Tải bản đầy đủ (.doc) (10 trang)

tai lieu xay dung

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (201.2 KB, 10 trang )

Ngành Xây dựng
Chúng ta cần có nhà để ở, có đường để đi, trường để học, công trình công cộng để làm việc,
sinh hoạt, bệnh viện để chăm sóc sức khỏe, cần được sống trong môi trường trong sạch, được
an toàn với động đất, núi lửa, gió bão, lũ lụt, trượt lở đất v.v…Có lẽ chính vì vậy người xây
dựng luôn được đề cao, tôn vinh trong mọi thời đại. Họ đã tạo nên những giá trị kỹ thuật, văn
hóa, xã hội, cộng đồng và tâm linh.
Khác với xây dựng dân dụng, xây dựng quân sự là tạo nên những pháo đài, thành trì, đường
hầm, công trình ngầm, công trình trên hải đảo, vùng biên giới… vì các mục tiêu an ninh quốc
phòng. Nhiều quốc gia chủ trương xây dựng các công trình dân dụng kết hợp với quốc phòng
như xây dựng đường giao thông ngầm trong đô thị, sử dụng tầng ngầm nhà cao tầng, tạo dựng
các hang ngầm trong lòng đất, đá… Trong tương lai, các công trình dân dụng và quốc phòng sẽ
được giao thoa, gắn kết, phục vụ cho cộng đồng và bảo vệ đất nước.
Điều kiện làm việc và cơ hội nghề nghiệp
Với chuyên môn về xây dựng, bạn có thể làm việc tại các doanh nghiệp xây dựng, giao thông,
thủy lợi, các viện nghiên cứu chuyên ngành, các ban quản lý dự án, các trường đại học, cao
đẳng, trung học chuyên nghiệp v.v… Cơ hội làm việc trong ngành xây dựng rất rộng mở.
Kỹ sư trong ngành xây dựng hầu như luôn phải đi xa nhà, theo các công trình. Họ làm việc dưới
điều kiện vất vả, áp lực thời gian lớn. Khi làm việc tại công trình, họ còn phải cẩn thận với
những tai nạn lao động có thể xảy ra. Khả năng phối hợp rất quan trọng với kỹ sư trong ngành
xây dựng vì họ thường làm việc theo nhóm gồm các chuyên gia khác nhau có liên quan.
Một số nghề nghiệp trong ngành xây dựng
- Kiến trúc sư (tham khảo thêm phần giới thiệu Ngành Kiến trúc)
- Kỹ sư cơ học đất và địa kỹ thuật công trình
- Kỹ sư kết cấu công trình
- Kỹ sư vật liệu xây dựng
- Kỹ sư giao thông công trình
- Kỹ sư điện, nước và thiết bị kỹ thuật
- Kỹ sư âm thanh, chiếu sáng, vật lý kiến trúc và cây xanh cho công trình xây dựng
- Kỹ sư lắp máy và cơ khí xây dựng
- Người quản lý dự án xây dựng.
Phẩm chất và kỹ năng cần thiết


Ngành xây dựng vừa tạo nên những cơ sở vật chất cụ thể, vừa phải tạo nên các công trình có giá
trị kỹ thuật và văn hóa. Đây là ngành đòi hỏi sự sáng tạo và kết hợp giữa kỹ thuật, công nghệ,
văn hóa, nghệ thuật. Vì vậy người xây dựng phải suy nghĩ vượt qua các rào cản, các bức tường,
các hộp gỗ để thổi hồn và trí tuệ của mình vào những công trình cụ thể.
- GIỏi các môn khoa học tự nhiên, đặc biệt là toán học và vật lý (cơ học).
- Am hiểu các kiến thức lịch sử, địa lý cũng giúp ích rất nhiều trong ngành này.
- Vốn văn hóa sâu rộng để biết tôn vinh các giá trị văn hóa trong các công trình xây dựng.
- Có khả năng sáng tạo và tổ chức.
- Khả năng giao tiếp tốt.
- Tình yêu đất nước, thiên nhiên, con người (bởi ngành này là làm việc với đất, nước, đá,
nguyên liệu, năng lượng và mục tiêu của cuộc sống con người).
Một số địa chỉ đào tạo:
Các bạn có thể theo học ngành xây dựng tại các trường: Trường Đại học Xây dựng, Trường Đại
học Kiến trúc Hà Nội, Trường Đại học Kiến trúc TP.HCM, Trường Đại học Giao thông vận tải,
Trường Đại học Thủy lợi, Trường Mỏ - Địa chất, Trường Đại học Bách khoa Hà Nội, Trường
Đại học Bách khoa TP.HCM, Trường Đại học Kinh tế quốc dân v.v… Ngoài ra còn có các
trường Cao đẳng, Trung cấp và Dạy nghề xây dựng.

