Tải bản đầy đủ (.doc) (20 trang)

Hướng dẫn giải bài tập tính theo phương trình hóa học đối với học sinh lớp 8

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (123.39 KB, 20 trang )

Chuyên đề: “Hướng dẫn giải bài tập tính theo phương trình hóa học đối với
học sinh lớp 8”
MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn chuyên đề:
Trong những năm gần đây, mục tiêu nâng cao chất lượng mũi nhọn học
sinh giỏi và giáo dục đại trà, giảm tỉ lệ học sinh yếu kém luôn luôn được các đơn
vị nhà trường quan tâm chú trọng do đây là danh dự cũng như là bộ mặt của mỗi
nhà trường. Vậy, làm thế nào để giảm được tỉ lệ học sinh yếu kém, nâng cao chất
lượng đại trà trong mỗi nhà trường? Câu hỏi này đã được các cấp lãnh đạo
ngành giáo dục, các nhà trường và bản thân giáo viên của từng bộ môn đặt ra và
đi tìm câu trả lời trong rất nhiều cuộc họp, hội nghị, hội thảo chuyên đề các cấp.
Là một giáo viên đang trực tiếp giảng dạy môn hóa học ở trung học cơ sở, tôi
cũng nhận thấy tỉ lệ học sinh yếu kém môn của mình trong những năm gần đây
cũng không hề nhỏ. Nguyên nhân dẫn đến tỉ lệ học sinh yếu kém có nhiều, chủ
quan cũng có, khách quan cũng có. Trong đó có nguyên nhân do đặc thù ở bộ
môn hóa học 8 là môn học mà các em học sinh mới bắt đầu được tiếp cận nên
còn thấy mới mẻ, lúng túng và gặp nhiều khó khăn trong việc tìm cho mình
phương pháp học và làm bài tập hiệu quả. Ngoài việc phải nắm chắc lí thuyết thì
đòi hỏi các em còn phải biết vận dụng vào làm các dạng bài tập hóa học định
tính và định lượng đầu tiên của chương trình. Do mới tiếp cận cho nên nhiều em
cảm thấy khó, trừu tượng, không hiểu, không biết làm, dẫn đến các em có tâm lí
ngại học và đăc biệt là ngại làm bài tập hóa học, điều này làm cho chất lượng
học tập của bộ môn thấp. Qua thực tế nhiều năm giảng dạy, tôi nhận thấy trong
các dạng bài tập ở môn hóa học 8 – lớp đặt nền móng việc học tập bộ môn sau
này - khiến nhiều học sinh cảm thấy khó nhất, hay vướng mắc nhất, lúng túng
nhất khi gặp phải, đó là dạng bài tập tính theo phương trình hóa học. Chính vì
vậy mà tôi lựa chọn chuyên đề “Hướng dẫn giải bài tập tính theo phương
trình hóa học đối với học sinh lớp 8” nhằm giúp cho các em học sinh có thể
nắm được phương pháp hiệu quả nhất để trinh phục dạng bài tập này.
Mặc dù bài tập tính theo phương trình hóa học rất đa dạng, phong phú, có
nhiều mức độ khác nhau, xong trong phạm vi chuyên đề này tôi chỉ xin giới


thiệu hai dạng cơ bản nhất mà đòi hỏi học sinh phải nắm chắc ngay từ lớp 8, đó
là: Bài tập tính theo phương trình hóa học cơ bản và dạng bài tập có lượng chất
dư. Bởi theo tôi nghĩ, khi các em đã nắm chắc phương pháp giải hai dạng bài tập

1


này rồi thì sẽ có thể dễ dàng vận dụng để làm các dạng phức tạp hơn như bài tập
tính theo phương trình hóa học có liên quan đến nồng độ; hiệu suất phản ứng;
tính theo nhiều phản ứng nối tiếp; hỗn hợp; bài toán có lượng tạp chất, chất
không tinh khiết; tìm công thức hóa học dựa vào phương trình phản ứng…
2. Mục đích của chuyên đề
Đối với giáo viên:
- Chuyên đề được viết nhằm giúp giáo viên hướng dẫn đối tượng học sinh
yếu kém môn hóa học lớp 8 trường THCS Tích Sơn nắm được phân loại và cách
giải dạng bài tập tính theo phương trình hóa học cơ bản ở lớp 8. Đồng thời nó
cũng là tài liệu cho các đồng nghiệp tham khảo trong việc nâng cao chất lượng
giảng dạy, bồi dưỡng và phụ đạo học sinh yếu kém môn hóa lớp 8.
- Qua việc xây dựng chuyên đề, tôi mong muốn được cùng chia sẻ, học
hỏi kinh nghiệm, phương pháp, cách thức tiến hành cùng trong việc nâng cao
chất lượng phụ đạo học sinh yếu kém môn hóa học 8 cùng với các đồng nghiệp,
qua đó góp phần nâng cao chất lượng bộ môn.
Đối với học sinh:
- Sau khi được áp dụng chuyên đề này, học sinh phải nắm chắc và có khả
năng vận dụng thành thạo cách giải bài tập tính theo phương trình hóa học cơ
bản ở lớp 8. Từ đó tạo tiền đề cho các em có thể làm được các dạng bài tập tính
theo phương trình hóa học ở mức độ khó hơn.
- Qua chuyên đề, học sinh được củng cố, khắc sâu kiến thức đã học về
công thức hóa học, quy tắc hóa trị, phương trình hóa học, ý nghĩa của phương
trình hóa học. Thấy được mối liên hệ chặt chẽ giữa lí thuyết và bài tập hóa học.

