Tải bản đầy đủ (.doc) (10 trang)

Bài làm văn số 3 lớp 11 - NLVH

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (142.91 KB, 10 trang )

Viết bài Làm văn số 1 NLXH tuần 1
HƯỚNG DẪN ÔN TẬP CHUẨN BỊ BÀI VIẾT SỐ 1- NGHỊ LUẬN XÃ HỘI
1. Kết quả cần đạt:
- Củng cố kiến thức về văn nghị luận đã học ở THCS và HK II ở lớp 10.
- Viết được bài NLXH có nội dung sát với thực tế cuộc sống và học tập của học sinh THPT.
2. Để làm tốt bài viết số 1, học sinh cần:
a. Ôn lại kiến thức đã học ở HK II lớp 10 về văn nghị luận:
- Lập dàn ý bài văn nghị luận.
- Lập luận trong văn nghị luận.
- Các thao tác nghị luận.
b. Xem kĩ SGK- trang 14,15
- Hướng dẫn chung.
- Một số đề tham khảo.
- Gợi ý cách làm bài.
3. Đề tham khảo
“ Mỗi ngày đến trường là một niềm vui”
Viết một bài văn nghị luận bày tỏ ý kiến của anh (chị) về câu nói trên.
Gợi ý cách làm bài:
a. Tìm hiểu kĩ đề để xác định được:
- Cần phát biểu ý kiến về vấn đề gì?
- Phát biểu về ý kiến đó ở tư cách nào? Bài làm là tiếng nói của ai?
- Phát biểu ý kiến đó với ai và để làm gì?
b. Xác định các luận điểm, luận cứ và lựa chọn thao tác lập luận phù hợp.
Ví dụ:
- Đối tượng được hướng đến trong câu nói này là của ai?
- Vì sao “mỗi ngày đến trường là một niềm vui”?
- Niềm vui đó được biểu hiện cụ thể như thế nào?
- Ý thức của mỗi cá nhân trước niềm vui ấy?...
c. Lập dàn ý và viết bài: Cần chú ý:
- Bố cục bài văn
- Dùng từ chuẩn xác.


- Không mắc lỗi chính tả.
- Câu đúng ngữ pháp.
BÀI VIẾT SỐ 1
ĐỀ:
“Mỗi ngày đến trường là một niềm vui”
Ý kiến của anh (chị) về câu nói trên
HƯỚNG DẪN LÀM BÀI
I. Kĩ năng:
- Vận dụng các thao tác lập luận: giải thích, chứng minh, bình luận...
- Trình bày ý rõ ràng, mạch lạc, nêu được những suy nghĩ riêng của bản thân.
II. Các ý chính:
1. Quan niệm về niềm vui trong cuộc sống.
2. Niềm vui được đến trường của HS:
a. Được tiếp thu kiến thức một cách tốt nhất.
b. Được sống trong một môi trường thân thiện với thầy, cô, bạn bè .
c. Được rèn luyện, hoàn thiện nhân cách .
d. Được mang lại niềm vui cho nhiều người khác.
3. Những suy nghĩ sai lệch về việc đến trường của những học sinh chưa nhận thức đúng về học tập.
4. Sự bất hạnh của những người không được đến trường.
5. Khẳng định niềm vui, niềm hạnh phúc lớn, ý nghĩa cuộc sống khi được đến trường.
6. Những hành động tích cực của bản thân để niềm vui đến trường ngày càng được nhân lên.
Viết bài Làm văn số 2 NLVH tuần 5 (Bài làm ở nhà)
Cập nhật bởi: bgh_lvc - Vào ngày: 26/11/2007 2:58:00 SA - Số lượt xem: 3973
HƯỚNG DẪN ÔN TẬP CHUẨN BỊ BÀI VIẾT SỐ 2
NGHỊ LUẬN VĂN HỌC
1. Kết quả cần đạt:
- Viết được bài NLVH, vừa thể hiện sự hiểu biết về tác phẩm vừa nêu lên những suy nghĩ riêng, bước đầu
có tính sáng tạo.
2. Để làm tốt bài viết số 1, học sinh cần:
a. Nắm chắc giá trị nội dung và nghệ thuật của các tác phẩm đã học ( từ bài “Vào phủ Chúa Trịnh” đến

