Tải bản đầy đủ (.doc) (57 trang)

Boi d­uong HSG TV 4

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (378 KB, 57 trang )

Giáo án bồi duỡng học sinh giỏi lớp 4
Tiếng Vi t : T n - t phc
I.Yêu cầu:
- H nm c khái nim từ đơn, từ phức.
- biết phân biệt từ đơn, từ phức.
- Vận dụng những kiến thức từ loại vào thực tế.
II.Lên Lớp:
A. Bài Cũ:
? Thế nào là từ đơn? cho ví dụ.
? Thế nào là từ Phức?cho ví dụ.
B. Bài mới:
1. Từ đơn: H nêu lại khái niệm
2. từ phức: H nêu lại khái niệm.
a. Từ phức gồm mấy loại?
- từ phức gồm hai loại đó là từ ghép và từ láy.
+ từ ghép gồm: từ ghép tổng hợp và từ ghép phân loại
+ từ láy gồm: - Láy âm, láy vần, láy cả âm và vần, láy tiếng.
3. Phân biệt từ ghép, từ láy:
- Giống nhau: đều là từ nhiều tiếng ( 2; 3 hay 4 tiếng)
- Khác nhau:
+ Giữa các tiêng trong từ ghép có quan hệ về nghĩa ( Các từ khi tách ra thành
từ đơn đều có nghĩa).
+Giữa các tiếng trong từ láy có quan hệ về âm ( Các từ khi tách ra có một
tiếng có nghĩa (nghĩa gốc), một tiếng không có nghĩa).
4. Luyện tập:
Câu 1: dùng dấu gạch chéo tách các từ trong hai câu sau rồi ghi lại từ đơn, từ phức
trong câu:
Bởi/ tôi / ăn uống/ điều độ/ và /làm việc/ chừng mực/ nên/ tôi /chóng/ lớn/
lắm/( ) Cứ/ chốc chốc/ tôi/ lại/ trịnh trọng/ và/ khoan thai/ đ a/ hai /chân/lên/
vuốt/ râu.
Tô Hoài


Bài 2: Các chữ in đậm dới đây là1từ phức hay 2 từ đơn:
a) Nam vừa đợc bố mua cho một chiếc xe đạp.( từ phức)
b) Xe đạp nặng quá, đạp mỏi cả chân.( là hai từ đơn)
c) Vờn nhà em có nhiều loài hoa: hoa hồng, hoa cúc, hoa nhài.( là một từ phức)
d) Màu sắc của hoa cũng thật phong phú: hoa hồng, hoa tím, hoa vàng .( là hai
từ đơn)
Câu 3: nghĩa của các từ: nhà cửa, ăn uống, sách vở có gì khác so với nghĩa của
các từ đơn: nhà, cửa; ăn, uống; sách, vở?
nghĩa của các từ phức: nhà cửa, ăn uống, sách vở mang tính khái quát, tổng
hợp. Còn nghĩa của các từ đơn: nhà, cửa; ăn, uống; sách, vở mang tính cụ
thể so với các từ trên.
Câu 4: Từ mỗi tiếng dới đây hãy tạo ra các từ ghép, từ láy:
a) nhỏ b) lạnh c) vui
M: nhỏ bé, nhỏ nhoi
Giáo án bồi duỡng học sinh giỏi lớp 4
Câu 5: Tìm từ ghép và từ láy trong đoạn thơ sau. Sau đó, hãy cho biết từ ghép
giống và khác từ láy ở điểm nào:
Buồn trông cửa bể chiều hôm
TG TG
Thuyền ai thấp thoáng cánh buồm xa xa
TL TG TL
Buồn trông ngọn nứơc mới sa
TG
Hoa trôi man mác biết là về đâu
TL
Buồn trông nội cỏ rầu rầu
TG TL
Chân mây, mặt đất một màu xanh xanh.
TG TG TL
Nguyễn Du

III. Củng cố- Dặn dò:
- Thế nào là từ đơn? thế nào là từ phức?
- Về nhà làm bài tập : giải đề 1 sách BDHSG lớp 4
Tập làm văn( dàn bài- miệng): Kể chuyện
Đề bài: Em đã từng giúp đỡ bạn bè ( hoặc ngời thân trong giađình) một việc,
dù rất nhỏ. Hãy kể lại câu chuyện đó và nêu cảm nghĩ của em.
I.Yêu cầu:
- Giúp học sinh hiểu đợc đặc điểm chính của văn kể chuyện.
- thông qua bài viết giúp học sinh bớc đầu xây dựng một bài văn kể chuyện.
- Vận dụng kiến thức vào thực tế.
II.Lên Lớp:
A. Bài Cũ:
Chữa bài tập về nhà.
Kiểm tra chuẩn bị bài của học sinh.
B. Bài mới:
H đọc đề nêu yêu cầu của đề ra.
- Đề yêu cầu gì?
- Trọng tâm của đề là gì?
1. H nhắc lại kiến thức về văn kể chuyện.
Nêu dàn bài, T chép dàn bài lên bảng.
A) Mở bài: (Giới thiệu hoàn cảnh nhân vật trớc khi xảy ra câu chuyện)
Giáo án bồi duỡng học sinh giỏi lớp 4
- Câu chuyện xảy ra ở đâu? hoặc diễn ra trong hoàn cảnh nào? Sự việc chuẩn bị
cho câu chuyện bắt đầu là gì?
B) Thân bài: ( kể lại diễn biến của câu chuyện từ lúc bắt đầu đến lúc kết thúc):
- Sự việc mở đầu cho câu chuyện là gì?
- Những sự việc tiếp theo diễn ra lần lợt nh thế nào ? ( kể rõ từng hành động, chi
tiết cụ thể của việc làm giúp đỡ bạn hay ngời thân của em: làm việc gì? làm
nh thế nào?..... nêu rõ thái độ, hành động của nhân vật khác trớc việc làm của
em .).

- Sự việc kết thúc ra sao?
C) kết bài: Nêu cảm nghĩ của em về việc làm giúp đỡ bạn hay ngời thân của em
việc làm giúp đỡ ngời khác đã đem đến cho em những suy nghĩ và cảm xúc
gì? ( hoặc để lại trong em những ấn tợng khó phai.
Mở bài gián tiếp: ví dụ
Bạn bè là nghĩa tuơng thân
Khó khăn thuận lợi ân cần có nhau .
Thật vậy: trong cuộc sống, bạn bè cần phảI giúp đỡ, chia xẻ vớinhau trong
những lúc vui buồn. Em cũng vậy, em luôn giúp đỡ bạn bè mình trong những
lúc bạn gặp khó khăn, vì vậy tình bạn chúng em luôn khăng khít và bền vững.
Em đã từng giúp đỡ các bạn rất nhiều nhng có một việc làm đến bây giờ em
vẫn còn nhớ mãi.
2. Tập nói theo dàn ý đã chuẩn bị:
Dựa vào dàn bài học sinh đã chuẩn bị T hớng dẫn H sinh luyện nói ở nhóm và
trớc lớp theo từng phần mở bài, thân bài, kết bài.
Chú ý: luyện nói ứng khẩu, tìm ý nhanh, ( dựa vào dàn bài), tìm từ ngữ diễn
đạt nhanh, dùng ngôn ngữ nói ( không đọc lại bài viết đã chuẩn bị sẵn ở nhà.)
H trìng bày bài:
Mở bài:3 em.
Thân bài:5 em.
Kết bài:3 em.
Trình bày cả bài:2-4 em
Cả lớp nhận xét, bổ sung, T nhận xét thêm.
T theo dõi giúp đỡ thêm.
T thu bài.
III. Củng cố- Dặn dò:
Nhận xét giờ học. về chuẩn bị bài vào vở nháp.
Chuẩn bị tiết sau viết bài.
BTVN: luyện giải đề 2.
Tập làm văn (trả bài): Kể chuyện

Đề bài: Em đã từng giúp đỡ bạn bè ( hoặc ngời thân trong giađình) một việc,
dù rất nhỏ. Hãy kể lại câu chuyện đó và nêu cảm nghĩ của em
I.Yêu cầu:
Giáo án bồi duỡng học sinh giỏi lớp 4
-Nhận xét việc nắm bài của học sinh, cách làm bài.
- H rút ra những u khuyết điểm qua bài tập làm văn .
-Rèn ý thức viết, trình bày bài .
II.Lên Lớp:
1. Học sinh đọc đề .
2. Giáo viên giáo ghi đề lên bảng
Học sinh xác định yêu cầu của đề .
3. Giáo viên nhận xét về việc nắm yêu cầu đề ra .
-Hâù hết học sinh nắm đợc cách làm bài, hiểu đề, biết cách lại câu chuyện có
trình tự, lô gích về việc giúp đỡ bạn bè hoặc ngời thân của mình.
-Một số em có bài làm tốt, có hình ảnh nh : , Hà, Trang .
-Biết cách bố cục bài :Hằng, Hồng Nhung,
* Tồn tại:
- Một số em cha biết cáchdùng từ chính xác, diễn đạt còn vụng.
Một số em còn sa vào tả, liệt kê, một số em diễn đạt còn vụng , ý nghèo.
Sai lỗi chính tả ,còn một số em cha biết cách trình bày, cần rèn cách đặt
câu,dùng từ.
4. Học sinh chữa bài
III. Củng cố- Dặn dò:
Về nhà một số em viết cha đạt cần viết lại bài.
Giải đề số 3.
Tiếng Việt: Nhân hậu- đoàn kết
I.Yêu cầu:
- H nắm đợc các từ ngữ về chủ đề nhân hậu, đoàn kết.
- Biết sử dụng những từ ngữ thuộc chủ đề dã học.
- Biết vận dụng những kiến thức đã học vào cuộc sống.

