Tải bản đầy đủ (.pdf) (152 trang)

Phát triển đội ngũ giảng viên trường cán bộ quản lý giáo dục thành phố hồ chí minh đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục hiện nay

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (3.99 MB, 152 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƢỜNG ĐẠI HỌC GIÁO DỤC
________________________________________

NGUYỄN CHÍ THANH

PHÁT TRIỂN ĐỘI NGŨ GIẢNG VIÊN
TRƢỜNG CÁN BỘ QUẢN LÝ GIÁO DỤC THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
ĐÁP ỨNG YÊU CẦU ĐỔI MỚI GIÁO DỤC HIỆN NAY

LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN LÝ GIÁO DỤC
Chuyên ngành: Quản lý giáo dục
Mã số: 60 14 01 14

Ngƣời hƣớng dẫn khoa ho ̣c: PGS. TS NGUYỄN XUÂN TẾ

HÀ NỘI – 2015


ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƢỜNG ĐẠI HỌC GIÁO DỤC
________________________________________

NGUYỄN CHÍ THANH

PHÁT TRIỂN ĐỘI NGŨ GIẢNG VIÊN
TRƢỜNG CÁN BỘ QUẢN LÝ GIÁO DỤC THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
ĐÁP ỨNG YÊU CẦU ĐỔI MỚI GIÁO DỤC HIỆN NAY

LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN LÝ GIÁO DỤC
Chuyên ngành: Quản lý giáo dục


Mã số: 60 14 01 14

Ngƣời hƣớng dẫn khoa ho ̣c: PGS. TS NGUYỄN XUÂN TẾ

HÀ NỘI – 2015


LỜI CẢM ƠN
Luận văn này của chúng tôi là kết quả của hơn 2 năm nghiên cứu và học
tập tại trường Đại học Giáo dục, Đại học Quốc Gia Hà Nội. Từ những ngày đầu
khoá học, tôi đã tiếp nhận sâu sắc những tri thức uyên bác của các bậc Giáo sư,
Tiến sĩ Quý Nhà trường đã truyền thụ, tôi say mê thích thú những vấn đề mới mẻ
được đặt ra. Tôi xin được bày tỏ lòng tri ân sâu sắc tới các thầy cô của Trường
Đại học Giáo dục. Đặc biệt tôi xin cảm ơn Phó Giáo sư, Tiến sĩ Nguyễn Xuân
Tế, người hướng dẫn khoa học, người thầy mà tôi kính trọng và quý mến. Và còn
rất nhiều thầy, cô biết bao quý mến của Trường Đại học Giáo dục in đậm nét
trong tôi..
Bước vào con đường nghiên cứu khoa học, tôi không tránh khỏi những
thiếu sót, khiếm khuyết. Tôi sẽ phấn đấu học tập không ngừng để xứng đáng với
sự chăm sóc, giúp đỡ của Thầy, Cô và những bậc đi trước đáng kính.
Hà Nội, tháng 11năm 2015
Ngƣời viết

i


LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan luận văn này là công trình nghiên cứu của
riêng tôi. Các số liệu và dẫn chứng đƣa ra trong luận văn là hoàn toàn

trung thực và không sao chép từ bất kì một công trình nào.
Hà Nội - Năm 2015
Nguyễn Chí Thanh

ii


DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
BCH

:

Ban chấp hành

CBQL

:

Cán bộ quản lý

CBQLGD

:

Cán bộ quản lý giáo dục

CB, VC

:


Cán bộ, viên chức

CNH-HĐH

:

Công nghiệp hoá – Hiện đại hóa

CNTT

:

Công nghệ thông tin

CSVC

:

Cơ sở vật chất

ĐH

:

Đại học

ĐNNG

:


Đội ngũ nhà giáo

ĐNGV

:

Đội ngũ giáo viên

HV

:

Học viên

KHCN

:

Khoa học - Công nghệ

NCKH

:

Nghiên cứu khoa học

PGS

:


Phó Giáo sƣ

GS

:

Giáo sƣ

QLGD

:

Quản lý giáo dục

GD&ĐT

:

Giáo dục và Đào tạo

GV

:

Giảng viên

TCHC

:


Tổ chức – Hành chính

TP.HCM

:

Thành phố Hồ Chí Minh

WTO

:

Tổ chức thƣơng mại thế giới

iii


MỤC LỤC
LỜI CẢM ƠN ........................................................................................................ i
LỜI CAM ĐOAN.................................................................................................. ii
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT .................................................................. iii
MỤC LỤC ............................................................................................................ iv
DANH MỤC CÁC BẢNG................................................................................... ix
DANH MỤC BIỂU ĐỒ, SƠ ĐỒ ......................................................................... xi
MỞ ĐẦU .............................................................................................................. 1
1. Lý do chọn đề tài ............................................................................................... 1
2. Câu hỏi nghiên cứu ........................................................................................... 4
3. Mục đích nghiên cứu ......................................................................................... 4
4. Nhiệm vụ nghiên cứu ........................................................................................ 4
5. Khách thể và đối tƣợng nghiên cứu .................................................................. 5

6. Giới hạn và phạm vi nghiên cứu ....................................................................... 5
7. Giả thuyết khoa học........................................................................................... 5
8. Phƣơng pháp nghiên cứu ................................................................................... 5
9. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của đề tài .............................................................. 6
10. Cấu trúc luận văn............................................................................................. 6
CHƢƠNG 1:

MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ PHÁT

TRIỂN ĐỘI NGŨ GIẢNG VIÊN TRƢỜNG CÁN BỘ QUẢN
LÝ GIÁO DỤC .................................................................................................... 7
1.1. Tổng quan nghiên cứu vấn đề ........................................................................ 7
1.1.1. Những nghiên cứu ở nƣớc ngoài ................................................................. 7
1.1.2. Những nghiên cứu trong nƣớc .................................................................... 8
1.2. Một số khái niệm cơ bản của đề tài.............................................................. 10
1.2.1. Quản lý, quản lý giáo dục, quản lý nguồn nhân lực ................................. 10
1.2.2. Giảng viên và đội ngũ giảng viên ............................................................. 17

iv


1.2.3. Phát triển, phát triển nguồn nhân lực trong giáo dục và phát
triển đội ngũ giảng viên....................................................................................... 18
1.3. Hệ thống các trƣờng bồi dƣỡng cán bộ giáo dục ở nƣớc ta ......................... 20
1.3.1. Vị trí, vai trò của Trƣờng bồi dƣỡng cán bộ giáo dục .............................. 20
1.3.2. Nhiệm vụ, chức năng của các trƣờng Bồi dƣỡng cán bộ
giáo dục ............................................................................................................... 21
1.4. Giảng viên các Trƣờng bồi dƣỡng Cán bộ quản lý giáo dục ở
nƣớc ta ................................................................................................................. 22
1.4.1. Vị trí, vai trò của ngƣời giảng viên ........................................................... 22