- Giúp học sinh chủ động tiếp thu kiến thức một cách vững vàng, quên đi
cảm giác sợ học môn hóa học, đặc biệt là sợ làm bài tập hóa học. Từ đó giúp các
em yêu thích môn hóa học hơn, tâm lí thoải mái hơn trong giờ học, khơi dậy
niềm đam mê, hứng thú với môn học.
3. Cấu trúc của chuyên đề
Trong chuyên đề này, tôi trình bày hai dạng bài tập tính theo phương trình
hóa học mà học sinh lớp 8 mới được tiếp cận. Mỗi dạng tôi đều đưa ra dấu hiệu
nhận biết, phương pháp giải, bài tập minh họa và cuối cùng là những bài học
kinh nghiệm rút ra được từ quá trình thực hiện.

2


NỘI DUNG
Chương 1. Hệ thống hóa nội dung kiến thức
1. Mục tiêu
Kiến thức: Học sinh biết được:
- Phương trình hoá học cho biết tỉ lệ số mol, tỉ lệ thể tích giữa các chất
bằng tỉ lệ số nguyên tử hoặc phân tử các chất trong phản ứng.
- Các bước tính theo phương trình hoá học.
Kĩ năng:
- Rèn kĩ năng viết công thức hóa học, lập phương trình hóa học.
- Tính được tỉ lệ số mol giữa các chất theo phương trình hoá học cụ thể.
- Tính được khối lượng chất phản ứng để thu được một lượng sản phẩm
xác định hoặc ngược lại.
- Tính được thể tích chất khí tham gia hoặc tạo thành trong phản ứng
hoá học.
- Vận dụng giải thành thạo các dạng bài tập tính theo phương trình hóa
học đơn giản.
Thái độ:

- Giáo dục cho học sinh đức tính cần cù, chị khó trong học tập.
- Có niềm đam mê, hứng thú với môn học, có ý thức tự học.
Năng lực:
- Năng lực sử dụng ngôn ngữ hóa học.
- Năng lực tính toán hóa học.
- Năng lực vận dụng kiến thức hóa học vào cuộc sống.
2. Hệ thống kiến thức
Để làm tốt dạng bài tập tính theo phương trình hóa học, đòi hỏi học sinh
phải nắm chắc hệ thống kiến thức liên quan sau:
- Nắm vững các khái niệm về cấu tạo nguyên tử, phân tử, nguyên tử khối,
phân tử khối, cách tính phân tử khối. Các khái niệm về phản ứng hóa học và các
đại lượng: lượng chất (n), khối lượng chất (m), thể tích mol của chất khí (V);
khối lượng mol (M).
3


- Lập đúng công thức hóa học theo quy tắc hóa trị.
- Nắm vững diễn biến của phản ứng hóa học, thành thạo các bước lập
phương trình hóa học, hiểu được ý nghĩa của phương trình hóa học. Đặc biệt là
xác định được đúng tỉ lệ số nguyên tử, phân tử của từng cặp chất trong phản ứng
(cũng chính là tỉ lệ số mol của cặp chất đó).
3. Phương pháp dạy học
Để hướng dẫn học sinh làm các dạng bài tập trong chuyên đề, tôi kết hợp
sử dụng các phương pháp:
- Phương pháp đàm thoại nêu vấn đề.
- Phương pháp vấn đáp, gợi mở.
- Phương pháp thảo luận nhóm.
Cách tiến hành:
Trong quá trình dạy, tôi phân dạng, lấy ví dụ minh họa rồi hướng dẫn học
sinh phân tích đề bài tìm giả thiết và kết luận. Tìm mối liên hệ qua các công thức

tính toán để xác định hướng giải. Sau đó trình bày lời giải mẫu, yêu cầu học sinh
tự rút ra các bước làm. Tiếp theo, tôi cho bài tập tương tự, yêu cầu học sinh thảo
luận nhóm nhỏ phân tích dữ kiện tìm lời giải. Gọi hai học sinh lên trình bày lời
giải theo hai cách khác nhau, lớp nhận xét rồi cuối cùng giáo viên nhận xét, chốt
lại kết quả.
Chương 2. Các dạng bài tập và phương pháp giải các bài tập tính theo
phương trình hóa học với học sinh yếu kém môn hóa học lớp 8:
Dạng bài tập tính theo phương trình hóa học rất đa dạng và phong phú, có
nhiều mức độ vận dụng. Tuy nhiên, trong phạm vi chuyên đề này tôi chỉ xin giới
thiệu hai dạng cơ bản nhất mà học sinh cần phải nắm được. Đó là: Dạng bài tập
tính theo phương trình hóa học cơ bản và Dạng bài tập có lượng chất dư.
Do chuyên đề hướng tới đối tượng học sinh yếu kém của lớp 8, là lớp mới
bắt đầu tiếp cận với môn hóa học và bài tập hóa học nên các bài tập minh họa
cho từng dạng tôi chỉ lựa chọn ở mức độ biết và hiểu (các phản ứng coi như xảy
ra hoàn toàn, hiệu suất đạt 100%) cho phù hợp.
Cụ thể như sau:
Dạng 1. Bài tập tính theo phương trình hóa học cơ bản
* Dấu hiệu nhận biết:
4


Đề bài cho biết dữ kiện (như số mol hoặc khối lượng hoặc thể tích chất
khí hoặc số nguyên tử hoặc phân tử) của một chất trên phương trình. Yêu cầu
tính khối lượng hoặc thể tích chất khí hoặc số nguyên tử, số phân tử của chất
còn lại.
* Phương pháp giải:
Cách 1: Giáo viên hướng dẫn học sinh giải theo 5 bước sau:
+ Bước 1: Nghiên cứu kĩ đề bài, xác định dữ kiện chất đã biết và dữ kiện
chất cần tìm.
+ Bước 2: Đổi dữ kiện đã biết về số mol.

