Tải bản đầy đủ (.docx) (92 trang)

Hiệu quả chăm sóc dinh dưỡng người bệnh Đái tháo đường type 2 và một số yếu tố liên quan tại Bệnh viện Nội tiết Trung ương năm 2019

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (894.42 KB, 92 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC THĂNG LONG



NGUYỄN THỊ HẢI YẾN

HIỆU QUẢ CHĂM SÓC DINH DƯỠNG
NGƯỜI BỆNH ĐÁI THÁO ĐƯỜNG TYPE 2
VÀ MỘT SỐ YẾU TỐ LIÊN QUANTẠI BỆNH VIỆN
NỘI TIẾT TRUNG ƯƠNG NĂM 2019

LUẬN VĂN THẠC SỸ ĐIỀU DƯỠNG

HÀ NỘI - 2019


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC THĂNG LONG



NGUYỄN THỊ HẢI YẾN
Mã học viên: C01264

HIỆU QUẢ CHĂM SÓC DINH DƯỠNG
NGƯỜI BỆNH ĐÁI THÁO ĐƯỜNG TYPE 2
VÀ MỘT SỐ YẾU TỐ LIÊN QUAN TẠI BỆNH VIỆN
NỘI TIẾT TRUNG ƯƠNG NĂM 2019

Chuyên ngành: Điều dưỡng


Mã số: 8.72.03.01

LUẬN VĂN THẠC SỸ ĐIỀU DƯỠNG

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC
PGS. TS. Phạm Thị Lý

HÀ NỘI - 2019


LỜI CẢM ƠN

Để hoàn thành luận văn này trước tiên, tôi xin trân trọng cảm ơn: Ban
Giám hiệu, Phòng sau Đại học Trường Đại học Thăng Long cùng các Thầy cô
giáo trong bộ môn Điều dưỡng đã tận tình dạy dỗ và truyền đạt lại cho tôi
nhiều kiến thức quý báu trong chuyên môn nghề nghiệp. Các thầy, các cô đã
luôn dìu dắt, chỉ bảo tôi trong suốt quá trình học tập, tạo điều kiện để tôi làm
tốt đề tài này.
Với tất cả sự kính trọng tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc PGS.TS
Phạm Thị Lý – Giảng viên cao cấp Bộ môn Điều dưỡng, người thầy đã dành
nhiều thời gian, công sức trực tiếp hướng dẫn, truyền đạt cho tôi những kiến
thức rất quý báu và đóng góp ý kiến để tôi thực hiện và hoàn thành luận văn
này.
Tôi vô cùng biết ơn các Trưởng khoa cùng các cô chú, anh chị bác sỹ,
điều dưỡng viên khoa Điều Trị Ban Ngày, Bệnh viện Nội tiết Trung ương đã
tạo điều kiện giúp đỡ tôi rất nhiều trong thời gian học tập và nghiên cứu tại
các khoa.
Tôi xin xin bày tỏ lòng biết ơn vô hạn tới bố mẹ và gia đình đã dành cho
tôi tình yêu thương và là nguồn động viên giúp tôi trong suốt quá trình học
tập và hoàn thành đề tài này.

Hà Nội, ngày tháng 10 năm 2019
Học viên

Nguyễn Thị Hải Yến


LỜI CAM ĐOAN

Tên tôi là Nguyễn Thị Hải Yến, học viên Trường Đại học Thăng Long,
chuyên ngành Điều dưỡng khóa 1, xin cam đoan:
1

Đây là luận văn do bản thân tôi thực hiện dưới sự hướng dẫn của

PGS.TS Phạm Thị Lý – Giảng viên cao cấp Bộ môn Điều dưỡng
2 Công trình này không trùng lặp với bất kỳ nghiên cứu nào khác đã
được công bố tại Việt Nam.
3 Các số liệu và thông tin trong nghiên cứu là hoàn toàn chính xác, trung
thực và khách quan. Những số liệu và thông tin này đã được cơ sở nơi
tiến hành nghiên cứu chấp thuận và cho phép lấy số liệu. Đối tượng
nghiên cứu đều tình nguyện tham gia và đồng ý cung cấp thông tin.
Tôi xin hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về những cam kết này.
Hà Nội, ngày tháng 10 năm 2019
Học viên

Nguyễn Thị Hải Yến


DANH MỤC CÁC CHỮ, KÝ HIỆU VIẾT TẮT
ADA


:American diabetes Association

BMI
BVNTTU
ĐTĐ
ĐTNC
ĐH
ĐTNC
HbA1c
HDL

(Hiệp hội đái tháo đường Mỹ)
: Body Mass Index (Chỉ số khối cơ thể)
: Bệnh viện Nội tiết Trung ương
: Đái tháo đường
: Đối tượng nghiên cứu
: Đường huyết
: Đối tượng nghiên cứu
: Hemoglobin A1c
: High Density Lipoprotein

