Tải bản đầy đủ (.pdf) (223 trang)

Phát triển đội ngũ hiệu trưởng trường trung học cơ sở thành phố hồ chí minh đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (3.87 MB, 223 trang )

ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƢỜNG ĐẠI HỌC SƢ PHẠM

HUỲNH THỊ NGỌC MAI

PHÁT TRIỂN ĐỘI NGŨ
HIỆU TRƢỞNG TRƢỜNG TRUNG HỌC CƠ SỞ
THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
ĐÁP ỨNG YÊU CẦU ĐỔI MỚI GIÁO DỤC

LUẬN ÁN TIẾN SĨ KHOA HỌC GIÁO DỤC

THÁI NGUYÊN - 2019


ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƢỜNG ĐẠI HỌC SƢ PHẠM

HUỲNH THỊ NGỌC MAI

PHÁT TRIỂN ĐỘI NGŨ
HIỆU TRƢỞNG TRƢỜNG TRUNG HỌC CƠ SỞ
THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
ĐÁP ỨNG YÊU CẦU ĐỔI MỚI GIÁO DỤC
Ngành: Quản lý giáo dục
Mã số: 9140114

LUẬN ÁN TIẾN SĨ KHOA HỌC GIÁO DỤC

Ngƣời hƣớng dẫn khoa học:
1. PGS.TS HÀ THẾ TRUYỀN


2. TS. VŨ LAN HƢƠNG

THÁI NGUYÊN - 2019


i

LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số liệu và
kết quả trong luận án chƣa đƣợc công bố ở bất kỳ học vị nào khác.

Tác giả luận án

Huỳnh Thị Ngọc Mai


ii

LỜI CẢM ƠN
Trong suốt thời gian học tập, nghiên cứu, hoàn thành luận án, tôi đã luôn
nhận đƣợc sự quan tâm, tạo điều kiện, hƣớng dẫn, chỉ bảo tận tình, và động viên của
quý Thầy Cô. Với tấm lòng biết ơn sâu sắc và tình cảm chân thành:
Tôi xin bày tỏ sự kính trọng và biết ơn sâu sắc PGS.TS Hà Thế Truyền và
TS. Vũ Lan Hƣơng. Thầy Cô hƣớng dẫn khoa học đã dành nhiều thời gian để hƣớng
dẫn tận tình, giúp đỡ, và động viên tôi hoàn thành luận án.
Tôi xin trân trọng cảm ơn Ban Giám hiệu; Khoa Tâm lý Giáo dục; Phòng
Đào tạo Trƣờng Đại học Sƣ phạm - Đại học Thái Nguyên. Quý Thầy Cô đã giảng
dạy nhiệt tình, quan tâm tạo điều kiện thuận lợi, giúp đỡ tôi trong quá trình học tập
và nghiên cứu.
Tôi xin trân trọng cảm ơn Lãnh đạo và chuyên viên Phòng Giáo dục Trung

học, Phòng Khảo thí và Kiểm định chất lƣợng giáo dục, Phòng Tổ chức Cán bộ,
Phòng Kế hoạch Tài chính thuộc Sở Giáo dục và Đào tạo Thành phố Hồ Chí Minh;
Lãnh đạo các Phòng Giáo dục và Đào tạo quận, huyện và một số Phòng ngành
quận, huyện có liên quan; Lãnh đạo Huyện ủy, Ủy ban nhân dân huyện Hóc Môn;
Lãnh đạo, chuyên viên Phòng Giáo dục và Đào tạo huyện Hóc Môn; Ban Giám hiệu
và các thầy cô các trƣờng trung học cơ sở trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh,
cùng các đồng nghiệp nghiên cứu sinh đã tạo điều kiện thuận lợi, giúp đỡ, hỗ trợ,
chia sẻ kinh nghiệm, cung cấp các số liệu trong quá trình tôi thực hiện luận án.
Chân thành cảm ơn gia đình và bạn bè đã tạo điều kiện thuận lợi, động viên
và khuyến khích tôi trong suốt quá trình học tập, nghiên cứu và hoàn thành luận án.
Tác giả luận án

Huỳnh Thị Ngọc Mai


iii

MỤC LỤC
Trang

LỜI CAM ĐOAN......................................................................................................... i
LỜI CẢM ƠN .............................................................................................................ii
MỤC LỤC ................................................................................................................. iii
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT ........................................................................ iv
DANH MỤC CÁC BẢNG.......................................................................................... v
DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ, SƠ ĐỒ ...................................................................... vi
MỞ ĐẦU .................................................................................................................... 1
1. Lý do chọn đề tài ..................................................................................................... 1
2. Mục đích nghiên cứu ............................................................................................... 2
3. Khách thể, đối tƣợng nghiên cứu ............................................................................ 2

4. Giả thuyết khoa học ................................................................................................ 2
5. Nhiệm vụ nghiên cứu .............................................................................................. 3
6. Câu hỏi nghiên cứu ................................................................................................. 3
7. Phạm vi nghiên cứu ................................................................................................. 3
8. Luận điểm bảo vệ .................................................................................................... 3
9. Phƣơng pháp luận và phƣơng pháp nghiên cứu ...................................................... 4
10. Đóng góp mới của luận án .................................................................................... 6
11. Cấu trúc luận án .................................................................................................... 6
Chƣơng 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ PHÁT TRIỂN ĐỘI NGŨ HIỆU
TRƢỞNG TRƢỜNG TRUNG HỌC CƠ SỞ ĐÁP ỨNG YÊU CẦU
ĐỔI MỚI GIÁO DỤC.................................................................................... 7
1.1.

Tổng quan nghiên cứu vấn đề .......................................................................... 7

1.1.1. Nghiên cứu về phát triển nguồn nhân lực quản lý giáo dục ............................. 7
1.1.2. Nghiên cứu về phát triển đội ngũ hiệu trƣởng các trƣờng phổ thông ............ 10
1.1.3. Những vấn đề đặt ra cần nghiên cứu tiếp ....................................................... 15
1.2.

Một số khái niệm cơ bản của đề tài ................................................................ 16

1.2.1. Khái niệm quản lý .......................................................................................... 16
1.2.2. Khái niệm cán bộ quản lý giáo dục ................................................................ 17
1.2.3. Khái niệm phát triển ....................................................................................... 17
1.2.4. Khái niệm phát triển đội ngũ hiệu trƣởng trƣờng trung học cơ sở đáp
ứng yêu cầu đổi mới giáo dục ........................................................................ 18
1.3.

Một số vấn đề lý luận về đội ngũ hiệu trƣởng trƣờng trung học cơ sở .......... 19



iv

1.3.1. Đặc điểm của đội ngũ hiệu trƣởng trƣờng trung học cơ sở ........................... 19
1.3.2. Vị trí, vai trò của đội ngũ hiệu trƣởng trƣờng trung học cơ sở ...................... 20
1.3.3. Những cơ hội và thách thức đối với đội ngũ hiệu trƣởng trƣờng trung
học cơ sở......................................................................................................... 23
1.4.

Một số vấn đề lý luận về phát triển đội ngũ hiệu trƣởng trƣờng trung
học cơ sở......................................................................................................... 25

1.4.1. Mục đích phát triển đội ngũ hiệu trƣởng trƣờng trung học cơ sở .................. 25
1.4.2. Nguyên tắc phát triển đội ngũ hiệu trƣởng trƣờng trung học cơ sở đáp
ứng yêu cầu đổi mới giáo dục ........................................................................ 26
1.4.3. Các quan điểm và yêu cầu phát triển đội ngũ hiệu trƣởng trƣờng trung
học cơ sở đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục ................................................. 27
1.4.4. Nội dung phát triển đội ngũ hiệu trƣởng trƣờng trung học cơ sở đáp ứng
yêu cầu đổi mới giáo dục ............................................................................... 31
1.5.

Những yếu tố ảnh hƣởng đến phát triển đội ngũ hiệu trƣởng trƣờng
trung học cơ sở đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục........................................ 52

1.5.1. Nhóm yếu tố khách quan................................................................................. 52
1.5.2. Nhóm yếu tố chủ quan ................................................................................... 53
1.6.

