Tải bản đầy đủ (.pdf) (237 trang)

Năng lực cung ứng của doanh nghiệp ngành công nghiệp hỗ trợ việt nam trong chuỗi cung ứng sản phẩm cơ khí

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.68 MB, 237 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

BỘ CÔNG THƯƠNG

VIỆN NGHIÊN CỨU CHIẾN LƯỢC, CHÍNH SÁCH CÔNG THƯƠNG

-----------------------------

NGUYỄN THU HƯƠNG

NĂNG LỰC CUNG ỨNG CỦA
DOANH NGHIỆP CÔNG NGHIỆP HỖ TRỢ
TRONG CHUỖI CUNG ỨNG SẢN PHẨM CƠ KHÍ

LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ

Hà Nội, 2019


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

BỘ CÔNG THƯƠNG

VIỆN NGHIÊN CỨU CHIẾN LƯỢC, CHÍNH SÁCH CÔNG THƯƠNG

-----------------------------

NGUYỄN THU HƯƠNG

NĂNG LỰC CUNG ỨNG CỦA
DOANH NGHIỆP CÔNG NGHIỆP HỖ TRỢ


TRONG CHUỖI CUNG ỨNG SẢN PHẨM CƠ KHÍ

LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ
Chuyên ngành: Kinh doanh Thương mại
Mã số: 62.34.01.21

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:
1. PGS.TS. Lê Trịnh Minh Châu
2. TS. Vũ Quang Hùng

Hà Nội, 2019


LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi, các kết quả
nghiên cứu được trình bày trong luận án là trung thực, khách quan và chưa từng
được bảo vệ ở bất kỳ học vị nào. Tôi xin cam đoan rằng mọi sự giúp đỡ cho việc
thực hiện luận án đã được cám ơn, các thông tin trích dẫn trong luận án này đều
được chỉ rõ nguồn gốc.
Hà Nội, ngày 26 tháng 11 năm 2019
Tác giả luận án

Nguyễn Thu Hương


LỜI CẢM ƠN

Tôi xin được gửi lời cảm ơn tới Ban lãnh đạo Viện Nghiên cứu Chiến lược,
Chính sách – Bộ Công thương cùng các thầy cô giáo, các nhà khoa học đã cung cấp

những kiến thức chuyên môn và giúp đỡ tôi trong quá trình học tập, nghiên cứu.
Đặc biệt, tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến PGS.TS. Lê Trịnh Minh Châu và
TS. Vũ Quang Hùng – những người thầy hướng dẫn khoa học đã tận tâm giúp đỡ và
chỉ bảo cho tôi trong suốt thời gian thực hiện luận án. Tôi cũng xin chân thành cảm
ơn doanh nghiệp đã cung cấp dữ liệu, trả lời phỏng vấn; cảm ơn gia đình, người
thân, bạn bè đã động viên, giúp đỡ, tạo điều kiện thuận lợi cho tôi học tập, nghiên
cứu và hoàn thành luận án này.
Tôi xin trân trọng cảm ơn!
Hà Nội, ngày 26 tháng 11 năm 2019
Tác giả luận án

Nguyễn Thu Hương


MỤC LỤC

DANH MỤC BẢNG BIỂU............................................................................iii
DANH MỤC ĐỒ THỊ, HÌNH VẼ.................................................................iv
PHẦN MỞ ĐẦU..............................................................................................1
1. Tính cấp thiết của đề tài..........................................................................1
2. Câu hỏi nghiên cứu.................................................................................3
3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu..........................................................4
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu...........................................................4
5. Phương pháp nghiên cứu.........................................................................7
6. Đóng góp mới của luận án....................................................................15
PHẦN TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU..................................17
A. Nghiên cứu về năng lực doanh nghiệp..................................................17
B. Nghiên cứu về năng lực cung ứng.........................................................30
C. Nghiên cứu về công nghiệp hỗ trợ, sản phẩm cơ khí............................35
D. Dư địa nghiên cứu của luận án..............................................................40

PHẦN NỘI DUNG VÀ KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU...................................42
CHƯƠNG 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ NĂNG LỰC CUNG ỨNG CỦA
DOANH NGHIỆP CÔNG NGHIỆP HỖ TRỢ TRONG CHUỖI CUNG
ỨNG SẢN PHẨM CƠ KHÍ..........................................................................42
1.1. Một số khái niệm cơ bản về năng lực cung ứng của doanh nghiệp công
nghiệp hỗ trợ trong chuỗi cung ứng sản phẩm cơ khí..................................42
1.1.1.

Chuỗi cung ứng sản phẩm cơ khí..............................................42

1.1.2.

Doanh nghiệp công nghiệp hỗ trợ.............................................46

1.1.3.

Năng lực cung ứng....................................................................52

1.2. Năng lực cung ứng của doanh nghiệp công nghiệp hỗ trợ Việt Nam
trong chuỗi cung ứng sản phẩm cơ khí........................................................58


1.2.1.

Doanh nghiệp công nghiệp hỗ trợ Việt Nam trong chuỗi cung

ứng sản phẩm cơ khí.................................................................................58
1.2.2.

Khái niệm năng lực cung ứng của doanh nghiệp công nghiệp hỗ


trợ Việt Nam trong chuỗi cung ứng sản phẩm cơ khí..............................61
1.3. Nội dung cơ bản và mô hình nghiên cứu về năng lực cung ứng của
doanh nghiệp công nghiệp hỗ trợ trong chuỗi cung ứng sản phẩm cơ khí. .64
1.3.1.

Nội dung và mô hình nghiên cứu về nguồn lực của doanh

nghiệp công nghiệp hỗ trợ........................................................................65
1.3.2.

Nội dung và mô hình nghiên cứu về năng lực cung ứng của

doanh nghiệp công nghiệp hỗ trợ.............................................................67
1.3.3.

Nội dung và mô hình nghiên cứu về kết quả cung ứng của

doanh nghiệp công nghiệp hỗ trợ trong chuỗi cung ứng sản phẩm cơ khí
68
1.3.4.

