Tải bản đầy đủ (.pdf) (27 trang)

Quá trình ra quyết định của chính quyền xã có sự tham gia của cộng đồng dân cư ở tỉnh nam định tt

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (385.47 KB, 27 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

BỘ NỘI VỤ

HỌC VIỆN HÀNH CHÍNH QUỐC GIA

NGUYỄN THỊ THU CÚC

QUÁ TRÌNH RA QUYẾT ĐỊNH CỦA CHÍNH QUYỀN XÃ
CÓ SỰ THAM GIA CỦA CỘNG ĐỒNG DÂN CƢ
Ở TỈNH NAM ĐỊNH

Chuyên ngành: Quản lý Công
Mã số: 9 34 04 03

TÓM TẮT LUẬN ÁN TIẾN SĨ QUẢN LÝ CÔNG

HÀ NỘI, 2019


Công trình được hoàn thành tại
Học viện Hành chính Quốc gia
Người hướng dẫn khoa học: 1. PGS.TS. Hoàng Văn Chức
2. PGS. TS. Nguyễn Minh Phương
Phản biện 1:
Phản biện 2:
Phản biện 3:
Luận án sẽ được bảo vệ trước Hội đồng đánh giá luận án cấp Học
viện.
Địa điểm: Phòng bảo vệ luận án tiến sĩ – Phòng họp…….
Học viện Hành chính Quốc gia; 77, Nguyễn Chí Thanh, Đống Đa, Hà


Nội
Thời gian: vào hồi.....giờ..... ngày..... tháng.... năm 2018
Có thể tìm hiểu luận án tại:
- Thư viện Quốc gia Việt Nam
- Thư viện Học viện Hành chính Quốc gia


MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Chính quyền xã là cấp chính quyền cơ sở ở nông thôn, có vai trò quan
trọng trong việc đưa chủ trương của Đảng và chính sách, pháp luật của Nhà
nước vào cuộc sống. Với khoảng 65% dân số sinh sống ở nông thôn, chính
quyền xã ngày càng có vai trò quan trọng. Chính quyền xã phải ra các quyết
định để giải quyết vấn đề, phát triển kinh tế - xã hội địa phương. Để quyết
định của chính quyền xã đạt được sự đồng thuận và phản ánh đúng nguyện
vọng của cộng đồng dân cư, cần có sự tham gia của cộng đồng dân cư. Nhà
nước Việt Nam đã chú trọng thúc đẩy sự tham gia của người dân trong quản
lý nhà nước. Tuy nhiên, việc thực hiện quy định pháp luật về ra quyết định
của chính quyền xã có sự tham gia của cộng đồng dân cư vẫn còn bị hạn chế.
Nam Định là một tỉnh đồng bằng Bắc Bộ, có truyền thống tự quản làng
xã lâu đời. Chính quyền xã ở Nam Định đã thúc đẩy sự tham gia của người
dân vào quản lý nhà nước tại địa phương. Tuy nhiên, vẫn có những trường
hợp các quyết định của chính quyền xã thiếu sự tham gia của cộng đồng dân
cư, do vậy, không được cộng đồng dân cư ủng hộ khi thực hiện, dẫn đến gây
lãng phí nguồn lực. Nghiên cứu về quá trình ra quyết định của chính quyền
xã có sự tham gia của cộng đồng dân cư ở tỉnh Nam Định là rất cần thiết để
tìm ra bài học cho Nam Định hoàn thiện quá trình ra quyết định của chính
quyền xã có sự tham gia của cộng đồng dân cư, phát huy dân chủ tại cơ sở,
nâng cao hiệu quả, hiệu lực quản lý nhà nước. Bài học của Nam Định có thể
là cơ sở tham khảo cho các địa phương khác có điều kiện và mức độ phát

triển tương tự.
Với những lý do cần thiết về lí luận và thực tiễn như vậy, tác giả chọn đề
tài: “Quá trình ra quyết định của chính quyền xã có sự tham gia của
cộng đồng dân cƣ ở tỉnh Nam Định” làm luận án tiến sĩ của mình.
1


2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
2.1. Mục đích nghiên cứu
Mục đích nghiên cứu của luận án là đánh giá thực trạng và đề xuất các
giải pháp hoàn thiện quá trình ra quyết định của chính quyền xã có sự tham
gia của cộng đồng dân cư ở tỉnh Nam Định, góp phần nâng cao hiệu lực,
hiệu quả quản lý nhà nước ở tỉnh Nam Định.
2.2. Nhiệm vụ nghiên cứu
Thứ nhất, nghiên cứu cơ sở khoa học về quá trình ra quyết định của
chính quyền xã có sự tham gia của cộng đồng dân cư. Thứ hai, phân tích mô
hình ra quyết định của chính quyền xã ở tỉnh Nam Định. Thứ ba, phân tích,
đánh giá thực trạng quá trình ra quyết định của chính quyền xã có sự tham
gia của cộng đồng dân cư ở tỉnh Nam Định hiện nay. Thứ tư, phân tích các
yếu tố ảnh hưởng đến quá trình ra quyết định của chính quyền xã có sự tham
gia của cộng đồng dân cư ở tỉnh Nam Định. Thứ năm, đề xuất các giải pháp
nhằm hoàn thiện quá trình ra quyết định của chính quyền xã có sự tham gia
của cộng đồng dân cư ở tỉnh Nam Định.
3. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu
3.1. Đối tƣợng nghiên cứu
Quá trình ra quyết định của chính quyền xã có sự tham gia của cộng
đồng dân cư ở tỉnh Nam Định.
3.2. Phạm vi nghiên cứu
- Về nội dung: Quá trình chính quyền xã ra các quyết định cần có sự tham
gia của cộng đồng dân cư ở xã theo quy định pháp luật hiện hành: các quyết

định thuộc thẩm quyền của chính quyền xã (gồm Hội đồng Nhân dân xã và
Ủy ban nhân dân xã) và của chủ tịch Ủy ban nhân dân xã có sự tham gia của
cộng đồng dân cư theo quy định của pháp luật.
- Về không gian: Luận án nghiên cứu các xã thuộc tỉnh Nam Định.
2