Kinh nghiệm quốc tế về phát triển đội ngũ hiệu trƣởng trƣờng phổ thông.......... 56


1.6.1. Kinh nghiệm của một số nƣớc Châu Á .......................................................... 56
1.6.2. Kinh nghiệm của Canada ............................................................................... 56
1.6.3. Kinh nghiệm của New Zealand ...................................................................... 56
1.6.4. Kinh nghiệm của Hoa Kỳ ............................................................................... 57
1.6.5. Bài học và kinh nghiệm.................................................................................. 57
Kết luận chƣơng 1 ..................................................................................................... 59
Chƣơng 2. THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN ĐỘI NGŨ HIỆU TRƢỞNG
TRƢỜNG TRUNG HỌC CƠ SỞ THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
ĐÁP ỨNG YÊU CẦU ĐỔI MỚI GIÁO DỤC ........................................... 61
2.1.

Khái quát về kinh tế - xã hội, giáo dục của thành phố Hồ Chí Minh............. 61

2.1.1. Tình hình kinh tế - xã hội ............................................................................... 61
2.1.2. Tình hình phát triển giáo dục và giáo dục trung học cơ sở thành phố
Hồ Chí Minh .................................................................................................. 62
2.2.

Tổ chức khảo sát thực trạng ........................................................................... 67

2.2.1. Mục đích khảo sát .......................................................................................... 67


v

2.2.2. Đối tƣợng khảo sát ......................................................................................... 67
2.2.3. Nội dung khảo sát ........................................................................................... 67
2.2.4. Phƣơng pháp và công cụ khảo sát .................................................................. 68
2.2.5. Tiêu chí và thang đánh giá ............................................................................. 69

2.2.6. Địa bàn nghiên cứu và mẫu khảo sát thực trạng ............................................ 71
2.3.

Thực trạng đội ngũ Hiệu trƣởng trƣờng trung học cơ sở thành phố Hồ
Chí Minh ........................................................................................................ 72

2.3.1. Số lƣợng ......................................................................................................... 72
2.3.2. Cơ cấu và trình độ .......................................................................................... 73
2.3.3. Chất lƣợng đội ngũ hiệu trƣởng trƣờng trung học cơ sở................................ 75
2.4.

Thực trạng phát triển đội ngũ hiệu trƣởng trƣờng trung học cơ sở thành phố
Hồ Chí Minh.................................................................................................... 88

2.4.1. Thực trạng xây dựng quy hoạch phát triển đội ngũ hiệu trƣởng trƣờng
trung học cơ sở ................................................................................................ 88
2.4.2. Thực trạng tuyển chọn, bổ nhiệm, sử dụng đội ngũ hiệu trƣởng trƣờng
trung học cơ sở ............................................................................................... 90
2.4.3. Thực trạng tổ chức bồi dƣỡng đội ngũ hiệu trƣởng trƣờng trung học cơ sở ...... 93
2.4.4. Thực trạng tổ chức đánh giá đội ngũ hiệu trƣởng trƣờng trung học cơ sở ..... 95
2.4.5. Thực trạng xây dựng môi trƣờng làm việc, tạo động lực làm việc cho
đội ngũ hiệu trƣởng trƣờng trung học cơ sở................................................... 97
2.4.6. Thực trạng phân công bố trí sử dụng và thực hiện chế độ chính sách đối
với hiệu trƣởng trƣờng trung học cơ sở ......................................................... 99
2.4.7. Tổng hợp thực trạng phát triển đội ngũ hiệu trƣởng trƣờng trung học cơ
sở thành phố Hồ Chí Minh ........................................................................... 100
2.5.

Đánh giá sự ảnh hƣởng của các yếu tố đến công tác phát triển đội ngũ
hiệu trƣởng trƣờng trung học cơ sở đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục ...... 102


2.5.1. Các yếu tố thuộc về ngƣời hiệu trƣởng trƣờng trung học cơ sở .................. 102
2.5.2. Các yếu tố khách quan thuộc về các cấp quản lý và môi trƣờng quản lý
ngƣời hiệu trƣởng trƣờng trung học cơ sở ....................................................... 104
2.6.

Đánh giá thực trạng phát triển đội ngũ hiệu trƣởng trƣờng trung học cơ
sở đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục ........................................................... 106

2.6.1. Điểm mạnh ................................................................................................... 106
2.6.2. Điểm yếu ...................................................................................................... 107


vi

2.6.3. Nguyên nhân ................................................................................................ 108
Kết luận chƣơng 2 ................................................................................................... 110
Chƣơng 3. BIỆN PHÁP PHÁT TRIỂN ĐỘI NGŨ HIỆU TRƢỞNG
TRƢỜNG TRUNG HỌC CƠ SỞ THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
ĐÁP ỨNG YÊU CẦU ĐỔI MỚI GIÁO DỤC ......................................... 112
3.1.

Định hƣớng phát triển giáo dục và đào tạo của thành phố Hồ Chí Minh .... 112

3.1.1. Định hƣớng phát triển giáo dục trung học cơ sở .......................................... 113
3.1.2. Định hƣớng phát triển đội ngũ hiệu trƣởng trƣờng trung học cơ sở ............ 115
3.2.

Nguyên tắc đề xuất biện pháp ...................................................................... 117


3.2.1. Nguyên tắc đảm bảo kế thừa ........................................................................ 117
3.2.2. Nguyên tắc đảm bảo thực tiễn ...................................................................... 118
3.2.3. Nguyên tắc đảm bảo hệ thống ...................................................................... 118
3.2.4. Nguyên tắc đảm bảo hiệu quả và khả thi ..................................................... 119
3.3.

Đề xuất biện pháp phát triển đội ngũ hiệu trƣởng trƣờng trung học cơ
sở thành phố Hồ Chí Minh đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục ................... 119

3.3.1. Quản lý công tác cụ thể hóa chuẩn hiệu trƣởng cơ sở giáo dục phổ
thông nhằm phát triển đội ngũ hiệu trƣởng trƣờng trung học cơ sở đáp
ứng yêu cầu đổi mới giáo dục ...................................................................... 119
3.3.2. Tổ chức xây dựng, định kỳ rà soát, bổ sung điều chỉnh quy hoạch cán
bộ quản lý, hiệu trƣởng trƣờng trung học cơ sở theo từng giai đoạn ........... 126
3.3.3. Thực hiện phân cấp triệt để về quản lý nhà nƣớc trong giáo dục đối với
cấp trung học cơ sở theo hƣớng tạo chủ động cho Phòng Giáo dục và
Đào tạo ......................................................................................................... 129
3.3.4. Đổi mới phƣơng thức bổ nhiệm, luân chuyển hiệu trƣởng trƣờng trung
học cơ sở theo phân cấp quản lý .................................................................. 131
3.3.5. Chỉ đạo hoạt động đào tạo, bồi dƣỡng đội ngũ hiệu trƣởng trƣờng trung
học cơ sở và cán bộ quản lý nguồn quy hoạch đáp ứng yêu cầu đổi mới
giáo dục. ....................................................................................................... 133
3.3.6. Quản lý kiểm tra, đánh giá hiệu trƣởng trƣờng trung học cơ sở theo
chuẩn hiệu trƣởng cơ sở giáo dục phổ thông ............................................... 136
3.3.7. Hoàn thiện chính sách ƣu đãi có tính đặc thù của thành phố nhằm tạo
động lực cho sự phát triển của đội ngũ hiệu trƣởng trƣờng trung học
cơ sở ............................................................................................................. 139


vii


3.4.

Mối quan hệ giữa các biện pháp phát triển đội ngũ hiệu trƣởng trƣờng
trung học cơ sở ............................................................................................. 144

3.5.

Khảo nghiệm tính cần thiết và tính khả thi của các biện pháp..................... 145

3.5.1. Tổ chức khảo nghiệm ................................................................................... 145
3.5.2. Kết quả khảo nghiệm.................................................................................... 146
3.6.

