Tải bản đầy đủ (.pdf) (86 trang)

Giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh của tổng công ty mía đường II đến năm 2010

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (540.16 KB, 86 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP.HCM

Võ Văn Thỉ

LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ

TP. HỐ CHÍ MINH - NĂM 2001


MỤC LỤC
Trang

PHẦN MỞ ĐẦU.

CHƯƠNG I:
THỰC TRẠNG SẢN XUẤT KINH DOANH ĐƯỜNG CỦA THẾ GIỚI.
1.1 Tình hình sản xuất và tiêu thụ đường thế giới ……………………
1
1.2 Tình hình phát triển mía đường Asean …………………………………………
3
1.3 Tình hình phát triển của ngành mía đường Việt Nam ……………
4
1.4 Quá trình hình thành và phát triển của tổng công ty mía đường II..9
CHƯƠNG II:
THỰC TRẠNG CẠNH TRANH CỦA TỔNG CÔNG TY MÍA ĐƯỜNG II
2.1 Các điều kiện ảnh hưởng đến sự phát triển của ngành ..……..
12
2.2 Thực trạng hoạt động sản xuất kinh doanh của tổng công ty ..
14


2.2.1 Tình hình cung ứng nguyên liệu cho nhà máy chế biến…
15
2.2.2 Công nghệ-máy móc thiết bò…………………………………….
17
2.2.3 Cơ cấu tổ chức - bộ máy quản lý…………………………….
17
2.2.4 Vốn đầu tư……………………………………………………………………….
18
2.2.5 Nguồn nhân lực……………………….…………………………………….
19
2.2.6 Năng lực sản xuất sản phẩm………………..………………….
19
2.2.7 Công tác marketing và R&D…………………………………...
20
2.2.8 Hệ thống thông tin………………………….…………………………….
20
2.2.9 Sản phẩm - Thò trường……………………….………………………..
20
2.2.10 Kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh………………
21
2.3 Thực trạng cạnh tranh của tổng công ty mía đường II…..…..
22
2.3.1 Các đối thủ cạnh tranh……………………………………………….
22
2.3.2 Khách hàng………………………………………..……………………………
25
2.3.3 Nhà cung cấp………………………………….……………………………….
25
2.3.4 Đối thủ tiềm ẩn…………………………..………………………………..
26

2.3.5 Sản phẩm thay thế………………………….…………………………….
27
2.4 Đánh giá năng lực cạnh tranh ………………………..………………….
27
2.4.1 Nguyên liệu cung cấp cho nhà máy……………….…………..
27
2.4.2 Thò trường……………………………………………………………………………..
28
2.4.3 Cạnh tranh giữa các doanh nghiệp……………………….…….
28
2.4.4 Công tác marketing……………………………….………………………….
29
2.4.5 Thiết bò công nghệ………………………………….……………………...
30
2.4.6 Tổ chức quản lý………………………………………..………………………
30

2


CHƯƠNG III:
MỘT SỐ GIẢI PHÁP NÂNG CAO NĂNG LỰC CẠNH TRANH CỦA TỔNG
CÔNG TY MÍA ĐƯỜNG II TỪ NAY ĐẾN NĂM 2010.
3.1 Cơ sở của các giải pháp………………………………………
32
3.1.1 Đặc điểm và lợi thế cạnh tranh trong ngành mía đường……
32
3.1.1.1 Đặc điểm sản xuất của ngành………………………….
32
3.1.1.2 Lợi thế cạnh tranh trong ngành mía đường…………….

33
3.1.2 Ma trận SWOT…………………………………………..
34
3.1.3 Xu hướng phát triển của ngành……………………………..
35
3.1.4 Dự báo và đònh hướng tình hình thò trường…………………
36
3.1.4.1 Cơ sở và số liệu của dự báo……………………………
36
3.1.4.2 Đònh hướng tình hình thò trường…………………………
37
3.2 các giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh của tổng công ty mía
đường II từ nay đến năm 2010…………………………………………..
37
3.2.1 Quan điểm, mục tiêu và nhiệm vụ chiến lược……………
37
3.2.1.1 Quan điểm xây dựng giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh 37
3.2.1.2 Mục tiêu, nhiệm vụ chiến lược…………………………
37
3.2.2 Nhóm giải pháp về thò trường ……………………………..….
38
3.2.1 Lựa chọn thò trường mục tiêu…………………………..
38
3.2.2 Xây dựng hệ thống thông tin thò trường………………..
40
3.2.3 Hiệu quả của nhóm giải pháp………………………….
41
3.2.3 Nhóm giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh theo hướng nhấn mạnh
chi phí……………………………………………………………………………………………………..….
41

3.2.3.1 Xây dựng vùng nguyên liệu ổn đònh, cân đối với năng lực chế biến
của nhà máy, có năng suất và chất lượng cao ……………………….
41
a. Tái quy hoạch và xây dựng vùng cung cấp mía ổn đònh……..
42
b. Chuyển giao tiến bộ khoa học kỹ thuật trong nông nghiệp, nâng cao
năng suất, chất lượng cây trồng ……………………………………………
42
c. Phát triển diện tích mía tự canh tác và quản lý ……………….
43
3.2.3.2 Nâng cao chất lượng - hạ giá thành sản phẩm …………
43
3.2.3.3 Hiệu quả của nhóm giải pháp ………………………….
46
3.2.4 Thực hiện chương trình cổ phần hoá doanh nghiệp, đa dạng hoá sở
hữu, hướng đến hình thành tập đoàn kinh tế …………………………………………………
47
3.2.5 Nhóm giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh theo hướng giảm áp lực
cạnh tranh …………………………………………………………………
50
3.2.5.1 Thành lập hiệp hội những người cung cấp mía cho nhà máy 50
3.2.5.2 Liên kết giữa các công ty đường, thành lập hiệp hội mía đường.50
3.2.4.3 Hiệu quả nhóm giải pháp ……………………………….
51
KIẾN NGHỊ ………………………………………………………………
52
KẾT LUẬN ………………………………………………………………
53
3



PHẦN MỞ ĐẦU
1.Nêu vấn đề cần nghiên cứu.
Mía đường, đối với các nước đang phát triển, là một ngành kinh tế không chỉ
có ý nghóa trong việc cung cấp sản phẩm đáp ứng cho nhu cầu thiết yếu của xã hội,
mà còn là một ngành mang nhiều ý nghóa kinh tế xã hội, giải quyết công ăn việc
làm, góp phần thực hiện chương trình xoá đói giảm nghèo, chuyển dòch cơ cấu kinh
tế, thực hiện công nghiệp hoá, hiện đại hoá nông nghiệp và nông thôn.
Công nghiệp mía đường rất phù hợp với các nước đang phát triển như nước ta,
có điều kiện thuận lợi về khí hậu, đất đai, lao động … và đã được Đảng và chính phủ
quan tâm, xây dựng chương trình phát triển.
Những năm vừa qua, ngành mía đường Việt Nam nói chung và tổng công ty
mía đường II nói riêng đã có nhiều cố gắng từng bước vươn lên, tự khẳng đònh mình
để tồn tại, phát triển và đã thu được nhiều kết quả có ý nghóa quan trọng trên nhiều
mặt. Thời kỳ 1990 - 2000, tốc độ tăng trưởng bình quân của tổng công ty đạt 5%
mức lợi tức bình quân đạt 4,5%.
Thực hiện đường lối đổi mới kinh tế, tiến hành chuyển đổi cơ chế quản lý từ
kế hoạch tập trung sang vận hành theo cơ chế thò trường có sự quản lý của nhà nước
và chính sách mở cữa, hội nhập khu vực và thế giới đã bước đầu mang lại sự khởi
sắc cho nền kinh tế Việt Nam. Các doanh nghiệp ngày càng năng động, sáng tạo và
linh hoạt trong sản xuất kinh doanh, bên cạnh đó, đầu tư nước ngoài tăng nhanh cũng
góp phần tạo ra môi trường kinh doanh mới, năng động hơn, hiệu quả hơn, đồng thời
tính cạnh tranh trong sản xuất kinh doanh ngày càng phát triển và thể hiện rõ nét
quy luật của nó.
Quá trình toàn cầu hoá kinh tế được sự hỗ trợ của cuộc cách mạng kỹ thuật
công nghệ đang diễn ra nhanh chóng và một khi Việt Nam thực hiện chương trình
hội nhập khu vực và thế giới, hoàn thành lộ trình cắt giảm thuế quan … thì bên cạnh
những thuận lợi, cơ hội có thể tận dụng để phát triển hơn nữa, các doanh nghiệp
Việt Nam nói chung và ngành mía đường nói riêng đứng trước những nguy cơ, thách
thức lớn, có ý nghóa sống còn. Đó là nguy cơ của tình trạng cạnh tranh nguyên liệu

giữa các công ty, nguy cơ cạnh tranh vùng nguyên liệu giữa cây mía và các cây
trồng khác, nguy cơ cạnh tranh về thò trường tiêu thụ, sự xâm nhập của sản phẩm
nước ngoài, nguy cơ tụt hậu về công nghệ, lạc hậu về tổ chức quản lý …
Đảng và chính phủ đã đề cập nhiều đến nguy cơ tụt hậu của nền kinh tế, coi
đó như là mối đe doạ lớn của thời đại, mà nguyên nhân trực tiếp là khả năng cạnh
tranh của nền kinh tế, của các ngành, các hàng hoá và dòch vụ. Do vậy, việc nâng
cao khả năng cạnh tranh là nhiệm vụ bao trùm, trung tâm của mọi chiến lược, chính
sách phát triển kinh tế nước nhà.
Xuất phát từ thực tiễn trên đây, chúng tôi mạnh dạn chọn đề tài:
4


"Một số giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh của Tổng công ty mía đường
II từ nay đến năm 2010"
Với mong muốn đóng góp một phần vào sự phát triển hợp lý, nâng cao năng
lực cạnh tranh để tồn tại và phát triển, để chủ động hội nhập và hội nhập thành công
với kinh tế khu vực và thế giới.

2.Mục đích của đề tài.

