Tải bản đầy đủ (.doc) (29 trang)

GA tuan 2

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (256.1 KB, 29 trang )

TUẦN 2
Thứ 2 ngày 24 tháng 8 năm 2009
Tập đọc : DẾ MÈN BÊNH VỰC KẺ YẾU
(Tiết 2)
I. Yêu cầu:
- Đọc lưu loát, biết ngắt nghĩ đúng, biết thể hiện ngữ điệu phù hợp với cảnh tượng, tình
huống biến chuyển của truyện.
- Hiểu nội dung của bài: Ca ngợi Dế Mèn có tấm lòng nghĩa hiệp, ghét áp bức, bất công,
bênh vực chị Nhà Trò yếu đuối, bất hạnh.
- Giáo dục HS lòng thương người.
II. Chuẩn bị:
- Tranh minh họa ở sách giáo khoa phóng to.
III. Các hoạt động dạy học:

TG Hoạt động của thầy Hoạt động của trò
5’
30’
1’
29’
12’
9’
A. Kiểm tra bài cũ:
- Gọi 1 HS đọc thuộc lòng bài thơ “Mẹ
ốm”. Nêu nội dung bài thơ?
- Gọi 3 HS đọc 3 đoạn bài Dế Mèn bênh
vực kẻ yếu” (Tiết 1).
- GV nhận xét, ghi điểm.
B. Bài mới:
1. Giới thiệu bài:
- GV giới thiệu ghi đầu bài lên bảng.
2. Hướng dẫn luyện đọc, tìm hiểu bài:


a. Luyện đọc:
- Gọi 1 HS đọc toàn bài.
- GV chia bài thành 3 đoạn.
- GV chú ý sửa sai cách phát âm.
- Cho HS luyện đọc theo cặp
- Gọi 2 HS đọc toàn bài
- GV đọc diễn cảm toàn bài.
b.Tìm hiểu bài:
- Cho HS đọc thầm từng đoạn và lần lượt
trả lời câu hỏi:
+ Trận địa mai phục của bọn nhện đáng
sợ như thế nào?
+ Dế Mèn làm cách nào để bọn Nhện phải
sợ?
+ Dế Mèn nói thế nào để bọn Nhện phân
ra lẽ phải?

+ Sau đó bọn Nhện đã hành động như thế
nào?
+ Hãy chọn danh hiêụ cho Dế Mèn?
- 1 HS đọc bài và trả lời câu hỏi
- 3 HS đọc nối tiếp theo đoạn.
- HS nhận xét bạn.
- HS lắng nghe
- 1 HS đọc toàn bài
- 3 HS nối tiếp nhau đọc từng đoạn.
- HS đọc nối tiếp lần 2 và kết hợp nêu
nghĩa các từ “chóp bu”, “nặc nô”.
- HS luyện đọc theo cặp.
- 2 HS đọc toàn bài.

- HS đọc thầm và trả lời.
+ Bọn nhện chăng tơ từ bên này sang
bên kia ...
+ Dế Mèn dùng lời lẻ thách thức
“chóp bu bọn này, ta” để ra oai.
+ So sánh bọn Nhện giàu có, béo
múp với chị Nhà Trò gầy yếu, bé tẹo
và nghèo khổ...
+ Bọn Nhện nhận ra lẽ phải phá dây
tơ, chạy cuống cuồng...
- HS thảo luận đặt danh hiệu cho Dế
Mèn (võ sĩ, tráng sĩ, hiệp sĩ, dũng sĩ
34
8’
2’
c. Hướng dẫn đọc diễn cảm:
- Hướng dẫn học sinh đọc giọng đọc phù
hợp từng đoạn.
- Cho HS thi đọc.
- GV nhận xét.
C. Củng cố, dặn dò:
- Cho HS nêu lại nội dung bài đọc
- Nhận xét giờ học.
- Dặn dò: Về nhà đọc lại bài, tìm đọc
truyện “Dế Mèn phiêu lưu ký” (Tô Hoài)
và chuẩn bị bài sau.
anh hùng...)
- HS đọc nối tiếp từng đoạn (chọn
giọng đọc phù hợp với nội dung bài).
- HS đọc đoạn “Từ trong hốc đá......có

phà vòng vây đi không”.
- HS luyện đọc theo cặp.
- HS thi đọc hay trước lớp.