IDF

(Lipoprotein có tỷ trọng cao)
: International Diabetes Federation

IDI

(Liên đoàn Đái tháo đường quốc tế)

: International Diabetes Institute

LDL

(Viện nghiên cứu Bệnh đái tháo đường Quốc tế)
:Low Density Lipoprotein

RDA

(Lipoprotein có tỷ trọng thấp)
: Recommended Dietary Allowances

T. Cholesterol
TCBP
TTDD
VE
VH
WHO

(Nhu cầu khuyến nghị)
: Cholesterol toàn phần
: Thừa cân béo phì
: Tình trạng dinh dưỡng
: Vòng eo
: Vòng hông
: World Health Organization (Tổ chức Y tế thế giới)


MỤC LỤC



DANH MỤC HÌNH


DANH MỤC BIỂU ĐỒ


DANH MỤC BẢNG


10

ĐẶT VẤN ĐỀ
Đái tháo đường là một bệnh rối loạn chuyển hóa, Theo định nghĩa của
Tổ chức y tế thế giới: “Bệnh đái tháo đường biểu hiện bởi sự tăng đường
huyết và rối loạn chuyển hóa chất đường, chất mỡ, chất đạm, thường kết hợp
với sự giảm tuyệt đối hay tương đói về tác dụng và/hay là tiết insulin” [52].
Những năm gần đây, do sự tăng trưởng kinh tế đồng thời với lối sống
tĩnh tại, ít hoạt động thể lực, chế độ ăn không hợp lý nên tỷ lệ béo phì ngày
càng tăng cao và có lẽ đây là một trong những nguyên nhân quan trọng làm
cho tỷ lệ ĐTĐ và đặc biệt là ĐTĐ type 2 đã và đang gia tăng nhanh. Bệnh
ĐTĐ type 2 chiếm 90% tổng số người mắc bệnh ĐTĐ trên toàn cầu, phần lớn
là do thừa cân béo phì và ít hoạt động thể lực. Dự báo đến năm 2045 con số
này lên tới 693 triệu người, con số này có khả năng tăng gấp đôi nếu không có
biện pháp can thiệp, gần 80% các trường hợp tử vong xảy ra ở các nước có
thu nhập thấp và trung bình .
Việt Nam được xếp hàng thứ 5 trong 10 quốc gia có tỷ lệ gia tăng bệnh
nhân ĐTĐ cao nhất thế giới với tỷ lệ bệnh nhân 5,5% mỗi năm. Thống kê cho
thấy, cả nước hiện có 3,5 triệu người (độ tuổi từ 20 - 79) mắc bệnh nhưng có
tới 69,6 % không biết mình bị bệnh, 85% chỉ phát hiện ra khi có các biến

chứng nguy hiểm [1].
Đối với bệnh nhân ĐTĐ thì chế độ dinh dưỡng luôn được đặt lên hàng
đầu, vấn đề dinh dưỡng không chỉ kiểm soát được đường huyết mà còn phòng
ngừa được các biến chứng. Ba trụ cột điều trị ĐTĐ là chế độ ăn hợp lý, thuốc
điều trị và luyện tập. Ăn uống, luyện tập hợp lý để người bệnh vừa kiểm soát
tốt đường huyết vừa đảm bảo dinh dưỡng sức khỏe và đạt được kết quả điều
trị tốt [44].
Vai trò chăm sóc của người điều dưỡng rất quan trọng trong việc thực
hiện các hoạt động chăm sóc người bệnh như tuyên truyền, giáo dục sức khỏe


11

cho họ có kiến thức về bệnh để tuân thủ điều trị và đề phòng biến chứng. Một
trong các nội dung đó thì việc dinh dưỡng và tuân thủ chế độ ăn của bệnh là
vấn đề rất quan trọng trong điều trị bệnh [61]. Cho đến nay vẫn chưa có một
nghiên cứu nào đưa ra đầy đủ về chăm sóc dinh dưỡng, chế độ dinh dưỡng
hợp lý cho người bệnh đái tháo đường type 2; Vì vậy chúng tôi tiến hành đề
tài: “Hiệu quả chăm sóc dinh dưỡng người bệnh Đái tháo đường type 2
và một số yếu tố liên quan tại Bệnh viện Nội tiết Trung ương năm 2019”
với 2 mục tiêu sau:
1. Mô tả đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng người bệnh ĐTĐ type 2 tại
Bệnh viện Nội tiết Trung ương năm 2019.
2. Đánh giá hiệu quả chăm sóc chế độ dinh dưỡng và một số yếu tố
liên quan trong thời gian điều trị tại Bệnh viện Nội tiết Trung ương năm
2019.