Trên cơ sở vấn đề nghiên cứu, luận văn tập trung giải quyết một số vấn đề cơ
bản sau đây:
+Hệ thống hoá cơ sở lý luận cơ bản về cạnh tranh trong nền kinh tế thò
trường.
+Vận dụng lý luận vào việc phân tích, đánh giá năng lực cạnh tranh của tổng
công ty mía đường II.
+Đề xuất một số giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh của tổng công ty mía
đường II từ nay đến năm 2010.
+Đưa ra một số kiến nghò nhằm thực thi các giải pháp.


3.Giới hạn phạm vi của đề tài.

Năng lực cạnh tranh của ngành kinh tế là vấn đề có phạm vi rất rộng, liên
quan đến nhiều khía cạnh cần giải quyết. Do điều kiện thời gian và khả năng có hạn
của người viết, không kỳ vọng giải quyết thấu đáo mọi vấn đề có liên quan đến đề
tài, xin giới hạn phạm vi nghiên cứu của mình như sau:
+Đánh giá có tính chất tổng quát về tổng công ty mía đường II, không đi sâu
vào phân tích các SBU.
+Chủ yếu tập trung đi vào các giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh của
tổng công ty trong giai đoạn 2001 - 2010.

4.Cơ sở khoa học và phương pháp luận.

Trên cơ sở phương pháp luận duy vật biện chứng và duy vật lòch sử, dựa vào
lý thuyết của các học thuyết kinh tế hiện đại, lý luận chiến lược và chính sách kinh
doanh, lý thuyết cạnh tranh và các môn học có liên quan khác.
Căn cứ vào chủ trương, đường lối phát triển kinh tế của Đảng và nhà nước nói
chung và chủ trương, chính sách của nhà nước đối với ngành mía đường nói riêng.
Vận dụng một cách hỗn hợp các phương pháp nghiên cứu, phương pháp mô
tả, phương pháp tương quan, phương pháp so sánh nguyên nhân, dự báo …

5.Những đóng góp của đề tài

Cùng với xu thế quốc tế hoá nền kinh tế thế giới, việc nâng cao năng lực cạnh
tranh của các ngành càng được đặt ra cấp thiết, nhất là đối với các nước đang phát
triển như nước ta hiện nay, đã đến lúc các ngành phải tự xây dựng cho mình một lộ
trình khoa học cho việc nâng cao khả năng cạnh tranh, xác đònh cho được các công
việc trọng tâm cho từng thời kỳ trước mắt và lâu dài.
Với đề tài của mình, chúng tôi hy vọng rằng, thông qua các nội dung:


5


+Hệ thống hoá các lý luận khoa học cơ bản về cạnh tranh và tầm quan trọng
của việc nâng cao năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp trong nền kinh tế thò
trường.
+Sơ lược tình hình phát triển mía đường của khu vực, đánh giá tiềm năng phát
triển mía đường của Việt Nam. Khẳng đònh lợi thế so sánh của ngành và vai trò của
ngành trong việc đáp ứng nhu cầu của xã hội.
+Phân tích thực trạng cạnh tranh của ngành, rút ra những tồn tại về năng lực
cạnh tranh của ngành.
+Từ cơ sở lý luận và phân tích thực tiển, trên cơ sở đònh hướng và những dự
báo về thò trường trong thời gian sắp tới, đề xuất một số giải pháp và kiến nghò nhằm
tăng cường năng lực cạnh tranh của tổng công ty mía đường II.
Đóng góp vào quá trình tồn tại và phát triển của tổng công ty trong quá trình
hội nhập kinh tế của đất nước, nâng cao năng lực cạnh tranh để chủ động hội nhập
và hội nhập thành công.

6.Kết cấu của luận văn.
Chương I: Khái quát thực trạng sản xuất kinh doanh mía đường thế giới.
Chương II: Đánh giá, phân tích thực trạng cạnh tranh của tổng công ty.
Chương III: Đề xuất một số giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh của tổng
công ty từ nay đến năm 2010.

6


CHƯƠNG I

THỰC TRẠNG SẢN XUẤT KINH DOANH

ĐƯỜNG CỦA THẾ GIỚI
1.1 TÌNH HÌNH SẢN XUẤT, TIÊU THỤ ĐƯỜNG THẾ GIỚI
Đường là mặt hàng được sản xuất rộng rãi tại nhiều nước trên thế giới từ hai
nguồn nguyên liệu chính là củ cải đường tại các vùng ôn đới và cây mía tại các vùng
nhiệt đới và bán nhiệt đới. Hiện nay, hàng năm toàn thế giới sản xuất khoảng 130 –
135 triệu tấn, trong đó đường sản xuất từ củ cải chiếm khoảng 30% và từ cây mía
chiếm khoảng 70%. Các nước có ảnh hưởng lớn đến sản lượng sản xuất của toàn cầu
trước hết phải kể đến là Braxin và n Độ với mức sản xuất 18,8 và 18,3 triệu tấn
mỗi năm, chiếm khoảng 27,5% sản lượng toàn cầu. Kế đến là các nước có mức sản
xuất từ 5 đến 10 triệu tấn/năm như Mỹ, trung Quốc, Thái Lan, Australia, mehico và
Cu ba.
Về sản xuất: Vụ sản xuất 1999/2000, sản lượng đường sản xuất của toàn thế
giới đạt 132.734 triệu tấn, vượt nhu cầu tiêu thụ (129.559 triệu tấn) là 3.175 triệu
tấn. Tuy nhiên, khác với 5 vụ liên tiếp gần đây, sản lượng đường toàn cầu luôn cao
hơn mức tiêu thụ, làm cho dự trữ tăng và giá giảm mạnh (phụ lục 5: sản xuất và tiêu
thụ đường thế giới), thì vụ sản xuất 2000/2001 sản lượng sản xuất giảm 2.8% xuống
còn 129.076 triệu tấn trong khi nhu cầu lại tăng 2.3% lên 132.558 triệu tấn, do thời
tiết xấu tại EU, n Độ và một số vùng khác đã làm cho sản lượng đường toàn cầu
thiếu hụt ở mức 3.512 triệu tấn và do đó giá đường đã tăng lên và có xu hướng tiếp
tục tăng trong thời gian tới mặc dù có lượng dự trữ lớn tại n Độ.
Sản lượng đường toàn cầu được dự báo sẽ đạt 137.7 triệu tấn vào năm 2005
(Phụ lục 9: Thực trạng và dự báo sản xuất đường thế giới) tăng 1.9%/năm, cao hơn
chút ít so với 1.6%/năm của thập kỹ trước. Tình hình sản xuất đường toàn cầu sẽ có
một số thay đổi ở các khu vực, các nước sản xuất chủ yếu. Các nước đang phát triển
dự báo sẽ chiếm hầu hết sản lượng gia tăng trong giai đoạn tới, làm cho tỷ trọng của
các nước này trong tổng sản lượng toàn cầu tăng từ 63% trong giai đoạn 1993-1995
lên 70% trong năm 2005. Sản lượng gia tăng còn lại chủ yếu thuộc về các nước Viễn
Đông, chủ yếu nhờ nhu cầu nội đòa tăng.
Ngược lại, các nước phát triển hầu như không tăng, ngoại trừ hai nước có mức
chi phí sản xuất thấp là Australia và Nam Phi có mức tăng trưởng tương ứng

2.5%/năm và 5.3%/năm. Sản lượng của Bắc Mỹ ít thay đổi trong khi sản lượng của
Tây u dự báo sẽ giảm 0.6%/năm. Sản lượng của các nước thuộc Liên Xô củ dự báo
sẽ giảm 2.5%/năm.
Về tiêu thụ: Tình hình tiêu thụ đường của thế giới đã không ngừng tăng lên từ
110,37 triệu tấn vụ 90/91 đã tăng lên 130,53 triệu tấn trong vụ 99/00, cùng với nhu
cầu tiêu dùng tăng liên tục và sự sụt giảm của sản xuất, vụ 2000/2001 tổng mức cầu
7


của toàn thế giới đã vượt mức sản xuất 3,512 triệu tấn. Trong tổng mức cầu, những
nước có mức tiêu thụ lớn trên thế giới bao gồm n Độ, Braxin, Mỹ, Trung Quốc,
Nga và Mêhico với mức tiêu dùng từ 4,5 đến 16,5 triệu tấn/vụ.
Nhu cầu tiêu thụ đường toàn cầu dự báo sẽ tăng lên 137 triệu tấn vào năm
2005, phần lớn phần gia tăng thuộc về các nước đang phát triển, đưa tỷ trọng của các
nước này trong tổng lượng tiêu thụ tăng lên 65.1% vào năm 2005 (Phụ lục 10: Thực
trạng và dự báo mức tiêu thụ đường thế giới). Tiêu thụ của các nước Châu Phi và
Viễn Đông tăng bình quân 3%/năm, trong khi tốc độ tăng tiêu thụ của các nước phát
triển dự báo chỉ đạt khoảng 1/3 mức tăng của các nước đang phát triển, chủ yếu là ở
khu vực Bắc Mỹ (1.2%/năm).
Mậu dòch và giá cả: Khoảng cách về cung cầu trên thò trường mỗi nước cùng
với những thay đổi trong chính sách buôn bán đã dẫn đến sự hình thành cơ cấu mới
trên thò trường đường quốc tế (Phụ lục 11: Thực trạng và dự báo xuất khẩu đường).
Trong số các nước đang phát triển, nước có xuất khẩu ròng tăng cao nhất là Braxin,
dự báo lên tới 11 triệu tấn vào năm 2005 và Cuba với mức tăng từ 1.9 triệu tấn lên 5
triệu tấn. Thailand và Australia dự báo cũng có mức tăng trưởng mạnh, khoảng 1.4
triệu tấn. Nam Phi là nước có tốc độ tăng trưởng xuất khẩu cao nhất 17%/năm.
Ngược lại, xuất khẩu của EC, khu vực có mức xuất khẩu ròng cao nhất giai đoạn
1993-1995, giảm từ 4.5 triệu tấn năm 1991 xuống 2.1 triệu tấn vào năm 2005.
Nhập khẩu ròng của các nước Châu Phi sẽ tăng khoảng 7.3%/năm, các nước
Viễn Đông khoảng 5.5%/năm và vùng Cận Đông là 3.1%/năm. Trong số các nước