Thử nghiệm biện pháp phát triển đội ngũ hiệu trƣởng trƣờng trung học
cơ sở thành phố Hồ Chí Minh ...................................................................... 156

3.6.1. Chọn biện pháp thử nghiệm xuất phát từ các cơ sở ..................................... 156
3.6.2. Mục đích thử nghiệm ................................................................................... 156
3.6.3. Giả thuyết thử nghiệm .................................................................................. 156
3.6.4. Mẫu thử nghiệm và địa bàn thử nghiệm ...................................................... 156
3.6.5. Các giai đoạn thực hiện ................................................................................ 157
3.6.6. Tiêu chí và thang đánh giá thử nghiệm ........................................................ 158
3.6.7. Kết quả thử nghiệm ...................................................................................... 159
Kết luận chƣơng 3 ................................................................................................... 163
KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ ....................................................................... 164
1. Kết luận ............................................................................................................... 164
2. Khuyến nghị ........................................................................................................ 165
DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH KHOA HỌC ĐÃ CÔNG BỐ CÓ
LIÊN QUAN ĐẾN LUẬN ÁN ................................................................... 168

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................. 169
PHỤ LỤC


iv

DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
TT
1.

VIẾT TẮT
BCHTW

VIẾT ĐẦY ĐỦ
Ban chấp hành trung ƣơng

2.
3.
4.

CBQL
CBQLGD
CNH - HĐH

Cán bộ quản lý
Cán bộ quản lý giáo dục
Công nghiệp hóa - Hiện đại hóa

5.


CSGD

Cơ sở giáo dục

6.
7.
8.

GD-ĐT
HĐND
KT - XH

Giáo dục và đào tạo
Hội đồng nhân dân
Kinh tế - Xã hội

9.

Nxb

Nhà xuất bản

10.
11.

QLGD
Tp.HCM

Quản lý giáo dục
Thành phố Hồ Chí Minh


12.

TCCN

Trung cấp chuyên nghiệp

13.
14.
15.
16.
17.

TCN
THCS
THPT
UBND
XHHGD

Trung cấp nghề
Trung học cơ sở
Trung học phổ thông
Ủy ban nhân dân
Xã hội hóa giáo dục


v

DANH MỤC CÁC BẢNG
Trang

Bảng 2.1.

Thực trạng quy mô trƣờng học tại thành phố Hồ Chí Minh ............... 63

Bảng 2.2.

Thực trạng đội ngũ công chức, viên chức ngành giáo dục thành
phố Hồ Chí Minh................................................................................. 63

Bảng 2.3.

Hệ thống trƣờng, lớp học sinh cấp trung học cơ sở thành phố Hồ
Chí Minh.............................................................................................. 65

Bảng 2.4.

Chất lƣợng các môn học và hoạt động giáo dục ở cấp trung học
cơ sở thành phố Hồ Chí Minh ............................................................. 65

Bảng 2.5.

Học lực, hạnh kiểm ở cấp trung học cơ sở thành phố Hồ Chí Minh ........ 66

Bảng 2.6.

Về đội ngũ cán bộ quản lý và giáo viên cấp trung học cơ sở
thành phố Hồ Chí Minh ....................................................................... 66

Bảng 2.7.


Về cơ sở vật chất và thiết bị giáo dục cấp trung học cơ sở thành
phố Hồ Chí Minh................................................................................. 67

Bảng 2.8.

Số lƣợng và cơ cấu cán bộ, giáo viên, nhân viên ở trƣờng trung
học cơ sở thành phố Hồ Chí Minh ...................................................... 71

Bảng 2.9.

Phân bố các trƣờng trung học cơ sở trên địa bàn thành phố Hồ
Chí Minh.............................................................................................. 71

Bảng 2.10.

Mẫu khách thể khảo sát thực trạng...................................................... 72

Bảng 2.11.

Thống kê đội ngũ hiệu trƣởng trƣờng trung học cơ sở thành phố
Hồ Chí Minh........................................................................................ 72

Bảng 2.12.

Thực trạng trình độ đào tạo của đội ngũ hiệu trƣởng trƣờng trung
học cơ sở thành phố Hồ Chí Minh ...................................................... 73

Bảng 2.13.

Thực trạng trình độ chính trị của đội ngũ hiệu trƣởng trƣờng

trung học cơ sở thành phố Hồ Chí Minh ............................................. 73

Bảng 2.14.

Thực trạng trình độ tin học, ngoại ngữ của đội ngũ hiệu trƣởng
trƣờng trung học cơ sở thành phố Hồ Chí Minh ................................. 74

Bảng 2.15.

Thực trạng độ tuổi của đội ngũ hiệu trƣởng trƣờng trung học cơ
sở thành phố Hồ Chí Minh .................................................................. 74

Bảng 2.16.

Thâm niên giảng dạy trƣớc khi bổ nhiệm hiệu trƣởng........................ 74

Bảng 2.17.

Cơ cấu giới tính, dân tộc, chính trị của đội ngũ hiệu trƣởng
trƣờng trung học cơ sở thành phố Hồ Chí Minh ................................. 75


vi

Bảng 2.18.

Thực trạng phẩm chất chính trị, đạo đức nghề nghiệp của đội ngũ
hiệu trƣởng trƣờng trung học cơ sở thành phố Hồ Chí Minh ............. 77

Bảng 2.19.


Thực trạng năng lực chuyên môn và nghiệp vụ sƣ phạm của đội
ngũ hiệu trƣởng trƣờng trung học cơ sở thành phố Hồ Chí Minh ...... 79

Bảng 2.20.

Thực trạng năng lực quản lý nhà trƣờng của đội ngũ hiệu trƣởng
trƣờng trung học cơ sở thành phố Hồ Chí Minh ................................. 82

Bảng 2.21.

Thực trạng năng lực tổ chức phối hợp với gia đình học sinh,
cộng đồng và xã hội của hiệu trƣởng trƣờng trung học cơ sở
thành phố Hồ Chí Minh ....................................................................... 85

Bảng 2.22.

Thực trạng mức độ đáp ứng phẩm chất, năng lực của đội ngũ
hiệu trƣởng trƣờng trung học cơ sở thành phố Hồ Chí Minh với
chuẩn và thực tiễn công việc ............................................................... 86

Bảng 2.23.

Thực trạng công tác quy hoạch đội ngũ hiệu trƣởng trƣờng trung
học cơ sở thành phố Hồ Chí Minh ...................................................... 89

Bảng 2.24.

Thực trạng tuyển chọn bổ nhiệm, luân chuyển và miễn nhiệm
hiệu trƣởng trƣờng trung học cơ sở thành phố Hồ Chí Minh ............. 91


Bảng 2.25.

Thực trạng tổ chức bồi dƣỡng đội ngũ hiệu trƣởng trƣờng trung
học cơ sở thành phố Hồ Chí Minh ...................................................... 94

Bảng 2.26.

Thực trạng đánh giá hiệu trƣởng trƣờng trung học cơ sở thành
phố Hồ Chí Minh ................................................................................. 96

Bảng 2.27.

Thực trạng xây dựng môi trƣờng làm việc, tạo động lực làm việc
cho đội ngũ hiệu trƣởng trƣờng trung học cơ sở thành phố Hồ
Chí Minh.............................................................................................. 98

Bảng 2.28.

Thực trạng phân công bố trí sử dụng và thực hiện chế độ chính
sách đối với hiệu trƣởng trƣờng trung học cơ sở thành phố Hồ
Chí Minh............................................................................................ 100

Bảng 2.29.

Bảng tổng hợp thực trạng phát triển đội ngũ hiệu trƣởng trƣờng
trung học cơ sở ở thành phố Hồ Chí Minh ........................................ 101

Bảng 2.30.


Thực trạng các yếu tố thuộc về ngƣời hiệu trƣởng trƣờng trung
học cơ sở ảnh hƣởng đến công tác phát triển đội ngũ hiệu trƣởng
trƣờng trung học cơ sở thành phố Hồ Chí Minh ............................... 103

Bảng 2.31.

Thực trạng các yếu tố thuộc về các cấp quản lý, môi trƣờng quản lý
ngƣời hiệu trƣởng trƣờng trung học cơ sở thành phố Hồ Chí Minh....... 105


vii

Bảng 3.1.

Mô tả công việc của hiệu trƣởng trƣờng trung học cơ sở ................. 122

Bảng 3.2.

Mẫu khảo nghiệm các biện pháp phát triển đội ngũ hiệu trƣởng
trƣờng trung học cơ sở thành phố Hồ Chí Minh ............................... 146

Bảng 3.3.

Kết quả khảo nghiệm về nhận thức tính cần thiết của biện pháp
phát triển đội ngũ hiệu trƣởng trƣờng trung học cơ sở thành phố
Hồ Chí Minh ...................................................................................... 147

Bảng 3.4.