12


Chương 1
TỔNG QUAN TÀI LIỆU
1.1. Sơ lược về giải phẫu tụy
Tụy là một cơ quan sau phúc mạc, nằm sau dạ dày sát thành sau của ổ
bụng. Tụy nặng khoảng 80 gram, có màu trắng nhạt, mỗi ngày trung bình tụy
có thể tiết ra 0,8 lít dịch tiết [8].
Tụy gồm có ba phần: đầu, thân và đuôi tụy. Đầu tụy nằm sát tá
tràng đoạn D2, đuôi tụy kéo dài đến sát lách. Ống tụy ngoại tiết gọi là ống
Wirsung, ống này nằm dọc suốt chiều dài của tụy và dẫn dịch tụy đổ vào đoạn
D2 của tá tràng. Chỗ ống tụy nối vào tá tràng gọi là bóng Vater [6], [5].

Hình 1. 1. Giải phẫu tụy [8]
1.2. Một vài nét về sinh lý học
Chức năng ngoại tiết: Tụy sản xuất và bài tiết các dịch tụy chứa
các men tiêu hóa, hay gọi là enzym tiêu hóa.
Các giai đoạn bài tiết enzym của tụy: Dịch tụy cơ bản bài tiết rất ít, chủ
yếu khi thức ăn di chuyển
Giai đoạn đầu (Pha I): Nhìn hay ngửi thức ăn , dịch vị bài tiết chủ yếu
là các enzym tiêu hóa.


13

Giai đoạn dạ dày (Phần II): Hang vị giãn ra chứa thức ăn dẫn đến bài
tiết dịch tụy chủ yếu là enzym tiêu hóa.
Giai đoạn ruột (Phần III): Là giai đoạn bài tiết dịch tụy chủ yếu, cung
lượng bài tiết giai đoạn này đạt 57 – 70 % bài tiết tối đa. Dịch tụy bài tiết nhờ
HCl khởi phát bài tiết bicarbonat và acid amin, acid béo, đường đơn [23].
Chức năng nội tiết: Tụy sản xuất và bài tiết vào trong máu các nội tiết
tố hay còn được gọi là hormon.

Nằm trong nhu mô của tụy ngoại tiết là các nhóm nhỏ tế bào gọi là tiểu
đảo tụy hay tiểu đảo Langerhans. Các tiểu đảo này là phần nội tiết của tuyến
tụy có chức năng tiết các hormon quan trọng là insulin, glucagon, và một số
hormon khác [10].
Tiểu đảo tụy chứa ba loại tế bào chính là: tế bào alpha, tế bào beta, và tế
bào delta. Trong ba loại này thì tế bào beta chiếm số lượng nhiều nhất và sản
xuất insulin. Các tế bào alpha sản xuất glucagon và tế bào delta sản xuất
somatostatin. Somatostatin có tác dụng làm giảm nồng độ của glucagon và
insulin trong máu. Tuyến tụy nội tiết: là một phần của tuyến tụy, bao gồm một
số tế bào hợp thành và chỉ chiếm một phần nhỏ khối lượng tuyến tụy, tiết ra các
hormon như Glucagon, Insulin, Lipocain. Insulin có tác dụng làm giảm đường
huyết [6].
1.3. Bệnh sinh
Cơ chế khởi đầu là glucose không được insulin hỗ trợ để qua được
màng vào bên trong tế bào. Cũng do thiếu insulin, gan tăng cường thoái hoá
glycogen và mỡ tăng huy động, cộng với giảm tổng hợp lipid dẫn đến hậu
quả:
+ Tế bào thiếu năng lượng : sự khuyếch tán thụ động vào tế bào nhờ
nồng độ cao glucose trong máu vẫn không cung cấp được đủ năng lượng cho


14

cơ thể, do vậy gây cảm giác đói thường xuyên làm cho người bệnh ăn nhiều,
hậu quả là gây tăng đường huyết.
+ Nồng độ glucose trong máu tăng, làm tăng áp lực thẩm thấu ngoại
bào, kéo nước trong tế bào ra gây cảm giác khát (uống nhiều).
+ Glucose máu cao vượt qua ngưỡng hấp thu glucose của thận nên nó
bị đào thải qua nước tiểu làm cho nước tiểu có đường và gây đa niệu thẩm
thấu (đái nhiều).