Ngành Kiến trúc
Kiến trúc sư là những chuyên gia được đào tạo và cấp bằng về nghệ thuật và khoa học thiết kế các công trình
xây dựng. Họ biến những nhu cầu của con người về nơi ở, sinh hoạt, vui chơi, làm việc v.v... thành hình ảnh
và đồ án của các công trình mà sau đó sẽ xây dựng bởi người khác.
Công việc chính của kiến trúc sư
Quy trình chung để một công trình được xây dựng gồm các bước:
Hoạch định dự án, thiết kế công trình, đấu thầu xây dựng, triển khai thi công, nghiệm thu và bàn giao công
trình. Nhiệm vụ chủ yếu của kiến trúc sư là ở phần việc đầu tiên: làm dự án, thiết kế kiến trúc, quy hoạch và
thường là người chủ trì công trình. Họ hợp tác với các kỹ sư, chuyên gia trong các lĩnh vực khác nhau, chủ
yếu về xây dựng, để đưa ra thiết kế hợp lý nhất cho công trình.
Điều kiện làm việc và cơ hội nghề nghiệp
Kiến trúc sư thường làm việc tại văn phòng tư vấn thiết kế, xưởng thiết kế. Công trường cũng là một địa chỉ

gắn bó với kiến trúc sư khi họ phải đi khảo sát thực tế hay điều hành dự án.
Kiến trúc sư chủ yếu làm việc tại các văn phòng tư vấn, trong và các xưởng thiết kế khá tiện nghi. Đôi khi họ
phải đi thực tế, giám sát thi công. Công việc này vất vả nhưng lại rất thú vị. Làm việc trong nghề này nghĩa là
bạn chấp nhận áp lực công việc lớn, có thể nhiều đêm phải thức trắng để hoàn thành thiết kế kịp thời gian.
Cũng như nghề thiết kế, nhiều kiến trúc sư làm việc độc lập hoặc cùng một số đồng nghiệp lập ra xưởng,
công ty kiến trúc của mình.
Những phẩm chất và kỹ năng cần có
Kiến trúc sư cần có tư chất của một nghệ sĩ, một nhà khoa học - kỹ thuật, một người làm công tác văn hóa -
xã hội. Người ta nói nghề kiến trúc là nghề kết hợp khoa học, kỹ thuật và nghệ thuật là như vậy.
- Năng lực tư duy thẩm mỹ trong không gian, nhận thức và tạo dựng cái đẹp.
- Khao khát sáng tạo, đam mê hình khối, háo hức tạo dựng công trình.
- Kiên trì, sáng tạo, ham học hỏi.
- Có bản lĩnh, kiên định
- Đặc điểm về giới cũng đáng lưu ý. Những đòi hỏi về khả năng làm việc cường độ cao, áp lực công việc
nặng khiến tỷ lệ nữ làm việc trong ngành này không cao.
Một số địa chỉ đào tạo
Tùy vào từng trường mà có yêu cầu thi riêng.
Bạn có thể học ngành này tại: Trường Đại học Kiến trúc Hà Nội, Trường Đại học Kiến trúc Tp. Hồ Chí Minh,
Trường Đại học Xây dựng, Trường Đại học Dân lập Đông Đô, Trường Đại học Dân lập Phương Đông v.v...
Thông tin do Tủ sách hướng
Ngành Công nghệ cơ khí
Công nghệ cơ khí luôn là một trong những ngành then chốt đối với sự phát triển kinh tế -
xã hội trên toàn thế giới. Ngày nay, tất cả các máy móc vận hành trong các dây chuyền sản
xuất, hoạt động ở mọi nơi (trên và dưới mặt đất, trên mặt biển, dưới đáy biển, trên trời, ngoài vũ trụ…) đều có sự đóng góp lớn
của các nhà khoa học, các tổng công trình sư, kỹ sư, cán bộ kỹ thuật , công nhân cơ khí.
Điều kiện làm việc và cơ hội nghề nghiệp
Thống kê của các nước công nghiệp tiên tiến về lịch sử phát triển của ngành cơ khí hàng trăm năm qua cho thấy:
những người được đào tạo về cơ khí có thể làm việc ở mọi nơi trên đất nước họ và các nước khác trên thế giới
trong mọi ngành công nghiệp và kinh tế khác nhau. Có thể tóm tắt trong một số lĩnh vực chính sau:
- Công tác ở các viện nghiên cứu