II.Lên Lớp:
A. Bài Cũ:
H chữa đề số 3.
Một số em đọc cảm thụ.
B. Bài mới:
Bài 1: Tìm các từ ngữ :
a, thể hiện lòng nhân hậu, tình cảm thơng yêu đồng loại, ( tình thân ái, tình th-
ơng mến, sự đau xót, tha thứ, độ lợng, nhân từ, bao dung.
- Nhân hậu, nhân từ, nhân ái, nhân đức, nhân nghĩa, độ lợng, khoan dung, tha
thứ .
b,Trái nghĩa với nhân hậu hoặc yêu thơng:
- hung ác, ác bá, tàn ác, bạo ngợc, độc ác, cay độc, ác nghiệt, hung
tàn,hung dữ, dữ dằn, dữ tợn .
c, Thể hiện tình yêu thơng, đùm bọc, giúp đỡ đồng loại:
Giáo án bồi duỡng học sinh giỏi lớp 4
- cu mang, giúp đỡ, bênh vực, bảo vệ, che chở, che chắn, ủng hộ, cứu giúp, đỡ
đần
d, Trái nghĩa với đùm bộchặc giúp đỡ:
bóc lột, hà hiếp, áp bức, bức bách, bắt nạt, hành hạ, đánh đập .
Bài 2: Cho các từ: nhân dân, nhân hậu, nhân ái, công nhân, nhân loại, nhân đức,
nhân từ, nhân tài, nhân viên, nhân nghĩa, bệnh nhân, nguyên nhân, nhân quả.
a, Tiếng nhân nào có nghĩa là ngời?-
- nhân dân, công nhân, nhân loại, nhân tài, nhân viên, bệnh nhân,
b, Tiếng nhân nào có nghĩa là lòng thơng ngời?
- nhân hậu, nhân ái, nhân đức, nhân từ, nhân nghĩa.
c, Tiếng nhân nào có nghĩa là sinh ra kết quả?
- nguyên nhân, nhân quả.
Bài 3: chọn từ thích hợp trong các từ sau để điền vào chỗ trống thích hợp:
a, Giàu lòng .( nhân ái)
b,Trọng dụng ( nhân tài)

c, Thu phục ( nhân tâm)
d, lời khai của .( nhân chứng)
e, Nguồn .. dồi dào.( nhân lực)
Bài 4: Tìm các từ
a, chứa tiếng hiền: hiền lành, hiền đức, hiền tài, hiền hoà, hiền hậu, hiền tài.
b, chứa tiếng ác: ác độc, ác nghiệt, tàn ác, độc ác, tội ác, ác mộng, ác liệt
Bài 5: Phân biệt nghĩa của hai từ sau bằng cách đặt câu với mỗi từ: đoàn kết, câu
kết.
- Đoàn kết là chìa khoá của thành công.
- Các lực lợng phản động câu kết với nhau để chống phá cách mạng.
Bài 6: Điền các từ còn thíu vào chỗ trống để hoàn chỉnh các câu tục ngữ, thành
ngữ sau:
- Đồng sức đồng ( lòng)
- Đồng tâm nhất ( trí)
- Đồng cam cộng ..( khổ).
- Đồng tâm hợp .( lực)
Bài 7: Các câu tục ngữ khuyên ta điều gì? chê điều gì?
-ở hiền gặp lành: khuyên ta sống hiền lành, nhân hậu vì sống hiền lành, nhân
hậu sẽ gặp đợc những điều tốt đẹp và may mắn đây là đức tính tốt của con ngời,
cần phát huy.
- Trâu buộc ghét trâu ăn: phê phán những ngời có tính hay ghen tị với ngời
khác, thấy ngời khác đợc hạnh phúc, may mắn thì khó chịu. Đây là dức tính xấu
của con ngời, cần phê phán, cần lên án.
- Một cây núi cao: Khuyên con ng ời phải đoàn kết, biết tập hợp nhau lại
thành một khối vững chắc thì khó khăn đến đâu cũng sẽ làm đợc. Đây là một đức
tính tốt của con ngời.
H sinh làm bài, T theo dõi.
T thu bài chấm, chữa bài.
Nhận xét bài làm của H
III. Củng cố- Dặn dò:

Về nhà xem lại bài.
Giáo án bồi duỡng học sinh giỏi lớp 4
Tập làm văn(D n b i-mi ng): K chuyn
b i : Da v o cốt tryuện d ới đây,em hãy kể lại câu truyện cho đầy đủ và
rõ ý nghĩa.
Hai bạn nhỏ đang say sa đá bóng trên đờng, chợt một chiếc ô tô lao tới
đúng lúc một bạn đang mãi chạy theo quả bóng. Để tránh tai nạn, ngời lái xe
phải lái xe chệch lòng đờng và phanh lại, không may xe đâm vào một cây
to.Ngời lái xe bị thơng, phải đa vào bệnh viện. Hai bạn nhỏ đến thăm ngời lái
xe và hối hận về việc làm sai trái của mình.
I.Yêu cầu:
- H nắm đợc yêu cầu và thể loại của đề bài.
- H biết dựa vào cốt truyện để kể lại câu chuyện cho hợp lô gích và trình tự.
- Vận dụng kiến thức đã họcđể làm bài đúng trọng tâm, yêu cầu.
II.Lên Lớp:
A. Bài Cũ:
- Kiểm tra chuẩn bị bài của H
- 2 H lên bảng giải đề số 4.
B. Bài mới:
1. Tìm ý, lập dàn ý:
a. mở đầu Giới thiệu cảnh hai bạn nhỏ đang say sa đá bóng trên đờng, (hai bạn
nhỏ đó tên là gì? đá bóng ở đâu, vào lúc nào?Thái độ say sa đá bóng thể hiện rõ ở
những chi tiết nào?( không nghe tiếng còi ôtô xin đờng, không để ý đến những
ngời quađờng )
b. Diễn biến: một chiếc ô tô lao tới đúng lúc một bạn đang mãi chạy theo quả
bóng ( chiếc ô tô chạy tới bất ngờ ra sao? một bạn nhỏ đang mãi rợt bóng say sa
nh thế nào? lúc đó ngời lái xe bộc lộ thái độ gì?
- Để tránh tai nạn, ngời lái xe phải lái xe chệch lòng đờng và phanh lại, không
may xe đâm vào một cây to,ngời lái xe đã phải xử lý tình huống đột ngột đó nh
thế nào? cảnh xe đâm vào cây to ra sao? thái độ của hai bạn nhỏ nh thế nào?...

