Tải bản đầy đủ (.doc) (5 trang)

giáo trình của sở GD-ĐT

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (122.95 KB, 5 trang )

Tuần: 14
Ngày soạn:
Tiết 53-54: Đọc văn:
Chí Phèo
Nam Cao
A. MỤC TIÊU BÀI HỌC:
Giúp hs:
- Hiểu và phân tích được các nhân vật chính, đặc biệt là nhân vật Chí Phèo, qua đó thấy
được giá trị hiện thực và giá trị nhân đạo sâu sắc mới mẻ của tác phẩm.
- Thấy được một số nét đặc sắc về nghệ thuật của tác phẩm như điển hình hóa nhân vật,
miêu tả tâm lí, nghệ thuật và ngôn ngữ nghệ thuật.
B. PHƯƠNG TIỆN THỰC HIỆN:
- Sgv, Stk, Sgk, Giáo án.
- Tranh minh họa Chí Phèo và Thị Nở trong phim "Làng Vũ Đại ngày ấy".
C. CÁCH THỨC THỰC HIỆN:
Gv kết hợp sử dụng các phương pháp: diễn giảng, thảo luận theo nhóm, phát vấn…
D. TIẾN TRÌNH BÀI DẠY:
1. Kiểm tra sĩ số:
2. Kiểm tra bài cũ:
- CH
1
: Trình bày ngắn gọn những nét chính về phong cách nghệ thuật của Nam Cao?
- CH
2
: Vấn đề quan trọng trong đề tài người trí thức và đề tài người nông dân mà Nam
Cao đề cập là gì?
3. Bài mới:
Có những sáng tác đăng báo từ năm 1936 nhưng Nam Cao chỉ thực sự nổi tiếng
khi tác phẩm Chí Phèo ra đời. Trước Nam Cao đã có những nhà văn thành công khi viết
về đề tài nông dân như Nguyễn Công Hoan với "Bước đường cùng"; Ngô Tất Tố với
"Tắt đèn"… Song, với ý thức "khơi những nguồn chưa ai khơi và sáng tạo những gì


chưa có" và bằng tài năng của mình. Nam Cao đã tạo cho mình một phong cách viết
riêng, rất độc đáo. Từ những nguyên mẫu ở làng Đại Hoàng - quê hương nhà văn, kết
hợp với năng lực hư cấu của một nghệ sĩ tài năng, Nam Cao đã đóng góp vào kho tàng
văn học 1 kiệt tác - Chí Phèo.
Tiết 53:
Hoạt động của Gv - Hs Yêu cầu cần đạt
Gv: Hãy nêu hoàn cảnh sáng
tác và ý nghĩa nhan đề truyện
ngắn "Chí Phèo"?
Hs: trả lời.
Gv: nhận xét, bổ xung.
Gv: Em hãy nêu chủ đề truyện
ngắn "Chí Phèo"?
B. PHẦN HAI: TÁC PHẨM.
I. ĐỌC - HIỂU KHÁI QUÁT.
1. Hoàn cảnh sáng tác và nhan đề truyện:
a, Hoàn cảnh sáng tác:
Dựa vào những cảnh thật, người thật mà Nam Cao được chứng
kiến và nghe kể về làng quê mình, bức xúc trước hiện thực tàn khốc,
Nam Cao viết thành truyện năm 1941.
b, Nhan đề của truyện:
- Nhan đề đầu tiên: Cái lò gạch cũ (Đặt nhan đề như vậy phải chăng
tác giả muốn nói đến sự luẩn quẩn bế tắc, gắn với hình ảnh Chí Phèo ở
đầu truyện với hình ảnh Chí Phèo ở cuối truyện. Như vậy, "Cái lò gạch
cũ" như là biểu tượng về sự xuất hiện tất yếu của hiện tượng Chí Phèo,
gắn liền với tuyến chủ đề chính của tác phẩm).
- Nhan đề hai: "Đôi lứa xứng đôi" do nhà xuất bản Đời mới đặt dựa
vào mối tình giữa Chí Phèo - Thị Nở, nhan đề này mang tính giật gân,
phù hợp với thị hiếu của một lớp công chúng bấy giờ.
- Nhan đề ba: "Chí Phèo" (do chính Nam Cao thay đổi khi in truyện