+ Lượng glucose mất theo nước tiểu thường rất lớn, cơ thể thiếu năng
lượng phải huy động lipid và protid bù đắp, điều này làm cho bệnh nhân gầy
đi. Lipid bị huy động làm tăng lipid máu (các glycerid và acid béo). Gan tăng
cường thoái hóa lipid tạo các mẩu acetyl CoA, từ đó tổng hợp thể cetonic đưa
vào máu để đến các cơ quan làm nhiên liệu đốt, nhưng các tế bào không tiếp
nhận được vì thiếu chất mồi oxaloacetat (là sản phẩn chuyển hóa trung gian từ
glucose) để đưa chúng vào chu trình Krebs tạo năng lượng. Hơn nữa khi chu
trình Krebs bị hạn chế sẽ thiếu sucinyl CoA để cung cấp coenzymA tạo acetyl
CoA từ các mẩu acetyl. Các mẩu acetyl chỉ còn con đường duy nhất tạo thể
cetonic. Sự ứ đọng của thể cetonic trong máu làm chúng xuất hiện trong nước
tiểu, đồng thời là cơ chế chủ yếu gây toan máu. Sự ứ đọng các mẩu acetyl
CoA làm các tế bào tăng tổng hợp cholesterol, đó là yếu tố nguy cơ gây xơ
vữa mạch ở người tiểu đường [23].
+ Các rối loạn khác: Thiếu insulin, protein kém tổng hợp mà tăng thoái
hoá (cân bằng nitơ âm tính, người bệnh càng mau gầy và suy kiệt) đồng thời
con đường pentose cũng ngừng trệ (do thiếu nguyên liệu ban đầu: G6P) khiến
sự tổng hợp lipid chậm lại hoặc ngừng cũng góp phần làm gầy người bệnh
[31].


15

1.4. Bệnh đái tháo đường
1.4.1. Định nghĩa
Đái tháo đường là một nhóm các bệnh chuyển hóa được đặc trưng bởi
tăng đường máu mạn tính do hậu quả của sự thiếu hụt hoặc giảm hoạt động
của insulin hoặc kết hợp cả 2. Tăng đường máu mạn tính trong ĐTĐ làm tổn
thương, rối loạn và suy chức năng của nhiều cơ quan khác nhau, đặc biệt là
các tổn thương ở mắt, thận, thần kinh và tim mạch [2].
1.4.2.Chẩn đoán bệnh đái tháo đường

Năm 2010, theo khuyến cáo của hiệp hội ĐTĐ Hoa kỳ (ADA: The
American Diabetes Association) và được sự đồng thuận của WHO, chẩn đoán
ĐTĐ khi có ít nhất một trong bốn tiêu chuẩn sau:
* Tiêu chuẩn 1: HbA1c ≥ 6.5%
Xét nghiệm nên được thực hiện tại phòng xét nghiệm sử dụng phương
pháp chuẩn [39].
* Tiêu chuẩn 2: Đường huyết lúc đói ≥ 126 mg/ dl (≥ 7,0 mol / l)
Đường huyết đói được định nghĩa là đường huyết khi đo ở thời điểm
nhịn đói ít nhất 8h.
* Tiêu chuẩn 3: Đường huyết 2h ≥ 200mg/dl (≥ 11,1mol/l khi làm
nghiệm pháp tăng đường máu [39].
* Tiêu chuẩn 4: người bệnh có triệu chứng cổ điển của tăng ĐH hay
tăng ĐH trầm trọng, kèm theo xét nghiệm ĐH ngẫu nhiên ≥ 200mg/dl
(≥11,1mol/l) [39]
- Triệu chứng cổ điển ĐTĐ bao gồm: khát nước uống nhiều, tiểu nhiều
và sút cân không giải thích được
- ĐH ngẫu nhiên là ĐH đo ở thời điểm bất kỳ không liên quan tới bữa ăn
1.4.3. Phân loại đái tháo đường
Theo tổ chức hiệp hội ĐTĐ Hoa kỳ, ĐTĐ được phân ra làm 3 loại


16

Đái tháo đường type 1 (ĐTĐ phụ thuộc insulin)
Bệnh ĐTĐ tuyp I xảy ra khi những rối loạn hệ miễn dịch tế bào beta
trong tuyến tụy bị triệt tiêu gần hết, không có những tế bào này tuyến tụy mất
khả năng sản sinh insulin để cân bằng và chuyển hóa lượng glucose. Hiện nay
bệnh ĐTĐ type 1 chiếm khoảng 5- 10% số trường hợp ĐTĐ trên thế giới và
thường xuất hiện ở trẻ em, trẻ vị thành niên.
Đái tháo đường type 2 (ĐTĐ không phụ thuộc insulin)