Các yếu tố ảnh hưởng tới năng lực cung ứng của doanh nghiệp

công nghiệp hỗ trợ trong chuỗi cung ứng sản phẩm cơ khí.....................70
CHƯƠNG 2. THỰC TRẠNG NĂNG LỰC CUNG ỨNG CỦA DOANH
NGHIỆP CÔNG NGHIỆP HỖ TRỢ VIỆT NAM TRONG CHUỖI
CUNG ỨNG SẢN PHẨM CƠ KHÍ.............................................................75
2.1. Tổng quan về doanh nghiệp công nghiệp hỗ trợ Việt Nam trong chuỗi
cung ứng sản phẩm cơ khí...........................................................................75

2.1.1.

Công nghiệp hỗ trợ của Việt Nam.............................................75

2.1.2.

Chuỗi cung ứng sản phẩm cơ khí của Việt Nam.......................84

2.1.3.

Doanh nghiệp công nghiệp hỗ trợ Việt Nam trong chuỗi cung

ứng sản phẩm cơ khí.................................................................................90
2.2. Kết quả khảo sát về năng lực cung ứng của doanh nghiệp công nghiệp
hỗ trợ Việt Nam trong chuỗi cung ứng sản phẩm cơ khí.............................97
2.2.1.

Thống kê mô tả mẫu nghiên cứu...............................................97


2.2.2.

Thực trạng nguồn lực của doanh nghiệp................................101

2.2.3.

Thực trạng năng lực cung ứng của doanh nghiệp..................111

2.2.4.


Thực trạng kết quả cung ứng của doanh nghiệp.....................123

2.2.5.

Thực trạng năng lực cung ứng của các nhóm doanh nghiệp có

đặc điểm khác nhau................................................................................127
2.3. Đánh giá chung về năng lực cung ứng của doanh nghiệp công nghiệp
hỗ trợ Việt Nam trong chuỗi cung ứng sản phẩm cơ khí...........................131
2.3.1.

Thành phần và các mối quan hệ trong năng lực cung ứng của

doanh nghiệp khảo sát............................................................................131
2.3.2.

Hạn chế và nguyên nhân trong năng lực cung ứng của doanh

nghiệp khảo sát.......................................................................................136
CHƯƠNG 3. GIẢI PHÁP NÂNG CAO NĂNG LỰC CUNG ỨNG CỦA
DOANH NGHIỆP CÔNG NGHIỆP HỖ TRỢ VIỆT NAM TRONG
CHUỖI CUNG ỨNG SẢN PHẨM CƠ KHÍ............................................142
3.1. Quan điểm và định hướng phát triển doanh nghiệp công nghiệp hỗ trợ
Việt Nam trong chuỗi cung ứng sản phẩm cơ khí.....................................142
3.1.1.

Phát triển công nghiệp hỗ trợ Việt Nam.................................142

3.1.2.


Phát triển doanh nghiệp công nghiệp hỗ trợ Việt Nam..........145

3.1.3.

Phát triển vào chuỗi cung ứng sản phẩm cơ khí.....................153

3.2. Một số giải pháp nâng cao năng lực cung ứng của doanh nghiệp công
nghiệp hỗ trợ Việt Nam trong chuỗi cung ứng sản phẩm cơ khí...............156
3.2.1.

Giải pháp về nguồn lực của doanh nghiệp..............................158

3.2.2.

Giải pháp về năng lực cung ứng của doanh nghiệp................162

3.2.3.

Giải pháp về kết quả cung ứng của doanh nghiệp..................165

3.2.4.

Những giải pháp hỗ trợ...........................................................167

3.3. Đề xuất với các cơ quan quản lý Nhà nước........................................169
PHẦN KẾT LUẬN......................................................................................173


KIẾN NGHỊ VỀ NHỮNG NGHIÊN CỨU TIẾP THEO........................175
DANH MỤC NHỮNG CÔNG TRÌNH CÔNG BỐ CỦA TÁC GIẢ......177

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO...................................................179
PHỤ LỤC.....................................................................................................195
PHỤ LỤC SỐ 01. CÁC TIÊU CHÍ ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ CUNG ỨNG
CỦA DOANH NGHIỆP............................................................................195
PHỤ LỤC SỐ 02. CÁC YẾU TỐ TÁC ĐỘNG TỚI NĂNG LỰC CUNG
ỨNG CỦA DOANH NGHIỆP..................................................................197
PHỤ LỤC SỐ 03. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU ĐỊNH TÍNH VỀ MÔ HÌNH
NGHIÊN CỨU CỦA LUẬN ÁN..............................................................198
PHỤ LỤC SỐ 04. PHIẾU KHẢO SÁT.....................................................201
PHỤ LỤC SỐ 05. DANH SÁCH DOANH NGHIỆP KHẢO SÁT..........206
PHỤ LỤC SỐ 06. DANH SÁCH PHỎNG VẤN......................................228


i

DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU, CÁC CHỮ VIẾT TẮT

Từ viết tắt

Tiếng Việt

Tiếng Anh

ASEAN

Hiệp hội các quốc gia Đông Association of
Nam Á
Asian Nations

Southeast


CBV

Quan điểm dựa trên năng lực

Competence-Based View

CCU

Chuỗi cung ứng

SI: Supply chain

CNH, HĐH

Công nghiệp hóa, hiện đại hóa

CNHT

Công nghiệp hỗ trợ

CNTT

Công nghệ thông tin

CRS

Trách nhiệm xã hội của doanh Corporate
nghiệp
Responsibility


DN

Doanh nghiệp

DNNVV

Doanh nghiệp nhỏ và vừa

SMEs: Small and Medium
Enterprises

FDI

Đầu tư trực tiếp nước ngoài

Foreign Direct Investment

KQCU

Kết quả cung ứng

MNCs

Các công ty đa quốc gia

NCS

Nghiên cứu sinh


NLCU

Năng lực cung ứng

NLHH

Nguồn lực hữu hình

NLVH

Nguồn lực vô hình

NNL

Nguồn nhân lực

R&D

Nghiên cứu và phát triển

Research and Development

RBV

Quan điểm dựa trên nguồn lực

Resource-Based View

IT: Information Technology
Social


Multinational corporation


ii

Từ viết tắt

Tiếng Việt

Tiếng Anh

REM

Nhà sản xuất thiết bị thay thế

Replacement
Manufacturer

Equipment

ROE

Tỷ số lợi nhuận ròng trên vốn Return on (common) equity
chủ sở hữu

ROI

Lợi tức đầu tư (tỷ lệ hoàn vốn)