Áp dụng một trong các công thức sau:
m

1) n = M (mol)
V
2) nkhí = 22, 4 (mol) (ở đktc)
3) n = số nguyên tử hoặc số phân tử : N (mol)
(N = 6.1023 là số Avogađro).
+ Bước 3: Lập phương trình hóa học của phản ứng.
+ Bước 4: Dựa vào phương trình hóa học rút tỷ lệ số mol chất cần tìm
theo số mol chất đã biết.
+ Bước 5: Giải quyết các yêu cầu của đề:
Chuyển đổi số mol các chất vừa tìm về khối lượng (m = n.M), về thể tích
(V = n.22,4), về số nguyên tử (phân tử) = n. N. Trả lời và ghi đáp số.
Cách 2: Hướng dẫn học sinh dựa vào PTHH và tỉ lệ về hệ số cân bằng (tỉ
lệ mol) của cặp chất đề bài cho dữ kiện và chất cần tìm, áp dụng qui tắc tam suất
để tính nhanh khối lượng hoặc thể tích chất mà không cần đổi dữ kiện ra số mol
(cần chú ý các chất phải cùng đơn vị tính). Ví dụ:
gam → gam

gam → mol

gam → lít

lít → lít

gam → gam

gam → mol


gam → lít

lít → lít

* Một số bài tập minh họa:
Bài 1. Cacbon cháy trong oxi hoặc không khí sinh ra khí cacbon đioxit:
0

t
C + O2 
→ CO2

5


Tính thể tích khí oxi cần dùng (ở đktc) để đốt cháy hết 1,2 gam cacbon.
Hướng dẫn học sinh:
+ Đề bài cho 1,2 gam là đại lượng gì?
+ Tính số mol của 1,2 gam C?
+ Viết PTHH của phản ứng xảy ra.
+ Dựa vào PTHH tính số mol O2 theo số mol của C?
+ Tính thể tích khí O2 theo công thức nào?
Lời giải:
Cách 1:
1, 2

Số mol của C tham gia phản ứng: nC = 12 = 0,1 mol
t
Phương trình hóa học: C + O2 
→ CO2

0

Theo phương trình hóa học, ta có: nO 2 = nC = 0,1 mol
Thể tích khí O2 cần dùng ở đktc là: VO 2 = 22,4.0,1 = 2,24 (lít).
Vậy, đốt cháy hết 1,2 gam cacbon thì cần dùng 2,24 lít khí oxi ở đktc.
Cách 2:
Phương trình hóa học: C
Theo PTHH:

1

0

+


t
O2 
→ CO2

1

(mol)



12 gam →

22,4 lít


Vậy:

1,2 gam →

?

Thể tích khí O2 cần dùng ở đktc là: VO 2 =

1, 2.22, 4
= 2,24 (lít)
12

Bài 2. (bài tập 1 trang 75 SGK hóa 8).
Sắt tác dụng với axit clohiđric: Fe + 2HCl → FeCl2 + H2
Nếu có 2,8 g sắt tham gia phản ứng, em hãy tìm:
a) Thể tích khí hiđro thu được ở đktc.
b) Khối lượng axit clohiđric cần dùng.
Hướng dẫn học sinh:
+ Xác định chất tham gia? Sản phẩm?
+ Đề cho biết đại lượng nào (HS: khối lượng Fe)?
6


+ Đề bài yêu cầu tính cái gì? (HS: Thể tích khí H2, khối lượng HCl)
+ Muốn tìm được khối lượng/ thể tích của chất đó ta áp dụng công thức nào?
+ Trong công thức đó ta đã biết đại lượng nào? Cần tìm đại lượng nào?
+ Làm thế nào để tính được số mol của khí H2 và HCl ?
Lời giải:
Cách 1:
2,8


Số mol sắt tham gia phản ứng là: nFe = 56 = 0,05 mol
Phương trình hóa học: Fe + 2HCl → FeCl2 + H2.
a) Theo phương trình hóa học: n H = nFe = 0,05 (mol)
2

Thể tích khí thu được ở đktc là: V H = 22,4. n H = 22,4.0,05 = 1,12 (lít)
2

2

b) Theo phương trình hóa học: nHCl = 2nFe = 2.0,05 = 0,1 (mol).
Khối lượng của axit clohiđric cần dùng là: m HCl = nHCl.MHCl = 0,1.36,5 =
3,65(g)
Cách 2:
Phương trình hóa học: Fe
Theo PTHH: 56(g)
Vậy:

2,8(g)

+

2HCl



FeCl2 + H2.