- Ngời lái xe bị thơng, phải đa vào bệnh viện.( ngời láI xe bị thơng nh thế nào? ai
đã giúp hai bạn nhỏ đa ngời lái xe vào bệnh viện .)
c. Kết thúc : Hai bạn nhỏ đến thăm ngời lái xe và hối hận về việc làm sai trái của
mình. ( đến thăm ngời lái xe, hai bạn đẫ nói những gì? những biểu hiện gì của hai
bạn bộc lộ sự ân hận? Ngời lái xe tỏ thái độ nh thế nào?
Bài tham khảo: đề 10 SBDHSG lớp4.
2. Tập nói theo dàn ý đã chuẩn bị:
Dựa vào dàn bài học sinh đã chuẩn bị T hớng dẫn H sinh luyện nói ở nhóm và
trớc lớp theo từng phần mở bài, thân bài, kết bài.
Chú ý: luyện nói ứng khẩu, tìm ý nhanh, ( dựa vào dàn bài), tìm từ ngữ diễn
đạt nhanh, dùng ngôn ngữ nói ( không đọc lại bài viết đã chuẩn bị sẵn ở nhà.)
H trìng bày bài:
Mở bài:3 em.
Thân bài:5 em.
Kết bài:3 em.
Giáo án bồi duỡng học sinh giỏi lớp 4
Trình bày cả bài:2-4 em
Cả lớp nhận xét, bổ sung, T nhận xét thêm.
T theo dõi giúp đỡ thêm.
T thu bài
III. Củng cố- Dặn dò:
Nhận xét giờ học. về chuẩn bị bài vào vở nháp.
Chuẩn bị tiết sau viết bài.
BTVN: luyện giải đề 5
Về nhà một số em viết cha đạt cần viết lại bài.
Giải đề số 3.
Tiếng Việt: C ảm thụ văn học
I.Yêu cầu:
- Hớng dẫn để H nắm đợc cách làm, cách cảm thụ một bài văn, bàithơ.
- H nắm đợc cách cảm thụ một bài văn, bài thơ.

- Vận dụng vào thực tế.
II.Lên Lớp:
A. Bài Cũ:
H giảI đề số 5, lớp chữa bài.
B. Bài mới:
T chép đề bài lên bảng:
"Em cầm tờ lịch cũ
Ngày hôm qua đâu rồi?
Ra ngoài sân hỏi bố
Xoa đầu em bố cừơi
Ngày hôm qua ở lại
Trong vở hồng của con
Con học hành chăm chỉ
Là ngày qua vãn còn.
Em hiểu câu trả lời của ngời bố đối với ngồicn qua những câu thơ trên ý nói gì?
H đọc lại đề: 3 em
T nêu câu hỏi:
- Bài thơ nói lên điều gì?
- Đây là cuộc nói chuyện giữa ai với ai?
Chú ý: muốn cảm thụ một đoạn văn, bài thơ trớc hết em cần đọc kỹ bài, tìm
xem trong đoạn thơ, bài văn đó có:
- những từ ngữ, hình ảnh nào hay, độc đáo.
Giáo án bồi duỡng học sinh giỏi lớp 4
- Biện pháp nghệ thuật nào đợc tác giả sử dụng: nh nhân hoá, so sánh, tu từ, ẩn
dụ...
- Nội dung đoạn thơ đó là gì?
trong đoạn thơ này, tác giả đã nói diều gì?
- thời gian đã trôi qua đi là thời gian đã mất, nhng ngời bố vẫn nói với con:
Ngày hôm qua ở lại
Trong vở hồng của con

Bởi vì: con học hành chăm chỉ thì trong quyển vở hồng của con sẽ đ ợc cô
giáo ghi những điểm tốt, quyển vở sẽ ghi lại kết quả học hành chăm chỉ của
con . Nh vậy mỗi khi mở ra, nhìn thấy kết quả học hành chăm chỉ, con có thể
cảm thấy ngày hôm qua nh vẫn còn ghi dấu trên trang vở hồng đẹp đẽ. Đó là ý
nghĩa sâu sắc mà ngời bố muốn nói với con trong đoạn thơ trên.
2. Đọc bàầic dao sau:
Cày đồng đang buổi ban trua
Mồ hôi thánh thót nhu mua ruộng cày
Ai ơi bung bát cơm đầy
dẻo thơm một hạt đắng cay muôn phần.
Em hiểu ngời nông dân muốn nói với ta điều gì? cách diễn tả hình ảnh có
sự đối lập ở cuối bài đã nhấn mạnh đợc ý gì?
Hai dòng đầu: Ngời nông dân cày đồng vào lúc nào? ( buổi ban tra). Hình
ảnh so sánh:
Mồ hôi thánh thót nhu mua ruộng cày
ý nói mồ hôi đổ ra
nhiều nh ma rơi trên ruộng cày. ý nói công việc của ngời cày ruộng, làm đồng vô
cùng vất vã, khó nhọc.
Hai dòng cuối ngời nông đân muốn nhắn gởi: hỡi ngời bng bát cơm đầy tr-
ớc khi ăn hãy nhớ: mỗi hạt gạo dẻo thơm đã chứa đựng muôn phần đắng cay, vất
vả của ngời làm ra nó.
Cách diễn tả hình ảnh có sự đối lập ở câu cuối bài ca dao: Dẻo thơm một
hạt >< đắng cay muôn phần đã nhấn mạnh đợc sự vất vả, khó nhọc nhiều khi
còn cả nổi đắng cay, buồn tủi của ngời lao động chân tay. ( cày đồng, làm ruộng,
sản xuất ra lúa gạo) để nuôi sống con ngời, góp phần làm cho con ngời trở nên
sung sớng, hạnh phúc.
H nắm đợc cách cảm thụ.Biết vận dụng vào cuộc sống.
III. Củng cố- Dặn dò:
H đọc lại bài .
BTVN: giải đề số6.

Tập làm văn( dàn bài- miệng): Kể chuyện
Giáo án bồi duỡng học sinh giỏi lớp 4
Đề bài: Một ngời thân trong gia đình em( ông, bà, bố, mẹ, anh, chị .) đã
từng làm một việc tốt và cảm động làm em nhớ mãi. Hãy kể lại câu chuyện
đó.
I.Yêu cầu:
- H nắm đợc yêu cầu và thể loại của đề bài.
- H biết kể lại câu chuyện cho hợp lô gích và trình tự.
- Vận dụng kiến thức đã họcđể làm bài đúng trọng tâm, yêu cầu
II.Lên Lớp:
A. Bài Cũ:
- Kiểm tra chuẩn bị bài của H
- 2 H lên bảng giải đề số 6.
B. Bài mới:
- H đọc đề, nêu yêu cầu của đề.
? đề văn thuộc thể loại văn gì?
Kể lại chuyện gì?
Nêu dàn bài, T chép dàn bài lên bảng.
a.Mở bài: (Giới thiệu hoàn cảnh nhân vật trớc khi xảy ra câu chuyện)
- Câu chuyện xảy ra ở đâu? hoặc diễn ra trong hoàn cảnh nào? Sự việc chuẩn bị
cho câu chuyện bắt đầu là gì?
b.Thân bài: ( kể lại diễn biến của câu chuyện từ lúc bắt đầu đến lúc kết thúc):
- Sự việc mở đầu cho câu chuyện là gì?
- Những sự việc tiếp theo diễn ra lần lợt nh thế nào ? ( kể rõ từng hành động, chi
tiết cụ thể của việc làm giúp đỡ bạn hay ngời thân của em: làm việc gì? làm
nh thế nào?..... nêu rõ thái độ, hành động của nhân vật khác trớc việc làm của
em .).
- Sự việc kết thúc ra sao?
c.kết bài: Nêu cảm nghĩ của em về việc làm mà ngời thân của em giúp đỡ ngời
khác đã đem đến cho em những suy nghĩ và cảm xúc gì? ( hoặc để lại trong em

những ấn tợng khó phai.
Mở bài gián tiếp: VD
Mọi ngời trong gia đình em luôn sống hoà thuận,vui vẻ cùng nhau. Vì vậy mà
mẹ em thờng nói: mẹ vui vì gia đình mình rất thơng yêu nhau, các con luôn là
những đứa con hiếu thảo.Đặc biệt mọi ngời trong nhà luôn giúp đỡ và hy sinh vì
nhau. Nhng có một việc làm của chị hai làm em vô cùng cảm động cho đến bây
giờ em vẫn cha quên.
2. Tập nói theo dàn ý đã chuẩn bị:
Dựa vào dàn bài học sinh đã chuẩn bị T hớng dẫn H sinh luyện nói ở nhóm và
trớc lớp theo từng phần mở bài, thân bài, kết bài.
Chú ý: luyện nói ứng khẩu, tìm ý nhanh, ( dựa vào dàn bài), tìm từ ngữ diễn
đạt nhanh, dùng ngôn ngữ nói ( không đọc lại bài viết đã chuẩn bị sẵn ở nhà.)
H trìng bày bài:
Mở bài:3 em.
Thân bài:5 em.
Kết bài:3 em.
Trình bày cả bài:2-4 em
Cả lớp nhận xét, bổ sung, T nhận xét thêm.
Giáo án bồi duỡng học sinh giỏi lớp 4
T theo dõi giúp đỡ thêm.
T thu bài
III. Củng cố- Dặn dò:
Nhận xét giờ học. về chuẩn bị bài vào vở nháp.
Chuẩn bị tiết sau viết bài.
BTVN: luyện giải đề 7

Tập làm văn ( trả bài): kể chuyện
Đề bài: Một ngời thân trong gia đình em( ông, bà, bố, mẹ, anh, chị .) đã
từng làm một việc tốt và cảm động làm em nhớ mãi. Hãy kể lại câu chuyện
đó.