SCOR

Mô hình tham chiếu hoạt động Supply-Chain
chuỗi cung ứng
Reference

SPCK

Sản phẩm cơ khí

VME

Vietnam Manufacturing Expo

Return On Investment
Operations


iii

DANH MỤC BẢNG BIỂU

Bảng 2.1. Các giai đoạn phát triển của tiến trình công nghiệp hóa.................77
Bảng 2.3. Độ tin cậy của các thang đo nguồn lực doanh nghiệp..................101
Bảng 2.4. Đo lường sự đóng góp của các nguồn lực thành phần trong nguồn
lực doanh nghiệp...........................................................................................102
Bảng 2.5. Độ tin cậy của các thang đo năng lực cung ứng của doanh nghiệp
.......................................................................................................................113
Bảng 2.6. Đo lường sự đóng góp của các năng lực thành phần trong năng lực
cung ứng của doanh nghiệp...........................................................................115

Bảng 2.7. Kiểm định tính phù hợp của mô hình...........................................116
Bảng 2.8. Đo lường mối quan hệ giữa năng lực cung ứng với nguồn lực và kết
quả cung ứng của doanh nghiệp....................................................................117
Bảng 2.9. Thực trạng doanh nghiệp chế tạo các sản phẩm công nghiệp hỗ trợ
Việt Nam.......................................................................................................120
Bảng 2.10. Độ tin cậy của các thang đo kết quả cung ứng của doanh nghiệp
.......................................................................................................................123
Bảng 2.11. Đo lường sự đóng góp của các yếu tố đánh giá kết quả cung ứng
của doanh nghiệp...........................................................................................124
Bảng 2.12. Phân nhóm các doanh nghiệp khảo sát theo các đặc điểm.........127
Bảng 2.13. Kết quả phân tích sự khác biệt về năng lực cung ứng của các
doanh nghiệp khảo sát theo từng nhóm đặc điểm.........................................129
Bảng 2.14. Kiểm định tính phù hợp của mô hình khi có phân nhóm............130
Bảng 2.15. Kết quả kiểm định các giả thuyết nghiên cứu.............................132
Bảng 3.1. Tiêu chí lựa chọn nhà cung cấp sản phẩm công nghiệp hỗ trợ cơ khí
của các khách hàng trong chuỗi cung ứng....................................................156


iv

DANH MỤC ĐỒ THỊ, HÌNH VẼ

Hình 1. Quy trình nghiên cứu của đề tài...........................................................7
Hình A.1. Các thực thể cơ bản trong quan điểm năng lực..............................18
Hình A.2. Cấu tạo các nguồn lực và năng lực mang tính tổ chức...................25
Hình A.3. Mối quan hệ giữa các nguồn lực, các năng lực, ảnh hưởng công
nghiệp và lợi thế cạnh tranh............................................................................27
Hình B.1. Mô hình cấu trúc hệ thống năng lực cung ứng dịch vụ tư vấn quản
lý của doanh nghiệp tư vấn..............................................................................32
Hình B.2. Mô hình năng lực cung ứng dịch vụ của các doanh nghiệp bán lẻ

thời trang may mặc nhỏ và vừa tại Hà Nội.....................................................34
Hình C.1. Cấu trúc công nghiệp và các ngành công nghiệp hỗ trợ.................36
Hình 1.1. Quá trình tạo ra sản phẩm cơ khí....................................................43
Hình 1.2. Chuỗi cung ứng và quản lý chuỗi cung ứng....................................44
Hình 1.3. Doanh nghiệp công nghiệp hỗ trợ Việt Nam trong chuỗi cung ứng
sản phẩm cơ khí...............................................................................................58
Hình 1.4. Chuỗi giá trị tổng quát.....................................................................61
Hình 1.5. Nội hàm năng lực cung ứng của doanh nghiệp công nghiệp hỗ trợ
Việt Nam trong chuỗi cung ứng sản phẩm cơ khí...........................................64
Hình 1.6. Mô hình nghiên cứu tổng quát đề xuất cho luận án........................65
Hình 1.7. Mô hình nghiên cứu chi tiết cho luận án.........................................72
Hình 2.1. Các giai đoạn phát triển của công nghiệp hỗ trợ.............................80
Hình 2.2. Chuỗi cung ứng của Toyota............................................................85
Hình 2.3. Chuỗi cung ứng của Toyota............................................................87
Hình 2.4. Hệ thống đại lý của Toyota trên toàn thế giới.................................88
Hình 2.5. Xu hướng dự báo doanh thu của các hãng ô tô...............................89
Hình 2.6. Thống kê loại hình doanh nghiệp khảo sát theo vốn chủ sở hữu....98


v

Hình 2.7. Thống kê quy mô doanh nghiệp khảo sát theo số lượng lao động. .99
Hình 2.8. Thống kê tuổi đời doanh nghiệp khảo sát theo số năm thành lập...99
Hình 2.9. Mô hình phân tích sự khác biệt về năng lực cung ứng của các doanh
nghiệp khảo sát theo từng nhóm đặc điểm....................................................128
Hình 3.1. Yêu cầu của mạng lưới sản xuất toàn cầu đối với doanh nghiệp
công nghiệp hỗ trợ Việt Nam........................................................................157