Kết quả khảo nghiệm về nhận thức tính khả thi của biện pháp

phát triển đội ngũ hiệu trƣởng trƣờng trung học cơ sở thành phố
Hồ Chí Minh ...................................................................................... 151

Bảng 3.5.

Sự tƣơng quan giữa tính cần thiết và khả thi của các biện pháp
phát triển đội ngũ hiệu trƣởng trƣờng trung học cơ sở thành phố
Hồ Chí Minh ...................................................................................... 154

Bảng 3.6.

Mẫu khách thể thử nghiệm tại huyện Củ Chi.................................... 157

Bảng 3.7.

Kết quả khảo sát kỹ năng của hiệu trƣởng trƣờng trung học cơ sở
trƣớc và sau thử nghiệm .................................................................... 159

Bảng 3.8.

Kết quả khảo sát hiệu quả hoạt động quản lý trƣờng trung học cơ
sở trƣớc và sau thử nghiệm ............................................................... 161


vi

DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ, SƠ ĐỒ
Trang
Biểu đồ:
Biểu đồ 2.1.


Biểu đồ 2.2.
Biểu đồ 2.3.
Biểu đồ 2.4.
Biểu đồ 3.1.
Biểu đồ 3.2.
Biểu đồ 3.3.

Biểu đồ 3.4.
Biểu đồ 3.5.
Sơ đồ:
Sơ đồ 1.1.
Sơ đồ 1.2.
Sơ đồ 1.3.
Sơ đồ 1.4.
Sơ đồ 1.5.
Sơ đồ 1.6.
Sơ đồ 1.7.
Sơ đồ 3.1.

Thực trạng phẩm chất chính trị đạo đức và năng lực nghề
nghiệp của hiệu trƣởng trƣờng trung học cơ sở trên địa bàn
thành phố Hồ Chí Minh .................................................................... 86
Mức độ đáp ứng phẩm chất, năng lực của đội ngũ hiệu trƣởng
với chuẩn và thực tiễn công việc ....................................................... 88
Mức độ thực hiện các nội dung phát triển đội ngũ hiệu trƣởng
trƣờng trung học cơ sở thành phố Hồ Chí Minh ............................. 102
Mức độ ảnh hƣởng của các yếu tố trong công tác phát triển đội
ngũ hiệu trƣởng trƣờng trung học cơ sở thành phố Hồ Chí Minh .. 106
Tính cần thiết của các biện pháp phát triển đội ngũ hiệu trƣởng

trƣờng THCS thành phố Hồ Chí Minh ........................................... 150
Tính khả thi của các biện pháp phát triển đội ngũ hiệu trƣởng
trƣờng trung học cơ sở thành phố Hồ Chí Minh ............................. 153
Sự tƣơng quan giữa tính cần thiết và tính khả thi của biện pháp
phát triển đội ngũ hiệu trƣởng trƣờng trung học cơ sở thành phố
Hồ Chí Minh ................................................................................... 155
So sánh sự thay đổi kỹ năng quản lý nhà trƣờng của hiệu
trƣởng trƣờng trung học cơ sở trƣớc và sau thử nghiệm ................ 160
Mức độ thay đổi trong hoạt động nhà trƣờng trung học cơ sở
trƣớc và sau thử nghiệm .................................................................. 162
Quản lý nguồn nhân lực của Leonard Nadle .................................. 32
Các thành tố của nội dung phát triển đội ngũ hiệu trƣởng
trƣờng trung học cơ sở đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục ............ 33
Qui trình dự báo phát triển đội ngũ hiệu trƣởng ............................. 34
Yêu cầu quy hoạch phát triển đội ngũ hiệu trƣởng ......................... 36
Quy trình bổ nhiệm hiệu trƣởng ..................................................... 38
Quy trình quản lý đào tạo, bồi dƣỡng hiệu trƣởng ......................... 43
Mô tả động lực phát triển đội ngũ hiệu trƣởng ............................... 47
Mối quan hệ giữa các biện pháp phát triển đội ngũ hiệu trƣởng
trƣờng trung học cơ sở thành phố Hồ Chí Minh đáp ứng yêu
cầu đổi mới giáo dục ..................................................................... 145


1

MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
1.1. Toàn cầu hóa và hội nhập quốc tế, với đặc trƣng của nền kinh tế tri thức,
nền kinh tế thị trƣờng cùng những tác động của cuộc cách mạng công nghiệp 4.0
đang ảnh hƣởng đến mọi mặt của đời sống xã hội, đồng thời tác động trực tiếp đến

hệ thống GD-ĐT. Điều này đặt ra cho GD-ĐT sứ mệnh to lớn là chuẩn bị đội ngũ
nhân lực, đặc biệt là đội ngũ hiệu trƣởng, đáp ứng yêu cầu phát triển của đất nƣớc.
1.2. Nghị quyết số 29/NQ-TW, ngày 04 tháng 11 năm 2013 của Ban Bí
thƣ Trung ƣơng Đảng tại Hội nghị lần thứ tám Ban Chấp hành Trung ƣơng khóa
XI về “Đổi mới căn bản và toàn diện giáo dục và đào tạo, đáp ứng yêu cầu công
nghiệp hóa, hiện đại hóa trong điều kiện kinh tế thị trường định hướng xã hội
chủ nghĩa và hội nhập quốc tế” đã xác định rõ: “Phát triển đội ngũ nhà giáo và
cán bộ quản lý, đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục và đào tạo” là một trong những
nhiệm vụ, giải pháp then chốt [1].
1.3. Thủ tƣớng Chính phủ đã có Quyết định số 732/QĐ-TTg ngày 29 tháng
04 năm 2016 về việc phê duyệt Đề án:“Đào tạo, bồi dưỡng nhà giáo và cán bộ
quản lý cơ sở giáo dục đáp ứng yêu cầu đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục phổ
thông giai đoạn 2016-2020, định hướng đến 2025”. Với mục tiêu đến năm 2020
và định hƣớng đến năm 2025 tất cả giáo viên và CBQL ở các CSGD phổ thông
đƣợc đào tạo, bồi dƣỡng đủ năng lực triển khai chƣơng trình sách giáo khoa mới,
nâng cao năng lực theo chuẩn nghề nghiệp giáo viên và chuẩn hiệu trƣởng, đáp
ứng yêu cầu, mục tiêu đổi mới GD-ĐT [9].
1.4. Phát triển đội ngũ CBQL trƣờng THCS, và đặc biệt là hiệu trƣởng
trƣờng THCS là nhiệm vụ quan trọng, vì hiệu trƣởng với vai trò tiên phong, tác
động tích cực đến tập thể giáo viên và học sinh nhà trƣờng, góp phần quyết định
trong việc thực hiện mục tiêu giáo dục, nâng cao dân trí, đào tạo nhân lực, bồi
dƣỡng nhân tài cho đất nƣớc.
Do vậy, phát triển đội ngũ hiệu trƣởng trƣờng THCS không những là việc
làm vừa có tính cấp thiết vừa mang tính chiến lƣợc lâu dài, mà phải xem đây là
khâu đột phá trong việc cải tiến cơ chế quản lý và nâng cao chất lƣợng giáo dục
nhằm phát triển sự nghiệp GD-ĐT.
1.5. Là trung tâm của cả nƣớc về nhiều mặt, “Tp.HCM luôn khẳng định vai
trò là một trung tâm kinh tế, tài chính, thương mại, dịch vụ của cả nước; một trong
ba vùng kinh tế trọng điểm lớn nhất nước đồng thời là động lực cho công cuộc phát
triển KT-XH ở địa bàn Nam Bộ và cả nước theo chiến lược CNH-HĐH” [70]. Đây



