VIỆN HÀM LÂM KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM
HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI
ĐỖ THỊ THU HÀ
PHÁP LUẬT VỀ CÔNG BỐ THÔNG TIN CỦA CÔNG TY ĐẠI
CHÚNG TRÊN THỊ TRƯỜNG CHỨNG KHOÁN Ở VIỆT NAM
LUẬN ÁN TIẾN SĨ LUẬT HỌC
HÀ NỘI, 2019
VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM
HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI
ĐỖ THỊ THU HÀ
PHÁP LUẬT VỀ CÔNG BỐ THÔNG TIN CỦA CÔNG TY ĐẠI
CHÚNG TRÊN THỊ TRƯỜNG CHỨNG KHOÁN Ở VIỆT NAM
Chuyên ngành: Luật Kinh tế
Mã số chuyên ngành: 9380107
NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:
PGS.TS. LÊ THỊ THU THỦY
HÀ NỘI, 2019
LỜI CAM ĐOAN
Tôi là Đỗ Thị Thu Hà, nghiên cứu sinh khóa (2015-2019) tại Học Viện Khoa
học xã hội Việt Nam, xin cam đoan luận án: “Pháp luật về công bố thông tin của công
ty đại chúng trên thị trường chứng khoán ở Việt Nam” là công trình nghiên cứu khoa
học độc lập của cá nhân tôi. Kết quả nghiên cứu trong luận án là do tác giả thực hiện.
Các tài liệu, số liệu, kết quả nghiên cứu của các tổ chức, cá nhân khác được tham khảo,
sử dụng, trích dẫn trong luận án đều đã ghi rõ nguồn gốc một cách trung thực.
Tôi xin chịu trách nhiệm về những nội dung đã cam đoan ở trên.
Tác giả luận án
Đỗ Thị Thu Hà
MỤC LỤC
MỞ ĐẦU................................................................................................................1
CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU VÀ CƠ SỞ LÝ
THUYẾT................................................................................................................9
1.1. Tổng quan tình hình nghiên cứu liên quan đến luận án..............................9
1.2. Cơ sở lý thuyết và giả thuyết nghiên cứu .................................................28
CHƯƠNG 2. NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ CBTT CỦA CÔNG TY ĐẠI
CHÚNG TRÊN TTCK VÀ PHÁP LUẬT CBTT CỦA CÔNG TY ĐẠI
CHÚNG TRÊN TTCK ........................................................................................36
2.1. Những vấn đề lý luận về CBTT của công ty đại chúng trên TTCK.........36
2.2. Những vấn đề lý luận về pháp luật CBTT của công ty đại chúng trên
TTCK ...............................................................................................................60
CHƯƠNG 3. THỰC TRẠNG PHÁP LUẬT VỀ CBTT CỦA CÔNG TY ĐẠI
CHÚNG TRÊN TTCK Ở VIỆT NAM................................................................73
3.1. Đối tượng, thời hạn hoạt động CBTT của công ty đại chúng trên TTCK 73
3.2. Quyền và nghĩa vụ của công ty đại chúng trong hoạt động CBTT trên
TTCK ...............................................................................................................87
3.3. Phương thức CBTT của công ty đại chúng trên TTCK ..........................96
3.4. Bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của nhà đầu tư trong hoạt động CBTT
của công ty đại chúng trên TTCK..................................................................101
3.5. Xử phạt vi phạm hành chính trong hoạt động CBTT của công ty đại
chúng trên TTCK ...........................................................................................110
CHƯƠNG 4. ĐỊNH HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN PHÁP LUẬT
VỀ CBTT CỦA CÔNG TY ĐẠI CHÚNG TRÊN TTCK Ở VIỆT NAM .......124
4.1. Định hướng hoàn thiện pháp luật về CBTT của công ty đại chúng trên
TTCK .............................................................................................................124
4.2. Giải pháp hoàn thiện pháp luật về CBTT của công ty đại chúng trên
TTCK ở Việt Nam .........................................................................................129
4.3. Nhóm giải pháp hỗ trợ khác....................................................................141
KẾT LUẬN ........................................................................................................147
NHỮNG CÔNG TRÌNH CỦA TÁC GIẢ ĐÃ CÔNG BỐ LIÊN QUAN ĐẾN
ĐỀ TÀI LUẬN ÁN............................................................................................151
TÀI LIỆU THAM KHẢO .......................................................................... 152
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
Từ viết tắt
STT
Nghĩa đầy đủ
1
BCTC
Báo cáo tài chính
2
CBTT
Công bố thông tin
3
CTCK
Công ty chứng khoán
4
ĐHĐCĐ
Đại Hội đồng cổ đông
5
FIEA
Financial Instruments and Exchange Act (Đạo luật các
công cụ tài chính và sàn giao dịch Nhật Bản)
6
HĐQT
Hội đồng quản trị
7
IDS
Information Disclosure System (Hệ thống phát hiện
xâm nhập)
8
IOSCO
International Organization of Securities Commissions
(Tổ chức quốc tế các Ủy ban chứng khoán)
9
SGDCK
Sở Giao dịch chứng khoán
10
TTCK
Thị trường chứng khoán
11
TTLKCK
Trung tâm Lưu ký chứng khoán
12
UBCKNN
Ủy ban Chứng khoán Nhà nước
MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Trong 10 năm qua, quy mô huy động vốn qua TTCK đã đáp ứng khoảng
23% tổng vốn đầu tư toàn xã hội và tỷ lệ đã tương đương gần 60% so với cung tín
dụng qua thị trường tiền tệ - tín dụng. Quy mô vốn hóa thị trường cổ phiếu đạt hơn
3,9 triệu tỷ đồng, tăng 12,7% so với năm 2017, tương đương 79% GDP năm 2017
và 71,6% GDP năm 2018, vượt chỉ tiêu 70% GDP đề ra tại Chiến lược phát triển
TTCK Việt Nam giai đoạn 2011 - 2020. Giá trị giao dịch cổ phiếu bình quân đạt
6.500 tỷ đồng/phiên, tăng 29% so với năm 2017. Trên thị trường trái phiếu chính
phủ, giá trị niêm yết đạt 1.122 ngàn tỷ đồng, tăng so với năm 2017, đạt 22,4% GDP
năm 2017 và tương đương 20,3% GDP năm 2018. Giao dịch trái phiếu về cơ bản
vẫn giữ được mức sôi động với giá trị giao dịch đạt 8.834 tỷ đồng/phiên. TTCK
phái sinh mặc dù mới ra đời hơn một năm với một sản phẩm đầu tiên là hợp đồng
