Tải bản đầy đủ (.doc) (3 trang)

SKKN - Xây dựng tính mạnh dạn

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (84.44 KB, 3 trang )

SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM

ĐỀ TÀI
I/ LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI.
1.Lý do khách quan:
Âm nhạc là một ngõ tắt đi vào con tim, nó phụng sự và nuôi dưỡng con tim không già
nua, han rỉ, bởi cuộc sống lê thê đầy khắc khoải quên cái đã mất, thương cái đang còn và
ao ước cái sắp tới.
Hay âm nhạc là một món ăn tinh thần không thể thiếu được trong mỗi chúng ta sau mỗi
giờ làm việc và học tập, lao động mệt nhọc người ta thường tìm đến âm nhạc. Âm nhạc đã
góp phần đáng kể vào việc giúp con người giải toả được căng thẳng bộn bề trong cuộc sống
đời thường. Với học sinh tiểu học các em cũng cần có âm nhạc, qua lời ca tiếng hát giúp
các em vui tươi phấn khởi bớt căng thẳng khi bước vào các môn học khác. Qua bài hát giúp
các em yêu thích môn âm nhạc yêu bạn mến bè, yêu Ông bà, cha mẹ, yêu quê hương đất
nước phù hợp với lứa tuổi của các em.
Quá trình học nhạc một số em còn có tính nhút nhát trước tập thể dẫn đến ngại hát ở chỗ
đông người.
Qua thời gian giảng dạy tại trường tôi đã quan sát và ghi nhận một số em thường lúng
túng, chưa bộc lộ được những yêu cầu cần thiết của môn âm nhạc cụ thể là nội dung bài
hát các em thể hiện chưa tốt.
2. Lý do chủ quan:
Do học sinh đứng trước nhiều người, ngay cả bạn bè trong lớp các em cũng rất khó tự
nhiên khi thể hiện các bài hát vì các em chưa rèn luyện được tính tự tin, quá trình giao tiếp
còn hạn chế nên sự rụt rè nhút nhát khi thể hiện mình trước đông người là không thể tránh
khỏi. Đặc biệt là các em còn nhỏ chưa thể hiện tốt tính mạnh dạn trong giờ âm nhạc. VÌ
các lý do nêu trên nên tôi đã chọn đề tài này.
II/ ĐỐI TƯNG VÀ CƠ SỞ NGHIÊN CỨU.
1. Đối tượng nghiên cứu: Học sinh Trường Tiểu học Lê Lợi
2. Cơ sở nghiên cứu: Học sinh Trường tiểu học Lê Lợi.
III/ NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU.
1. Nội dung nghiên cứu:


Qua thời gian giảng dạy tại trường tôi phát hiện tư thế đứng hát biểu diễn của học sinh
đang còn rụt rè, nhút nhát cho nên tôi đã lên kế hoạch và biện pháp xử lý tình huống.
2. Phương pháp nghiên cứu.
- Phương pháp quan sát.
- Phương pháp nêu vấn đề.
+ Trong thời gian tôi giảng dạy và quan sát một số em khi đứng hát biểu diễn và ngồi hát
vỗ tay theo phách và đã phát hiện ra một số em khi hát còn rụt rè, e thẹn dẫn đến hát
không hay, hát nhỏ, hát không tròn lời. Phát hiện một số em khi đứng hat sai tư thế còn
nghiêng người, nét mặt căng thẳng. Từ quan sát cá nhân đến quan sát tập thểtôi đã phát
hiện các em chưa mạnh dạn, hát chưa đúng nhòp phách, tiết tấu và các em đứng hát sai tư
thế như:
- Y Mak Niê, H Nuin, Bkrông, Trần Văn Vũ, Y Khuôn Mlô, Ngô Quang Trung, Lê Đức
Sở, Ya Huy Niê, Đoàn Thò Thương, Y Giá Krông, Y Trương Krông, Y Nôi, Y Brôi Niê,
Ylăk Niê, Y Gieeng Mlô, Nguyễn Đức Huy, Y Lala Niê, Y Mũn Niê, Y Krinh Niê, Y Âm
Mlô...
IV/ NGUYÊN NHÂN CỦA VẤN ĐỀ TRÊN.
- Qua tìm hiểu tôi đã nghiên cứu và được biết là do các em hát sai nhạc, hát nhỏ, hay ngại
hát trước đám đông còn e dè.
- Chưa có sự động viên kòp thời của giáo viên và bạn bè.
- Chưa coi trọng môn âm nhạc, các em suy nghó học sao cũng được.
V/ BIỆN PHÁP THỰC HIỆN.
Từ thực tế trên tôi đã tìm ra biện pháp sau và thực hiện trong thời gian qua, để giúp các
em khắc phục tính nhút nhát, e thẹn bằng cách:
Về phía giáo viên là người trực tiếp giảng dạy và gần gũi với các em. Tôi đã cho các em
tham gia giao tiếp trước tập thể lớp, rèn cho các em khi nói hoạc khi hát biểu diễn trước tập
thể lớp cần phải nói và hát to, rõ ràng mạch lạc, để giúp các em hát tốt tôi đã giúp các em
tập đọc nhạc to trước tập thể lớp, bên cạnh đó cũng phối hợp với giáo viên khối 4+5 giúp
các em thực hiện tốt điều này trong các môn học khác: Như tập đọc, luyện tù to, kể truyện
theo tranh, tự nhiên xã hội, để các em tự tin với bản thân khi giao tiếp và khi biểu diễn bài
hát. Ngoài ra tôi còn áp dụng việc tổ chức trò chơi, xây dựng trò chơi trong các tiết học