phát triển, Bắc Mỹ là nhóm có mức tăng trưởng nhập khẩu cao nhất 4%/năm (riêng
Mỹ đạt 5.1%/năm) và các nước thuộc Liên Xô củ đạt khoảng 4.1%/năm.
Về giá cả trên thò trường tự do toàn cầu dự báo sẽ ít thay đổi so với giai đoạn
1993-1995. Xu hướng tăng tỷ lệ của các nước đang phát triển trong tổng mức tiêu
thụ cùng với sự nhạy cảm của nhu cầu đối với các biến động giá cả có thể làm giảm
mức biến động giá.
Chính sách đối với ngành đường: Đường là một trong những hàng hoá chòu
điều tiết nhiều nhất trên thế giới, chính phủ các nước không ngừng can thiệp và
kiểm soát hoạt động sản xuất mía đường và đóng vai trò then chốt trong việc đề ra
những quyết đònh chủ yếu đối với công nghiệp mía đường.
Ở hầu hết các nước, chính phủ kiểm soát giá đường tiêu thụ trong nước dưới
hình thức trực tiếp hay gián tiếp thông qua việc ấn đònh giá bán, giá mua cho người
trồng và chế biến.
Ở các nước nhập khẩu, chính sách trợ giá và đánh thuế nhập khẩu được sử
dụng rộng rải để bảo vệ nền sản xuất đường trong nước và các nước này thường
đánh thuế cao hoặc quy đònh hạn ngạch nhập khẩu để giá đường nhập tương đương
với giá đường sản xuất trong nước, các nước thường áp dụng biện pháp này như EU,
Mỹ, Trung Quốc, Nhật bản …
Ở các nước xuất khẩu, nhằm khuyến khích xuất khẩu, các nước thường sử
dụng hai loại giá, giá tiêu thụ trong nước cao hơn giá thành sản xuất và giá xuất
8


khẩu rất nhiều (Do đònh phí đã tính hết vào giá đường trong nước để bù cho mức lỗ
do giá xuất khẩu thấp hơn giá thành sản xuất) và giá xuất khẩu thấp hơn giá thành
sản xuất nhằm đảm bảo giá có thể cạnh tranh được trên thò trường thế giới, điển hình
cho biện pháp này là Thái Lan, năm 1999 giá đường trong nước là 314,8USD/tấn
trong khi giá xuất khẩu là 210USD/tấn, tại EU giá bán buôn đường trắng trong nước
là 800USD/tấn nhưng giá xuất khẩu chỉ khoảng 300-360USD/tấn.
1.2 TÌNH HÌNH PHÁT TRIỂN MÍA ĐƯỜNG ASEAN.

Việc nghiên cứu tình hình sản xuất mía đường của Asean có ý nghóa quan
trọng trong phát triển ngành mía đường Việt Nam nói chung và Tổng công ty nói
riêng. Việt Nam là một thành viên của khối Asean và đặc biệt là thời hạn hoàn tất
chương trình thuế quan ưu đãi có hiệu lực chung (Commom effective preferential
tariff - CEPT) được các nước trong khu vực thống nhất thực thi nhằm tiến đến giảm
thấp hoặc xoá bỏ hàng rào thuế quan giữa các nước trong khu vực đang đến gần.
Theo đó, đường thô và đường tinh từ mía thuộc danh mục " Các mặt hàng nông sản
chưa chế biến nhạy cảm", đến năm 2010 thuế suất thuế nhập khẩu phải đạt mức từ
0-5% và loại bỏ hoàn toàn các hàng rào phi thuế, mức thuế suất thuế nhập khẩu
hiện nay là 25% và 35% cho đường thô và đường tinh.
Trong số các nước Asean chỉ có 5 nước có sản xuất mía đường đó là Thailand,
Philippines, Indonesia, Vietnam và malaysia với khối lượng sản xuất hàng năm vào
khoảng hơn 10 triệu tấn và mức tiêu dùng hàng năm khoảng 15 triệu tấn.
Thailand là nước có sản lượng sản xuất lớn nhất trong khu vực, năm 1999 sản
lượng đường của Thailand đạt 5.8 triệu tấn, năm 2000, do điều kiện thời tiết và sâu
bệnh, sản lượng của Thailand có giảm chút ít và đạt 5.2 triệu tấn. Hàng năm
Thailand xuất khẩu hơn 70% sản lượng sản xuất và có vai trò quan trọng trong tổng
sản lượng của khối. Dự báo sản xuất đường của Thái lan sẽ tiếp tục được gia tăng
trong giai đoạn tới và sẽ đạt mức 6,133 triệu tấn vào năm 2005, trong khi mức tiêu
thụ đường của Thái Lan dự báo chỉ đạt 1,812 triệu tấn và sản lượng xuất khẩu của
Thái Lan sẽ đạt 4,253 triệu tấn vào năm 2005.
Thái Lan là nước có sản lượng sản xuất lớn nhất trong khu vực đồng thời là
nước có các nhà máy với quy mô công suất lớn nhất khu vực và thế giới, trung bình
quy mô công suất của một nhà máy ở Thái Lan đạt từ 15.000 đến 40.000 tấn
mía/ngày, nhờ vậy các công ty có điều kiện khai thác tốt lợi thế nhờ quy mô. Bên
cạnh đó, thiết bò máy móc của các nhà máy tương đối hiện đại, hiệu suất đạt được
tương đối cao, bình quân hiệu suất tổng thu hồi của các nhà máy là 10,1 tấn mía/tấn
đường. Theo báo cáo của Bộ nông nghiệp và phát triển nông thôn, chi phí sản xuất
đường của Thái Lan vào khoảng 306USD/tấn, nằm ở mức trung bình của thế giới
nhưng lại thấp hơn rất nhiều so với các nước trong khu vực và chỉ bằng 71,2% mức

chi phí sản xuất bình quân của Việt Nam.
Indonesia mặc dù có năng lực sản xuất gần 2 triệu tấn/năm (năm 1999: 1.6
triệu tấn, năm 2000: 1.7 triệu tấn) nhưng nhu cầu tiêu dùng trong nước cao (năm
1999: 3.2 triệu tấn, năm 2000: 3 triệu tấn) nên vẫn phải nhập khẩu và là nước nhập
9


khẩu lớn nhất trong khu vực (năm 1999 nhập 1.4 triệu tấn, năm 2000 nhập 1.6 triệu
tấn). Mức sản xuất của Indonesia dự kiến sẽ tăng từ 1,7 triệu tấn năm 2000 lên
2,775 triệu tấn vào năm 2005, trong khi mức tiêu dùng dự kiến sẽ tăng từ 3 triệu tấn
năm 2000 lên 3,105 triệu tấn vào năm 2005 và dự báo Indonesia vẫn phải tiếp tục
nhập khẩu đường vào khoảng 392.000 tấn vào năm 2005.
Philippines và Vietnam là hai nước có năng lực sản xuất tương đối lớn trong
khu vực, những năm gần đây mức sản xuất đã đáp ứng được nhu cầu tiêu thụ trong
nước và đang từng bước hướng đến việc xuất khẩu sản phẩm đường.
Nhìn chung, có thể khái quát những đặc trưng nổi bật của xu hướng phát triển
ngành mía đường của Asean trong thời gian sắp tới là:
- Xu hướng quốc tế hoá kinh tế khu vực tiếp tục diễn ra nhanh chóng và mạnh
mẽ, trong đó ngành mía đường Việt Nam có nhiều khả năng hội nhập có hiệu quả
nếu có giải pháp đúng đắn nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh của mình.
- Mức tiêu thụ đường của các nước trong khu vực tiếp tục gia tăng cùng với xu
hướng tăng trưởng kinh tế.
- Thái Lan vẫn là nước tiếp tực dẫn đầu về sản lượng sản xuất và về chi phí,
do đó sẽ là nước tiếp tục dẫn đầu về xuất khẩu.
1.3 TÌNH HÌNH PHÁT TRIỂN CỦA NGÀNH MÍA ĐƯỜNG VIỆT NAM.
Ở Việt Nam, nghề trồng mía và chế biến đường đã có từ lâu đời, cây mía là
loại cây trồng thích hợp với điều kiện sinh thái và thổ nhưỡng của nước ta và là cây
nông sản có giá trò kinh tế cao so với nhiều loại cây trồng khác. Ngành công nghiệp
chế biến đường là một ngành kinh tế kỹ thuật lại vừa mang tính xã hội hoá cao, sử
dụng nhiều lao động, thiết bò công nghệ chậm lạc hậu so với các ngành công nghiệp

khác. Công nghiệp chế biến mía đường là một trong trong những ngành góp phần
thúc đẩy nhanh quá trình thực hiện công nghiệp hoá, hiện đại hoá nông nghiệp và
nông thôn, chuyển dòch cơ cấu kinh tế nông thôn. Tiềm năng phát triển công nghiệp
mía đường của nước ta còn khá lớn, diện tích trồng mía của cả nước có khả năng đạt
đến 450.000 ha và sản xuất khoảng 4 triệu tấn đường mỗi năm.
Trước khi có chương trình mía đường của chính phủ, diện tích và sản lượng
mía ở nước ta tăng chậm, năm 1994 cả nước có 150.000ha mía, năng suất bình quân
42 tấn/ha, sản lượng mía thu hoạch 6.3 triệu tấn và 12 nhà máy đường hoạt động với
tổng công suất chế biến 10.300 tấn mía/ngày, ép được 1.3 triệu tấn mía và sản xuất
được 110.000 tấn đường. Các cơ sở sản xuất thủ công sản xuất được 210.000 tấn
đường, tổng sản lượng của cả nước đạt 320.000 tấn. Mức tiêu thụ bình quân đầu
người là 6.7kg/năm và hàng năm phải nhập khoảng 100.000 tấn đường.
Khi có chương trình mía đường, sản xuất mía đường ở nước ta tăng rất nhanh,
tổng kết vụ mùa 1999-2000 cả nước có 350.000ha mía tăng 134% so với năm 1994,
năng suất bình quân đạt 50.8 tấn/ha và sản lượng mía đạt được 17.8 triệu tấn. Sản
lượng đường chế biến đạt 1.01 triệu tấn, trong đó đường do 44 nhà máy chế biến (có
công suất 78.200 tấn mía/ngày) và 02 nhà máy đường luyện (có công suất 480 tấn
10


