ĐOÀN THANH NIÊN CỘNG SẢN HỒ CHÍ MINH
XÂY DỰNG KẾ HOẠCH
MỘT TRONG NHỮNG YẾU TỐ QUAN TRỌNG GÓP
PHẦN THÀNH CÔNG CHO NGƯỜI GIÁO VIÊN
TỔNG PHỤ TRÁCH ĐỘI TNTP HỒ CHÍ MINH
Người viết : Phan Thanh Phước
Đơn vò : Trường THCS Trần Hưng Đạo – TP Tuy Hòa
Tuy Hòa, tháng 07/2010
LỜI NÓI ĐẦU
Đội TNTP Hồ Chí Minh do Bác Hồ kính yêu , Đảng cộng sản Việt Nam sáng lập, chăm lo
và bồi dưỡng; Đoàn TNCS Hồ Chí Minh phụ trách. 66 năm qua tổ chức Đội TNTP Hồ Chí Minh
không ngừng phát triển, từng bước lớn mạnh và trưởng thành. Hoạt động Đội đã được nâng lên
một tầm cao mới. Sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước theo đònh hướng XHCN và xu
thế hội nhập đặt ra những yêu cầu mới cho toàn bộ hệ thống chính trò nói chung, cũng như tổ chức
Đội TNTP Hồ Chí Minh nói riêng. Với phương châm xây dựng Đảng phải bắt đầu từ xây dựng
Đoàn, xây dựng Đoàn phải từ cơ sở xây dựng Đội. Và đó là nguyên tắc bất di bất dòch, là sợi chỉ
đỏ xuyên suốt toàn bộ quá trình hoạt động của các tổ chức Thanh thiếu nhi Việt Nam. Trong
những năm gần đây, công tác Đội thiếu niên tiền phong Hồ Chí Minh và Đội nhi đồng Hồ Chí
Minh có sự tiến bộ mới. Đi đôi với việc phát triển về số lượng, việc xây dựng các chi đội mạnh,
liên đội mạnh có những chuyển biến mới về chất lượng. Mà trong đó vai trò của người Tổng phụ
trách Đội là vô cùng quan trọng. Chính họ là những người tạo ra sự đa dạng, phong phú cho quá
trình hoạt động Đội và các phong trào thiếu nhi trong nhà trường, tạo ra một môi trường lành
mạnh, hiệu quả để đội viên thuận lợi trong việc học tập, rèn luyện, thể hiện và phát triển năng
khiếu. Thông qua hoạt động Đội nhằm giáo dục đội viên lòng yêu nước, yêu chủ nghóa xã hội,
truyền thống tốt đẹp của dân tộc, xây dựng hoài bảo, lí tưởng con người mới XHCN vừa hồng, vừa
chuyên.
Do vậy, để hoạt động Đội mỗi ngày có thêm được nhiều hình thức, nhiều nội dung mới
phong phú, hấp dẫn và lôi cuốn đội viên tham gia, đòi hỏi người Tổng phụ trách Đội phải đề ra
được một kế hoạch hàng năm, hàng tháng và cả hàng tuần cụ thể, chi tiết, phù hợp và có tính khả
thi cao. Với những kinh nghiệm qua quá trình thực hiện vai trò người Tổng Phụ Trách Đội, bản
thân tôi xin trình bày sáng kiến “Xây dựng kế hoạch một trong những yếu tố quan trọng góp phần
thành công cho người Tổng phụ trách Đội TNTP Hồ Chí Minh ”. Có lẽ với những suy nghỉ chủ quan
của bản thân, không tránh khỏi những thiếu sót. Kính mong nhận được những ý kiến đóng góp
chân tình từ các đồng chí lãnh đạo, anh, chò em đồng nghiệp để sáng kiến này trở nên hoàn thiện
hơn. Xin chân thành cảm ơn!
