Tải bản đầy đủ (.doc) (57 trang)

Nghiên cứu phân loại và ứng dụng công nghệ thông tin trong phân loại chi rau dừa nước (ludwigia l ) ở việt nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (3.1 MB, 57 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM HÀ NỘI 2
KHOA SINH - KTNN
TRẦN THỊ HƯƠNG

NGHIÊN CỨU PHÂN LOẠI VÀ ỨNG
DỤNG CÔNG NGHỆ THÔNG TIN
TRONG PHÂN LOẠI
CHI RAU DỪA NƯỚC (LUDWIGIA L.)
Ở VIỆT NAM
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
Chuyên ngành: Thực vật học

Hà Nội, 2014


TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM HÀ NỘI 2
KHOA SINH - KTNN
TRẦN THỊ HƯƠNG

NGHIÊN CỨU PHÂN LOẠI VÀ ỨNG
DỤNG CÔNG NGHỆ THÔNG TIN
TRONG PHÂN LOẠI
CHI RAU DỪA NƯỚC (LUDWIGIA L.)
Ở VIỆT NAM
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
Chuyên ngành: Thực vật học
Người hướng dẫn khoa học:
TS. Hà Minh Tâm
TS. Đỗ Thị Xuyến

Hà Nội, 2014




LỜI CẢM ƠN
Trong quá trình làm khóa luận, tôi đã nhận được sự hướng dẫn và giúp đỡ
của TS. Hà Minh Tâm và TS. Đỗ Thị Xuyến. Nhân dịp này, tôi xin bày tỏ lòng biết
ơn sâu sắc nhất đến các thầy cô.
Tôi xin trân trọng cảm ơn TS. Trần Thế Bách cùng tập thể cán bộ phòng
Thực vật – Viện Sinh thái và Tài nguyên Sinh vật đã tạo mọi điều kiện thuận lợi và
tận tình giúp đỡ tôi trong suốt quá trình nghiên cứu.
Trong quá trình thực hiện đề tài, tôi còn nhận được sự giúp đỡ của nhiều tổ
chức và cá nhân trong và ngoài trường. Nhân dịp này, tôi xin trân trọng cảm ơn Ban
chủ nhiệm khoa Sinh – KTNN, Trường Đại học Sư phạm Hà Nội 2; đặc biệt là sự
giúp đỡ, động viên của gia đình, bạn bè trong suốt thời gian tôi học tập và nghiên
cứu.
Một lần nữa, tôi xin trân trọng cảm ơn!
ĐHSP Hà Nội 2, ngày 10 tháng 05 năm 2014
Sinh viên

Trần Thị Hương


LỜI CAM ĐOAN

Để đảm bảo tính trung thực của khóa luận, tôi xin cam đoan:
Khóa luận “Nghiên cứu phân loại và ứng dụng công nghệ thông tin trong
phân loại chi Rau dừa nước (Ludwigia L.) ở Việt Nam” là công trình nghiên cứu
của cá nhân tôi, được thực hiện dưới sự hướng dẫn của TS. Hà Minh Tâm và TS.
Đỗ Thị Xuyến. Các kết quả trình bày trong khóa luận là trung thực và chưa được
công bố trong bất kỳ công trình nào trước đây.


ĐHSP Hà Nội 2, ngày 10 tháng 05 năm 2014
Sinh viên

Trần Thị Hương


MỤC LỤC
Trang
LỜI CẢM ƠN
LỜI CAM ĐOAN
MỤC LỤC
MỞ ĐẦU ....................................................................................................................1
CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN TÀI LIỆU ..................................................................3
CHƯƠNG 2. ĐỐI TƯỢNG, PHẠM VI, THỜI GIAN VÀ PHƯƠNG PHÁP
NGHIÊN CỨU...........................................................................................................8
2.1. Đối tượng nghiên cứu.......................................................................................8
2.2. Phạm vi nghiên cứu..........................................................................................8
2.3. Thời gian nghiên cứu .......................................................................................8
2.4. Phương pháp nghiên cứu..................................................................................8
CHƯƠNG 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU..............................................................11
3.1. Hệ thống phân loại và vị trí của chi Rau dừa nước (Ludwigia L.) ở Việt
Nam....11
3.2. Đặc điểm phân loại chi Rau dừa nước (Ludwigia L.) ở Việt Nam ................11
3.3. Khoá định loại các loài thuộc chi Rau dừa nước (Ludwigia L.) ở Việt Nam 17
3.4. Đặc điểm phân loại các loài thuộc chi Rau dừa nước (Ludwigia L.) ở Việt
Nam..17
3.4.1. Ludwigia adscendens (L.) Hara – Rau dừa nước....................................17
3.4.2. Ludwigia octovalvis (Jacq.) Raven – Rau mương đứng .........................20
3.4.3. Ludwigia hyssopifolia (G. Don) Exell – Rau mương thon .....................23
3.4.4. Ludwigia epilobioides Maxim. – Rau mương hẹp..................................26

3.4.5. Ludwigia perennis L. – Rau mương hoa nhỏ..........................................28
3.4.6. Ludwigia prostrata Roxb. – Rau mương đất...........................................30
3.5. Bước đầu sử dụng phần mềm Microsoft Office ccess vào việc phân loại các
loài thuộc chi Rau dừa nước (Ludwigia L.) ở Việt Nam ......................................32
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ................................................................................35
TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC


MỞ ĐẦU
Lý do chọn đề tài
Hiện nay, sự phát triển của khoa học và công nghệ, nhất là công nghệ thông
tin đã thúc đẩy sự phát triển nhiều ngành khoa học khác nhau trong sinh học, trong
đó có phân loại học thực vật.
Chi Rau dừa nước (Ludwigia L.), còn gọi là Rau mương, thuộc họ Rau dừa
nước (Onagraceae Juss.) có khoảng 75 loài, phân bố chủ yếu ở vùng nhiệt đới và
cận nhiệt đới trên thế giới.