đường/ngày) đã sản xuất được 764.000 tấn đường và các cơ sở chế biến thủ công sản
xuất được 250.000 tấn đường.
Tình hình tiêu thụ đường ở nước ta cũng tăng nhanh (bình quân mức tiêu thụ
đầu người tăng gần 20% so với năm 1994), tốc độ tăng bình quân hàng năm là
18.36%. Tuy nhiên, vẫn thấp hơn tốc độ tăng bình quân của sản xuất là 7.58%/năm.
Nhập khẩu đã giảm dần và từng bước đã đònh hướng tới xuất khẩu. Kết quả sản xuất
và tiêu thụ đường qua các năm như sau:
Biểu 2: Kết quả SX và tiêu thụ đường qua các năm.
1995 1996 1997 1998 1999
1

2
3

Sản xuất (1.000T)
Đường trắng CN
Đường tinh luyện
Đường thủ công
Tiêu thụ (1.000T)
Nhập khẩu (1.000T)

320
110
210
446
176

382
72
110
200
452
20

473
93
120
260
545
72


552
189
133
230
647
125

756
338
218
200
676
12.5

2000
1.014
474
290
250
1.036
-

Tốc độ
PTBQ
25.94%
33.39%
27.42%
3.5%
18.36%


Nguồn: Báo cáo tổng kết 5 năm thực hiện chương trình mía đường - Bộ NN&PTNT.
Mặc dù nhập khẩu đường chính thức đã giảm nhưng do công tác quản lý ở các
cữa khẩu chưa tốt, bên cạnh đó giá đường trong nước tăng cao đã dẫn đến một lượng
đường nhập lậu lớn từ Thailand, trung Quốc vào nước ta không kiểm soát được vào
cuối năm 1999. Đường nhập lậu kết hợp với đường sản xuất trong nước cao nên tình
trạng khủng hoẵng đường đã xẩy ra ở nước ta vào cuối vụ 1998/1999, cả nước tồn
kho hơn 200.000 tấn đường, giá đường sụt giảm nghiêm trọng, khoảng 700.000đ/tấn.
Tình trạng này đã ảnh hưởng đến tình hình sản xuất của các vụ 1999/2000 và
2000/2001. Do giá thấp, nông dân sản xuất không có lãi đã chuyển hướng trồng một
số cây trồng khác, đối với diện tích mía lưu gốc thì không được đầu tư chăm sóc
đúng mức từ đó đã làm giảm sản lượng mía, tình trạng thiếu nguyên liệu của các
nhà máy đã xẩy ra.
Trước tình hình trên, chính phủ đã dùng nhiều biện pháp như tăng lượng dự
trữ trong kho, ngăn chặn tình trạng nhập lậu, bên cạnh đó tạm thời ngưng không cho
xây dựng mới nhà máy sản xuất, rà soát lại vùng nguyên liệu mía của cả nước …
Đối với nông dân, nhà nước đã dùng nhiều chính sách để hỗ trợ, khuyến khích
phát triển lại vùng nguyên liệu, đặc biệt là chủ trương giảm thu thuế sử dụng đất
nông nghiệp cho tất cả các hộ nghèo và cho tất cả nông dân ở vùng sâu, vùng xa,
vùng đồng bào dân tộc …
Bên cạnh đó, các nhà máy cũng đã đúc rút được kinh nghiệm về công tác
nguyên liệu trong thời gian vừa qua và đã có nhiều biện pháp để ổn đònh nguyên
liệu, thực hiện ký kết hợp đồng đầu tư thu mua, tăng mức đầu tư cho nông dân …
11


Tình hình sản xuất kinh doanh mía đường gần đây đã sôi động trở lại, giá
đường thế giới đã tăng làm cho giá đường trong nước tăng cao. Một số doanh nghiệp
chế biến đường trong nước (chủ yếu là các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài)
đã tìm được thò trường nước ngoài và đang có kế hoạch xuất khẩu trong năm 2001 và
nhu cầu tiêu dùng đường của người dân tăng đã làm cho giá đường tăng cao. Dự

đoán trong thời gian tới, giá đường trong nước có khả năng sẽ chững lại ở mức cao so
với những năm trước.
∗ Sự phân bố và quy mô sản xuất của các nhà máy như sau:
Trong số 44 nhà máy đường sản xuất hiện nay được phân bố ở khoảng 30
Tỉnh thành, tổng công suất thiết kế là78.260 tấn mía/ngày, bình quân công suất của
một nhà máy là 1.800 tấn mía/ngày. Số nhà máy đường có công suất dưới 2.000 tấn
mía/ngày là 32 nhà máy, số nhà máy có công suất từ 2.000 đến 5.000 tấn mía/ngày
là 08 nhà máy và nhà máy có công suất từ 5.000 đến 8.000 tấn mía/ngày có 4 cái
(Phụ lục 15: Kết quả huy động công suất và danh sách các nhà máy đến năm 2000).
Miền bắc có 15 nhà máy, tổng công suất là 30.700 tấn mía/ngày chiếm 39.3%
công suất sản xuất của cả nước, miền trung có 15 nhà máy với tổng công suất là
17.350 tấn mía/ngày chiếm 24.7% và miền nam có 14 nhà máy với tổng công suất là
28.150 tấn mía/ngày chiếm 36% tổng công suất của cả nước.
Phân theo cấp quản lý: Trung ương có 15 nhà máy, tổng công suất là 28.750
tấn mía/ngày, bình quân công suất một nhà máy là 1.900 tấn mía/ngày, chiếm
36.7%. Đòa phương có 23 nhà máy, tổng công suất là 22.450 tấn mía/ngày, bình quân
công suất một nhà máy là 970 tấn mía/ngày, chiếm 28.8% và liên doanh 100% vốn
nước ngoài có 06 nhà máy, tổng công suất là 27.000 tấn mía/ngày, bình quân công
suất một nhà máy là 4.500 tấn mía/ngày, chiếm 34.5%. Công suất bình quân của các
nhà máy liên doanh và 100% vốn nước ngoài lớn gấp 2,4 lần so với công suất bình
quân của các nhà máy do trung ương quản lý và lớn gấp 4,6 lần so với công suất
bình quấn của các nhà máy do đòa phương quản lý.
Các nhà máy có công nghệ thiết bò hiện đại chiếm 67% tổng công suất, bao
gồm các nhà máy liên doanh và 100% vốn nước ngoài, các nhà máy sử dụng thiết bò
của Anh, Pháp, c. Các nhà máy có thiết bò vào loại trung bình tiên tiến chiếm 33%
tổng công suất, bao gồm các nhà máy có quy mô vừa và nhỏ, sử dụng thiết bò của
Trung Quốc, n Độ.
Bên cạnh 44 nhà máy, theo thống kê cả nước có 6.000 cơ sở chế biến đường
thủ công và bán cơ giới, tập trung ở các tỉnh phía nam và đảm nhận từ 30-40% sản
lượng mía của cả nước, công suất sản xuất bình quân của các cơ sở từ 50-150 tấn

mía/ngày với mức tiêu hao nguyên liệu rất cao từ 18-20 tấn mía/tấn đường (tiêu hao
nguyên liệu của các nhà máy đường công nghiệp khoảng 10-12 tấn mía/tấn đường).
∗ Chi phí sản xuất và giá bán đường ở nước ta:
Từ năm 1998 trở về trước, do cung đường không đáp ứng nhu cầu tiêu thụ
đường trong nước nên giá bán đường luôn cao hơn chi phí sản xuất và do đó, các
công ty đường trong nước đều có lãi. Từ giữa năm 1999 đến nay (cuối năm 2000), do
12


lượng cung cấp dư thừa và một phần giá đường thế giới sụt giảm liên tục nên giá
đường trong nước giảm 2.300-2.500 đ/kg so với cuối năm 1998, hầu hết các công ty
đường đều bò lỗ. Về phía nông dân trồng và bán mía cho nhà máy, giá bán mía từ
270.000-280.000 đ/tấn (10ccs) ở vụ 1998/1999 thì sang vụ 1999/2000 đã giảm xuống
còn 180.000-200.000 đ/tấn, đã không bù đắp được chi phí trồng, chăm sóc và thu
hoạch mía. Đây là những vấn đề đang trăn trở của ngành mía đường, nhất là khi xu
hướng hội nhập kinh tế khu vực và thế giới ngày càng tăng, lộ trình cắt giảm thuế
quan trong tiến trình thực hiện CEPT đang đến gần. Năm 2000 là năm giá đường
xuống thấp nhất trong vòng 5 năm trở lại đây.
Biểu 3: Giá thành SX và giá bán đường ở nước ta từ 1997-2000.
ĐVT: đ/kg
Vụ 97/98
Vụ 98/99
Vụ 99/2000
Giá thành sx đường RS
4.942-5.320
5.000
4.100-4.250
"
RE
5.920-6.050

5.300
4.700
Giá bán buôn đường RS
5.600-6.000
3.500-3.800
3.100-3.500
"
RE
6.400-6.700
4.300-4.600
4.100-4.300
Nguồn: Tài liệu tổng kết mía đường vụ 97/98, 98/99, 99/200. Bộ NN&PTNT.