1.4.2. Nhiệm vụ của giảng viên........................................................................... 24
1.4.3. Vai trò của ngƣời giảng viên ..................................................................... 24
1.4.4. Những yêu cầu đối với đội ngũ giảng viên ở các Trƣờng
Cán bộ quản lý giáo dục ...................................................................................... 27
1.5. Nội dung phát triển đội ngũ giảng viên........................................................ 40
1.5.1. Lập kế hoạch phát triển đội ngũ giảng viên .............................................. 40
1.5.2. Tuyển dụng, sử dụng đội ngũ giảng viên .................................................. 40
1.5.3. Đào tạo, bồi dƣỡng đội ngũ giảng viên ..................................................... 41
1.5.4. Chế độ chính sách cho đội ngũ giảng viên................................................ 43
1.5.5. Công tác thi đua khen thƣởng đội ngũ giảng viên .................................... 44
1.5.6. Kiểm tra, đánh giá đội ngũ giảng viên ...................................................... 44
1.6. Các yếu tố có ảnh hƣởng đến công tác phát triển đội ngũ
giảng viên ............................................................................................................ 46
1.6.1. Hệ thống văn bản chỉ đạo của Đảng, Nhà nƣớc về công tác
phát triển đội ngũ giảng viên ............................................................................... 46
1.6.2. Các điều kiện đảm bảo .............................................................................. 47
1.6.3. Môi trƣờng văn hoá ................................................................................... 47
Kết luận chƣơng 1 ............................................................................................... 49

v


CHƢƠNG 2:

THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN ĐỘI NGŨ

GIẢNG VIÊN TRƢỜNG CÁN BỘ QUẢN LÝ GIÁO DỤC
TP. HỒ CHÍ MINH........................................................................................... 50
2.1. Khái quát về Trƣờng Cán bộ quản lý giáo dục thành phố Hồ
Chí Minh.............................................................................................................. 50

2.1.1. Quá trình hình thành và phát triển ............................................................ 50
2.1.2. Nhiệm vụ Trƣờng Cán bộ quản lý giáo dục Tp. Hồ Chí
Minh .................................................................................................................... 51
2.1.3. Cơ cấu tổ chức của Trƣờng Cán bộ quản lý giáo dục Tp.
Hồ Chí Minh........................................................................................................ 53
2.1.4. Cơ sở vật chất của nhà trƣờng................................................................... 54
2.2. Giới thiệu về khảo sát................................................................................... 55
2.2.1. Mục đích khảo sát ..................................................................................... 55
2.2.2. Nội dung khảo sát...................................................................................... 55
2.2.3. Phƣơng pháp khảo sát ............................................................................... 56
2.2.4. Đối tƣợng khảo sát .................................................................................... 56
2.3. Kết quả khảo sát ........................................................................................... 56
2.3.1. Thực trạng đội ngũ giảng viên Trƣờng Cán bộ quản lý giáo
dục thành phố Hồ Chí Minh ................................................................................ 56
2.4. Thực trạng công tác quản lý đội ngũ giảng viên Trƣờng Cán
bộ quản lý giáo dục thành phố Hồ Chí Minh ...................................................... 68
2.4.1. Thực trạng công tác lập kế hoạch phát triển đội ngũ giảng
viên ...................................................................................................................... 68
2.4.2. Thực trạng công tác tuyển dụng, sử dụng đội ngũ giảng
viên ...................................................................................................................... 69
2.4.3. Thực trạng công tác đào tạo, bồi dƣỡng đội ngũ giảng viên .................... 71
2.4.4. Thực trạng công tác kiểm tra, đánh giá ĐNGV ........................................ 75
2.4.5. Thực trạng công tác thi đua, khen thƣởng đội ngũ giảng
viên ...................................................................................................................... 73
vi


2.4.6. Thực trạng công tác chế độ, chính sách cho đội ngũ giảng
viên ...................................................................................................................... 75
2.5. Đánh giá chung về thực trạng ...................................................................... 76

2.5.1. Điểm mạnh ................................................................................................ 76
2.5.2. Điểm yếu ................................................................................................... 77
2.5.4. Thời cơ ...................................................................................................... 79
2.5.5. Thách thức ................................................................................................. 79
2.5.6. Nguyên nhân ............................................................................................. 79
Tiểu kết chƣơng 2................................................................................................ 81
CHƢƠNG 3: BIỆN PHÁP PHÁT TRIỂN ĐỘI NGŨ GIẢNG
VIÊN TRƢỜNG CÁN BỘ QUẢN LÝ GIÁO DỤC THÀNH
PHỐ HỒ CHÍ MINH ........................................................................................ 83
3.1. Nguyên tắc đề xuất biện pháp quản lý đội ngũ giáo viên
Trƣờng Cán bộ quản lý giáo dục thành phố Hồ Chí Minh ................................. 83
3.1.1. Nguyên tắc đảm bảo tính mục tiêu............................................................ 83
3.1.2. Nguyên tắc đảm bảo tính khoa học ........................................................... 83
3.1.3. Nguyên tắc đảm bảo tính hiệu quả ............................................................ 83
3.1.4. Nguyên tắc đảm bảo tính khả thi .............................................................. 84
3.2. Một số biện pháp phát triển đội ngũ giảng viên Trƣờng Cán
bộ quản lý giáo dục thành phố Hồ Chí Minh ...................................................... 84
3.2.1. Biện pháp nâng cao nhận thức cho đội ngũ cán bộ quản lý
và đội ngũ giảng viên về công tác phát triển đội ngũ giảng viên........................ 84
3.2.2. Biện pháp đổi mới công tác lập kế hoạch phát triển ĐNGV .................... 86
3.2.3. Biện pháp đổi mới công tác tuyển dụng, sử dụng ĐNGV ........................ 89
3.2.4. Biện pháp đẩy mạnh công tác đào tạo, bồi dƣỡng ĐNGV ....................... 94
3.2.5. Biện pháp đẩy mạnh công tác kiểm tra, đánh giá đội ngũ
giảng viên .......................................................................................................... 100
3.2.6. Biện pháp làm tốt công tác thi đua khen thƣởng đội ngũ
giảng viên .......................................................................................................... 104
vii