ĐTĐ type 2 chiếm 85- 90% số bệnh nhân ĐTĐ trên toàn cầu, thường
được ghi nhận ở nhóm người trưởng thành > 40 tuổi. Đặc trưng của ĐTĐ type
2 là kháng insulin đi kèm với thiếu hụt tiêt insulin tương đối hơn là tuyệt đối.
Ở giai đoạn đầu những người ĐTĐ type 2 không cần insulin trong điều trị
nhưng sau nhiều năm mắc bệnh, nhìn chung insulin máu giảm dần và người
bệnh dần dần lệ thuộc vào insulin để cân bằng đường máu [23].
Đái tháo đường thai kỳ
Đái tháo đường thai kỳ là dạng bệnh rất đặc biệt vì chỉ xuất hiện rong
giai đoạn mang thai và bệnh sẽ biến mất sau khi sinh con (bệnh chiếm 1-2%
người mang thai. Bệnh có khả năng tăng nguy cơ phát triển sau này thành
ĐTĐ thực sự) [1]
Đái tháo đường thể đặc biệt
Nguyên nhân do khiếm khuyết chức năng tế bào gây ra bởi gen, giảm
hoạt tính của insulin do khiếm khuyết gen, bệnh lý của tụy ngoại tiết gây ảnh
hưởng đến tụy nội tiết, do các bệnh nội tiết khác… dẫn đến bệnh ĐTĐ
1.4.4.Biến chứng của đái tháo đường
* Cấp tính:
- Biến chứng do tăng đường huyết: tổn thương não do tăng đường
huyết, hôn mê nhiễm toan ceton acid, hôn mê do tăng áp lực thẩm thấu máu
quá nặng, những trường hợp này nếu không cấp cứu kịp thời có thể tử vong.


17

- Biến chứng do hạ đường huyết: Hôn mê do hạ đường huyết do thuốc
quá liều, nếu không cấp cứu kịp thời có thể tử vong.
* Biến chứng mạn tính.
- Biến chứng mạch máu lớn: tim, não, chi, các mạch máu quan trọng
này tổn thương gây hậu quả nghiêm trọng như: thiếu máu cơ tim, nhồi máu
não, hoại tử ngón tay, ngón chân…[34]

- Biến chứng mạch máu nhỏ ở võng mạc gây mù lòa, ở cầu thận làm
suy thận mạn
- Biến chứng thần kinh:
+ Thần kinh trung ương: tổn thương tế bào não, giảm trí nhớ,
Alzheimer
+ Đa dây thần kinh như ở bàng quang làm cho người bênh mắc chứng
đi tiểu lắt nhắt, không kiểm soát, rối loạn cương dương.
+Biến chứng thần kinh gây mất cảm giác: do tổn thương thần kinh và
mạch máu nuôi ở bàn chân gây nên những tổn thương hoại tử ở bàn chân,
không lành, những trường hợp này thường bệnh nhân không có cảm giác nên
không phát hiện được, càng ngày vết loét càng nặng lên dẫn đến đoạn chi.
- Biến chứng nhiễm trùng: dễ bị nhiễm trùng do hệ miễn dịch suy yếu:
Viêm da, viêm họng, nhiễm trùng vất thương, nhiễm trùng huyết…
- Biến chứng tâm thần: lo lắng, gánh nặng tâm lý gây stress làm cho cơ
thể sản xuất nhiều costisol làm ly giải glycogen dẫn đến tăng đường huyết
- Lo lắng, trầm cảm, stress, tâm thần phân liệt
- Biến chứng do thuốc điều trị: thuốc tây như “con dao hai lưỡi” làm
tổn thương các cơ quan và cơ chế chuyển hóa của cơ thể. Bệnh nhân có thể
chết do hôn mê, hạ đường huyết. Các thuốc hạ đường huyết dùng lâu sẽ gây
rối loạn mỡ máu, tăng huyết áp, ung thư,…[33].


18

1.4.5. Dự phòng về đái tháo đường
- Thứ nhất: cần phòng tránh tình trạng thừa cân, béo phì. Theo dõi dựa
thừa cân béo phì phải dựa vào chỉ số BMI (chỉ số khối của cơ thể). Cách tính
BMI = cân nặng/ bình phương chiều cao (trong đó cân nặng tính bằng kg,
chiều cao tính bằng mét) chỉ số này nên giữ trong khoảng 18,5 - 24,9 ở người
Việt Nam.