Hình 6: Sơ đồ giá bán lẽ đường trắng bình quân cả năm trên thò trường VN.
ĐVT: đ/kg
Giá
bán
8000

1995
6887

1996
6502

1997
7067

1998
7209


1999
6984

2000
5437

7000
6000
5000
4000

Giá bán

3000
2000
1000
0
1995

1996

1997

1998

1999

2000


Nguồn:Hội nghò tổng kết mía đường 5 năm. Vụ kế hoạch và quy hoạch.Bộ NN&NT
∗ Chính sách đường của Việt Nam: Mía đường được xem là một trong những
chương trình lớn của cả nước, đã được đưa vào nghò quyết đại hội Đảng toàn quốc
13


lần thứ VIII với mục tiêu đến năm 2000 sản xuất đạt 1 triệu tấn đường, đáp ứng đủ
nhu cầu tiêu dùng trong nước, thay thế nhập khẩu. Nhằm đạt mục tiêu đề ra, nhà
nước Việt Nam đã thực hiện một số chính sách khuyến khích người trồng mía, cơ sở
chế biến và phát triển vùng nguyên liệu cụ thể như sau:
+ Đối với người trồng mía:
- Hàng năm nhà nước công bố khung giá sàn mua mía cây nhằm hướng dẫn
cho nhà máy xác đònh giá ký hợp đồng mua mía với nông dân để đảm bảo quyền lợi
của nông dân khi bán mía.
- Thực hiện trợ giá mía giống mới có năng suất chất lượng cao cho nông dân.
- Về tín dụng: Cho nông dân vay vốn, đối với các hộ nghèo được vay với lãi
suất ưu đãi.
- Miễn giảm thuế nông nghiệp đối với diện tích mía trồng trên đất đồi, núi,
mặn, phèn. Miễn thuế nông nghiệp cho nông dân nghèo gặp khó khăn và cho tất cả
nông dân ở vùng sâu vùng xa, vùng dân tộc.
- Bộ NN & PTNT dành ưu tiên chương trình khuyến nông cho cây mía về
giống, phân bón, thuốc trừ sâu …
+ Đối với cơ sở chế biến:
- Các cơ sở chế biến mía đường được nhà nước giao hoặc cho thuê đất để xây
dựng hoặc mở rộng nhà máy.
- Giảm tiền thuê đất và thuế sử dụng đất nông nghiệp, giảm hoặc miễn thuế
thu nhập doanh nghiệp đối với các cơ sở chế biến đầu tư tại vùng khó khăn hoặc đặc
biệt khó khăn.
- Các cơ sở chế biến được vay tín dụng dài hạn hoặc trung hạn từ quỷ hổ trợ
đầu tư phát triển quốc gia. Đối với các nhà máy đường quốc doanh được Bộ tài chính

cấp thêm vốn lưu động theo quyết đònh 194/1999/NQ-TTG ngày 23/9/1999.
- Để giảm lỗ cho các nhà máy, năm 2000 nhà nước tạm thời giảm 50% thuế
giá trò gia tăng phải nộp đối với đường, các phụ phẩm thu hồi …
+ Đối với vùng nguyên liệu:
- Quy hoạch đất trồng mía.
- Xây dựng và phát triển đường giao thông, hệ thống thủy lợi.
- Cấp kinh phí ngân sách cho công tác nghiên cứu phát triển cây mía.
Qua nghiên cứu tình hình phát triển mía đường Việt Nam, các chính sách phát
triển ngành mía đường của chính phủ đã đem lại một số thành công quan trọng,
ngành mía đường Việt Nam đã đạt được mục tiêu đề ra và đã trở thành một trong
những ngành kinh tế quan trọng của cả nước, phát huy lợi thế, khai thác nội lực, tạo
công ăn việc làm và sản phẩm cho xã hội.
Chính sách mía đường của Việt nam đã có tác dụng khuyến khích người trồng
mía, cơ sở chế biến không ngừng phát triển sản xuất kinh doanh. Tuy nhiên, trong
quá trình điều hành, tổ chức thực hiện đã bộc lộ một số tồn tại nhất đònh.
Do thiếu kinh nghiệm trong cân đối cung cầu, khâu dự báo thiếu chính xác,
trong quản lý thiếu sâu sát thực tế nên đã để ngành mía đường lâm vào cảnh khó
14


khăn, phát triển tự phát. Nhà máy chế biến không gắn với vùng nguyên liệu dẫn đến
nơi có nguyên liệu nhưng thiếu nhà máy chế biến, nơi có nhà máy thì thiếu mía phải
chuyển nhà máy sang nơi khác.
Hệ thống nhà máy đường được xây dựng ở khắp nơi trong cả nước và công
suất chế biến của cả nước đã vượt quá nhu cầu tiêu thụ, từ đó gây ra sự cạnh tranh
gay gắt giữa các nhà máy đường trong nước.
Do năng suất mía và trữ lượng đường trong mía còn đạt thấp và các nhà máy
chế biến có quy mô sản xuất nhỏ nên Việt Nam là nước có chi phí sản xuất đường
cao, điều này cho thấy cần phải có nhiều cải tổ trong ngành đường từ khâu trồng mía
đến việc đầu tư xây dựng nhà máy chế biến có quy mô lớn, công nghệ sản xuất hiện

đại thì mới hạ được giá thành sản xuất đường, mới có đủ năng lực cạnh tranh được
với các nước trong khu vực và thế giới.
1.4 QUÁ TRÌNH HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN CỦA TỔNG CÔNG TY
MÍA ĐƯỜNG II
Tiền thân của tổng công ty mía đường II hiện nay là công ty đường Việt Nam
trước năm 1975. Đó là một công ty quốc doanh thuộc sở hữu của chính quyền củ, do
mua lại toàn bộ cổ phần của một công ty Pháp vào năm 1959. Công ty có trách
nhiệm sản xuất và cung ứng đường cho toàn bộ nhu cầu tiêu dùng của các tỉnh phía
nam lúc đó.
Trước giải phóng, do ảnh hưởng của chiến tranh, toàn bộ hoạt động của công
ty đường tập trung chủ yếu vào khâu nhập đường thô để tinh luyện và nhập đường
trắng để cung cấp cho nhu cầu tiêu dùng của thò trường. Sản lượng nhập hàng năm
hơn 100.000 tấn (Phụ lục 17: Tình hình sản xuất và nhập khẩu đường trước 1975 của
tổng công ty mía đường II).
Sau năm 1975, khi hoà bình lập lại, các vùng mía truyền thống trước đây có
điều kiện phát triển trở lại, diện tích mía được phát triển nhanh chóng. Năm 1980,
diện tích mía các tỉnh phía nam đạt 89.1 ngàn ha với sản lượng là 3.7 triệu tấn.
Trong giai đoạn từ 1975-1990, diện tích và sản lượng mía tăng nhanh nhưng phát
triển một cách tự phát, không nằm trong vùng quy hoạch nên các nhà máy thuộc
tổng công ty vẫn thiếu nguyên liệu trầm trọng. Hàng năm, tổng công ty chỉ ép được
khoảng 345.000 tấn mía và sản xuất được khoảng 27.000 tấn đường mía và 17.300
tấn đường luyện. Tỷ lệ huy động công suất chỉ đạt 45% so với công suất thực tế (Phụ
lục 18: Tình hình ép mía và sản xuất đường của tổng công ty mía đường II từ 1975
đến 1990).
Trên tinh thần đổi mới của đại hội VI và được đại hội VII, rồi đến đại hội
VIII của Đảng tiếp tục khẳng đònh chủ trương đổi mới kinh tế, thực hiện chuyển đổi
nền kinh tế Việt Nam từ cơ chế quản lý kế hoạch hoá tập trung sang cơ chế thò
trường có sự quản lý của nhà nước theo đònh hướng xã hội chủ nghóa, đã tạo ra
những chuyển biến tích cực trong hoạt động sản xuất kinh doanh của cả nước nói
chung và của tổng công ty nói riêng. Với sự ra đời của nghò đònh 388/HĐBT ngày

20/11/91 v/v ban hành quy chế thành lập và giải thể doanh nghiệp nhà nước, quyền
15


chủ động trong sản xuất kinh doanh, tự chủ tài chính của doanh nghiệp đã được mở
rộng. Cùng với sự đổi mới của nhà nước về các chủ trương, chính sách đã từng bước
hướng nền kinh tế đi vào ổn đònh và ngày càng có hiệu quả, đã tạo ra những điều
kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp của tổng công ty khai thác và phát huy tiềm
năng của mình. Hiện nay, với một quy mô gồm 10 đơn vò thành viên, ngoài 02 công
ty đường luyện với công suất 480 tấn đường/ngày, công suất chế biến của tổng công
ty đạt 9.750 tấn mía/ngày, bình quân mỗi nhà máy có công suất gần 2000 tấn
mía/ngày. Hàng năm tổng công ty sản xuất và cung cấp cho nhu cầu tiêu dùng trong
nước hơn 280.000 tấn đường luyện và 110.000 tấn đường thô, chiếm hơn 30% sản
lượng đường sản xuất của cả nước, doanh thu hàng năm của tổng công ty đạt 1.500
tỷ đến 2.000 tỷ đồng và đã đóng góp cho ngân sách nhà nước hơn 200 tỷ đồng/năm.
Tuy đã đạt được một số kết quả quan trọng, nhưng nhìn vào thực tế hoạt động
của tổng công ty, nhất là so với yêu cầu của tiến trình hội nhập kinh tế khu vực và
quốc tế, thì còn nhiều hạn chế cần được phân tích, đánh giá và đề ra đònh hướng để
cải thiện vò thế trong thời gian tới.
Tóm lại: Việc đánh giá, khái quát tình hình sản xuất kinh doanh mía đường
của thế giới cũng như khu vực là việc làm cần thiết và là yêu cầu thường xuyên, từ
đó có cái nhìn tổng quát hơn thực trạng và xu hướng của ngành đường, là căn cứ cho
những đònh hướng chiến lược lâu dài, những giải pháp mang tính tình thế cũng như
chiến lược của ngành đường của cả nước nói chung và tổng công ty nói riêng.
Nhìn chung, tình hình sản xuất và tiêu thụ đường trên thế giới thời gian vừa
qua và dự báo trong tương lai tới không ngừng tăng lên tuy nhiên tốc độ không cao
lắm. Những năm gần đây, lượng sản xuất có nhiều sụt giảm trong khi lượng cầu tiếp
tục tăng đã làm cho lượng tồn kho giảm, giá bán tăng trở lại và đã chấm dứt tình
trạng cung vượt cầu tồn tại trong thời gian dài.
Những nước có sản lượng sản xuất lớn như Braxin, n Độ, Mỹ, Trung Quốc,