I.Yêu cầu:
-Nhận xét việc nắm bài của học sinh, cách làm bài.
- H rút ra những u khuyết điểm qua bài tập làm văn .
-Rèn ý thức viết, trình bày bài .
II.Lên Lớp:
1. Học sinh đọc đề .
2. Giáo viên giáo ghi đề lên bảng
Học sinh xác định yêu cầu của đề .
3. Giáo viên nhận xét về việc nắm yêu cầu đề ra .
-Hâù hết học sinh nắm đợc cách làm bài, hiểu đề, biết cách lại câu chuyện có
trình tự, lô gích , biết kể lại câu chuyện một cách hợp lý. Biết diễn tả câu chuyện
theo hớng gay cấn, có cao trào. Biết dùng từ đúng văn cảnh, có hình ảnh sinh
động.
-Một số em có bài làm tốt, có hình ảnh nh : .
-Biết cách bố cục bài :,
* Tồn tại:
- Một số em cha biết cách dùng từ chính xác, diễn đạt còn vụng.
Một số em còn sa vào tả, liệt kê, một số em diễn đạt còn vụng , ý nghèo.
Sai lỗi chính tả ,còn một số em cha biết cách trình bày, cần rèn cách đặt
câu,dùng từ.
4. Học sinh chữa bài
III. Củng cố- Dặn dò:
Về nhà một số em viết cha đạt cần viết lại bài.
Giải đề số 7.
Tiếng Việt: Luyện tập về từ láy- từ ghép
I.Yêu cầu:
Giáo án bồi duỡng học sinh giỏi lớp 4
- Bớc đầu nắm đợc mô hình từ láy, từ ghép.
- Nhận biết từ láy, từ ghép trong câu, trong bài.
- Vận dụng kiến thức đã học vào thực tế, giao tiếp.

II.Lên Lớp:
A. Bài Cũ:
Gọi H chữa bài tập về nhà, cả lớp nhận xét.
T củng cố lại kiến thức đã học về từ láy, từ ghép.
B. Bài mới:
Bài 1: Phân các từ ghép trong từng nhóm dới đây thành hai loại:
Từ ghép có nghĩa tổng hợp và từ ghép có nghĩa phân loại.
a, máy nổ, máy ảnh, máy khâu, máy cày, máy móc, máy in, máy kéo
- Từ ghép có nghĩa tổng hợp: máy móc.
- từ ghép có nghĩa phân loại: những từ còn lại.
b, cây cam, , cây chanh, cây bởi, cây cối, , cây công nghiệp, cây lơng thực
- Từ ghép có nghĩa tổng hợp: cây cối
- từ ghép có nghĩa phân loại:những từ còn lại.
c, xe đạp, xe cải tiến, xe bò, xe buýt, xe cộ, xe ca, xe con, xe máy, xe lam
-Từ ghép có nghĩa tổng hợp: xe cộ.
- từ ghép có nghĩa phân loại:những từ còn lại.
Bài 2: Tìm các từ láy âm đầu trong đó có
a) Vần ấp ở tiếng đứng trớc:
M: Khấp khểnh, lập loè, mập mờ, lấp lánh, mấp mô, rập rờn, lấp ló
Các từ láy này đều biểu thị trạng tháI ẩn- hiện, sáng- tối, cao thấp, vào
ra, lên xuống, có không của sự vật hiện t ợng.
b) Vần ăn ở tiếng đứng sau:
Theo em, nghĩa của từ láy tìm đợc ở mỗi nhóm giống nhau điểm nào?
ngăy ngắn, đầy đặn, may mắn, bằng bặn, chắc chắn, vừa vặn . các từ này
đều biểu thị tính chất đầy đủ, hoàn hảo, tốt đẹp.
Bài 3: Đọc đoạn văn sau:
Biển luôn thay đổi theo màu sắc mây trời Trời âm u, mây m a, biển xám
xịt,nặng nề. Trời ầm ầm dông gió, biển đục ngầu, giận dữ Nh một con ngời biết
buồn vui, biển lúc tẻ nhạt, lúc sôi nổi, hả hê, lúc đăm chiêu, gắt gỏng.
Theo Vũ Tú Nam

a) Tìm các từ ghép trong đoạn văn trên rồi chia thành hai nhóm:Từ ghép có
nghĩa tổng hợp và từ ghép có nghĩa phân loại.
Từ ghép có trong đoạn văn là:
thay đổi, màu sắc mây trời, mây ma, dông gió, đục ngầu, giận dữ, buồn vui,
đăm chiêu, con ngời.
- có nghĩa tổng hợp : thay đổi, màu sắc mây trời, mây ma, dông gió, giận
dữ, buồn vui, đăm chiêu.
- từ ghép có nghĩa phân loại: đục ngầu, con ngời.
Tìm các từ láy trong đoạn văn trên rồi chia thành ba nhóm:
Từ láy âm đầu, từ láy vần, từ láy âm đầu và vần.
Các từ láy có trong đoạn văn trên là:
- Láy âm đầu:
Xám xịt, nặng nề, lạnh lùng, hả hê, gắt gỏng.
Giáo án bồi duỡng học sinh giỏi lớp 4
- Láy vần: sôi nổi.
- từ láy âm đầu và vần: ầm ầm.
H làm bài, chữa bài.
Lớp nhận xét.
III. Củng cố- Dặn dò:
Về xem lại kiến thức đã học.
BTVN : giải đề số 8.
Tập làm văn(miệng-viết):
Kể chuyện
Đề bài: Em đã từng tham gia ( hoặc chứng kiến ) những việc làm có ý nghĩa
tốt đẹp ở địa phơng mình đang sống. Hãy kể lại câu chuyện nói về việc làm
tốt đó.
I.Yêu cầu:
- H nắm đợc yêu cầu và thể loại của đề bài.
- H biết kể lại câu chuyện cho hợp lô gích và trình tự.
- Vận dụng kiến thức đã họcđể làm bài đúng trọng tâm, yêu cầu

II.Lên Lớp:
A. Bài Cũ:
- Kiểm tra chuẩn bị bài của H
- 2 H lên bảng giải đề số 6.
B. Bài mới:
- H đọc đề, nêu yêu cầu của đề.
? đề văn thuộc thể loại văn gì?
Kể lại chuyện gì?
Nêu dàn bài, T chép dàn bài lên bảng.
a.Mở bài: (Giới thiệu hoàn cảnh nhân vật trớc khi xảy ra câu chuyện)
Câu chuyện xảy ra ở đâu? hoặc diễn ra trong hoàn cảnh nào? Sự việc chuẩn bị cho
câu chuyện bắt đầu là gì?
b.Thân bài: ( kể lại diễn biến của câu chuyện từ lúc bắt đầu đến lúc kết thúc):
- Sự việc mở đầu cho câu chuyện là gì?
- Những sự việc tiếp theo diễn ra lần lợt nh thế nào ? ( kể rõ từng hành động, chi
tiết cụ thể của việc làm có ý nghĩa tốt đẹp của em, hoặc ở địa phơng em: làm
việc gì? làm nh thế nào?..... nêu rõ thái độ, hành động của nhân vật khác trớc
việc làm của em .).
- Sự việc kết thúc ra sao?
c.kết bài: Nêu cảm nghĩ của em về việc làm mà em hoặc ngời khác đã đem đến
cho em những suy nghĩ và cảm xúc gì? ( hoặc để lại trong em những ấn tợng khó
phai.
Mở bài gián tiếp: VD
Từ ngàn đời xa,dân tộc Việt Nam ta đã có truyền thống vô cùng cao đẹp, đó
chính là truyền thống lá lành đùm lá rách . Thật vậy, em đã từng chứg kiến rất
nhiều những nghĩa cở cao đẹp của truyền thống đó, nhng có một việc làm em rất
xúc động đó là việc khu phố em quyên góp tiền của để xây nhà tình nghĩa cho bà
T.
Giáo án bồi duỡng học sinh giỏi lớp 4
2. Tập nói theo dàn ý đã chuẩn bị:

Dựa vào dàn bài học sinh đã chuẩn bị T hớng dẫn H sinh luyện nói ở nhóm và
trớc lớp theo từng phần mở bài, thân bài, kết bài.
Chú ý: luyện nói ứng khẩu, tìm ý nhanh, ( dựa vào dàn bài), tìm từ ngữ diễn
đạt nhanh, dùng ngôn ngữ nói ( không đọc lại bài viết đã chuẩn bị sẵn ở nhà.)
H trìng bày bài:
Mở bài:3 em.
Thân bài:5 em.
Kết bài:3 em.
Trình bày cả bài:2-4 em
Cả lớp nhận xét, bổ sung, T nhận xét thêm.
T theo dõi giúp đỡ thêm.
T thu bài
III. Củng cố- Dặn dò:
Nhận xét giờ học.
Nhắc những em làm bài cha tốt về nhà làm lại.
Giải đề số 9
Thứ 4 ngày 16 tháng 1 năm2008
Tập làm văn(Trả bài): Kể chuyện
Đề bài: Em đã từng tham gia ( hoặc chứng kiến ) những việc làm có ý nghĩa
tốt đẹp ở địa phơng mình đang sống. Hãy kể lại câu chuyện nói về việc làm
tốt đó
I.Yêu cầu:
-Nhận xét việc nắm bài của học sinh, cách làm bài.
- H rút ra những u khuyết điểm qua bài tập làm văn .
-Rèn ý thức viết, trình bày bài .
II.Lên Lớp:
1. Học sinh đọc đề .
2. Giáo viên giáo ghi đề lên bảng
Học sinh xác định yêu cầu của đề .
Cần chú ý trọng tâm của đề :

Kể lại một việc làm thể hiện nghĩa cử cao đẹp nơi em đang sống.
Việc làm đố có thể là việc giúp đỡ, quyên góp ủng hộ ..
3. Giáo viên nhận xét về việc nắm yêu cầu đề ra .
-Hâù hết học sinh nắm đợc cách làm bài, hiểu đề, biết cách lại câu chuyện có
trình tự, lô gích , biết kể lại câu chuyện một cách hợp lý. Biết diễn tả câu chuyện
theo hớng gay cấn, có cao trào. Biết dùng từ đúng văn cảnh, có hình ảnh sinh
động.
-Một số em có bài làm tốt, có hình ảnh nh : Thuỳ Ngân, Hồng Nhung, Hà,
Trang, Duy Phơng .
-Biết cách bố cục bài :Hằng, Hồng Nhung, Hoá, Lơng,
* Tồn tại:
- Bài làm cha có bố cục, còn sơ sài: Nga. Phúc
Giáo án bồi duỡng học sinh giỏi lớp 4
- Một số em cha biết cách dùng từ chính xác, diễn đạt còn vụng.
Một số em còn sa vào tả, liệt kê, một số em diễn đạt còn vụng , ý nghèo.
Sai lỗi chính tả ,còn một số em cha biết cách trình bày, cần rèn cách đặt
câu,dùng từ.
4. Học sinh chữa bài
III. Củng cố- Dặn dò:
Nhận xét giờ học.
Đọc cho học sinh nghe một số bài văn mẫu.
BTVN: giải đề số 10
Thứ 6 ngày 18 tháng 1 năm2008
Tiếng Việt: Danh từ
I.Yêu cầu:
- H nắm đợc khái niệm danh từ.
- Biết nhận biết danh từ trong câu văn.
- Nắm đợc những danh từ đặc biệt, vận dụng vào thực tế.
II.Lên Lớp:
A. Bài Cũ:

- Thế nào là danh từ?
- Lấy ví dụ minh hoạ?
- xác định những từ sau là từ loại gì?
- cái đẹp, sự hy sinh, nổi nhớ, niềm vinh dự, màu xanh, cuộc vui, .
Những từ trên thuộc từ loại danh từ vì: dẹp, hy sinh, nhớ, thơng, vui . Là tính từ,
động từ nhng khi kết hợp với các từ nh: nổi, niềm, cái, sự, màu, cuộc . Trở thành
danh từ và gọi chung là danh từ trừu tợng.
B. Bài mới:
H nắm chắc phàn lí thuyết và làm bài tập.
Bài 1: Cho các từ sau: bác sĩ, nhân dân, hy vọng, thớc kẻ, sấm, văn học, cái, thợ mỏ,
mơ ớc, xe máy, sóng thần, hoà bình, chiếc, mong muốn,bàn ghế, gió mùa, truyền
thống, xã, tự hào, huyện, phấn khởi.
a, Xếp các từ trên vào hai nhóm:
- danh từ : bác sĩ, nhân dân, thớc kẻ, sấm, văn học, cái, thợ mỏ, xe máy, sóng thần,
hoà bình, chiếc, gió mùa, truyền thống, xã, huyện
- Không phải danh từ.: hy vọng, mơ ớc, mong muốn, tự hào, phấn khởi.
b, xếp các danh từ tìm đợc vào các nhóm sau:
- Danh từ chỉ ngời:bác sĩ, nhân dân, thợ mỏ
- danh từ chỉ vật: thớc kẻ, xe máy, bàn ghế.
- Danh từ chỉ hiện tợng: sấm, sóng thần, gió mùa.
- Danh từ chỉ khái nệm: văn học, hoà bình, truyền thống.
- Danh từ chỉ đơn vị: cái, chiếc, xã, huyện.
Bài 2: Tìm các danh từ trong đoạn văn sau:
Mùa xuân/ đã /đến. Những/ buổi chiều/ hửng ấm/, từng/ đàn/ chim én/ từ/ dãy/ núi/
đằng xa/ bay/ tới/, lợn vòng/ trên/ những/ bến đò/, đuổi nhau/ xập xè/ quanh
/những/mái nhà/. Những /ngày/ ma phùn/, ngời ta/ thấy/ trên/mấy/bãi soi/ dài/ nổi
Giáo án bồi duỡng học sinh giỏi lớp 4
lên/ ở /giữa/ sông/, những/ con giang/, con sếu/cao/ gần/ bằng/ ngời/, theo/ nhau/
lửng thửng/ bớc/ thấp thoáng/ trong/ bụi ma/ trắng xoá.
Theo Nguyễn Đình Thi

Các danh từ trong đoạn văn là: mùa xuân, buổi chiều, đàn, chim én, dãy, núi, bến
đò, mái nhà, ngày, ma phùn, ngời ta, bãi soi, sông, con, giang, sếu, ngời, bụi ma.
Bài 3: Tìm chỗ sai trong các câu dới đây và sửa lại cho đúng:
a) Bạn Vân đang nấu cơm nớc.
b) Bác nông dân đang cày ruộng nơng.
c) Mẹ cháu vừa đi chợ búa.
d) Em có một ngời bạn bè rất thân.
Các từ: cơm nớc, ruộng nơng, chợ búa, bạn bè đều có nghĩa kháI quát,
không kết hợp đợc với động từ mang nghĩa cụ thể hoặc với từ chỉ số ít ở trớc.
Cách sữa: bỏ tiếng ( chữ ) đứng sau của từ.
Bài 4: Viết lại các cụm từ sau cho đúng quy tắc viết hoa danh từ riêng:
- xã kim liên, huyện nam đàn, tỉnh nghệ an.
- Sông cửu long, núi ba vì, chùa thiên mụ, cầu hàm rồng, đèo hải vân, hồ hoàn
kiếm, bến nhà rồng.
- qua đèo ngang, tới vũng tàu, đền cầu giấy, về bến thuỷ.
Bài 5: Viết hoa đúng tên:
a) Bốn vị anh hùng dân tộc trong lịch sử nớc ta mà em biết:
Lê Lợi, Trng Trắc, Lý Thờng Kiệt, Nguyễn Huệ.
b) Bốn tác giả của các bài tập đọc trong SGK Tiếng Việt 4 là ngời Việt Nam:
Tô Hoài, Xuân Quỳnh, Trần Đăng Khoa, Lâm Thị Mỹ Dạ.
c) Thu Hiền, Lu Hữu Phớc, Hoàng Long, Hoàng Lân.
Thứ 2 ngày 21 tháng 1 năm 2008
Tập làm văn: Kể lại hành động của nhân vật.
Đề bài: Cho các tình tiết sau:
- Sắp đến ngày khai trờng, cả lớp ai cúng có quần áo mới trừ Hằng vì nhà bạn
rất nghèo.
- Tôi về xin phép mẹ để đợc tặng Hằng bộ váy áo của mình.
- mẹ khen tôi biết thờng yêu bè bạn và tặng tôi bộ váy áo khác.
Dựa vào các tình tiết trên, em hãy kể lại câu chuyện và đặt tên cho truyện.
I.Yêu cầu:

- H dựa vào các tình tiết cho sẵn để kể lại câu chuyện tặng Hằng bộ váy áo mới.
- H nắm đợc yêu cầu và thể loại của đề bài.
- H biết kể lại câu chuyện cho hợp lô gích và trình tự.
- Vận dụng kiến thức đã họcđể làm bài đúng trọng tâm, yêu cầu
II.Lên Lớp:
A. Bài Cũ:
- Kiểm tra chuẩn bị bài của H
- 2 H lên bảng giải đề số 6.
B. Bài mới:
- H đọc đề, nêu yêu cầu của đề.
? đề văn thuộc thể loại văn gì?
Giáo án bồi duỡng học sinh giỏi lớp 4
Kể lại chuyện gì?
Nêu dàn bài, T chép dàn bài lên bảng.
a.Mở bài: (Giới thiệu hoàn cảnh nhân vật trớc khi xảy ra câu chuyện)
Câu chuyện xảy ra ở đâu? hoặc diễn ra trong hoàn cảnh nào? Sự việc chuẩn bị cho
câu chuyện bắt đầu là gì?
b.Thân bài: ( kể lại diễn biến của câu chuyện từ lúc bắt đầu đến lúc kết thúc):
- Sự việc mở đầu cho câu chuyện là gì?
- Những sự việc tiếp theo diễn ra lần lợt nh thế nào ? ( kể rõ từng hành động, chi
tiết cụ thể của việc của em: làm việc gì? làm nh thế nào?..... nêu rõ thái độ,
hành động của nhân vật khác trớc việc làm của em .).
- Sự việc kết thúc ra sao?
c.kết bài: Nêu cảm nghĩ của em về việc làm mà em đã làm, đem đến cho em
những suy nghĩ và cảm xúc gì? ( hoặc để lại trong em những ấn tợng khó phai.
* Đoạn văn mẫu:
Bộ váy áo mới
Chỉ còn mấy ngày nữa là đến ngày khai trừơng. Mẹ mua
tặng tôi một bộ váy hồng thật đẹp. Ngay ngày hôm sau, tôi đem
bộ váy ra khoe với các bạn. Thật ngạc nhiên thì ra ai cũng đựơc

bố mẹ may cho quần áo mới để đi khai giảng. Chỉ có một mình
Hằng ngồi lặng lẽ, chẳng nói năng gì. Tôi chợt nhớ ra, nhà
Hằng nghèo lắm, chắc bạn chẳng có nhiều quần áo mới nhu tôi
đâu. Trong đầi tôi nảy ra một ý định. Thế là tối hôm đó, tôi về
hỏi ý kiến mẹ.Mẹ đồng ý cho tôi .Tặng bộ váy của mình cho
Hằng.và Các bạn có biết không,mẹ lại thửơng cho tôi một bộ
quần áo mới nữa.
Cứ nghỉ đến ngày khai trừơng sắp tới, ai cũng đựơc mặc
quần áo mới,tôi lại thấy sung sứơng lạ lùng.
2. Tập nói theo dàn ý đã chuẩn bị:
Dựa vào dàn bài học sinh đã chuẩn bị T hớng dẫn H sinh luyện nói ở nhóm và
trớc lớp theo từng phần mở bài, thân bài, kết bài.
Chú ý: luyện nói ứng khẩu, tìm ý nhanh, ( dựa vào dàn bài), tìm từ ngữ diễn
đạt nhanh, dùng ngôn ngữ nói ( không đọc lại bài viết đã chuẩn bị sẵn ở nhà.)
H trìng bày bài:
Mở bài:3 em.
Thân bài:5 em.
Kết bài:3 em.
Giáo án bồi duỡng học sinh giỏi lớp 4
Trình bày cả bài:2-4 em
Cả lớp nhận xét, bổ sung, T nhận xét thêm.
T theo dõi giúp đỡ thêm.
T thu bài
III. Củng cố- Dặn dò:
Nhận xét giờ học.
BTVN: những em yếu viết lại bài, luyện giải đề số 10
Thứ 4 ngày 23 tháng 1 năm 2008
Tập làm văn(trả bài): kể chuyện
Đề bài: Cho các tình tiết sau:
- Sắp đến ngày khai trờng, cả lớp ai cúng có quần áo mới trừ Hằng vì nhà bạn

rất nghèo.
- Tôi về xin phép mẹ để đợc tặng Hằng bộ váy áo của mình.
- mẹ khen tôi biết thờng yêu bè bạn và tặng tôi bộ váy áo khác.
Dựa vào các tình tiết trên, em hãy kể lại câu chuyện và đặt tên cho truyện.
I.Yêu cầu:
-Nhận xét việc nắm bài của học sinh, cách làm bài.
- H rút ra những u khuyết điểm qua bài tập làm văn .
-Rèn ý thức viết, trình bày bài .
II.Lên Lớp:
1. Học sinh đọc đề .
2. Giáo viên giáo ghi đề lên bảng
Học sinh xác định yêu cầu của đề .
Cần chú ý trọng tâm của đề :
Kể lại một việc làm thể hiện nghĩa cử cao đẹp nơi em đang sống.
Việc làm đố có thể là việc giúp đỡ, quyên góp ủng hộ ..
3. Giáo viên nhận xét về việc nắm yêu cầu đề ra .
-Hâù hết học sinh nắm đợc cách làm bài, hiểu đề, biết cách lại câu chuyện có
trình tự, lô gích , biết kể lại câu chuyện một cách hợp lý. Biết diễn tả câu chuyện
theo hớng gay cấn, có cao trào. Biết dùng từ đúng văn cảnh, có hình ảnh sinh
động.
-Một số em có bài làm tốt, có hình ảnh nh : Thuỳ Ngân, Hồng Nhung, Hà,
Trang, Duy Phơng, Hoá, Nga .
-Biết cách bố cục bài :Hằng, Trang, Hoá, Ngân, Lơng,
* Tồn tại:
- Bài làm cha có bố cục, còn sơ sài: Thu Hà. Phúc, Hằng .
- Một số em cha biết cách dùng từ chính xác, diễn đạt còn vụng.
Một số em còn sa vào tả, liệt kê, một số em diễn đạt còn vụng , ý nghèo.
Sai lỗi chính tả ,còn một số em cha biết cách trình bày, cần rèn cách đặt
câu,dùng từ.
4. Học sinh chữa bài

Giáo án bồi duỡng học sinh giỏi lớp 4
III. Củng cố- Dặn dò:
Nhận xét giờ học.
Đọc cho học sinh nghe một số bài văn mẫu.
BTVN: giải đề số 12
Thứ 6 ngày 25 tháng 1 năm 2008
Tiếng Việt: Ôn tập
I.Yêu cầu:
- H ôn lại các kiến thức về từ ghép, từ láy.những từ ngữ thuộc các chủ đề đã học.
- luyện tập cách sử dụng các từ thuộc chủ đề.
- Vận dụng kiến thức đã học vào thực tế.
II.Lên Lớp:
A. Bài Cũ:
Kiểm tra kiến thức về từ láy, từ ghép.
- H giải đề số 11
B. Bài mới:
Bài 1:
Chia các từ phức sau đây thành hai nhóm: từ láy và từ ghép.
Vui vẻ, vui chơi, vui vầy, vui chân, vui mắt, vui lòng, vui miệng, vui vui, vui
mừng, vui nhộn, vui sớng, vui tai, vui tính,vui tơi,; đẹp đẽ, đẹp mắt, đẹp lòng,
đẹp trai, đèm đẹp, đẹp lão, đẹp trời, đẹp đôi.
Từ láy Từ ghép
Vui vẻ, vui vầy vui vui, đẹp đẽ, đèm
đẹp
vui chơi, vui chân, vui mắt, vui lòng,
vui miệng, vui mừng, vui nhộn, vui s-
ớng, vui tai, vui tính,vui tơi; đẹp mắt,
đẹp lòng, đẹp trai, đẹp lão, đẹp trời,
đẹp đôi.
Bài 2: Chia những từ ghép trong ngoặc đơn thành hai loại:

a) từ ghép có ý nghĩa phân loại:
học gạo, ăn vụng, núi lửa, áo khoác, mỏng tang
b) từ ghép có ý nghĩa tổng hợp:
Rừng núi, làng xóm, tranh cãi, học tập, quần áo.
( Rừng núi, làng xóm, tranh cãi, học gạo, học tập, ăn vụng, núi lửa, quần áo, áo
khoác, mỏng tang).
Bài 3: Những từ nào không cùng nghĩa với từ cùng dòng:
a. nhân ái b. vị tha. c. nhân loại. d. nhân đức.
đáp án: c
Bài 4: viết tiếp vào chỗ trống 4 từ ghép có tiếng thơng:
Thơng xót, thơng tâm, thơng cảm, thơng mến .
Giáo án bồi duỡng học sinh giỏi lớp 4
Bài 5 : viết vào chỗ trống 4 từ cùng nghĩa với từ thật thà:
Ngay thẳng, trung thực, thành thật, chân thật.
Bài 6: viết vao chỗ trống:
a. hai thành ngữ hoặc tục ngữ nói về lòng thơng ngời:
-Lá lành đùm lá rách
- Tay đứt, ruột xót.
b. hai thành ngữ hoặc tục ngữ nói về đức tính trung thực và tự trọng:
- Thật thà là cha quỷ quái.
- Truớc sau nhu một.
c. hai thành ngữ hoặc tục ngữ nói về ớc mơ của con ngời:
- uớc sao đuợc vậy.
- Đuợc voi đòi tiên
H làm bài, T theo dõi.
Nh ận xét bài làm của H
Chấm chữa bài.
Cảm thụ :
hai thành ngữ hoặc tục ngữ nói về bài ca dao sau:
Trong đầm gì đẹp bằng sen