tương lai trên chỉ số VN30 nhưng đã khẳng định được vai trò với khối lượng bình
quân đạt 78.800 hợp đồng/phiên, tăng gần 7 lần so với năm 2017 và vị thế mở cuối
năm đạt gần 21.653 hợp đồng, tăng 2,7 lần so với cuối năm 2017. Đặc biệt, vốn đầu
tư gián tiếp của nước ngoài vẫn vào ròng đạt 2,8 tỷ USD, cơ bản bằng mức kỷ lục
2,9 tỷ USD của năm 2017. Giá trị danh mục của nhà đầu tư nước ngoài ước đạt trên
32,8 tỷ USD [113]. Điều này cho thấy, TTCK ngày càng có vai trò quan trọng và
góp phần định hình cấu trúc hệ thống tài chính hiện đại theo thông lệ các thị trường
phát triển, qua đó bảo đảm sự ổn định, bền vững của hệ thống tài chính. Cùng với
đó, tính minh bạch của các công ty đại chúng đã được cải thiện đáng kể, trong đó
doanh nghiệp đã quan tâm nhiều đến quản trị công ty, phát triển bền vững. TTCK
cũng đã thể hiện được vai trò rất tốt trong việc thúc đẩy quá trình cổ phần hóa hiệu
quả hơn. Bên cạnh các thành tựu đạt được, TTCK hiện nay vẫn còn nhiều vấn đề
nan giải liên quan đến thông tin và CBTT của công ty đại chúng dẫn tới chủ thể
1
chịu ảnh hưởng nhiều nhất đó chính là các nhà đầu tư, đặc biệt là các nhà đầu tư
không chuyên nghiệp – chủ thể quan trọng nhất tham gia giao dịch của thị trường,
sự bất ổn của thị trường bị chi phối rất lớn và nghiêm trọng do thông tin không
minh bạch, kịp thời. Chính vì vậy, pháp luật về CBTT của công ty đại chúng trên
TTCK được xác định là một bộ phận cấu thành quan trọng trong pháp luật chứng
khoán. Mục tiêu cao nhất của hoạt động CBTT là tạo sự minh bạch của TTCK, tạo
điều kiện cho các nhà đầu tư đưa ra các quyết định kịp thời, đúng đắn thực hiện các
giao dịch trên thị trường. Đây cũng là khuyến nghị được thể hiện trong các văn kiện
của Tổ chức quốc tế các Ủy ban chứng khoán – International Organization of
Securities Commissions (IOSCO) cũng như trong luật chứng khoán của nhiều
nước. Tại Việt Nam, sự cần thiết phải điều chỉnh hoạt động CBTT trên TTCK đã
được các nhà làm luật chú trọng với các quy định tại Luật Chứng khoán năm 2006,
Luật Chứng khoán đã được sửa đổi, bổ sung năm 2010, năm 2018. Đặc biệt, Bộ Tài
chính có riêng Thông tư 155/2015/TT – BTC ngày 06 tháng 10 năm 2015 về hướng
dẫn CBTT trên TTCK (Thông tư 155/2015) là một minh chứng. Tuy nhiên, các quy
định tại Luật Chứng khoán, Luật Chứng khoán sửa đổi, cũng như Thông tư
155/2015 chưa chỉ rõ các loại thông tin phải công bố, các chuẩn mực CBTT của
công ty đại chúng trên TTCK, các nguyên tắc CBTT đối với chứng khoán vốn,
chứng khoán nợ, chứng khoán phái sinh... Do đó, ngay sau khi ra đời và sau một
thời gian áp dụng các quy định tại Luật Chứng khoán, Thông tư 155/2015/TT-BTC
đã thể hiện những bất cập nhất định đối với hoạt động CBTT của công ty đại chúng
trên TTCK, dẫn tới tình trạng nhiều công ty đại chúng sẵn sàng và thường xuyên
chấp nhận vi phạm hoạt động CBTT. Điều đó, tác động rất lớn tới tính minh bạch
của thị trường, ảnh hưởng tới sự phát triển bền vững của thị trường và niềm tin của
nhà đầu tư, nhất là khi Việt Nam đã và đang trong quá trình hoàn thiện pháp luật về
2
CBTT của công ty đại chúng trên TTCK, gắn liền với yêu cầu hội nhập quốc tế và
xu hướng quốc tế hóa TTCK hiện nay.
Thực trạng trên cho thấy cần tiếp tục và đẩy mạnh hoàn thiện pháp luật và cơ
chế thực thi pháp luật về CBTT của công ty đại chúng trên TTCK để hướng tới một
TTCK minh bạch thông tin để có thể thu hút vốn và duy trì lòng tin của các nhà đầu
tư trên thị trường. Đặc biệt thông tin không đầy đủ, không kịp thời, thiếu minh bạch
có thể cản trở khả năng hoạt động của thị trường, làm tăng chi phí vốn, phân bổ
nguồn lực không hiệu quả, kéo theo một loạt các vấn đề như giao dịch nội gián,
thao túng giá chứng khoán, gây thiệt hại nghiêm trọng cho các nhà đầu tư, đặc biệt
là các nhà đầu tư không chuyên nghiệp. Để có được một thị trường minh bạch hóa
thông tin cần có cách tiếp cận mới về hoạt động CBTT của công ty đại chúng trên
TTCK. Tuy nhiên, hiện nay liên quan đến hoạt động CBTT của công ty đại chúng
trên TTCK là một nghiên cứu mới, khá đa chiều, vừa mang tính pháp lý vừa mang
tính kinh tế, các nghiên cứu về vấn đề này mới chủ yếu tồn tại ở dạng bài báo, bài
viết các công trình nghiên cứu trên khía cạnh kinh tế nhiều hơn là khía cạnh pháp
lý. Nhận thức được các vấn đề nêu trên, nghiên cứu sinh lựa chọn đề tài: “Pháp
luật về công bố thông tin của công ty đại chúng trên thị trường chứng khoán ở
Việt Nam” làm đề tài nghiên cứu luận án của mình.
2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
2.1. Mục đích nghiên cứu
Luận án có mục đích nghiên cứu là làm rõ những vấn đề lý luận về CBTT của
công ty đại chúng trên TTCK và pháp luật về CBTT của công ty đại chúng trên
TTCK, qua đó hình thành cơ sở lý luận và phát triển các luận cứ khoa học để đánh giá
thực trạng pháp luật về CBTT của công ty đại chúng trên TTCK, từ đó tìm ra các giải
pháp, phương hướng hoàn thiện pháp luật về hoạt động CBTT của công ty đại chúng
trên TTCK ở Việt Nam.
3
2.2. Nhiệm vụ nghiên cứu
Thứ nhất, luận án thu thập, hệ thống hóa một số công trình khoa học về CBTT
của công ty đại chúng trên TTCK tiêu biểu trong và ngoài nước;
Thứ hai, luận giải những vấn đề lý luận về CBTT của công ty đại chúng trên
TTCK và pháp luật về CBTT của công ty đại chúng trên TTCK.
Thứ ba, luận án đưa ra những đánh giá về thực trạng pháp luật về CBTT của
công ty đại chúng trên TTCK ở Việt Nam.
Thứ tư, luận án đề xuất định hướng, giải pháp hoàn thiện pháp luật về CBTT
của công ty đại chúng trên TTCK ở Việt Nam.
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
3.1. Đối tượng nghiên cứu
Luận án tập trung nghiên cứu những vấn đề lý luận về CBTT của công ty đại
chúng trên TTCK và pháp luật về CBTT của công ty đại chúng trên TTCK, thực trạng
pháp luật về CBTT của công ty đại chúng trên TTCK ở Việt Nam.
