Tải bản đầy đủ (.ppt) (46 trang)

Cuong linh xay dung dat nuoc trong thoi ki qua do len chu nghia xa hoi sung phat trien nam 2011

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (648.9 KB, 46 trang )

THÀNH ỦY VIỆT TRÌ
TRUNG TÂM BỒI DƯỠNG CHÍNH TRỊ THÀNH PHỐ

BÀI 2
CƯƠNG LĨNH XÂY DỰNG ĐẤT NƯỚC
TRONG THỜI KỲ QUÁ ĐỘ LÊN
CHỦ NGHĨA XÃ HỘI


A. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU
I. MỤC ĐÍCH:

- Nội dung cương lĩnh và các cương lĩnh của Đảng.
- Những nội dung cơ bản của cương lĩnh được bổ sung, phát
triển năm 2011
II. YÊU CẦU:

- HV có sự hiểu biết về nội dung cương lĩnh từ đó vận dụng
vào bản thân trong thời kỳ quá độ lên XHCN.


A. CƯƠNG LĨNH VÀ CÁC CƯƠNG LĨNH CỦA ĐẢNG

B. NHỮNG NỘI DUNG CƠ BẢN CỦA CƯƠNG LĨNH
(BỔ SUNG, PHÁT TRIỂN NĂM 2011)


PHƯƠNG PHÁP GIẢNG DẠY VÀ ĐỒ DÙNG DẠY HỌC

PHƯƠNG PHÁP


ĐỒ DÙNG

 Thuyết trình

Giáo án

 Hỏi- đáp

Phấn, bảng

 Phỏng vấn nhanh

Máy chiếu
Học cụ khác


C. TÀI LIỆU PHỤC VỤ SOẠN GIẢNG
- “Tài liệu bồi dưỡng lý luận chính trị dành cho học viên
lớp đối tượng kết nạp Đảng”, Ban Tuyên giáo TW, NXB
Chính trị quốc gia sự thật, Hà Nội, 2016.
- Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XI, XII,
Đảng Cộng sản Việt Nam.


BÀI 2
CƯƠNG LĨNH XÂY DỰNG ĐẤT NƯỚC
TRONG THỜI KỲ QUÁ ĐỘ LÊN
CHỦ NGHĨA XÃ HỘI



CƯƠNG LĨNH XÂY DỰNG ĐẤT NƯỚC TRONG THỜI KỲ QUÁ ĐỘ LÊN
CHỦ NGHĨA XÃ HỘI

ĐẶT VẤN ĐỀ
Khi nào thì ban hành cương lĩnh ?
- Sự ra đời của Đảng
- Địa vị của Đảng đó thay đổi có tích chất bước ngoặt
- Sự thay đổi của thời đại
- Nhiệm vụ của Đảng đó thay đổi
- Đảng đó có sự kiện, tình huống đặc biệt
- Định kì thời gian tổng kết, rút kinh nghiệm


CƯƠNG LĨNH XÂY DỰNG ĐẤT NƯỚC TRONG THỜI KỲ QUÁ ĐỘ LÊN
CHỦ NGHĨA XÃ HỘI

Cương lĩnh là gì ?
Cương lĩnh đem lại cho CMVN những thành
tựu như thế nào?
Đảng ta đã ra đời bao nhiêu Cương lĩnh ?
Cương lĩnh 1991 ra đời và việc bổ sung,
phát triển năm 2011 có ý nghĩa như thế nào
đối với đất nước ?


CƯƠNG LĨNH XÂY DỰNG ĐẤT NƯỚC TRONG THỜI KỲ QUÁ ĐỘ LÊN
CHỦ NGHĨA XÃ HỘI

A. CƯƠNG LĨNH VÀ CÁC CƯƠNG LĨNH CỦA ĐẢNG
I. CƯƠNG LĨNH

1. Cương lĩnh là gì?
- Từ điển tiếng Việt: (cương là dây, lĩnh là đỉnh) Cương lĩnh là
tổng thể những điểm chủ yếu về mục đích, đường lối, nhiệm vụ cơ
bản của một tổ chức chính trị, một chính đảng trong một giai đoạn
lịch sử.
- V.I.Lênin: Cương lĩnh là bản tuyên ngôn vắn tắt, rõ ràng và
chính xác nói lên tất cả những điều mà Đảng muốn đạt được và vì
mục đích gì mà Đảng đấu tranh.
- Theo quan niệm của Đảng ta: Cương lĩnh chính trị là văn bản
trình bày những nội dung cơ bản về mục tiêu, đường lối, nhiệm vụ
và phương pháp cách mạng trong một giai đoạn nhất định.