- 2 HS nêu nội dung
- HS lắng nghe
*****************************
Toán : CÁC SỐ CÓ SÁU CHỮ SỐ
I. Yêu cầu:
- Giúp HS ôn lại quan hệ giữa các đơn vị, các hàng liền kề.
- Rèn kĩ năng viết và đọc các số có tới sáu chữ số.
- Giáo dục HS có tính cẩn thận,chính xác trong học toán
II. Chuẩn bị:
- SGK Toán 4.
- Bảng phụ kẽ sẵn nội dung SGK.
III. Các hoạt động dạy học:

TG Hoạt động của thầy Hoạt động của trò
5’
35’
1’
34’
15’
A. Kiểm tra bài cũ:
- GV kiểm tra và chấm 1 số vở BT ở nhà
của HS
- GV nhận xét tình hình học ở nhà của HS
B. Bài mới:
1. Giới thiệu bài:
- GV giới thiệu và ghi đầu bài lên bảng.

2. Giảng bài:
a. Giới thiệu số có sáu chữ số:
- Ôn về các hàng đơn vị, chục, trăm, nghìn,
chục nghìn.
- Cho HS nêu mối quan hệ giữa các đơn vị
các hàng liền kề.
+ 10 đơn vị = 1 chục.
+ 10 chục = 100.
+ 10 trăm = 1000.
+ 10 nghìn = 1 Chục nghìn.
* Hàng trăm nghìn:
- HS để vở BT lên bàn
- HS lắng nghe
- HS nêu
35
19’
6’
6’
3’
4’
2’
- GV giới thiệu:
+ 10 chục nghìn = 1trăm nghìn
+ Một trăm nghìn viết là: 100000.
* Viết và đọc số có sáu chữ số: 432 516
- GV gắn các thẻ số 100000, 10000, 1000,
100, 10, 1 lên các cột tương ứng.
- Yêu cầu HS đếm xem có bao nhiêu trăm
nghìn, bao nhiêu chục nghìn.
- GV viết số.

b. Thực hành:
Bài 1: Cho HS đọc yêu cầu bài tập
a. GV hướng dẫn HS phân tích mẫu.
- Số 313 214 gồm: 300 nghìn, 10 nghìn, 3
nghìn, 2 trăm, 1 chục, 4 đơn vị
b. GV cho HS quan sát bảng ở SGK để viết
số.
Bài 2:
- Cho HS đọc yêu cầu bài tập
- GV hướng dẫn yêu cầu bài tập.
- GV kết luận:
Bài 3:
- Cho HS đọc yêu cầu bài tập
- Cho HS làm bài theo nhóm 2
- Cho HS đọc nối tiếp các số
Bài 4:
- GV nêu yêu cầu bài tập.
- Cho HS làm vào vở
- GV chấm bài một số em.
- Nhận xét kết quả.
C. Củng cố, dặn dò:
- GV nhận xét giờ học.
- Dặn HS làm bài tập ở vở in sẵn, chuẩn bị
cho bài sau.
- HS quan sát bảng ở trang 8 SGK.
- HS gắn kết quả cuối bảng và xác định
số này gồm bao nhiêu trăm nghìn, chục
nghìn...
- HS đọc.
- HS phân tích mẫu.

- HS suy nghĩ và trình bày yêu cầu bài
tập.
- HS nêu kết quả cần viết vào ô trống:
523453.
- Cả lớp đọc số.
- HS nêu yêu cầu bài tập.
- HS làm bài và nêu kết quả.
- HS nêu yêu cầu bài tập.
- HS đọc số theo cặp.
- HS đọc nối tiếp các số
- HS lắng nghe
- HS làm vào vở
63115, 723936, 943103, 860372
- HS lắng nghe
*****************************
Thể dục: QUAY PHẢI, QUAY TRÁI, DÀN HÀNG
DỒN HÀNG,TRÒ CHƠI: “THI XẾP HÀNG NHANH”
I. Mục tiêu:
- Củng cố & nâng cao kĩ thuật: Quay phải, quay trái, dàn hàng, dồn hàng. Yêu cầu dàn
hàng, dồn hàng nhanh, trật tự, động tác quay trái, quay phải đúng kĩ thuật, đều, đẹp, đúng
với khẩu lệnh.
- Trò chơi “Thi xếp hàng nhanh”.Yêu cầu HS biết chơi đúng luật, trật tự, nhanh nhẹn, hào
hứng trong khi chơi.
- Giáo dục HS có ý thức kỉ luật, phát triển các tố chất nhanh nhẹn, ...
II. Địa điểm, phương tiện:
- Sân trường bằng phẳng, sạch sẽ.
- Chuẩn bị 1 còi
III. Các hoạt động dạy học:
36
TG HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY HOẠT ĐỘNG CỦA TRÒ