- Về thời gian: Luận án nghiên cứu quá trình ra quyết định của chính
quyền xã từ năm 2007 đến nay (sau khi ban hành Pháp lệnh thực hiện dân
chủ ở xã, phường, thị trấn).
4. Phƣơng pháp luận và phƣơng pháp nghiên cứu
4.1. Phƣơng pháp luận
Luận án nghiên cứu dựa trên cơ sở phương pháp luận duy vật biện
chứng và duy vật lịch sử của chủ nghĩa Mác-Lênin; tư tưởng Hồ Chí Minh
về quyền làm chủ của nhân dân.
4.2. Phƣơng pháp nghiên cứu
- Phương pháp nghiên cứu tài liệu;
- Phương pháp nghiên cứu định lượng – thống kê mô tả: Quy mô toàn bộ
mẫu là 429 người (82 lãnh đạo xã của 53 xã và 347 người dân);
- Phương pháp nghiên cứu định tính; phương pháp chuyên gia.
5. Câu hỏi nghiên cứu và giả thuyết khoa học
- Các câu hỏi nghiên cứu
i.) Ra quyết định của chính quyền xã có sự tham gia của cộng đồng dân cư
dựa trên cơ sở khoa học nào?
ii.) Thực trạng quá trình ra quyết định của chính quyền xã ở tỉnh Nam
Định như thế nào? Những yếu tố nào ảnh hưởng đến quá trình ra quyết định
của chính quyền xã có sự tham gia của cộng đồng dân cư ở tỉnh Nam Định?
Những rào cản nào hạn chế sự tham gia của cộng đồng dân cư vào quá trình
ra quyết định của chính quyền xã ở tỉnh Nam Định?
iii.) Làm thế nào để hoàn thiện quá trình ra quyết định của chính quyền xã

có sự tham gia của cộng đồng dân cư?

3


- Giả thuyết nghiên cứu của luận án
(1) Ra quyết định của chính quyền xã về các nội dung liên quan đến cộng
đồng dân cư cần có sự tham gia của cộng đồng dân cư để quyết định có tính
hợp pháp, hợp lí, khả thi, và được đồng thuận.
(2) Quá trình ra quyết định của chính quyền xã ở Nam Định thiếu sự tham
gia tích cực, hiệu quả của cộng đồng dân cư. Năng lực thiếu hụt của cán bộ
xã và cộng đồng dân cư dẫn đến hạn chế sự tham gia của cộng đồng dân cư
vào quá trình ra quyết định của chính quyền xã. Việc thể chế hóa sự tham gia
của cộng đồng dân cư và nâng cao năng lực cán bộ xã và cộng đồng dân cư
góp phần thúc đẩy sự tham gia của cộng đồng dân cư vào quá trình ra quyết
định của chính quyền xã.
(3) Một quy trình thống nhất về ra quyết định có sự tham gia của cộng
đồng dân cư với một bộ công cụ thúc đẩy sự tham gia, nâng cao năng lực của
cán bộ xã và cộng đồng dân cư sẽ hoàn thiện quá trình ra quyết định của
chính quyền xã có sự tham gia của cộng đồng dân cư, góp phần nâng cao
chất lượng ra quyết định của chính quyền xã, thúc đẩy dân chủ cơ sở ở tỉnh
Nam Định.
6. Ý nghĩa khoa học của đề tài
- Đóng góp về mặt lý luận: Thứ nhất, tổng quan các công trình nghiên
cứu về quá trình ra quyết định của chính quyền xã có sự tham gia của cộng
đồng dân cư; tìm ra mô hình quá trình ra quyết định của chính quyền xã; và
bài học kinh nghiệm về quá trình ra quyết định của chính quyền xã. Thứ hai,
làm rõ cơ sở khoa học về quá trình ra quyết định của chính quyền xã có sự
tham gia của cộng đồng dân cư. Thứ ba, luận án phân tích làm rõ những yếu
tố ảnh hưởng đến sự tham gia của cộng đồng dân cư vào quá trình ra quyết

định của chính quyền xã.
4


- Đóng góp về mặt thực tiễn: Thứ nhất, luận án mô tả hệ thống thể chế và
bộ máy liên quan đến ra quyết định của chính quyền xã có sự tham gia của
cộng đồng dân cư ở Việt Nam. Thứ hai, luận án phân tích thực trạng quá
trình ra quyết định của chính quyền xã có sự tham gia của cộng đồng dân cư
trong trong thời gian qua ở tỉnh Nam Định. Thứ ba, luận án phân tích những
yếu tố ảnh hưởng đến quá trình ra quyết định của chính quyền xã có sự tham
gia của cộng đồng dân cư ở tỉnh Nam Định. Thứ tư, luận án đã đưa ra nhận
xét và rút ra những bài học kinh nghiệm về quá trình ra quyết định của chính
quyền xã có sự tham gia của cộng đồng dân cư ở tỉnh Nam Định. Thứ năm,
luận án đề xuất giải pháp hoàn thiện quá trình ra quyết định của chính quyền
xã có sự tham gia của cộng đồng dân cư ở tỉnh Nam Định.
7. Kết cấu của luận án
- Chương 1: Tổng quan tình hình nghiên cứu liên quan đến luận án
- Chương 2: Cơ sở khoa học về quá trình ra quyết định của chính quyền
xã có sự tham gia của cộng đồng dân cư
- Chương 3: Thực trạng quá trình ra quyết định của chính quyền xã có sự
tham gia của cộng đồng dân cư ở tỉnh Nam Định
- Chương 4: Quan điểm và giải pháp hoàn thiện quá trình ra quyết định
của chính quyền xã có sự tham gia của cộng đồng dân cư ở tỉnh Nam Định

5


Chƣơng 1
TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU LIÊN QUAN ĐẾN LUẬN
ÁN

1.1. Các công trình nghiên cứu liên quan đến đề tài đƣợc công bố
trong và ngoài nƣớc
Các công trình nghiên cứu liên quan đến đề tài được phân loại thành các
nhóm
- Các công trình trên thế giới và trong nước liên quan đến quá trình ra
quyết định
- Các công trình trên thế giới và trong nước liên quan đến quá trình ra
quyết định của chính quyền xã (CQX) có sự tham gia của cộng đồng dân cư
(CĐDC)
1.2. Đóng góp của các công trình
Về quá trình ra quyết định
Các công trình nghiên cứu đã đưa ra định nghĩa về ra quyết định, quá trình ra
quyết định, mô tả đặc điểm quá trình ra quyết định, giới thiệu các mô hình ra
quyết định trong tổ chức và các yếu tố ảnh hưởng đến sự lựa chọn mô hình
ra quyết định trong tổ chức.
Về quá trình ra quyết định của chính quyền xã có sự tham gia của cộng
đồng dân cư
Các nhà nghiên cứu đã đưa ra các cách hiểu, định nghĩa khác nhau về sự
tham gia, sự tham gia của công dân, sự tham gia của cộng đồng, vai trò của
sự tham gia, mô hình tham gia với các mức độ và hình thức tham gia, và yếu
tố ảnh hưởng đến sự tham gia. Do sự khác biệt trong phân chia đơn vị hành
chính giữa các quốc gia nên nhiều nước không có đơn vị hành chính có tên
gọi là xã nhưng lại có thực thể, cấp hành chính có chức năng, nhiệm vụ
tương tự như CQX ở Việt Nam. Các công trình đã bước đầu đề cập đến quá
6