Lá xanh bông trắng lại chen nhị vàng
Nhị vàng bông trắng lá xanh
Gần bùn mà chẳng hôi tanh mùi bùn
Hình ảnh bông sen trong bài ca dao trên gợi cho em nghĩ đến điều gì sâu sắc?
- Dòng thơ 1 có ý giới thiệu nhng đồng thời khẳng định hoa sen là loài hoa đẹp nhất
trong đầm.
-Dòng thơ 2, 3 Lá xanh bông trắng lại chen nhị vàng
Nhị vàng bông trắng lá xanh
Từ ngữ ở hai dòng hầu nh giống nhau nhng thứ tự diễn đạt trái ngợc nhau, gợi cho
ngời đọc liên tởng đến vẻ đẹp trọn vẹn từ ngoài vào trong từ trong ra ngoài của loài
sen.
-Dòng thơ thứ 4:Gần bùn mà chẳng hôi tanh mùi bùn
Là câu kết, gợi cho ta nghĩ đến một điều sâu sắc: hoa sen đẹp vơn lên từ bùn đất mà
chẳng hề hôi tanh mùi bùn. Đó chính là vẻ đẹp phẩm chất cao quý, thanh tao, không
hề bị vẫn đục hay bị ảnh hởng bởi những xấu xa ngay tại môi trờng sống.
III. Củng cố- Dặn dò:
Nhận xét giờ học
BTVN: Giải đề số 13
Giáo án bồi duỡng học sinh giỏi lớp 4
Thứ 2 ngày 28 tháng 1 năm 2008
Tiếng Việt: Luyện tập về động từ

I.Yêu cầu:
- H nắm đợc khái niệm động từ.
- Biết nhận biết động từ trong câu văn.
- Nắm đợc những động từ đặc biệt, vận dụng vào thực tế
II.Lên Lớp:
A. Bài Cũ:
Thé nào là động từ?
Lấy ví dụ cụ thể?

B. Bài mới:
Tiết 1:
Dạy kiến thức SGK.
Tiết 2: dạy kiến thức nâng cao, mở rộng
1. các từ ngữ gạch chân trong từng câu dới đây bổ sung ý nghĩa gì cho động từ
đứng sau nó:
a. Tuy rét vẫn ( bổ sung ý nghĩa tiếp diễn) kéo dài, xuân đã ( thời gian,
quá khứ) đến bên sông Lơng.
b. Những cành xoan khẳng khiu đang(thời gian:hiện tại) trổ lá, lại
sắp( thời gian tơng lai) buông ra những tán hoa sang sáng, tim tím.
2. Tìm những từ ngữ chỉ thời gian ( đã, đang, sẽ, vẫn, . ) để điền vào chổ trống
:
a. Lá bàng .........đỏ ngọn cây.
Sếu giang mang lạnh ...........bay ngoài
trời.
Mùa đông còn hết em ơi
Mà con én ..... gọi nguời sang xuân.
( Tố Hữu)
b. ......nhu xua vuờn dừa quê nội
sao lòng tôi.......thấy yêu hơn.
Ôi thân dừa ........ hai lần máu chảy
Biết bao đau thuơng, biết mấy oán hờn .
( Lê Anh Xuân)
d. Thác Y- a-li là một thắng cảnh trên lng chừng trời, ở đây ..có nhà máy
thuỷ điện và đây sẽ là nơi nghỉ mát vô cùng hấp dẫn.
Giáo án bồi duỡng học sinh giỏi lớp 4
3. Tìm từ chỉ thời gian dùng sai trong các câu dới đây rồi sửa lại cho đúng:
a) Nó đang khỏi ốm từ hôm trớc.
đã
b) Mai nó về thì tôi sẽ đi rồi.

đã
c) Ông ấy đã bận nên không tiếp khách.
đang
d) Năm ngoái, bà con nông dân đã gặt hái thì bị bão.
đang
Cảm thụ :
Trong bài: Khúc hát ru những em bé lớn trên lng mẹ, nhà thơ Nguyễn Khoa Điềm
có viết:
Lung núi thì to mà lung mẹ nhỏ.
Em ngủ ngoan đừng làm mẹmỏi
Mặt trời của bắp thì nằm trên đồi
Mặt trời của mẹ con nằm trên lung.
Hãy nêu những suy nghĩ của em về hình ảnh mặt trời đợc diễn tả trong hai câu
cuối ở đoạn thơ trên?
Hình ảnh mặt trời đợc diễn tả trong hai câu cuối ở đoạn thơ trên với hai ý khác
nhau:
- ở câu: Mặt trời của bắp thì nằm trên đồi
hình ảnh mặt trời cho ta nghĩ đến nguồn ánh sáng và những tia nắng ấm giúp
cho cây bắp lớn lên, hạt bắp thêm chắc mẩy. Vì vậy có thể nói là mặt trời của bắp.
- ở câu:Mặt trời của mẹ con nằm trên lung.
Hình ảnh mặt trời gợi cho ta liên tởng đến em bé, ( ngời con) đang nằm ngủ
trên lng mẹ. Em bé đợc mẹ che chở bằng tình yêu thơng. Em bé là niềm hy vọng
lớn lao và đẹp đẽ của ngời mẹ. Vì vậy có thể nói em bé là mặt trời của mẹ.
ở câu cuối, tác giả dùng nghệ thuật ẩn dụ ( so sánh ngầm)
III. Củng cố- Dặn dò:
Nhận xét bài làm của H, chấm chữa bài.
BTVN: H giải đề số 14
Thứ 4 ngày 13 tháng 1
năm2008
Kiểm tra: Bài số 1

I.Yêu cầu:
Giáo án bồi duỡng học sinh giỏi lớp 4
- Kiểm tra việcnắm kiến thức về phần từ đơn, từ ghép.
- Luyện tập về cách sử dụngcác kiến thức đã học .
- Vận dụng kiến thức đã học vào thực tế.
II.Lên lớp:
A. Bài cũ:
Kiểm tra sự chuẩn bị giấy kiểm tra và đồ dùng học tập.
B. Bài mới:
T chép đề lên bảng
Câu 1: Phân loại các từ sau để viết vào từng cộtchophù hợp.
Săn bắn,muông thú, ma gió, đu đủ, chôm chôm, tơi tắn, tơi tỉnh, tốt đẹp, đẹp đẽ,
đền đáp,tròn xoe, xinh xẻo, phẳng lặng, nhanh nhạy.
Từ láy Từ ghép
đu đủ, chôm chôm,tơi tắn, đẹp đẽ, săn bắn, muông thú, ma gió, tơi
Xinh xẻo tỉnh,tốt đẹp, đền đáp, tròn xoe, phẳng
lặng, nhanh nhạy
Bài 2:Viết vào chỗ trống hai từ láy có thể dùng để chỉ màu mắt; đặt câu với từ tìm
đợc.
Long lanh, lay láy,
- Cô bé có đôi mắt đen lay láy.
- Lan cời, đôi mắt long lanh nh muôn nói: tôi thật hạnh phúc.
Bài 3:Xác định các danh từ khái niệm trongcác danh từ sau:
Điểm, đạo đức, lòng, ngời, nớc, nhà, kinh nghiệm, cách mạng, đồng bào, ngày
mai, quyền, cuộc sống, năm, ánh trăng,dòng thác, nớc, máy phát điện, biển, sao,
con tàu.
Bài 4 : Bác Hồ kính yêu đã từng viết về các cháu thiếu nhi nh sau:
Trẻ em nhu búp trên cành
Biết ăn ngủ, biết học hành là ngoan .
Em hiểu câu thơ trên nh thế nào? Qua đó, em biết đợc tình cảm của Bác Hồ dành