6’
24’
14’
10’
5’
A. Phần mở đầu:
- GV nhận lớp, phổ biến nội dung,
yêu cầu bài học, chấn chỉnh đội
ngũ, trang phục tập luyện
- Cho HS đứng tại chỗ hát và vỗ
tay.
- Yêu cầu HS giậm chân tại chỗ
đếm theo nhịp 1-2, 1-2 hoặc chơi
trò “Tìm người chỉ huy”
B. Phần cơ bản:
1. Đội hình đội ngũ:
- Ôn quay trái, quay phải, dàn hàng,
dồn hàng:
+ GV điều khiển HS tập luyện
+ Cho HS chia tổ tập luyện dưới
sự điều khiển của tổ trưởng. GV
quan sát, sửa chữa những sai sót.
+ Cho HS tập hợp lớp sau đó cho
các tổ thi đua trình diễn nội dung
vừa ôn luyện.
+ GV quan sát, nhận xét đánh giá.
+ Cho cả lớp tập lại 1 lượt.
2. Trò chơi vận động:
- GV hướng dẫn cách chơi
- Cho HS chơi thử sau đó chơi

chính thức có thi đua.
- GV quan sát, nhận xét biểu dương
tổ thắng cuộc.
C. Phần kết thúc:
- Cho HS làm động tác thả lỏng
- GV cùng HS hệ thống bài.
- GV nhận xét, đánh giá kết quả giờ
học.
- Dặn HS ôn luyện các nội dung đã
học.
- HS lắng nghe và thực hiện.
- HS đứng tại chỗ hát và vỗ tay.
- HS giậm chân tại chỗ đếm theo nhịp 1-2, 1-
2 hoặc chơi trò “Tìm người chỉ huy”
- HS tập luyện theo sự chỉ đạo của GV.
- HS chia tổ tập luyện dưới sự điều khiển của
tổ trưởng.
- HS tập hợp lớp sau đó cho các tổ thi đua
trình diễn nội dung vừa ôn luyện.
- Cả lớp tập lại 1 lượt.
- HS lắng nghe
- HS chơi thử sau đó chơi chính thức có thi
đua.
- HS lắng nghe
- HS làm động tác thả lỏng
*****************************************************************
Thứ 3 ngày25 tháng8 năm 2009
Toán : LUYỆN TẬP
I. Yêu cầu:
- Giúp HS luyện viết và đọc số có tới sáu chữ số (cả các trường hợp có các chữ số 0).

- Nắm được thứ tự các sốcó 6 chữ số.
- Giáo dục HS tính cẩn thận, tính chính xác trong học toán.
II. Chuẩn bị:
- SGK Toán 4.
- Vở bài tập
37
III. Các hoạt động dạy học:
TG Hoạt động của thầy Hoạt động của trò
5’
30’
1’
29’
7’
8’
7’
7’
2’
A. Kiểm tra bài cũ:
- Cho HS ôn lại các hàng đã học: quan
hệ giữa hai hàng liền kề.
- GV yêu cầu HS xác định các hàng và
chữ số thuộc hàng đó là chữ số nào của số
825713.
B. Bài mới:
1. Giới thiệu bài:
- GV giới thiệu ghi đầu bài lên bảng.
2. Giảng bài:
Bài tập 1:
- GV kẻ sẵn bài tập lên bảng.
- GV hướng dẫn cách làm.