3.2. Phạm vi nghiên cứu
Phạm vi nghiên cứu của luận án được xác định: là các quy định của pháp luật về
CBTT của công ty đại chúng trên TTCK và thực tiễn áp dụng pháp luật về vấn đề này
ở Việt Nam hiện nay. Luận án không đi sâu về pháp luật liên quan đến việc giải quyết
tranh chấp phát sinh trong hoạt động CBTT của công ty đại chúng trên TTCK bởi lẽ
pháp luật về giải quyết tranh chấp trong lĩnh vực này không có các quy định pháp lý
đặc thù. Trên thực tế, hoạt động CBTT của công ty đại chúng trên TTCK, kể cả TTCK
chính thức và TTCK phi chính thức, TTCK tập trung và TTCK phi tập trung. Tuy
nhiên, trong phạm vi luận án, tác giả chỉ đi sâu nghiên cứu các quy định về CBTT của
công ty đại chúng trên TTCK tập trung.
4. Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu
4.1. Phương pháp luận nghiên cứu
4
Luận án nghiên cứu hoạt động CBTT của công ty đại chúng trên TTCK theo
cách tiếp cận liên ngành luật học kết hợp các tri thức lý luận kinh tế học.
4.2. Phương pháp nghiên cứu
Luận án sử dụng các phương pháp nghiên cứu truyền thống bao gồm: phương
pháp phân tích và tổng hợp, phương pháp hệ thống, phương pháp luật học so sánh,
phương pháp thống kê.
Phân tích hoạt động CBTT của công ty đại chúng trên TTCK là một nghiên cứu
có phạm vi nghiên cứu hẹp, tương đối phức tạp, vừa mang tính kinh tế, vừa mang tính
pháp lý, hơn vậy việc thu thập thông tin rất đa chiều và chủ yếu tồn tại dưới dạng các
bài báo, bài viết khoa học, bình luận, nguồn tài liệu tham khảo hạn hẹp, riêng lẻ.
Nghiên cứu sinh đã sử dụng các phương pháp cụ thể như sau:
-
Phương pháp tổng hợp, thống kê: được sử dụng chủ yếu để làm rõ khái niệm,
đặc điểm nguyên tắc, phân loại, nội dung, hình thức, phương tiện CBTT của công ty đại
chúng trên TTCK ở Việt Nam.
-
Phương pháp nghiên cứu luật so sánh: được nghiên cứu sinh chủ yếu sử dụng
trong việc làm rõ nội dung pháp luật ở Việt Nam về hoạt động CBTT của công ty đại
chúng trên TTCK có so sánh, dẫn chiếu với pháp luật của một số nước trên thế giới để
tìm ra các điểm tương đồng và khác biệt.
-
Phương pháp phân tích, tổng hợp, tiếp cận liên ngành luật học, kinh tế học được
sử dụng nhằm phân tích các yếu tố chi phối đến hoạt động CBTT của công ty đại chúng
trên TTCK và đưa ra giải pháp hoàn thiện pháp luật về CBTT của công ty đại chúng
trên TTCK.
5. Đóng góp mới về khoa học của luận án
Là công trình nghiên cứu công phu, nghiêm túc của nghiên cứu sinh, luận án có
những đóng góp mới, cụ thể như sau:
5
Thứ nhất, các kết quả nghiên cứu của luận án góp phần bổ sung và phát triển
những vấn đề lý luận về CBTT của công ty đại chúng trên TTCK và pháp luật về
CBTT của công ty đại chúng trên TTCK ở Việt Nam, làm rõ cơ sở khoa học giúp cân
bằng lợi ích của công ty đại chúng với lợi ích của nhà đầu tư, đảm bảo tính minh bạch
của thị trường cũng như bảo vệ quyền lợi hợp pháp của nhà đầu tư, hướng tới thông tin
của công ty đại chúng trên TTCK là minh bạch, rõ ràng và kịp thời, đạt tới các chuẩn
mực chung và thông lệ của TTCK phát triển trong khu vực và trên thế giới. Luận án là
công trình nghiên cứu có tính hệ thống liên quan đến pháp luật về CBTT của công ty
đại chúng trên TTCK ở Việt Nam. Đây là hoạt động đặc thù của TTCK, có tác động
đến tất cả các chủ thể tham gia TTCK, ảnh hưởng trực tiếp tới kênh huy động vốn
được coi là lớn nhất của nền kinh tế thị trường.
Thứ hai, tác giả đánh giá thực trạng pháp luật về CBTT của công ty đại chúng
trên TTCK ở Việt Nam. Theo đó, cơ bản có thể nhận thấy nội dung quy định của pháp
luật về CBTT của công ty đại chúng trên TTCK ở Việt Nam đã giải quyết cơ bản các
vấn đề đặt ra liên quan đến đối tượng, thời hạn, nghĩa vụ, phương thức, cơ chế bảo vệ
quyền và lợi ích của nhà đầu tư cũng như cơ chế xử lý vi phạm trong hoạt động CBTT
của công ty đại chúng trên TTCK. Các quy định này đã có sự tương thích nhất định đối
với các quy định của pháp luật liên quan cũng như những khuyến nghị chung của
IOSCO và phù hợp với quy định chung của các nước trong khu vực và trên thế giới.
Do đó, tạo điều kiện thuận lợi cho công ty đại chúng trong vấn đề tiếp cận việc huy
động vốn trên TTCK đối với nhà đầu tư nước ngoài và tiến tới huy động vốn trên
TTCK nước ngoài. Tuy nhiên, bên cạnh đó pháp luật về CBTT của công ty đại chúng
trên TTCK còn có những hạn chế cần phải khắc phục và hoàn thiện trong thời gian tới.
Cụ thể:
Một là, pháp luật về CBTT của công ty đại chúng trên TTCK ở Việt Nam mới
chỉ dừng lại ở việc nỗ lực điều chỉnh và trật tự hóa hoạt động CBTT của công ty đại
6
chúng trên TTCK nhưng chưa đảm bảo khung pháp lý ổn định, chưa có tính định
hướng thị trường và chưa bảo vệ được quyền và lợi ích hợp pháp của nhà đầu tư.
Hai là, pháp luật về CBTT của công ty đại chúng trên TTCK ở Việt Nam mới
chỉ tiếp cận hoạt động CBTT của công ty đại chúng trên TTCK trên góc độ nghĩa vụ
hơn là quyền CBTT của công ty đại chúng trên TTCK.
Ba là, pháp luật về CBTT của công ty đại chúng trên TTCK ở Việt Nam thiếu
nhiều chế tài với những biện pháp đủ mạnh, đặc biệt đối với cá nhân có nghĩa vụ và
được thực hiện quyền CBTT của công ty đại chúng trên TTCK....
Bốn là, pháp luật về CBTT của công ty đại chúng trên TTCK ở Việt Nam cần
có các quy định hướng tới những chuẩn mực và thông lệ chung về CBTT của công ty
đại chúng trên TTCK phát triển nhằm bảo vệ tối đa quyền và lợi ích của nhà đầu tư,
của bản thân công ty đại chúng, xử lý nghiêm minh các hành vi vi phạm trong hoạt
động CBTT của công ty đại chúng trên TTCK tạo ra một TTCK phát triển lớn mạnh,
bền vững, tạo niềm tin của nhà đầu tư đối với thị trường và là kênh huy động vốn lớn
nhất của nền kinh tế.