cho thiếu nhi ra sao?
( Cảm thụ đề số 7)
Bài 5: Dựavào bài thơ dới đây, em hãy kể lại bằng văn xuôi câu chuyện về tình
bạn giữa Bê Vàng và Dê Trắng.
Gọi bạn
Tự xa xua thuở nào
Trong rừng xanh sâu thẳm
Đôi bạn sống bên nhau
Bê Vàng và Dê Trắng
Một năm trời hạn hán
Suối cạn, cỏ héo khô
Giáo án bồi duỡng học sinh giỏi lớp 4
Lấy gì nuôi đôi bạn
Chờ mua đến bao giờ?
Bê Vàng đi tìm cỏ,
Lang thang quên điờng về
Dê Trắng thuơng bạn quá
Chạy khắp nẻo tìm Bê
Đến bây giờ Dê Trắng
Vẫn gọi hoài Bê! Bê!
( Định Hải)
H làm bài, T theo dõi, nhắc nhở.
Hết giờ thu bài.
III.Củng cố dặn dò:
Nhận xét giờ học
BTVN: giải đề số 15
Thứ 6 ngày 15 tháng 2 năm2008
Tập làm văn( Dàn bài-miệng): Tả đồ vật
Câú tạo bài văn miêu tả đồ vật
Đề: Q uyển sách, cây bút, bảng con,thớckẻ, cái gọt bút chì, .là những đồ

vật từng gắn bó thân thiết với em trong học tập. Hãy miêu tả, kết hợp nêu kỷ
niệm đáng nhớ về một trong những đồ vật thân thiết đó.
I.Yêu cầu:
- Nắm đợc cấu tạo của bài văn miêu tả đồ vật, các kiểu mở bài, kết bài, trình tự
miêu tả trong phần thân bài.
- Biết vận dụng kiến thức đã học để viết mở bài, kết bài cho bài văn miêu tả đồ
vật.
- Vận dụng kiến thức đã học vào giao tiếp.
II.Lên Lớp:
A.Bài Cũ:
Nêu lại lý thuyết văn miêu tả.
B.Bài mới:
1. xác định yêu cầu: Tả một đồ vật từng gắn bó thân thiết với em trong học tập (
Quyển sách, cây bút, bảng con,thớckẻ, cáI gọt bút chì ).Kết hợp nêu kỉ niệm đáng
nhớ về đồ vật đó.VD: Đồ vật đợc ngời thân tặng vào dịp sinh nhật, đồ vật đã có lần
để quên ở lớp, đợc em nhỏ nhặt đợc và trao trả tận tay em )
2. Tìm ý- lập dàn ý:
a) Mở bài: Giới thệu trực tiếp hoặc gián tiếp đồ vật em chọn tả.
Giáo án bồi duỡng học sinh giỏi lớp 4
VD: trực tiếp: Nhân dịp đầu năm học mới, mẹ mua cho em một chiếc cặp mới,
ngay từ buổi học đầu tiên, chiếc cặp đã trở thành ngời bạn thân thiết của em, luôn
bên em nh hình với bóng.
Gián tiếp: Lan ơi! mẹ có quà cho con đây này nghe tiếng mẹ ngoài cổng, em
vội chạy ra đón. Mẹ đi chợ về, nét mặt rất vui. Một tay mẹ giấu sau lng vật gì đó. Em
háo hức hỏi : Mẹ mua cho con thứ gì hả mẹ? Mẹ tơi cời đáp: Mẹ mua cho con
thứ mà con hằng ao ớc. Em giở lớp giấy bọc ngoài ra và sung sớng reo lên: Ôi
chiếc cặp mới đẹp làm sao!
b)Thân bài:
- Tả bao quát ( Một vài nét chung về hình đáng,chất liệu)
- Tả chi tiết từng bộ phận có đặc điểm nổi bật ( chú ý những nét riêng ở đồ vật

của em, phân biệt với đồ vật cùng loại của ngời khác)
- Nêu kỷniệm đáng nhớ về đồ vật( hoặc nêu xen kẽ trong quá trình miêu tả chi
tiết.)
Kết bài: theo kiểu mở rộng hoặc không mở rộng
VD: Kết bài không mở rộng:
Chiếc cặp đã cùng em đến trờng trong bao năm qua và chứa đựng kỷ
niệm với ngời mẹ thân yêu mà em không bao giờ quên,
Kết bài mở rộng:
Em yêu lắm chiếc cặp thân yêu này,chiếc cặp đã chia sẻ với em bao nỗi vui
buồn trong học tập và in dấu một kỷ niệm đẹp. Em coi nó nh ngời bạn thân và
luôn giữ gìn nó cẩn thận để dùng đợc lâu.
2. Tập nói theo dàn ý đã chuẩn bị:
Dựa vào dàn bài học sinh đã chuẩn bị T hớng dẫn H sinh luyện nói ở nhóm và
trớc lớp theo từng phần mở bài, thân bài, kết bài.
Chú ý: luyện nói ứng khẩu, tìm ý nhanh, ( dựa vào dàn bài), tìm từ ngữ diễn
đạt nhanh, dùng ngôn ngữ nói ( không đọc lại bài viết đã chuẩn bị sẵn ở nhà.)
H trìng bày bài:
Mở bài:3 em.
Thân bài:5 em.
Kết bài:3 em.
Trình bày cả bài:2-4 em
Cả lớp nhận xét, bổ sung, T nhận xét thêm.
T theo dõi giúp đỡ thêm.
T thu bài
III. Củng cố- Dặn dò:
Nhận xét giờ học.
Nhắc những em làm bài cha tốt về làm lại.
Giải đề số 16
Thứ 2 ngày 18 tháng 2 năm 2008
Tập làm văn: Tả đồ vật

Giáo án bồi duỡng học sinh giỏi lớp 4
Đề: Quyển sách, cây bút, bảng con, thớc kẻ, cái gọt bút chì, .là những
đồ vật từng gắn bó thân thiết với em trong học tập. Hãy miêu tả, kết hợp
nêu kỷ niệm đáng nhớ về một trong những đồ vật thân thiết đó
I.Yêu cầu:
-Nhận xét việc nắm bài của học sinh, cách làm bài.
- H rút ra những u khuyết điểm qua bài tập làm văn .
-Rèn ý thức viết, trình bày bài .
II.Lên Lớp:
1. Học sinh đọc đề .
2. Giáo viên giáo ghi đề lên bảng
Học sinh xác định yêu cầu của đề .
Cần chú ý trọng tâm của đề :
3. Giáo viên nhận xét về việc nắm yêu cầu đề ra .
* Ưu điểm:
-Hâù hết học sinh nắm đợc cách làm bài, hiểu đề, biết cách tả lại đồ vật gắn
với việc học tập của mình , biết tả lại đồ vật một cách hợp lý. Biết tả có trọng tâm
và chú ý những chi tiết đặc sắc, biết nêu kỷ niệm đáng nhớ về đồ vật. Biết dùng từ
đúng văn cảnh, có hình ảnh sinh động.
-Một số em có bài làm tốt, có hình ảnh nh : Thuỳ Ngân, Hà, Trang, Hoá,
Nga .
-Biết cách bố cục bài :Trang, Hoá, Ngân, Lơng,
* Tồn tại:
- Bài làm cha có bố cục, còn sơ sài: Thu Hà. Phúc, Hằng .
- Một số em cha biết cách dùng từ chính xác, diễn đạt còn vụng.
Một số em còn sa vào kể, liệt kê, một số em diễn đạt còn vụng , ý nghèo.
Sai lỗi chính tả ,còn một số em cha biết cách trình bày, cần rèn cách đặt
câu,dùng từ.
4. Học sinh chữa bài
III. Củng cố- Dặn dò:

Nhận xét giờ học.
Đọc cho học sinh nghe một số bài văn mẫu.
BTVN: giải đề số 17
Thứ 4 ngày 20 tháng 2 năm 2008
Tiếng Việt: Mở rộng vốn từ Ước mơ
Luyện tập về động từ
I.Yêu cầu:
- H nắm những từ ngữ về chủ đề ớc mơ.
- Nắm chắc các từ loại về động từ, biết xác định đúng động từ trong văn cảnh.
- Vận dụng kiến thức đã học vào thực tế.
II.Lên Lớp:
A. Bài Cũ:
H nêu lại khái niệm về động từ?

Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×