Thái Lan … dự đoán sẽ tiếp tục ở vò trí hàng đầu và có ảnh hưởng lớn đến sản lượng
sản xuất của thế giới mặc dù trong tương lai sẽ có một số thay đổi sản lượng sản
xuất giữa các vùng.
Trong số các nước xuất khẩu đường lớn của thế giới, Braxin là nước có ảnh
hưởng lớn đến lượng xuất và do đó có quyền lực nhất đònh trong việc chi phối giá cả.
Thái Lan là một trong những nước xuất khẩu đường lớn và là nước nằm trong khu
vực với nước ta, do vậy sẽ là đối thủ cạnh tranh nguy hiểm một khi Việt Nam tham
gia AFTA, WTO … Trung Quốc cũng là một trong những nước sản xuất đường lớn
nhưng Trung Quốc hiện đang hạn chế sản xuất đường và có xu hướng nhập khẩu nên
đây là thò trường tiềm năng mà ngành đường Việt Nam cần hướng tới, đặc biệt một
khi Trung Quốc gia nhập WTO, một khi các hạn chế về mậu dòch giữa Trung Quốc
và thế giới được dỡ bỏ thì nhu cầu về đường của Trung Quốc càng trở nên quan
trọng và có ảnh hưởng lớn đến cung cầu, giá cả đường của thế giới.
Qua nghiên cứu khả năng xuất nhập khẩu về đường trong thời gian tới, khu
vực có nhập khẩu ròng tăng cao cần được quan tâm khai thác là châu phi và vùng
16


cận đông, đây là vùng mà thời gian vừa qua ngành đường Việt nam nói chung và
tổng công ty mía đường II nói riêng đã bước đầu tiếp cận và đã đạt được một số kết
quả mặc dù rất khiêm tốn nhưng đã mở ra một đònh hướng mới cho ngành đường.
Thông qua giá bán đường của các nước so với chi phí sản xuất và chính sách
đường của các nước cho thấy chính phủ của các nước có sự bảo hộ rất cao đối với
ngành đường, do đó việc cạnh tranh với những nước này rất khó khăn, tuy nhiên với
xu hướng mậu dòch tự do, giá đường sẽ phản ánh gần đúng chi phí sản xuất đường
của các nước có hiệu quả nhất và làm lành mạnh hoá vò thế cạnh tranh của các nước
này. Chính sách bảo hộ mậu dòch về đường của các nước đã làm cho ngành đường
sản xuất kém hiệu quả và người tiêu dùng trong nước phải gánh chòa giá đường cao.

17



CHƯƠNG II

THỰC TRẠNG CẠNH TRANH
CỦA TỔNG CÔNG TY MÍA ĐƯỜNG II
2.1 CÁC ĐIỀU KIỆN ẢNH HƯỞNG ĐẾN SỰ PHÁT TRIỂN CỦA NGÀNH.
2.1.1 Điều kiện tự nhiên.
Tổng công ty mía đường II đặt trụ sở tại 34 - 35 Bến Vân Đồn, Quận 4, Thành
phố Hồ Chí Minh. Có các đơn vò thành viên nằm rãi rác các tỉnh nam trung bộ và
nam bộ như Phú Yên, Đồng Nai, Bình Dương, TP. Hồ Chí Minh, Long An. Đây là
vùng lãnh thổ được đánh giá có tiềm năng mía đường cao của cả nước (Phụ lục 12)
với điều kiện nhiệt đới gió muà, có hai mùa mưa năng rõ rệt rất thích hợp cho việc
trồng mía và sản xuất đường.
Trên đòa bàn, cơ sở hạ tầng được xây dựng tương đối tốt với hệ thống giao
thông thủy, bộ, sân bay, bến cảng thuận lợi. Là đầu mối giao lưu thương mại không
chỉ với cả nước mà cả các nước trong khu vực và quốc tế.
2.1.2 Điều kiện kinh tế.
Tốc độ tăng trưởng tổng sản phẩm trong nước (GDP) 5 năm qua ( 1996-2000)
đạt khá cao, tăng gần 7%/năm. Điều quan trọng là chính phủ đã chặn được đà giảm
sút nhòp độ tăng trưởng kinh tế xuất hiện từ năm 1996 và tiếp diễn đậm nét hơn
trong mấy năm sau, từ cuối năm 1999 đến hết năm 2000, tăng trưởng kinh tế của
quý sau liên tục cao hơn quý trước, tốc độ tăng trưởng bình quân chung của năm
2000 là 6.7% trong đó quý I tăng 5.6%, quý II tăng 6.7%, quý III tăng 7% và quý IV
tăng khoảng 7.2%.
Cùng với tốc độ tăng trưởng kinh tế cao, cơ cấu các ngành kinh tế cũng có
bước chuyển dòch theo hướng tích cực, năm 2000 trong GDP, nông lâm ngư chiếm
24.1%, công nghiệp và xây dựng chiếm36.9%, dòch vụ 39%.
Hệ thống tín dụng ngân hàng tiếp tục được cũng cố và phát triển. Chương
trình cổ phần hoá tiếp tục được đẩy mạnh và sự ra đời thò trường chứng khoán sẽ làm

tăng thêm khả năng huy động vốn để phát triển của các doanh nghiệp.
Cùng với mức thu nhập bình quân đầu người tăng, năm 2000 GDP bình quân
đạt gấp 1.8 lần so với năm 1990, thì mức tiêu dùng đường trong nước liên tục gia
tăng, kể cả tiêu dùng trực tiếp và tiêu dùng gián tiếp. Tạo ra khả năng thuận lợi để
các doanh nghiệp đẩy mạnh sản xuất kinh doanh.
Bên cạnh những thành quả đạt được, trong lónh vực kinh tế vẫn còn một số tồn
tại đó là quá trình cải cách hành chính không cùng nhòp với bước chuyển trong lónh
vực kinh tế, thu nhập bình quân đầu người có tăng tuy nhiên đang nằm ở mức thấp
so với các nước trong khu vực và bình quân của khu vực, những yếu tố này ít nhiều
sẽ gây ra một số cản trở trong hoạt động của các doanh nghiệp.
18


2.1.3 Các điều kiện môi trường văn hoá xã hội.
Tốc độ tăng dân số của nước ta năm 2000 là 1.53%, điều đó cũng đồng nghóa
với việc gia tăng một lượng cầu về đường đáng kể.
Chương trình xoá đói giảm nghèo của Đảng và nhà nước gắn với chương trình
tạo việc làm và chương trình phát triển kinh tế, văn hoá, xã hội ở các vùng nghèo,
vùng núi, vùng đồng bào dân tộc đã được tiếp tục đầu tư và nâng cao hiệu quả, tỷ lệ
hộ đói nghèo giảm đáng kể (năm 2000 đạt 11%) điều đó vừa tạo ra một thò trường
tiêu thụ về đường, tăng nhu cầu về đường đồng thời khi cuộc sống được nâng cao sẽ
tạo tập quán tiêu dùng đường công nghiệp thay cho các loại đường thủ công, nhất là
ở vùng nghèo, vùng núi, vùng đồng bào dân tộc và ở nông thôn nước ta.
Công nghiệp mía đường là ngành kinh tế ít gây ô nhiễm môi trường đồng thời
là ngành sử dụng được lợi thế về lao động, đất đai phù hợp với chủ trương đẩy mạnh
công nghiệp hoá, hiện đại hoá nông nghiệp và nông thôn.
Tác động tiêu cực của môi trường này là 80% dân số nước ta sống ở nông
thôn, có thu nhập thấp, kết hợp với tỷ lệ thất nghiệp ở thành thò và thiếu việc làm ở
nông thôn cao làm hạn chế mức cầu.
Khi đời sống được nâng cao, xu hướng sử dụng các chất ngọt khác thay thế

đường để tránh một số bệnh như béo phì … xu hướng này có khả năng ngày càng
tăng lên.
2.1.4 Điều kiện môi trường khoa học công nghệ.
Xu thế toàn cầu hoá về kinh tế là xu thế khách quan hiện nay, cùng với xu
thế toàn cầu hoá, xu thế nhảy vọt của khoa học công nghệ, trong đó kinh tế tri thức
ngày càng chiếm vò trí quan trọng có tác động lớn đến hoạt động sản xuất của các
doanh nghiệp, làm thay đổi phương thức làm việc của con người. Đứng trước xu thế
và thực trạng của đất nước, đòi hỏi nhà nước phải có những đònh hướng trong đó tận
dụng tối đa lợi thế so sánh, mà cơ bản là phát triển mạnh những ngành công nghiệp
đang có lợi thế về lao động và tài nguyên, tạo được nhiều việc làm, tăng thu ngoại
tệ. Một trong những ngành đó là ngành mía đường.
Xu thế nhảy vọt về khoa học công nghệ và xu thế toàn cầu hoá là cơ hội lớn
để doanh nghiệp đổi mới công nghệ, thiết bò, tăng hiệu suất tổng thu hồi trong chế
biến, phát triển tốt công tác đa dạng hoá sản phẩm.
Trong nông nghiệp, các xu thế trên cho phép cải tiến quy trình canh tác, thâm
canh tăng năng suất cây trồng, góp phần nâng cao năng suất, chất lượng mía nguyên
liệu và thu nhập của người nông dân.
Bên cạnh đó thì môi trường này cũng có những nguy cơ mà nếu không được
tiên liệu trước thì sẽ có rất nhiều khó khăn cho các doanh nghiệp. Đó là sự tụt hậu
về khoa học công nghệ, đặc biệt là yếu tố con người và sự lạc hậu về thông tin, vấn
đề tổ chức quản lý, vấn đề vốn để đầu tư cho nghiên cứu phát triển …
2.1.5 nh hưởng của môi trường pháp luật, chính phủ.
Chiến lược ổn đònh và phát triển kinh tế xã hội của Đảng giai đoạn 1996-2000
đã thu được những thành quả to lớn góp phần cũng cố, tăng cường sự ổn đònh chính
19