Việt Nam, chi này có 6 loài, trong đó có 5 loài được

dùng làm thuốc, 3 loài được dùng làm rau ăn cho con người và 5 loài làm thức ăn
cho gia súc. Cho đến nay, ở Việt Nam đã có một số công trình đề cập đến phân loại
chi Rau dừa nước nhưng vẫn chưa đầy đủ và có hệ thống, một số thông tin thiếu cập
nhật.
Từ thực tế nêu trên, tôi đã chọn đề tài: “Nghiên cứu phân loại và ứng dụng
công nghệ thông tin trong phân loại chi Rau dừa nước (Ludwigia L.) ở Việt
Nam”.
Mục đích nghiên cứu: Hoàn thành công trình khoa học về phân loại chi Rau
dừa nước (Ludwigia L.) ở Việt Nam một cách có hệ thống, làm cơ sở cho việc
nghiên cứu họ Onagraceae, phục vụ cho việc biên soạn Thực vật chí Việt Nam và

cho những nghiên cứu có liên quan.
Nội dung nghiên cứu
– Phân tích các hệ thống phân loại chi Rau dừa nước (Ludwigia L.) trên thế
giới, từ đó lựa chọn hệ thống phù hợp để sắp xếp chi và các loài thuộc chi Rau dừa
nước ở Việt Nam.
– Xây dựng bản mô tả chi, các loài và tìm hiểu giá trị tài nguyên của các loài
thuộc chi Rau dừa nước (Ludwigia L.) ở Việt Nam.
– Xây dựng khoá định loại các loài thuộc chi Rau dừa nước (Ludwigia L.) ở
Việt Nam.

1


– Bước đầu sử dụng phần mềm Microsoft Office

ccess vào việc phân loại các

loài thuộc chi Rau dừa nước (Ludwigia L.) ở Việt Nam.
Ý nghĩa khoa học và thực tiễn
– Ý nghĩa khoa học: Cung cấp tài liệu phục vụ cho việc viết Thực vật chí Việt
Nam về họ Onagraceae ở Việt Nam; bổ sung kiến thức cho chuyên ngành phân loại
thực vật và cơ sở dữ liệu cho những nghiên cứu sau này về chi Rau dừa nước
(Ludwigia L.) ở Việt Nam.
– Ý nghĩa thực tiễn: Kết quả của đề tài phục vụ trực tiếp cho các ngành ứng
dụng và sản xuất lâm nghiệp, y dược, sinh thái và tài nguyên sinh vật,…
Điểm mới của đề tài
Đây là công trình đầu tiên ở Việt Nam tiến hành phân loại chi Rau dừa nước
(Ludwigia L.) ở Việt Nam một cách đầy đủ và có hệ thống, giúp cho việc tra cứu
thông tin nhanh chóng, chính xác.
Bố cục của khóa luận: Gồm 35 trang, 10 hình vẽ, 12 ảnh, 1 bản đồ, 1 bảng

được chia thành các phần chính như sau: Mở đầu (2 trang), chương 1 (Tổng quan tài
liệu: 5 trang), chương 2 (Đối tượng, phạm vi, thời gian và phương pháp nghiên cứu:
3 trang), chương 3 (Kết quả nghiên cứu: 24 trang), kết luận và kiến nghị: 1 trang, tài
liệu tham khảo: 30 tài liệu; bảng tra tên khoa học và tên Việt Nam, phụ lục.

2


CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN TÀI LIỆU
1.1. Trên thế giới
Người đầu tiên nghiên cứu về chi này là Linnaeus năm 1753 trong công trình
“Species Plantarum” [26]. Trong công trình này, tác giả đã công bố chi Ludwigia
với 2 loài là Ludwigia alternifolia và Ludwigia perennis. Khi đó, chi Ludwigia được
xếp vào nhóm 4 nhị, 1 vòi nhụy (Tetrand Monogynia) cùng với một số chi khác
như: Tomex, Ptelea, Oldenlandia, Ammannia,…
Sau Linnaeus, còn một số tác giả nghiên cứu chi Ludwigia nhưng chủ yếu là
những công bố mới. Về hệ thống, không có tiến bộ đáng kể nào.
Năm 1789, Jussieu là người nhóm các chi thành họ riêng biệt. Trong công
trình “Genera Plantarum” [25], ông đã đặt tên cho nhiều họ thực vật, trong đó có
họ Onagraceae và xếp chi Ludwigia vào họ này.
DeCandolle (1828) [20] khi xây dựng hệ thống phân loại họ Onagraceae, đã
xếp chi Rau dừa nước (Ludwigia L.) vào họ này. Trong công trình, tác giả đã mô tả
chi Rau dừa nước (Ludwigia L.) và 10 loài là: Ludwigia jussiaeoides, Ludwigia
fruticulosa, Ludwigia leucoehiza, Ludwigia hythroides, Ludwigia erigata, Ludwigia
parviflora, Ludwigia difusa, Ludwigia prostrata, Ludwigia perennis, Ludwigia
trifolia.
Bentham & Hook f. (1867) [18] khi xây dựng hệ thống phân loại cho ngành
Hạt kín đã xếp chi Ludwigia vào họ Onagraceae do có các đặc điểm: Tràng 3-6
hoặc 0, nguyên hoặc có 2 thùy, nhị 3-6, bầu 3-6 ô, nang xẻ ô.
Về sau, nhiều tác giả cũng đề cập đến chi Ludwigia trong các công trình