bài “Bài ca phong cảnh Hương Sơn”)
b. Xem kĩ SGK (trang 53):
- Hướng dẫn chung.
- Một số đề tham khảo.
- Gợi ý cách làm bài.
c. Tìm đọc một số bài văn hay để tham khảo
3. Đề bài tham khảo:
Nhân cách nhà nho chân chính trong “Bài ca ngắn đi trên bãi cát” (Cao Bá Quát ), “Bài ca ngất ngưởng”
(Nguyễn Công Trứ)
Gợi ý cách làm bài:
a. Tìm hiểu kĩ đề để xác định được:
- Cần phải trình bày ý kiến về vấn đề gì?
- Vấn đề đó bao hàm những nội dung gì?
- Nêu nhận xét cá nhân về vấn đề đó.
b. Xác định các luận điểm, luận cứ và lựa chọn thao tác lập luận phù hợp.
Ví dụ:`
- Thế nào là nhân cách của một nhà nho chân chính?
- Nhân cách ấy được biểu hiện như thế nào ở tác giả Nguyễn Công Trứ, Cao Bá Quát ?
- Ý kiến cá nhân về nhân cách ấy?...
c. Lập dàn ý và viết bài: Cần chú ý:
- Bố cục bài văn
- Dùng từ chuẩn xác.
- Không mắc lỗi chính tả.
- Câu đúng ngữ pháp.


BÀI VIẾT SỐ 2
ĐỀ BÀI:
Nhân cách nhà nho chân chính trong “Bài ca ngắn đi trên bãi cát” của Cao Bá Quát.
Lập dàn ý cho đề bài trên và chọn viết một luận điểm.

GỢI Ý CÁCH LÀM BÀI:
1. Giới thiệu khái quát về Cao Bá Quát: một nhà nho tài năng và bản lĩnh, thể hiện nhân cách một nhà nho
chân chính.
2. Những nét chung về nhân cách một nhà nho chân chính:
- Tư tưởng hành đạo, nhập thể tích cực để trị nước, giúp đời.
- Xem thường bổng lộc, danh hoa phú quý.
- Trong mọi hoàn cảnh đều giữ được khí tiết của một nhà nho.
3. Nhân cách nhà nho chân chính trong “Bài ca ngắn đi trên bãi cát”
a. Chọn con đường hành đạo của người trí thức xưa: học hành- khoa cử- làm quan để giúp đời.
b. Nhận thức được thực tế xã hội: nhà Nguyễn đang đi vào giai đoạn suy sụp với sự bảo thủ, lạc hậu, trì trệ.
c. Cái nhìn mới về con đường khoa cử- danh lợi:
- Con đường danh lợi là “cùng đồ”.
- Hình ảnh lữ khách đi trên bãi cát: Bãi cát tượng trưng cho đường đời gian nan; sự bế tắc của con đường
tiến thân mà Cao Bá Quát đang đi.
- Thấy được tính chất vô nghĩa của lối học khoa cử.
- Ý thức phải thoát khỏi cơn say danh lợi.
d. Niềm khát khao được thay đổi cuộc sống.
- Trăn trở tìm một lối thoát trong hoàn cảnh bế tắc: “tính sao đây?”, “Còn đứng làm chi trên bãi cát?”.
4. Khẳng định vẻ đẹp nhân cách của nhà nho chân chính Cao Bá Quát.
Viết bài Làm văn số 3-lớp 11: Nghị luận văn học - tuần 9
Cập nhật bởi: bgh_lvc - Vào ngày: 17/10/2008 - Số lượt xem: 6070
HƯỚNG DẪN ÔN TẬP CHUẨN BỊ BÀI VIẾT SỐ 3
NGHỊ LUẬN VĂN HỌC
1. Kết quả cần đạt:
- Biết vận dụng các thao tác lập luận phân tích và so sánh để viết bài văn nghị luận văn học.
- Viết được môt bài văn nghị luận về một vấn đề văn học.
2. Để làm tốt bài viết số 3 học sinh cần:
a- Đọc kỹ bài: “Thao tác lập luận phân tích”, “Thao tác lập luận so sánh” để có thể vận dụng tốt khi làm
bài.
- Đọc lại các văn bản văn học đã học, hệ thống hoá những kiến thức đã tiếp nhận từ các bài học để làm bài.