- Thứ hai: cần gia tăng hoạt động thể lực thường xuyên, tránh lối sống
tĩnh tại, cụ thể không nên ngồi, nằm xem ti vi nhiều giờ liền, tham gia chơi
thể thao và nên đi xe đạp thay cho xe máy … tập thể dục đều đặn
- Thứ ba: cần xây dựng thói quen ăn uống tốt, dinh dưỡng hợp lý cho
bản thân và gia đình, cụ thể luôn duy trì bữa ăn gia đình, hạn chế ăn quà vặt,
tránh dùng nhiều mỡ khi chế biến thức ăn, nên chọn món luộc thay cho món
chiên, hạn chế đồ uống có đường, rượu bia, không nên ăn quá nhiều vào bữa
tối…[41]
1.4.6. Điều trị và tuân thủ điều trị đái tháo đường type 2
* Theo hướng dẫn chẩn đoán và điều trị ĐTĐ type 2 của Bộ y tế:
nguyên tắc điều trị ĐTĐ gồm:
- Kiểm soát lượng glucose máu đến mức gần giới hạn bình thường
- Ngăn ngừa các biến chứng
- Góp phần cải thiện chất lượng cuộc sống
* Điều trị bằng chế độ dinh dưỡng
- Một chế độ dinh dưỡng hợp lý nhất phải đáp ứng được các yêu cầu:
+ Đủ năng lượng cho hoạt động bình thường và phải đáp ứng phù hợp
với những hoạt động khác như hoat động thể lực hoặc những thay đổi điều
kiện sống…
+ Tỷ lệ cân đối giữa các thành phần đạm, mỡ, đường
+ Đủ vi chất dinh dưỡng


19

+ Chia nhỏ bữa ăn cho phù hợp và tránh tăng đột ngột glucose máu
+ Phối hợp với thuốc điều trị
- Lựa chọn chế độ dinh dưỡng cụ thể:
Kiểm soát cân nặng:
+ Cân nặng hợp lý = Chiều cao (m) x chiều cao (m) x 22

+ Vòng eo < 80 cm (nữ), vòng eo < 90cm (nam)
+ Cân nặng được duy trì do cân bằng năng lượng
+ Cân bằng năng lượng là: năng lượng ăn vào = năng lượng tiêu
hao.
+ Năng lượng cung cấp từ thực phẩm:
+ Glucid: 50-60% tổng năng lượng
+ Lipid: 20-30% tổng năng lượng
+ Protid: 15-20% tổng năng lượng
Nhu cầu năng lượng của bệnh nhân ĐTĐ cần được cá nhân hóa
Hoạt động thể lực: phụ thuộc vào hình thức, mức độ và thời gian học
tập [56].
Mức năng lượng và cân nặng
+ Mức năng lượng của bệnh nhân được đánh giá theo kết quả điều tra
khẩu phần ăn quen thuộc trong 24h.
+ Đạt được và duy trì mức cân nặng hợp lý BMI: 18,5-22,9
+ Người thừa cân, béo phì cần giảm cân, mục tiêu giảm 5-10% trọng
lượng cơ thể trong vòng 3-6 tháng. Do vậy mức năng lượng khẩu phần ăn
cũng giảm dần, 250-500kcal/ngày (giảm từng giai đoạn, không giảm đột ngột)
+ Chế độ ăn tăng năng lượng ở những bệnh nhân gầy yếu.
* Điều trị bằng chế độ hoạt động thể lực
* Điều trị bằng thuốc
+ Khi cần thiết thì phải dùng insulin
* Lịch theo dõi và các chỉ tiêu cần đánh giá của người bệnh ĐTĐ tuýp 2
- Theo dõi thường quy


20

+ Theo dõi định kỳ về một số chỉ số hóa sinh để điều chỉnh nồng độ
glucose, lipid, ure, creatinin, GOT/AST, GPT/ALT và các thông số trong

nước tiểu cho người ĐTĐ
Đường máu lúc đói được theo dõi thường xuyên tại nhà
Thăm khám bàn chân: khám lần đầu, sau đó 3 đến 6 tháng 1 lần [43].
1.5. Dinh dưỡng của người bệnh đái tháo đường type 2
1.5.1. Ðại cương về dinh dưỡng
Dinh dưỡng chiếm một vai trò quan trọng trong việc hình thành, phát
triển cơ thể và giữ gìn sức khỏe của con người. Ở mỗi thời kỳ phát triển của
một đời người, nhu cầu về dinh dưỡng hoàn toàn khác nhau, tuy nhiên việc
đáp ứng nhu cầu ấy một cách hợp lý lại luôn luôn là vấn đề đáng chú ý, vì đó
là nền tảng của sức khỏe. Điều này càng đặc biệt quan trọng đối với trẻ nhỏ,
vì các sai lầm về dinh dưỡng trong giai đọan ấu thơ có khi gây những hậu quả
nghiêm trọng và không thể phục hồi kéo dài đến suốt đời.
Để có thể tự kiểm soát, quản lý tốt bệnh đái tháo đường, người bệnh
cần hiểu rõ nguồn thực phẩm để chọn lựa cho thích hợp [53].
1.5.2. Mục tiêu dinh dưỡng
Nồng độ Glucose gần bình thường
Huyết áp bình thường
Lipid máu bình thường
Cân nặng hợp lý
Nâng cao toàn bộ sức khỏe
1.5.3. Chế độ dinh dưỡng hợp lý của bệnh nhân đái tháo đường nói chung
Chế độ ăn hợp lý là nền tảng cho kế hoạch điều trị ĐTĐ, nó sẽ giúp duy
trì lượng đường thích hợp trong máu,giảm được liều thuốc cần sử dụng, ngăn
chặn hoặc làm chậm xuất hiện các biến chứng, kéo dài tuổi thọ bệnh nhân.