3.2.7. Bổ sung và hoàn thiện chế độ, chính sách và tạo môi

trƣờng làm việc thuận lợi cho đội ngũ giảng viên ............................................ 106
3.3. Mối quan hệ giữa các biện pháp ................................................................ 108
3.4. Khảo nghiệm tính cấp thiết và tính khả thi của các biện pháp
đề xuất ............................................................................................................... 109
3.4.1. Các bƣớc khảo sát ................................................................................... 109
3.4.2. Kết quả khảo sát ...................................................................................... 110
Tiểu kết chƣơng 3.............................................................................................. 115
KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ ................................................................. 117
1. Kết luận ......................................................................................................... 117
2. Khuyến nghị .................................................................................................. 118
TÀI LIỆU THAM KHẢO .............................................................................. 120
PHỤ LỤC ......................................................................................................... 124

viii


DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 2. 1: Trình độ chuyên môn của ĐNGV trƣờng Cán bộ quản lý giáo
dục Thành phố Hồ Chí Minh ............................................................ 57
Bảng 2. 2: Tổng hợp kết quả đánh giá phẩm chất chính trị, đạo đức lối sống
của giảng viên Trƣờng Cán bộ quản lý giáo dục TP.HCM .............. 60
Bảng 2. 3: Tổng hợp kết quả khảo sát năng lực chuyên môn của ĐNGV .......... 61
Bảng 2. 4: Tổng hợp kết quả khảo sát năng lực NCKH của ĐNGV .................. 62
Bảng 2. 5: Tổng hợp kết quả khảo sát năng lực sƣ phạm của ĐNGV
Trƣờng Cán bộ quản lý giáo dục TP. HCM ..................................... 63
Bảng 2. 6: Tổng hợp kết quả khảo sát khả năng tin học, ngoại ngữ của
ĐNGV Trƣờng Cán bộ quản lý giáo dục TP. HCM ......................... 64
Bảng 2. 7: Thống kê trình độ đội ngũ giảng viên theo độ tuổi ........................... 65
Bảng 2. 8: Thống kê thâm niên giảng dạy của ĐNGV ....................................... 66
Bảng 2. 9: Thống kề về trình độ ngoại ngữ và tin học của giảng viên ............... 67

Bảng 2. 10: Tổng hợp hết quả khảo sát thực trạng công tác lập kế hoạch ......... 69
Bảng 2. 11: Tổng hợp kết quả khảo sát thực trạng công tác tuyển dụng ............ 70
Bảng 2. 12: Tổng hợp kết quả khảo sát thực trạng công tác bố trí, sử dụng
GV ..................................................................................................... 70
Bảng 2. 13 :Tổng hợp kết quả khảo sát thực trạng công tác đào tạo, bồi
dƣỡng đội ngũ giảng viên Trƣờng Cán bộ quản lý giáo dục
TP.HCM ............................................................................................ 72
Bảng 2. 14 : Tổng hợp kết quả khảo sát thực trạng công tác chế độ chính
sách cho ĐNGV ................................................................................ 73
Bảng 2. 15: Tổng hợp kết quả khảo sát thực trạng công tác thi đua, khen
thƣởng giảng viên Trƣờng Cán bộ quản lý giáo dục TP. HCM ....... 74
Bảng 2. 16: Tổng hợp kết quả khảo sát thực trạng công tác kiểm tra, đánh
giá giảng viên .................................................................................... 75

ix


Bảng 3. 1: Tổng hợp kết quả thăm dò về tính cấp thiết của các
biện pháp ........................................................................................................... 110
Bảng 3. 2: Tổng hợp kết quả thăm dò về tính khả thi của các
biện pháp ........................................................................................................... 112
Bảng 3. 3: Mối liên hệ giữa các biện pháp ............................................. 113

x


DANH MỤC BIỂU ĐỒ, SƠ ĐỒ

Biểu đồ 2. 1: Phân loại thâm niên giảng dạy của đội ngũ giảng
viên của trƣờng đến tháng 12/2014 ............................................ 66

Biểu đồ 3.1:

Biểu đồ tính khả thi của các biện pháp ..................................... 111

Biểu đồ 3.2:

Biểu đồ tính cấp thiết của các biện pháp .................................. 113

Biểu đồ 3.3:

Biểu đồ so sánh tính khả thi và tính cấp thiết của các
biện pháp ................................................................................... 114

Sơ đồ 1. 1:

Mô tả mối quan hệ giữa các chức năng quản lý ......................... 13

Sơ đồ 1. 2:

Mô hình phát triển nguồn nhân lực của Leonar
Nadle ........................................................................................... 14

Sơ đồ 1. 4:

Những tiêu chí đánh giá sự phát triển đội ngũ giảng
viên .............................................................................................. 36

Sơ đồ 1. 5:

Các khâu của quá trình phát triển nhân sự .................................. 45


xi


MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Giáo dục là quốc sách hàng đầu, giáo dục giữ một vai trò quan trọng
trong việc nâng cao dân trí, đào tạo nhân lực, bồi dƣỡng nhân tài, góp phần hình
thành nền kinh tế tri thức. Bƣớc vào kỷ nguyên mới, kỷ nguyên của nền kinh tế
tri thức, của xu thế toàn cầu hóa, kỷ nguyên sức mạnh của sự bùng nổ khoa học
công nghệ, chất xám, nguồn nhân lực con ngƣời trở thành đặc trƣng cho xã hội
mới, nền văn minh mới, văn minh trí tuệ. Chỉ thị 40/CT-TW ngày 15/6/2004 của
Ban Bí thƣ Trung ƣơng Đảng về việc xây dựng, nâng cao chất lƣợng đội ngũ
nhà giáo (ĐNNG) và cán bộ quản lý giáo dục (CBQLGD) đã nêu rõ mục tiêu
xây dựng ĐNNG và CBQLGD đƣợc chuẩn hoá, đảm bảo chất lƣợng, đủ về số
lƣợng, đồng bộ về cơ cấu, đặc biệt chú trọng nâng cao bản lĩnh chính trị, phẩm
chất, lối sống, lƣơng tâm, tay nghề của nhà giáo. Văn kiện Đại hội Đảng lần thứ
XI đã khẳng định cùng với đổi mới cơ chế quản lí, phát triển ĐNNG và
CBQLGD là khâu then chốt của đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo.
Nghị quyết Trung ƣơng 2, khóa VIII về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và
đào tạo, đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa trong điều kiện kinh tế
thị trƣờng định hƣớng xã hội chủ nghĩa và hội nhập quốc tế cũng đã khẳng định
vai trò quyết định chất lƣợng giáo dục và đào tạo của ĐNNG và CBQLGD.
Nhƣ vậy, có thể thấy nhân tố có vai trò quan trọng để phát triển giáo dục và
đào tạo chính là nhà giáo, nhà giáo giữ vai trò quan trọng trong việc nâng cao
chất lƣợng giáo dục và đào tạo.
Để các hoạt động giáo dục đƣợc tổ chức thực hiện đáp ứng với lợi ích,
nhu cầu phát triển kinh tế - xã hội và đến đƣợc với mọi ngƣời dân thì cần có
biện pháp quản lý định hƣớng, tổ chức, chỉ đạo, điều hành, kiểm tra, giám sát...;
cùng với khoa học quản lý, chuyên ngành Khoa học QLGD đã đƣợc đƣa vào