Thứ ba, Luận án xác định định hướng và các giải pháp hoàn thiện các quy định
của pháp luật về CBTT của công ty đại chúng trên TTCK cũng như nâng cao hiệu quả
áp dụng các quy phạm pháp luật trong thực tiễn. Theo đó luận án đã tập trung xác định,
định hướng hoàn thiện pháp luật về CBTT của công ty đại chúng trên TTCK và đưa ra
các giải pháp hoàn thiện pháp luật về CBTT của công ty đại chúng trên TTCK như:
Hoàn thiện pháp luật liên quan đến đối tượng, thời hạn CBTT của công ty đại chúng
trên TTCK; Quyền và nghĩa vụ của công ty đại chúng trong hoạt động CBTT trên
TTCK; Phương thức CBTT của công ty đại chúng trên TTCK; Bảo vệ quyền và lợi
ích hợp pháp của nhà đầu tư trong hoạt động CBTT của công ty đại chúng trên TTCK;
Xử phạt vi phạm hành chính trong hoạt động CBTT của công ty đại chúng trên TTCK;
7
Nhóm giải pháp hỗ trợ khác (xây dựng bộ chỉ số minh bạch thông tin đối với công ty
đại chúng và hoàn thiện phương tiện CBTT).
6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận án
Về lý luận: Luận án đã nghiên cứu một cách có hệ thống những vấn đề lý luận
về CBTT của công ty đại chúng trên TTCK và đánh giá thực tiễn thực thi quy định của
pháp luật về vấn đề này. Luận án khẳng định vai trò của hoạt động CBTT của công ty
đại chúng trên TTCK đối với sự phát triển của TTCK, luận án cũng chỉ ra các nhân tố
tác động đến hoạt động CBTT của công ty đại chúng trên TTCK, qua đó đưa ra những
nhận xét, đánh giá về thực trạng pháp luật về CBTT của công ty đại chúng trên TTCK,
chỉ ra nguyên nhân của một số hạn chế còn gặp phải trong thực tiễn.
Về thực tiễn: Luận án đưa ra những yêu cầu cần thiết, những định hướng cơ
bản để xây dựng và hoàn thiện pháp luật về CBTT của công ty đại chúng trên TTCK ở
Việt Nam, tiếp đến luận án đưa ra các nhóm giải pháp quan trọng hàng đầu để hoàn
thiện pháp luật về CBTT của công ty đại chúng trên TTCK.
Ngoài ra, luận án còn là nguồn tài liệu tham khảo trong nghiên cứu và giảng dạy
khoa học pháp lý liên quan đến TTCK ở Việt Nam.
7. Cơ cấu của luận án
Ngoài lời nói đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo, luận án được kết cấu 4
chương như sau:
Chương 1: Tổng quan tình hình nghiên cứu, cơ sở lý thuyết và giả thuyết nghiên cứu
Chương 2: Những vấn đề lý luận về CBTT của công ty đại chúng trên TTCK và pháp
luật về CBTT của công ty đại chúng trên TTCK
Chương 3: Thực trạng pháp luật về CBTT của công ty đại chúng trên TTCK ở Việt
Nam
Chương 4: Định hướng, giải pháp hoàn thiện pháp luật về CBTT của công ty đại
chúng trên TTCK ở Việt Nam
8
CHƯƠNG 1
TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU VÀ CƠ SỞ LÝ THUYẾT
1.1. Tổng quan tình hình nghiên cứu liên quan đến luận án
1.1.1. Tình hình nghiên cứu những vấn đề lý luận về CBTT và pháp luật
CBTT của công ty đại chúng trên TTCK
Tình hình nghiên cứu lý luận về khái niệm, đặc điểm của công ty đại chúng và
hoạt động CBTT của công ty đại chúng trên TTCK
Trên thế giới, khái niệm công ty đại chúng (public limited company- plc) được
tiếp cận dưới hai khía cạnh chủ yếu là: vốn điều lệ và số lượng cổ đông. Tại Mỹ hay
Úc, công ty đại chúng và công ty nội bộ được phân biệt chủ yếu trên số lượng cổ
đông:“Công ty đại chúng là những công ty thực hiện huy động vốn rộng rãi từ công
chúng thông qua phát hành chứng khoán (cổ phiếu, trái phiếu) niêm yết tại các trung
tâm giao dịch chứng khoán hoặc chứng khoán không niêm yết nhưng được giao dịch
thông qua các thể chế môi giới chứng khoán”[153, tr 25]. Và “nét đặc trưng của các
công ty đại chúng là có sự tham gia của nguồn vốn từ bên ngoài với nhiều nhà đầu tư”
là nhận định của tác giả Hà Thị Thu Hằng trong luận văn Thạc sĩ Luật học “Pháp luật
về quản trị Công ty đại chúng, thực tiễn áp dụng tại Công ty cổ phần VINAFCO” [44,
tr 14]. Trong khi đó, tác giả Lương Đình Thi trong Luận văn Thạc sĩ luật học “Pháp
luật về quản trị công ty đại chúng ở Việt Nam” có nêu ra một số đặc điểm của công ty
đại chúng bao gồm: Là công ty cổ phần hoạt động theo Luật Doanh nghiệp, là tổ chức
kinh tế quản lý tập trung cao, có số lượng cổ đông lớn, có mối liên hệ chặt chẽ với
TTCK [87, tr11].
CBTT là khái niệm trên thực tế được tiếp cận ở nhiều góc độ khác nhau. Trên
TTCK, thông tin được coi là yếu tố quan trọng nhất đảm bảo thị trường công khai,
minh bạch và hiệu quả. Những chủ thể sở hữu thông tin chính xác và phân tích được
9
các thông tin này sẽ đưa ra được quyết định đầu tư kịp thời, hiệu quả, ngược lại thông
tin không chính xác, thiếu minh bạch cũng có thể mang lại rất nhiều rủi ro, thiệt hại, tác
động tiêu cực không chỉ đối với doanh nghiệp, mất lòng tin đối với nhà đầu tư, khó
khăn trong công tác quản lý của các nhà quản lý, ảnh hưởng trực tiếp tới sự phát triển
của nền kinh tế.
Theo khuyến nghị thứ 16 của IOSCO ghi nhận việc CBTT của công ty đại
chúng:“Cần công bố đầy đủ, chính xác và kịp thời các kết quả tài chính, rủi ro và các
thông tin quan trọng khác đối với quyết định của nhà đầu tư”[146, tr.38]. Do đó, mục
đích cao nhất của hoạt động CBTT nói chung và CBTT của công ty đại chúng trên
TTCK phải hướng tới sự đầy đủ, tính chính xác và kịp thời về kết quả hoạt động kinh
doanh, các sự kiện pháp lý tốt hoặc không tốt cũng như các thông tin khác của công ty
đại chúng có thể ảnh hưởng trực tiếp đến quyền và lợi ích của cổ đông, nhà đầu tư.