21

Ngoài ra, chế độ ăn hợp lý còn giúp bệnh nhân cảm thấy thoải mái, tự
tin trong cuộc sống, ít có cảm giác bị tách biệt trong đời sống xã hội. Muốn

thế, cần xây dựng cho người bệnh một chế độ ăn gần giống với người bình
thường [47].
1.5.4. Tiêu hao năng lượng
Nhu cầu năng lượng: bệnh nhân ĐTĐ cũng có nhu cầu năng lượng
giống như người bình thường. Nhu cầu tăng hay giảm và thay đổi khác nhau
tuỳ thuộc tình trạng của mỗi người. Tùy theo tuổi, giới, tuỳ theo loại công
việc, tuỳ theo thể trạng (gầy hay béo), mức nhu cầu năng lượng chung cho
bệnh nhân điều trị tại bệnh viện là 25Kcal/kg/ngày [25].
1.5.5. Nhu cầu các chất dinh dưỡng
*Chất bột đường (glucid)
- Nguồn gốc:
+ Ngũ cốc và các sản phẩm chế biến: Gạo, bún, phở, ngô, bánh mỳ
+ Khoai củ: Khoai tây, khoai lang, khoai sọ, sắn, dong, từ, miến dong
+ Hoa quả: chuối tây, chuối tiêu, lê, nho, mận,…
- Những dạng khác nhau của Glucid
+ Đường đơn (Monosaccarid): Glucose, Fructose, galactose. Duy chỉ có
Fructose là đường đơn có trong tự nhiên (hoa quả). Glucose là kết quả thủy
phân disaccarid và polysaccarid ở ruột.
+ Đường đôi (Disaccarid): đây là đường đôi như: saccrose, maltose,
lactose. Những đường đôi này giải phóng thành đường đơn ở ruột.
+ Tinh bột: đây là sự kết nối của rất nhiều phân tử glucose tạo nên, tinh
bột có ở ngũ cốc, khoai củ và một số cây họ đậu [37].
- Chỉ số tăng đường huyết thực phẩm là gì?
+ Các loại thức ăn mặc dù có lượng Glucid như nhau nhưng sau khi ăn
sẽ làm tăng mức đường huyết khác nhau.


22

+ Khả năng làm tăng đường huyết sau ăn khi ăn được gọi là chỉ số

đường huyết của loại thức ăn đó (2h sau ăn, mẫu chuẩn là bánh mỳ trắng)
+ Chỉ số tăng đường huyết phụ thuộc: Phức hợp của thành phần glucid,
thành phần chất xơ, quá trình chế biến.
Thành phần chất đạm chất béo trong thực phẩm đó.
+ Từ nghiên cứu của Jekin, người ta có thể phân loại các loại thức ăn có
chỉ số tăng đường huyết:

Hình 1. 2Tháp dinh dưỡng hợp lý và các loại thực phẩm giàu khoáng
chất
*Chất béo (Lipid)
- Nguồn gốc từ động vật như; thịt mỡ, mỡ cá, bơ, sữa, phomat, lòng đỏ trứng gà.
- Nguồn gốc thực vật như: lạc, vừng, đậu tương, cùi dừa, hạt dẻ, socola.
- Chất béo bão hòa có nhiều trong thực phẩm có nguồn gốc từ động vật.
- Chất béo không bão hòa có nhiều trong thực phẩm có nguồn gốc từ thực vật.
Nhu cầu chất béo: 20-30% tổng năng lượng
* Chất đạm (Protein).
- Nguồn gốc: Thịt, cá, trứng, sữa, tôm, cua, ốc, hến…,đậu đỗ, lạc, vừng,…


23

Hình 1. 3. Các loại thực phẩm giàu chất đạm
Nhu cầu chất đạm:
- 15-20% tổng năng lượng
- Khuyến cáo mức cung cấp Protein là 1g- 1.2g/kg cân nặng/ ngày đối
với bệnh nhân ĐTĐ không có protein niệu, không có suy thận.
* Vi chất dinh dưỡng.
Vitamin C: vitamin C giúp điều chỉnh lượng đường cần thiết.
Vitamin E: Chứa chất chống ôxy hoá giúp insulin hoạt động hiệu quả
và điều chỉnh lượng glucose trong cơ thể ở mức cho phép.