1


PHẦN MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Trong điều kiện hội nhập và toàn cầu hóa nền kinh tế thế giới, cạnh tranh
ngày càng khốc liệt, cung ứng đã thực sự trở thành vũ khí chiến lược sắc bén, giúp
tăng trưởng cạnh tranh của doanh nghiệp (DN) trên thương trường quốc nội và quốc
tế (Đoàn Thị Hồng Vân, 2011). DN muốn tăng trưởng và phát triển cần phải có một
năng lực cung ứng (NLCU) tốt để cung cấp cho khách hàng những hàng hóa, dịch
vụ có chất lượng cao, giá cả hợp lý và đảm bảo những yêu cầu về tiến độ, tính linh
hoạt và tính chuyên nghiệp (Ohno, 2007; Ananth và cộng sự, 2009). Và đích đến
của NLCU chính là một nền kinh tế tích hợp hàng hóa - dịch vụ nâng cao giá trị và
tối ưu hóa lợi ích cho DN và khách hàng (MTA Hà Nội, 2018).
Cùng với 03 yếu tố là chiến lược, điều kiện sản xuất, điều kiện cầu; công
nghiệp hỗ trợ (CNHT) được coi là yếu tố quyết định lợi thế quốc gia (Porter, 2012).
Thế kỷ XXI là thế kỷ của hội nhập, thế kỷ của nền kinh tế “phẳng” và “nhanh”
(Thomas, 2006). Trong bối cảnh này, các nước thu hút được đầu tư nước ngoài
nhiều và có nền kinh tế tốt đều có nền CNHT phát triển (Ohno, 2007). Nhận thức rõ
vấn đề này, Chính phủ Việt Nam và cơ quan chuyên trách trực tiếp là Bộ Công
thương đã xác định vai trò quan trọng của CNHT là khâu đột phá, phát triển nhanh
và bền vững các ngành công nghiệp trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa
(CNH, HĐH) đất nước. Nhưng hiện tại, số lượng các DN CNHT Việt Nam có thể
đáp ứng tốt được các đơn hàng của các DN có vốn đầu trư trực tiếp nước ngoài
(FDI) vẫn còn rất khiêm tốn. Theo Tổ chức Xúc tiến ngoại thương Nhật Bản
JETRO năm 2015 chỉ có 32% các nhà cung cấp địa phương ở Việt Nam đáp ứng
các tiêu chuẩn được thiết lập bởi DN Nhật Bản so với 53% ở Thái Lan và 64% ở
Trung Quốc. Con số này có tăng lên thành 33,2% năm 2017 nhưng vẫn còn là quá
thấp so với dung lượng thị trường của Việt Nam. Hơn nữa, nguồn cung cấp đó hầu
hết đến từ các DN nước ngoài hoạt động tại Việt Nam. DN Việt Nam chỉ đóng góp
13,2% tổng nguyên liệu đầu vào và các phụ kiện được bán cho các DN Nhật Bản.
Do vậy, để thúc đẩy ngành CNHT, không chỉ có hỗ trợ từ Chính phủ và các cơ quan



2

liên quan mà nhân tố đầu tiên, quan trọng nhất, vẫn chính là từ các DN CNHT. Hiểu
rõ mục tiêu của khách hàng và có được NLCU phù hợp để đáp ứng những mục tiêu
đó là con đường cho sự phát triển bền vững của những DN CNHT Việt Nam.
Ngành cơ khí chế tạo và những sản phẩm cơ khí (SPCK) được xác định là
lĩnh vực trọng yếu cho CNH, HĐH đất nước. Theo Bộ Công Thương (2018), công
nghiệp cơ khí đóng vai trò quan trọng trong ngành công nghiệp chế biến, chế tạo,
được xem như “xương sống” của nền kinh tế bởi đây là ngành nền tảng, hỗ trợ các
ngành công nghiệp khác phát triển, cung cấp công cụ, tư liệu sản xuất cho các lĩnh
vực từ sản xuất đến tiêu dùng. Hiện nay, cơ khí Việt Nam có thế mạnh tập trung ở
ba (03) phân ngành gồm xe máy và phụ tùng linh kiện xe máy; cơ khí gia dụng và
dụng cụ; ô tô và phụ tùng ô tô, chiếm gần 70% tổng giá trị sản lượng của cơ khí cả
nước. Mặc dù vậy, trình độ kỹ thuật của ngành cơ khí vẫn chỉ được xếp dưới mức
trung bình. Lĩnh vực chế tạo phôi và CNHT là hai mảng cốt yếu để phát triển cũng
chưa được đầu tư đúng tầm.
NLCU hiện đang được nghiên cứu ở cả 03 cấp độ: quốc gia, ngành và DN.
Theo Bagchi (2001), NLCU của một quốc gia được xác định bởi chất lượng của các
dòng vật chất, thông tin và thanh toán và là tập hợp NLCU của các ngành trọng yếu.
NLCU của một ngành cụ thể được xác định bởi NLCU của các DN chiếm thị phần
đa số. Lúc này, NLCU của DN được coi là những tế bào hình thành nên NLCU của
ngành, của quốc gia và đóng một vai trò quan trọng trong sự phát triển nền kinh tế.
CNHT là ngành công nghiệp nền tảng, đóng vai trò rất quan trọng quyết định đến
việc chuyển dịch nền kinh tế lên nấc thang giá trị gia tăng cao hơn; nâng cao năng
suất lao động và đảm bảo kinh tế đất nước phát triển bền vững dài hạn. Bởi vậy mà
NLCU của các DN CNHT luôn là điều được quan tâm hàng đầu trong quá trình
phát triển công nghiệp, đặc biệt là những quốc gia đang trong quá trình CNH, HĐH
đất nước như Việt Nam. Bối cảnh cách mạng công nghiệp 4.0 và một thế giới ngày

càng phẳng cũng đặt ra yêu cầu nâng cao NLCU của từng DN CNHT riêng lẻ, ở
mỗi quốc gia cụ thể, mà còn cần có sự tham gia sâu hơn vào các chuỗi cung ứng
(CCU) trong nước và quốc tế.