ngắn này vào tập "Luống cày"(1946). Ông lấy tên nhân vật trung tâm
đặt tên truyện).
2. Chủ đề tác phẩm.
Qua tác phẩm Chí Phèo, Nam Cao tố cáo mạnh mẽ xã hội thực dân
Hs: trả lời.
Gv: Gọi 1 Hs tóm tắt tác phẩm
theo bố cục đoạn trích.
Hs: tóm tắt.
Gv: Tóm tắt tác phẩm dựa vào
cuộc đời Chí Phèo?
Hs: lắng nghe.
Gv: Dựa vào sự chuẩn bị bài ở
nhà, hãy nhận xét về hình ảnh
làng Vũ Đại qua các chi tiết
trong truyện?
Hs: Thảo thuận theo nhóm tìm
chi tiết  xâu chuỗi  nhận
xét.
Gv: bổ sung.
nửa phong kiến tàn bạo đã cướp đi của người nông dân lương thiện cả
nhân hình lẫn nhân tính. Đồng thời nhà văn cũng trân trọng phát hiện và
khẳng định bản chất tốt đẹp của những con người này ngay khi tưởng
chừng họ đã biến thành quỷ dữ.
3. Tóm tắt tác phẩm.
 Tóm tắt theo bố cục đoạn trích.
- Đoạn 1: Chí Phèo say rượu vừa đi vừa chửi.
- Đoạn 2: Chí Phèo trở về làng sau mấy năm đi tù. Ngoại hình hắn
đã thay đổi hoàn toàn, trông đặc như thằng lưu manh. Chí Phèo đến nhà
Bá Kiến rạch mặt ăn vạ nhưng Bá Kiến đã xử êm vụ này.
- Đoạn 3: Những biến đổi, thức tỉnh ở Chí Phèo sau đêm gặp Thị Nở

và trận ốm. Chí Phèo tỉnh rượu  xúc động khi Thị Nở mang cháo hành
đến  muốn thị giúp hắn hoàn lương  bị Thị Nở từ chối, Chí Phèo
định đến nhà thị để đâm chết bà cô Thị Nở nhưng trong cơn say hắn đã
đến nhà Bá Kiến, đòi lương thiện, giết lão cường hào này rồi tự sát.
- Đoạn cuối: Chứng kiến cái chết của Chí Phèo, Thị Nở nhìn nhanh
xuống bụng và thoáng nghĩ đến cái lò gạch cũ bỏ không, xa nhà cửa và
vắng người qua lại.
 Tóm tắt theo cuộc đời nhân vật.

II. ĐỌC – HIỂU CHI TIẾT.
1. Hình ảnh làng Vũ Đại.
 Đây chính là không gian của tác phẩm.
- Làng này dân "không quá 200, xa phủ, xa tỉnh".
- Có tôn ti trât tự nghiêm ngặt:
+ Cao nhất là cụ tiên chỉ Bá Kiến "bốn đời làm tổng lí".
+ Rồi đến đám cường hào, chúng kết thành bè cánh, mỗi cánh kết
bè đảng xung quanh một người: cánh cụ Bá Kiến, cánh ông đội tảo,
cánh ông tư Đạm…
+ Sau nữa là những người nông dân thấp cổ bé họng, suốt đời bị đè
nén áp bức.
+ Sau cùng là những người dân dưới đáy cùng của xã hội, sống
tăm tối như thú vật: Năm Thọ, Binh Chức, Chí Phèo.
- Đám cường hào 1 mặt ngấm ngầm chia rẽ, nhè từng chỗ hở để mà
trị nhau. Mặt khác, chúng "đu lại với nhau" để bóc lột, ức hiếp nông
dân.
 Như vậy, chỉ qua một số chi tiết được chọn lọc kĩ lưỡng, Nam Cao
đã dựng lên 1 làng Vũ Đại sống động, hết sức ngột ngạt, đen tối. Nam
Cao đã làm nổi bật mối xung đột giai cấp âm thầm mà quyết liệt ở nông
thôn. Đấy chính là hình ảnh thu nhỏ của nông thôn Việt Nam trước Cách
mạng tháng Tám.