giảng dạy trong các cơ sở GDĐH với sứ mệnh đào tạo nguồn nhân lực khoa học
giáo dục nói chung, QLGD nói riêng, xây dựng phƣơng pháp luận để giải quyết

1


các nhiệm vụ có liên quan đến các hoạt động giáo dục ở nhiều cấp độ khác nhau;
xây dựng các luận cứ khoa học, các biện pháp chủ yếu để đổi mới quản lý
GD&ĐT cả ở tầm vĩ mô (hệ thống giáo dục) và tầm vi mô (ở các cơ sở
GD&ĐT) theo hƣớng kế thừa đƣợc tính truyền thống và cập nhật với các thành
tựu lý luận giáo dục hiện đại. Trong đó, đội ngũ GVQLGD đóng vai trò quan
trọng, họ vừa là nhà giáo dục - nhà sƣ phạm, vừa là nhà khoa học QLGD, vừa là
nhà quản lý - chuyên gia trong lĩnh vực giáo dục và QLGD, vừa là ngƣời cung
ứng dịch vụ về khoa học QLGD cho xã hội.
Theo Thông tƣ liên tịch 06/2011/TTLT-BNV-BGDĐT, ngày 06 tháng 6
năm 2011 của Liên bộ Bộ Nội vụ- Bộ Giáo dục và Đào tạo nêu rõ: Giảng viên
thuộc các cơ sở đào tạo, bồi dƣỡng thuộc ngạch viên chức giảng viên, đƣợc
hƣởng chế độ về tiền lƣơng, phụ cấp ƣu đãi nghề, phụ cấp giảng dạy, trả lƣơng
dạy thêm giờ và các khoản phụ cấp khác theo quy định của Nhà nƣớc nhƣ đối
với giảng viên các trƣờng đại học. Tuy nhiên, GVQLGD có những điểm khác
biệt: bởi đối tƣợng ngƣời học (phần lớn đã có kinh nghiệm công tác giảng dạy
hoặc đang là cán bộ QLGD); và đặc trƣng của chuyên ngành khoa học QLGD,
là khoa học phản ánh sự giao thoa giữa khoa học giáo dục với các khoa học khác
nhƣ triết học, xã hội học, kinh tế học, văn hóa học.vv.
Thực tế hiện nay, ĐNNG và CBQLGD còn bộc lộ những hạn chế, bất
cập: số lƣợng còn thiếu; cơ cấu mất cân đối giữa các chuyên đề, bậc học, các
vùng, miền; chất lƣợng nhà giáo không đồng đều. Ở địa bàn vùng sâu, vùng xa,
những nơi khó khăn còn thiếu đội ngũ nhà giáo có năng lực chuyên môn, nghiệp
vụ sƣ phạm tốt. Chỉ thị 40/CT-TW ngày 15/6/2004 của Ban Bí thƣ Trung ƣơng
Đảng nêu rõ “Năng lực của đội ngũ CBQLGD chƣa ngang tầm với yêu cầu phát

triển của sự nghiệp giáo dục”. Thực tế trên đã đặt ra cho giáo dục và đào tạo
nhiệm vụ vô cùng quan trọng đó là xây dựng đội ngũ giáo viên có năng lực
chuyên môn, nghiệp vụ sƣ phạm và các năng lực theo yêu cầu của chuẩn nghề
nghiệp để có thể đáp ứng yêu cầu nâng cao chất lƣợng giáo dục, nhằm thực hiện
tốt mục tiêu giáo dục đào tạo. Hiện nay, đội ngũ giáo viên của chúng ta có
2


khoảng hơn 1 triệu ngƣời. Nếu đội ngũ này không chuyển biến từ quyết tâm,
tinh thần trách nhiệm cho đến nhận thức, hiểu biết về đổi mới căn bản và toàn
diện giáo dục thì khó lòng đạt đƣợc các mục tiêu mong đợi. Trong đó, ngƣời
CBQLGD đóng vai trò rất quan trọng, là đầu tàu trong công cuộc đổi mới này.
Việt Nam đã và đang thực hiện nhiều biện pháp nâng cao chất lƣợng
giáo dục và một trong những biện pháp chủ yếu đang đƣợc triển khai đó là việc
nâng cao trách nhiệm và vai trò của ĐNNG và CBQLGD các cấp học. Đây là
một nhiệm vụ quan trọng, cấp bách đối với các cơ sở đào tạo và bồi dƣỡng nhà
giáo và cán bộ quản lý, trong đó có Trƣờng Cán bộ quản lý giáo dục Thành phố
Hồ Chí Minh.
Trƣờng Cán bộ quản lý giáo dục Thành phố Hồ Chí Minh đƣợc thành
lập theo Quyết định số 18/QĐ-GD ngày 24 tháng 3 năm 1976 của Bộ Giáo dục
và Thanh niên Chính phủ Cách mạng lâm thời Cộng hòa miền Nam Việt Nam
(trực thuộc Bộ), với nhiệm vụ đào tạo, bồi dƣỡng cán bộ quản lý và cốt cán
chuyên môn nghiệp vụ cho các cơ quan quản lý giáo dục và cơ sở giáo dục ở các
tỉnh, thành phía Nam từ Đà Nẵng đến Cà Mau. Trong hơn 40 năm, Trƣờng Cán
bộ quản lý giáo dục Tp.HCM đã không ngừng phát triển và lớn mạnh trong sự
nghiệp giáo dục, nhà trƣờng đã có những bƣớc phát triển cơ bản, toàn diện và
thu đƣợc những kết quả đáng khích lệ. Đƣợc sự quan tâm đầu tƣ của Bộ Giáo
dục và Đào tạo, Trƣờng đã đạt đƣợc những thành tựu đáng kể trong việc thực
hiện sứ mệnh, nhiệm vụ đƣợc giao, khẳng định là trung tâm đào tạo, bồi dƣỡng
cán bộ quản lý và viên chức giáo dục các cấp; góp phần nâng cao năng lực,