trình ra quyết định của CQX hoặc chính quyền cấp tương đương cấp xã có
sự tham gia của CĐDC; điều kiện và hình thức tham gia, các yếu tố ảnh
hưởng đến sự tham gia của cộng đồng dân cư. Một số công trình giới thiệu

kinh nghiệm thực tiễn quá trình ra quyết định của chính quyền xã ở một số
nước.
1.3. Những vấn đề đặt ra cho luận án tập trung nghiên cứu
- Về quá trình ra quyết định
Luận án tập trung nghiên cứu sâu hơn về quá trình ra quyết định, tìm ra
mô hình ra quyết định của chính quyền xã, phân tích sâu các đặc điểm quá
trình ra quyết định của chính quyền xã.
- Về quá trình ra quyết định của chính quyền xã có sự tham gia của cộng
đồng dân cư
Luận án tập trung xây dựng hệ thống cơ sở khoa học về quá trình ra
quyết định của chính quyền xã có sự tham gia của cộng đồng dân cư: xây
dựng những khái niệm cơ bản liên quan đến quá trình ra quyết định của
chính quyền xã có sự tham gia của cộng đồng dân cư; cơ sở của sự tham gia
của cộng đồng dân cư vào quá trình ra quyết định của chính quyền xã; các
giai đoạn của quá trình ra quyết định có sự tham gia của cộng đồng dân cư
với các mức độ, hình thức, phương pháp tham gia; phân tích các yếu tố ảnh
hưởng tới quá trình ra quyết định của chính quyền xã có sự tham gia của
cộng đồng dân cư.
Luận án nghiên cứu thực trạng quá trình ra quyết định của chính quyền
xã có sự tham gia của cộng đồng dân cư ở tỉnh Nam Định và đề xuất hệ
thống các giải pháp hoàn thiện quá trình ra quyết định của chính quyền xã có
sự tham gia của cộng đồng dân cư; nâng cao chất lượng quyết định và thúc
đẩy sự tham gia tích cực và thiết thực của cộng đồng dân cư vào quá trình ra
quyết định của chính quyền xã.
7


Nghiên cứu lí luận và thực tiễn về quá trình ra quyết định của chính
quyền xã có sự tham gia của cộng đồng dân cư ở tỉnh Nam Định và nghiên
cứu ứng dụng cách tiếp cận này trong quá trình quản lí công ở Việt Nam là

rất cần thiết.
Chƣơng 2
CƠ SỞ KHOA HỌC VỀ QUÁ TRÌNH RA QUYẾT ĐỊNH CỦA
CHÍNH QUYỀN XÃ CÓ SỰ THAM GIA CỦA CỘNG ĐỒNG DÂN CƢ
2.1. Đặc điểm, phân loại và các mô hình quá trình ra quyết định
2.1.1. Khái niệm
Quá trình ra quyết định là một chuỗi gồm các bước tiến hành kế tiếp
nhau từ xác định vấn đề, xây dựng mục tiêu, xây dựng phương án, xem xét
và lựa chọn phương án, đến soạn thảo và ban hành. Các bước trong quá trình
ra quyết định này được thực hiện theo trình tự; quá trình ra quyết định chính
là một một quy trình - quy trình ra quyết định.
2.1.2. Đặc điểm quá trình ra quyết định
Quá trình ra quyết định có đặc điểm: tính đa phương án; tính hướng
đích; đa tiêu chí.
2.1.3. Phân loại quá trình ra quyết định
Quá trình ra quyết định của tổ chức được phân loại thành quá trình ra
quyết định theo chương trình (theo thường lệ); và quá trình ra quyết định
không theo chương trình (theo tình thế).
2.1.4. Các mô hình quá trình ra quyết định
- Các mô hình: Từ góc độ quản lý công có hai cách tiếp cận trong quá
trình ra quyết định: cách tiếp cận quản lý, cách tiếp cận chính trị. Theo đó,
có các mô hình như mô hình duy lý, mô hình tiệm tiến, mô hình rà soát tổng
hợp, mô hình quy trình tổ chức, mô hình chính trị, mô hình thùng đựng rác.
- Yếu tố ảnh hưởng đến lựa chọn mô hình quá trình ra quyết định
8


Bối cảnh, áp lực bên ngoài, tính phức tạp của vấn đề, thiết kế và môi
trường tổ chức, nguồn lực, thông tin, áp lực thời gian, số lượng chủ thể tham
gia, cá nhân người ra quyết định là những yếu tố ảnh hưởng đến đến việc lựa

chọn mô hình quá trình ra quyết định.
2.2. Ra quyết định của chính quyền xã
2.2.1. Khái niệm
Ra quyết định của chính quyền xã là quá trình gồm các giai đoạn trong
đó chính quyền xã xác định vấn đề hoặc tình huống cần giải quyết, xây dựng
mục tiêu cần đạt được, xây dựng phương án, lựa chọn phương án, và ban
hành quyết định để giải quyết vấn đề hoặc tình huống nảy sinh nhằm ổn định
và phát triển xã hội ở địa bàn xã.
2.2.2. Vị trí, vai trò và tổ chức hoạt động của chính quyền xã
Theo Hiến pháp năm 2013 và Luật Tổ chức chính quyền địa phương
năm 2015, CQX là cấp chính quyền cuối cùng ở nông thôn. gồm có Hội
đồng nhân dân xã (HĐND) và Ủy ban nhân dân (UBND) xã tổ chức hoạt
động theo Luật Chính quyền địa phương.
2.2.3. Thẩm quyền ra quyết định của chính quyền xã và hình thức thể
hiện quyết định
- Thẩm quyền ra quyết định: Theo Luật Tổ chức chính quyền địa phương
HĐND có thẩm quyền ban hành các nghị quyết, UBND xã ban hành quyết
định để thực hiện các chủ trương do HĐND xã đề ra. Chủ tịch UBND xã có
trách nhiệm chỉ đạo thực hiện thực hiện các văn bản của HĐND và UBND.
Điều đó có nghĩa là thẩm quyền ra quyết định của CQX bao gồm thẩm
quyền quyết định của HĐND xã và UBND xã cũng như của chủ tịch UBND
xã.
- Hình thức thể hiện quyết định của chính quyền xã: Hình thức thể hiện
quyết định của CQX là các văn bản, được thể hiện dưới các hình thức văn
bản quy phạm pháp luật (QPPL), văn bản hành chính.
9