CƯƠNG LĨNH XÂY DỰNG ĐẤT NƯỚC TRONG THỜI KỲ QUÁ ĐỘ LÊN
CHỦ NGHĨA XÃ HỘI
2. Tính chất của cương lĩnh
- Cương lĩnh là bản tuyên ngôn: Là bản tuyên ngôn chính trị, là
tuyên bố của Đảng về : Tôn chỉ, mục đích, mục tiêu, lý tưởng đảng
phấn đấu để đạt được trước thế giới, công chúng và quần chúng
nhân dân.
- Cương lĩnh là lời hiệu triệu: Tập hợp lực lượng, sự ủng hộ,
tự nguyện đi theo của các tầng lớp nhân dân.
- Cương lĩnh là văn bản ”pháp lý” cao nhất của Đảng:
+ Định hướng đường lối trong các lĩnh vực.
+ Mọi văn bản Nghị quyết khác của Đảng đều phải tuân thủ
Cương lĩnh, kể cả điều lệ Đảng.
+ Cương lĩnh do Đại hội đại biểu toàn quốc của Đảng thông
qua và ban hành.
- Cương lĩnh là văn bản có tính chiến lược lâu dài.
- Cương lĩnh là cơ sở của công tác XD và phát triển Đảng:

Mọi đảng viên khi gia nhập Đảng phải biết được cương lĩnh
của Đảng


CƯƠNG LĨNH XÂY DỰNG ĐẤT NƯỚC TRONG THỜI KỲ QUÁ ĐỘ LÊN
CHỦ NGHĨA XÃ HỘI
II. CÁC CƯƠNG LĨNH CỦA ĐẢNG
1. Những cương lĩnh đầu tiên của Đảng
- Chánh cương vắn tắt, Sách lược vắn tắt, Chương trình vắn tắt
của Đảng do đồng chí Nguyễn Ái Quốc khởi thảo và hợp thành
cương lĩnh đầu tiên của Đảng.

Chánh cương phân tích tình hình xã
hội Việt Nam cuối thế kỷ XIX, đầu thế
kỷ XX dưới ách thống trị của Chính
phủ Pháp và Triều đình Nguyễn; Nêu
tóm tắt chủ trương của Đảng là giải
quyết vấn đề xã hội; vấn đề chính
trị; vấn đề kinh tế ở Việt Nam.


CƯƠNG LĨNH XÂY DỰNG ĐẤT NƯỚC TRONG THỜI KỲ QUÁ ĐỘ LÊN
CHỦ NGHĨA XÃ HỘI
- Cương lĩnh chính trị của Đảng do đồng chí Trần Phú khởi thảo và
đã được Hội nghị BCHTW (10/1930) thông qua.

- Khẳng định làm tư sản dân quyền, đánh
đổ đế quốc và phong kiến.
- Cần có một Đảng Cộng sản lãnh đạo.
Đảng là đội tiên phong của vô sản giai

cấp.
- Nhiệm vụ chống đế quốc và chống
phong kiến, thực hiện dân tộc độc lập,
người cày có ruộng.
Chuẩn bị con đường bạo động vũ trang.


CƯƠNG LĨNH XÂY DỰNG ĐẤT NƯỚC TRONG THỜI KỲ QUÁ ĐỘ LÊN
CHỦ NGHĨA XÃ HỘI (bổ sung, phát triển năm 2011)

2. Chính cương của Đảng Lao động Việt Nam
- Đại hội đại biểu toàn quốc lần II (2/1951) Đảng ta đổi tên thành
Đảng Lao động Việt Nam.

Chính cương của Đảng Lao động Việt
Nam có tư tưởng nổi bật là chống đế
quốc, chống phong kiến, thực hiện
CMDT dân chủ để tiến lên làm cách
mạng XHCN, là ngọn cờ chiến đấu và
chiến thắng của dân tộc ta, của Đảng ta.


CƯƠNG LĨNH XÂY DỰNG ĐẤT NƯỚC TRONG THỜI KỲ QUÁ ĐỘ LÊN
CHỦ NGHĨA XÃ HỘI
3. Cương lĩnh xây dựng đất nước thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã
hội (cương lĩnh năm 1991)

a, Bối cảnh ra đời:
- Chế độ xã hội chủ nghĩa ở các nước Đông Âu sụp đổ; Liên
Xô cũng đứng trước ngưỡng cửa của sự tan rã.