nghiệp vụ quản lý cho đội ngũ cán bộ quản lý của ngành, xây dựng khoa học
quản lý giáo dục và tham gia tích cực vào việc giải quyết những vấn đề thực tiễn
đặt ra [44]. Tuy nhiên trƣớc sự phát triển của giáo dục hiện nay thì đội ngũ giảng
viên của trƣờng còn nhiều bất cập:
- Số lƣợng giảng viên của trƣờng còn thiếu, chƣa đáp ứng đƣợc sự tăng
trƣởng về quy mô đào tạo của nhà trƣờng.
- Trình độ giảng viên không đồng đều và nhìn chung còn thấp, khả năng

3


nghiên cứu khoa học, khả năng tự học, tự bồi dƣỡng của đội ngũ giảng viên mặc
dù đã có nhiều cố gắng nhƣng vẫn chƣa đáp ứng đƣợc yêu cầu.
- Đội ngũ giảng viên đa số đƣợc đào tạo trong nƣớc, còn thiếu về số
lƣợng, chƣa hợp lý về cơ cấu, về độ tuổi; nhiều khoa, bộ môn lực lƣợng giảng
viên còn quá mỏng; một số giảng viên trẻ còn thiếu kinh nghiệm trong giảng
dạy, công tác; đội ngũ viên chức quản lý đang trong quá trình sắp xếp, hoàn
thiện[43]. Do vậy, nhiệm vụ sắp tới nhất thiết cần xây dựng và phát triển đội
ngũ giảng viên nhà trƣờng cả về số lƣợng, chất lƣợng và cơ cấu.
Từ thực trạng trên và trƣớc yêu cầu đổi mới, vấn đề phát triển đội ngũ
giảng viên trở thành vấn đề bức thiết của nhà trƣờng nhằm nâng cao chất lƣợng
đào tạo bồi dƣỡng CBQLGD, khẳng định vị trí, vai trò và thƣơng hiệu nhà
trƣờng. Từ những lý do trên, chúng tôi thấy việc nghiên cứu để tìm ra những
biện pháp quản lý phát triển đội ngũ giảng viên của Trƣờng nhằm góp phần
nâng cao chất lƣợng giáo dục và đào tạo là vấn đề thời sự cấp thiết. Vì vậy,
chúng tôi quyết định chọn đề tài: “Phát triển đội ngũ giảng viên Trường Cán
bộ quản lý giáo dục Thành phố Hồ Chí Minh đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo
dục hiện nay” làm đề tài luận văn thạc sĩ của mình.
2. Câu hỏi nghiên cứu
Làm cách nào để phát triển đội ngũ giảng viên Trƣờng Cán bộ quản lý

giáo dục Thành phố Hồ Chí Minh đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục hiện nay?
3. Mục đích nghiên cứu
Nghiên cứu lý luận phát triển đội ngũ giảng viên và thực trạng phát triển
đội ngũ giảng viên của Trƣờng Cán bộ quản lý giáo dục Tp.Hồ Chí Minh để đề
xuất biện pháp phát triển đội ngũ giảng viên ở Trƣờng Cán bộ quản lý giáo dục
Tp. Hồ Chí Minh nhằm đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục hiện nay.
4. Nhiệm vụ nghiên cứu
- Nghiên cứu cơ sở lý luận về phát triển đội ngũ giảng viên đáp ứng yêu
cầu đổi mới giáo dục.
- Khảo sát, đánh giá thực trạng đội ngũ giảng viên Trƣờng Cán bộ quản

4


lý giáo dục Tp. Hồ Chí Minh.
- Đề xuất một số biện pháp phát triển đội ngũ giảng viên Trƣờng Cán
bộ quản lý giáo dục Tp. Hồ Chí Minh nhằm đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục
hiện nay.
5. Khách thể và đối tƣợng nghiên cứu
- Khách thể nghiên cứu: Phát triển đội ngũ giảng viên Trƣờng Cán bộ
quản lý giáo dục Tp. Hồ Chí Minh đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục hiện nay.
- Đối tƣợng nghiên cứu: Đội ngũ giảng viên Trƣờng Cán bộ quản lý giáo
dục.
6. Giới hạn và phạm vi nghiên cứu
Đề tài nghiên cứu đội ngũ giảng viên và công tác phát triển đội ngũ
giảng viên ở Trƣờng Cán bộ quản lý giáo dục Tp. Hồ Chí Minh trong 5 năm, từ
năm học 2010-2011 đến năm học 2014-2015.
Trong khuôn khổ đề tài này, ĐNGV của Trƣờng Cán bộ quản lý giáo
dục Tp.Hồ Chí Minh đƣợc xác định là những giảng viên cơ hữu thuộc trƣờng,
không tính đến đối tƣợng giảng viên thỉnh giảng.