(Hết tiết 53, chuyển tiết 54)
Tiết 54:
Hoạt động của Gv - Hs Yêu cầu cần đạt
Gv: Giới thiệu ngắn gọn về
cuộc đời của Chí Phèo từ anh
Chí trở thành Chí Phèo.
Hs: lắng nghe, suy ngẫm.
2. Hình tượng nhân vật Chí Phèo.
a, Ra tù, trong cơn say, đến nhà Bá Kiến gây sự.
 Nhận xét:
- Chí Phèo là nhân vật trung tâm đặc sắc nhất của truyện. Nạn
nhân tiêu biểu nhất ở làng Vũ Đại, ở xã hội thực dân nửa phong kiến
Việt Nam đương thời.
- Điển hình cho một bộ phận nông dân bị lưu manh hóa, thể hiện
một quy luật phổ biến - quy luật bần cùng hóa, lưu manh hóa của
con người trong xã hội bất công.
- Ba giai đoạn cuộc đời Chí Phèo:
Gv: Mở đầu truyện, Chí Phèo
có sự xuất hiện độc đáo như thế
nào?
Hs: tái hiện và phát hiện.
Gv: Em hãy nhận xét cách mở
đầu truyện của tác giả?
Nhận xét ngôn ngữ độc đáo
được thể hiện ngay phần đầu
truyện?
Hs: thảo luận nhóm, trả lời.
Gv: Miêu tả Chí Phèo qua lời
nói, cử chỉ, hành động của Chí
Phèo sau khi ra tù; nhà văn

muốn nói lên vấn đề gì?
Hs: phân tích, khái quát, suy
luận, phát triển.
Gv: Kề ngắn gọn lai lịch Thị
Nở và hoàn cảnh cuộc gặp gỡ
tình cờ giữa Thị Nở và Chí
Phèo.
Hs: lắng nghe.
Gv: Khi tình dậy, Chí Phèo đã
nhìn thấy gì, nghe thấy gì?
Tâm trạng của Chí như thế
nào? Tại sao lại có sự biến
chuyển đó?
Hs: thảo luận theo nhóm từng
vấn đề.
+ Từ lúc ra đời đến lúc bị đẩy vào tù.
+ Từ khi Chí Phèo ra tù đến khi gặp Thị Nở.
+ Từ khi bị Thị Nở khước từ tình yêu tới khi Chí đâm Bá Kiến và
tự sát.
 Sự xuất hiện độc đáo của hình tượng nhân vật Chí Phèo.
- Nam Cao đã mở đầu truyện bằng hình ảnh Chí Phèo say rượu,
vừa đi vừa chửi. Chí chửi tất cả, từ trời  đời  cả làng Vũ Đại 
cha đứa nào không chửi nhau với hắn …
- Như vậy, điều lạ lùng là ở chỗ chửi nhưng không có người
nghe chửi và cũng không có ai chửi lại Chí. Khi không còn biết chửi
ai, Chí quay ra chửi những người đẻ ra hắn.
 Cách mở đầu truyện độc đáo:
- Vào cách vào đề trực tiếp, Nam Cao tạo được ấn tượng trong
bạn đọc về nhân vật chính: một kẻ say rượu, có cách chửi lạ lùng.
Khiến người đọc phải băn khoăn: Vì sao trên đời lại có một kẻ tha

hóa đến như vậy?...
- Chí Phèo hiện ra vừa cụ thể, vừa sinh động, đập vào mắt khán
giả.
- Ngôn ngữ kể chuyện, trần thuật, dựng chân dung nhân vật hết
sức đặc sắc:
+ Ngôn ngữ nửa trực tiếp: vừa kể, vừa tả một cách khách quan;
vừa như nhập vào Chí Phèo kể và nghĩ…
+ Đa giọng điệu:
 Giọng điệu của nhà văn: phong phú, biến hóa, lúc tách
bạch, lúc đan xen.
 Giọng miêu tả, bình luận của nhà văn: "bao giờ… chửi"…
 Giọng người dân làng Vũ Đại: "chắc… mình ra".
 Giọng Chí Phèo: "Mẹ kiếp!...".
 Đan xen giọng người kể và giọng nhân vật.
 Miêu tả Chí Phèo qua tiếng chửi, nhà văn muốn phản ánh:
- Từ anh Chí hiền lành, qua 7, 8 năm ở tù, nhà tù thực dân phong
kiến đã biến "Chí" thành "Chí Phèo".
+ Hình dáng: "Như thằng săng đá".
+ Cách ăn mặc: phanh ngực xăm trổ, con mắt gườm gườm, mặt
đen cơng cơng…
+ Hành động: uống rượu say, không trả tiền, định đốt quán,
xách vỏ chai đến nhà Bá Kiến gây sự, chửi tục, đập đầu, rạch mặt ăn
vạ…
- Một mặt nhà văn muốn thể hiện cái hung hãn, lưu manh, côn
đồ của Chí, mặt khác, phản ánh ý thức phản kháng liều lĩnh trong bế
tắc và tuyệt vọng của Chí Phèo.
 Qua cách ứng xử của lí Cường, Bá Kiến, người đọc còn thấy
bản lĩnh cáo già của lão địa chủ cường hào già đời đục khoét và
nhiều kinh nghiệm cai trị dân lành. Chỉ qua vài lời ngon ngọt, vài
hào bạc uống rượu của Bá Kiến, Chí Phèo đã nhụt chí căm hờn, trở