- Ở nước ta, công cuộc đổi mới tuy đã đưa lại những thành
tựu bước đầu đáng khích lệ, song vẫn phải đối mặt với rất nhiều
khó khăn, thách thức.

b, Nội dung, ý nghĩa của cương lĩnh:
- Quan niệm tổng quát nhất về xã hội xã hội chủ nghĩa mà
chúng ta cần xây dựng; những phương hướng cơ bản để xây
dựng chủ nghĩa xã hội ở nước ta trong thời kỳ mới.
- Cương lĩnh là ngọn cờ chiến đấu, chỉ đạo và định hướng
của Đảng ta vì thắng lợi của sự nghiệp xây dựng đất nước Việt
Nam từng bước quá độ lên chủ nghĩa xã hội.


CƯƠNG LĨNH XÂY DỰNG ĐẤT NƯỚC TRONG THỜI KỲ QUÁ ĐỘ LÊN
CHỦ NGHĨA XÃ HỘI
4. Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ lên chủ
nghĩa xã hội (bổ sung, phát triển năm 2011)

- Cách mạng khoa học và công nghệ, quá trình
toàn cầu hóa diễn ra mạnh mẽ.
- Việt Nam hội nhập sâu rộng, nền kinh tế thị
trường ngày càng được nhiều nước công nhận.
- Đòi hỏi Đảng ta phải bày tỏ quan điểm, thái độ,
định hướng đi lên chủ nghĩa xã hội.
=> Đại hội XI của Đảng đã thông qua Cương lĩnh
xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa
xã hội (bổ sung, phát triển năm 2011) gọi tắt là Cương
lĩnh (bổ sung, phát triển năm 2011)
.



CƯƠNG LĨNH XÂY DỰNG ĐẤT NƯỚC TRONG THỜI KỲ QUÁ ĐỘ LÊN
CHỦ NGHĨA XÃ HỘI
B. NHỮNG NỘI DUNG CƠ BẢN CỦA CƯƠNG LĨNH (BỔ SUNG,
PHÁT TRIỂN NĂM 2011)
I. QUÁ TRÌNH CÁCH MẠNG VÀ NHỮNG BÀI HỌC KINH NGHIỆM

1. Những thắng lợi vĩ đại:
- Thắng lợi của Cách mạng Tháng Tám năm 1945, đập tan ách
thống trị của thực dân, phong kiến, lập nên nước Việt Nam Dân chủ
Cộng hoà, đưa dân tộc ta tiến vào kỷ nguyên độc lập, tự do
- Thắng lợi của các cuộc kháng chiến chống xâm lược, mà đỉnh
cao là chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ năm 1954, đại thắng mùa
Xuân năm 1975, giải phóng dân tộc, thống nhất đất nước, bảo vệ Tổ
quốc, làm tròn nghĩa vụ quốc tế
- Thắng lợi của công cuộc đổi mới, tiến hành công nghiệp hoá,
hiện đại hoá, hội nhập quốc tế, tiếp tục đưa đất nước từng bước
quá độ lên chủ nghĩa xã hội.


CƯƠNG LĨNH XÂY DỰNG ĐẤT NƯỚC TRONG THỜI KỲ QUÁ ĐỘ LÊN
CHỦ NGHĨA XÃ HỘI
=> Những thành quả do thắng lợi mang lại:
- Nước ta từ một xứ thuộc địa nửa phong kiến đã trở thành
một quốc gia độc lập, tự do, phát triển theo con đường xã hội
chủ nghĩa;
- Nhân dân ta từ thân phận nô lệ đã trở thành người làm chủ
đất nước, làm chủ xã hội;
- Đất nước ta đã ra khỏi tình trạng nước nghèo, kém phát triển,
đang đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá, có quan hệ quốc tế

rộng rãi, có vị thế ngày càng quan trọng trong khu vực và trên thế
giới.
- Trong lãnh đạo, Đảng có lúc cũng phạm sai lầm, khuyết điểm,
có những sai lầm, khuyết điểm nghiêm trọng. Đảng đã nghiêm
túc tự phê bình, sửa chữa khuyết điểm, tự đổi mới, chỉnh đốn để
tiếp tục đưa sự nghiệp cách mạng tiến lên.