7. Giả thuyết khoa học
Phát triển đội ngũ giảng viên là nhiệm vụ quan trọng, thƣờng xuyên,
liên tục của nhà quản lý trong mỗi cơ sở giáo dục. Trƣờng Cán bộ quản lý giáo
dục Thành phố Hồ Chí Minh có những biện pháp phát triển đội ngũ giảng viên
theo hƣớng tiếp cận năng lực sẽ nâng cao đƣợc chất lƣợng giảng dạy đáp ứng
yêu cầu đổi mới giáo dục hiện nay.
8. Phƣơng pháp nghiên cứu
8.1. Nhóm phƣơng pháp nghiên cứu lý luận: Phân tích, tổng hợp các tài
liệu, văn bản, các công trình nghiên cứu, nhằm hệ thống hoá các quan điểm có
liên quan để xây dựng cơ sở lý luận và đƣa ra các kết luận của đề tài.
8.2. Nhóm phƣơng pháp nghiên cứu thực tiễn: Phƣơng pháp quan sát;
phƣơng pháp chuyên gia; phƣơng pháp tổng kết kinh nghiệm; phƣơng pháp
khảo sát, điều tra nhằm đánh giá thực trạng đội ngũ giảng viên Trƣờng Cán bộ

5


quản lý giáo dục Tp. Hồ Chí Minh.
8.3. Nhóm phƣơng pháp bổ trợ: Thống kê và phân tích thống kê các dữ
liệu thu thập đƣợc từ kết quả khảo sát, điều tra.
9. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của đề tài
- Ý nghĩa lý luận: Kết quả nghiên cứu hệ thống hóa và góp phần hoàn
thiện cơ sở lý luận về phát triển đội ngũ giảng viên tại các cơ sở bồi dƣỡng đội
ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục.
- Ý nghĩa thực tiễn: Các biện pháp do tác giả đề xuất có giá trị thực tiễn
giúp các nhà quản lý cơ sở bồi dƣỡng ĐNNG và CBQLGD nói chung, lãnh đạo
Trƣờng Cán bộ quản lý giáo dục Tp. Hồ Chí Minh nói riêng có các biện pháp
hữu hiệu trong việc phát triển đội ngũ giảng viên; đồng thời kết quả nghiên cứu
của luận văn sẽ là tài liệu tham khảo cho các đề tài nghiên cứu có liên quan.
10. Cấu trúc luận văn

Ngoài phần Mở đầu, Kết luận, Khuyến nghị và Tài liệu tham khảo, luận
văn gồm 3 chƣơng:
Chƣơng 1: Một số vấn đề lí luận về phát triển đội ngũ giảng viên
Trƣờng Cán bộ quản lý giáo dục.
Chƣơng 2: Thực trạng công tác phát triển đội ngũ giảng viên Trƣờng
Cán bộ quản lý giáo dục Tp. Hồ Chí Minh.
Chƣơng 3: Biện pháp phát triển đội ngũ giảng viên Trƣờng Cán bộ quản
lý giáo dục Tp. Hồ Chí Minh trong bối cảnh đổi mới giáo dục hiên nay.

6


CHƢƠNG 1:
MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ PHÁT TRIỂN ĐỘI NGŨ
GIẢNG VIÊN TRƢỜNG CÁN BỘ QUẢN LÝ GIÁO DỤC
ĐÁP ỨNG YÊU CẦU ĐỔI MỚI GIÁO DỤC HIỆN NAY
1.1. Tổng quan nghiên cứu vấn đề
1.1.1. Những nghiên cứu ở nước ngoài
Sự phát triển bền vững của một quốc gia phụ thuộc vào nhiều yếu tố,
trong đó yếu tố con ngƣời là quan trọng nhất. Lịch sử đã cho thấy, các quốc gia
phát triển luôn coi trọng sự nghiệp đào tạo nguồn nhân lực chất lƣợng cao mà
trong đó chất lƣợng của đội ngũ giảng viên (ĐNGV) có vai trò quyết định.
Chính vì vậy, công tác phát triển ĐNGV luôn là vấn đề đƣợc quan tâm hàng đầu
trong các trƣờng đại học không chỉ ở Việt Nam mà ở cả những nƣớc có nền giáo
dục phát triển nhƣ Mỹ, Nhật, Hàn Quốc... Về vấn đề đã có nhiều công trình
nghiên cứu của các nhà khoa học trên thế giới nhƣ: Motoko Akiba và Gerald
LeTendre (Improving teacher quality - 2009), Mary M. Kennedy cùng nhiều tác
giả (Teacher Assessment and the Quest for Teacher Quality - 2010)…
Trong cuốn sách “Preparing Teachers for a Changing World”
(2007)(Đào tạo đội ngũ nhà giáo trước một thế giới đang thay đổi) - Linda

Darling-Hammond - Giáo sƣ Giáo dục học thuộc Quỹ Charles E. Ducommun ở
Đại học Stanford đã đúc kết những thành quả từ công trình nghiên cứu bởi Ủy
ban đào tạo giáo viên thuộc Viện Hàn lâm quốc gia Hoa Kỳ. Tập sách phác thảo
các khái niệm và chiến lƣợc chủ yếu là những điều phải làm rõ trong quá trình
đào tạo các giáo viên, các chính sách cấp thiết để tất cả những giáo viên có thể
tiếp cận với những kiến thức thiết yếu; tập sách cũng đúc kết nội dung việc đào
tạo giáo viên cùng những khuyến nghị về chính sách nhằm giúp công tác đào tạo
giáo viên giỏi một cách hiệu quả nhất.
Kai-ming Cheng có bài “Development, Support and Retention of
Teachers” (Phát triển, hỗ trợ và duy trì giáo viên) trong Hội nghị Thƣợng đỉnh

7


“Nâng cao chất lƣợng giáo viên thế giới” đƣợc tổ chức bởi Asia society, ngày
16/3/2011. Tiến sĩ Susan F. Sclafani với bài “Recruiting, Training and
Supporting at 21st Century Teaching Profession” (Tuyển dụng, đào tạo và hỗ
trợ một giáo viên chuyên nghiệp trong thế kỷ 21) đã đƣa ra kinh nghiệm thực
tiễn trong việc phát triển giáo viên chuyên nghiệp ở một số nƣớc nhƣ Hàn quốc,
Thụy Sĩ,.....
1.1.2. Những nghiên cứu trong nước
Từ lúc sinh thời, Chủ tịch Hồ Chí Minh trong nhiều tác phẩm của mình
đã khẳng định đội ngũ giáo viên luôn giữ một vị trí, vai trò vô cùng quan trọng,
họ là ngƣời quyết định sự thành công trong công cuộc xây dựng và đổi mới nền
giáo dục [31]. Tiếp bƣớc tƣ tƣởng của Ngƣời, Đảng và Nhà nƣớc ta luôn quan
tâm đến công tác phát triển ĐNGV.
Trên tinh thần ấy, nhiều hội thảo khoa học về chủ đề đội ngũ giảng
viên dƣới góc độ quản lý giáo dục theo ngành, bậc học đã đƣợc thực hiện.
Thông qua các hội thảo, các đề tài nghiên cứu, các nhà khoa học trong nƣớc
đã công bố nhiều công trình liên quan đến vấn đề phát triển đội ngũ giảng viên