trò, an ninh quốc phòng, đây là một thuận lợi lớn khuyến khích các doanh nghiệp
trong và ngoài nước đầu tư phát triển sản xuất.
Bên cạnh đó, với quyết tâm cải cách hành chính của chính phủ, quyết đònh

bãi bỏ các giấy phép con, giảm các thủ tục hành chính đã tạo thêm niềm tin của các
doanh nghiệp, đã khuấy động trở lại không khí kinh doanh sau khi chòu ảnh hưởng
của cuộc khủng hoẳng tài chính tiền tệ khu vực, đã tạo thuận lợi, dễ dàng cho các
doanh nghiệp đầu tư sản xuất.
Việt Nam gia nhập khối Asean và tham gia các tổ chức thuế quan và mậu
dòch quốc tế là cơ hội lớn để ngành mía đường nói chung và tổng công ty nói riêng
học hỏi kinh nghiệm quản lý sản xuất, đổi mới công nghệ, mở rộng thò trường.
Hệ thống pháp luật của Việt nam ngày càng hoàn thiện hơn, tạo ra một hành
lang pháp lý ổn đònh, thiết lập một sự bình đẳng trong quan hệ kinh tế của các thành
phần kinh tế, đã phát huy mọi nguồn lực, thúc đẩy nền kinh tế phát triển, trong đó
đã kéo theo sự phát triển của ngành đường Việt nam và cả tổng công ty.
Thò trường chứng khoán của Việt Nam đã đi vào hoạt động và ngày càng
hoàn thiện đã tạo điều kiện cho các doanh nghiệp huy động mọi nguồn vốn vào sản
xuất, tăng năng lực cạnh tranh của các ngành kinh tế nhờ việc có đủ vốn để đầu tư
mới, cải tiến thiết bò, công nghệ.
Tuy nhiên, bên cạnh đó môi trường này tồn tại mội số ảnh hưởng tiêu cực đó
là do có quá nhiều văn bản điều chỉnh đã làm giảm tính hệ thống của pháp luật, ban
hành tại những thời điểm khác nhau với những quan điểm khác nhau nên tạo ra sự
không thống nhất, hơn nữa trong giai đoạn đầu mới áp dụng các văn bản mới không
thể tránh khỏi những trở ngại nhất đònh.
Việc triển khai thực hiện các chủ trương, chính sách chưa đồng bộ giữa các bộ
ngành, hiệu lực thực thi của các văn bản pháp lý chưa cao, còn phải tháo gỡ nhiều
thủ tục hành chính rườm rà và xúc tiến việc phân cấp, phân quyền trong quản lý
kinh tế – hành chính, tránh gây phiền hà cho các doanh nghiệp. Công cuộc cải cách
hành chính có tiến bộ về đổi mới nhưng còn chậm chuyển biến về bộ máy và con
người.
Việc gia nhập kinh tế khu vực và thế giới là cơ hội lớn, đồng thời thì đây cũng
là một nguy cơ có thể dẫn đến phá sản của các doanh nghiệp do không thể cạnh
tranh được với các doanh nghiệp nước ngoài có trình độ quản lý cao hơn, trình độ
khoa học công nghệ hiện đại hơn và giá thành thấp hơn nếu không có một đònh

hướng phát triển đúng đắn, lâu dài.
2.2 THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG SẢN XUẤT KINH DOANH CỦA TỔNG
CÔNG TY MÍA ĐƯỜNG II.
Trong phần này, chúng tôi xin được phép tập trung phân tích hoạt động của
tổng công ty trong giai đoạn từ 1991 đến nay với các lý do sau đây:
Một là: Trong giai đoạn này nền kinh tế đã có những chuyển biến tích cực
theo hướng thò trường. Đối với tổng công ty, nhà nước đã có nhiều nổ lực nhằm cũng
cố và hình thành các tổng công ty nhà nước lớn nhằm nâng cao vai trò chủ đạo của
20


thành phần kinh tế nhà nước trong tình hình mới, đủ sức cạnh tranh thắng lợi trên thò
trường trong và ngoài nước.
Hai là: Những hoạt động sản xuất kinh doanh của tổng công ty trong giai
đoạn này thể hiện được bản chất của doanh nghiệp lớn trong cơ chế thò trường.
Ba là: Nghiên cứu hoạt động của tổng công ty trong giai đoạn này mới có ý
nghóa thiết thực trong việc xây dựng các giải pháp chiến lược trong tương lai, cụ thể
là cho thời kỳ từ nay đến năm 2010.
2.2.1 Tình hình cung ứng nguyên liệu cho nhà máy chế biến đường.
Để chủ động về nguyên liệu, nâng cao tỷ suất huy động công suất, các đơn vò
thành viên đã tập trung nhiều cho công tác đầu tư xây dựng vùng nguyên liệu trong
thời kỳ này, các công ty đã tiến hành đầu tư trên 3 gốc độ:
+ Đầu tư ứng vốn cho người sản xuất: Thông qua hợp đồng đầu tư và quy trình
sản xuất, trên cơ sở đònh mức kinh tế kỹ thuật tiến hành đầu tư ứng vốn cho nông
dân theo từng cung đoạn sản xuất, bằng hình thức này hàng năm đã đầu tư bảo đảm
chiếm khoảng 30-40% chi phí sản xuất, kết quả đầu tư thời gian vừa qua như sau:
Biểu 4: Kết quả đầu tư thời kỳ 1991-1999.
Vụ sản xuất
91/92
92/93

93/94
94/95
95/96
96/97
97/98
98/99
99/2000
Tổng số

Diện tích (ha)
16.146
10.249
15.631
18.026
15.593
14.520
18.373
22.666
20.219
151.423

Giá trò đầu tư (tr.)
14.338
13.685
15.074
30.441
49.290
41.882
67.660
91.456

53.941
377.767

Bình quân (tr/ha)
0.90
1.34
0.96
1.69
3.16
2.88
3.68
4.03
2.66
2.49

+ Đầu tư thông qua dòch vụ kỹ thuật: Kết hợp với đầu tư ứng vốn, nhiều công
ty đã áp dụng hình thức đầu tư thông qua các dòch vụ kỹ thuật, nhập các giống mía
mới với giá cao và đầu tư lại cho nông dân bằng giá mía thương phẩm, đầu tư bằng
cung cấp nguồn phân vi sinh cải tạo đất tại các công ty có sản xuất phân vi sinh và
thu hồi giá trò vào vụ thu hoạch bằng mía cây không tính lãi, đầu tư thông qua các
chương trình khuyến nông, chương trình tập huấn đầu bờ và đầu tư thông qua việc
khuyến khích 5% giá thu mua đối với các giống mía mới, có năng suất, chất lượng
cao.
+ Đầu tư cơ sở hạ tầng vùng chuyên canh: Hàng năm bằng nguồn vốn chuyên
canh, các công ty tiến hành xây dựng, sửa chữa hàng trăm km đường vừa phục vụ
21


cho công tác vận chuyển vừa góp phần thay đổi bộ mặt giao thông nông thôn, tiến
hành xây dựng và cũng cố hệ thống các trạm thu mua theo từng đòa bàn.

Từ các chủ trương, chính sách trên đây, kết quả cung cấp mía cho chế biến
của các vụ sản xuất vừa qua như sau:
Biểu 5: Kết quả cung cấp nguyên liệu cho chế biến.
Mía trong đầu tư

Thoả
Tự SX
% so
thuận
Vụ sx
Tổng số
C/S
DT (ha) NS SL (tấn)
(tấn)
(tấn)
91/92 16.146 40.8
659.813
106.406
73.798
840.017
86.15
92/93 10.249 40.0
409.953
324.204
96.988
831.145
85.24
93/94 15.631 42.0
656.742
- 104.390

720.558
73.90
94/95 18.026 45.7
823.101
22.801 139.680
985.582
71.03
95/96 15.593 58.7
915.088
387.324 166.387
1.468.799 105.86
96/97 14.520 48.2
700.000
422.942 227.670
1.350.612
97.34
97/98 18.373 49.5
908.667
52.750 189.047
1.150.464
75.56
98/99 22.666 49.8 1.128.767
363.829 223.554
1.716.150 112.72
99/00 20.219 49.0
990.731
562.172 264.733
1.817.636 119.38
Kết quả mía cung cấp ở trên được phân theo tỷ lệ của các nguồn như sau:
Biểu 6: Tỷ lệ mía cung cấp phân theo nguồn.

Nguồn c/ cấp

91/9 92/9 93/9 94/9 95/9 96/9 97/9 98/9 99/00
2
3
4
5
6
7
8
9
- HĐ đầu tư
78.5 49.3 91.1 83.5 62.3 51.8 79.0 65.8
54.4
- Thoả thuận
12.6 39.0
2.3 26.4 31.3
4.6 21.2
30.9
- Tự sản xuất
8.9 11.7
8.9 14.2 11.3 16.9 16.4 13.0
14.7
100. 100. 100. 100. 100. 100. 100. 100. 100.0
Tổng cộng
0
0
0
0
0

0
0
0
Về tình hình cung ứng đường thô cho các nhà máy đường luyện: Tổng công ty
có 3 đơn vò sản xuất đường luyện, công ty đường Biên Hoà, công ty đường Khánh
Hội và công ty đường Bình Dương với năng lực chế biến 175.000 tấn đường RE/năm
nhu cầu đường thô nguyên liệu là 190.000tấn/năm. Hiện nay, cả nước chỉ có 2 công
ty chuyên sản xuất đường thô là công ty đường La Ngà với sản lượng 30-35.000
tấn/năm và công ty đường thô Tây Ninh với khả năng cung ứng khoảng 40.000
tấn/năm. Cả hai công ty đều thuộc tổng công ty mỗi năm cung ứng khoảng 75.000
tấn đường thô nguyên liệu đủ tiêu chuẩn cho các công ty đường luyện, số lượng
đường thô nguyên liệu còn thiếu các công ty đường luyện phải mua đường kết tinh
sản xuất từ các lò đường thủ công có chất lượng thấp và nhập khẩu bổ sung. Lượng
đường kết tinh mua trong nước và lượng đường thô nhập khẩu như sau:
22


