SKKN: Khắc phục tình trạng HSDT thiểu số đọc sai cao độ Tập Đọc Nhạc Môn Âm Nhạc 6
PHÒNG GD-ĐT HUYỆN BÙ ĐỐP
TRƯỜNG THCS TÂN THÀNH
ÑEÀ TAØI
KHẮC PHỤC TÌNH TRẠNG HỌC SINH DÂN TỘC
THIỂU SỐ ĐỌC SAI CAO ĐỘ TẬP ĐỌC NHẠC
MÔN ÂM NHẠC 6
NGƯỜI THỰC HIỆN: NGUYỄN THỊ NGỌC
TRƯỜNG THCS TÂN THÀNH
SKKN:
Âm Nhạc 6 - Nguyễn Thị Ngọc – Trường THCS Tân Thành - 1 -
SKKN: Khắc phục tình trạng HSDT thiểu số đọc sai cao độ Tập Đọc Nhạc Môn Âm Nhạc 6
PHẦN I
MỞ ĐẦU
I. LÍ DO CHỌN ĐỀ TÀI
Âm nhạc là bộ môn nghệ thuật hấp dẫn với mọi đối tượng. Nó mang đến cho con người
những giây phút thư giãn vô cùng quý báu. Âm Nhạc xuật hiện từ rất lâu đời. Từ những bước
chân nhịp nhàng của những người thợ săn cho đến những tiếng hò reo vui mừng của thôn bản, từ
giai điệu hát ru êm dịu đến những bản giao hưởng của Bét –tô ven, Sô –panh, Trai-cốp –xki…
Ngày nay khi đất nước càng phát triển thì nhu cầu hưởng thụ Âm Nhạc càng được nâng
cao. Việc đưa Âm Nhạc vào giảng dạy ở các trường Tiểu Học và Trung Học Cơ Sở cũng thể hiện
được điều này. Vậy mục tiêu của việc dạy học Âm Nhạc là gì? Câu hỏi này đã được các nhà biên
soạn sách trả lời rất cụ thể.
Thứ 1: Giúp học sinh thư giãn thoải mái hơn sau những tiết học văn hóa căng thẳng.
Thứ 2 :Phát hiện những học sinh có năng khiếu khuyến khích giúp đỡ các em phát triển
năng khiếu của mình.
Thứ 3 : Qua các tiết học Giáo Dục các em biết sống lành mạnh, trong saùng, hướng tới cái
đẹp trong cuộc sống.
Thứ 4 : Động viên các em tham gia các hoạt động văn nghệ bằng nhiều hình thức giúp các
em phát triển hài hòa.
Tuy nhiên không phải học sinh ở địa phương nào cũng tiếp nhận được hết các mục tiêu đó.
Tỉnh Bình Phước là tỉnh có nhiều dân tộc thiểu số sinh sống. Nó tạo nên một nền văn hóa đa dạng
và phong phú, nhưng nó cũng tạo cho ngành giáo dục không ít khó khăn.. Đặc biệt trong phân
môn Tập Đọc Nhạc của bộ môn Âm Nhạc. Để dạy Tập Đọc Nhạc cho học sinh người kinh của
địa phương đã khó nhưng dạy Tập Đọc Nhạc cho học sinh dân tộc thiểu số còn khó hơn vì
thường các em hay đọc sai cao độ.
Qua điều tra tại trường cho thấy số lượng học sinh dân tộc của khối 6 chiếm khá nhiều và
tình trạng các em đọc sai cao độ TĐN là đa số. Vậy làm thế nào để chất lượng được nâng cao
hơn?
Quan sát một bảng tổng hợp kết quả điều tra sau ta thấy được nguyên nhân của việc chênh
lệch này.Với lần kiểm tra ở 3 phân môn : Học hát, TĐN và Âm nhạc thường thức cho thấy kết
quả như sau:
SKKN:
Âm Nhạc 6 - Nguyễn Thị Ngọc – Trường THCS Tân Thành - 2 -
SKKN: Khắc phục tình trạng HSDT thiểu số đọc sai cao độ Tập Đọc Nhạc Môn Âm Nhạc 6
Qua bảng thống kê cho thấy các em học yếu nhất vẫn là môn TĐN và từ việc tìm hiểu thực
tế tại trường và một số trường trong huyện thì học sinh dân tộc thiểu số học yếu TĐN là do các
em đọc sai cao độ.
Xuất phát từ kết quả điều tra trên cho thấy cùng một lớp học , cùng một thầy dạy tại sao
học sinh dân tộc chất lượng lại không bằng học sinh người kinh?.Vậy làm thế nào để học sinh
dân tộc thiểu số khối 6 đọc đúng cao độ TĐN. Đây là vấn đề cấp thiết cần phải có hướng giải
quyết. Từ đó tôi đã nghiên cứu và tìm ra biện pháp khắc phục tình trạng này bằng cách phân loại,
chia tổ,có phương pháp riêng cho các em giúp các em học tốt hơn và yêu thích âm nhạc hơn.