b. Xem kỹ SGK trang 92:
- Hướng dẫn chung .
- Một số đề tham khảo.
- Gợi ý cách làm bài.
c. Tìm đọc một số bài văn hay để tham khảo.
3. Đề bài tham khảo:
Những cảm nhận sâu sắc của anh (chị) qua việc tìm hiểu cuộc đời và thơ văn Nguyễn Đình Chiểu.
Gợi ý cách làm bài:
a. Tìm hiểu kỹ đề để xác định được:
- Nhân cách của nhà thơ được thể hiện qua ba bài học lớn: Ý chí và nghị lực sống phi thường, tấm lòng yêu
nước- thương dân mãnh liệt, tinh thần bất khuất trước kẻ thù.
- Thơ văn Nguyễn Đình Chiểu là lá cờ đầu của văn thơ yêu nước cuối thế kỷ XIX.
b. Xác định luận điểm, luận cứ và lựa chọn thao tác phù hợp.
Cần chú ý:
- Những nét nổi bật nhất của cuộc đời và thơ văn Nguyễn Đình Chiểu là gì?
- Chọn một vài điều thấm thía và xúc động nhất.
- Trình bày suy nghĩ và cảm nhận riêng một cách chân thành và sâu sắc.
c. Lập dàn ý và viết bài: Cần chú ý:
- Bố cục của một bài văn nghị luận.
- Cách diễn đạt trong sáng, mạch lạc.
- Dùng từ chính xác.
- Viết câu đúng ngữ pháp.
- Không mắc lỗi chính tả.

BÀI VIẾT SỐ 3- KIỂM TRA CHUNG ĐỀ

Câu 1:(1đ)
Xác định phương thức chuyển nghĩa của từ trái tim trong câu thơ sau:
Sống trên cát, chết vùi trong cát
Những trái tim như ngọc sáng ngời. (Tố Hữu)

Câu 2:(2đ)
Phân tích ý nghĩa tả thực và ý nghĩa tượng trưng hình ảnh người đi trên bãi cát (Bài ca ngắn đi trên bãi
cát – Cao Bá Quát).
Câu 3:(7đ)
Vẻ đẹp của hình tượng người nông dân trong “Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc” của Nguyễn Đình Chiểu.

HƯỚNG DẪN CHẤM
Câu 1:(1đ)
a-Yêu cầu về kỹ năng: Nhận biết được hiện tượng chuyển nghĩa của từ.
b-Yêu cầu về kiến thức: Cần xác định được:
- Nghĩa chuyển theo phương thức hoán dụ (lấy bộ phận để chỉ toàn thể) (0,5 đ)
- Chỉ những con người bình dị mà cuộc đời là những tấm gương sáng khi sống cũng như khi đã chết
(0,5 đ)
Câu 2: (2đ)
a- Yêu cầu về kỹ năng: Viết một đoạn văn phân tích ngắn từ 12-15 dòng
b- Yêu cầu về kiến thức: Cần nêu được:
+ Ý nghĩa tả thực:(1đ)
- Không gian: Đường xa, xung quanh bị vây bởi núi, sông, biển.(o,5đ)
- Thời gian: Mặt trời đã lặn mà vẫn tất tả đi (0,5 đ)
+ Ý nghĩa tượng trưng:(1đ)
- Con đường danh lợi đầy nhọc nhằn, chông gai như người đi trên bãi cát (0,5đ).
- Cao Bá Quát nhận thấy không thể đi trên bãi cát danh lợi ấy mãi (0,5đ)
Câu 3:(7đ)
a-Yêu cầu về kỹ năng:
- Biết cách làm một bài văn nghị luận về một vấn đề văn học.
- Bố cục rõ ràng, lập luận chặt chẽ, diễn đạt mạch lạc, có cảm xúc.
b-Yêu cầu về kiến thức:
Cần làm nổi bật vẻ đẹp người nông dân qua những ý chính sau:
+ Xuất thân là những người nông dân nghèo khổ, chăm chỉ làm ăn; chưa quen với việc binh cơ, chiến trận
(dẫn chứng).

+ Có lòng căm thù giặc sâu sắc (dẫn chứng).
+ Sẵn sàng tự nguyện đứng lên đánh giặc; chiến đấu dũng cảm, hy sinh quên mình (dẫn chứng).
→ Hình tượng người nông dân anh hùng chống giặc ngoại xâm lần đầu tiên được đưa vào văn học với vẻ
đẹp bình dị mà kỳ vĩ.
c- Biểu điểm:
- Điểm 7: Đáp ứng đầy đủ các yêu cầu, hành văn tốt, luận điểm rõ ràng,văn có cảm xúc, bài làm sáng tạo.
- Điểm 5-6: Đáp ứng đầy đủ các yêu cầu trên, bố cục rõ ràng , có thể mắc một vài lỗi diễn đạt nhỏ.
- Điểm 3-4: Đáp ứng được các yêu cầu cơ bản, có thể mắc một số lỗi diễn đạt nhưng câu văn vẫn rõ ràng.
- Điểm 2: Phân tích chung chung về tác phẩm, mắc nhiều lỗi diễn đạt.
- Điểm 1: Chưa hiểu đề hoặc viết lan man.
- Điểm 0: Bỏ giấy trắng hoặc không viết được gì.