nhƣ: Hội thảo khoa học “Nhà giáo và cán bộ quản lý đối với sự nghiệp đổi mới
căn bản, toàn diện nền giáo dục Việt Nam” (Bộ GD&ĐT, 22/5/2012), Hội thảo
“Phát triển đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo
dục” (Tây Ninh,12/4/2014)… Các đề tài nghiên cứu nhƣ: Trần Khánh Đức với
“Chính sách quốc gia về phát triển đội ngũ giảng viên đại học Việt Nam”;
Mai Xuân Trƣờng với đề tài “Phát triển đội ngũ giảng viên Trường Cao đẳng
Xây dựng Công trình đô thị - Bộ Xây dựng: thực trạng và giải pháp”; PGS.TS
Thái Văn Thành với đề tài “Một số giải pháp phát triển đội ngũ giảng viên
trường đại học Vinh”;…
Hầu hết các công trình đều khẳng định rằng công tác xây dựng đội
ngũ giáo viên phải đƣợc xem là giải pháp cốt lõi, quan trọng nhất trong đổi
mới giáo dục. Tuy nhiên, việc hoạch định chiến lƣợc phát triển giáo viên
cho đến nay vẫn chƣa đƣợc giải quyết căn cơ, thấu đáo. Vì vậy, nhiều đề tài

8


tiếp tục nghiên cứu theo hƣớng gắn liền với các giải pháp cụ thể trong từng
thời kỳ ở địa phƣơng, ở chính cơ sở đào tạo.
Đề tài “Thực trạng và giải pháp nâng cao chất lƣợng đội ngũ giảng
viên đại học giai đoạn 2010- 2015” của tác giả Lê Thị Phƣơng Nam và
Hoàng Văn Lợi đã đƣa ra một số giải pháp nhằm xây dựng và phát triển
ĐNGV ĐH giai đoạn 2010-2015.
Đề tài “Phát triển Đội ngũ giảng viên các trƣờng đại học vùng Đồng
bằng sông Cửu Long đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục đại học” của Nguyễn
Văn Đệ đã đánh giá thực trạng và đƣa ra đƣợc bức tranh tổng thể về giáo dục
đại học và ĐNGV của các trƣờng ĐH ở vùng Đồng bằng sông Cửu Long, từ
đó đƣa ra hệ thống giải pháp phát triển ĐNGV các trƣờng ĐH ở vùng Đồng
bằng sông Cửu Long. [19]
Nhiều luận văn, luận án cũng tập trung nghiên cứu về đề tài nhƣ: “Một

số giải pháp phát triển Đội ngũ giảng viên trƣờng Đại học Sƣ phạm Thành phố
Hồ Chí Minh” (Nguyễn Kỷ Trung), “Một số giải pháp phát triển Đội ngũ giảng
viên trƣờng Y khoa Phạm Ngọc Thạch” (Nguyễn Ngọc Hòa) “Phát triển đội ngũ
giảng viên tại viện Đại học mở Hà Nội giai đoạn hiện nay” (Nguyễn Thị Quỳnh
Lan), “Phát triển đội ngũ giảng viên trƣờng cao đẳng công nghệ Hà Nội giai
đoạn 2011-2015” (Hoàng Văn Thao), “Phát triển đội ngũ giảng viên trƣờng đại
học kỹ thuật - Hậu cần Công an nhân dân” (Nguyễn Văn Đƣờng), “Phát triển
đội ngũ giảng viên trƣờng cao đẳng công nghệ và kỹ thuật ô tô Bộ Quốc phòng
đến năm 2020” (Trần Đức Quỳnh), “Quản lý phát triển đội ngũ giảng viên
Trƣờng Cao đẳng nghề đáp ứng nhu cầu đào tạo nhân lực cho Đồng bằng Sông
Cửu Long” (Nguyễn Mỹ Loan)...
Nhìn chung, các nghiên cứu đều đặc biệt quan tâm đến lĩnh vực quản
lý, phát trển đội ngũ giáo viên ở các cơ sở giáo dục và đào tạo. Về cơ bản các
công trình đã làm rõ đƣợc nhiều vấn đề liên quan đến phát triển đội ngũ dƣới
nhiều góc độ khác nhau, phần thì bao quát chung, phần thì đi sâu cụ thể vào một
lĩnh vực nhất định ở một trƣờng đại học, một địa phƣơng nhất định. Chƣa có

9


nghiên cứu cụ thể về phát triển đội ngũ giảng viên đối với loại hình trƣờng bồi
dƣỡng trực thuộc Bộ Giáo dục và Đào tạo. Mặc dù các kết quả nghiên cứu chƣa
đƣa ra đƣợc những ứng dụng trong điều kiện cụ thể của Trƣờng Cán bộ quản lý
giáo dục Thành phố Hồ chí Minh nhƣng đã có nhiều đúc kết về lý luận và thực
tiễn công tác phát triển đội ngũ giảng viên nói chung làm cơ sở cho luận văn đề
ra những giải pháp phát triển ĐNGV phù hợp với điều kiện của Trƣờng Cán bộ
quản lý giáo dục Thành phố Hồ Chí Minh.
1.2. Một số khái niệm cơ bản của đề tài
1.2.1. Quản lý, quản lý giáo dục, quản lý nguồn nhân lực
1.2.1.1. Quản lý

Hoạt động quản lý bắt nguồn từ sự phân công, hợp tác lao động. Chính
sự phân công, hợp tác lao động nhằm đạt hiệu quả, năng suất cao hơn trong công
việc đòi hỏi phải có sự chỉ huy, phối hợp, điều hành, kiểm tra, chỉnh lý. Đây là
hoạt động để ngƣời lãnh đạo tập hợp sức mạnh của các thành viên trong nhóm,
trong tổ chức đạt đƣợc mục tiêu đề ra. Nói về điều này, Các-Mác từng viết:
“Một ngƣời chơi vĩ cầm riêng rẽ thì tự điều khiển mình nhƣng một giàn nhạc thì
cần có một nhạc trƣởng” [10, tr 269]. Trong quá trình xây dựng lý luận quản lý,
khái niệm “quản lý” đƣợc nhìn nhận dƣới nhiều góc độ khác nhau. W.Taylor Ngƣời đầu tiên nghiên cứu quá trình lao động trong từng bộ phận của nó cho
rằng: “Quản lý là nghệ thuật biết rõ ràng, chính xác cái gì cần làm và làm cái đó
thế nào bằng phƣơng pháp tốt nhất và rẻ nhất”. Henri Fayol - Nhà lý luận quản
lý kinh tế ngƣời Pháp, khi áp dụng lý thuyết vào thực tiễn quản lý một xí nghiệp
thì định nghĩa: “Quản lý là đƣa xí nghiệp tới đích, cố gắng sử dụng tốt nhất các
nguồn nhân lực (nhân, tài, vật lực) của nó”.
Theo Từ điển tiếng Việt: “Quản lý là tổ chức và điều khiển các hoạt
động theo những yêu cầu nhất định”. [48]
Theo tác giả Nguyễn Quốc Chí và Nguyễn Thị Mỹ Lộc, “Hoạt động
quản lý là tác động có định hƣớng, có chủ đích của chủ thể quản lý (ngƣời
quản lý) đến khách thể quản lý (ngƣời bị quản lý) trong một tổ chức vận hành