3

Đứng trước yêu cầu bức thiết đó nhưng thực tế lại cho thấy các DN CNHT
Việt Nam hiện đang có NLCU rất yếu kém. Số lượng DN trong lĩnh vực CNHT còn
khá khiêm tốn, mới chỉ chiếm 0,25% trong tổng số DN đang hoạt động năm 2018.
Năng lực DN còn hạn chế nên mới chỉ cung ứng được từ 10% – 30% nhu cầu của
khách hàng. Ngành CNHT còn non trẻ, công nghệ và quản lý phụ thuộc nhiều vào
các DN nước ngoài (Tuân, 2010). Việc tham gia vào CCU các SPCK cho các ngành
công nghiệp khác nhau cũng vì vậy mà còn chưa thực sự hiệu quả. Điều này bắt
nguồn từ nhiều nguyên nhân chủ quan và khách quan của DN, của lĩnh vực CNHT
và của cả những vấn đề kinh tế, thể chế vĩ mô. Bên cạnh đó, cũng còn quá ít nghiên
cứu trong và ngoài nước về nội hàm NLCU của DN CNHT, đặc biệt là định hướng
vào trong CCU SPCK, khiến cho việc định hình và phát triển năng lực này của DN
cũng gặp nhiều khó khăn.
Như vậy, bên cạnh việc chờ đợi một khuôn khổ pháp lý thuận lợi từ Chính
phủ và Bộ ban ngành liên quan, thì để nâng cao NLCU, các DN CNHT Việt Nam
cần chủ động thay đổi tư duy, định hướng chiến lược nhằm vào CCU để nắm bắt
được những yêu cầu của khách hàng trong chuỗi, từ đó tập trung vào chuyên môn
và không ngừng theo đuổi mục tiêu trở thành vệ tinh của các chủ thể chuỗi. Đóng
góp vào mục tiêu này, những kết quả nghiên cứu về NLCU của DN CNHT là rất
quan trọng, giúp chỉ rõ cho những DN về những yếu tố cần phải đầu tư cho phù
hợp. Xuất phát từ những phân tích trên, tác giả đã lựa chọn nội dung nghiên cứu về
“Năng lực cung ứng của doanh nghiệp công nghiệp hỗ trợ Việt Nam trong chuỗi
cung ứng sản phẩm cơ khí” cho luận án tiến sĩ của mình.
2. Câu hỏi nghiên cứu

Luận án đặt ra những câu hỏi nghiên cứu như sau:
1) Mô hình nghiên cứu về NLCU của DN CNHT Việt Nam trong CCU
SPCK bao gồm những thành phần và yếu tố nào?
2) Thực trạng NLCU của DN CNHT Việt Nam trong CCU SPCK hiện nay
ra sao?
3) Đâu là những giải pháp về NLCU cho DN CNHT Việt Nam trong CCU
SPCK?


4

3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
Mục đích nghiên cứu của luận án là: đề xuất những giải pháp về NLCU cho
DN CNHT Việt Nam trong CCU SPCK có luận cứ lý luận và thực tiễn.
Để thực hiện mục đích trên, luận án có những nhiệm vụ nghiên cứu sau:
i.

Tập hợp và hệ thống hóa các lý thuyết liên quan: CCU SPCK, DN

CNHT, NLCU của DN;
ii. Ứng dụng các lý thuyết liên quan để xây dựng mô hình nghiên cứu thực
tiễn (khung phân tích) về NLCU của DN CNHT Việt Nam trong CCU SPCK với
các thành phần và yếu tố cụ thể;
iii. Thu thập dữ liệu thứ cấp và sơ cấp về NLCU của DN CNHT Việt Nam
trong CCU SPCK;
iv. Tổng hợp, thống kê, xử lý dữ liệu đã thu thập để đưa ra những kết quả
nghiên cứu về NLCU của DN CNHT Việt Nam trong CCU SPCK;
v. Phân tích, bàn luận về kết quả thu được; đánh giá những kết quả đã đạt
được, đưa ra những hạn chế và nguyên nhân còn tồn tại;
vi. Đề xuất được những giải pháp nâng cao NLCU cho DN CNHT Việt

Nam trong CCU SPCK.
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
4.1. Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của luận án là NLCU của DN với những nội hàm cụ
thể là các nguồn lực của DN để tạo nên NLCU, các năng lực thành phần trong
NLCU, các tiêu chí đo lường NLCU.
4.2. Phạm vi nghiên cứu
 Phạm vi về nội dung:
- Nghiên cứu về NLCU của DN. Các năng lực khác theo những tiêu chí
phân loại khác nhau như năng lực cạnh tranh, năng lực tổ chức hay như năng lực
R&D, năng lực tài chính… nếu không phải là nội hàm của NLCU thì sẽ không
thuộc phạm vi của nghiên cứu này.
- Cấp độ nghiên cứu là DN, còn NLCU của ngành và của quốc gia không
thuộc phạm vi của nghiên cứu này.


5

- Những DN CNHT Việt Nam được nghiên cứu là DN sản xuất và cung cấp
SPCK cho khách hàng trong CCU. Luận án không nghiên cứu những DN chỉ hoạt
động thương mại đơn thuần.
- Nghiên cứu NLCU của DN CNHT trong quá trình đáp ứng yêu cầu khách
hàng nằm trong CCU SPCK sẽ có những khác biệt so với khách hàng ngoài thị
trường và khác với các DN CNHT không cung ứng vào chuỗi. Sự khác biệt này sẽ
thể hiện ở những yếu tố liên quan tới NLCU mà DN có thể có hoặc chưa có do yêu
cầu từ khách hàng trong CCU.
 Phạm vi về phương pháp nghiên cứu:
- Từ phía góc độ DN: DN tự đánh giá về NLCU và những nhân tố liên quan
để thu thập dữ liệu sơ cấp. Bên cạnh đó sẽ là những dữ liệu thứ cấp từ những báo
cáo, nghiên cứu khác được thu thập, tổng hợp cho phân tích.