- Công tác ở các trường đại học, cao đẳng, trung cấp, dạy nghề.
- Làm việc trong các nhà máy, công ty sản xuất cơ khí của mọi lĩnh vực công nghiệp, nông nghiệp, văn hóa, xã
hội, quốc phòng.
- Làm việc ở mọi nơi có sử dụng máy móc, thiết bị vận hành.
Việt Nam đang nỗ lực thúc đẩy chiến lược phát triển công nghiệp hóa - hiện đại hóa để hội nhập với nền kinh tế
thế giới sau khi gia nhập WTO nên cơ hội làm việc trong ngành cơ khí càng trở nên phong phú và rộng mở hơn
bao giờ.
Một số nghề nghiệp trong ngành Công nghệ cơ khí:
- Cán bộ nghiên cứu khoa học và giảng dạy: Dành phần lớn thời gian làm việc trong phòng thí nghiệm, thư viện
cùng với những thiết bị, dụng cụ chuyên dùng. Họ cũng thường xuyên lên lớp truyền đạt những tri thức của mình
cho thế hệ trẻ yêu thích ngành cơ khí và không quên chuyển giao các kết quả nghiên cứu thành công cho các cơ
sở sản xuất ứng dụng.
- Kỹ sư điều hành công nghệ: Trực tiếp gắn bó với các dây chuyền, thiết bị cơ khí trong phân xưởng sản xuất
cùng công nhân để kịp thời khắc phục xử lý các sự cố có thể xảy ra và giám sát công việc, đảm bảo dây chuyền
hoạt động đều đặn, đạt chất lượng yêu cầu.
- Kỹ sư giám sát: Thực hiện việc kiểm tra, giám sát các công đoạn trong dây chuyền gia công sản phẩm cơ khí,
đảm bảo thực hiện đúng quy trình công nghệ với các điều kiện kỹ thuật, quy phạm, tiêu chuẩn của ngành cơ khí
cũng như tiêu chuẩn của quốc gia, quốc tế.
- Kỹ sư thiết kế: Làm việc phần lớn trong văn phòng với các máy móc, thiết bị chuyên dụng cho công tác thiết kế
như máy tính cài đặt phần mềm phù hợp, giá vẽ, bút thước… Kỹ sư thiết kế luôn tư duy, tìm tòi để thiết kế ra
những dây chuyền công nghệ ngày một tốt hơn. Họ cũng dành nhiều thời gian xuống phân xưởng để trực tiếp
quan sát, rút kinh nghiệm.
- Cán bộ tư vấn và chuyển giao công nghệ: Là những chuyên gia giàu kinh nghiệm, trực tiếp tư vấn hoặc
chuyển giao công nghệ cho các Bộ, ngành, cơ quan Nhà nước, các công ty, nhà máy…, lựa chọn nhập khẩu các
dây chuyền thiết bị chất lượng, đem lại hiệu quả kinh tế tốt nhất.

Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×