2.3. Sự tham gia của cộng đồng dân cƣ và các giai đoạn của quá
trình ra quyết định của chính quyền xã có sự tham gia của cộng đồng

dân cƣ
2.3.1. Khái niệm
- Cộng đồng dân cư và sự tham gia của cộng đồng dân cư
- Quá trình ra quyết định của chính quyền xã có sự tham gia của cộng
đồng dân cư: Quá trình ra quyết định của chính quyền xã có sự tham gia của
cộng đồng dân cư là một tiến trình xã hội gồm một chuỗi các giai đoạn kế
tiếp nhau bao gồm xác định vấn đề, xây dựng mục tiêu, xây dựng phương án,
lựa chọn phương án, và ban hành quyết định, có sự tham gia của cộng đồng
dân cư ở mỗi giai đoạn trong đó mối quan tâm, nhu cầu và giá trị của cộng
đồng dân cư được tiếp thu vào việc ra quyết định của chính quyền xã.
2.3.2. Vai trò và cách thức tham gia của cộng đồng dân cư vào quá
trình ra quyết định của chính quyền xã
- Sự cần thiết tham gia của cộng đồng dân cư vào quá trình ra quyết
định của chính quyền xã: Yêu cầu khách quan; yêu cầu của một nhà nước
dân chủ; yêu cầu của pháp luật.
- Vai trò tham gia của cộng đồng dân cư vào quá trình ra quyết định của
chính quyền xã: Nâng cao tính minh bạch, chất lượng và hiệu lực của quá
trình ra quyết định; tăng cường sự làm chủ của người dân; phát huy nguồn
lực trong cộng đồng dân cư; nâng cao năng lực của chính quyền xã và cộng
đồng dân cư; thúc đẩy mối quan hệ tích cực giữa cộng đồng dân cư và chính
quyền xã.
- Hình thức tham gia của cộng đồng dân cư vào quá trình ra quyết định
của chính quyền xã: tham gia trực tiếp; tham gia gián tiếp.
- Mức độ tham gia của cộng đồng dân cư vào quá trình ra quyết định
của chính quyền xã: thông tin; tham vấn; cộng tác; tự quyết.
10


2.3.3. Các giai đoạn quá trình ra quyết định của chính quyền xã có sự
tham gia của cộng đồng dân cư

- Xác định vấn đề: Xác định vấn đề được coi là giai đoạn đầu tiên của quá
trình ra quyết định. Trong giai đoạn xác định vấn đề, CĐDC tham gia với tất
cả các mức độ bao gồm thông tin, tham vấn, cộng tác, tự quyết. Các vấn đề
khác nhau có thể có mức độ tham gia của CĐDC khác nhau. Sự tham gia của
CĐDC ngay từ giai đoạn xác định vấn đề có ý nghĩa quan trọng.
- Xây dựng mục tiêu: Xây dựng mục tiêu là xác định các giá trị mong
muốn đạt được khi ra quyết định để giải quyết vấn đề. Việc xây dựng mục
tiêu có ý nghĩa quan trọng, giúp định hướng xây dựng phương án, đặt ra yêu
cầu đối với phương án. Các quyết định thuộc thẩm quyền ban hành của
chính quyền xã liên quan trực tiếp đến CĐDC phải có mục tiêu rõ ràng và cụ
thể. Mức độ tham gia của CĐDC vào giai đoạn xây dựng mục tiêu tương
ứng với mức độ tham gia trong giai đoạn xác định vấn đề.
- Xây dựng phương án: Theo mô hình lý thuyết tổ chức hiện đại, chỉ hai
hoặc ba phương án được xem xét do giới hạn về tính duy lý và các giới hạn
khác của tổ chức. Để nâng cao chất lượng phương án hoặc dự thảo các quyết
định, cần có sự tham gia của CĐDC và các bên liên quan khác. Phải đảm bảo
khả năng tiếp cận của CĐDC, tạo cơ hội bình đẳng cho các thành viên trong
CĐDC được nói lên tiếng nói của mình. Cộng đồng dân cư phải được cộng
tác với CQX kiến thiết các phương án hành động. Thay vì là đối tượng của
quyết định, CĐDC chuyển thành người đồng thiết kế quyết định, tự chủ
động xây dựng các phương án của mình bên cạnh các phương án của CQX.
- Lựa chọn phương án: Lựa chọn phương án chính là thời điểm mấu chốt
trong quá trình ra quyết định. Để lựa chọn được phương án tốt nhất, tối ưu
nhất cần tiến hành rà soát phương án, sau đó đánh giá phương án. Do nguồn
11


lực và năng lực hạn chế nên trong quá trình ra quyết định CQX lựa chọn
phương án chủ yếu theo cách tiếp cận kinh nghiệm. Trong trường hợp không
có phương án nào chấp nhận được, phải điều chỉnh phương án hoặc phải xây

dựng phương án mới. Đây chính là thách thức đặt ra cho CQX, đặc biệt
trong bối cảnh chịu áp lực xã hội và áp lực thực hiện nhiệm vụ chính trị
được giao. Chính quyền xã phải giành được sự ủng hộ của CĐDC đối với
phương án được lựa chọn để tránh bị chống đối khi thực hiện phương án.
Cộng đồng dân cư phải được tiếp cận tất cả các phương án hiện có của CQX,
có quyền được tham vấn trước khi CQX đưa ra sự lựa chọn phương án cuối
cùng, cộng tác với CQX xác định phương án phù hợp nhất. Khi CĐDC được
tự quyết phương án giải pháp, sự tham gia của CĐDC mới thực sự có ý
nghĩa và thiết thực.
- Ban hành quyết định: Trên cơ sở phương án đã được chọn lựa, CQX
chuyển sự lựa chọn thành hành động ban hành quyết định về hành động
trong tương lai. Quyết định ban hành của CQX phải tuân thủ các quy định
luật pháp về ban hành văn bản QPPL và văn bản hành chính, về nội dung và
thể thức quyết định, về hình thức công khai quyết định. Ban hành quyết định
thuộc thẩm quyền của CQX nên trong giai đoạn này CĐDC tham gia với
mức độ tiếp cận thông tin.
2.3.4. Hệ thống thể chế và bộ máy liên quan đến ra quyết định của
chính quyền xã có sự tham gia của cộng đồng dân cư
- Hệ thống các văn bản quy định liên quan đến quá trình ra quyết định của
chính quyền xã có sự tham gia của cộng đồng dân cư: Hiến pháp 1946,
1980, 1992, 2013; nghị quyết, chỉ thị của Trung ương; nghị quyết, luật, pháp
lệnh của Quốc Hội; nghị quyết liên tịch; nghị định của Chính phủ; quyết
định của Thủ tướng; thông tư của các bộ đã đưa ra các quy định liên quan
12