MỤC LỤC
------
Trang
Lời nói đầu.....................................................................................................1
Mục lục ..........................................................................................................2
I/ PHẦN MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài....................................................................................3
2. Mục đích nghiên cứu.............................................................................4
3. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu.............................................................4
4. Nhiệm vụ nghiên cứu.............................................................................4
5. Phương pháp nghiên cứu......................................................................4
II/ NỘI DUNG ĐỀ TÀI
Chương 1 : Cơ sở lý luận liân quan đến đề tài nghiên cứu
1. Cơ sở pháp lý..........................................................................................5
2. Cơ sở lý luận............................................................................................5
3. Cơ sở thực tiễn........................................................................................6
Chương 2: Thực trạng của đề tài nghiên cứu
1. Khái quát phạm vi...................................................................................6
2. Thực trạng của đề tài nghiên cứu........................................................6
3. Nguyên nhân của thực trạng...............................................................7
Chương 3 : Các giải pháp chủ yếu để thực hiện đề tài
1. Cơ sở đề xuất các giải pháp................................................................8
2. Các giải pháp chủ yếu.........................................................................9
3. Tổ chức thực hiện .......................................................................9
4. Một số kế hoạch tiêu biểu triển khai trong năm học.............10
5. Kết quả đạt được .....................................................................18
III/ KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
1. Kết luận..................................................................................................19
2. Kiến nghò.................................................................................................20
XÂY DỰNG KẾ HOẠCH
MỘT TRONG NHỮNG YẾU TỐ QUAN TRỌNG GÓP PHẦN
THÀNH CÔNG CHO NGƯỜI GIÁO VIÊN TỔNG PHỤ TRÁCH
ĐỘI TNTP HỒ CHÍ MINH
I/ PHẦN MỞ ĐẦU:
Người giáo viên Tổng phụ trách đội đã xuất hiện và tồn tại trong nhà trường phổ thông ở
nước ta mấy chục năm nay, đặc biệt là từ năm 1982, thực hiện nghò quyết lần thứ 5 (khóa III) của
Ban chấp hành Trung ương Đoàn về việc tổ chức đội theo cơ sở trường học. Tuy nhân vật Tổng
phụ trách xuất hiện sớm đi cùng với sự ra đời của nhà trường xã hội chủ nghóa ở nước ta, nhưng vai
trò, vò trí của người Tổng phụ trách phải đến những năm gần đây dần dần mới được nhìn nhận và
khẳng đònh một cách rõ nét hơn.
Năm 1978, Trung ương Đoàn và Bộ giáo dục phối hợp mở lớp bồi dưỡng tập trung 4 tháng
cho gần 200 Tổng phụ trách đội ở các Trường từ Bình Trò Thiên trở vào đã đạt kết quả tốt, đã đặt
cái mốc quan trọng cho vấn đề này.
Từ khi có quyết đònh 243 của Hội đồng Chính phủ (Qui đònh về chế độ chuyên trách cho
các Trường phổ thông cơ sở có 28 lớp) vấn đề Tổng phụ trách đội càng được coi trọng hơn. Đặc
biệt giáo viên Tổng phụ trách Đội được phụ cấp theo từng loại trường, có chế độ bồi dưỡng, tập
huấn kỹ năng nghiệp vụ chuyên môn. Đây là một bước ngoặc đáng mừng cho những người làm
công tác Đội trong nhà trường hiện nay.
1- Lý do chọn đề tài:
Từ thực tế sinh động của cuộc sống, qua kinh nghiệm của các trường phổ thông cơ sở
những năm gần đây đã khẳng đònh vò trí vai trò quan trọng của người giáo viên Tổng phụ trách đội.
Có thể nói một trong những mắc xích quan trọng của dây chuyền Giáo dục làm xoay chuyển tình
hình công tác Đội trong nhà trường hiện nay được coi như là công tác quan trọng hàng đầu và có
tính chất quyết đònh đến công tác xây dựng Đội ở nhà trường phổ thông. Hoạt động đội trong nhà
trường lên hay xuống, tốt hay xấu, sâu hay nông một phần quan trọng là ở phẩm chất năng lực của
Tổng phụ trách Đội. Vì sao chúng ta có thể khẳng đònh vấn đề Tổng phụ trách là khâu cơ bản
trong đội ngũ cán bộ phụ trách Đội ?
2- Mục đích nghiên cứu:
Nhìn vào hiện tại, nếu chúng ta có Tổng phụ trách Đội tốt sẽ giúp nhà trường thiết kế và
tổ chức tốt các hoạt động cho học sinh đạt hiệu quả giáo dục, sẽ bồi dưỡng đội ngũ phụ trách liên
đội, chi đội, giáo viên chủ nhiệm làm công tác Đội, đồng thời trực tiếp bồi dưỡng Ban chỉ huy liên
Đội, chi đội nhằm phát huy vai trò làm chủ tập thể, khả năng tự quản của các em. Tổng phụ trách
Đội còn làm nòng cốt kết hợp hoạt động trong và ngoài nhà trường.