2.36,5(g)


22,4 (l)

x

y

2,8.22,4
= 1,12 (lít)
56
2.36,5.2,8
b) mHCl = x =
= 3,65 (g).
56

 a) V H = y =
2

(Khi học sinh đã hiểu thì không cần thiết phải đặt dòng tỉ lệ mol ở dưới các công
thức hóa học như bài 1mà chỉ cần đặt tỉ lệ khối lượng, thể tích các chất liên
quan. Chú ý nhân tỉ lệ (số mol) trước mỗi công thức và phải dóng thẳng cột các
đại lượng cần tính toán).
Bài 3 (bài tập 2 trang 75 SGK hóa 8).
Lưu huỳnh (S) cháy trong không khí sinh ra chất khí mùi hắc, gây ho, đó
là khí lưu huỳnh đioxit (còn gọi là khí sunfurơ) có công thức hóa học là SO2.
a) Viết phương trình hóa học phản ứng lưu huỳnh cháy trong không khí.
b) Biết khối lượng lưu huỳnh tham gia phản ứng là 1,6 gam. Hãy tìm:

7



- Thể tích khí lưu huỳnh đioxit sinh ra ở đktc.
- Thể tích không khí cần dùng ở đktc. Biết khí oxi chiếm 1/5 thể tích của
không khí.
Hướng dẫn học sinh:
+ Đề bài cho biết cái gì?
+ Yêu cầu tính cái gì?
+ Áp dụng công thức nào để tính thể tích chất khí ở đktc? (V = n.22,4)
+ Trong công thức đó ta đã biết đại lượng nào? Cần tìm đại lượng nào?
(cần tìm số mol (n) của SO2)
+ Làm thế nào để tính được số mol SO2? (dựa vào PTHH và số mol S)
+ Tính số mol của 1,6 gam S?
+ Viết PTHH của phản ứng xảy ra?
+ Dựa vào PTHH tính số mol SO2, O2 theo số mol của S.
+ Áp dụng công thức nào để tính được thể tích khí SO2 và khí O2?
+ Tính thể tích không khí cần dùng bằng cách nào? (thể tích khí oxi chiếm
1/5 thể tích không khí  thể tích không khí gấp 5 lần thể tích oxi).
Lời giải:
Cách 1:
0

t
a) Phương trình hóa học: S + O2 
→ SO2

1,6

b) Số mol của S tham gia phản ứng: nS = 32 = 0,05 (mol)
Theo phương trình hóa học, ta có: nSO 2 = n O = nS = 0,05 (mol)
2


- Thể tích khí sunfurơ sinh ra ở đktc là: VSO 2 = 22,4.0,05 = 1,12 (lít)
- Thể tích khí oxi cần dùng ở đktc là: V O = 22,4.0,05 = 1,12 (lít)
2

Vì khí oxi chiếm 1/5 thể tích của không khí nên thể tích không khí cần
dùng ở đktc là: Vkk = 5.V O = 5.1,12 = 5,6 (lít).
2

Vậy, đốt cháy 1,6 gam lưu huỳnh thì cần 5,6 lít không khí và sinh ra 1,12
lít khí lưu huỳnh đioxit ở đktc.
Cách 2:
a) Phương trình hóa học: S

+

O2

0

t

→ SO2.

8


b) Theo PTHH: 32(g)
Vậy:


1,6(g)

 V SO = V O =
2

2

22,4(l)

22,4 (l)

?

?

1, 6.22, 4
= 1,12 (lít)
32

Thể tích không khí cần dùng là: Vkk = 5.V O = 5.1,12 = 5,6 (lít)
2

Bài 4. Sắt tác dụng với lưu huỳnh tạo thành sắt(II) sunfua (FeS). Tính khối
lượng sắt(II) sunfua thu được nếu có 1,5.1023 nguyên tử sắt tham gia phản ứng.
Hướng dẫn học sinh:
+ Tính số mol của 1,5.1023 nguyên tử sắt như thế nào? (n =

1,5.10 23
?)
6.10 23


+ Lập PTHH.
+ Tính số mol FeS theo số mol Fe.
+ Tính khối lượng mol FeS: MFeS =?
+ Tính khối lượng FeS theo công thức nào? (mFeS = nFeS.MFeS)
Lời giải:
a) Số mol sắt tham gia phản ứng là: nFe =

1,5.1023
= 0,25 (mol)
6.1023

0

t
Phương trình hóa học: Fe + S 
→ FeS

Theo phương trình hóa học: nFeS = nFe = 0,25 (mol)
Khối lượng sắt(II) sunfua thu được là: m FeS = nFeS.MFeS = 0,25.88 = 22
(gam).
Bài 5. Khí metan (CH4) có nhiều trong khí tự nhiên và trong khí biogas. Khí
metan cháy trong không khí sinh ra khí cacbon đioxit (CO 2) và hơi nước theo
t
phương trình: CH4 + 2O2 
→ 2H2O + CO2
0

Tính thể tích khí CO2 sinh ra khi đốt cháy hết 6,72 lít khí metan ở đktc.
Hướng dẫn học sinh:

+ Đề bài cho dữ kiện gì?
+ Tính số mol của 6,72 lít khí metan?
+ Viết PTHH của phản ứng xảy ra.
+ Dựa vào PTHH tính số mol CO2.
+ Áp dụng công thức nào để tính được thể tích khí CO2?
9


Lời giải:
Cách 1:
6,72

nCH 4 = 22,4 = 0,3 (mol)
t
Phương trình hóa học: CH4 + 2O2 
→ 2H2O + CO2
0

Theo phương trình hóa học: n CO = nCH 4 = 0,3 (mol)
2

Thể tích CO2 sinh ra ở đktc là: V CO = 22,4. nCO = 22,4.0,3 = 6,72 (lít).
2

2

Vậy, đốt 6,72 lít khí metan ở đktc sẽ thu được 6,72 lít khí CO2.
Cách 2:
Ở cùng điều kiện về nhiệt độ và áp suất, tỉ lệ về tích cũng chính là tỉ lệ về
số mol nên theo PTHH n CO = nCH 4  V CO = VCH 4 = 6,72 (lít).