nghiên cứu như: H. Heywood (1996) [22], A. Takhtajan (1997, 2009) [29],… Các
tác giả này đều cho rằng chi Ludwigia nằm trong họ Onagraceae.
Các nước lân cận Việt Nam có một số công trình nghiên cứu về chi Ludwigia
dưới dạng các công trình thực vật chí, như công trình của C. B. Backer & R. C.
Bakhuizen (1963) trong khi nghiên cứu hệ thực vật của vùng Java (thuộc Inđônêxia)
[16] đã xếp chi Ludwigia vào họ Onagraceae và công bố chi này có 2 loài là
3


Ludwigia parviflora và Ludwigia prostrata. Tác giả đã mô tả các đặc điểm hình thái
để phân biệt các loài dưới dạng khóa phân loại, không có hình ảnh minh họa.
Raven (1977) đã nghiên cứu phân loại chi Ludwigia ở khu vực Malesian trong
“Flora Malesiana Vol. 8, part 2” [28], tác giả đã mô tả đặc điểm chi, xây dựng khóa
định loại và mô tả 6 loài có ở vùng Malesiana là: Ludwigia peruviana, Ludwigia
octovalvis, Ludwigia perennis, Ludwigia prostrata, Ludwigia hyssopifolia,
Ludwigia adscendens. Bên cạnh việc cung cấp các thông tin về danh pháp, đặc điểm
phân bố, sinh thái, tác giả còn cung cấp thông tin về giá trị sử dụng của các loài, có
hình ảnh minh họa của 3 loài là: Ludwigia adscendens, Ludwigia octovalvis,
Ludwigia hyssopifolia.
Huang Tseng-Chieng (1993), khi nghiên cứu hệ thực vật Đài Loan công bố
trong công trình “Flora of Taiwan” [23], đã xếp chi Ludwigia vào trong họ
Onagraceae và mô tả 7 loài thuộc chi này là: Ludwigia adscendens, Ludwigia
epilobioides, Ludwigia hyssopifolia, Ludwigia octovalvis, Ludwigia ovalis,
Ludwigia perennis, Ludwigia x taiwanensis, nhưng không đề cập đến giá trị sử dụng
của từng loài.
Cùng với quan điểm xếp Ludwigia trong họ Onagraceae, các tác giả Trung
Quốc trong “Iconographia Cormophytorum Sinicorum” [15] đã mô tả 3 loài là:
Ludwigia prostrata, Ludwigia caryophylla, Ludwigia ovalis. Đến năm 2008, tập thể
tác giả Chen Jiarui và cộng sự trong tác phẩm “Flora of China” [19] đã mô tả chi
Ludwigia ở Trung Quốc và phân loại chi này với 9 loài là: Ludwigia octovalvis,

Ludwigia adscendens, Ludwigia peploides, Ludwigia x taiwanensis, Ludwigia
ovalis, Ludwigia hyssopifolia, Ludwigia epilobioides, Ludwigia perennis, Ludwigia
prostrata, với 5 loài có hình ảnh minh họa.
Trong tác phẩm “Flora of Hong Kong” [24] của tập thể tác giả XI

Nian-he

(2008) đã mô tả chi Ludwigia thuộc họ Onagraceae cùng với chi Oenothera. Với chi
Ludwigia, tác giả đã xây dựng bản mô tả, khóa định loại các loài, cung cấp một số
thông tin về danh pháp, đặc điểm phân bố 4 loài ở Hồng Kông là: Ludwigia
adscendens, Ludwigia octovalvis, Ludwigia hyssopifolia, Ludwigia perennis.