Biểu 7: Đường thô nguyên liệu thu mua và nhập khẩu.
Nguồn
91/92
92/93
93/94
94/95
95/96
96/97
-Thu mua
77.463
46.432
-Nhập
29.826

6.150
45.884 91.351
35.662
45.000
2.2.2 Công nghệ - máy móc thiết bò.
Công nghệ sản xuất đường là loại công nghệ chậm bò lạc hậu so với các
ngành công nghiệp khác, gần 100 năm nay kỹ thuật công nghệ sản xuất đường chỉ
có hai phương pháp chủ yếu là phương pháp các-bô-nát đối với đường củ cải và
phương pháp sulfit hoá đối với đường mía. Lưu trình công nghệ sản xuất đường bao
gồm các công đoạn: p - Lắng - Lộc - Bốc hơi - Nấu - Ly tấm - Đường (Phụ lục 19:
Quy trình sản xuất đường mía và đường luyện).
Về máy móc thiết bò: Đa phần máy móc thiết bò sản xuất ở các đơn vò thuộc
tổng công ty có nguồn gốc chế tạo từ các nước tư bản thuộc các thế hệ củ (Ngoại trừ
thiết bò của nhà máy đường Tuy Hoà được chế tạo năm 1994 và thiết bò nhà máy
đường thô Tây ninh năm 1996). Tuy nhiên, trong gần 10 năm qua các đơn vò đều có
đầu tư đổi mới thiết bò để đảm bảo cho hoạt động sản xuất của đơn vò vẫn được duy
trì tốt. Mặt khác, trong công nghiệp chế biến đường công nghệ sản xuất chậm thay
đổi và thay đổi không lớn, do đó thiết bò chậm lạc hậu. Kết quả đầu tư tu bổ, bảo trì
của các đơn vò thời gian vừa qua như sau:
Biểu 8: Chi phí sửa chữa lớn máy móc thiết bò.
ĐVT:Tr.đ
Chỉ tiêu
1994
1995
1996
1997
1998
1999
Giá trò SCL
37.437 48.522 60.026 55.600 44.000 35.000

% so doanh thu 4.20
4.20
3.60
2.60
2.70

2000
26.700
1.80

2.2.3 Cơ cấu tổ chức - bộ máy quản lý.
+ Về tổ chức: Tổng công ty mía đường II là một doanh nghiệp nhà nước thuộc
ngành công nghiệp thực phẩm do Bộ NN & PTNT trực tiếp quản lý, tổng công ty
hoạt động trong ngành mía đường thuộc các tỉnh phía nam, chuyên sản xuất kinh
doanh các loại sản phẩm đường, mật và các sản phẩm sau đường như bánh, kẹo, cồn,
rượu, nước giải khát, phân vi sinh, ván ép … xuất khẩu các sản phẩm thuộc ngành
mía đường, nhập khẩu nguyên vật liệu, phụ tùng, máy móc thiết bò, vật tư kỹ thuật,
hàng hoá để phục vụ và phát triển ngành mía đường, thực hiện các nghiên cứu khoa
học và công nghệ liên quan về mía đường.
Năm 1995, thực hiện quyết đònh 90,91/ttg của chính phủ về việc thành lập các
tổng công ty nhà nước, tổng công ty mía đường II được thành lập trên cơ sở liên hiệp
mía đường II trước đây và sau đó được xếp hạng là doanh nghiệp đặc biệt, gồm 10
đơn vò thành viên, trong đó có 07 đơn vò hạch toán độc lập, 01 đơn vò sự nghiệp và
23


02 đơn vò hạch toán phụ thuộc (Phụ lục 20: Sơ đồ tổ chức bộ máy quản lý của tổng
công ty mía đường II).
Đặc điểm tổ chức của tổng công ty mía đường II không phải là một tổ chức
mới, được hình thành từ việc sát nhập các đơn vò cùng ngành nghề riêng lẽ, do

chuyển đổi mô hình quản lý từ liên hiệp mía đường II mang nặng tính quản lý hành
chính nhà nước trung gian sang hình thức quản lý điều hành của một doanh nghiệp
nhà nước hoạt động sản xuất kinh doanh. Do vậy, trong công tác quản lý điều hành
của tổng công ty bên cạnh những ưu điểm, những mặt tích cực cũng còn bộc lộ nhiều
vấn đề của mô hình quản lý mới.
+ Về bộ máy quản lý: Hiện tại, tổ chức bộ máy quản lý của tổng công ty bao
gồm (Phụ lục 20):
- Hội đồng quản trò: 05 thành viên.
- Ban kiểm soát: 05 thành viên.
- Ban điều hành: 01 tổng giám đốc và 02 phó tổng giám đốc.
- Bộ máy giúp việc: 01 văn phòng, 05 phòng chuyên môn nghiệp vụ.
- 10 đơn vò thành viên.
Tổng công ty hiện quản lý điều hành các đơn vò thành viên theo điều lệ tổ
chức hoạt động của tổng công ty và quy chế tài chính của tổng công ty. Mặc dù chưa
hoàn thiện, nhưng hệ thống tổ chức hiện nay của tổng công ty đã thể hiện:
∗ Có sự phân cấp rành mạch.
∗ Điều phối được sự hoạt động của các đơn vò.
∗ Giải quyết được nhanh các hoạt động thuộc nội bộ tổng công ty.
Mô hình quản lý điều hành của tổng công ty nhà nước, có quy mô lớn theo
chủ trương của chính phủ nhằm sắp xếp các doanh nghiệp cùng ngành nghề truyền
thống, kết hợp với kinh doanh đa ngành để tạo sức mạnh cho thành phần kinh tế nhà
nước, hướng tới hình thành các tập đoàn kinh tế mạnh, đủ sức hội nhập kinh tế khu
vực và tham gia các tổ chức thương mại thế giới là phù hợp với thực tế và là một tất
yếu khách quan trong quá trình phát triển đất nước cũng như quá trình đổi mới kinh
tế nói chung.
2.2.4 Vốn đầu tư.
+ Vốn: Công nghệ mía đường là một ngành kinh tế kỹ thuật mang tính xã hội
cao, vốn đầu tư lớn nhưng tỷ suất lợi nhuận thấp, thời gian thu hồi vốn dài. Tỷ suất
lợi nhuận hàng năm vào khoảng 4.5% tính theo chỉ tiêu lợi nhuận ròng/doanh thu
(trừ những năm 1999,2000 các doanh nghiệp ngành đường trong cả nước đều bò lỗ).

Do đó, việc bảo toàn và phát triển vốn đòi hỏi nhiều nổ lực, trong gần một thập niên
qua các đơn vò của tổng công ty đều kinh doanh có lãi, ngoại trừ hai năm trở lại đây
do giá đường sụt giảm mạnh nên hầu hết các công ty đều gặp khó khăn. Tình hình
phát triển vốn của tổng công ty qua các năm như sau:

24


Biểu 9: Tổng hợp nguồn vốn kinh doanh của tổng công ty.
Chỉ tiêu
1995
1996
1997
1998
1999
2000
Tổng vốn KD
229.246 256.543 366.432 394.591 286.982 286.982
T.đó tự bổ sung
46.018
71.788 105.706 132.369 94.124
94.124
%
TBS/Tổng
20.0
27.9
28.8
33.5
32.8
32.8

vốn
+ Vốn lưu động: Mía đường là ngành đặc thù đòi hỏi vốn lưu động rất lớn để
đáp ứng cho nhu cầu không chỉ thu mua mà còn đầu tư sản xuất ra nguyên liệu. Các
đơn vò của tổng công ty hầu hết đều không được cấp vốn lưu động theo đònh mức,
trong năm 2000 toàn tổng công ty chỉ có 86 tỷ đồng vốn lưu động trong khi nhu cầu
cần cho hoạt động sản xuất của năm lên đến 602 tỷ đồng, thiếu hơn 500 tỷ đồng.
Bên cạnh đó, do gặp khó khăn trong tiêu thụ, giá cả giảm mạnh trong năm 1999 và
năm 2000 đã làm cho tổng công ty lỗ hơn 99 tỷ đồng trong năm 1999 và 48 tỷ đồng
trong năm 2000 càng làm cho các công ty khó khăn hơn về vốn.
2.2.5 Nguồn nhân lực.
Công nghiệp mía đường là ngành đòi hỏi cán bộ kỹ thuật và công nhân có tay
nghề chuyên môn khá, được đào tạo qua trường lớp chính quy. Để có thể điều hành
và độc lập đứng máy, kỹ sư, công nhân trong ngành mía đường phải có ít nhất 2-3
năm phục vụ trong nhà máy.
Khái quát tình hình lao động và năng lực cán bộ kỹ thuật, công nhân của tổng
công ty như sau:
+ Về lao động: Tổng số toàn tổng công ty là 9.226 người.
Trong đó: ∗ Tốt nghiệp đại học và sau đại học: 662 người, chiếm 7.2%.
∗ Trung cấp, cao đẵng: 436 người, chiếm 4.7%.
∗ Công nhân kỹ thuật: 3.400 người, chiếm 36.8%.
+ Về năng lực:
- Đối với cán bộ kỹ thuật và cán bộ quản lý: Hầu hết được đào tạo chính quy
nên trình độ chuyên môn khá vững, đủ sức để hoàn thành nhiệm vụ chuyên môn
được giao. Tuy nhiên, số cán bộ kỹ thuật có trình độ cao trong ngành còn ít.
- Đối với công nhân kỹ thuật: Tổng số công nhân kỹ thuật là 3.400 người,
trong đó công nhân bậc cao (Bậc 5 trở lên) là 850 người. Hiện nay, số lượng và trình
độ công nhân đáp ứng được cho nhu cầu của sản xuất.
2.2.6 Năng lực sản xuất sản phẩm.
+ Sản phẩm chính: Sau quá trình cải tiến, nâng cao công suất và đầu tư mới,
hiện nay hàng năm tổng công ty có thể sản xuất được một khối lượng sản phẩm như

sau: -Đường RE: 160.000 tấn/năm.
- Đường RS: 120.000 tấn/năm.
- Đường thô: 110.000 tấn/năm.

25


×