Dựa trên hai cuốn tiểu thuyết Tiễn biệt những ngày buồn và Ngõ lỗ
thủng của nhà văn Trung Trung Ðỉnh để làm nên một Ngõ lỗ
thủng
Dựa trên hai cuốn tiểu thuyết Tiễn biệt những ngày buồn và Ngõ lỗ thủng của nhà văn Trung Trung Ðỉnh
để làm nên một Ngõ lỗ thủng :
I."TIỄN BIỆT NHỮNG NGÀY BUỒN"
Lời:
Nhạc: Trọng Đài
"Cõi người ta
Cõi người ta
Niềm vui thì ít xót xa thì nhiều
Nông nổi giữa trăm chiều dở dang
Nông nổi giữa trăm chiều dở dang
Em ơi chiều đổ nắng vàng
Cớ sao mưa đổ cắt ngang đường về...
Em vê gói bánh phu thê, gói đi gói lại cõi mê lòng mình
Ngỡ rằng sau cuộc chiến chinh
Đôi vai anh ghé ghé xuống tìm em
Sắc rồi không!
Sắc lại không!
Cõi người với những mênh mông tràn trề
Gió xiêu xiêu
Sương xiêu xiêu
Mở lòng ra hết u mê
Sắc rồi không!
Sắc lại không!
Em vể gói bánh Phu Thê
Trăng soi ngõ nhỏ chim về ngủ đêm
Người ơi, người ơi, buồn có buồn thêm
Bao giờ hết gió mùa đông
Người ơi, người ơi gánh trái ngang
Cho anh gánh với đa mang đường về
Cõi người ta
Sắc rồi không./.
II.Nói thêm:
Theo quan niệm về nhân sinh của Phật giáo, muôn vật do sự biến đổi mà sanh ra, vốn không có thiệt. Thân
thể của chúng ta hay của vạn vật là Sắc, chỉ có tạm trong một thời gian sống, sau đó chết đi, xác thân rã tan
biến trở lại thành Không. Rồi từ chỗ Không lại biến hóa thành hình tướng tức là Sắc.
Ai nhận biết được chơn lý Sắc Không nầy thì không còn chấp cái Sắc tướng, tức là chấp cái xác thân nơi
cõi trần nầy, thì người đó dứt được phiền não.
Các vật sống trên cõi trần không bền bỉ, thấy có đó (Sắc) rồi lại mất đó (Không). Sự có không ấy rất dễ dàng
và mau lẹ như bọt nước trôi sông, như sương đeo ngọn cỏ.
Hơn nữa, cõi trần thuộc Dục giới, con người ham muốn tham lam, ưa vật nầy thích vật nọ và muốn gom về
mình càng nhiều càng tốt. Cái túi tham không đáy chứa mãi chẳng đầy.
Lòng tham dục khiến con người đắm đuối mãi trong Tứ Đổ tường: Tửu, Sắc, Tài, Khí, sa mê vào bả lợi
danh, cứ quanh quẩn trong trường mộng ảo, không xét kỹ cuộc đời nầy là giả tạm. Các vật sắp bày trên mặt
đất đều phải bị hư hoại, mà cứ tham lam bo bo giữ lấy, bỏ chỗ thật mà đi tìm cái giả. Cả cái xác thân nầy
cũng là giả tạm, khi xác thân hư hoại thì linh hồn sẽ rời bỏ xác thân để trở về chỗ Hư Không.
1
Chúng ta cũng nên nhớ rằng, cái Hư Không đó không phải là hoàn toàn trống rổng, không có gì, mà cái
Hư Không ấy là một khối sinh động mãnh liệt vô biên, bao gồm đủ mọi cảnh giới, mọi trạng thái, đủ các
pháp, mà từ đó sanh ra tất cả.
Không sanh ra Sắc, rồi Sắc trở lại thành Không. Vạn vật cứ thế biến đổi một cách tuần hoàn trong vòng
sanhtử luân hồi.