4


Như vậy, dù dựa vào đặc điểm khác nhau nhưng các tác giả đều thống nhất
xếp chi Rau dừa nước (Ludwigia L.) vào họ Rau dừa nước (Onagraceae).
1.2. Ở Việt Nam
Cho đến nay các công trình nghiên cứu họ Rau dừa nước (Onagraceae) nói
chung và chi Rau dừa nước (Ludwigia L.) ở Việt Nam còn rất ít. Người đầu tiên đề
cập đến chi Rau dừa nước ở Việt Nam là nhà thực vật người Bồ Đào Nha Lourreiro.
Trong công trình Thực vật Nam Bộ - “Flora Conchinchinenssis” [27] công bố năm
1790 tác giả đã công bố chi Cubospermum với loài Cubospermum palustre và chi
Epilobium với 2 loài Epilobium tetragonum và Epilobium fruticosum.
F. Gagnepain (1921) trong công trình “Flore Générale de l'.Indo-Chine” [21]
đã mô tả đặc điểm của chi Rau dừa nước, xây dựng khóa định loại, cung cấp một
số thông tin về danh pháp và đặc điểm phân bố của 5 loài là: Jussiaea
linifolia, Jussiaea suffruticosa, Jussiaea repens, Jussiaea caryophyllea, Jussiaea
prostrata. Tuy nhiên, cho đến nay tất cả các loài trong công trình này đều trở thành
các tên đồng nghĩa.

Vũ Văn Cương và J. E. Vidal (1973) trong công trình “Flore du Cambodge,
du Laos et du Vietnam” [Fl. Camb. Laos Vietn.] [30], đã mô tả 6 loài và 2 phân loài
thuộc chi Ludwigia có ở khu vực Đông Dương là: Ludwigia octovalvis, Ludwigia
hyssopifolia, Ludwigia adscendens, Ludwigia perennis, Ludwigia prostrata,
Ludwigia epilobioides, Ludwigia octovalvis subsp. octovalvis, Ludwigia octovalvis
subsp. sessiliflora và xếp chi này vào họ Onagraceae dựa trên những đặc điểm: Đài
dài bằng hoặc dài hơn bầu, dài 3-7 mm, thường là 4; nang mở. Trong công trình này
tác giả đã mô tả cụ thể đặc điểm của chi Ludwigia, xây dựng khóa định loại các
loài, cung cấp một số thông tin về danh pháp, đặc điểm phân bố, sinh thái, giá trị sử
dụng của các loài và có hình ảnh minh họa.
Cùng quan điểm với F. Gagnepain (1921), tác giả Lê Khả Kế trong tác
phẩm “Cây cỏ thường thấy ở Việt Nam” (1973) [10] đã xếp chi Rau dừa nước vào
họ Oenotheraceae (Onagraceae) với tên gọi Jussiaea. Trong chi này, tác giả đã cung
cấp các thông tin về phân loại cho 5 loài là: Jussiaea caryophyllea – Rau dừa quả
chùy, Jussiaea linifolia – Rau mương, Jussiaea prostrata – Rau dừa bò, Jussiaea
5


repens – Rau dừa nước, Jussiaea suffruticosa – Rau dừa bụi, cùng với một số hình
ảnh minh họa. Tuy nhiên, đây là công trình được trích dịch từ công trình Thực vật
chí đại cương Đông Dương của F. Gagnepain (1921) nên cũng có những hạn chế
giống như công trình này.
Năm 1993, GS. TS. Trần Đình Lý - tác giả cuốn “1900 loài cây có ích ở Việt
Nam” [12] đề cập đến chi Rau dừa nước (Ludwigia L.) thuộc họ Onagraceae có 5
loài là: Ludwigia hyssopifolia, Ludwigia octovalvis, Ludwigia perennis, Ludwigia
repens, Ludwigia prostrata. Tác giả đã tóm tắt công dụng và đặc điểm phân bố của
các loài.
Trong công trình “Cây cỏ Việt Nam” của Phạm Hoàng Hộ (2000) [9], tác giả
đã cung cấp các thông tin cơ bản để nhận biết 6 loài và 2 phân loài thuộc chi Rau
dừa nước (Ludwigia L.) ở Việt Nam là: Ludwigia adscendens, Ludwigia

epilobioides, Ludwigia hyssopifolia, Ludwigia octovalvis, Ludwigia octovalvis
subsp. octovalvis, Ludwigia octovalvis subsp. sessiliflora, Ludwigia perennis,
Ludwigia prostrata. Công trình “Cây cỏ Việt Nam” tuy có nhiều hạn chế như: Bản
mô tả còn sơ sài, không có tài liệu trích dẫn, không có mẫu nghiên cứu,... nhưng
cho đến nay, đây là tài liệu quan trọng cho việc định loại sơ bộ các loài thực vật ở
Việt Nam.
Nguyễn Tiến Bân (2003), trong “Danh lục các loài thực vật Việt Nam - họ
Rau dừa nước - Onagraceae” [3] đã chỉnh lý danh pháp và đưa ra danh lục 5 loài
thuộc chi Rau dừa nước (Ludwigia L.) ở Việt Nam. Tác giả cung cấp một số dẫn
liệu về vùng phân bố, dạng sống và sinh thái, cũng như giá trị sử dụng các loài trong
chi Rau dừa nước (Ludwigia L.).
Năm 2004, trong cuốn “Từ điển thực vật thông dụng”, tập 1 [5], Võ Văn Chi
đã tóm tắt đặc điểm của chi Rau dừa nước (Ludwigia L.) và mô tả các loài thuộc chi
này cùng hình ảnh và một số đặc điểm.
Ngoài ra còn một số công trình đề cập đến chi Ludwigia dưới dạng tài nguyên
như: Trong công trình “Cây thuốc Việt Nam” (1990) [14] của Viện dược liệu đã đề
cập đến giá trị sử dụng, nguồn gốc, phân bố, sự phát triển, sinh thái của 1 loài có ở
Việt Nam là Ludwigia adscendens; hay Nguyễn Tiến Bân (1997) [2] trong “Cẩm
6