2

2

* Bài học kinh nghiệm:
- Đối với dạng 1 thì mấu chốt là giáo viên phải hướng dẫn học sinh lập
đúng phương trình hóa học, xác định được mối liên hệ về số mol của cặp chất đề
bài cho dữ kiện và chất cần tìm để từ đó rút ra được số mol chất theo yêu cầu
của đề bài. Nắm vững các công thức tính toán để vận dụng.
- Đối với chất khí, đo ở cùng điều kiện về nhiệt độ và áp suất thì tỉ lệ về
thể tích cũng chính là tỉ lệ về số mol, ta có thể dựa vào phương trình hóa học và
tỉ lệ mol để tính nhanh thể tích.
- Có thể củng cố, khắc sâu kiến thức cho các em bằng cách sau khi giáo
viên làm mẫu xong thì yêu cầu học sinh tự khái quát lại các bước làm, vận dụng
làm các bài tập tương tự (theo cả 2 cách). Thậm chí, trên cơ sở đó hướng dẫn các
em cách tự xây dựng đề bài bằng cách đổi dữ kiện, đổi chất…để tăng hứng thú
và có tác dụng “kích não” các em.
- Thường xuyên động viên, khích lệ học sinh trong giờ học. Tạo không
khí học tập thân thiện, cởi mở trong giờ để các em có tình yêu đối với môn học.
Qua đó truyền cho các em cảm hứng học tập, có như vậy hiệu quả mới được
nâng lên, giờ học mới hiệu quả.
- Khi học sinh hiểu rõ vấn đề, thành thạo cách làm rồi thì nên hướng dẫn
học sinh tự vận dụng làm bài theo cách 2. Cách này có ưu điểm là: Học sinh
không cần đổi dữ kiện ra số mol nên tiết kiệm được thời gian làm bài và giảm
sai số khi phép tính bị lẻ do không phải qua các phép tính trung gian. Đặc biệt

10


khi đề cho đơn vị tính khác với đơn vị tính trong công thức thì các em cũng

không cần đổi đơn vị vẫn làm được.
Ví dụ: Nung đá vôi, thu được vôi sống và khí cacbonic:
0

t
CaCO3 → CaO + CO2

Hãy tính khối lượng vôi sống thu được khi nung 5 tấn CaCO3
Lời giải:
0

t
CaCO3 → CaO + CO2

100



56

(gam)

5



?

(tấn)


 Khối lượng vôi sống thu được là: mCaO =

5.56
= 2,8 (tấn)
100

Dạng 2. Bài toán có lượng chất dư
* Dấu hiệu nhận biết:
Đề bài cho biết lượng cả hai chất tham gia phản ứng, yêu cầu tính lượng
sản phẩm thu được. Hoặc đề cho biết lượng một chất tham gia phản ứng và
lượng một sản phẩm, yêu cầu tính lượng sản phẩm còn lại. Dạng này khó hơn so
với dạng 1 nên giáo viên cần hướng dẫn chi tiết cách trình bày, làm mẫu một vài
ví dụ rồi yêu cầu học sinh về nhà vận dụng làm thêm bài tập tương tự.
* Phương pháp giải:
Giáo viên cần lưu ý học sinh: đối với các phản ứng hóa học thông thường
giữa hai chất thì một chất sẽ phản ứng hết, chất kia có thể hết hoặc còn dư sau
khi phản ứng kết thúc (phản ứng xảy ra hòa toàn). Việc tính lượng sản phẩm
sinh ra phải tính theo chất nào phản ứng hết.
Cách trình bày:
Giả sử có phản ứng:

mA + nB → pC + qD

Theo phương trình : m

n

(mol)

Theo đề:


b

(mol)

a

a
b
a
b
với . Nếu > thì A còn dư, B phản ứng
m
n
m
n
a
b
hết, sản phẩm tính theo A và ngược lại. Còn nếu = thì phản ứng vừa đủ, tức
m n

Khi đó ta chỉ cần so sánh

là cả hai chất cùng hết (Khi đó sản phẩm tính theo A hoặc B đều được).

11


Trong trường hợp đề bài cho biết lượng một chất tham gia phản ứng và
lượng của một chất sản phẩm thì việc tính toán lượng các chất sản phẩm còn lại

phải tính theo chất sản phẩm mà đề bài cho (các bước giải toán tương tự như
dạng 1).
* Bài tập minh họa:
Bài 1. Đốt cháy 12,4 gam photpho trong bình chứa 17 gam khí oxi tạo thành
điphotpho pentaoxit P2O5 (là chất rắn, màu trắng).
a) Photpho hay oxi, chất nào còn thừa và số mol chất còn thừa là bao nhiêu?
b) Chất nào được tạo thành, khối lượng là bao nhiêu?
Hướng dẫn học sinh:
+ Giáo viên hướng dẫn học sinh phân tích đề bài: đề bài cho những đại
lượng nào? Yêu cầu tính cái gì?
+ Tính số mol P và O2 ban đầu?
+ Lập PTHH
+ Lập và so sánh tỉ lệ số mol theo đề bài và theo PTHH giữa P và O2
+ So sánh tỉ lệ  chất nào dư chất nào phản ứng hết?
+ Tính toán lượng P2O5 sinh ra theo chất nào phản ứng hết (các bước
tương tự dạng 1).
Lời giải:
12,4

17

a) nP = 31 = 0,4 (mol); n O = 32 = 0,53 (mol).
t
Phương trình phản ứng : 4P + 5O2 → 2P2O5
2

o

Theo PTHH: 4


5

(mol)