Những cổ đông, dù là cổ đông nhỏ lẻ, không chuyên cũng cần được tiếp cận thông tin
nhanh nhất để có quyết định phù hợp và chính xác. Trong công trình nghiên cứu
“Hoàn thiện hệ thống CBTT của công ty đại chúng” của Tiến sĩ Tạ Thanh Bình đã
khẳng định công khai thông tin là một nguyên tắc cơ bản trong hoạt động của TTCK.
Theo đó: “CBTT là việc thông báo đến công chúng đầu tư mọi thông tin liên quan đến
tính hình hoạt động của các tổ chức phát hành chứng khoán, tổ chức niêm yết, công ty
đại chúng...các thông tin về thị trường” [5, tr.8]. Tác giả cho rằng thông tin trên TTCK
được ví như “mạch máu trong cơ thể người” hỗ trợ thị trường vận hành liên tục, thông
suốt giúp cung cấp đầy đủ thông tin cho nhà đầu tư, cơ quan quản lý điều hành, nhà
nghiên cứu. Trong TTCK thông tin dù được tiếp cận ở các góc độ nào, nhằm phục vụ
các mục đích như thế nào, nhưng đều hướng tới một mục tiêu cao nhất là công khai
hóa các thông tin của thị trường, đặc biệt là thông tin của công ty đại chúng nhằm đảm
bảo thị trường được minh bạch, công khai, hiệu quả. Vì thế, chúng ta có thể tiếp cận
CBTT với các cách tiếp cận dưới các khía cạnh khác nhau nhằm làm rõ hơn nữa sự
10
ảnh hưởng của hoạt động CBTT của công ty đại chúng trên TTCK như: (i) góc độ
kinh tế, (ii) góc độ xã hội, (iii) góc độ pháp lý.
Dưới góc độ kinh tế, thông tin của TTCK phản ánh tình hình kinh doanh, tài sản
sở hữu, tài chính của công ty đại chúng ở các giai đoạn, thời kỳ nhất định thông qua các
bảng kê chi tiết tài khoản, cân đối tài khoản, BCTC, báo cáo kết quả hoạt động kinh
doanh của công ty đại chúng, các kế hoạch, chiến lược phát triển kinh doanh của mỗi
công ty đại chúng. Qua các tài liệu và thông tin này chúng ta nhận định, đánh giá được
“sức khỏe tài chính” của mỗi doanh nghiệp nói chung và công ty đại chúng nói riêng,
từ đó phân tích được khả năng phát triển của doanh nghiệp đó tại thời điểm hiện tại và
trong tương lai. Thông tin trên TTCK của công ty đại chúng phải được công bố bởi
chủ thể có thẩm quyền của công ty thực hiện, tác giả đã nhìn nhận nghiêng về vấn đề
thực hiện nghĩa vụ của doanh nghiệp hơn là thực hiện quyền của doanh nghiệp. Pháp
luật các nước đều có quy định rất rõ về các nguyên tắc CBTT trên TTCK nhằm đảm
bảo việc CBTT không thuần túy là nghĩa vụ của công ty đại chúng mà còn là quyền lợi
thiết thực, trực tiếp của công ty đại chúng.
Theo các học giả Mỹ, ngoài việc phải chấp hành các nguyên tắc CBTT chung
các công ty đại chúng phải có sự kiểm soát của nhà đầu tư. Đối với các công ty chứng
khoán cung cấp dịch vụ tư vấn đầu tư cũng rất cẩn trọng, họ không những phải tuân
theo quy định về Đạo luật tư vấn đầu tư, mà còn bị “tẩy chay” ngay nếu có bất kỳ một
sự vi phạm nào, ngay lập tức sẽ có ngay chủ thể khác thay thế họ trên thị trường. Chính
vì vậy, TTCK Mỹ được đánh giá là một TTCK đáng tin cậy vào bậc nhất của thế giới.
Nó cũng chính là kênh lớn nhất và chủ yếu huy động vốn của các chủ thể kinh doanh.
Ngoài ra, Mỹ còn có các công ty bảo vệ nhà đầu tư, do vậy các hoạt động CBTT
không trung thực, sai sự thật, trái quy định ảnh hướng tới nhà đầu tư, tới thị trường
cũng không thể tồn tại là vì thế. Mặt khác, cũng tại Mỹ hoạt động của các công ty dịch
vụ CBTT cũng rất hiệu quả vì thế nhà đầu tư rất dễ dàng trong việc tiếp cận các thông
11
tin công bố của công ty đại chúng trên TTCK. Đây cũng là đánh giá của Tiến sĩ Tạ
Thanh Bình trong đề tài nghiên cứu cấp Ủy ban Chứng khoán “Hoàn thiện hệ thống
CBTT của công ty đại chúng” [5, tr.26].
Dưới góc độ xã hội, chúng ta đều nhận thấy tầm quan trọng của thông tin trên
TTCK bởi nó là bộ phận không thể thiếu của TTCK vì thiếu nó thì TTCK không còn
tồn tại. Theo tác giả Phạm Thị Hằng Nga “CBTT của công ty đại chúng trên TTCK
theo pháp luật Việt Nam” [58, tr.17] thì: Thông qua kênh tin, nhà đầu tư có cái nhìn
tổng thể, dễ dàng tiếp cận về TTCK cũng như đối với các công ty đại chúng. Các thông
tin tổng thể về tổ chức phát hành, diễn biến giao dịch thị trường, chỉ số chứng khoán,
quy mô vốn hóa thị trường,...một bức tranh toàn cảnh của thị trường. Mặt khác, từ
thông tin trên TTCK giúp nhà quản lý đánh giá được mức độ phát triển của TTCK, xác
định được chính xác vai trò của TTCK đối với sự phát triển chung của nền kinh tế xã
hội của đất nước trong từng giai đoạn, hoàn cảnh cụ thể. Thông tin trên TTCK có tác
động sâu rộng đến mọi mặt của đời sống xã hội, nó không thuần túy ảnh hưởng trực
tiếp đến từng cá thể nhà đầu tư hay một công ty đại chúng hoặc đến một số cơ quan
quản lý chuyên ngành mà nó có tác động đến quan hệ xã hội nói chung.
Dưới góc độ pháp lý, CBTT của công ty đại chúng là việc công ty tuân thủ các
quy định pháp luật được áp dụng đối với các chủ thể tham gia thị trường, phản ảnh
hàng loạt các quan hệ như quan hệ trong nội bộ công ty, việc tuân thủ chế độ báo cáo
công khai thông tin công ty ra công chúng theo trình tự, thủ tục pháp luật quy định.
Điều này được tác giả Đinh Văn Sơn nhận định “CBTT TTCK được hiểu là cách thức
để truyền tải thông tin đến công chúng, đến các thành viên tham gia thị trường và
những người có nhu cầu tiếp nhận thông tin” [67, tr.21]. Như vậy, dưới góc độ pháp lý
với các thông tin của công ty đại chúng công khai liên quan đến doanh nghiệp là cơ sở
để các cơ quan nhà nước có thẩm quyền xem xét hoạt động hợp pháp của công ty đại
chúng trên TTCK. Đảm bảo các công ty đại chúng khi thực hiện đầy đủ nghĩa vụ của
12
mình có thể được thực hiện các quyền tương ứng theo quy định của pháp luật hiện
hành.