nang tra cứu và nhận biết các họ thực vật hạt kín ở Việt Nam”; Đỗ Huy Bích, Đặng
Quang Chung, Bùi Xuân Chương, Nguyễn Thượng Dong, Đỗ Trung Đàm, Phạm
Văn Hiên, Vũ Ngọc Lộ, Phạm Duy Mai, Phạm Kim Mãn, Đoàn Thị Nhu, Nguyễn
Tập, Trần Toàn (2004) với “Cây thuốc và động vật làm thuốc ở Việt Nam” [7], [8];
hay công trình của Võ Văn Chi (2012) trong “Từ điển cây thuốc Việt Nam” [6] giới
thiệu 1 loài làm thuốc là Ludwigia adscendens,…
Như vậy, có thể nói rằng cho đến nay chưa có một công trình nào nghiên cứu
một cách đầy đủ và có hệ thống về họ Rau dừa nước (Onagraceae) nói chung và chi
Rau dừa nước (Ludwigia L.) nói riêng. Đặc biệt là chưa có công trình nào sử dụng

công nghệ thông tin vào việc tra cứu chi Rau dừa nước ở Việt Nam.

7


CHƯƠNG 2. ĐỐI TƯỢNG, PHẠM VI, THỜI GIAN VÀ
PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

2.1. Đối tượng nghiên cứu
Các loài thuộc chi Rau dừa nước (Ludwigia L.) ở Việt Nam, dựa trên cơ sở
mẫu vật và tài liệu.
Tài liệu: Các tài liệu về phân loại chi Rau dừa nước (Ludwigia L.) trên thế giới
và của Việt Nam, nhất là các chuyên khảo.
Mẫu vật: Các mẫu vật thực vật thuộc chi Rau dừa nước (Ludwigia L.) ở Việt
Nam, hiện được lưu giữ ở các phòng tiêu bản thực vật Viện Sinh thái và Tài nguyên
Sinh vật (HN).
Tổng số mẫu nghiên cứu là 52 số hiệu với 117 tiêu bản. Việc phân tích mẫu
vật được tiến hành tại phòng tiêu bản thực vật (Viện Sinh thái và Tài nguyên Sinh
vật). Ngoài ra, tôi còn tham khảo một số mẫu thu thập được trong khi điều tra thực
địa và các ảnh chụp mẫu vật trên internet.
2.2. Phạm vi nghiên cứu
Khắp cả nước
2.3. Thời gian nghiên cứu
Từ tháng 2/2012-3/2014
2.4. Phương pháp nghiên cứu
Để nghiên cứu phân loại chi Rau dừa nước (Ludwigia L.), tôi sử dụng phương
pháp Hình thái so sánh [13]. Đây là phương pháp cổ điển nhưng cho tới nay vẫn là
phương pháp chính và phổ biến nhất trên thế giới và phù hợp với điều kiện nghiên
cứu ở nước ta. Phương pháp này dựa trên đặc điểm cấu tạo bên ngoài các cơ quan
của thực vật, quan trọng nhất là cơ quan sinh sản vì đặc điểm của nó liên quan chặt

chẽ với bộ mã di truyền và ít biến đổi bởi tác động của môi trường. Việc so sánh dựa
trên nguyên tắc chỉ so sánh các cơ quan tương ứng với nhau trong cùng một giai
đoạn
8


phát triển (cây trưởng thành so sánh với cây trưởng thành, nụ so sánh với nụ, hoa
so sánh với hoa,...).
Để làm tốt phương pháp nghiên cứu hình thái so sánh, cần tiến hành đồng thời
cả 2 công tác là ngoại nghiệp và nội nghiệp.
Công tác ngoại nghiệp: Được thực hiện trong các chuyến đi thực địa nhằm thu
thập mẫu vật, chụp ảnh, quan sát và ghi chép các đặc điểm của mẫu ở trạng thái
tươi, quan sát về phân bố, môi trường sống và các đặc điểm khác.
Công tác nội nghiệp: Xử lý và bảo quản mẫu vật. Việc nghiên cứu các mẫu vật
khô được tiến hành tại các phòng thí nghiệm. Tại đây, các mẫu vật được phân tích,
chụp ảnh, vẽ hình và mô tả, sau đó dựa vào các bản mô tả gốc và mẫu vật chuẩn
(nếu có), các chuyên khảo, các bộ thực vật chí (nhất là của Việt Nam và các nước
lân cận) để phân tích, so sánh và định loại.
Việc nghiên cứu phân loại chi Rau dừa nước (Ludwigia L.) được tiến hành
theo các bước như sau:
Bước 1: Tổng hợp, phân tích các tài liệu trong và ngoài nước về chi Rau dừa
nước (Ludwigia L.). Từ đó lựa chọn hệ thống phân loại phù hợp với việc phân loại
chi này ở Việt Nam.
Bước 2: Phân tích, định loại các mẫu vật thuộc chi Rau dừa nước (Ludwigia
L.) hiện có.
Bước 3: Tham gia các chuyến điều tra, nghiên cứu thực địa để thu thêm mẫu,
tìm hiểu thêm về sinh thái học, sự phân bố và các thông tin có liên quan khác.
Bước 4: Tổng hợp kết quả nghiên cứu, mô tả các đặc điểm chung của chi, xây
dựng khoá định loại, mô tả các phân chi và các loài, chỉnh lý phần danh pháp theo
luật danh pháp quốc tế và cuối cùng hoàn chỉnh các nội dung khoa học khác của đề