Bài viết số 4 - tuần 19- Ngữ văn 11- Bài kiểm tra tổng hợp cuối HK I
Cập nhật bởi: bgh_lvc - Vào ngày: 11/12/2008 10:52:00 SA - Số lượt xem: 3120
HƯỚNG DẪN ÔN TẬP-HỌC KÌ I-Năm học 08-09
MÔN: NGỮ VĂN 11
I.TIẾNG VIỆT:
1.Từ ngôn ngữ chung đến lời nói cá nhân: Mối quan hệ giữa ngôn ngữ chung và lời nói cá nhân.
2.Thực hành về thành ngữ, điển cố: Nhận diện và phân tích được giá trị biểu hiện của những thành ngữ,
điển cố thông dụng.
3.Thực hành về nghĩa của từ trong sử dụng:
a.Hiện tượng chuyển nghĩa của từ: tính nhiều nghĩa của từ là kết quả của quá trình chuyển nghĩa
theo phương thức ẩn dụ, hoán dụ.
b.Phân biệt từ đồng nghĩa với từ nhiều nghĩa.
4. Ngữ cảnh: Khái niệm; Các nhân tố của ngữ cảnh.
5. Ngôn ngữ báo chí:
- Khái niệm
- Đặc trưng cơ bản của ngôn ngữ báo chí.(Tính thông tin thời sự; Tính ngắn gọn; Tính sinh động, hấp dẫn)
- Phân biệt ngôn ngữ báo chí với ngôn ngữ của văn bản khác được đăng tải trên báo.
6. Bản tin: Cách viết bản tin.

II. VĂN HỌC:
A. Kiến thức khái quát:
1. Những đặc điểm cơ bản của văn Việt Nam từ đầu TK XX đến cách mạng tháng Tám 1945?
- Văn học đổi mới theo hướng hiện đại hóa.
- Văn học hình thành hai bộ phận và phân hóa thành nhiều xu hướng, vừa đấu tranh với nhau, vừa bổ sung
cho nhau để cùng phát triển.
- Văn học phát triển với một tốc độ hết sức nhanh chóng.
2. Những thành tựu chủ yếu về nội dung và nghệ thuật của văn học thời kì này?
+Nội dung:Kế thừa và phát huy những truyền thống lớn nhất, sâu sắc nhất của văn học Việt Nam:
Chủ nghĩa yêu nước, chủ nghĩa nhân đạo, đồng thời đem đến cho văn học một đóng góp mới của một thời
đại:Tinh thần dân chủ.
+Nghệ thuật:Những thành tựu hết sức to lớn gắn liền với kết quả cách tân về thể loại và ngôn ngữ.
B. Tác giả -tác phẩm:
1. Vào phủ chúa Trịnh (Trích Thượng kinh kí sự)-Lê Hữu Trác
Giá trị hiện thực và phê phán qua đoạn trích:
-Bức tranh chi tiết, sinh động về cuộc sống xa hoa, quyền quí của phủ chúa
-Thái độ không đồng tình của tác giả về một cuộc sống quá no đủ nhưng thiếu khí trời.
2.Tự tình- Hồ Xuân Hương
- Tâm trạng vừa buồn tủi vừa phẫn uất trước duyên phận và khát vọng sống, khát vọng hạnh phúc của
tác giả
- Tài năng thơ Nôm của Hồ Xuân Hưong: sử dụng từ ngữ, xây dựng hình ảnh.
3. Câu cá mùa thu -Nguyến Khuyến
- Vẻ đẹp của cảnh thu điển hình cho mùa thu làng cảnh Việt Nam(Cảnh thanh sơ, dịu nhẹ-Màu sắc,
đường nét chuyển động, sự hoà sắc, tạo hình; hồn quê được gợi lên từ ao nhỏ, ngõ trúc quanh co...)
- Tình yêu thiên nhiên, đất nước, tâm trạng thời thế của nhà thơ.
4.Thương vợ -Trần Tế Xương.
- Hình ảnh bà Tú qua nỗi lòng thương vợ của ông Tú.(vất vả, tảo tần, đảm đang, nhẫn nại, hi sinh vì
chồng con..)
6. Bài ca ngất ngưởng- Nguyễn công Trứ
Qua bài thơ anh(chị) hiểu thế nào là “ngất ngưởng”? Vì sao có thể coi đó là sự thể hiện bản lĩnh cá nhân

mang ý nghĩa tích cực của Nguyễn Công Trứ?
7. Bài ca ngắn đi trên bãi cát -Cao Bá Quát

×