Theo đề bài: 0,4

0,53

(mol)

0,4
0,53
<
. Vậy P phản ứng hết, O2 dư. Sản phẩm sinh ra phải
4
5

So sánh ta thấy:

tính toán theo số mol của P.
5

5

Theo PTHH: n O (pư) = 4 nP = 4 .0,4 = 0,5 (mol)
 n O (dư) = 0,53 − 0,5 = 0,03 (mol)
2

2


Vậy, số mol oxi dư là 0,03 mol.
b) Chất được tạo thành là P2O5. Theo phương trình phản ứng, ta có:
12


1

1

n P O = 2 nP = 2 .0,4 = 0,2 (mol).
Khối lượng điphotpho pentaoxit tạo thành là: m P O =0,2.(31.2+16.5) = 28,4 gam.
2

5

2

5

o

t
Bài 2. Hiđro cháy trong không khí hoặc khí oxi tạo thành nước: 2H2 + O2 →
2H2O

Tính số gam nước thu được khi cho 8,4 lít khí hiđro tác dụng hết với 2,8
lít khí oxi (các thể tích khí đo ở đktc).
Hướng dẫn học sinh:
Giáo viên hướng dẫn học sinh phân tích đề bài
+ Đề cho những đại lượng của chất nào?

+ Tính số mol H2 và O2?
+ Viết PTHH.
+ Làm sao để biết H2 hay O2 dư?
+ Tính lượng sản phẩm H2O sinh ra theo chất phản ứng hết.
Lời giải:
8,4

2,8

n H = 22,4 = 0,375 (mol) ; n O = 22,4 = 0,125 (mol)
Phương trình phản ứng: 2H2 + O2
→ 2H2O
2

Ta thấy:

2

2

1

(mol)

0,375

0,125

(mol)


0,375
0,125
>
. Vậy O2 phản ứng hết, H2 dư. Sản phẩm sinh ra phải
2
1

tính toán theo số mol của oxi.
Theo phương trình phản ứng: n H O = 2n O = 2.0,125 = 0,25 (mol)
2

2

Vậy số khối lượng nước thu được là: m H O = 0,25.18 = 4,5 (gam).
2

* Bài học kinh nghiệm:
- Đối với dạng này mấu chốt là xác định xem chất nào phản ứng hết. Sau
khi xác định được rồi thì việc tính lượng sản phẩm sinh ra lại làm như dạng 1.
- Để trình bày một cách khoa học, ta phải tính toán số mol hai chất mà đề
bài cho trước, lập PTHH sau. Yêu cầu học sinh nắm chắc cách so sánh tỉ lệ để
xác định đúng chất dư, chất hết trong phản ứng hóa học.

13


Chương 3. Hệ thống bài tập tự giải
Bài 1. Phot pho đỏ (P) được dùng làm chất mồi lửa ở đầu que diêm. Tính khối
lượng phot pho cần dùng để tác dụng vừa đủ với 1,12 lít khí oxi (ở đktc).
0


t
Biết PTHH của photpho cháy: 4P + 5O2 
→ 2P2O5

(Đ/S: 1,24 gam).
Bài 2. Magie (Mg) tác dụng với axit clohiđric (HCl) tạo thành magie clorua
(MgCl2) và khí hiđro: Mg + 2HCl → MgCl2 +H2
a) Hòa tan hết 8,4 gam Mg trong dung dịch chứa axit clohiđric (HCl) vừa
đủ thì thu được bao nhiêu lít khí hiđro ở đktc?
b) Tính khối lượng Mg cần dùng để khi cho phản ứng hòan toàn với dung
dịch axit clohiđric thì thu được 7,84 lít khí hiđro (ở đktc).
(Đ/S: a) 7,84 lít ; b) 8,4 gam)
Bài 3. Nung nóng hoàn toàn 39,5 gam Kali pemanganat (KMnO4) thu được Kali
manganat (K2MnO4), mangan oxit (MnO2) và khí oxi.
a) Tính thể tích khí oxi thoát ra ở đktc.
b) Tính khối lượng K2MnO4 sinh ra.
(Đ/S: a) 179,2 lít ; b) 24,625 gam).
Bài 4. Photpho cháy trong không khí hoặc khí oxi thu được điphotpho pentaoxit
t
theo phương trình: 4P + 5O2 
→ 2P2O5. Tính:
0

a) Thể tích khí oxi (ở đktc) cần dùng để đốt cháy hết 3,1g photpho.
b) Tính khối lượng điphotpho pentaoxit thu được khi đốt cháy hết 62g photpho.
(Đ/S: a) 2,8 lít; b) 142 gam).
o

t

Bài 5. Có phương trình hóa học sau: CaCO3 →
CaO + CO2

a) Cần dùng bao nhiêu mol CaCO3 để điều chế được 11,2 g CaO?
b) Muốn điều chế được 7 g CaO cần dùng bao nhiêu gam CaCO3?
c) Nếu có 3,5 mol CaCO3 tham gia phản ứng sẽ sinh ra bao nhiêu lít
CO2 (đktc)?
d) Nếu thu được 13,44 lít khí CO 2 ở đktc thì có bao nhiêu gam chất rắn
tham gia và tạo thành sau phản ứng?
(Đ/S: a) 0,2 mol CaCO3; b) 12,5g CaCO3; c) 78,4 lít CO2 ; d) 33,6 g CaO)
14