đến quá trình ra quyết định của CQX có sự tham gia của CĐDC, tạo khuôn
khổ pháp lý về ra quyết định của CQX có sự tham gia của CĐDC.
- Hệ thống bộ máy liên quan đến sự tham gia của cộng đồng dân cư vào
quá trình ra quyết định của chính quyền xã: Bộ máy liên quan đến sự tham

gia của CĐDC vào quá trình ra quyết định của CQX bao gồm tổ chức Đảng
ở cơ sở, CQX, MTTQ và các tổ chức chính trị - xã hội (CTXH), tổ chức tự
quản của CĐDC tại thôn, xã.
2.4.

Các yếu tố ảnh hƣởng và điều kiện đảm bảo quá trình ra quyết

định của chính quyền xã có sự tham gia của cộng đồng dân cƣ
2.4.1. Các yếu tố ảnh hưởng quá trình ra quyết định của chính quyền
xã có sự tham gia của cộng đồng dân cư
Các yếu tố ảnh hưởng tới quá trình ra quyết định của CQX có sự tham
gia của CĐCD gồm: yếu tố thể chế và tổ chức bộ máy; yếu tố năng lực của
cán bộ xã; yếu tố đặc điểm và năng lực của CĐDC; yếu tố mối quan hệ giữa
CQX và CĐDC; yếu tố nguồn lực; các yếu tố khác.
2.4.2. Điều kiện đảm bảo quá trình ra quyết định của chính quyền xã
có sự tham gia của cộng đồng dân cư
Điều kiện đảm bảo quá trình ra quyết định của CQX có sự tham gia
của CĐDC gồm: điều kiện về thể chế; điều kiện về nguồn lực và năng lực;
và điều kiện về thời gian.
2.5. Kinh nghiệm một số nƣớc trên thế giới về quá trình ra quyết
định của chính quyền xã có sự tham gia của cộng đồng dân cƣ
2.5.1. Kinh nghiệm Thụy Sỹ
Thụy Sỹ có các kinh nghiệm mà Việt Nam có thể học hỏi về quá trình ra
quyết định của CQX có sự tham gia của CĐDC như: trưng cầu dân ý; sáng
kiến của người dân; hội nghị địa phương; hội thảo trao đổi, buổi họp tối.
13


2.5.2. Kinh nghiệm Philippines
Philippines có các kinh nghiệm mà Việt Nam có thể học hỏi về quá trình

ra quyết định của CQX có sự tham gia của CĐDC như: hội nghị toàn dân xã,
phường; sáng kiến người dân và trưng cầu dân ý; đồng cung ứng dịch vụ.
2.5.3. Kinh nghiệm Trung Quốc
Trung Quốc có các kinh nghiệm mà Việt Nam có thể học hỏi về quá
trình ra quyết định của CQX có sự tham gia của CĐDC như: thành lập các
thể chế tự quản của thôn; đồng quản lý; CĐDC tự quyết giải quyết vấn đề
dưới sự lãnh đạo của tổ chức Đảng ở cơ sở; quy trình 8 bước ra quyết định
và thực hiện quyết định.
2.5.4. Bài học kinh nghiệm cho quá trình ra quyết định của chính
quyền xã có sự tham gia của cộng đồng dân cư ở Việt Nam
Đó là các bài học: bài học về thể chế; bài học về xây dựng năng lực:
xây dựng năng lực cho CQX và CĐDC; bài học về xây dựng mối quan hệ
tích cực giữa chính quyền xã và cộng đồng dân cư
Kết luận chƣơng 2
Chƣơng 3
THỰC TRẠNG QUÁ TRÌNH RA QUYẾT ĐỊNH CỦA
CHÍNH QUYỀN XÃ CÓ SỰ THAM GIA CỦA
CỘNG ĐỒNG DÂN CƢ Ở TỈNH NAM ĐỊNH
3.1. Khái quát chung về sự tham gia của cộng đồng dân cƣ và mô
hình ra quyết định của chính quyền xã ở tỉnh Nam Định
3.1.1. Sự tham gia của cộng đồng dân cư ở tỉnh Nam Định
Tất cả các xã đều có Ban chỉ đạo thực hiện Quy chế dân chủ ở cơ sở,
thúc đẩy sự tham gia của CĐDC trong quản lý nhà nước tại địa phương. Tuy
nhiên, hoạt động của Ban chỉ đạo ở một số xã còn mang tính thụ động. Các
xã đã công khai tới người dân các chương trình, kế hoạch phát triển KTXH
14


xã, các dự án đầu tư, phương án chuyển dịch cơ cấu kinh tế, đối tượng và
mức thu các loại quỹ, các khoản phí, lệ phí. Tuy nhiên, một số xã chưa thực