Tình hình nghiên cứu lý luận về vai trò của CBTT của công ty đại chúng trên
TTCK
Tuân thủ pháp luật về CBTT trên TTCK là yêu cầu bắt buộc đối với các chủ thể
tham gia TTCK nói chung, với đặc trưng là một thị trường giao dịch có tổ chức, yêu
cầu sự tuân thủ pháp luật của các chủ thể tham gia thị trường, đặc biệt là các công ty đại
chúng. Vì thế, hoạt động CBTT của các chủ thể tham gia TTCK nói chung và của
công ty đại chúng nói riêng, cần thiết phải có sự điều chỉnh đầy đủ của pháp luật là
khách quan.
Trong bài báo của tác giả Phạm Thị Giang Thu: “Pháp luật CBTT của công ty
niêm yết trên TTCK Việt Nam thực tiễn pháp lý và phương hướng hoàn thiện” [88, tr.
44] có đề cập: “Bằng các quy định của pháp luật Nhà nước thể hiện sự can thiệp cần
thiết để bảo vệ các nhà đầu tư, đặc biệt là các nhà đầu tư nhỏ lẻ, cá thể, khả năng phân
tích thông tin và tìm hiểu thị trường còn hạn chế. Sự điều chỉnh của pháp luật đối với
hoạt động CBTT của chủ thể niêm yết được quy định ngay ở những khâu đầu tiên như
việc đặt ra những điều kiện chào bán chứng khoán ra công chúng với chế độ CBTT rất
chặt chẽ, nhằm bảo đảm chứng khoán giao dịch tại thị trường phải là hàng hoá có
chất lượng, tạo niềm tin cho công chúng đầu tư” [88, tr. 46]. Quan điểm của tác giả
đưa ra là hoạt động CBTT của công ty đại chúng trên TTCK nhằm bảo vệ quyền lợi
chính đáng của nhà đầu tư. Theo tác giả Đinh Văn Sơn “Để phát triển TTCK – niềm tin
vào thị trường là yếu tố tạo lửa và duy trì lòng nhiệt tình của các chủ thể tham gia thị
trường, đặc biệt là nhà đầu tư. Do đó, thông tin về chứng khoán và giao dịch chứng
khoán trở thành một yếu tố hết sức nhạy cảm và quan trọng” [67, tr 13]. Quan điểm
chung của các tác giả về sự cần thiết của hoạt động CBTT của công ty đại chúng trên
TTCK liên quan chặt chẽ tới quyền và nghĩa vụ của nhà đầu tư trên TTCK.
13
Không thể phủ nhận vai trò của CBTT của công ty đại chúng trên TTCK là rất
lớn, nó có tác động đến tất cả các chủ thể tham gia thị trường. Nhìn nhận vấn đề liên
quan đến vai trò của CBTT tác giả Đinh Văn Sơn có ghi nhận: “Với vai trò của mình,
thông tin là nhân tố tác động mạnh mẽ đến sự phát triển của TTCK” [67, tr.14]. CBTT
và thông tin của các chủ thể trên TTCK nói chung và CBTT của công ty đại chúng nói
riêng có vai trò và tác động cả về mặt tích cực và tiêu cực đối với TTCK. “Ở phần lớn
các nước nghĩa vụ công khai thông tin được quy định trong luật chứng khoán và có xu
hướng nhích lại luật chứng khoán của Mỹ. Tổ chức quốc tế các Ủy ban chứng khoán
(IOSCO); Ủy ban quốc tế về tiêu chuẩn hóa hạch toán (LASS) cũng ban hành các biểu
mẫu và danh mục thông tin đối với các công ty”. [56, tr. 290] Dưới góc độ nhìn nhận
gián tiếp về vai trò CBTT của công ty trên TTCK tác giả Lê Hoàng Nga cho thấy hoạt
động CBTT được các nước phát triển và các tổ chức quốc tế liên quan đến chứng
khoán đánh giá rất cao. Vai trò của CBTT của công ty đại chúng trên TTCK được các
nghiên cứu tiếp cận dưới góc độ đánh giá cao tầm quan trọng đối với các thông tin của
công ty đại chúng giúp các chủ thể có liên quan trên thị trường dễ dàng đánh giá giá trị
của công ty và đầu tư vào TTCK theo đánh giá cũng như trách nhiệm của họ. Do đó,
hoạt động CBTT của công ty đại chúng trên TTCK chính là công khai thông tin của
công ty đại chúng nhằm bảo vệ nhà đầu tư, những người ít tham gia vào quản lý doanh
nghiệp và có sự tiếp cận rất hạn chế tới các thông tin về công ty. Bởi vậy, vai trò của
hoạt động CBTT của công ty đại chúng trên TTCK là trách nhiệm của công ty đối với
các cổ đông công ty cũng như các nhà đầu tư trên TTCK. Đồng thời đó cũng chính là
cách công ty đại chúng tự bảo vệ các quyền và lợi ích hợp pháp của mình trên TTCK.
Tình hình nghiên cứu lý luận về nguyên tắc CBTT của công ty đại chúng trên
TTCK
Theo đó, các thông tin của công ty đại chúng phải được công bố theo các
nguyên tắc: Thông tin phải đầy đủ và chính xác, thông tin phải được công bố kịp thời
14
và liên tục, thông tin công bố cần được lập và công bố phù hợp với chuẩn mực kế toán,
đảm bảo công bằng đối với các đối tượng nhận thông tin công bố, đối tượng CBTT
phải có trách nhiệm với thông tin công bố. Theo tác giả Bạch Đức Hiển có ghi nhận
“Để đảm bảo cho TTCK hoạt động hiệu quả và công bằng thì các tin tức có tác động
đến sự thay đổi giá cả của chứng khoán cần phải công khai cung cấp cho các nhà đầu
tư nhằm tạo cho họ có cơ hội đầu tư như nhau, đồng thời là biện pháp quan trọng để
ngăn chặn các hành vi gian lận trong kinh doanh chứng khoán, lũng loạn thị trường”
[45, tr 19]. Cũng đồng quan điểm với tác giả Bạch Đức Hiển, tác giả Bùi Kim Yến đã
tiếp cận về nguyên tắc CBTT của công ty đại chúng trên TTCK nói riêng và CBTT
trên TTCK nói chung: “TTCK phải được xây dựng trên cơ sở hệ thống CBTT
tốt...Nguyên tắc công khai chính là nhằm đảo bảo lợi ích cho tất cả những người tham
gia thị trường, thể hiện tính công bằng có nghĩa là mọi người tham gia thị trường đều
phải tuân thủ những quy định chung, được bình đẳng trong việc chia sẻ thông tin và
việc gánh chịu các hình thức xử phạt nếu vi phạm vào những quy định đó. Nguyên tắc
này bảo vệ nhà đầu tư, đồng thời cũng hàm nghĩa rằng, một khi nhà đã được cung cấp
thông tin đầy đủ, kịp thời và chính xác thì người đầu tư phải chịu trách nhiệm về các
quyết định đầu tư của mình” [108, tr.8]. Nhằm phát triển một TTCK bền vững thực sự
là một kênh huy động vốn lớn nhất cho nền kinh tế, “thu gom” mọi nguồn vốn tiết
kiệm lớn nhỏ của mỗi gia đình, mỗi người dân hay các nguồn vốn nhàn rỗi tạm
thời...tạo thành nguồn vốn khổng lồ cho nền kinh tế mà các phương thức huy động vốn
khác không có được đòi hỏi nguyên tắc CBTT của công ty đại chúng phải hướng tới
được tính công khai, minh bạch và kịp thời.