tài.
– Soạn thảo chi và các loài dựa theo quy ước quốc tế về soạn thảo thực vật và
quy phạm soạn thảo thực vật chí Việt Nam, thứ tự như sau:
Thứ tự soạn thảo chi: Tên khoa học chính thức kèm theo tên tác giả công bố
tên gọi, tên Việt Nam thường dùng, trích dẫn lại tên tác giả công bố tên khoa học,
năm công bố, tài liệu công bố, số trang, tài liệu chính và tài liệu ở Việt Nam đề cập
9


đến, các tên đồng nghĩa (nếu có), tên Việt Nam khác (nếu có), mô tả, loài chuẩn của
chi, ghi chú (nếu có).
Thứ tự soạn thảo loài và dưới loài: Tên khoa học chính thức kèm theo tên tác
giả công bố tên gọi, tên Việt Nam thường dùng, trích dẫn lại tên tác giả công bố tên
khoa học, năm công bố, tài liệu công bố, số trang, tài liệu chính và tài liệu ở Việt
Nam đề cập đến, tên đồng nghĩa gốc (nếu có), các tên đồng nghĩa (nếu có), tên Việt
Nam khác (nếu có), mô tả, địa điểm thu mẫu chuẩn (Loc. class.), mẫu vật chuẩn
(Typus) kèm theo nơi bảo quản (theo quy ước quốc tế), sinh học và sinh thái, phân
bố, mẫu nghiên cứu, giá trị sử dụng, ghi chú (nếu có).
– Cách mô tả: Mô tả liên tục những đặc điểm cơ bản theo nguyên tắc truyền
tin ngắn gọn, theo trình tự từ cơ quan dinh dưỡng (dạng sống, cành, lá, ...) đến cơ
quan sinh sản (cụm hoa, cấu trúc của hoa, quả, hạt).
Để xây dựng bản mô tả cho một loài, tôi tập hợp các số liệu đã phân tích về
loài đó, sau đó so sánh với tài liệu gốc, các chuyên khảo và mẫu typ (nếu có), từ đó
xác định các tiêu chuẩn và dấu hiệu định loại cho loài.
Bản mô tả chi được xây dựng trên cơ sở tập hợp các bản mô tả của các loài
trong chi. Nếu bản mô tả này có sự khác biệt so với tài liệu gốc và các tài liệu khác
(thường do số loài trong chi ở mỗi tài liệu khác nhau), tôi sẽ có những ghi chú bổ
sung.
– Xây dựng khoá định loại: Trong phạm vi của đề tài này, tôi lựa chọn cách
xây dựng khoá lưỡng phân kiểu zic-zắc, cách làm được tiến hành như sau:

Từ tập hợp các đặc điểm mô tả cho các taxon, chọn ra cặp các tập hợp đặc
điểm đối lập và xếp chúng vào hai nhóm (các đặc điểm được chọn phải ổn định, dễ
nhận biết và thể hiện tính chất phân biệt giữa các taxon). Trong mỗi nhóm, lại tiếp
tục chọn ra cặp đặc điểm đối lập và xếp chúng vào hai nhóm khác, cứ tiếp tục như
vậy đến khi phân biệt hết các taxon.
– Danh pháp của các taxon được chỉnh lý theo luật danh pháp quốc tế hiện
hành và theo Quy phạm soạn thảo thực vật chí Việt Nam.
– Sau khi có đủ dữ liệu về các loài, tôi nhập vào phần mềm Microsoft Office
ccess làm cơ sở cho việc tra cứu các taxon.
10


CHƯƠNG 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
3.1. Hệ thống phân loại và vị trí của chi Rau dừa nước (Ludwigia L.) ở Việt
Nam
Sau khi phân tích các hệ thống phân loại chi Rau dừa nước và họ Rau dừa
nước trong các công trình thực vật chí ở các nước trên thế giới và ở Việt Nam như:
Jussieu (1789), Loureiro (1790), DeCandolle (1828), Bentham & Hook f. (1867), C.
B. Backer & R. C. Bakhuizen (1965), H. Heywood (1996), A. Takhtajan (1997,
2009), Vũ Văn Cương và J. E. Vidal (1973), Phạm Hoàng Hộ (2000),… tôi nhận
thấy hệ thống phân loại chi Rau dừa nước là khá đồng nhất, phân loại chi này không
có phân chi mà phân chia trực tiếp đến các loài.
Trong công trình này, tôi lựa chọn hệ thống của A. Takhtajan (2009) để phân
loại chi Rau dừa nước ở Việt Nam. Vì đây là hệ thống được kế thừa từ các hệ thống
trước đó, được hầu hết các tác giả trên thế giới sử dụng và phù hợp với việc sắp xếp
các taxon ở Việt Nam. Trên cơ sở của hệ thống này, chi Rau dừa nước (Ludwigia
L.) được xếp vào họ Rau dừa (Onagraceae Juss.), bộ Sim (Myrtales), phân lớp Hoa
hồng (Rosidae) lớp Ngọc lan (Magnoliopsida) hay còn gọi là lớp Hai lá mầm
(Dicotyledons), ngành Ngọc lan (Magnoliophyta) hay còn gọi là ngành Hạt kín
(Angiospermae). Theo đó, chi này ở Việt Nam có 6 loài.

