Tải bản đầy đủ (.doc) (3 trang)

DAU DAU VOI MUA HE CHO CON

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (78.23 KB, 3 trang )

Đau đầu với mùa hè cho con
Gửi lúc 12:12 - Mon, 27/07/2009
Ngày xưa, cái thời mà ba mẹ còn là trẻ con, hè là 3 tháng rong ruổi chơi, về quê ngoại hóng gió, thả diều...
Thỉnh thoảng "bị nhắc nhở" thì tự ngồi lấy sách ra ôn bài. Tháng 7 vẫn là giữa hè. Mùa hè của con bạn giờ
không như thế...
Hè mới qua nửa chặng đường mà chị Nga - một phụ huynh của hai bé, 6 tuổi và 3 tuổi, đã than thở "Sao hè
lâu đến vậy?". Đó cũng là nỗi niềm chung của nhiều phụ huynh mỗi dịp hè về.
Từ đầu hè, khi con vừa được nghỉ, chị Nga và chồng đã phải lên kế hoạch về việc cho các bé làm gì trong hè.
Cho con học thêm là điều anh chị hoàn toàn không muốn. Như nhiều bậc cha mẹ khác hiện nay, anh chị
muốn cho con thật thoải mái, có một mùa hè đúng nghĩa sau những tháng dài trên ghế nhà trường. Bao kế
hoạch được đặt ra để cho con thụ hưởng những ngày hề ý nghĩa: Bé Minh sẽ được theo học lớp võ
Taekwondo ở nhà Thiếu nhi Thành phố này, bé Tâm sẽ theo học vẽ này. Hàng ngày buổi chiều sẽ cho hai anh
em chúng đi thả diều... Nhưng rồi giật mình vì nó... bất khả thi. Vì ai sẽ trông coi tụi trẻ bây giờ?
Anh chị không sống cùng bố mẹ, ông bà hai bên đều ở quê, cô giúp việc thì không biết đi xe máy, thế thì ai
sẽ đưa con đi học ngoại khóa? Mà chẳng lẽ cứ để con quanh quẩn chơi trong nhà với bốn bức tường chặt hẹp
suốt? Cả chuyện đi thả diều nữa, tan sở xong bon chen trong đám kẹt xe về đến nhà thì đèn đường đã lên,
còn gì mà thả diều...
Nghĩ nát óc, anh nảy ra ý kiến: Cho bé Minh về quê nội chơi, một phần vì con đã 6 tuổi rồi cũng phải cho con
thỉnh thoảng đi xa bố mẹ để rèn tính tự lập, phần khác để con về quê vui chơi với nắng gió cho rắn rỏi hơn.
Tuy nhiên sau một hồi suy đi tính lại thì anh chị thấy cũng chưa ổn: Bé Minh ở thành phố quen rồi, tiện nghi
đèn đuốc sáng choang, ở quê thì tối đến là nhà nào biết nhà ấy, chỉ có quanh quẩn chơi trong nhà, xem ti vi
với mọi người rồi lên giường ngủ sớm. Từ trước đến giờ ở thành phố sớm lắm các con chị cũng phải 10 giờ
đêm mới đi ngủ. Lại nữa, ở quê đất cát không à, đặt chân xuống là đất, bé Minh trước giờ lại thích sạch sẽ,
tay hơi dính bẩn là đòi rửa ngay. Bao nhiêu suy nghĩ khiến anh chị chùn bước không muốn cho con về quê
nữa...
Những phụ huynh có con ở độ tuổi Mẫu giáo mà học trường Tư thục thì còn đỡ lo vì trường chỉ nghỉ hè từ vài
ngày đến 2 tuần thôi, còn trường công thì thời gian nghỉ thường dài hơn, thậm chí có trường còn không tổ
chức học hè. Thế là bố mẹ phải huy động người thân trông coi giúp. Những người đi làm không thể nghỉ mà
cũng không có người thân hay người giúp việc để trông con thì đành tìm các nhóm trẻ gần nhà để gửi đỡ
trong một thời gian.
Hè về, đến các trung tâm dạy tiếng Anh, nhà Thiếu nhi Thành phố, nhà Thiếu nhi các quận, huyện... lúc nào