Tình hình nghiên cứu lý luận về phân loại thông tin phải công bố của công ty
đại chúng trên TTCK
Hầu hết các nghiên cứu đã đề cập đến các loại thông tin của công ty đại chúng
phải công bố trên TTCK bao gồm các thông tin về tài chính, thông về tình hình hoạt
15
động kinh doanh, kết quả kinh doanh, thông tin về nhân sự. Cụ thể, công bố các thông
tin tài chính của công ty đại chúng bao gồm: CBTT BCTC năm, CBTT BCTC bán
niên, CBTT định kỳ BCTC quý, công bố bất thường các thông tin khác liên quan đến
BCTC. Tiếp đến là CBTT về tình hình hoạt động và kết quả sản xuất, kinh doanh của
công ty đại chúng như: CBTT bất thường khi phát sinh các sự kiện có ảnh hưởng lớn
đến quá trình hoạt động, sản xuất kinh doanh của công ty đại chúng. Một trong các
thông tin của công ty đại chúng cần công bố là các thông tin liên quan đến nhân sự
quản lý, bao gồm: công bố các thông tin liên quan đến hoạt động của HĐQT, công bố
các thông tin liên quan đến hoạt động của Ban Kiểm soát, CBTT về chính sách thù lao
cho các nhân sự quản lý, CBTT về cổ đông lớn và quyền biểu quyết của cổ đông công
ty đại chúng. Ngoài ra, một số thông tin của công ty đại chúng cần công bố như: Thông
tin về giao dịch giữa công ty đại chúng và người liên quan, thông tin về các rủi ro và hệ
thống giám sát, quản lý rủi ro của công ty đại chúng, công bố các thông tin khác của
công ty đại chúng. Trong nghiên cứu của tác giả Tạ Thanh Bình [5, tr.25] đã thể hiện
rất rõ các quan điểm này.
Tình hình nghiên cứu lý luận về khái niệm, đặc điểm, nội dung pháp luật công
ty đại chúng trên trên TTCK
TTCK duy trì, tồn tại và phát triển trên cơ sở niềm tin, do đó các quy định đảm
bảo tính minh bạch thông tin của các bên tham gia được coi là yêu cầu quan trọng bậc
nhất nhằm đảm bảo cho sự phát triển lành mạnh, hấp dẫn của thị trường. Kể từ khi
TTCK được đưa vào vận hành đến nay, các quy định pháp luật về CBTT đã được điều
chỉnh liên tục để phù hợp với thực tiễn phát triển của thị trường. Bởi lẽ pháp luật điều
chỉnh hoạt động CBTT trên TTCK là một bộ phận cấu thành và thiết yếu của pháp luật
về chứng khoán và TTCK, là tổng hợp các quy phạm pháp luật điều chỉnh các quan hệ
phát sinh trong hoạt động CBTT của công ty đại chúng trên TTCK. Pháp luật CBTT
trên TTCK quy định các nguyên tắc, các loại thông tin, nội dung, hình thức, phương
16
tiện CBTT của tất cả các chủ thể tham gia thị trường. Theo đó: “Pháp luật điều chỉnh
hoạt động CBTT của công ty đại chúng trên TTCK là một bộ phận cấu thành và quan
trọng của pháp luật điều chỉnh hoạt động công bố thông trên TTCK. Đó là tổng hợp
những nguyên tắc, định hướng cơ bản về hoạt động CBTT của công ty đại chúng, là
tổng hợp các quy phạm pháp luật điều chỉnh hoạt động công khai thông tin của các
công ty đại chúng, bao gồm các nhóm quy phạm pháp luật về CBTT định kỳ của công
ty đại chúng, nhóm quy phạm pháp luật về CBTT bất thường của công ty đại chúng,
nhóm quy phạm về CBTT theo yêu cầu của công ty đại chúng. Các nhóm quy phạm
pháp luật điều chỉnh hoạt động CBTT của công ty đại chúng như trên tương ứng với
các nghĩa vụ CBTT mà công ty đại chúng phải tuân thủ”. Theo đó, công ty đại chúng
phải công bố các thông tin mang tính chất tài chính hoặc phi tài chính liên quan đến
tình hình hoạt động của công ty như các BCTC, các thông tin về quản trị công ty,
thông tin về rủi ro và chính sách quản lý rủi ro… Việc CBTT của công ty đại chúng có
thể diễn ra định kỳ, bất thường hay theo yêu cầu của UBCKNN (UBCKNN), SGDCK
(SGDCK). Quan điểm này được thể hiện trong công trình nghiên cứu “Minh bạch
thông tin trên TTCK” của tác giả Phạm Thị Hằng Nga [57, tr.25].
Thông tin của công ty đại chúng có vai trò đặc biệt trong sự phát triển của
TTCK, nó là mạch máu giúp thị trường thông suốt, tràn đầy năng lượng và là tiền đề để
phát triển một thị trường minh bạch, công khai và phát triển. Chính vì vậy, trên thế giới
đã có rất nhiều các công trình nghiên cứu liên quan đến các yếu tố tác động đến hoạt
động CBTT của công ty đại chúng trên TTCK. Nghiên cứu đầu tiên có thể kể đến là
của các tác giả Jonas and Blanchet [142, tr.153], trong nghiên cứu của mình tác giả xây
dựng các thuộc tính để tạo nên mười một đặc tính của chất lượng thông tin BCTC theo
Hội đồng chuẩn mực kế toán tài chính Hoa Kỳ (Financial Accounting Standards Board
- FASB). Từ nghiên cứu của các tác giả Jonas and Blanchet, Ferdy van Beest, Geert
Braam [140, tr.103] phát triển nghiên cứu của mình để đo lường chất lượng BCTC của
17
Anh và Mỹ bằng phương pháp “hoạt động hóa” (operationalize) các đặc tính chất
lượng để đánh giá những thông tin tài chính và phi tài chính nhằm xác định tính hữu
ích của chúng. Ngược lại, nghiên cứu của tiến sĩ Frank Heflin và cộng sự [136, tr.53]
chủ yếu đánh giá thông qua hình thức và thời hạn CBTT của công ty đại chúng, trên cơ
sở đó tác giả cho rằng chất lượng của thông tin kế toán phụ thuộc cơ bản vào các thông
tin mà doanh nghiệp sẽ công bố rộng rãi ra công chúng qua hình thức BCTC năm hay
quý, hơn là những phân tích chuyên sâu của chính các nhà quản lý doanh nghiệp.
