểm tra bài trước khi
nộp.
4/CƠ SỞ THỰC TIỄN:

Trước hết, giúp các em nắm dàn ý của mỗi thể loại, thực hiện các bước xây dựng văn
bản ( tìm hiểu đề, tìm ý, lập dàn ý, dựng đoạn, liên kết đoạn. )
Cung cấp phương pháp làm bài, giúp các em biết viết phần mở bài, thân bài, kết bài.
Đặc biệt là giáo viên phải phân loaị cho được bài viết học giỏi, khá trung bình, yếu, kém
để sửa sai cho hợp lí.
5/ NỘI DUNG NGHIÊN CỨU:
a. Lỗi về quan hệ từ, chính tả:
Giáo viên nên tận dụng triệt để thời gian trả bài ghi lên bảng những câu lủng củng, gọi
các em lên bảng chữa, giáo viên kiểm tra cho các em chép vào vở. Đối với những bài
dùng quan hệ từ "và", "thì" nhiều làm văn lủng củng giáo viên hướng dẫn cho các em
thay từ đó bằng dấu phẩy.
Ví dụ: Lịch sử giữ nước và dựng nước của dân tộc ta từ ngàn xưa và đến nay là nguồn
gốc của bài học ấy và cũng là sự chứng minh hùng hồn cho bài học ấy.
Chữa lại: Lịch sử giữ nước và dựng nước của dân tộc ta từ ngàn xưa đến nay là nguồn
gốc của bài học ấy, cũnglà sự chứng minh hùng hồn cho bài học ấy.
b. Lỗi về diễn đạt, câu:
Giáo vien cho học nhận xét chữa sai và ghi vào vở.
Ví dụ: Từ năm 1930 cuộc đấu tranh giành độc lập dưói ngon cờ của giai cấp vô sản
được tiến hành những người thanh niên trẻ yêu nước, giác ngộ tư tưởng dân đời mình
cho cách mạng giải phóng đất nước.
Giáo viên cho các em chữa lại "lí tưởng" không phải là "tư tưởng" đòng thời sắp xếp lại
câu từ cho hợp lí.
1. Cung cấp kinh nghiệm viết văn :
a. Xem xét lại sau khi viết:

Giáo viên cung cấp một số kinh nghiệm viết văn của tất cả các nhà văn trên thế giới,
không ai không dành công phu để sửa chữa xem xét lại cho tác phẩm của mình. Viết
xong xem lại tự phê phán mình nghiêm khắc, khách quan nếu thấy chưa vừa ý thì viết
lại. Có người tự sửa chữa theo khả năng của mình, có người lại đưa cho ngưòi khác đọc
để phát hiện ra sai sót như nhà thơ Đỗ Phủ (Trung Quốc)
b. Viết đúng thể loại:
4

Muốn viết văn hay phải đúng thể loại. Đây là vấn đề khá quan trọng nhưng các em
thường ít chú ý. Nhất là văn nghị luận, một thể loại mà học sinh hay nhầm lẫn. Vì cái
khó ở đây là học sinh ít quan tâm đến cái ý của đề ra, tập trung tìm lí lẽ, dẫn chứng mà
quên mất cách diễn đạt lí lẽ, dẫn chứng thế nào cho phù hợp vơi bài loại của mình. Bài
ra yêu cầu giải thích nhưng lại thiên về chứng minh và ngược lại, làm bài bình luận lại
sa vào bình giảng hay ngược lại, vì không rõ yêu cầu thể loại của hai bài có điểm khác
nhau. Bình luận thiên về lí trí,bình giảng thiên về cảm xúc .Bình luận phải bày tỏ ý kiến
tán thành hay phản đối , đánh giá ý nghĩa, tác dụng của vấn đề, còn bình giảng phải
phân tích hình ảnh, cảm xúc mà bài thơ gợi ra .
c. Viết đúng ngônngữ:
Dùng từ, đặt câu, ngữ pháp, chính tả đó là vấn đề đầu tiên trong công việc viết văn.
Những lỗi chính tả hay ngữ pháp sai phạm khi viết văn, làm bài văn mất cảm tình.
d. Viết đúng phương pháp:
-Phương pháp kết cấu
-Phương pháp diễn đạt
Một bài văn nghị luận có hai qui tắc phải tuân theo. Bố cục theo tổng phân hợp, phải
trình bày theo trật tự tiệm tiến có nghĩa lần lược đi từ gần đến xa, từ thấp đến cao, từ dễ
đến khó, hoặc ngược lại.
e. Viết đúng kiến thức:
Có ba loại kiến thức hay vận dụng khi viết văn:
- Kiến thức văn học
- Kiến thức lịch sử

- kiến thức xã hội
Đọc bài có lỗi về kiến thức khiến người đọc nghi ngờ về trình độ người viết, khả năng
thiết phục bài văn bị giảm đi nhiều. Các em viết sai kiến thức do học hành không đến
nơi đến chốn, trí nhớ kém, lầm lẫn về tác giả, tác phẩm, thời đại.
*Những điều cần ghi nhớ để học tốt môn tập lầm văn:
Giáo viên cần nhấn mạnh chín điều tâm niệm để học giỏi môn văn:
-Tạo hứng thú, duy trì hứng thú
-Làm giàu vốn ngôn ngữ
-Học thuộc lòng
-Chăm đọc sách
- Có nghệ thuật bắt chước
-Thành thoạ cách quan sát
-Tưởng tượng, suy luận, học ngoài đời
-Có được cái riêng
-Có công phu gọt giũa.
Có như vậy các em mới viết đúng, sâu và hay.
6/ KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU:
5

Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×