3- Đối tượng và phạm vi nghiên cứu:
Từ đội ngũ Tổng phụ trách Đội đi lên, chúng ta sẽ có những cán bộ quản lý giáo dục làm
hiệu phó phụ trách các mặt hoạt động và công tác xã hội của nhà trường có năng lực, có những
cán bộ chuyên trách công tác Đội ở Huyện, Tỉnh, Thành phố đến các cơ quan Trung ương, gắn bó
mật thiết với trường học và lứa tuổi măng non.
Tổng phụ trách Đội là người như thế nào ?
Tổng phụ trách Đội là người đứng đầu về công tác Đội trong nhà trường phổ thông cơ sở,
tiến hành công tác dưới sự chỉ đạo của Đoàn thanh niên nhưng biên chế thuộc ngành giáo dục.
Tổng phụ trách Đội là nhà giáo dục, là cán bộ tổ chức, quản lý, là cán bộ Đoàn trực tiếp làm công
tác Đội. Gv-TPT có nhiệm vụ cố vấn cho BCH Liên đội tổ chức các hoạt động của liên đội vừa là
giáo viên phụ trách Đội của nhà trường.
4- Nhiệm vụ nghiên cứu:
Để hoàn thành nhiệm vụ, theo Đ/c Lê Xuân Hoàn ( Viện nghiên cứu thanh niên ) GV-
TPT phải có các phẩm chất : Lương tâm và thiện chí, có lập trường chính trò vững vàng, có kiến
thức và hiểu biết công việc, có năng lực tổ chức chỉ đạo. Công việc hết sức quan trọng trong công
tác của giáo viên Tổng phụ trách Đội là việc xây dựng kế hoạch và thực hiện kế hoạch. Kế hoạch
là một trong những tiêu chí đánh giá năng lực công tác của giáo viên Tổng phụ trách Đội. Đồng
thời kế hoạch của giáo viên Tổng phụ trách luôn luôn mang tính đặc thù riêng. Vì thế kế hoạch
của giáo viên Tổng phụ trách Đội có ý nghóa hết sức quan trọng.
5- Phương pháp nghiên cứu :
- Phương pháp phân tích nội dung : Thông qua kế hoạch hoạt động Đội của Thành Đoàn, kế hoạch
hoạt động của nhà trường và báo cáo của Hiệu trưởng về tình hình, đặc điểm của đòa phương, của
trường… để nắm bắt được nội dung hoạt động.
- Phương pháp quan sát : Qua quá trình hoạt động Đội và phong trào thiếu nhi của thành phố và
của trường THCS Trần Hưng Đạo.
- Phương pháp điều tra, phỏng vấn : Thông qua học sinh, GVCN, BGH và các đoàn thể tổ chức
trong và ngoài nhà trường.
II/ NỘI DUNG ĐỀ TÀI:
CHƯƠNG 1 : CƠ SỞ LÝ LUẬN LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU
1- Cơ sở pháp lý:
Kế hoạch bao giờ cũng mang một mục đích rõ rệt. Cho nên Đảng và nhà nước ta hết sức
quan tâm đến những người làm công tác Đoàn, Đội. Đặc biệt là làm công tác Đoàn, Đội trong nhà
trường phổ thông hiện nay.
Nhận rõ vò trí vai trò chức năng của người giáo viên Tổng phụ trách Đội trong nhà trường
phổ thông đòi hỏi người GV – TPT Đội phải có phẩm chất đạo đức tốt, có năng lực toàn diện, gần
gũi trẻ em, đồng thời có khả năng quản lý và tổ chức tốt. Thể hiện đầy đủ ở các mặt sau :
Tổng phụ trách Đội trước hết phải là người cán bộ chính trò, là người trực tiếp truyền thụ
tư tưởng của Đảng, của Đoàn đối với các em, có trách nhiệm xây dựng chính trò : “Bồi dưỡng thế
hệ cách mạng cho đời sau “
Để xây dựng đề tài này tôi đã dựa trên một số văn bản sau :
- Hướng dẫn cấu trúc chương trình bậc học
- Điều lệ trường TH và PTCS
- Các văn bản hướng dẫn của Hội đồng Đội các cấp
- Phương pháp công tác Đội TNTP Hồ Chí Minh
- Tạp chí người phụ trách số 7 – 1994 , số xuân 1995
2- Cơ sở lý luận:
-Người tổng phụ trách Đội phải có trình độ nhận thức về chính trò, hiểu biết sâu về chủ
nghóa Mác – Lênin, về đường lối chính sách của Đảng và pháp luật của Nhà nước quan điểm của
Đảng về giáo dục trong thời kỳ đổi mới hiện nay.