nhằm động viên các em tham gia với tập thể lớp như: Tìm đáp số nhanh, viết bảng nhanh,
thi hát hay múa dẻo với các dãy bàn với nhau, nhóm với nhóm, cá nhân với cá nhân. Tôi
cũng thường xuyên gọi các em này lên bảng biểu diễn bài hát giúp các em đánh tan sự mặc
cảm, tự tạo được sự hứng thú trong học tập, tự tin vào bản thân, cố gắng phát huy tính tích
cực của mình.
Về phía học sinh sau khi đã được giúp đỡ nhiệt tình của giáo viên các em đã thể hiện
những điệu múa, bài hát giữa đông người một cách mạnh dạn, không e ngại các em đã tự
tin khi hát, nên thể hiện được tác phong đứng hát đúng tư thế.
Vừa học vừa rèn tính cách nhanh nhẹn, nhạy bén, mạnh dạn đã giúp các em cảm thụ
được nội dung bài hát, tích cực tham gia biểu diễn, hoạt động khác của lớp cũng được tham
gia một cách đáng kể, bởi ai cũng muốn được ghi nhận là tiến bộ.
Các em đã tiếp thu các bài hát hay, phù hợp với lứa tuổi của mình, biểu diễn nhóm và cá
nhân với những động tác vui nhộn, những tràng pháo hoa tán thành, trong các tiết học đã
giúp các em biểu diễn những tiết mục cá nhân thành công hơn. Kòp thời khen thưởng những
em có cố gắng ở từng tiết học, phát huy tính tích cực của học sinh trong giờ Âm nhạc.
VI/ KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU.
1.Về phía giáo viên.
Sau một thời gian ngắn thực hiện các biện pháp trong giờ dạy của khối 4+5 tôi có phần
sôi nổi, thể hiện tốt bài dạy của mình. Muốn vậy khi giảng dạy môn học này người giáo
viên phải nắm được trọng tâm yêu cầu bài dạy, quan sát kòp thời những biểu hiện của lớp
trong quá trình dạy để có biện pháp khắc phục.
Nhờ tìm phương pháp kòp thời để uốn nắn các em, nên các giờ âm nhạc sau các em: Y
Mak Niê, Trần Văn Vũ, Y Khuôn Mlô, Ngô Quang Trung, Lê Đức Sở, Ya Huy Niê, Đoàn
Thò Thương, Y Giá Krông, Y Nôi, Y Brôi Niê, Ylăk Niê, Y Gieeng Mlô, Nguyễn Đức Huy,
Y Lala Niê, Y Krinh Niê... Đã có sự chuyển biến rõ rệt giờ dạy âm nhạc của các em không
còn nhàm chán như trước nữa. Giờ đây các em trông chờ giờ âm nhạc một cách yêu thích.
Với các biện pháp trên tôi đã thu được những kết quả tương đối khả quan.
2. Về phía học sinh.
Các em tiếp thu nhanh hơn, giờ học trở nên sống động hơn. Năng khiếu của các em
cũng được bộc lộ qua cách tham gia biểu diễn nhóm, cá nhân.

Rèn luyện được tính nhanh nhẹn xây dựng bài ở các môn học khác. Các em đã có sự
chuyển biến rõ rệt, hát to, rõ và mạnh dạn hơn khi biểu diễn trước lớp.
VII/ Ý KIẾN ĐỀ XUẤT.
Trên đây chưa phải là đề tài hay nhưng sau một thời gian nghiên cứu thực tế sư phạm
tôi đã mạnh dạn viết nên suy nghó của mình.
Rất mong mọi giáo viên giảng dạy môn âm nhạc cần phải nắm vững nội dung và
phương pháp giảng dạy. Nhiệt tình với môn dạy của mình, sử lý tình huống một cách nhạy
bén để tìm được biện pháp giảng dạy tốt. Tránh thiệt thòi cho học sinh của mình khi cảm
thụ môn học nghệ thuật.
Kính mong được sự đóng góp ý kiến của quý Thầy cô.

Eakar, ngày 05 tháng 01 năm 2009
Người thực hiện.

Nguyễn Thò Bích
Ngọc

×