- Gọi 1 HS làm bài trên bảng, dưới lớp
cho làm bằng bút chì vào SGK.
- Cho HS nhận xét bổ sung.
- GV kết luận kết quả đúng.
Bài tập 2:
- Cho HS đọc yêu cầu BT
- Yêu cầu HS làm việc theo nhóm đôi.
- Gọi 4 HS đọc và trả lời “số 5 ở mỗi số
trên thuộc hàng nào”?
- GV ghi số trên bảng: 2453, 65243,
762543, 53620.
- GV nhận xét, đánh giá.
Bài tập 3:
- GV nêu yêu cầu bài tập.
- Cho HS tự điền số vào vở bài tập
- GV theo dõi giúp đỡ HS yếu.
- GV chữa bài và cho điểm
Bài tập 4:
- GV nêu yêu cầu bài tập.
- Cho HS tự điền số vào dãy số sau đó
cho HS đọc từng dãy số trước lớp
- GV theo dõi giúp đỡ HS yếu.
- Cho HS nhận xét đặc điểm của các dãy
só trong bài.
- GV chữa bài và cho điểm
C. Củng cố, dặn dò:
- GV chốt kiến thức cơ bản
- Nhận xét giờ học.
- Dặn : Xem lại các bài tập đã làm, làm
bài tập ở vở BT, chuẩn bị bài sau.

- HS ôn lại các hàng đã học: quan hệ
giữa hai hàng liền kề.
- HS xác định các hàng và chữ số thuộc
hàng đó là chữ số nào của số 825713.
- HS lắng nghe.
- HS nêu yêu cầu bài tập.
- HS tự làm bài và sau đó chữa bài.
- 1 HS lên bảng điền kết quả.
- Lớp nhận xét, bổ sung.
- HS nêu yêu cầu bài tập.
- HS làm việc theo nhóm đôi.
- HS đứng tại chỗ đọc số và nêu giá trị
của chữ số 5.
- 1HS lên bảng thực hiện kết quả, lớp
làm ở SGK
- Lớp nhận xét, bổ sung.
- HS lắng nghe sửa chữa.
- HS đọc yêu cầu BT
- HS làm việc theo nhóm đôi.
- 4 HS đọc và trả lời trước lớp
- Rút ra đặc điểm các dãy số
- HS lắng nghe
********************************
Chính tả:(Nghe viết)
38
MƯỜI NĂM CÕNG BẠN ĐI HỌC
Phân biệt: s / x, ăng / ăn
I. Yêu cầu:
- Nghe viết đúng chính tả, trình bày đúng, đẹp đoạn văn “Mười năm cõng bạn đi học”
- Phân biệt và viết đúng những tiếng có âm và vần dễ lẫn s / x, ăng / ăn.

- Làm đúng bài tập chính tả.
- Giáo dục HS tính cẩn thận, có ý thức trao dồi chữ viết.
II. Chuẩn bị:
- Sách Tiếng Việt 4.
- Vở ghi chính tả và vở BT tiếng Việt.
III. Các hoạt động dạy học:
TG Hoạt động của thầy Hoạt động của trò
5’
33’
1’
22’
5’
3’
11’
3’
A. Kiểm tra bài cũ:
- GV đọc, 2 HS lên bảng viết, cả lớp viết
vào giấy nháp những tiếng có âm đầu là
l / n, vần an / ang.
- GV nhận xét, ghi điểm.
B. Bài mới:
1. Giới thiệu bài:
- GV giới thiệu ghi đầu bài lên bảng.
2.Hướng dẫn học sinh nghe viết:
a. Tìm hiểu nội dung đoạn viết:
- Gọi 1 HS đọc bài viết, cả lớp đọc thầm
suy nghĩ trả lời câu hỏi:

+ Bạn Sinh đã làm gì để giúp đỡ Hanh?
+ Việc làm của Sinh đáng trân trọng ở

điểm nào?
- Cho HS nhận xét, bổ sung.
- GV kết luận ý đúng
b. Hướng dẫn viết từ khó:
- Yêu cầu HS nêu các từ khó viết, dễ lẫn
khi viết chính tả
- Yêu cầu HS đọc, viết các từ vừa tìm
được.
- Cho HS nhận xét sửa chữa
c. Viết chính tả:
- GV hướng dẫn cách trình bày bài viết
-GV đọc to, rõ ràng, chậm rãi cho HS
viết.
- Theo dõi, giúp đỡ HS yếu, nhắc nhở về
tư thế, cách cầm bút,...
d. Soát lỗi và chấm bài:
- GV đọc để HS soát bài
- Cho HS đổi vở soát lỗi.
- 2 HS lên bảng viết, cả lớp viết vào
giấy nháp những tiếng có âm đầu là l /
n, vần an / ang.
- HS lắng nghe
- HS theo dõi trong SGK.
- HS đọc thầm lại đoạn văn cần viết,
chú ý cách viết các tên riêng.
- 1 HS đọc bài viết, cả lớp đọc thầm suy
nghĩ trả lời câu hỏi:
+ Sinh cõng bạn đi học suốt 10 năm
+ Tuy còn nhỏ nhưng Sinh đã không
quản khó khăn, ngày ngày cõng bạn tới

trường với đoạn dường dài hơn 4 km,
qua đèo, vượt suối, khúc khuỷu, gập
ghềnh.
- HS nêu các từ khó viết, dễ lẫn khi viết
chính tả
- 3 HS viết bảng lớp, dưới lớp viết vào
bảng con hoặc vở nháp.
- HS đọc các từ vừa tìm được.
- HS viết vào vở.
- HS soát lại bài.
- HS đổi vở cho nhau để soát bài.
39
10’
7’
3’
2’
- GV chấm 1 số vở
3. Hướng dẫn làm bài tập
Bài tập 2:
- Gọi 1 HS nêu yêu cầu bài tập.
- GV hướng dẫn làm bài tập.
- Cho HS làm bài vào vở.
- Cho HS nhận xét chữa bài
- GV chốt lại lời giải đúng
- Yêu cầu HS đọc truyện vui “Tìm chỗ
ngồi” để trả lời câu hỏi:
+ Truyện đáng cười ở chi tiết nào?
- GVKL.
Bài tập 3a:
- Gọi 1 HS nêu yêu cầu bài tập.

- Yêu cầu HS tự làm bài
- Gv hướng dẫn giúp HS giải thích câu đố
- Cho HS nhận xét, bổ sung
- GV chốt lời giải đúng
C. Củng cố, dặn dò:
- Nhận xét giờ học.
- Về nhà tìm 10 từ ngữ chỉ loài vật có
tiếng bắt đầu bằng s/x, chép lại chuyện
vui “Tìm chỗ ngồi” và chuẩn bị bài sau.
- 1 HS nêu yêu cầu bài tập
- HS suy nghĩ và làm bài vào vở.
- 2 HS lên bảng làm lớp làm bài vào vở.
- 2 HS đọc thành tiếng, lớp suy nghĩ trả
lời câu hỏi:
+ Ông khách ngồi hàng ghế đầu tưởng
người đàn bà giẫm phải chân ông đi xin
lỗi ông nhưng thực chất bà ta chỉ đi tìm
lại chỗ ngồi.
- 1 HS đọc câu đố, cả lớp suy nghĩ tìm
từ.
- HS trình bày.
- Lớp nhận xét.
Lời giải: Chữ sáo và sao
+ Dòng 1: Sáo là tên 1 loài chim
+ Dòng 2: Bỏ sắc thành sao
- HS lắng nghe
*********************************
Luyện từ và câu: MỞ RỘNG VỐN TỪ
NHÂN HẬU – ĐOÀN KẾT
I. Yêu cầu:

- Mở rộng và hệ thống hóa, vốn từ ngữ theo chủ điểm: Thương người như thể thương
thân.
- Hiểu nghĩa và biết cách dùng các từ ngữ theo chủ điểm
- Học nghĩa một số từ và đơn vị cấu tạo từ Hán Việt có trong bài và biết cách dùng các từ
đó.
II. Chuẩn bị:
- SGK Tiếng Việt 4; Phiếu học tập của HS.
III. Các hoạt động dạy học:

TG Hoạt động của thầy Hoạt động của trò
5’ A. Kiểm tra bài cũ:
- Gọi 2 HS trả lời:
+ Tiếng có mấy bộ phận? Đó là những
bộ phận nào? Lấy VD.
+ Trong tiếng bộ phận nào có thể thiếu
còn bộ phận nào không thể thiếu? VD
- Cho HS nhận xét, GV nhận xét ghi
điểm.
- 2 HS lần lượt lên bảng trả lời và ghi
VD lên bảng.
- HS nhận xét
40
31’
1’
30’
10’
7’
6’
B. Bài mới:
1. Giới thiệu bài:

- GV giới thiệu ghi đầu bài lên bảng.
2. Hướng dẫn HS làm bài tập:
Bài tập 1:
- Gọi 1 HS đọc yêu cầu của bài
- Chia lớp thành nhóm 4 giao nhiệm vụ:
Suy nghĩ tìm từ và viết vào phiếu
- Yêu cầu 4 nhóm dán giấy lên bảng.
- GV cùng HS nhận xét, bổ sung để hoàn
thiện bài tập.
- GV KL:
+ Từ ngữ thể hiện lòng nhân hậu, tình
cảm thương yêu đồng loại: lòng nhân ái,
lòng vị tha, tình thân ái, tình thương
mến, yêu, quý, xót, thương, tha thứ, độ
lượng, bao dung, xót xa, thương cảm, ...
+ Từ trái nghĩa với nhân hậu hoặc yêu
thương: độc ác, hung ác, nanh ác, tàn
ác,tàn bạo, cay độc, độc địa, ác nghiệt,
hung dữ, dữ tợn, dữ dằn, bạo tàn, cay
nghiệt, nghiệt ngã, ghẻ lạnh,...
+ Từ ngữ thể hiện tinh thần đùm bọc,
giúp đỡ đồng loại: cưu mang, che chở,
cứu trợ, cứu giúp, ủng hộ, hỗ trợ, bênh
vực, che chắn, che đỡ, nâng đỡ, nâng
niu, ...
+ Từ trái nghĩa với từ “đùm bọc”: ăn
hiếp, hà hiếp, ức hiếp, bắt nạt, hành hạ,
đánh đập, áp bức, bóc lột, chèn ép...
Bài tập 2:
- Cho HS đọc yêu cầu bài tập

- Cho HS làm việc theo cặp làm vào giấy
nháp.
- Gọi 2 HS lên bảng làm bài
- Cho HS nhận xét bạn
- GV chốt lời giải đúng
+ Từ có tiếng “nhân” có nghĩa là
người: nhân loại, công nhân, nhân tài,
nhân dân.
+ Từ có tiếng “nhân” có nghĩa là “lòng
thương người”: nhân hậu, nhân từ, nhân
đức, nhân ái.
Bài tập 3:
- Gọi 1 HS đọc yêu cầu của bài
- GV chia lớp thành 4 nhóm thi trình bày
nhanh vớí hình thức nối tiếp bằng cách
ghi lên bảng.
- Học sinh lắng nghe.
- 1 HS đọc yêu cầu của bài.
- HS thảo luận và ghi vào phiếu học
tập.
- Đại diện các nhóm trình bày kết quả.
- Lớp nhận xét, bổ sung.
- HS đọc yêu cầu của bài.
- HS thảo luận theo cặp và làm bài vào
vở.
- 2 HS làm vào bảng lớp
- Lớp nhận xét.
- HS lắng nghe
- 1 HS nêu yêu cầu của bài.
- HS nối tiếp nhau đặt câu ghi lên bảng.

- HS nhận xét.
41
7’
2’
- Cho HS nhận xét sau đó GV nhận xét
ghi điểm cho các nhóm đặt câu đúng.
Bài tập 4:
- Gọi 2 HS đọc yêu cầu của bài
- Cho HS thảo luận theo cặp làm vào
giấy nháp.
- Gọi HS trình bày, GV nhận xét.
- GV chốt lại lời giải đúng:
+ Ở hiền gặp lành: khuyên người ta
sống hiền lành, nhân hậu vì sống như
vậy sẽ gặp những điều tốt lành may mắn.
+ Trâu buộc ghét trâu ăn: chê người có
tính xấu, ghen tị khi thấy người khác
được hạnh phúc, may mắn.
+ Một cây...núi cao: khuyên người ta
đoàn kết với nhau vì đoàn kết tạo nên
sức mạnh.
C. Củng cố, dặn dò:
- Nhận xét giờ học.
- Dặn HS học thuộc các từ ngữ, câu tục
ngữ, thành ngữ vừa tìm được và chuẩn
bị bài sau.
- 2 HS đọc yêu cầu của bài
- HS thảo luận theo cặp làm vào giấy
nháp ý nghĩa từng câu tục ngữ.
- HS trình bày