10


và đạt đƣợc mục đích đề ra”.[10]
Trong cuốn Khoa học tổ chức và quản lý, các tác giả Đặng Quốc Bảo,
Nguyễn Văn Bình, Nguyễn Quốc Chí cho rằng: “Hoạt động quản lý nhằm làm cho
hệ thống vận động theo mục đích đặt ra, tiến đến trạng thái có chất lƣợng mới”.
Các tác giả Bùi Minh Hiền, Vũ Ngọc Hải và Đặng Quốc Bảo cho rằng:
“Quản lý là sự tác động có tổ chức, có hƣớng đích của chủ thể quản lý tới đối
tƣợng quản lý nhằm mục tiêu đề ra”.[24, tr40].
Tác giả Đặng Quốc Bảo tổng thuật: Quản lý thực chất là “Nắm” và

“Buông”. Trong “Nắm” có “Buông”, trong “Buông” có “Nắm”. Muốn thì phải
“Buông”, “ Buông” để “Nắm”, chỉ “Nắm” cái gì cần “Nắm”, chỉ “Buông” cái gì
cần “Buông”.
Khi nghiên cứu về cơ sở khoa học quản lý, tác giả Nguyễn Thị Mỹ Lộc
cho rằng: “Quản lý là quá trình đạt đến mục tiêu của tổ chức bằng cách vận dụng các
hoạt động (chức năng) kế hoạch hóa, tổ chức, chỉ đạo (lãnh đạo) và kiểm tra”[10,tr.09]
Để làm rõ khái niện quản lý, thiết nghĩ cần tìm hiểu thêm về các chức
năng của quản lý. Theo tác giả Nguyễn Thị Mỹ Lộc, “Bàn về hoạt động quản lý
và ngƣời quản lý, chúng ta cần tìm hiểu ngƣời quản lý phải làm gì - cũng chính
là tìm hiểu các chức năng quản lý”. Tác giả cho rằng các chức năng quản lý bao
gồm: Chức năng kế hoạch hoá, chức năng tổ chức, chức năng lãnh đạo và chức
năng kiểm tra [10, tr. 103].
- Kế hoạch hoá: Kế hoạch hoá có nghĩa là xác định mục tiêu, mục đích
đối với thành tựu tƣơng lai của tổ chức và các con đƣờng, biện pháp, cách thức
để đạt đƣợc mục tiêu, mục đích đó. Có ba nội dung chủ yếu của chức năng kế
hoạch hoá: (a) xác định, hình thành mục tiêu (phƣơng hƣớng) đối với tổ chức;
(b) xác định và đảm bảo (có tính chắc chắn, có tính cam kết) về các nguồn lực
của tổ chức để đạt đƣợc các mục tiêu này và; (c) quyết định xem những hoạt
động nào là cấp thiết để đạt đƣợc các mục tiêu đó.
- Tổ chức: Khi ngƣời quản lý đã lập xong kế hoạch, họ cần phải chuyển
11


hoá những ý tƣởng khá trừu tƣợng ấy thành hiện thực. Một tổ chức lành mạnh sẽ
có ý nghĩa quyết định đối với sự chuyển hoá nhƣ thế. Xét về mặt chức năng quản
lý, tổ chức là quá trình hình thành nên cấu trúc các quan hệ giữa các thành viên,
giữa các bộ phận trong một tổ chức nhằm làm cho họ thực hiện thành công các
kế hoạch và đạt đƣợc mục tiêu tổng thể của tổ chức. Nhờ việc tổ chức có hiệu
quả, ngƣời quản lý có thể phối hợp, điều phối tốt hơn các nguồn vật lực và nhân
lực. Thành tựu của một tổ chức phụ thuộc rất nhiều vào năng lực của ngƣời quản

lý sử dụng các nguồn lực này sao cho có hiệu quả và có kết quả.
Quá trình tổ chức sẽ lôi cuốn việc hình thành, xây dựng các bộ phận, các
phòng ban cùng các công việc của chúng. Và sau đó là vấn đề nhân sự, cán bộ sẽ
tiếp nối ngay sau các chức năng kế hoạch hoá và tổ chức.
- Lãnh đạo: Sau khi kế hoạch đã đƣợc lập, cơ cấu bộ máy đã hình thành,
nhân sự đã đƣợc tuyển dụng thì phải có ngƣời đứng ra lãnh đạo, dẫn dắt tổ chức.
Một số học giả gọi đó là quá trình chỉ đạo hay tác động.
Dù tên gọi khác nhau nhƣng quá trình lãnh đạo bao hàm việc liên kết,
liên hệ với ngƣời khác và động viên họ hoàn thành những nhiệm vụ nhất định để
đạt đƣợc mục tiêu của tổ chức. Hiển nhiên việc lãnh đạo không chỉ bắt đầu sau
khi việc lập kế hoạch và thiết kế bộ máy đã hoàn tất, mà nó thấm vào, ảnh
hƣởng quyết định tới hai chức năng kia.
- Kiểm tra: Kiểm tra là một chức năng quản lý, thông qua đó một cá
nhân, một nhóm hoặc một tổ chức theo dõi giám sát các thành quả hoạt động và
tiến hành những hoạt động sửa chữa, uốn nắn nếu cấp thiết. Một kết quả hoạt
động phải phù hợp với những chi phí bỏ ra, nếu không tƣơng ứng thì phải tiến
hành những hành động điều chỉnh, uốn nắn.

12


×