cũng đông đúc các bé theo học các môn năng khiếu. Các lớp học như học võ, hát, vẽ, tiếng Anh, múa... luôn
trong tình trạng đông phụ huynh đăng ký. Thế nhưng đó là nhìn vào bên ngoài còn thực ra, việc đáp ứng nhu
cầu này không thấm tháp gì.
Ba mẹ bây giờ thường có tâm lý sợ con nghỉ hè sẽ quên kiến thức, sẽ khó thích nghi lại với việc học nên...
thôi, hè cũng cứ đi học cho chắc ăn, vừa không phải đảo lộn lịch sinh hoạt, bố trí người trông coi mà con lại
biết trước kiến thức, đi học sẽ tự tin hơn. Tâm lý này khiến khá nhiều phụ huynh chọn cách cho con đi học
thêm những môn chính khóa trong dịp hè - Cho con học trước chương trình là lựa chọn của rất nhiều phụ
huynh có con từ 5 - 10 tuổi. Nhiều bé 5 tuổi được bố mẹ cho đi học chữa trước từ hè để khi vào Lớp 1 đỡ sợ
thua bạn kém bè, sợ cô giáo mắng... vì chưa biết chữ.
Có nhiều lý do khiến hè đến mà các bé ít được vui chơi thoải mái đúng nghĩa: Cha mẹ có quá ít thời gian
dành cho con; Điều kiện sinh sống ở thành phố với không gian chật hẹp, từ túng, đến các trung tâm học
thêm năng khiếu coi như là có không gian mới cho con... Hơn nữa, so với 10 năm trước đây, trẻ em càng
ngày càng chịu ảnh hưởng từ áp lực nặng nề của cha mẹ, xã hội: Các bé không những phải học giỏi các môn
chính khóa, mà còn phải có thêm một vài "năng khiếu" ngoài lề khác. Và chính bản thân các bé nhiều khi
cũng tự nguyện, hoặc thậm chí đòi ba mẹ cho tham gia các môn học này để không thua kém bạn bè.
Theo nhiều phụ huynh, vì nhà không có điều kiện đưa đón đi học, nên hè rồi con họ cũng lại được giải trí
bằng các trò chơi thụ động, như chơi điện tử chẳng hạn. Cha mẹ nào có điều kiện thì sắm mày chơi game tại
nhà, với tâm lý "dù sao như vậy cũng dễ quản lý con". Nhiều bé mới chỉ 4 - 5 tuổi đã được bố mẹ đầu tư máy
chơi game xịn có giá vài triệu đồng trở lên.
Thấy con suốt ngày cắm cúi vào máy chơi game nhưng nhiều cha mẹ lại an tâm vì nghĩ rằng như thế càng
hay: Con không nô đùa chạy nhảy mất công gãy tay trầy chân, chơi game dù sao cũng an toàn hơn là để con
khám phá những thứ nguy hiểm xung quanh như dây điện, cống... Cha mẹ nào không đầu tư được thì cho
con tiền ra tiệm điện tử hay internet gần nhà, con chơi miệt mài đến giờ ăn cơm thì có mặt ở nhà. Cha mẹ ít
quản lý được con chơi trò gì, có ích lợi hay không.
Trở lại trường hợp gia đình chị Nga ở phần đầu: Cuối cùng anh chị quyết định để bé về quê nội chơi mặc dù
vẫn còn rất nhiều lo lắng. Kết quả tốt đẹp ngoài mong đợi của anh chị: Bé về quê đi ngủ sớm, dậy sớm nên
khỏe hơn, không xem ti vi quá nhiều mà bù lại vận động chân tay, chạy nhảy suốt ngày và lại thích thú với
những điều mới lạ ở quê nên ăn uống ngon miệng, tăng cân tốt hơn, da dẻ hồng hào, rắn rỏi... Bây giờ chị lại
lo cho thời điểm con trở về thành phố, lại nhịp sống bận rộn, bó buộc trong nhà...
Chọn một giải pháp nào để các bé vẫn có thể thoải mái vui chơi mà cha mẹ vẫn sắp xếp được thời gian là

điều khá nan giải. Trong khi thực tế, dân số đông, số trẻ em tăng lên mà số lượng các sân chơi lại quá ít,
nằm rải rác bà tập trung ở cùng trung tâm nên chỉ đáp ứng được một phần nhỏ nhu cầu của phụ huynh: Quá
ít sân chơi cho thiếu nhi cũng là một lý do khiến cha mẹ phải quyết định chọn cho con những loại hình giải trí
thụ động. Các sân chơi, nếu có, thì cũng kém phong phú, ít ỏi về số lượng và chất lượng trò chơi. Cho nên
giải pháp thỏa đáng không thể chỉ trông chờ vào sự sắp xếp của bố mẹ mà phải đến từ nhiều phía...

Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×