Trong quá trình nghiên cứu thực hiện đề tài không tránh khỏi những thiếu sót. Rất mong
được sự đóng góp ý kiến của các ban nghành, của đồng nghiệp.
II. MỤC ĐÍCH VÀ ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU
Mục đích : Giúp các em học sinh dân tộc đọc đúng cao độ TĐN để các em thêm yêu môn
Âm nhạc hơn
Đối tượng : Học sinh dân tộc thiểu số trong quá trình học TĐN của bộ môn Âm nhạc
III. PHẠM VI VÀ GIỚI HẠN ĐỀ TÀI
Với khả năng của bản thân thì chỉ tập trung nghiên cứu về học sinh dân tộc thiểu số của
khối 6 trong địa bàn huyện Bù Đốp
IV. CÁC PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
1. Phương pháp quan sát: Quan sát học sinh trong quá trình thực hành đọc TĐN
2. Phương pháp điều tra:
a/ Phỏng vấn : Trò chuyện với đồng nghiệp, học sinh dân tộc
b/ Anket : Phiếu điều tra
3. Phương pháp tham khảo ý kiến đồng nghịệp
Qua đồng nghiệp chọn lựa những ý kiến phù hợp với đối tượng đang nghiên cứu
giúp hoàn thành SKKN
SKKN:
Âm Nhạc 6 - Nguyễn Thị Ngọc – Trường THCS Tân Thành - 3 -
TỔNG SỐ
HSDT
ĐƯỢC KT
PHÂN MÔN
KQ KIỂM TRA
HỌC
HÁT
TĐN ÂM NHẠC
THƯỜNG
THỨC
GIỎI
KHÁ
26 TRUNG BÌNH
YẾU 4 21 1
SKKN: Khắc phục tình trạng HSDT thiểu số đọc sai cao độ Tập Đọc Nhạc Môn Âm Nhạc 6
4. Phương pháp nghiên cứu tài liệu
Sử dụng một số tài liệu của nhạc sĩ Hoàng Long, Hoàng Lân, Đào Ngọc Dung
Sách tâm lí lứa tuổi của Bộ GD
Sách giáo khoa, sách giáo viên
Tài liệu bồi dưỡng giáo viên cốt cán môn Âm nhạc
5. Phương pháp phân tích tổng hợp
Tổng hợp những kinh nghiệm đã thu được loại trừ những kinh nghiệm khó không
thể thực hiện, chọn lọc những kinh nghiệm có giá trị.
PHẦN II
NỘI DUNG
CHƯƠNG I : NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG
I. LỊCH SỬ VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
Đây là một đề tài không mới, trên thực tế đả có nhiều người nghiên cứu .Nhưng trên
địa bàn huyện Bù Đốp thì đây là đề tài lần đầu tiên được nghiên cứu.
II. VÀI NÉT VỀ PHƯƠNG PHÁP DẠY TẬP ĐỌC NHẠC TẠI TRƯỜNG THCS
1. Mục tiêu dạy phân môn TĐN ở trường THCS
Dạy Tập Đọc Nhạc ở trường THCS nhằm giúp học sinh biết và nhớ được tên các nốt
nhạc, đọc được đúng cao độ, trường độ và thể hiện một cách có diễn cảm các bài nhạc, biết
các cách gõ đệm nhằm phát triển khả năng nghe và cảm thụ âm nhạc cho học sinh.TĐN
còn hỗ trợ cho việc học hát, học nhạc lí cũng như các nội dung khác của môn âm nhạc giúp
các em phát triển toàn diện, tạo cho các em có niềm vui trong học tập, làm cho đời sống
tinh thần của các em thêm phong phú, lành mạnh.
2. Quy trình dạy một bài TĐN như sau:
Bước 1 : Giới thiệu bài TĐN
Bước 2 : Tìm hiểu bài TĐN
Bước 3 : Luyện tập tiết tấu
Bước 4 : Luyện tập cao độ
Bước 5 : Tập đọc từng câu
Bước 6 : Tập đọc cả bài và ghép lời ca ( Nếu là bài có lời ca )
Bước 7 : Củng cố bài.