2

vừa là thuận lợi, thúc đẩy GD-ĐT thành phố phát triển mạnh mẽ, dẫn đầu trong cả
nƣớc; nhƣng cũng tạo ra thách thức trƣớc việc phải đáp ứng nhu cầu về nguồn
CBQLGD chất lƣợng cao, có đủ tri thức, kỹ năng để góp phần đào tạo nguồn nhân
lực xây dựng thành phố văn minh, có chất lƣợng sống tốt.
1.6. Đối với GD-ĐT Tp.HCM, ba nhiệm vụ then chốt để tạo sự đột phá quyết
liệt, mạnh mẽ mà thành phố hƣớng tới là: Ðổi mới đội ngũ CBQL và giáo viên; Ðầu
tƣ cơ sở vật chất cho giáo dục; Nhân rộng mô hình nhà trƣờng tiên tiến và nâng cao
trình độ ngoại ngữ, tin học cho học sinh [80].
Từ những phân tích trên, trong tình hình hiện nay của Tp.HCM, là một ngƣời
tâm huyết với ngành và hơn 30 năm công tác, với mong muốn có thể góp phần phát
triển giáo dục của thành phố, tác giả chọn đề tài: “Phát triển đội ngũ hiệu trưởng
trường trung học cơ sở thành phố Hồ Chí Minh đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo
dục” để nghiên cứu lý luận và thực tiễn, phân tích thực trạng nhằm tìm ra một số
biện pháp phát triển đội ngũ hiệu trƣởng trƣờng THCS góp phần nâng cao chất
lƣợng giáo dục THCS của Tp.HCM, đáp ứng đƣợc yêu cầu đổi mới giáo dục nƣớc
ta hiện nay.
2. Mục đích nghiên cứu
Trên cơ sở nghiên cứu lý luận và khảo sát thực trạng đội ngũ hiệu trƣởng và
phát triển đội ngũ hiệu trƣởng trƣờng THCS Tp.HCM, luận án đề xuất các biện
pháp phát triển đội ngũ hiệu trƣởng trƣờng THCS Tp.HCM đáp ứng yêu cầu đổi
mới giáo dục, góp phần đổi mới căn bản và toàn diện giáo dục nƣớc ta hiện nay.
3. Khách thể, đối tƣợng nghiên cứu
3.1. Khách thể nghiên cứu: Đội ngũ hiệu trƣởng trƣờng THCS đáp ứng yêu
cầu đổi mới giáo dục
3.2. Đối tƣợng nghiên cứu: Phát triển đội ngũ hiệu trƣởng trƣờng THCS
Tp.HCM đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục.

4. Giả thuyết khoa học
Đổi mới căn bản và toàn diện GD-ĐT theo tinh thần Nghị quyết 29 đã và
đang đặt ra những yêu cầu mới đối với CBQLGD, đặc biệt là hiệu trƣởng các
trƣờng THCS. Nếu đề xuất và thực hiện đồng bộ các biện pháp phát triển đội ngũ
hiệu trƣởng trƣờng THCS đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục, theo tiếp cận quản lý
nguồn nhân lực, hƣớng chuẩn hóa phù hợp với điều kiện KT-XH và định hƣớng
phát triển giáo dục THCS Tp.HCM sẽ góp phần nâng cao đƣợc chất lƣợng đội ngũ
hiệu trƣởng trƣờng THCS thành phố, từ đó nâng cao chất lƣợng giáo dục trong các
trƣờng THCS đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục hiện nay.


3

5. Nhiệm vụ nghiên cứu
5.1. Nghiên cứu cơ sở lý luận về phát triển đội ngũ hiệu trƣởng trƣờng THCS
đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục.
5.2. Khảo sát thực trạng phát triển đội ngũ hiệu trƣởng trƣờng THCS
Tp.HCM đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục.
5.3. Đề xuất các biện pháp phát triển đội ngũ hiệu trƣởng trƣờng THCS
Tp.HCM đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục.
5.4. Tổ chức khảo nghiệm và thử nghiệm để xác định tính cần thiết và tính
khả thi của các biện pháp đề xuất trong luận án.
6. Câu hỏi nghiên cứu
Biện pháp quản lý nào để phát triển đội ngũ hiệu trƣởng trƣờng THCS
Tp.HCM đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục hiện nay?
7. Phạm vi nghiên cứu
- Nội dung nghiên cứu: đề tài tập trung nghiên cứu đề xuất các biện pháp
phát triển đội ngũ hiệu trƣởng các trƣờng THCS Tp.HCM.
- Về thời gian nghiên cứu: từ năm 2016 đến năm 2019.
- Về địa bàn nghiên cứu: các trƣờng THCS đại diện cho các vùng KT-XH ở

Tp.HCM gồm: quận 2, quận 5, quận 7, quận 9, quận 12, quận Thủ Đức, quận Bình
Thạnh, Tân phú, huyện Hóc Môn, huyện Củ Chi và huyện Bình Chánh.
- Về đối tƣợng khảo sát: CBQL, giáo viên ở các trƣờng THCS trên địa bàn
khảo sát.
8. Luận điểm bảo vệ
8.1. Đội ngũ hiệu trƣởng các trƣờng THCS có vai trò then chốt trong việc
nâng cao chất lƣợng giáo dục. Phát triển đội ngũ hiệu trƣởng các trƣờng THCS đáp
ứng yêu cầu đổi mới giáo dục là một trong những nhiệm vụ quan trọng, có tính cấp
thiết và mang tính chiến lƣợc lâu dài nhằm đáp ứng yêu cầu đổi mới căn bản, toàn
diện GD-ĐT, hội nhập quốc tế, góp phần phát triển KT-XH của đất nƣớc.
8.2. Phát triển đội ngũ hiệu trƣởng các trƣờng THCS đáp ứng yêu cầu đổi
mới giáo dục là phát triển nguồn nhân lực QLGD. Do đó, nội dung cũng nhƣ cách
thức phát triển đội ngũ này phải dựa trên nội dung, cách thức phát triển nguồn nhân
lực. Mặt khác cần làm rõ: Những mặt mạnh, mặt yếu về thực trạng và hoạt động
phát triển đội ngũ hiệu trƣởng các trƣờng THCS. Những đặc trƣng này đƣợc cụ thể
hóa từ khung năng lực dựa trên chuẩn hiệu trƣởng CSGD phổ thông, xem nhƣ công


4

cụ phát triển đội ngũ hiệu trƣởng các trƣờng THCS Tp.HCM đáp ứng yêu cầu đổi
mới giáo dục.
8.3. Công tác phát triển đội ngũ hiệu trƣởng trƣờng THCS Tp.HCM đáp ứng
yêu cầu đổi mới giáo dục cần những biện pháp cơ bản để phát triển một cách hiệu
quả đội ngũ này, đó là hệ thống biện pháp đƣợc thực hiện đồng bộ từ việc cụ thể
hóa chuẩn, quy hoạch phát triển đội ngũ hiệu trƣởng trƣờng THCS; tuyển chọn, bổ
nhiệm, sử dụng đội ngũ hiệu trƣởng trƣờng THCS; bồi dƣỡng đội ngũ hiệu trƣởng
trƣờng THCS; đánh giá năng lực đội ngũ hiệu trƣởng trƣờng THCS; xây dựng môi
trƣờng làm việc, thực hiện chế độ chính sách, tạo động lực phát triển đội ngũ hiệu
trƣởng trƣờng THCS.

9. Phƣơng pháp luận và phƣơng pháp nghiên cứu
9.1. Phương pháp luận
9.1.1. Tiếp cận lịch sử - lôgic
Tiếp cận lịch sử - lôgic đƣợc sử dụng trong nghiên cứu luận án này nhằm tìm
hiểu các dấu hiệu mang tính lịch sử theo từng giai đoạn thời gian về quan điểm,
mục tiêu, nhiệm vụ và giải pháp đổi mới giáo dục. Từ đó so sánh và đối chiếu để
tìm ra đƣợc sự liên kết chặt chẽ giữa các dấu hiệu nhằm nhận biết tính tất yếu về đổi
mới giáo dục THCS nói chung, về vai trò, yêu cầu đối với đội ngũ hiệu trƣởng
trƣờng THCS và về các yêu cầu phát triển đội ngũ hiệu trƣởng trƣờng THCS.
9.1.2. Tiếp cận hệ thống
Các trƣờng THCS là một bộ phận trong phân hệ giáo dục phổ thông của hệ
thống giáo dục quốc dân. Những vấn đề về giáo dục THCS đều đƣợc nghiên cứu trong
mối quan hệ tác động qua lại giữa giáo dục THCS với các bộ phận giáo dục tiểu học và
giáo dục THPT cũng nhƣ với hệ thống lớn là hệ thống giáo dục quốc dân.
Đội ngũ hiệu trƣởng trƣờng THCS là chủ thể của quá trình quản lý trƣờng
THCS, vì vậy phát triển đội ngũ hiệu trƣởng trƣờng THCS phải gắn liền với việc
thực hiện mục tiêu giáo dục THCS, yêu cầu đổi mới quản lý, đổi mới phƣơng pháp
và hình thức tổ chức dạy học ở trƣờng THCS hiện nay.
Mặt khác, công tác phát triển đội ngũ hiệu trƣởng trƣờng THCS cũng là một
hệ thống bao gồm nhiều khâu, nhiều nội dung, nhiều thành tố có quan hệ biện
chứng với nhau và với việc phát triển các hoạt động khác của GD-ĐT nói chung và
giáo dục THCS nói riêng.