3.2. Đặc điểm phân loại chi Rau dừa nước (Ludwigia L.) ở Việt Nam
LUDWIGIA L. – R U DỪ NƯỚC
L. 1753. Sp. Pl. 1: 118; Jussieu, 1789. Genera Plantarum. 317; DC. 1828. Prodr. 3:
58; Benth. & Hook. f. 1867. Gen. Pl. 1: 788; Back. & Bakh. f. 1963. Fl. Jav. 1: 261;
1968. 3: 644; Vu Van Cuong & J. E. Vidal, 1973. Fl. Camb. Laos Vietn. 14: 18;
Raven, 1977. Fl. Males. 8 (2): 99; Phamh. 2000. Illustr. Fl. Vietn. 2: 68; Huang
Tseng – Chieng, 1993. Fl. Taiwan. 3:954; Heywood, 1996. Flowering plants of the
world. 162; Chen Jiarui, 2008. Fl. China. 13: 400; HU Qi-ming & WU De-lin,
2008. Fl. Hong Kong. 2: 148-150; Takht. 2009. Divers. Class. Flow. Plat. 336.
- Jussiaea L. 1753. Sp. Pl. 1: 368; Benth. & Hook. f. 1867. Gen. Pl. 1: 788; Gagnep.
1921. Fl. Gen. Indoch. 2: 985; Back. & Bakh. f. 1963. Fl. Jav. 1: 260.
11


- Cubospermum Lour. 1790. Fl. Cochinch. 275.
- Rau mương.
3.2.1. Dạng sống
Hầu hết là cây nửa bụi (L. octovalvis, L. hyssopifolia, L. epilobioides, L.
prostrata, L. perennis), ít khi là cỏ thủy sinh với phao xốp màu trắng (L.
adscendens); không có lông (L. hyssopifolia, L. epilobioides, L. prostrata), hoặc có
lông (L. adscendens, L. octovalvis) hoặc có lông ở phần non (L. perennis).
3.2.2. Lá
Lá đơn, mọc cách; không có lá kèm; cuống lá dài (L. adscendens); phiến lá
hình trứng ngược (L. adscendens) hoặc hình mác (L. octovalvis, L. hyssopifolia),
hoặc hình bầu dục hẹp – mác hẹp (L. epilobioides, L. perennis) hay hình bầu dục (L.
prostrata); mép lá nguyên; chóp lá nhọn hoặc tù (L. adscendens), hoặc thuôn dài (L.
hyssopifolia, L. epilobioides), hoặc nhọn (L. octovalvis, L. prostrata); gốc lá hình
nêm hẹp – nhọn dần; gân hình mạng lông chim, gân chính thường nổi rõ. (Hình
3.1).
3.2.3. Hoa

Hoa lưỡng tính, mọc đơn độc ở nách lá, có cuống và lá bắc. Đài hợp thành ống
dính với bầu, lá đài 4 (L. octovalvis, L. hyssopifolia, L. prostrata) hoặc 5 (L.
adscendens), hiếm khi 6 (L. epilobioides), không rụng sau khi hoa nở. Cánh hoa
bằng số lá đài; rụng sớm, màu trắng (L. adscendens) hoặc vàng; có tiền khai vặn;
hình trứng ngược (L. adscendens, L. ovtovalvis, L. epilobioides), hoặc hình bầu dục
(L. hyssopifolia, L. perennis), hoặc hình thìa hẹp (L. prostrata); chóp cánh hoa lõm
(L. octovalvis, L. perennis) hoặc tròn. Nhị có số lượng bằng số lá đài (L.
epilobioides, L. perennis, L. prostrata) hoặc gấp đôi số lá đài (L. octovalvis, L.
hyssopifolia); bao phấn thường đính lưng; thường không có trung đới; hạt phấn đơn
(L. adscendens, L. hyssopifolia, L. epilobioides) hoặc dính nhau thành bộ bốn (L.
octovalvis, L. perennis, L. prostata). Bộ nhụy gồm 4 lá noãn hợp thành bầu hạ 4 ô;
mỗi ô chứa nhiều noãn đính trụ giữa; núm nhụy hình cầu. (Hình 3.2).
3.2.4. Quả và hạt

12


Quả nang, hình dải hẹp hoặc hình trụ; vỏ quả trong hóa gỗ và bao kín hạt. Hạt
nhiều, tròn (L. octovalvis) hoặc hình trứng ngược (L. hyssopifolia), hoặc hình bầu
dục; hai rãnh (L. adscendens, L. octovalvis) hoặc nhiều rãnh, hạt đính trực tiếp vào
vỏ quả (L. epilobioides) hoặc đính vào giá noãn (L. prostrata, L. perennis); hạt 1
hoặc 2 hàng 1 ô (L. epilobioides) hoặc 2 hoặc nhiều hàng 1 ô (L. perennis), hoặc 1
hàng 1 ô (L. prostrata). (Hình 3.3, 3.4).
Typus: Ludwigia alternifolia L.
Có khoảng 75 loài, phân bố chủ yếu ở nhiệt đới và cận nhiệt đới. Việt Nam hiện
biết
có 6 loài, phân bố rải rác khắp cả nước.