hiện tốt, nhất là việc công khai về tài chính, tài sản, đất đai. CĐDC có thể
góp ý thông qua các hình thức như góp ý trực tiếp, các buổi họp, đối thoại
giữa cấp ủy, chính quyền và nhân dân. Tuy nhiên, việc tổ chức họp nhân dân
ở một số xã còn khó khăn, tỷ lệ người tham gia theo quy định chưa đảm bảo
yêu cầu.
3.1.2. Mô hình ra quyết định của chính quyền xã ở tỉnh Nam Định
Khảo sát cho thấy quá trình ra quyết định của CQX mang đặc điểm của
mô hình quy trình tổ chức trong ra quyết định. Với đặc điểm sự tham gia của
nhiều chủ thể để ra quyết định, quá trình ra quyết định của CQX là mô hình
quy trình tổ chức có sự tham gia. Điều này rất phù hợp với xu hướng quản trị
địa phương, ra quyết định có sự tham gia.
3.2. Các giai đoạn trong quá trình ra quyết định của chính quyền xã
có sự tham gia của cộng đồng dân cƣ ở tỉnh Nam Định
Sự tham gia của CĐDC được nghiên cứu ở bốn mức độ: tiếp cận thông
tin, tham vấn, cộng tác, tự quyết. Các lĩnh vực ra quyết định của chính quyền
xã có sự tham gia của CĐDC được nghiên cứu là: phát triển KTXH tại xã;
phương án sử dụng đất phục vụ cho mục đích công ích và công trình công
cộng cấp xã; mức thu hoa lợi và chi công trình cấp xã có đóng góp của người
dân; đầu tư cấp xã.
3.2.1. Các giai đoạn xác định vấn đề và xây dựng mục tiêu
- Tiếp cận thông tin: Trong các giai đoạn xác định vấn đề và xác định mục
tiêu, CQX đã nỗ lực cung cấp thông tin cho CĐDC nhưng không đồng đều
trong các lĩnh vực được khảo sát. Có sự chênh lệch giữa nỗ lực thông tin của
CQX và sự tiếp cận thông tin của CĐDC.
15


- Tham vấn: Sự chênh lệch giữa nỗ lực tham vấn của CQX và đóng góp ý
kiến của CĐDC. Tỉ lệ đóng góp ý kiến của CĐDC đều thấp trong cả bốn lĩnh
vực được khảo sát.

- Cộng tác: Có sự chênh lệch giữa nỗ lực cộng tác của CQX và sự cộng
tác của CĐDC. Lĩnh vực CĐDC ít cộng tác nhất là đầu tư cấp xã, có thể giải
thích là do CĐDC ít được tiếp cận thông tin nhất.
- Tự quyết: Rất ít cán bộ xã được khảo sát để CĐDC tự quyết xác định vấn
đề và mục tiêu. Tỉ lệ người dân được tự quyết trong xác định vấn đề và xây
dựng mục tiêu hết sức thấp.
3.2.2. Giai đoạn xây dựng phương án
- Tiếp cận thông tin: CQX đã chủ động và nỗ lực cung cấp thông tin cho
CĐDC. Tuy nhiên, sự tiếp cận thông tin của CĐDC lại bị hạn chế so với nỗ
lực của CQX.
- Tham vấn: Những nỗ lực tham vấn của CQX cũng chưa hiệu quả khi
dưới một phần ba CĐDC được khảo sát có đóng góp ý kiến.
- Cộng tác: Tỉ lệ CĐDC được CQX mời tham gia cộng tác không nhiều
như ở mức độ tham vấn. Ở mức độ tham gia cao hơn, số lượng CĐDC được
CQX mời tham gia ít hơn và bản thân CĐDC cũng tham gia ít hơn.
- Tự quyết: Tỉ lệ lãnh đạo xã được khảo sát cho biết để CĐDC tự quyết
xây dựng phương án thấp và tỉ lệ CĐDC tham gia ở mức độ tự quyết trong
cả bốn nội dung đều rất thấp.
3.2.3. Giai đoạn lựa chọn phương án
- Tiếp cận thông tin: Trong giai đoạn này, CQX không nỗ lực cung cấp
thông tin như trong giai đoạn xây dựng phương án. Tỉ lệ tiếp cận thông tin
của CĐDC đối với cả bốn nội dung trong giai đoạn lựa chọn phương án đều
thấp hơn trong giai đoạn xây dựng phương án.
16


- Tham vấn: So sánh kết quả khảo sát của luận án với của Dự án “Tăng
cường sự tham gia của người dân về quản lý nhà nước tại các đô thị Việt
Nam thông qua Hiệp hội các đô thị Việt Nam” năm 2009 cho thấy sau 10
năm, CQX tỉnh Nam Định đã đạt được sự tiến triển trong tham vấn CĐDC.

- Cộng tác: CĐDC ít được mời tham gia hơn so với giai đoạn xây dựng
phương án. Lí do không cộng tác: đây là công việc của CQX nên CĐDC
không cần tham gia; CĐDC không có năng lực để tham gia.
- Tự quyết: Tỉ lệ CĐDC được tự quyết trong giai đoạn lựa chọn phương
án thấp. Lí do không tự quyết: đây là công việc của chính quyền nên CĐDC
không thể tự quyết; CĐDC không có năng lực.
3.2.4. Giai đoạn ban hành quyết định
- Thông tin: Có khoảng cách giữa nỗ lực cung cấp thông tin của CQX và
sự tiếp cận thông tin của CĐDC.
3.3. Các hình thức thúc đẩy sự tham gia của cộng đồng dân cƣ vào
quá trình ra quyết định của chính quyền xã ở tỉnh Nam Định
3.3.1. Các hình thức phổ biến thông tin cho cộng đồng dân cư
Các hình thức phổ biến thông tin của CQX: loa phát thanh, phổ biến
trong cuộc họp, trưởng thôn thông báo, niêm yết tại UBND xã hoặc nhà văn
hóa thôn, đăng trên trang điện tử của xã, phát tờ thông báo, treo áp phích
trong xã. Ba hình thức được CQX sử dụng nhiều nhất và hiệu quả nhất là
họp dân, loa phát thanh, và thông báo của trưởng thôn. So sánh kết quả khảo
sát của luận án với Dự án “Tăng cường sự tham gia của người dân về quản
lý nhà nước tại các đô thị Việt Nam thông qua Hiệp hội các đô thị Việt
Nam” năm 2009 cho thấy sau 10 năm, CQX tỉnh Nam Định đạt được sự tiến
bộ trong phổ biến thông tin tới CĐDC. Tuy nhiên, theo kết quả khảo sát
trong Báo cáo PAPI 2018 Nam Định cần nỗ lực hơn nữa khi đạt điểm trung
bình thấp về tiếp cận thông tin.
17