-Tổng phụ trách Đội phải là nhà giáo dục, nhà sư phạm, là “kỹ sư tâm hồn”, có khả năng
đi sâu vào thế giới tâm hồn trẻ em. Không tuyển chọn giáo viên giảng dạy yếu sang làm Tổng phụ
trách Đội.
-Tổng phụ trách Đội là cán bộ vận động quần chúng.
-Tổng phụ trách Đội là cán bộ tổ chức quản lý.
Khi hội đủ được các yêu cầu phẩm chất, năng lực của người Tổng phụ trách Đội mỗi
chúng ta phải bắt tay vào công việc. Đó là xây dựng cho mình một chương trình kế hoạch công tác
Đội.
3- Cơ sở thực tiễn:
Trước tiên muốn xây dựng kế hoạch chúng ta nên hiểu chương trình kế hoạch là gì ?
Chương trình là tổng thể những công việc đã được quy đònh, sắp xếp theo một thời gian
nhất đònh và một trình tự nhất đònh.
Kế hoạch là hệ thống và trình tự những nội dung, biện pháp, và cách làm nhằm mục đích
hoàn thành công việc.
Chương trình kế hoạch là sự phản ánh quy luật hình thành, phát triển sự vật dẫn tới hiệu
quả cuối cùng chắc chắn, nêu rõ bản chất sự vật.
Kế hoạch là cụ thể hóa những chủ trương bằng những chỉ tiêu, việc làm. Kế hoạch chưa
phải là mục đích, chỉ là phương tiện để thực hiện mục đích. Những kế hoạch có tích mục đích rõ
rệt. Nó chú ý đến viễn cảnh phát triển của công việc, nó phát họa cụ thể từng bước phát triển của
sự vật, của nhiệm vụ trong một giai đoạn nhất đònh như những bậc thang dần dẫn đến mục tiêu đã
đònh.
Kế hoạch công tác là một lực lượng tổ chức quan trọng. Nó là trung tâm, là đầu mối qui tụ
thống nhất phong trào, tập trung mọi trí tuệ, tài năng, mọi sự cố gắng tập thể và mỗi thành viên
vào công việc theo một hướng nhất đònh.
Đối với người phụ trách Đội khi bản kế hoạch công tác trong một năm học đã được duyệt,
coi là nhiệm vụ chính thức của bản thân được xác đònh, cơ quan quản lý không nên điều động một
cách tùy tiện.
Kế hoạch là thước đo trình độ lãnh đạo và tinh thần trách nhiệm, thể hiện khả năng sáng
tạo của giáo viên Tổng phụ trách Đội.
CHƯƠNG 2 : THỰC TRẠNG CỦA ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU
1- Khái quát phạm vi :
- Đề tài này chỉ đang áp dụng giới hạn tại trường THCS Trần Hưng Đạo từ năm học 2005 –
2006 .
2- Thực trạng của đề tài nghiên cứu:
-Tổng phụ trách Đội phải nắm được mục tiêu, nhiệm vụ, nội dung giáo dục của nhà
trường và của công tác Đội tức là phải nắm được những vấn đề cơ bản của công tác giáo dục, công
tác Đội.
-Công tác Đội, công tác đối với trẻ em bao giờ cũng mang tính mục đích rõ rệt. Vì vậy
người Tổng phụ trách Đội phải nhận thức rõ công việc của mình, xác đònh rõ mục tiêu của công
tác Đội trong nhà trường phổ thông cơ sở. Toàn bộ hoạt động của Tổng phụ trách Đội sẽ hướng
vào mục tiêu đó. Trong những căn cứ quan trọng để xây dựng kế hoạch công tác Đội, người Tổng
phụ trách Đội nhất thiết phải nắm vững bản qui đònh về quy trình hoạt động Liên đội, chương trình
rèn luyện đội viên theo các lứa tuổi, quy trình hoạt động, học tập của Nhà trường và bản qui đònh
về chương trình hoạt động giáo dục ngoài giờ học.