Biotin: Là thành phần của vitamin nhóm B rất cần thiết để tạo ra
glucose.
Crôm: Mức glucose thích hợp giữ lượng insulin ở mức cho phép, crom
giúp giảm lượng glucose thừa nhanh.
Mangan: Góp phần quan trọng trong việc chuyển hoá glucose.
Magiê: Cơ thể thiếu magiê ảnh hưởng đến tuyến tuỵ cản trở việc tạo ra
insulin.
Vitamin B12: Giúp làm lành các tổn thương hệ thần kinh ở bệnh nhân
bị ĐTĐ.
Vitamin B6: Rất cần trong điều trị bệnh ĐTĐ hoặc tổn thương thần
kinh [37].
* Trái cây: Là nguồn cung cấp vitamin chính. Đường trong trái cây là
loại đường fructose làm tăng đường huyết chậm hơn đường saccarose (đường
mía) và có thể dùng được.
Người ĐTĐ nên có chế độ ăn gần như bình thường, ăn đều đặn, không
bỏ bữa, chia thành nhiều bữa nhỏ trong ngày (4 - 6 bữa). Đây là yếu tố quan
trọng giúp điều trị bệnh ĐTĐ thành công.


24

Hình 1.4. Các loại thực phẩm giầu vitamin
* Muối.
- Nên ăn nhạt tương đối <5g Na/ngày (nhu cầu của người bình thường
là 6gNa/ ngày)
* Đồ uống chứa cồn.
- Rượu có nguy cơ làm hạ đường máu. Bia: không nên uống nhiều,1
ngày nên uống, 500ml và chia làm 3-4 lần. các loại nước ngọt, có ga

Hình 1. 5. Các loại đồ uống có cồn

* Chất xơ.
- Chất xơ có trong các phần như dây, lá, hạt,… của các loại cây lấy
quả,rau xanh và ngũ cốc.
+ Giảm cholestrol, chống xơ vữa động mạch.
+ Điều hòa nhu động ruột, tác dụng hữu ích trong giảm táo bón và hạn
chế các tác nhân ung thư trực tràng và đường ruột.
- Nhu cầu 20-30g/ ngày


25

Hình 1. 6. Các loại thực phẩm giầu chất xơ
1.5.6. Tư vấn dinh dưỡng trong điều trị đái tháo đường
Tư vấn dinh dưỡng cho bệnh nhân hiểu biết về bệnh, chế độ dinh
dưỡng, chế độ luyện tập, dùng thuốc và tái khám định kỳ. Tư vấn phải diễn ra
liên tục và bằng nhiều hình thức khác nhau để bệnh nhân có thể hiểu và nắm
được tầm quan trọng của việc thực hành ăn uống khi bị bệnh đái tháo đường,
và trong thực hành có thể thay đổi thói quen ăn uống trong khẩu phần ăn hàng
ngày. Việc tư vấn để biết cách chọn thực phẩm có chỉ số đường huyết thấp và
ăn khẩu phần ăn giàu chất xơ giúp làm giảm đường huyết trong máu.
Tư vấn cho người bệnh về chế độ luyện tập, luyện tập thể dục thường
xuyên vừa có tác dụng làm tăng tác dụng của insulin, giảm liều thuốc đang
dùng, giảm đường huyết, giảm mỡ máu, chống tăng cân. Hình thức luyện tập
có thể là đi bộ, bơi, đi xe đạp. Không nên tập luyện thể dục khi đường huyết
quá cao hoặc quá thấp và cả khi huyết áp cao, phù [32], [37].
Stress tâm lý, vì stress làm tăng hệ thống hormon đối kháng dẫn đến
kích thích phân hủy glycogen, ức chế tổng hợp glycogen từ glucose làm tăng
glucose máu. Rượu có thể làm tăng hoặc hạ đường huyết điều này phụ thuộc
vào số lượng và có ăn kèm thức ăn không. Bia rượu gây tình trạng khó kiểm
soát đường huyết . Hút thuốc lá góp phần làm tốn thương mạch máu, tăng xơ

vừa động mạch, giảm khả năng cung cấp oxy cho mô. Đường huyết cao kết
hợp với hút thuốc lá làm tốn thương mạch máu nuôi tim, não, thận, mắt và


×