5

9.1.3. Tiếp cận thực tiễn
Tiếp cận thực tiễn trong nghiên cứu luận án để tìm hiểu mối quan hệ biện
chứng giữa phát triển KT-XH với phát triển GD-ĐT, nhằm làm rõ các yêu cầu mới
của xã hội đối với đội ngũ CBQLGD. Từ đó xem xét đƣợc các yêu cầu mới của xã

hội đối với đội ngũ hiệu trƣởng trƣờng THCS, đảm bảo cho hoạt động quản lý nhà
trƣờng đáp ứng đƣợc nhu cầu của thực tiễn, phù hợp với đặc thù thành phố và với
bối cảnh đổi mới giáo dục.
9.1.4. Tiếp cận theo Chuẩn
Tiếp cận theo chuẩn trong nghiên cứu luận án này nhằm nhận biết đƣợc các
yêu cầu của chuẩn về phẩm chất và năng lực của hiệu trƣởng trƣờng THCS, từ đó có
các đề xuất bổ sung, cụ thể hóa chuẩn cho phù hợp với đặc thù thành phố và đáp ứng
các yêu cầu đổi mới giáo dục trong giai đoạn hiện nay, đồng thời tìm các biện pháp
phát triển năng lực của hiệu trƣởng, nguồn quy hoạch hiệu trƣởng.
9.1.5. Tiếp cận quản lý nguồn nhân lực
Tiếp cận quản lý nguồn nhân lực nhằm xác định nội dung phát triển đội ngũ
hiệu trƣởng trƣờng THCS bao gồm: quy hoạch, tuyển dụng, sử dụng, bổ nhiệm,
miễn nhiệm; đào tạo bồi dƣỡng, đánh giá, hoàn thiện chế độ chính sách để tạo môi
trƣờng làm việc cho đội ngũ hiệu trƣởng. Với cách tiếp cận này sẽ thúc đẩy phát
triển đội ngũ hiệu trƣởng đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục.
9.2. Phương pháp nghiên cứu
9.2.1. Nhóm phương pháp nghiên cứu lý luận
Nhóm phƣơng pháp nghiên cứu lý luận gồm: các phƣơng pháp phân tích, so
sánh, tổng hợp, khái quát hóa các tài liệu lý luận, tìm hiểu các quan điểm của Đảng,
pháp luật và chính sách của Nhà nƣớc, điều lệ trƣờng THCS và các văn bản quy
phạm pháp luật về giáo dục, các công trình và tài liệu khoa học có liên quan để hệ
thống hóa các khái niệm, hình thành luận điểm lý luận cơ bản, chỉ ra các yếu tố ảnh
hƣởng đến phát triển đội ngũ hiệu trƣởng trƣờng THCS đáp ứng yêu cầu đổi mới
giáo dục để xây dựng cơ sở lý luận cho đề tài nghiên cứu.
9.2.2. Nhóm các phương pháp nghiên cứu thực tiễn
Nhóm các phƣơng pháp nghiên cứu thực tiễn gồm: phƣơng pháp quan sát,
điều tra bằng phiếu hỏi, xin ý kiến chuyên gia (bằng phiếu hỏi và phỏng vấn), thử
nghiệm nhằm mục đích khảo sát và đánh giá thực trạng đội ngũ hiệu trƣởng của
các trƣờng THCS trên địa bàn các quận huyện ở Tp.HCM theo các yêu cầu về
năng lực của ngƣời quản lý và theo các yêu cầu của chuẩn hiệu trƣởng CSGD phổ

thông, thực trạng phát triển đội ngũ hiệu trƣởng trƣờng THCS của thành phố. Từ


6

đó tìm ra những khó khăn và bất cập của thực trạng để đề xuất các biện pháp phát
triển đội ngũ hiệu trƣởng trƣờng THCS tại Tp.HCM đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo
dục; đồng thời khẳng định tính cần thiết và tính khả thi của các biện pháp đã đề
xuất trong luận án.
9.2.3. Các phương pháp hỗ trợ khác
Các phƣơng pháp hỗ trợ khác gồm: sử dụng phần mềm tin học để xử lý các
kết quả điều tra và sử dụng thống kế toán học để phân tích so sánh.
10. Đóng góp mới của luận án
- Bổ sung và phát triển các vấn đề lý luận về phát triển đội ngũ hiệu trƣởng
trƣờng THCS theo tiếp cận quản lý nguồn nhân lực và hƣớng chuẩn hóa.
- Phân tích, đánh giá thực trạng phát triển đội ngũ hiệu trƣởng trƣờng THCS
Tp.HCM. Từ đó làm rõ nguyên nhân của thực trạng, xác lập cơ sở thực tiễn cho
việc đề xuất các biện pháp phát triển đội ngũ hiệu trƣởng trƣờng THCS Tp.HCM
đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục hiện nay.
- Những biện pháp mà luận án đề xuất giúp các cơ quan QLGD, các nhà
hoạch định chính sách xây dựng các quy định và chế độ, chính sách đối với hiệu
trƣởng trƣờng THCS phù hợp với yêu cầu phát triển giáo duc của địa phƣơng; các
cơ sở đào tạo, bồi dƣỡng CBQLGD phát triển khung chƣơng trình và tổ chức công
tác bồi dƣỡng hiệu trƣởng trƣờng THCS nói riêng và CBQLGD nói chung.
11. Cấu trúc luận án
Ngoài phần mở đầu, kết luận, khuyến nghị, tài liệu tham khảo và các phụ lục,
luận án đƣợc trình bày trong 3 chƣơng:
- Chƣơng 1. Cơ sở lý luận về phát triển đội ngũ hiệu trƣởng trƣờng trung
học cơ sở đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục.
- Chƣơng 2. Thực trạng phát triển đội ngũ hiệu trƣởng trƣờng trung học cơ sở

thành phố Hồ Chí Minh đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục.
- Chƣơng 3. Biện pháp phát triển đội ngũ hiệu trƣởng trƣờng trung học cơ sở
thành phố Hồ Chí Minh đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục.


7

Chƣơng 1
CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ PHÁT TRIỂN ĐỘI NGŨ
HIỆU TRƢỞNG TRƢỜNG TRUNG HỌC CƠ SỞ
ĐÁP ỨNG YÊU CẦU ĐỔI MỚI GIÁO DỤC
1.1. Tổng quan nghiên cứu vấn đề
1.1.1. Nghiên cứu về phát triển nguồn nhân lực quản lý giáo dục
1.1.1.1. Nghiên cứu ở nước ngoài
Các công trình nghiên cứu chuyên sâu về nội dung liên quan đến những vấn
đề lý luận khoa học QLGD, phát triển nguồn nhân lực QLGD tiêu biểu nhƣ:
- Ở Phƣơng Đông, vào khoảng những năm 551 - 223 trƣớc Công nguyên, tại
Trung Hoa cổ đại đã xuất hiện các tƣ tƣởng quản lý của Khổng Tử nhằm mục đích
đào tạo lớp ngƣời cai trị xã hội đƣợc xây dựng theo triết lý là đạo nhân. Trên cơ sở
đạo nhân, Khổng Tử và các học trò của ông đã tiếp cận các yếu tố nhân, lễ, nghĩa,
trí, dũng, tín, lợi và thành vào việc truyền đạo để tạo lập tầng lớp những ngƣời quản
lý xã hội chuyên nghiệp nhƣ “quân tử” và “kẻ sĩ” [50]. Tƣ tƣởng đó của Khổng Tử
tuy chƣa thể hiện rõ nét về phát triển nguồn nhân lực QLGD, nhƣng cống hiến đó
của Ông cho nhân loại đã gián tiếp thể hiện phƣơng thức phát triển nguồn nhân lực
xã hội và vận dụng vào phát triển nguồn nhân lực giáo dục trải qua các thế hệ.
- Ở Phƣơng Tây, từ khi Chủ nghĩa Mac - Lênin xuất hiện, các nghiên cứu về
quy luật phát triển xã hội nhƣ quy luật phát triển nhân cách, quy luật hình thành cá
nhân con ngƣời, đã khẳng định vai trò của xã hội đối với phát triển giáo dục và tác
động của giáo dục đối với xã hội, mặt quan trọng là đã tác động đến nguồn nhân lực
của giáo dục. Các công trình khoa học kinh điển về chính trị, kinh tế và quản lý xã