Bài 6. Hiđro cháy trong khí oxi tạo thành nước. Tính số gam nước thu được khi
cho 2,24 lít khí hiđro tác dụng với 2,24 lít khí oxi (các thể tích khí đo ở đktc).
(Đ/S: 1,8 gam).
Bài 7. Đá vôi có thành phần chính là canxi cacbonat (CaCO 3). Khi nung đá vôi,
thu được vôi sống (CaO) và khí cacbonic (CO2).
a) Tính khối lượng vôi sống thu được khi nung hoàn toàn 20 gam CaCO3.
b) Tính khối lượng CaCO3 cần dùng để điều chế được 11,2 gam vôi sống.
(Đ/S: a) 11,2 gam ; b) 20 gam).
Một số bài tập trắc nghiệm:
Bài 1. Đốt cháy hoàn toàn a gam nhôm cần dùng 19,2 gam oxi, sản phẩm thu
được là nhôm oxit Al2O3. Giá trị của a là
A. 21,6 gam.

B. 16,2 gam.

C. 18,0 gam.


D. 27,0 gam.

Bài 2. Thể tích khí oxi (ở đktc) cần dùng để đốt cháy hết 3,1 gam P, biết sản
phẩm sinh ra là P2O5.
A. 22,4 lít. B. 2,24 lít.

C. 3,36 lít.

D. 2,8 lít.

Bài 3. Đốt cháy hoàn toàn 1,12 lít khí metan CH4 cần dùng V lít khí oxi, sản
phẩm thu được là khí cacbonic CO2 và nước H2O. Thể tích khí đo ở đktc Giá trị
của V là
A. 1,12 lít.

B. 2,24 lít.

C. 3,36 lít.

D. 4,48 lít.

Bài 4. Đốt cháy hoàn toàn 13 gam Zn trong oxi thu được ZnO:
o

t
2Zn + O2 →
2ZnO

Thể tích khí oxi đã dùng là
A. 11,2 lít.


B. 3,36 lít.

C. 2,24 lít.

D. 4,48 lít.
o

t
Bài 5. Magie cháy trong oxi tạo thành magie oxit: 2Mg + O2 →
2MgO

Thể tích khí ôxi cần dùng để đốt cháy hết 2,4 gam kim loại magie là
A. 1,12 lít.

B. 2,24 lít.

C. 2,24 lít.

D. 4,48 lít.

Đáp án bài tập trắc nghiệm
Bài
Đáp án

1
A

2
D


3
B

4
C

5
A

15


KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
Chuyên đề này đã được tôi triển khai áp dụng tại trường THCS Tích Sơn
trong hai năm học 2017 - 2018 và 2018 - 2019 đối với hai lớp mà tôi giảng dạy.
So sánh kết quả bài kiểm tra cuối năm học của hai năm học này với kết quả bài
kiểm tra cuối năm học 2016 – 2017 (đều có bài tập tínnh theo phương trình hóa
học) khi chưa triển khai áp dụng chuyên đề tôi thu được một số kết quả như sau:

Năm học


số

Số học sinh hiểu bài và làm được bài tập
tính theo PTHH trong đề kiểm tra
Giỏi

Khá


TB

Yếu

SL

%

SL

%

SL

%

SL

%

8,0

15

20

41 54,7 13 17,3

Áp dụng

chuyên đề vào
giảng dạy


2016 - 2017

75

6

2017 - 2018

87

12 13,8 35 40,2 34 39,1

6

6,9

V

2018 - 2019

85

14 16,5 41 48,2 25 29,4

5


5,9

V

Không

V

- Có thể thấy, sau khi triển khai, áp dụng chuyên đề vào quá trình giảng dạy
thì tỉ lệ học sinh xếp loại trung bình và yếu giảm so với năm trước, đồng thời tỉ
lệ học sinh xếp loại khá giỏi có chiều hướng tăng lên.
- Qua giảng dạy, thấy số học sinh yêu thích môn hóa học tăng hơn, các em
tự tin hơn trong giờ, điểm số các bài kiểm tra khảo sát cũng tăng đáng kể.
Chính vì vậy, tôi đã mạnh dạn giới thiệu chuyên đề này đến các bạn đồng
nghiệp để mong nhận được ý kiến đóng góp, bổ sung cho chuyên đề của tôi
được hoàn thiện hơn, có tính khả thi cao hơn, vận dụng hiệu quả hơn trong công
tác giảng dạy. Qua đó góp phần nâng cao chất lượng dạy học, đặc biệt là chất
lượng phụ đạ họ sinh yếu kém môn hóa học lớp 8.
Tuy nhiên, do năng lực của bản thân còn hạn chế, thời gian được phân
công chuẩn bị cho chuyên đề ngắn nên không thể tránh khỏi những khiếm
khuyết. Tôi rất mong nhận được sự đóng góp, chỉ bảo chân thành, thắng thắn
của các bạn đồng nghiệp để chuyên đề được hoàn thiện hơn, thiết thực hơn, phát
huy được hiệu quả hơn nữa trong giảng dạy.
Tôi xin chân thành cảm ơn !
Tích Sơn, ngày 06 tháng 11 năm 2019
NGƯỜI THỰC HIỆN
Vũ Minh Tuấn
16



PHỤ LỤC
Đề kiểm tra cuối năm được sử dụng để so sánh đánh giá kết quả học sinh
khi chưa triển khai và khi đã áp dụng chuyên đề:
Đề 1:
I. Phần trắc nghiệm:
Chọn một chữ cái A, B, C hoặc D đứng trước câu trả lời đúng trong các
câu sau:
Câu 1. Hai chất khí tham gia phản ứng với nhau tạo thành nước là
A. N2, CO2.