III. ĐẶC ĐIỂM TÂM LÍ VÀ QUÁ TRÌNH NHẬN THỨC CỦA HỌC SINH NGƯỜI KINH
VÀ HỌC SINH DÂN TỘC THIỂU SỐ
HỌC SINH NGƯỜI KINH HỌC SINH DÂN TỘC
SKKN:
Âm Nhạc 6 - Nguyễn Thị Ngọc – Trường THCS Tân Thành - 4 -
SKKN: Khắc phục tình trạng HSDT thiểu số đọc sai cao độ Tập Đọc Nhạc Môn Âm Nhạc 6
1.Lứa tuổi học sinh lớp 6 :độ tuổi 12
- 13 tuổi.
2. Đặc điểm tâm lí .
-Mạnh dạn, tự nhiên, nhanh nhẹn.
3.Khả năng nói Tiếng Việt.
-Các em học sinh người kinh tất nhiên
là nói Tiếng Việt thành thạo vì đây là
ngôn ngữ mẹ đẻ.
4.Qúa trình nhận thức và khả năng
âm nhạc.
-Do được tiếp xúc với môi trường hiện
đại bên ngoài nên việc nhận thức về
thế giới quan của các em rất nhạy bén
1.Lứa tuổi học sinh lớp 6: độ tuổi 12 -
13 tuổi.
2. Đặc điểm tâm lí .
-Rụt rè, ngại ngùng, ít hòa đồng, có vẻ
hơi sợ sệt.
3.Khả năng nói Tiếng Việt.
-Đối với học sinh dân tộc thiểu số lại là
vấn đề khó khăn, nhiều em phát âm rất
khó.
4.Qúa trình nhận thức và khả năng
âm nhạc.
-Do điều kiện ,hoàn cảnh của học sinh
dân tộc nên việc tiếp xúc với môi trường
bên ngoài của các em rất hạn chế nên
âm nhạc với các em dường như rất mới
dẫn đến nhận thức chưa sâu.
IV. NGUYÊN NHÂN DẪN ĐẾN VIỆC HỌC SINH DÂN TỘC ĐỌC SAI CAO ĐỘ TẬP
ĐỌC NHẠC
Như đã tìm hiểu về đặc điểm tâm lí và quá trình nhận thức của học sinh dân tộc thiểu số ở
phần trên cho ta thấy nguyên nhân chủ yếu do khả năng giao tiếp : Vì tiếp xúc với thế giới bên
ngoài bị hạn chế dẫn đến việc các em quá rụt rè và lo sợ khi đứng trước đám đông nên khi giáo
viên đàn giai điệu câu nhạc sau đó cho học sinh đọc nhạc lại thì các em lại không mạnh dạn đọc,
và cứ mỗi lần như vậy thì sự nhút nhát làm cho các em có sự ỉ lại dẫn đến đọc không chính xác
cao độ TĐN.
Ngoài ra còn một nguyên nhân không kém phần quan trọng đó chính là khả năng nói tiếng
Việt của các em .Khi học TĐN việc đọc đúng cao độ là điều cần thiết và không thể không quan
tâm. Tuy nhiên việc các em học sinh dân tộc thiểu số thì Tiếng Việt nói còn chưa thành thạo nói
gì việc thực hành đọc cao độ trong âm nhạc.Hơn nữa khi các em phát âm thì còn bị các bạn trong
lớp cười chế nhạo dẫn đến xấu hổ không phát âm được, nếu có phát âm được thì cũng sai cao độ.
Là học sinh dân tộc thiểu số nên đa phần các em có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn, gia đình
nghèo. Vì vậy để tiếp cân với âm nhạc qua thông tin đại chúng cũng bị hạn chế. Nếu là học sinh
người kinh thì một máy MP3 trang bị là đơn giản,hay một số chương trình ca nhạc do các ca sĩ
biểu diễn các em thường xuyên tiếp cận.Còn đối với học sinh dân tộc thiểu số một phần vì hoàn
cảnh khó khăn, hơn nữa đa phần các em ở sâu trong các ấp việc đi lại không thuận tiện.Từ đó âm
nhạc với các em hầu như mới mẻ.
Tóm lại những nguyên nhân trên dẫn đến tình trạng các em đọc sai cao độ TĐN. Đây là
tình trạng phổ biến trong các trường THCS trong địa bàn toàn huyện. Dẫn đến việc các em thiếu
sự tự tin trong giao tiếp cho nên việc tiếp cận các môn học khác cũng gặp nhiều khó khăn.
Từ đó việc đưa ra các biện pháp khắc phục tình trạng này là cần thiết nhằm giúp học sinh
dân tộc thiểu số đọc tốt cao độ TĐN thì sẽ yêu quý môn học hơn. Việc lấy âm nhạc để thư giãn
và tiếp cận môn học khác một cách dễ dàng nhất tất nhiên chất lượng dạy học sẽ được nâng
SKKN:
Âm Nhạc 6 - Nguyễn Thị Ngọc – Trường THCS Tân Thành - 5 -