3.3.2. Các hình thức tham vấn cộng đồng dân cư
Các hình thức tham vấn và đóng góp ý kiến: họp dân; qua trưởng thôn;
qua các tổ chức ở địa phương; gặp trực tiếp; phiếu lấy ý kiến; hòm thư góp
ý. Ở đây có sự chênh lệch giữa nỗ lực của cán bộ trong tham vấn người dân

và đóng góp ý kiến của người dân thông qua các cán bộ cơ sở này. So sánh
kết quả khảo sát của luận án với Dự án “Tăng cường sự tham gia của người
dân về quản lý nhà nước tại các đô thị Việt Nam thông qua Hiệp hội các đô
thị Việt Nam” năm 2009 cho thấy trưởng thôn vẫn giữ vai trò trong thúc đẩy
sự tham gia của CĐDC. Tuy nhiên, theo PAPI 2018, Nam Định đạt điểm
thấp về mức độ và tính hiệu quả trong tiếp xúc của CĐDC với chính quyền
so với trung bình trên cả nước.
3.4. Các yếu tố ảnh hƣởng tới quá trình ra quyết định của chính
quyền xã có sự tham gia của cộng đồng dân cƣ ở tỉnh Nam Định
- Yếu tố thể chế, bộ máy: Pháp lệnh Dân chủ cơ sở và các văn bản pháp
luật khác tạo nền tảng và thúc đẩy quá trình ra quyết định của CQX có sự
tham gia của CĐDC khi quy định những nội dung cần thông tin, tham vấn,
cộng tác và tự quyết. Tuy nhiên, thiếu một quy trình thống nhất khiến hạn
chế sự tham gia về số lượng và chất lượng của CĐDC vào quá trình ra quyết
định. Trong bộ máy thúc đẩy sự tham gia của CĐDC, trưởng thôn, các tổ
chức chính trị xã hội, các ban của CĐDC có vai trò quan trọng thúc đẩy sự
tham gia của CĐDC.
- Yếu tố đặc điểm và năng lực cộng đồng dân cư: Yếu tố giới, tuổi không
ảnh hưởng đến mức độ tham gia của CĐDC vào trong quá trình ra quyết
định của CQX. Tình trạng thu nhập ảnh hưởng đến mức độ tham gia của
CĐDC khi hộ có thu nhập ít hơn tham gia ít hơn. Yếu tố năng lực của
CĐDC có tác động lớn tới sự tham gia. So sánh kết quả khảo sát của luận án
và Dự án “Tăng cường sự tham gia của người dân về quản lý nhà nước tại
18


các đô thị Việt Nam thông qua Hiệp hội các đô thị Việt Nam” năm 2009 cho
thấy trình độ của người dân ảnh hưởng đến sự tham gia.
- Yếu tố năng lực cán bộ xã: Thiếu hiệu quả trong thông tin và tham vấn
CĐDC cho thấy cán bộ xã chưa áp dụng phương pháp, kĩ thuật thông tin và

tham vấn phù hợp. Cán bộ xã chưa biết cách khuyến khích tham gia khiến
CĐDC không đóng góp ý kiến. Những lãnh đạo xã có quan điểm ra quyết
định có sự tham gia thì sẽ huy động sự tham gia nhiều hơn của CĐDC.
- Yếu tố mối quan hệ giữa chính quyền xã và cộng đồng dân cư: Một trong
những lí do khiến CĐDC không tham gia là không tin tưởng CQX. Không
tin tưởng CĐDC có năng lực tham gia, cán bộ xã hạn chế lôi cuốn CĐDC
tham gia ở mức độ cao là cộng tác và tự quyết. Theo PAPI 2018, Nam Định
đạt điểm thấp về mức độ và tính hiệu quả trong tiếp xúc của CĐDC với
chính quyền so với trung bình trên cả nước.
3.5. Nhận xét thực trạng quá trình ra quyết định của chính quyền xã
có sự tham gia của cộng đồng dân cƣ ở tỉnh Nam Định
3.5.1. Kết quả đạt được
Thứ nhất, quá trình ra quyết định của CQX có sự tham gia của CĐDC
ngay từ giai đoạn đầu và tham gia ở mức độ cao nhất. Thứ hai, đa số lãnh
đạo xã nhận thức được sự cần thiết, vai trò của CĐDC trong quá trình ra
quyết định. Thứ ba, CQX đã sử dụng sức mạnh của hệ thống chính trị để lôi
cuốn sự tham gia của CĐDC. Thứ tư, CQX thực hiện các hình thức đa dạng
để lôi cuốn sự tham gia của CĐDC. Thứ năm, CQX thể hiện trách nhiệm giải
trình trong quá trình ra quyết định.
3.5.2. Hạn chế và nguyên nhân
- Hạn chế: Thứ nhất, CQX chưa thực sự thu hút hiệu quả sự tham gia của
CĐDC vào các giai đoạn của quá trình ra quyết định. Thứ hai, một số hình
thức cung cấp thông tin, tham vấn chưa được sử dụng hiệu quả. Thứ ba,
19


CQX chưa phát huy được hết vai trò của các tổ chức địa phương trong lôi
cuốn sự tham gia của CĐDC. Thứ tư, CQX chưa thực sự tạo sự tin tưởng cho
CĐDC tham gia. Thứ năm, CĐDC chưa tham gia tích cực vào quá trình ra
quyết định của CQX.

- Nguyên nhân của hạn chế: Thứ nhất, thiếu một quy trình thống nhất ra
quyết định của CQX có sự tham gia của CĐDC và bộ công cụ thúc đẩy sự
tham gia. Thứ hai, chưa phát huy hiệu quả vai trò của bộ máy thúc đẩy sự
tham gia CĐDC. Thứ ba, sự hạn chế về năng lực của CQX và CĐDC. Thứ
tư, mối quan hệ chưa tin tưởng giữa CQX và CĐDC. Thứ năm, trách nhiệm
và ý thức công dân của CĐDC hạn chế.
Kết luận chƣơng 3
Chƣơng 4
QUAN ĐIỂM VÀ GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN
QUÁ TRÌNH RA QUYẾT ĐỊNH CỦA CHÍNH QUYỀN XÃ
CÓ SỰ THAM GIA CỦA CỘNG ĐỒNG DÂN CƢ
Ở TỈNH NAM ĐỊNH
4.1. Quan điểm hoàn thiện quá trình ra quyết định của chính quyền xã
có sự tham gia của cộng đồng dân cƣ
4.1.1. Hoàn thiện quá trình ra quyết định của chính quyền xã có sự tham
gia của cộng đồng dân cư nhằm phát huy dân chủ, bảo đảm quyền dân chủ
trực tiếp ở nông thôn
4.1.2. Hoàn thiện quá trình ra quyết định của chính quyền xã có sự tham
gia của cộng đồng dân cư trên cơ sở đổi mới tổ chức và hoạt động của chính
quyền xã
4.1.3. Bảo đảm sự tham gia của cộng đồng dân cư vào quá trình ra quyết
định của chính quyền xã trong khuôn khổ pháp luật
20