-Tổng phụ trách Đội phải nắm vững tình hình đặc điểm của Nhà trường, của đòa phương,
làm chủ được tình hình của Liên đội.
-Tổng phụ trách Đội nắm vững được lực lượng vật chất để phục vụ cho việc xây dựng và
thực hiện kế hoạch. Tiến hành bất cứ một công việc nào cũng cần có những điều kiện vật chất
nhất đònh như kinh phí, tài liệu, vật liệu, thời gian …
-Khi lập kế hoạch công tác Đội phải bảo đảm những điểm chủ yếu do khoa học giáo dục
đòi hỏi.
-Chúng ta đều biết công tác Đội càng đa dạng phong phú thì các em càng có điều kiện
phát triển toàn diện – Đó cũng là một qui luật của khoa học giáo dục.
-Kế hoạch công tác Đội phải bảo đảm tính tư tưởng rõ rệt.
Đội thiếu niên tiền phong Hồ Chí Minh là tổ chức chính trò của trẻ em. Tổngphụ trách Đội
phải xem trong kế hoạch của Đội có mang tính chất thực dụng hoặc giải trí đơn thuần không,
những hoạt động công ích và xã hội của Đội có được coi trọng không.
3- Nguyên nhân của thực trạng :
1- Làm việc theo kế hoạch là phong cách làm việc khoa học, làm việc công nghiệp, là
biện pháp cơ bản rèn luyện tính tổ chức, kỷ luật, tinh thần trách nhiệm trước tập thể, nó phải trở
thành việc làm tự giác của mọi người.
2- Cơ sở thực tiễn về những vấn đề thường mắc phải khi lập kế hoạch của người Tổng phụ
trách Đội.
a. Xây dựng kế hoạch năm học khi thời gian đã bước sang tháng 9.
Đây là một hạn chế và khó khăn cho Giáo viên Tổng phụ trách Đội chúng tôi. Thường
tỉnh Đoàn tổ chức tập huấn cho Giáo viên Tổng phụ trách Đội vào khoảng thời gian cuối tháng 8,
đầu tháng 9. Sau thời gian đó Thành Đoàn hoặc Huyện Đoàn tổ chức tập huấn cho giáo viên Tổng
phụ trách Đội trong thành phố hoặc huyện và xây dựng kế hoạch công tác Đội và phong trào thiếu
nhi của Thành Đoàn hoặc Huyện Đoàn và Hội đồng Đội rồi mới gởi đến các trường cho Tổng phụ
trách xây dựng kế hoạch.
b. Giáo viên Tổng phụ trách Đội không nắm vững tình hình đặc điểm của nhà trường, đòa
phương, nhất là giáo viên Tổng phụ trách Đội mới.
c. Giáo viên Tổng phụ trách Đội không nắm vững được lực lượng và cơ sở vật chất để cho
việc xây dựng và thực hiện kế hoạch.
d. Giáo viên tổng phụ trách Đôò không xác đònh công việc chủ yếu và thứ yếu. Cho nên
thường rơi vào tản mạn, không tập trung.
e. Kế hoạch công tác Đội không phù hợp với nguyện vọng và tâm sinh lý của đa số đội
viên – mang tính bắt buộc.
f. Kế hoạch không tiến hành theo bốn bước quy đònh.
g. Giáo viên tổng phụ trách Đội xây dựng kế hoạch không lôi cuốn các em tích cực tham
gia vào xây dựng kế hoạch.
h. Kế hoạch đã đề ra nhưng không có quyết tâm thực hiện.
i. Giáo viên tổng phụ trách Đội thường nhầm lẫn giữa kế hoạch năm, tháng, tuần, kế
hoạch cho một việc, kế hoạch cá nhân.
j. Giáo viên tổng phụ trách Đội không lường trước những vấn đề nảy sinh trong quá trình
thực hiện kế hoạch.
CHƯƠNG 3: CÁC GIẢI PHÁP CHỦ YẾU ĐỂ THỰC HIỆN ĐỀ TÀI