CƯƠNG LĨNH XÂY DỰNG ĐẤT NƯỚC TRONG THỜI KỲ QUÁ ĐỘ LÊN
CHỦ NGHĨA XÃ HỘI
2. Những bài học kinh nghiệm
(1) Nắm vững ngọn cờ độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội;
(2) Sự nghiệp cách mạng là của nhân dân, do nhân dân và vì
nhân dân;
(3) Không ngừng củng cố, tăng cường đoàn kết: đoàn kết toàn
Đảng, đoàn kết toàn dân, đoàn kết dân tộc, đoàn kết quốc tế;
(4) Kết hợp sức mạnh dân tộc với sức mạnh thời đại, sức mạnh
trong nước và sức mạnh quốc tế;
(5) Sự lãnh đạo đúng đắn của Đảng là nhân tố hàng đầu bảo đảm
thắng lợi của cách mạng Việt Nam.


II. QUÁ ĐỘ LÊN CHỦ NGHĨA XÃ HỘI Ở NƯỚC TA.

1. Bối cảnh quốc tế:
a, Tình hình thế giới và khu vực:
- CM KH - CN, KT tri thức và quá trình toàn cầu hóa diễn ra
mạnh mẽ, tác động sâu sắc đến sự phát triển của nhiều nước.
- Các mâu thuẫn cơ bản vẫn tồn tại và phát triển.
- Hòa bình, độc lập dân tộc, dân chủ, hợp tác và phát triển là xu

thế lớn, nhưng đấu tranh dân tộc, giai cấp, chiến tranh cục bộ,
xung đột vũ trang, sắc tộc, tôn giáo, chạy đua vũ trang, hoạt động
can thiệt, lật đổ, khủng bố, tranh chấp lãnh thổ, biển đảo tài nguyên
và cạnh tranh về lợi ích kinh tế diễn ra phức tạp..
- Khu vực châu Á - Thái Bình Dương và Đông Nam Á phát triển
năng động, nhưng tiềm ẩn nhân tố mất ổn định.


II. QUÁ ĐỘ LÊN CHỦ NGHĨA XÃ HỘI Ở NƯỚC TA.

1. Bối cảnh quốc tế:
b, Tình hình các nước XHCN, phong trào cộng sản và cánh tả:
- Trong thời gian tồn tại, Liên Xô và các nước XHCN từng đạt
được những thành tựu to lớn về nhiều mặt.
- Chế độ XHCN Liên Xô và các nước Đông Âu sụp đổ là tổn thất
lớn nhất đối với phong trào cách mạng thế giới.
- Các nước theo con đường XHCN, phong trào cộng sản và cánh
tả còn gặp nhiều khó khăn.
c, Về CNTB:
- Bản chất là một chế độ áp bức, bóc lột và bất công.
d, Về các nước phát triển, kém phát triển:
- Các nước phát triển, kém phát triển phải tiến hành cuộc đấu
tranh rất khó khăn, phức tạp chống sự can thiệp, áp đặt và xâm
lược để bảo vệ độc lập, chủ quyền


II. QUÁ ĐỘ LÊN CHỦ NGHĨA XÃ HỘI Ở NƯỚC TA.

1. Bối cảnh quốc tế:
e, Những vấn đề toàn cầu cấp bách:

- Nhân dân thế giới đang đứng trước vấn đề toàn cầu cấp bách
liên quan đến vận mệnh loài người: gìn giữ hòa bình, nguy cơ
chiến tranh, môi trường, dịch bệnh…
g, Về đặc điểm nổi bật:
- Thời đại ngày nay là thời đại quá độ lên CNXH trên phạm vi
thế giới, khẳng định “Theo quy luật tiến hóa của lịch sử, loài người
nhất định sẽ tiến tới CNXH”.


2. Đặc trưng của XH XHCN mà nhân dân ta xây dựng

CƯƠNG LĨNH 1991

CƯƠNG LĨNH 2011
Dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn
minh

Do nhân dân lao động làm chủ
Có nền kinh tế phát triển cao dựa trên lực
lượng sản xuất hiện đại và quan hệ sản xuất
phù hợp với trình độ phát triển của LLSX

Do nhân dân làm chủ
Có nền kinh tế phát triển cao dựa trên lực
lượng sản xuất hiện đại và quan hệ sản xuất
tiến bộ phù hợp

Có nền văn hoá tiên tiến, đậm đà bản sắc dân
tộc


Có nền văn hoá tiên tiến, đậm đà bản sắc dân
tộc

Con người được giải phóng khỏi áp bức, bóc
lột, bất công, làm theo năng lực, hưởng theo Con người có cuộc sống ấm no, tự do, hạnh
lao động, có cuộc sống ấm no, tự do, hạnh phúc, có điều kiện phát triển toàn diện
phúc, có điều kiện phát triển toàn diện cá nhân
Các dân tộc trong nước bình đẳng, đoàn kết,
và giúp nhau cùng tiến bộ