- Từ phía góc độ khách hàng: chỉ đánh giá thông qua dữ liệu thứ cấp. Việc
khảo sát bằng bảng hỏi để thu thập dữ liệu sơ cấp từ khách hàng sẽ không được thực
hiện do số lượng DN là khách hàng của các DN CNHT được khảo sát là không đủ
nhiều, thêm vào đó là sự không chắc chắn là phiếu trả lời của DN và phiếu trả lời ủa
khách hàng là cùng đánh giá một đối tượng.
 Phạm vi về không gian:
- DN CNHT Việt Nam sản xuất và cung cấp các linh kiện, chi tiết cơ khí
cho các CCU SPCK. Việc lý giải lựa chọn những DN này được chi tiết ở phần 1.2.1
phía dưới. Những DN này có trụ sở và/hoặc nhà máy sản xuất ở cả 03 miền Bắc –
Trung – Nam của Việt Nam.
- CCU SPCK được giới hạn trong phạm vi đất nước Việt Nam, tức là khách
hàng của DN CNHT là những DN có hoạt động kinh doanh tại Việt Nam (có thể là
DN Việt Nam hoặc DN nước ngoài). Vị trí của DN mà luận án nghiên cứu là một
mắt xích trong chuỗi, chuyên cung ứng các sản phẩm CNHT.
- CCU mà luận án lựa chọn để nghiên cứu sâu vào một số nội dung là CCU
của ngành ô tô bởi 03 lý do: Thứ nhất, đây là 01 trong 03 phân ngành mà cơ khí
Việt Nam có thế mạnh và đã được đặt ra mục tiêu phát triển theo QĐ số 319/QĐTTg phê duyệt Chiến lược phát triển ngành cơ khí Việt Nam; Thứ hai, CNHT


6

ngành ô tô còn đang kém phát triển và Thứ ba, đây là 01 trong một số ngành chủ
lực ưu tiên phát triển CNHT (Bộ Công thương, 2018).
Mặc dù lựa chọn CCU cụ thể là trong ngành ô tô, nhưng do số lượng DN
CNHT của ngành này hiện chiếm số lượng còn khá khiêm tốn (khoảng 230 DN theo
thống kê của Vasi năm 2018) nên số DN gửi phiếu khảo sát sẽ được mở rộng sang
cả những DN sản xuất các sản phẩm CNHT cơ khí ở các CCU khác như xe máy,
điện tử v.v.
- Môi trường kinh doanh của các DN là môi trường kinh doanh bình
thường, không phải môi trường kinh doanh điện tử (online).

 Phạm vi về thời gian:
- Luận án thu thập dữ liệu thứ cấp trong giai đoạn 2008 – 2018.
- Dữ liệu sơ cấp được thu thập trong giai đoạn từ tháng 11/2017 đến tháng
6/2018.
- Dữ liệu phân tích và báo cáo trong giai đoạn 2018 – 2019.


7

5. Phương pháp nghiên cứu
5.1. Quy trình nghiên cứu
NCS xác định quy trình nghiên cứu sẽ thực hiện trong đề tài bao gồm những
bước như hình sau:
Thu thập và tổng quan tài liệu

Xác định mô hình nghiên cứu

Thu thập dữ liệu thứ cấp

Xây dựng các giả thuyết nghiên cứu
Xây dựng các thang đo
Xác định mẫu khảo sát
Thiết kế phiếu khảo sát

Điều chỉnh
phiếu

Khảo sát thử
Khảo sát diện rộng bằng phiếu hỏi
Phân tích dữ liệu sơ cấp đã thu thập

Kiểm định các giả thuyết
Phân tích thực trạng thông qua dữ liệu sơ cấp và thứ cấp
Rút ra kết luận và đề xuất các giải pháp

Hình 1. Quy trình nghiên cứu của đề tài


8

Nguồn: Tác giả (2018)
Quy trình nghiên cứu của luận án bắt đầu từ việc thu thập và tổng quan tài
liệu các công trình nghiên cứu trước đây về NLCU, DN CNHT, CCU SPCK. Trong
tổng thể quá trình này, công tác nghiên cứu tài liệu đóng vai trò rất quan trọng. Đó
không phải là công việc chỉ làm một lần hay chỉ là một quá trình đơn tuyến, mà
được lặp đi lặp lại nhiều lần, với nhiều mức độ và mục đích khác nhau. Khi mới bắt
đầu sẽ giúp lựa chọn đề tài, đánh giá phạm vi các nguồn tài nguyên hỗ trợ, đặt vấn
đề nghiên cứu. Khi đang nghiên cứu sẽ giúp củng cố các luận cứ, luận chứng, bổ
sung các đánh giá phê bình khoa học. Và khi kết thúc nghiên cứu sẽ giúp tạo hình
mẫu, tiêu chuẩn để soạn thảo và trình bày kết quả nghiên cứu. Và kết quả của việc
nghiên cứu tài liệu là xác định được dư địa nghiên cứu cho luận án.
Bước tiếp theo là xây dựng mô hình nghiên cứu thông qua việc xây dựng hệ
thống cơ sở lý luận cho luận án. Từ những vấn đề lý thuyết về CGT, CCU, NLCU;
luận án xác định những thành phần trong mô hình nghiên cứu và mối quan hệ giữa
chúng. Mô hình nghiên cứu là căn cứ để NCS đề xuất những giả thuyết nghiên cứu
nhằm xây dựng phiếu hỏi để thu thập dữ liệu sơ cấp. Song song với đó, những dữ
liệu thứ cấp có liên quan tới mô hình cũng được thu thập để phục vụ cho việc phân
tích thực trạng.
Đối với việc thu thập dữ liệu sơ cấp:
- Từ các giả thuyết nghiên cứu, tác giả xây dựng các thang đo, xác định mẫu
khảo sát và thiết kế phiếu khảo sát trong các bước tiếp theo. Phiếu khảo sát sẽ được

