Ngày soạn:
Ngày dạy:
Tiết 1: BÀI MỞ ĐẦU
A. Mục tiêu:
• Kiến thức:
- Xác định được vị trí của con người trong tự nhiên.
- Nêu rõ mục đích, nhiệm vụ và ý nghĩa của môn học.
- Nêu được các phương pháp học tập đặc thù của môn học.
• Kỹ năng:
Rèn kỹ năng quan sát, nhận biết, tìm tòi, so sánh,...
• Thái độ:
Giáo dục HS lòng yêu thích môn học.
B. Phương pháp:
Nêu và giải quyết vấn đề
C. Chuẩn bị:
1. GV: Bảng phụ lệnh mục I.SGK
2. HS: Xem lại kiến thức sinh học 7 (Lớp Thú), đọc và nghiên cứu bài ở nhà.
D. Tiến trình lên lớp:
I. Ổn định (1’):
II. Bài cũ (không)
III. Bài mới:
1. ĐVĐ (1’):
Trong chương trình Sinh học lớp 7, em đã học các ngành động vật nào? Lớp nào
trong ngành động vật có xương sống có vị trí tiến hóa cao nhất?
2. Triển khai bài dạy:
a) Hoạt động 1 (17’)
Vị trí của con người trong tự nhiên
Hoạt động của thầy và trò Nội dung
GV: Y/c HS đọc thông tin mục I.SGK
HS: - N/cứu và xử lí thông tin mục I.
- Làm việc cá nhân, xác định những
đặc điểm chỉ có ở người, không có
ở động vật.
HS: Báo cáo kết quả, các HS khác theo
dõi, nhận xét.
GV: Nêu những đặc điểm phân biệt giữa
người với động vật?
HS: Con người có tiếng nói, chữ viết,...
GV: Nhận xét -> KL:
I. Vị trí của con người trong tự nhiên.
- Về vị trí phân loại, loài người thuộc
lớp Thú.
- Đặc điểm cơ bản phân biệt người với
động vật:
+ Biết chế tạo và sử dụng công cụ lao
động vào những mục đích nhất định.
+ Có tiếng nói, chữ viết, tư duy trừu
tượng và hình thành ý thức.
b)Hoạt động 2 (15’)
Nhiệm vụ của môn cơ thể người và vệ sinh
GV: Y/c HS đọc thông tin mục II.SGK
Mục đích và nhiệm vụ của môn cơ thể
người và vệ sinh là gì?
HS: - Hoàn thiện những hiểu biết về thế
giới động vật.
- Nhận xét lẫn nhau
GV: - Nhận xát -> KL:
- Y/c HS n/cứu và quan sát
H1.1SGK -> thực hiện lệnh mục II.
Hãy cho biết kiến thức về cơ thể người
và vệ sinh quan hệ mật thiết với những
ngành nghề nào trong xã hội?
HS: Y học, tâm lí giáo dục, thể dục thể
thao,...
GV: Nhận xét, liên hệ thực tế giáo dục
HS
HS: Tự rút ra KL
II. Nhiệm vụ của môn cơ thể người và
vệ sinh.
- Cung cấp những kiến thức về đặc
điểm cấu tạo và chức năng của cơ thể
người trong mối quan hệ với môi
trường.
- Cung cấp những hiểu biết về phòng
chống bện tật và rèn luyện thân thể.
- Kiến thức về cơ thể người có liên quan
tới nhiều ngành khoa học: Y học, tâm lí
giáo dục, hội họa, thể dục thể thao,...
c) Hoạt động 3 (6’)
Phương pháp học tập môn học cơ thể người và vệ sinh.
GV: Y/c HS đọc thông tin mục III.SGK
Nêu những yêu cầu về phương pháp học
tập bộ môn cơ thể người và vệ sinh?
HS: Quan sát, làm thí nghiệm,...
HS khác: nhận xét, bổ sung.
GV: Nhận xét -> KL:
III. Phương pháp học tập môn cơ thể
người và vệ sinh.
Kết hợp quan sát, làm thí nghiệm và
vận dụng kiến thức, kỹ năng vào thực
tế cuộc sống,...
IV. Củng cố (3’):
1. Nêu những đặc điểm cơ bản để phân biệt người với động vật?
2. Để học tốt môn học, em cần thực hiện theo các phương pháp nào?
3. GV gọi HS đọc phần ghi nhớ SGK
V. Dặn dò – hướng dẫn về nhà (2’):
- Học bài, trả lời câu hỏi 1, 2 (tr.7SGK)
- Đọc và nghiên cứu bài “Cấu tạo cơ thể người”
- Kẻ bảng 2 vào vở bài tập.
- Tìm hiểu cấu tạo cơ thể người qua sách báo, bản thân,...
Ngày soạn:
Ngày dạy:
Tiết 2: CẤU TẠO CƠ THỂ NGƯỜI
A. Mục tiêu:
• Kiến thức:
- Kể được tên và xác định được vị trí của các cơ quan trong cơ thể người
- Giải thích được vai trò của hệ thần kinh và hệ nội tiết trong sự điều hòa hoạt
động của các cơ quan.
• Kỹ năng:
Rèn kỹ năng quan sát, nhận biết, tìm tòi, giải thích,...
• Thái độ:
Giáo dục HS có ý thức bảo vệ cơ thể, giữ gìn vệ sinh, yêu thích môn học, bảo vệ
môi trường sống.
B. Phương pháp:
Nêu và giải quyết vấn đề, trực quan,...
C. Chuẩn bị:
1. GV: Tranh H2.1 -> 2.3 SGK, mô hình cấu tạo cơ thể người.
2. HS: Kẻ bảng 2 vào vở bài tập, đọc và nghiên cứu bài ở nhà.
D. Tiến trình lên lớp:
I. Ổn định (1’):
II. Bài cũ (5’)
1. Đặc điểm cơ bản để phân biệt người với động vật là gì?
2. Để học tốt môn học, em cần phải thực hiện theo các phương pháp nào?
III. Bài mới:
1. ĐVĐ (1’):
Cơ thể người có cấu tạo như thế nào? Liệu cơ thể người có cấu tạo giống với cơ
thể động vật hay không?
2. Triển khai bài dạy:
a) Hoạt động 1 (20’)
Cấu tạo cơ thể người
Hoạt động của thầy và trò Nội dung