- HS lắng nghe
- HS lắng nghe
**********************************
Khoa học: TRAO ĐỔI CHẤT Ở NGƯỜI
(Tiếp theo)
I. Yêu cầu:
- HS có khả năng: Kể tên những biểu hiện bên ngoài của quá trình trao đổi chất và những
cơ quan thực hiện quá trình đó.
- Nêu được vai trò của các cơ quan tuần hoàn trong quá trình trao đổi chất.
- Trình bày được sự phối hợp hoạt động của các cơ quan tiêu hóa, hô hấp, tuần hoàn, bài
tiết
II. Chuẩn bị:
- Hình trang 8, 9 SGK; Phiếu học tập.
III. Các hoạt động dạy học:

TG Hoạt động của thầy Hoạt động của trò
5’
33’
1’
32’
10’
A. Bài cũ:
- Gọi 2 HS lên bảng:
+Thế nào gọi là quá trình trao đổi chất?
+ Vẽ sơ đồ quá trình trao đổi chất.
- Cho HS nhận xét, bổ sung
- GV nhận xét ghi điểm
B. Bài mới:
1.Giới thiệu bài:
- GV giới thiệu ghi đầu bài lên bảng.

2. Giảng bài:
*Hoạt động 1: Xác định những cơ quan
trực tiếp tham gia vào quá trình trao đổi
- 2 HS lên bảng:
- HS nhận xét, bổ sung
- HS lắng nghe
42
10’
12’
2’
chất.
- Cho HS quan sát hình trang 8 và thảo
luận theo nhóm đôi.
+ Hình minh hoạ cơ quan nào trong quá
trình trao dổi chất?
+ Cơ quan đó có chức năng gì trong quá
trình trao đổi chất?
- Cho HS nhận xét, bổ sung
- GVKL và ghi tóm tắt lên bảng
- GV giải thích thêm: Trong quá trình trao
đổi chất, mỗi cơ quan đều có một chức
năng riêng.
* Hoạt động 2:Sơ đồ quá trình trao đổi
chất.
- Cho HS thảo luận nhóm 4 bài tập ở
phiếu học tập.
- Cho đại diện các nhóm dán bài tập lên
bảng và đọc
- Cho các nhóm khác nhận xét
- GV chốt câu trả lời đúng và ghi điểm.

*Hoạt động 2: Mối quan hệ giữa các cơ
quan trong việc thực hiện trao đổi chất
với người.
- Cho HS quan sát sơ đồ trang 7
- Yêu cầu HS suy nghĩ và viết các từ cho
trước vào chỗ chấm.
- Quan sát sơ đồ trả lời câu hỏi: Nêu vai
trò của từng cơ quan trong quá trình trao
đổi chất?
- GVKL: Tất cả các cơ quan trong cơ thể
đều tham gia vào quá trình trao đổi chất.
Mỗi cơ quan có một nhiệm vụ riêng
nhưng chúng đều phối hợp với nhau để
thực hiến sự trao đổi chất giữa cơ thể và
môi trường...
C. Củng cố, dặn dò:
- Yêu cầu HS trả lời: Để các cơ quan
trong cơ thể người hoạt động bình
thường, con người khoẻ mạnh chúng ta
cần làm gì?
- HS quan sát tranh ở trang 8 SGK và
thảo luận.
- Đại diện nhóm trình bày trước lớp.
+ H1: Cơ quan tiêu hoá, H2: Cơ quan
hô hấp, H3: Cơ quan tuần hoàn,
H4: Cơ quan bài tiết.
- Các nhóm khác nhận xét, bổ sung.
+ Tiêu hóa: là chức năng biến đổi
thức ăn, nước uống thành các chất
dinh dưỡng ngấm vào máu để đi nuôi