Tương tự như các tác giả Ferdy van Beest, Geert Braam, tác giả Francis W. K. Sui
[138, tr.17] nhận định rằng:“Hệ thống hạch toán và các nguyên tắc kế toán hiện hành
sẽ tác động rất lớn đến các đặc tính của thông tin kế toán”. Ngoài ra, tác giả còn cho
rằng, vai trò của các doanh nghiệp kiểm toán đối với chất lượng CBTT thể hiện ở hai
khía cạnh:“Thứ nhất, cần xác nhận tính trung thực và hợp lý của thông tin kế toán,
đánh giá sự tuân thủ theo các chuẩn mực và quy định về kế toán hiện hành; Thứ hai,
tác giả đã đưa ra các đánh giá nghề nghiệp về tính đầy đủ của thông tin của các báo
cáo của công ty đại chúng”.
Tình hình nghiên cứu lý luận về các yếu tố tác động đến pháp luật điều chỉnh
hoạt động CBTT của công ty đại chúng trên TTCK
Tác giả Paul M. Healy và cộng sự [134, tr.405] đã nghiên cứu các tác động đến
hoạt động CBTT của doanh nghiệp dựa trên mối quan hệ tương quan giữa việc giám
sát hoạt động CBTT của công ty, giữa sự tác động của các chủ thể trung gian và vấn đề
quản trị của công ty trong hoạt động CBTT của công ty đại chúng và đưa ra kết luận:
“Để nâng cao chất lượng CBTT, không thể trông chờ vào vai trò duy nhất của cơ
quan quản lý mà còn phụ thuộc nhiều đối tượng khác tham gia hoạt động CBTT của
doanh nghiệp như sự giám sát đánh giá chất lượng thông tin của kiểm toán, truyền
thông hay sự chủ động của lãnh đạo doanh nghiệp”.
18
Trong khi đó, các tác giả Zhang Yuemei và Li Yanxi An [135, tr.18] cho rằng
hoạt động CBTT bị ảnh hưởng tác động bởi chính trong hoạt động nội bộ của công ty
trong đó đặc biệt quan tâm đến yếu tố tác động của nhân sự quản lý trong doanh
nghiệp, trong mối quan hệ giữa quản trị doanh nghiệp và chất lượng thông tin công bố
của các công ty đại chúng. Trên cơ sở đó, tác giả đánh giá mối quan hệ chặt chẽ giữa
chất lượng thông tin công bố song song với số lượng các nhà lãnh đạo độc lập trong bộ
máy lãnh đạo của doanh nghiệp và được đặt trong mối quan hệ tương quan, khách
quan và chủ quan với hệ thống quản trị doanh nghiệp cùng với chế độ đãi ngộ của
doanh nghiệp dành cho các nhà lãnh đạo của doanh nghiệp.
Ngoài ra, để đánh giá chất lượng thông tin BCTC, nghiên cứu của tác giả
Lyle.N [143, tr.28] đánh giá chất lượng thông tin BCTC thông qua chuỗi cung ứng
BCTC. Theo tác giả, chuỗi cung ứng BCTC bị chi phối bởi nhiều chủ thể, nhiều công
đoạn, quy trình thông qua quá trình lập, xác nhận, kiểm tra và sử dụng BCTC. Tất cả
chuỗi quá trình đạt được chất lượng cao sẽ tạo ra BCTC có chất lượng cao. Nghiên cứu
của tác giả xem xét 4 yếu tố: “Quản trị công ty, quy trình lập BCTC, Báo cáo kiểm
toán của kiểm toán viên độc lập và tính hữu ích của BCTC”. Nghiên cứu được thực
hiện trong giai đoạn từ tháng 6 đến tháng 7 năm 2007. Đối tượng nghiên cứu là 341
người có liên quan đến chuỗi cung ứng BCTC trên khắp thế giới như: người lập
BCTC, kiểm toán viên độc lập, người sử dụng, các nhà lập pháp, xây dựng chuẩn mực.
Phương pháp chủ yếu của nghiên cứu dựa vào bảng câu hỏi gồm 22 câu (cho 341
người) và phỏng vấn sâu 25 chuyên gia. Kết quả các đặc tính chất lượng BCTC cho
thấy: “(a) Thông tin tài chính tốt hơn nhờ sự cải thiện của chuẩn mực kế toán, quy
định luật pháp và giám sát; (b) BCTC công bố có khả năng so sánh tốt hơn; (c) Thông
tin kế toán về khả năng đáng tin cậy được cải thiện; (d) Gia tăng tầm quan trọng của
các báo cáo diễn giải và (e) tiếp cận thông tin BCTC dễ dàng hơn”.
19
1.1.2. Tình hình nghiên cứu về thực trạng pháp luật về CBTT của công ty đại
chúng trên TTCK
Thực trạng pháp luật CBTT của công ty đại chúng trên TTCK ở Việt Nam
được bàn luận, phân tích trong các công trình nghiên cứu như sau: Trước tiên, phải kể
đến: Đề tài nghiên cứu cấp Bộ của Tiến sĩ Tạ Thanh Bình (2011) Hoàn thiện hệ thống
CBTT của công ty đại chúng [5, tr.15], Luận văn Thạc sĩ luật học (2014) CBTT của
công ty đại chúng trên TTCK theo pháp luật Việt Nam của Phạm Thị Hằng Nga [58,
tr.78]; Bài viết: Chế độ CBTT theo luật chứng khoán năm 2006 của Nguyễn Thị Ánh
Vân trên Tạp chí Luật học số 08/2006 tr.60; Bài viết: Chất lượng CBTT của các công
ty niêm yết trên TTCK Việt Nam thực trạng và giải pháp của Nguyễn Thị Hải Hà trên
Tạp chí Khoa học Tập 30, số 3/2014 [42, tr.37]. Với tác giả Lê Hoàng Nga có đưa ra
quan điểm “Để tránh tình trạng bảo mật quá đáng và bảo vệ nhà đầu tư, pháp luật đã
can thiệp vào việc tiết lộ thông tin. Ở phần lớn các nước nghĩa vụ công khai thông tin
được quy định trong luật chứng khoán và có xu hướng nhích lại luật chứng khoán của
Mỹ. Tổ chức quốc tế các Ủy ban chứng khoán (IOSCO); Ủy ban quốc tế về tiêu chuẩn
hóa hạch toán (LASS) cũng ban hành mẫu biểu và danh mục thông tin đối với các
công ty”[59, tr.289]. Theo tác giả Phạm Thị Giang Thu tiếp cận về tính trung thực và
đồng nhất của hoạt động CBTT của công ty đại chúng trên TTCK nói chung và công
bố BCTC của các công ty đại chúng trên TTCK: “Thực trạng, cho thấy đa số các công
ty đại chúng khi công bố các BCTC trước và sau kiểm toán thường có sự không khớp
với nhau, các thông tin trong các báo cáo còn sơ sài, đơn điệu, mang tính một chiều,
hầu như chỉ phản ánh thông tin tốt của công ty đại chúng, các công ty đại chúng chưa
có thói quen cung cấp và sử dụng thông tin đa chiều. Rất nhiều công ty đại chúng đã
công bố BCTC trước và sau kiểm toán có sự “vênh” nhau về con số” [88, tr.54]. Theo
tác giả Hoàng Thị Quỳnh Chi phân tích “Theo đánh giá của UBCKNN tại “Báo cáo
hoạt động TTCK năm 2007, giải pháp phát triển TTCK năm 2008” thì trong thời gian
20