4.1.4. Hoàn thiện quá trình ra quyết định của chính quyền xã có sự tham
gia của cộng đồng dân cư trên cơ sở đổi mới nội dung và phương thức tham
gia của cộng đồng dân cư
4.2. Giải pháp hoàn thiện quá trình ra quyết định của chính quyền
xã có sự tham gia của cộng đồng dân cƣ

4.2.1. Nhóm giải pháp về nhận thức
Thứ nhất, nâng cao nhận thức của toàn bộ hệ thống chính trị cơ sở về
quá trình ra quyết định của CQX có sự tham gia của CĐDC. Thứ hai, nâng
cao nhận thức của CĐDC về quyền và nghĩa vụ tham gia vào quản lý nhà
nước tại địa phương.
4.2.2. Nhóm giải pháp về thể chế
Thứ nhất, xây dựng và phổ biến quy trình ra quyết định của CQX có sự
tham gia của CĐDC. Thứ hai, thúc đẩy quyền tiếp cận thông tin.
4.2.3. Nhóm giải pháp về tổ chức và hoạt động của chính quyền xã
4.2.4. Nhóm giải pháp về nâng cao năng lực
Thứ nhất, nâng cao năng lực cho cán bộ xã. Thứ hai, nâng cao năng lực
cho CĐDC.
4.2.5. Nhóm giải pháp về nguồn lực
Thứ nhất, phân bổ ngân sách cho công tác tuyên truyền và nâng cao
năng lực cho cán bộ xã và CĐDC. Thứ hai, huy động nguồn lực để thúc đẩy
sự tham gia của CĐDC vào quá trình ra quyết định của CQX.
4.2.6. Nhóm giải pháp kinh tế - xã hội
Thứ nhất, xây dựng mối quan hệ tích cực giữa CQX và CĐDC. Thứ hai,
xây dựng văn hóa trách nhiệm cộng đồng tại địa phương. Thứ ba, các giải
pháp kinh tế - xã hội khác.

21


4.3. Một số kiến nghị
4.3.1. Đối với Quốc hội
Thứ nhất, sửa đổi, bổ sung Luật Tổ chức chính quyền địa phương theo
hướng phân phân cấp, phân quyền trong quản lý nhà nước nhiều hơn và tăng
vai trò tự quản của chính quyền địa phương, nhất là cấp xã. Thứ hai, xây
dựng Luật Dân chủ cơ sở để phù hợp với tình hình thực tiễn mới, với Hiến

pháp 2013 và các luật khác.
4.3.2. Đối với Chính phủ
Thứ nhất, nghiên cứu xây dựng và bổ sung sự tham gia của người dân
vào quá trình ra quyết định của CQĐP vào trong nội dung chương trình cải
cách hành chính. Thứ hai, ban hành văn bản hướng dẫn quy trình, nội dung
cụ thể việc tổ chức hội nghị trao đổi, đối thoại giữa Ủy ban nhân dân cấp xã
với Nhân dân. Thứ ba, bổ sung một số nội dung trong Quy định hướng dẫn
về tổ chức hoạt động của thôn, tổ dân phố.
4.3.3. Đối với tỉnh Nam Định
Thứ nhất, tổ chức tuyên truyền về vai trò, quyền tham gia của CĐDC
trong quá trình ra quyết định của CQX. Thứ hai, xây dựng quy trình ra quyết
định của CQX có sự tham gia của CĐDC và bộ công cụ thúc đẩy CĐDC
tham gia vào quá trình ra quyết định. Thứ ba, nâng cao năng lực thúc đẩy sự
tham gia của CĐDC cho các lãnh đạo xã, trưởng thôn, các tổ chức chính trị
xã hội, các ban tự quản ở xã. Thứ tư, kiện toàn Ban chỉ đạo thực hiện quy
chế dân chủ cơ sở ở xã, mở rộng thành phần là CĐDC để thúc đẩy sự tham
gia của CĐDC. Thứ năm, xây dựng và hoàn thiện tiêu chí đánh giá thực hiện
quy chế dân chủ ở xã trong đó có đánh giá theo mức độ tham gia tăng dần
(tiếp cận thông tin, tham vấn, cộng tác, tự quyết) của CĐCD vào quá trình ra
quyết định của CQX. Thứ sáu, nhấn mạnh tiêu chí sự tham gia của CĐDC
trong quá trình ra quyết định của CQX trong tiêu chí đánh giá gia đình văn
22


hóa, khu dân cư văn hóa. Thứ bảy, tuyên dương, khen thưởng những xã thúc
đẩy sự tham gia hiệu quả của CĐDC vào quá trình ra quyết định. Phổ biến
kinh nghiệm hay về thúc đẩy sự tham gia của CĐDC vào quá trình ra quyết
định của CQX để các xã trong tỉnh học hỏi và áp dụng.
Kết luận chƣơng 4
KẾT LUẬN

Luận án “Quá trình ra quyết định của chính quyền xã có sự tham gia của
cộng đồng dân cư ở tỉnh Nam Định” đã hoàn thành các nhiệm vụ nghiên cứu
lí luận và thực tiễn đề ra.
Thứ nhất, luận án đã tiến hành nghiên cứu cơ sở khoa học về quá trình ra
quyết định của chính quyền xã. Luận án đã nghiên cứu cơ sở lý luận, cơ sở
pháp lý về quá trình ra quyết định của chính quyền xã có sự tham gia của
cộng đồng dân cư vào quá trình ra quyết định; tính tất yếu và khách quan sự
tham gia của cộng đồng dân cư vào quá trình ra quyết định của chính quyền
xã; các yếu tố tác động quá trình ra quyết định của chính quyền xã có sự
tham gia của cộng đồng dân cư; điều kiện đảm bảo quá trình ra quyết định
của chính quyền xã có sự tham gia của cộng đồng dân cư. Luận án đã cung
cấp cơ sở thực tiễn của quá trình ra quyết định của chính quyền xã có sự
tham gia của cộng đồng dân cư ở Việt Nam và ở một số nước trên thế giới.
Thứ hai, luận án đã khảo sát và phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến quá
trình ra quyết định của chính quyền xã có sự tham gia của cộng đồng dân cư
ở tỉnh Nam Định.
Thứ ba, luận án khảo sát, phân tích, và nhận xét thực trạng quá trình ra
quyết định của chính quyền xã có sự tham gia của cộng đồng dân cư ở tỉnh
Nam Định hiện nay. Ra quyết định của chính quyền xã theo mô hình Quy
trình tổ chức có sự tham gia của nhiều chủ thể. Luận án đã mô tả thống kê
23


×