điều chỉnh và chuẩn hóa thông qua khảo sát thử, để sau đó có thể tiến hành khảo sát
trên diện rộng với phiếu hỏi đã hoàn chỉnh.
- Phân tích dữ liệu thu thập là bước tiếp sau của quy trình nghiên cứu sau
khảo sát. Thống kê mô tả, kiểm định thang đo, phân tích hồi quy với phần mềm
SPSS và AMOS là những kỹ thuật sẽ được sử dụng trong bước này. Những kỹ thuật
phân tích định tính như tổng hợp, so sánh cũng sẽ được áp dụng.
- Kết quả phân tích dữ liệu sẽ là cơ sở cho việc phân tích, thảo luận và kiểm
định các giả thuyết đã trình bày trong mô hình nghiên cứu, xác định xem giả thuyết


9

nào được chấp nhận, giả thuyết nào không được chấp nhận và từ đó đưa ra được
những kết luận cho vấn đề nghiên cứu.
Việc phân tích dữ liệu sơ cấp cần được kết hợp với phân tích dữ liệu thứ cấp
để đưa ra được những kết luận về thực trạng vấn đề nghiên cứu. Những kết quả đã
đạt được, những hạn chế còn tồn tại và nguyên nhân.
Bước cuối cùng của quy trình nghiên cứu là việc đề xuất các giải pháp nâng
cao NLCU cho các DN CNHT Việt Nam trong CCU SPCK. Một số kiến nghị đối
với các bên liên quan cũng được trình bày ở bước này.
5.2. Phương pháp nghiên cứu
5.2.1. Phương pháp tiếp cận nghiên cứu
Phương pháp luận nghiên cứu của luận án bao gồm kết hợp giữa phương
pháp diễn dịch và quy nạp khoa học.
 Phương pháp diễn dịch được sử dụng nhiều trong nghiên cứu khoa học, có
liên quan đến việc phát triển lý thuyết thông qua nhiều bước kiểm định nghiêm
ngặt. Phương pháp diễn dịch bao gồm việc phát triển các giả thuyết nghiên cứu dựa
trên nền tảng lý thuyết đã có, đưa ra các giả thuyết có thể kiểm định được bằng cách
đo lường các biến và đề xuất mối quan hệ giữa các biến số, tiến hành kiểm định các
giả thuyết dựa trên số liệu thu thập được, phân tích kết quả thu được xem kết quả đó

củng cố lý thuyết đã có hay cần chỉnh sửa bổ sung, cuối cùng chỉnh sửa, bổ sung lý
thuyết dựa trên các kết quả nghiên cứu.
 Phương pháp quy nạp được sử dụng nhiều hơn trong lĩnh vự khoa học tự
nhiên. Tuy nhiên, phương pháp này cũng được sử dụng phổ biến trong khoa học xã
hội từ thế kỷ 20. Mục đích của phương pháp là phát hiện những mối quan hệ giữa
các sự vật, hiện tượng chưa được biết, trả lời các câu hỏi như điều gì đang xảy ra, để
hiểu được bản chất của vấn đề. Bước tiếp theo của phương pháp sẽ là tìm cách lý
giải cho những điều mới được quan sát và phát hiện tiến tới việc xây dựng và phát
triển các lý thuyết mới.
Trong phạm vi luận án, tác giả sử dụng phương pháp cả hai phương pháp
diễn dịch và quy nạp. Phương pháp diễn dịch để tổng quan lý thuyết về các nội


10

dung liên quan tới NLCU của DN như năng lực cấu thành, yếu tố tác động, chỉ tiêu
đo lường NLCU. Từ đó, NCS phát triển các giải thuyết nghiên cứu và tiến hành
kiểm định thông qua số liệu điều tra. Kết quả phân tích sẽ được áp dụng phương
pháp quy nạp để lý giải về mối quan hệ giữa các yếu tố trong mô hình nghiên cứu.
Từ đó là cơ sở để đưa ra các ngụ ý và đóng góp về mặt lý luận và thực tiễn.
5.2.2. Phương pháp thu thập dữ liệu
5.2.2.1. Thu thập dữ liệu thứ cấp
NCS bắt đầu quá trình nghiên cứu luận án này với việc nghiên cứu các nguồn
dữ liệu thứ cấp, bao gồm:
- Các lý thuyết nền tảng liên quan đến chủ đề nghiên cứu như năng lực DN,
CGT, CCU; tiêu chí đo lường kết quả cung ứng, các yếu tố tác động tới NLCU.
- Các nghiên cứu khoa học trong nước và quốc tế về chủ đề này.
- Các bài báo, tài liệu hội thảo trong và ngoài nước.
Mục tiêu của việc nghiên cứu tài liệu là giúp NCS xây dựng được mô hình
nghiên cứu và phát triển được các giả thuyết nghiên cứu được kiểm định liên quan

tới nội dung nghiên cứu.
5.2.2.2. Thu thập dữ liệu sơ cấp
Dữ liệu sơ cấp sẽ được NCS thu thập bằng một số phương pháp sau:
a. Phương pháp phỏng vấn sâu
Phỏng vấn sâu là phương pháp điều tra qua đánh giá của các chuyên gia
trong lĩnh vực về vấn đề, một sự kiện khoa học của lĩnh vực đó. Thực chất đây là
phương pháp sử dụng trí tuệ, khai thác ý kiến đánh giá của các chuyên gia có trình
độ cao để xem xét, nhận định một vấn đề, một sự kiện khoa học để tìm ra giải pháp
tối ưu cho vấn đề, sự kiện đó. Phỏng vấn là phương pháp rất phù hợp để khám phá
quan điểm và suy nghĩ của đối tượng nghiên cứu (Phạm Văn Thắng, 2014).
Trong nghiên cứu của tác giả, phương pháp phỏng vấn sâu được sử dụng để
thực hiện những nội dung công việc sau:
- Đánh giá, đưa ra ý kiến xây dựng mô hình nghiên cứu của luận án về các
yếu tố nguồn lực của DN, các năng lực thành phần của NLCU, các chỉ tiêu đo lường