B. CO2, CO.

C. H2, O2.

D. O2, N2.

Câu 2. Axit sunfurơ là tên gọi của chất nào sau đây?
A. H2SO3.

B. H2SO4.

C. HNO3.

D. H3PO4.

Câu 3. Trong số những cặp chất sau, cặp chất được dùng để điều chế khí Hiđro
trong phòng thí nghiệm là
A.CaCO3, KClO3.

B. HCl, Zn.


C. KClO3, KMnO4 .

D. K2SO4, KMnO4.

Câu 4. Cho các phản ứng hóa học sau:
t0
1. 2KClO3 →
2KCl + 3O2

2. NaOH + HCl → NaCl + H2O.
t0
3. CaCO3 →
CaO + CO2
t
4. C + O2 →
CO2.
0

Phản ứng phân hủy là các phản ứng:
A. 1, 2, 3.

B. 1, 3.

C. 1, 3, 4.

D. 2, 3.

Câu 5. Điền từ thích hợp cho sẵn vào các khoảng trống sao cho phù hợp:
a. oxit ; b. khử ; c. nguyên tố oxi ; d. toả nhiệt

Ở nhiệt độ thích hợp, khí hiđro không những kết hợp được với đơn chất
oxi mà nó còn có thể kết hợp với ..(1).......…......... trong một số ...(2)
…..........................kim loại. Hiđro có tính …(3)…........................Các phản ứng
này đều …(4)….............................
II. Phần tự luận:
Câu 6. Hãy viết CTHH của những chất có tên sau:
a) Canxi cacbonat

b) Nhôm hiđroxit
17


c) Sắt(III) nitrat

d) Natri đihiđro photphat.

Câu 7. Nêu phương pháp xác định xem trong 3 lọ bị mất nhãn, lọ nào đựng
dung dịch HCl, dung dịch NaCl và dung dịch NaOH ?
Câu 8. Cho 13g kẽm phản ứng hoàn toàn với dung dịch axit clohiđric dư.
a) Viết phương trình hóa học cho phản ứng trên.
b) Tính thể tích hiđro sinh ra ở đktc.
c) Nếu dùng toàn bộ lượng hiđro thu được ở trên đem hóa hợp với khí oxi thì
khối lượng nước thu được sau phản ứng là bao nhiêu gam ?
(Cho biết: H = 1; O = 16; Cl = 35,5 ; Zn = 65)
Đề 2:
I. Phần trắc nghiệm:
Chọn một chữ cái A, B, C hoặc D đứng trước câu trả lời đúng trong các
câu sau:
Câu 1. Hai chất khí tham gia phản ứng với nhau tạo thành nước là
A. H2, O2


B. CO2, CO

C. N2, CO2

D. O2, N2

Câu 2. Axit sunfuric là tên gọi của chất nào sau đây ?
A. H2SO3.

B. H2SO4.

C. HNO3.

D. H3PO4.

Câu 3. Trong số những cặp chất sau, cặp chất được dùng để điều chế khí oxi
trong phòng thí nghiệm là
A. CaCO3, KClO3

B. HCl, Zn

C. KClO3, KMnO4

D. K2SO4, KMnO4

Câu 4. Cho các phản ứng hóa học sau:
t0
1) 2KMnO4 →
K2MnO4 + MnO2 + O2


2) KOH + HCl → KCl + H2O.
t0
3) BaCO3 →
BaO + CO2
0

t
4) S + O2 →
SO2.

Phản ứng phân hủy là các phản ứng:
A. 1, 3.

B. 1, 2, 3.

C. 1, 3, 4.

D. 2, 3.

Câu 5. Sắt(III) clorua là tên gọi của hợp chất nào sau đây?
A. FeCl2

B. FeCl3

C. FeSO4

D. Fe(NO3)3

18



Câu 6. Cho dãy gồm các chất: CO2, SO2, Na2O, CaO, SO3. Số chất thuộc loại
oxit axit là
A. 1.

B. 2.

C. 3.

D. 4.

II. Phần tự luận:
Câu 7. Hãy viết CTHH của những chất có tên sau:
a) Canxi oxit

b) Magie hiđroxit

c) Sắt(II) nitrat

d) Natri hiđro photphat.

e) Axit clohiđric
Câu 8. Nêu phương pháp xác định xem trong 3 lọ bị mất nhãn, lọ nào đựng
dung dịch HCl, dung dịch NaCl và dung dịch NaOH ?
Câu 9. Cho 6,5g kẽm phản ứng hoàn toàn với dung dịch axit clohiđric dư.
a) Viết phương trình hóa học cho phản ứng trên.
b) Tính thể tích hiđro sinh ra ở đktc.
c) Nếu dùng toàn bộ lượng hiđro thu được ở trên đem hóa hợp với khí oxi thì
khối lượng nước thu được sau phản ứng là bao nhiêu gam ?

(Cho biết: H = 1; O = 16; Cl = 35,5 ; Zn = 65)

19


TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Sách giáo khoa và sách giáo viên Hoá học lớp 8 hiện hành – NXB Giáo dục
Việt Nam.
2. Câu hỏi trắc nghiệm và bài tập hoá học lớp 8 – Ngô Ngọc An NXB Giáo dục
Việt Nam.
3. Ôn tập – kiểm tra, đánh giá năng lực học sinh môn hoá học 8 – Đặng Thị
Oanh, Phạm Việt Hà, Nguyễn Ngọc Hà, Nguyễn Văn Hải – NXB ĐH Sư phạm.

20



×