hội của Chủ nghĩa Mac - Lênin đã để lại những tƣ tƣởng về quản lý xã hội và vai trò
của ngƣời đứng đầu một tổ chức xã hội trong phát triển đội ngũ nguồn nhân lực.
C.Mac đã coi vai trò đó giống nhƣ vai trò một nhạc trƣởng của dàn nhạc với nhận
định: “Một ngƣời độc tấu vĩ cầm tự mình điều khiển lấy mình, còn một dàn nhạc thì
cần phải có nhạc trƣởng” [10].
Henri Fayol (1841-1925) ngƣời Pháp, đã có công trình “Adiministration
Industrielle et Generale” (Tổng quát về quản lý hành chính) xuất bản năm 1916. Theo
ông, nếu ngƣời quản lý đứng đầu có đủ phẩm chất và năng lực kết hợp nhuần nhuyễn
với chức năng, cùng các quy tắc và nguyên tắc quản lý thì nhất định chất lƣợng và hiệu
quả hoạt động của nguồn nhân lực thuộc tổ chức đó sẽ đƣợc nâng cao [93].


8

Leonard Nadler thì cho rằng: Phát triển nguồn nhân lực (Developing Human
Resource) gồm có 3 nhiệm vụ chính là: (i) GĐ-ĐT nguồn nhân lực, (ii) sử dụng
nguồn nhân lực và (iii) tạo môi trƣờng thuận lợi cho nguồn nhân lực phát triển [97].
Trong cuốn sách “Developing Human Resource” do Hiệp hội đào tạo và phát triển
Hoa Kỳ xuất bản vào năm 1980, Leonard Nadler đã chỉ ra các khái niệm và các lập
luận khoa học về các nhiệm vụ phát triển nguồn nhân lực. Và lý thuyết phát triển
nguồn nhân lực này đã đƣợc vận dụng hiệu quả trong nhiều lĩnh vực quản lý nhân
lực trong xã hội.
Bên cạnh đó, một trong những công trình đã vận dụng thành công kết quả
nghiên cứu của Leonard Nadler là tác phẩm “Quản lý nguồn nhân lực trong khu vực
nhà nước” của tác giả ngƣời Pháp Christian Batal [13]. Trong cuốn sách này,
C.Batal đã dựa trên lý thuyết nguồn nhân lực để đi đến các hoạt động cụ thể của các
cơ quan quản lý nhà nƣớc nhằm phát triển nguồn nhân lực trong các cơ quan và tổ
chức đáp ứng các yêu cầu công vụ.
1.1.1.2. Nghiên cứu ở trong nước
Trên cơ sở lý luận của Chủ nghĩa Mac - Lênin, Tƣ tƣởng của Chủ tịch Hồ

Chí Minh, các nhà khoa học Việt Nam đã tiếp cận nghiên cứu phát triển nguồn nhân
lực dựa vào nền tảng của lý luận phát triển nguồn nhân lực. Nhiều công trình tiêu
biểu có nội dung nghiên cứu về phát triển nguồn nhân lực từ sách, đề tài KH-CN,
các bài báo đăng trên nhiều tạp chí, các luận án tiến sĩ.
Đầu tiên phải kể đến Tƣ tƣởng của Chủ tịch Hồ Chí Minh (1890-1969). Khi
bàn về công tác cán bộ, Ngƣời đã khẳng định: “Cán bộ là cái gốc của mọi công
việc”, “Muôn việc thành công hoặc thất bại đều do cán bộ tốt hay kém”, “Có cán
bộ tốt thì việc gì cũng xong” [55].
Các quyển sách viết về học thuyết quản lý, tƣ tƣởng quản lý, vai trò của các
nhà quản lý, các yêu cầu đối với ngƣời quản lý... Có thể kể đến nhƣ: “Giáo dục và
phát triển nguồn nhân lực trong thế kỷ XXI” do Nxb Giáo dục Việt Nam xuất bản
năm 2009 [24]; “Quản lý và kiểm định chất lượng đào tạo nhân lực giáo dục Việt
Nam vào thế kỷ 21 - Bối cảnh, xu hướng và động lực phát triển do Nxb Giáo dục Việt
Nam xuất bản năm 2014 của cùng tác giả Trần Khánh Đức [25]. “Giáo trình quản trị
nhân lực” của các tác giả Nguyễn Văn Điểm - Nguyễn Ngọc Quân [23] do Nxb Đại
học Kinh tế quốc dân ấn hành năm 2012 và “Quản trị nguồn nhân lực” của tác giả
Trần Thị Kim Dung [15] do Nxb Chính trị quốc gia ấn hành năm 2003 đã bàn đến
các hoạt động quản lý, phát triển nguồn nhân lực nói chung, và còn đề cập đến phát
triển nguồn nhân lực giáo dục nói riêng. Các kiến thức về quản trị nhân lực trong các


9

quyển sách này là cơ sở lý luận cho việc nghiên cứu về quản lý phát triển đội ngũ
CBQLGD nói chung và phát triển đội ngũ hiệu trƣởng trƣờng THCS nói riêng.
Một số tài liệu, quyển sách khác nhƣ: “Giáo trình những vấn đề cơ bản về
quản lý hành chính nhà nước” của Học viện chính trị quốc gia Hồ Chí Minh [40],
“Giáo trình quản lý nguồn nhân lực xã hội” của Học viện hành chính [39]... đã nêu
yêu cầu và cách thức phát triển nguồn nhân lực cho phát triển KT-XH. Tác giả Phan
Văn Kha với: “Giáo trình quản lý nhà nước về giáo dục” [48]; “Đào tạo và sử dụng

nhân lực trong nền kinh tế thị trường ở Việt Nam” [47] đã chỉ rõ cơ sở lý luận về
quản lý, các hoạt động quản lý nhà nƣớc về giáo dục, cùng những vấn đề cốt lõi
trong quản lý đào tạo, sử dụng và phát triển nguồn nhân lực trong nền kinh tế thị
trƣờng định hƣớng XHCN ở Việt Nam.
- Chƣơng trình KH-CN cấp nhà nƣớc “Bồi dưỡng và đào tạo đội ngũ nhân
lực trong điều kiện mới”, mã số KX07-14 (1996), do Nguyễn Minh Đƣờng làm chủ
nhiệm đề tài [29] đã chỉ ra cơ sở lý luận, phản ánh thực trạng và đề ra các biện pháp
về đào tạo, bồi dƣỡng nguồn nhân lực phục vụ phát triển KT-XH trong thời đại
mới; Đề tài KH-CN trọng điểm cấp Bộ của Bộ GD-ĐT “Các giải pháp triển khai
đào tạo CBQLGD theo nhu cầu xã hội” mã số B2007.29-27, do Nguyễn Phúc Châu
làm chủ nhiệm đề tài [11] đã xác định rõ lý luận về triển khai đào tạo CBQLGD
theo nhu cầu xã hội, thực trạng và giải pháp triển khai đào tạo CBQLGD đáp ứng
nhu cầu xã hội.
Một số quyển sách, và các bài viết đăng trên tạp chí QLGD có nội dung liên
quan đến quản lý nhân lực giáo dục, phát triển đội ngũ nhân lực giáo dục và phát
triển đội ngũ CBQLGD nhƣ: “Giáo dục Việt Nam trước ngưỡng cửa thế kỷ XXI”,
“Nghiên cứu con người và nguồn nhân lực đi vào công nghiệp hóa, hiện đại hóa”
của Phạm Minh Hạt [30], [31]; “Quản lý đội ngũ giáo viên và CBQLGD-bài học từ
Canada” của Nguyễn Hồng Hải [32], “Giáo dục hiện đại - những nội dung cơ bản”
của Thái Duy Tuyên [79], “Giáo dục học, một số vấn đề lý luận và thực tiễn” của
Hà Thế Ngữ [60], “Quản lý giáo dục” của các tác giả Bùi Minh Hiền, Đặng Quốc
Bảo và Vũ Ngọc Hải [35]; “Quản lý giáo dục, Một số vấn đề lý luận và thực tiễn”
của các tác giả Nguyễn Thị Mỹ Lộc, Đặng Quốc Bảo, Nguyễn Trọng Hậu, Nguyễn
Quốc Chí, Nguyễn Sĩ Thƣ [51] cũng đã bàn rất nhiều về thực hiện các hoạt động
quản lý đội ngũ trong công tác tổ chức.
Nhƣ vậy, phát triển nguồn nhân lực luôn đƣợc chú trọng, đồng thời là một
thành tố quan trọng trong chiến lƣợc phát triển KT-XH của mỗi quốc gia. Kết quả