11

KQCU, các yếu tố tác động tới NLCU và KQCU. Xem chi tiết trong phụ lục số 01
và phụ lục số 02 của luận án.
- Đánh giá, tư vấn hoàn thiện phiếu khảo sát. Xem chi tiết trong phụ lục số
04 của luận án.
Tác giả đã có những buổi làm việc trực tiếp (trao đổi trực tiếp, trao đổi
online, trao đổi điện thoại) hoặc gián tiếp (gửi email, gửi bảng hỏi) với các chuyên
gia để thu thập những thông tin cần thiết cho nghiên cứu.
Các chuyên gia mà tác giả tham vấn gồm giáo viên hướng dẫn; những nhà
hoạch định chính sách về CNHT; những nhà nghiên cứu về CNHT, CCU, ngành cơ
khí; những cán bộ/giám đốc (kỹ thuật) tại các DN CNHT. Số lượng chuyên gia theo
Connelly (2008) phải đảm bảo ít nhất là 10% mẫu nghiên cứu chính; còn theo Hill
(1998) thì cần từ 10 đến 30 người. Do vậy, tác giả lựa chọn phỏng vấn 20 người.

Danh sách chuyên gia được thống kê trong phụ lục số 06 của luận án.
b. Khảo sát thử (pilot survey)
Trước khi được phát rộng rãi tới mẫu khảo sát, NCS đã phát phiếu cho 10
DN để đánh giá sơ bộ xem các câu hỏi đặt ra có dễ hiểu không, cần bổ sung hoặc
loại bỏ những câu hỏi nào. Đồng thời NCS cũng đã gửi phiếu hỏi tới các chuyên
gia, giảng viên về quản trị để tham vấn và hoàn thiện phiếu khảo sát (số lượng 10
người).
c. Phương pháp khảo sát trên diện rộng
Phương pháp khảo sát bằng phiếu hỏi (questionnare survey) là một phương
pháp phỏng vấn viết, được thực hiện cùng một lúc với nhiều người theo một bảng
hỏi in sẵn. Người được hỏi trả lời ý kiến của mình bằng cách đánh dấu vào các ô
tương ứng theo một quy ước nào đó. Đây là phương pháp nghiên cứu được sử dụng
rộng rãi và ngày càng phổ biến trong các lĩnh vực nghiên cứu kinh tế xã hội
(Nguyễn Thị Tuyết Mai và cộng sự, 2015). Để kiểm định các giả thuyết nêu ra từ
mô hình nghiên cứu của luận án này, NCS đã thiết kế và phát một phiếu hỏi định
lượng tới các DN khảo sát.


12

- Mẫu khảo sát:
+ Các DN sản xuất linh kiện, chi tiết cơ khí cung ứng cho các nhà thầu/nhà
thầu phụ lắp ráp ô tô ở trên toàn quốc sẽ được gửi phiếu khảo sát. Số lượng DN gửi
đi dự kiến khoảng trên 400 DN.
+ Kênh thu thập dữ liệu chính là thông qua các Hiệp hội DN ở 03 miền Bắc
(Hà Nội) – Trung (Đà Nẵng) – Nam (Hồ Chí Minh). Song song với đó là việc khảo
sát và phỏng vấn trực tiếp một số DN trong quá trình NCS thực hiện nghiên cứu
một vài dự án liên quan về CCU. Ngoài ra, theo danh sách các DN CNHT của Sidec
(2017) và của Jetro (2012) thống kê, NCS cũng gửi email bảng hỏi để đề nghị trả
lời. Kỹ thuật Snow-ball được áp dụng đối các DN hoặc chuyên gia mà NCS gửi

phiếu hỏi, để tiếp tục giới thiệu các DN CNHT khác tham gia khảo sát.
+ Nhằm đảm bảo tính bí mật của thông tin, giúp cho DN hoàn toàn an tâm
khi trả lời phiếu khảo sát, việc thu thập qua tất cả các kênh đều ưu tiên sử dụng
bảng hỏi trực tuyến. Việc sử dụng bảng hỏi trực tuyến cũng giúp cho thông tin thu
thập được minh bạch và khách quan hơn; đồng thời cũng giúp cho việc khảo sát
được tiến hành nhanh chóng và thuận lợi hơn, hạn chế được việc thiếu dữ liệu trả
lời (do tính năng bắt buộc trả lời ở bảng hỏi). Tham khảo link bảng hỏi trực tuyến
tại đây: />- Số lượng phiếu trả lời hợp lệ cần đạt trên 200 để đảm bảo độ tin cậy theo
yêu cầu tỷ lệ mẫu n ≥ 8m+50 với m là số biến độc lập (theo Tabachnick & Fidell,
2007). Hoặc theo tác giả Nguyễn Văn Thắng (2014) thì quy mô mẫu thông thường
có thể phân tích hồi quy, tương quan hay kiểm định nhóm là từ 100 quan sát trở lên.
- Người điền phiếu: Giám đốc DN hoặc Giám đốc/Trưởng phòng kỹ thuật
hoặc Giám đốc/Trưởng phòng kinh doanh.
- Thang đo: ngoài một số câu hỏi lựa chọn thì phiếu hỏi sử dụng thang đo
chính là thang Likert 5 bậc (từ 1 đến 5) cho đa số các câu hỏi. Trong đó, 1 tương
ứng với “hoàn toàn không đồng ý” và 5 tương ứng “hoàn toàn đồng ý”. Thang đo
được kế thừa từ các nghiên cứu trước đây do NCS tổng quan tài liệu.
- Nội dung: phiếu khảo sát bao gồm những phần nội dung cơ bản như sau:


×