Tải bản đầy đủ (.pptx) (12 trang)

BÁO CÁO VI SINH VẬT Helicobacter pylori

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.45 MB, 12 trang )

BÁO CÁO VI SINH VẬT
HELICOBACTER PYLORI


Mục tiêu


Mô tả được đặc điêm sinh học.



Trình bày được khả năng gây bệnh.



Trình bày nguyên nhân và phương pháp chuẩn đoán.



Nguyên tắc phòng và điều trị bệnh.


I.Đặc tính sinh học:


1.1 Đặc điểm

Helicobacter pylori là loại xoắn khuẩn, gram âm, 3 – 0,5 μm, 4 – 6 chiên mao, vi hiếu khí, không sinh nha
bào, không vỏ, có khả năng sinh hydrogenase, oxidase, catalase, urease.. Nhiệt độ phát triển thích hợp là
370C, bị tiêu diệt ở pH 3,1 – 3,5. Vi khuẩn có khả năng sống trong dạ dày được do sản sinh urease bị phân
giải tạo thành amoniac bao quanh chúng tránh dịch acid của dạ dày.




1.2 Cấu tạo

1.3 Kháng nguyên:
Ngoài các nguyên lông H, kháng nguyên O, H. pylori còn có các kháng nguyên là
các enzym urease, catalase, hismatase, adhezin.


1.4 Dich tễ học


Hp là một loại xoắn khuẩn Gram âm, có 3-5 chiên mao. Nhờ cấu tạo này mà vi khuẩn có thể chui sâu và sống
được trong lớp nhầy bao phủ trên niêm mạc dạ dày, ngoài ra nó còn có khả năng tiết ra men đặc biệt là Urease
làm thủy phân urea thành CO2 và NH3 tạo nên một vi môi trường có tính kiềm bao bọc xung quanh nó. Khi
gặp môi trường không thuận lợi, vi khuẩn có thể biến đổi thành dạng hình cầu, tạm ngưng hoạt động đến khi
gặp điều kiện thích hợp, nó sẽ hoạt động trở lại.

Kháng thể IgY (viết tắt của Yolk Immunoglobulin – có nghĩa là kháng thể lòng đỏ trứng) là một tuýp kháng thể
chủ yếu trong máu các loài chim, bò sát, cá có mang. Nó cũng được tìm thấy với hàm lượng cao trong lòng đỏ
trứng gà.


II. Khả năng gây bệnh
Vi khuẩn H.pylori gây tổn thương niêm mạc dạ dày sẽ làm giảm tiết somatostatin, amoniac cùng các độc chất tế
bào phân hủy thành phần của chất nhầy dạ dày và tăng tiết acid, tăng chuyển hóa pepsinogen thành pepsin trong
dạ dày là nguyên nhân gây viêm loét dạ dày tá tràng.
Hậu quả trên làm tăng tiết acid HCl và kèm theo là tăng hoạt hóa pepsinogen thành pepsin. Đây là 2 yếu tố tấn
công chính trong cơ chế bệnh sinh của loét dạ dày tá tràng.



H.pylori sản xuất ra nhiều yếu tố có tác dụng hoạt hóa bạch
cầu đa nhân trung tính, bạch cầu đơn nhân, đại thực bào, giải phóng các yếu
tố trung gian hóa học trong viêm (các Interleukin, các gốc oxy tự do),giải
phóng các yếu tố hoạt hoá tiểu cầu – một chất trung gian quan trọng trong
viêm, làm cho biểu mô phù nề hoại tử, long tróc, bị acid- pepsin ăn mòn dẫn
đến trợt rồi loét.

Cơ thể bị nhiễm, sản xuất ra kháng thể chống laị H.pylori các kháng thể này lại gây
phản ứng chéo với các thành phần tương tự trên các tế bào biểu mô dạ dày của cơ
thể, gây tổn thương niêm mạc dạ dày.


Như vậy tổn thương niêm mạc dạ dày do H.pylori gây viêm loét dạ dày qua 3
cơ chế khác nhau: sự thay đổi sinh lý dạ dày, nhiễm độc trực tiếp từ các sản
phẩm của vi khuẩn, các phản ứng viêm với sự giải phóng nhiều sản phẩm
phản ứng độc tố khác nhau.


IV.Phương pháp chẩn đoán
Chẩn đoán trực tiếp: nhuộm và quan sát kính hiển vi, nuôi cấy
phân lập tự mẫu sinh thiết các vết loét dạ dày khi nội soi.

Chẩn đoán gián tiếp:
+Sử dụng bằng phương pháp kiểm tra hơi thở.

+ Xét nghiệm máu tìm kháng thể.


V. Phòng và điều trị bệnh

5.1 Phòng bệnh


Chế độ ăn uống hợp lý



+ Ngoài sử dụng thuốc viêm loét dạ dày – tá tràng thì cần có chế độ ăn uống hợp lý. Người bệnh
cần tránh những thức ăn đồ uống gây hại cho niêm mạc như: các chất da vị như ớt ,hạt tiêu, đồ ăn chua,
chát.. không sử dụng những chất kích thích như thuốc lào, thuốc lá, rượu…



+ Sử dụng nước sạch, ăn chín, rửa tay trước khi ăn, không dùng chung ly chén, không thổi nguội,
nhai đút…




- Chế độ làm việc và yếu tố thần kinh tâm lý
Chế độ làm việc hợp lý, tránh các công việc quá sức căng thẳng thần kinh, stress tâm lý.


5.2 Điều trị
Thuốc giảm tiết acid dạ dày :
+ Thuốc ức chế bơm proton PPI
+ Thuốc đối kháng histamin H2: Cimetidin, Ranitidin , Famotidin và Nizatidin
- Thuốc trung hòa acid dịch vị : antacids : Al(OH)3 , Mg(OH)2 , NaHCO3, CaCO3
- Thuốc bảo vệ niêm mạc dạ dày : sucralfat, misoprostol,omeprazol...



CÁM ƠN THẦY CÔ VÀ CÁC BẠN ĐÃ CHÚ Ý
LẮNG NGHE!!!



×