thành tay sai đắc lực của Bá Kiến.
b, Mối tình Chí Phèo - Thị Nở.
 Cuộc gặp gỡ tình cờ:
- Thị đi kín nước rồi nghỉ, ngủ quên trong vườn chuối…
- Chí Phèo say  không về lều  ra bờ sông gần nhà  gặp
Thị…
- Nửa đêm, Chí Phèo đau bụng, được Thị Nở dìu vào lều…
 Chí Phèo tỉnh rượu sau cơn say:
- Tâm trạng: miệng đắng, chân tay uể oải, lòng mơ hồ buồn.
- Lâu lắm mới cảm nhận được cuộc sống đời thường với những
 Đại diện nhóm trả lời.
Gv: Cho Hs thảo luận nhóm
câu hỏi sau: Phân tích ý nghĩa
hình ảnh bát cháo hành đối với
Chí Phèo, Thị Nở?
Hs: thảo luận nhóm, phân tích
càng tầng lớp ý nghĩa, phát
biểu.
Gv: Khi bị Thị Nở từ chối
sống chung, Chí Phèo đã đau
khổ như thế nào? Tâm trạng ấy
dẫn đến kết quả gì?
Hs: trả lời.
Gv: Chí Phèo định xách dao
đến nhà Thị Nở, nhưng bước
chân hắn lại đưa hắn đến nhà
Bá Kiến, tại sao như vậy?
Hs: trả lời.
Gv: Vì sao Chí Phèo có hai
hành động trên? Ý nghĩa cái

chết của Chí Phèo?
Hs: thảo luận nhóm, trả lời.
Gv: Yêu cầu Hs phân tích
nhân vật này ở nhà, dựa trên
định hướng của Gv.
cảnh sắc, âm thanh bình dị: tiếng cười nói của những người đi chợ,
tiếng anh thuyền chài đuổi cá, tiếng chim hót, ánh nắng rọi vào cái
lều nát…
- Nhớ lại quá khứ xa xôi với những ước mơ bình dị như biết bao
người dân quê.
- Nghĩ đến hiện tại, lại nghĩ về tương lai cô độc, tuổi già, đau
ốm… hắn càng buồn lo hơn. Lần đầu tiên hắn trở lại làm người, suy
nghĩ như một người nông dân nghèo bản chất lương thiện.
 Đây là đoạn văn miêu tả diễn biến tâm lí nhân vật thật tự nhiên,
tinh tế, hợp lí.
 Thật tự nhiên, suy nghĩ của Chí Phèo hướng về Thị Nở, khi
Thị bước vào lều với bát cháo hành.
- Hình ảnh "bát cháo hành" vừa chân thực, vừa giàu ý nghĩa.
- Với Thị Nở, đây là bát cháo tình nguyện, bát cháo đem cho,
đem tặng, bát cháo tình yêu, mở đầu cho hạnh phúc gia đình.
- Với Chí Phèo, bát cháo hành có tác động thật bất ngờ, mạnh
mẽ:
+ Ngạc nhiên (vì từ trước đến nay hắn chỉ đi cướp giật của
người khác để ăn, vậy mà nay lại có người cho hắn ăn…).
+ Cảm động: "mắt ươn ướt, hình như hắn khóc".
+ Bâng khuâng vừa vui, vừa buồn, ăn năn hối hận vì những
việc ác mà mình đã làm.
+ Nhớ đến quá khứ bị bà Ba làm nhục. Quay về hiện tại: tràn
ngập niềm vui…
+ Thấy thèm lương thiện, muốn làm hòa với mọi người biết