Các dân tộc trong cộng đồng Việt Nam bình
đẳng, đoàn kết, tôn trọng và giúp nhau cùng
phát triển
Có Nhà nước pháp quyền XHCN của nhân dân,
do nhân dân, vì nhân dân do ĐCS lãnh đạo

Có quan hệ hữu nghị và hợp tác với nhân dân
tất cả các dân tộc trên thế giới

Có quan hệ hữu nghị và hợp tác với các nước
trên thế giới


CƯƠNG LĨNH XÂY DỰNG ĐẤT NƯỚC TRONG THỜI KỲ QUÁ ĐỘ LÊN
CHỦ NGHĨA XÃ HỘI

3. Mục tiêu và phương hướng
a, Mục tiêu:
- Mục tiêu tổng quát khi kết thúc thời kỳ quá độ ở nước ta là
xây dựng được về cơ bản nền tảng kinh tế của chủ nghĩa xã hội với

kiến trúc thượng tầng về chính trị, tư tưởng, văn hoá phù hợp, tạo
cơ sở để nước ta trở thành một nước xã hội chủ nghĩa ngày càng
phồn vinh, hạnh phúc".
- Từ nay đến giữa thế kỷ XXI, toàn Đảng, toàn dân ta phải ra
sức phấn đấu xây dựng nước ta trở thành nước công nghiệp hiện
đại, theo định hướng XHCN.

b, Phương hướng:


Phương hướng Cương lĩnh 1991
Công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.

Phương hướng Cương lĩnh 2011
Đẩy mạnh CNH, HĐH đất nước gắn với phát
triển KT tri thức, bảo vệ tài nguyên, MT.

Phát triển kinh tế hàng hóa nhiều thành phần
vận hành theo cơ chế thị trường, có sự quản lý
của Nhà nước

Phát triển nền kinh tế thị trường định hướng
xã hội chủ nghĩa

Xây dựng nền văn hóa hoá tiên tiến, đậm đà
bản sắc dân tộc

Xây dựng nền VH hoá tiên tiến, đậm đà bản
sắc DT; xây dựng con người, nâng cao đời
sống ND, thực hiện tiến bộ và công bằng XH


Bảo đảm vững chắc quốc phòng và an ninh Bảo đảm vững chắc quốc phòng và an ninh
quốc gia.
quốc gia, trật tự, an toàn xã hội
Mở rộng quan hệ với nước ngoài

Thực hiện đường lối đối ngoại độc lập, tự chủ,
hoà bình, hữu nghị, hợp tác và phát triển; chủ
động và tích cực hội nhập quốc tế.

Xây dựng nền dân chủ XHCN, thực hiện đại
đoàn kết toàn dân tộc

Xây dựng nền dân chủ XHCN, thực hiện đại
đoàn kết toàn dân tộc, tăng cường và mở rộng
mặt trận dân tộc thống nhất

Xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ Xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ
nghĩa của nhân dân, do nhân dân, vì nhân dân
nghĩa của nhân dân, do nhân dân, vì nhân dân
Xây dựng Đảng trong sạch, vững mạnh.

Xây dựng Đảng trong sạch, vững mạnh.


CƯƠNG LĨNH XÂY DỰNG ĐẤT NƯỚC TRONG THỜI KỲ QUÁ ĐỘ LÊN
CHỦ NGHĨA XÃ HỘI
- Trong quá trình thực hiện phương hướng cần nắm vững các mối
quan hệ:
(1) Giữa đổi mới, ổn định và phát triển;

(2) Giữa đổi mới kinh tế và đổi mới chính trị;
(3) Giữa kinh tế thị trường và định hướng xã hội chủ nghĩa;
(4) Giữa phát triển lực lượng sản xuất và xây dựng, hoàn thiện
từng bước quan hệ sản xuất xã hội chủ nghĩa;
(5) Giữa tăng trưởng kinh tế và phát triển văn hoá, thực hiện tiến
bộ và công bằng xã hội;
(6) Giữa Đảng lãnh đạo, Nhà nước quản lý, nhân dân làm chủ; 
(7) Giữa xây dựng chủ nghĩa xã hội và bảo vệ Tổ quốc xã hội chủ
nghĩa;
(8) Giữa độc lập, tự chủ và hội nhập quốc tế;


×