Tải bản đầy đủ (.doc) (2 trang)

bai5.dinh duong nito o thuc vat.doc

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (168.35 KB, 2 trang )

Giáo án giảng dạy môn Sinh học 11
Trường THPT Tắc Vân Giáo viên: Ngô Duy Thanh
A - CHUYỂN HOÁ VẬT CHẤT VÀ NĂNG LƯỢNG Ở THỰC VẬT
Bài 5. DINH DƯỠNG NITƠ Ở THỰC VẬT
-------- o0o --------
I. Mục tiêu:
Sau khi học xong bài này học sinh cần phải:
- Nêu được vai trò sinh lí của nguyên tố nitơ.
- Trình bày được các quá trình đồng hoá nitơ trong mô thực vật.
Nội dung trọng tâm: vai trò của nitơ và con đường đồng hoá nitơ ở mô thực vật (khử nitrat và
đồng hoá amôn).
II. Chuẩn bị
- Phương pháp:
o Phương pháp chính: giảng giải.
o Phương pháp xen kẽ: hỏi - đáp.
- Phương tiện dạy học:
o Hình 5.1 và hình 5.2a,b/trang 25-SGK.
III. Nội dung và tiến trình lên lớp:
1. Kiểm tra bài cũ: <6 phút>
Ổn định lớp: Kiểm tra sĩ số, vệ sinh.
1/. Thế nào là nguyên tố dinh dưỡng khoáng thiết yếu? Phân loại.
* Thường dựa vào cơ quan nào của cây để nhận biết được cây thiếu loại nguyên tố khoáng nào?
2/. Nêu vai trò của các nguyên tố khoáng thiết yếu.
2. Vào bài mới:
a. Mở bài: <1 phút>
Đặt câu hỏi về vai trò của nitơ đối với đời sống thực vật để HS thảo luận:
Hỗn hợp phân khoáng phổ biến nhất trong sản xuất nông nghiệp là gì? Vậy nitơ có vai trò như thế
nào đối với thực vật?  vào bài.
b. Tiến trình dạy học: <35 phút>
Hoạt động của GV và HS Nội dung
 HS đọc nội dung mục I, cho biết:


 Các dạng ion nào cây hấp thụ được?
 Các dạng ion đó được hình thành như thế
nào?
 Nguồn cung cấp các ion đó cho cây là những
nguồn nào?
 GV bổ sung:
+ Sự phân giải xác động, thực vật trong đất nhờ
VSV phân giải.
+ Sự cố định nitơ trong không khí nhờ VSV cố
định đạm.
+ Bón phân vô cơ.
 Hãy quan sát hình 5.1 và rút ra nhận xét về vai
trò của nitơ đối với sự phát triển của cây.
I. Vai trò sinh lí của nguyên tố Nitơ
- Cây hấp thụ nitơ chủ yếu ở dạng: nitrat (NO
3
-
) và
amôn (NH
4
+
).
- Nitơ có vai trò đặt biệt quan trọng đối với sự sinh
trưởng, phát triển của cây trồng và quyết định năng
suất và chất lượng thu hoạch.
- Nitơ có trong thành phần của hầu hết các chất trong
cây: prôtêin, axit nuclêic, diệp lục, ATP,...
- Vai trò điều tiết: N là thành phần cấu tạo của
prôtêin - enzim, côenzim và ATP  N tham gia điều
tiết các quá trình trao đổi chất trong cơ thể thực vật

Tuần: 03 Tiết: 05 --- Trang 1 ---
Giáo án giảng dạy môn Sinh học 11
Trường THPT Tắc Vân Giáo viên: Ngô Duy Thanh
thông qua hoạt động xúc tác, cung cấp năng lượng
và điều tiết trạng thái ngậm nước của các phân tử
prôtêin trong tế bào chất.
 HS đọc mục II, GV đặt câu hỏi:
 So sánh dạng nitơ rễ cây hấp thụ từ đất và
dạng nitơ tồn tại trong các hợp chất hữu cơ cấu
thành cơ thể thực vật  hãy giả thiết phải có
quá trình gì xảy ra trong cây?
 Quá trình khử trên được thực hiện ở đâu?
 HS lên bảng viết sơ đồ chuổi khử NO
3-

NH
4+
Nếu dư lượng NO
3-
lớn sẽ là nguồn gây
bệnh ung thư. Vậy một trong những tiêu chí
đánh giá rau quả sạch là gì?
 GV dẫn dắt: sau khi khử NO
3
-
 NH
4
+
thì
quá trình tiếp tục diễn ra trong cây như thế nào?

 HS nghiên cứu mục II.2 để trả lời câu hỏi:
 Có những con đường nào đồng hóa NH
3
?
GV: NH
3
tích lại nhiều trong mô sẽ gây độc cho
tế bào khi cây sinh trưởng mạnh thì lại thiếu hụt
NH
3
. Vậy cơ thể thực vật đã giải quyết mâu
thuẩn đó như thế nào?
.
II. Quá trình đồng hóa nitơ ở thực vật
1. Quá trình khử nitrat
Đó là quá trình chuyển hóa NO
3
-
thành NH
3
theo sơ
đồ:
NO
3
-
(nitrat)  NO
2
-
(nitrit)  NH
4

+
(amôni)
2. Quá trình đồng hóa NH3 trong mô thực vật
- Amin hóa trực tiếp các axit xêtô (axit xêtô + NH3
 axit amin).
- Chuyển vị amin (axit amin + axit xêtô  axit xêtô
mới + axit amin mới).
- Hình thành amit: liên kết phân tử NH3 vào axit
amin đicacboxilic (axit amin đicacboxilic + NH
3

amit)  Giúp giải độc NH
3
tốt nhất.
Amit là nguồn dự trữ NH
3
cho các quá trình tổng hợp
axit amin trong cơ thể thực vật khi cần thiết.
Ví dụ: Axit glutamic + NH
3
 Glutamin
3. Củng cố và dặn dò: <3 phút>
Củng cố: Tại sao nói Nitơ là nguyên tố dinh dưỡng khoáng không thể thiếu đối với cây?
Vì sao trong mô thực vật diễn ra quá trình khử nitrat?
Dặn dò: HS tự chia nhóm để thực hiện thí nghiệm 2/bài 7  viết thu hoạch  trình bày khi
đến tiết bài 7.
4. Rút kinh nghiệm
Ngày soạn: 07/09/2008
Tổ trưởng ký duyệt Giáo viên soạn
NGÔ DUY THANH

Tuần: 03 Tiết: 05 --- Trang 2 ---

Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×