cơ thể, thải ra phân.
+ Hô hấp: Thực hiện quá trình trao
đổi khí là hấp thụ khí ô xy và thải ra
khí cac-bo-nic.
+ Tuần hoàn: Vận chuyển các chất
dinh dưỡng đi đến tất cả các cơ quan
của cơ thể.
+ Bài tiết: là lọc máu, tạo thành nước
tiểu thải ra ngoài
- HS thảo luận nhóm 4 bài tập ở phiếu
học tập.
-
Đại diện các nhóm dán bài tập lên
bảng và đọc
-
Các nhóm khác nhận xét
- HS lắng nghe
- HS quan sát sơ đồ trang 7
- HS suy nghĩ và viết các từ cho trước
vào chỗ chấm.
- HS quan sát sơ đồ trả lời câu hỏi
- HS lắng nghe
- Bảo vệ bầu không khí trong lành và
môi trường sống của các động thực
vật - nguồn lương thực, thực phẩm
cho con người...
- HS lắng nghe
43
- Nhận xét giờ học.
- Về nhà học thuộc nội dung bài và chuẩn

bị nội dung bài sau. tập vẽ lại sơ đồ quá
trình trao đổi chất.
***********************************************************
Thứ 4 ngày 26 tháng 8 năm 2009
Địa lý: DÃY NÚI HOÀNG LIÊN SƠN
I. Yêu cầu:
- HS biết chỉ vị trí của dãy núi Hoàng Liên Sơn trên bản đồ và lược đồ địa lý tự nhiên Việt
Nam.
- Trình bày một số đặc điểm của dãy núi Hoàng Liên Sơn (vị trí, địa hình, khí hậu). Mô tả
đỉnh núi Phan Xi Păng.
- Tự hào về vẻ đẹp thiên nhiên của đất nước Việt Nam. .
II. Chuẩn bị:
- Bản đồ địa lí Việt Nam
- Một số loại tranh ảnh về dãy núi Hoàng Liên Sơn.
III. Các hoạt động dạy học:
TG Hoạt động của thầy Hoạt động của trò
3’
30’
1’
29’
19’
A. Kiểm tra bài cũ:
- Gọi 2 HS lên bảng thực hiện:
+ Nêu cách sử dụng bản đồ?
+ Chỉ các hướng trên bản đồ và đọc tên
bản đồ
- Cho HS nhận xét, GV nhận xét ghi điểm
B. Bài mới:
1. Giới thiệu bài:
- GV giới thiệu ghi đầu bài lên bảng.

2. Giảng bài:
a. Hoàng Liên Sơn - dãy núi cao và đồ
sộ nhất Việt Nam.
- Cho HS dựa vào lược đồ SGK tìm vị trí
dãy Hoàng Liên Sơn ở hình 1 SGK.
- GV treo bản đồ địa lý lên bảng - chỉ vị
trí của dãy núi Hoàng Liên Sơn.
- Yêu cầu HS trả lời câu hỏi:
+ Kể tên những dãy núi chính ở phía Bắc
nước ta? Trong những dãy núi đó dãy núi
nào dài nhất?
+ Dãy núi Hoàng Liên Sơn nằm ở phía
nào của Sông Hồng?
+ Dãy núi Hoàng Liên Sơn dài bao nhiêu
km và rộng bao nhiêu km?
+ Đỉnh núi, sườn và thung lũng ở dãy núi
Hoàng Liên Sơn như thế nào?
- Cho HS chỉ đỉnh núi Phan-xi-păng trên
lược đồ hoặc bản đồ và cho biết độ cao
của nó?
- 2 HS lên bảng thực hiện:
- HS nhận xét
- HS lắng nghe
- HS dựa vào lược đồ SGK tìm vị trí
dãy Hoàng Liên Sơn ở hình 1 SGK.
- HS trả lời câu hỏi:
+ Các dãy núi chính ở phía Bắc:
Hoàng Liên Sơn, Sông Gâm, Ngân
Sơn, Bắc Sơn, Đông Triều
+ Dãy núi Hoàng Liên Sơn nằm ở phía

tây sông Hồng.
+ Khoảng 180km và trải rộng gần
30km.
+ Nhiều đỉnh nhọn, sườn dốc, thung
lũng hẹp và sâu.
+ Đỉnh Phan-xi-păng cao nhất nước ta
và độ cao là: 3143m.
44

Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×