bao.
+ Mong muốn Thị Nở sống chung… Chí ước mơ có một gia
đình hạnh phúc cùng Thị Nở  chi tiết bát cháo hành thể hiện tình
cảm chứa chan nhân đạo của nhà văn. Mặt khác, thể hiện tài năng
nghệ thuật miêu tả, phân tích tâm lí nhân vật của Nam Cao.
 Khi bị Thị Nở từ chối sống chung, Chí Phèo đã:
- Ngạc nhiên, thích chí trước cử chỉ giận giữ của Thị Nở.
- Hiểu rõ sự thật  ngẩn ra, sửng sốt, không nói nên lời.
- Đuổi theo níu lại, nắm tay thị.
- Bị từ chối quyết liệt  Chí lại kêu làng, định đập đầu rạch mặt
ăn vạ  uống say  càng uống càng tỉnh  đau khổ, tuyệt vọng,
khóc  say mềm  xách dao đi trả thù.
 Chí Phèo không đến nhà Thị Nở trả thù mà lại đến nhà Bá
Kiến vì:
- Hành động của người say không như dự định ban đầu.
- Từ trong sâu thẳm, Chí lờ mờ hiểu ra nguyên nhân sâu xa: kẻ
làm Chí ra nông nỗi này là do Bá Kiến. Đòi lương thiện là phải đòi
nơi lão bá.
 Không đòi được thì phải trả thù.
- Chí Phèo có những câu nói thể hiện tâm trạng cực kì phẫn uất
và bế tắc, thể hiện khao khát cháy bỏng của người dân cùng khổ, thể
hiện bản chất người tốt đẹp, hướng thiện của Chí.
c, Hành động đâm chết Bá Kiến và tự sát.
 Hành động đâm chết Bá Kiến.
- Chí Phèo giết Bá Kiến là tất yếu. Tuy làm tay sai cho Bá Kiến
nhưng Chí Phèo vẫn âm ỉ lòng căm thù kẻ đã đẩy Chí vào tù. Đến
khi gặp lại Thị Nở, Chí hoàn toàn đã thức tỉnh được điều đó.
- Cái chết của Chí chứng tỏ Chí coi niềm khao khát trở về cuộc
sống lương thiện còn cao hơn cả tính mạng.
- Cái chết của Chí đã tố cáo xã hội thực dân nửa phong kiến đã

Gv: Hãy khái quát những nét
chính về giá trị nội dung và giá
trị nghệ thuật của tác phẩm
"Chí Phèo"?
Hs: trả lời.
không chỉ đẩy người nông dân vào con đường lưu manh hóa, bần
cùng hóa mà còn đẩy họ tới cái chết.
- Cái chết của Chí Phèo còn chứng tỏ cảm quan hiện thực nhạy
bén của Nam Cao: tình trạng xung đột giai cấp ở nông thôn Việt
Nam đã hết sức gay gắt và chỉ có thể được giải quyết bằng những
biện pháp quyết liệt.
3. Hình tượng nhân vật Bá Kiến.
- Điển hình cho loại địa chủ cường hào ở nông thôn Việt Nam
trước cách mạng: xảo quyệt, gian hùng, lọc lỏi, già đời đục khoét
dân nghèo.
- Nhân cách ti tiện, bỉ ổi, dâm đãng, ghen tuông, độc ác.
 Bá Kiến là nhân vật địa chủ cường hào được Nam Cao xây dựng
với nhiều khám phá độc đáo riêng.
III. TỔNG KẾT.
- Giá trị nội dung:
+ Với cái nhìn tinh tế, sâu sắc và sáng tạo của người nghệ sĩ,
Nam Cao đã khắc họa thành công một thực tế đã trở thành quy luật
ở nông thôn Việt Nam trước cách mạng: một bộ phận nông dân bị
tha hóa, lưu manh hóa, bị mất cả nhân hình lẫn nhân tính.
+ Nam Cao phát hiện và khẳng định thiện tính mạnh mẽ, sức
sống tiềm tàng mãnh liệt của con người ngay cả khi họ bị xã hội phi
nhân tính trà đạp, cướp đi hồn người.
- Giá trị nghệ thuật:
+ Nghệ thuật xây dựng và điển hình hóa nhân vật.
+ Nghệ thuật miêu tả và phân tích tâm lý nhân vật.

+ Nghệ thuật trần thuật.
+ Ngôn ngữ sống động, giản dị.
+ Giọng điệu phong phú, có sự đan xen.
+ Cốt truyện hấp dẫn, đầy kịch tính.
+ Kết cấu độc đáo.
4. Củng cố:
Khắc sâu kiến thức trọng tâm của bài học.
5. Dặn dò:
- Làm bài tập phần "Luyện tập".
- Xem bài: "Thực hành về lựa chọn trật tự các bộ phận trong câu".

Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×