Sắc không là chỉ giáo lý của Phật giáo, hay chỉ sự tu hành
III."TT - Dựa trên hai cuốn tiểu thuyết Tiễn biệt những ngày buồn và Ngõ lỗ thủng của nhà văn Trung Trung
Ðỉnh để làm nên một Ngõ lỗ thủng (*) (biên kịch: Ðặng Diệu Hương, đạo diễn: Trần Quốc Trọng) trên màn ảnh
truyền hình, những người làm phim đã mang đến cho khán giả một "thực đơn" không xa lạ, cầu kỳ, nhưng vẫn rất
thiết thực, nếu không nói là hấp dẫn.
Phản ánh hiện thực xã hội vào những năm 1980, với sự tranh tối tranh sáng nhập nhòa giữa chuyển giao bao cấp
và cơ chế thị trường. Một thời tem phiếu xếp hàng, một thời "đầu đường đại tá vá xe", một thời của mọi sự tranh
thủ vật chất và thước đo giá trị vật chất là hàng đầu. Trên nền hiện thực xã hội đầy xáo trộn đó, con người ta
thường không kiểm soát được mình.
Bi kịch từ sự ngộ nhận, hay bi kịch từ sự thông thái đều có "cơ hội" ngang bằng nhau. Có nhân vật vừa thoát khỏi
nỗi sợ hãi này lại đụng đầu vào nỗi sợ hãi khác. Có nhân vật (là nhà văn) rất quyết liệt đổi mới nơi trang viết
nhưng lại ngập ngừng e ngại giữa đời thường. Có nhân vật mở miệng là nói theo chủ trương nhưng chưa bao giờ
làm chủ được mình để nói lên một lời chính kiến. Ðau xót và hài hước. Nói tóm lại, đấy là những ngày buồn, và
mọi người đều muốn tiễn biệt nó đi để sống những ngày mới tươi đẹp, ý nghĩa hơn.
Nhìn theo một khía cạnh xã hội thì việc làm bộ phim này cũng là một cách để "tiễn biệt những ngày buồn". Ý
nghĩa đó cũng thể hiện ở những bộ phim truyền hình trước đây như Mùa lá rụng, Ðất và người, Ma làng, Gió làng
Kình... Bởi chỉ khi nào chúng ta có một sự sòng phẳng với quá khứ, mổ xẻ nhiều vấn đề ở các góc cạnh gốc rễ
nhất thì chúng ta mới biết nên giữ lại cái gì và tiễn biệt cái gì. Về khía cạnh nghề nghiệp thì ai cũng biết đấy là
những đề tài "khó ăn", đạo diễn sẽ cực hơn, diễn viên sẽ xấu hơn, những spot quảng cáo có thể sẽ ít hơn. Cho nên
khi làm phim đề tài này phải chịu thương chịu khó, phải làm cho tới, nếu không sẽ tạo nên những hiệu ứng
ngược. Và thật mừng, những người làm phim đã không phụ lòng khán giả.
Không xem đây là một xu thế, Hãng phim Ðài truyền hình VN, nơi làm những bộ phim này, vừa thể hiện sự tâm
huyết vừa muốn tìm sự hấp dẫn bằng những sự thật; còn những nghệ sĩ thì muốn thể hiện tâm trạng sống của
người đương thời. Sắp tới đây họ sẽ làm tiếp một vệt phim truyền hình như thế như phim Bí thư tỉnh ủy dựa theo
cuộc đời thật của bí thư Tỉnh ủy Vĩnh Phú Kim Ngọc. Hi vọng đây sẽ là một bộ phim hay về một nhân vật dấn
thân đổi mới.
Không ngôi sao ca nhạc, người mẫu chân dài, cũng không có những chuyện tình tay ba tay tư éo le, nhưng phim
vẫn hấp dẫn. Ðó là sự hấp dẫn từ hiện thực ngồn ngộn của đời sống, dù đã là quá khứ nhưng vẫn thấy nóng ấm
chuyện thế thái nhân tình, dù không phải là chuyện mới mẻ nhưng sự chia sẻ là không bao giờ dừng lại.
Mong được xem nhiều phim hay về đề tài hiện thực xã hội như thế, để cùng "tiễn biệt những ngày buồn"."
2