10


nghiên cứu của các tác giả góp phần hoàn thiện cơ sở lý luận về phát triển nguồn
nhân lực QLGD nói chung, phát triển đội ngũ hiệu trƣởng trƣờng THCS nói riêng
trong bối cảnh đổi mới giáo dục hiện nay.
1.1.2. Nghiên cứu về phát triển đội ngũ hiệu trưởng các trường phổ thông
1.1.2.1. Nghiên cứu ở nước ngoài
Chất lƣợng giáo dục của nhà trƣờng đạt tới mục tiêu chiến lƣợc phát triển khi
chất lƣợng lãnh đạo và quản lý đội ngũ CBQLGD đƣợc nâng lên. Đã có nhiều tác
giả nghiên cứu về phát triển đội ngũ này, trong đó đặc biệt là phát triển đội ngũ hiệu
trƣởng các trƣờng phổ thông.
Trong tập 2 cuốn "Giáo dục học" của tác giả Savin N.V [65] tác giả trình bày
nội dung trọng tâm về phƣơng thức phát triển đội ngũ CBQLGD, phân tích rõ mối
quan hệ giữa phát triển xã hội và phát triển giáo dục; giữa phát triển giáo dục và
phát triển đội ngũ CBQLGD, trong đó đặc biệt quan trọng là quan điểm phát triển
đội ngũ này có tính chất quyết định đối với mục tiêu nâng cao chất lƣợng và hiệu
quả giáo dục.
Chƣơng trình đào tạo cho ngƣời quản lý trƣờng học của trƣờng Đại học Nam
Florida quy định là phải hoàn thành chƣơng trình tích hợp gồm 11 modun kiến thức,
kỹ năng theo bốn lĩnh vực lớn: (i) Lãnh đạo chiến lƣợc; (ii) Lãnh đạo tổ chức; (iii)
Lãnh đạo giáo dục; (iv) Lãnh đạo chính trị và cộng đồng [98]. Đây đƣợc xem là
khung năng lực của hiệu trƣởng đáp ứng yêu cầu của xã hội đáp ứng sự thay đổi,
đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục.
Đứng về góc độ quan điểm quản lý chất lƣợng, IBSTPI (International Board
of Standards for Training Performance and Intruction) đã đƣa ra 4 nhóm năng lực
mà ngƣời quản lý cần có gồm: (i) Nền tảng cơ bản; (ii) Lên kế hoạch và phân tích;
(iii) Thiết kế và phát triển; (iv) Kỹ năng và quản lý [95].
Nhóm tác giả Davis S., Darling D., Hammond L., LaPointe M., Meyerson D.
(2005) đã nghiên cứu về công tác lãnh đạo trƣờng học, gắn với chuẩn hiệu trƣởng
trong việc xây dựng chƣơng trình bồi dƣỡng hiệu trƣởng và các vấn đề về chế độ,
chính sách… đáp ứng yêu cầu đổi mới của giáo dục đất nƣớc và cập nhật tình hình

giáo dục địa phƣơng [87].
Chapman J.D (2005) nghiên cứu về tuyển dụng, sử dụng và phát triển đội
ngũ lãnh đạo ở các trƣờng đã đề cập đến mỗi quan hệ giữa năng lực của lãnh đạo
với chất lƣợng nhà trƣờng; Những điều cần thay đổi trong nghiệp vụ của hiệu
trƣởng trƣờng học và sự hoạch định những chính sách trong phát triển hiệu trƣởng
trƣờng học. Những sự thay đổi này hiệu trƣởng phải đƣợc cập nhật cho phù hợp với
quy luật phát triển [86].


11

Do vị trí, vai trò quan trọng của ngƣời hiệu trƣởng đối với sự phát triển nhà
trƣờng, đã có nhiều quốc gia trên thế giới quan tâm nghiên cứu về vấn đề chất
lƣợng hoạt động lãnh đạo và quản lý của hiệu trƣởng và nâng cao chất lƣợng các
hoạt động đó nhằm đảm bảo cho sự thành công, đạt tới mục tiêu chiến lƣợc phát
triển của các nhà trƣờng.
Trong những năm cuối của thế kỷ 20 và đầu thế kỷ 21, có nhiều góc độ tiếp
cận khác nhau trong nghiên cứu về hoạt động lãnh đạo và quản lý nhằm nâng cao
hiệu quả công tác của hiệu trƣởng trƣờng phổ thông, cụ thể nhƣ:
- Phƣơng pháp và cách thức tuyển chọn, bổ nhiệm hiệu trƣởng có chất lƣợng cho
các nhà trƣờng bằng việc nghiên cứu, công bố và áp dụng chuẩn lãnh đạo CSGD [44].
- Xây dựng và phát triển các chuẩn đào tạo hiệu trƣởng để có thể đào tạo
những hiệu trƣởng đáp ứng đƣợc vai trò lãnh đạo và quản lý nhà trƣờng, đảm bảo
cho nhà trƣờng thành công [43].
- Chuẩn về các kỹ năng, phong cách lãnh đạo hoặc những năng lực cần có để
đảm bảo thực hiện tốt chức trách, nhiệm vụ của ngƣời đứng đầu nhà trƣờng [42].
- Nghiên cứu vấn đề chƣơng trình đào tạo, bồi dƣỡng đội ngũ CBQLGD phải
đƣợc phát triển và cập nhật để đáp ứng với sự phát triển của KH-CN trong xu thế
hội nhập quốc tế và toàn cầu hóa trên cơ sở so sánh các chƣơng trình bồi dƣỡng
hiệu trƣởng của nhiều quốc gia [46].

Ngoài ra còn có nhiều công trình nghiên cứu về phát triển giáo dục, QLGD,
quản lý nhà trƣờng đề cập đến vai trò, chức trách, nhiệm vụ và hoạt động phát triển
nghề nghiệp [44]; [45]. Mục tiêu của các nghiên cứu là tìm cách nâng cao chất
lƣợng lãnh đạo và quản lý của các nhà quản lý trƣờng học nhằm đáp ứng yêu cầu
quản lý trƣờng học, đảm bảo cho nhà trƣờng thực thi tốt nhất sứ mạng đào tạo nhân
lực phục vụ phát triển KT-XH của mỗi quốc gia.
Một xu thế đã và đang diễn ra trong quá trình cải tiến phƣơng pháp và cách
thức tổ chức giáo dục tại các quốc gia là thực hiện quản lý dựa trên chuẩn, từ đó có
nhiều nghiên cứu xung quanh vấn đề chất lƣợng hoạt động của hiệu trƣởng trên nền
chuẩn đã đề ra.
Tại Singgapore, SEM - Với mô hình quản lý trƣờng học ƣu việt [8] đề cập
đến lãnh đạo nhà trƣờng tài năng với các tiêu chí: “Ngƣời lãnh đạo phải nêu gƣơng
sáng, có khả năng lãnh đạo, hiểu rõ mục đích, tôn trọng, khuyến khích nhân viên.
Một ngƣời lãnh đạo lãnh hội đƣợc sứ mệnh của trƣờng học với các mục tiêu cụ thể,
năng lực lãnh đạo tốt, và sự thông cảm cũng nhƣ tôn trọng đồng nghiệp sẽ là động
lực cho những ngƣời khác noi theo. hiệu trƣởng cần duy trì liên tục mục đích tăng
cƣờng năng lực cho giáo viên để đối mặt với thử thách hiện tại và tƣơng lai và luôn


×