13



1

2

3

Hình 3.1. Một số dạng lá
1. lá hình trứng ngược (L. adscendens);
2. lá hình bầu dục (L. perennis); 3. lá hình mác (L. hyssopifolia)
(1, 3 theo Raven, 1977; 2 theo Van Cuong & J. E. Vidal, 1973)

14


Hình 3.2. Sơ đồ cấu tạo hoa

Hình 3.3. Sơ đồ cấu tạo quả

15


1

3

2

Hình 3.4. Hình thái hạt
1. hạt hình bầu dục (L. adscendens); 2. hạt hình tròn (L. octovalvis);

3. hạt hình bầu dục, nhiều rãnh (L. hyssopifolia)
(Hình theo Van Cuong & J. E. Vidal, 1973)

16


3.3. Khoá định loại các loài thuộc chi Rau dừa nước (Ludwigia L.) ở Việt Nam
1A. Cỏ thủy sinh nổi hoặc bám vào bùn, có rễ phao trắng, xốp ...................................
.................................................................................................... 1. L. adscendens
1B. Cây nửa bụi, thân đứng, phần gốc thường hóa gỗ.
2 . Nhị gấp đôi số đài.
3 . Đài có 3 gân, cánh hoa dài 6-17 mm, chóp cánh hoa lõm, hạt tròn, 2 rãnh...
............................................................................................... 2. L. octovalvis
3B. Đài không có gân, cánh hoa dài 2-3 mm, chóp cánh hoa tròn, hạt hình
trứng ngược, nhiều rãnh .................................................... 3. L. hyssopifolia
2B. Nhị bằng số đài.
4 . Hạt dài 0,8-1,4 mm, đính trực tiếp vào vỏ qủa ..............4. L. epilobioides
4B. Hạt dài 0,3-0,6 mm, đính vào giá noãn.
5A. Thân non có lông, chóp cánh hoa lõm, mỗi ô có 2-nhiều hàng
hạt….. ............................................................................ 5. L.
perennis
5B. Thân không có lông, chóp cánh hoa tròn, mỗi ô có 1 hàng hạt...........
...................................................................................... 6. L. prostrata
3.4. Đặc điểm phân loại các loài thuộc chi Rau dừa nước (Ludwigia L.) ở Việt

Nam
3.4.1. Ludwigia adscendens (L.) Hara – Rau dừa nước
Hara, 1953. J. Jap. Bot. 28: 290; Back. & Bakh. f. 1968. Fl. Jav. 3: 645; Vu Van
Cuong & J. E. Vidal, 1973. Fl. Camb. Laos Vietn. 14: 26; Raven, 1977. Fl. Males.
8(2): 104; Phamh. 2000. Illustr. Fl. Vietn. 2: 68; Chen Jiarui, 2008. Fl. China. 13:

403; HU Qi-ming & WU De-lin, 2008. Fl. Hong Kong. 2: 148.
-

Jussiaea repens L. 1753. Sp. Pl. 1: 388; Gagnep. 1921. Fl. Gen. Indoch. 2: 987;
Back. & Bakh. f. 1963. Fl. Jav. 1: 260.

-

Cubospermum palustris Lour. 1790. Fl. Conchinch. 275.

-

(Giây) mương, Rau dừa trâu, Du long thái.

17


Cỏ thủy sinh nổi hoặc bám vào bùn, có phao xốp màu trắng, thân mềm, có rễ ở
các mấu. Lá đơn, nguyên; hình trứng ngược, kích thước 1-7 x 0,7-4 cm; đáy gốc

18


hình nêm hẹp; chóp lá nhọn hoặc tù; có 6-13 đôi gân bên, gân gần mép lá không
nhô lên; cuống lá dài. Đài 5, dính với bầu, hình tam giác thuôn dài, kích thước 5-11
x 2-3,2 mm, nhẵn hoặc có lông nhung. Hoa mọc đơn độc ở nách lá, màu trắng; lá
bắc con rất bé, hình tam giác, kích thước 1,2 x 1,3-1,5 mm. Cánh hoa 5, hình trứng
ngược, kích thước 9-18 x 6-10 mm; chóp cánh hoa tròn. Nhị 10, xếp thành 2 hàng,
những nhị ngoài ngắn hơn; chỉ nhị hình sợi, màu trắng, dài 2,5-4 mm. Bao phấn
thuôn, dài 1,2-1,8 mm; hạt phấn đơn. Bầu hình chùy có 5 góc, phủ lông thưa; vòi

nhụy trắng, 4-8 mm, có lông dài dẹt ở nửa dưới; núm nhụy hình cầu, xanh, đường
kính 1,5-2 mm, cao 1-1,2 mm. Nang nhẵn hoặc có lông nhung, kích thước 1,2-2,7
cm x 3-4 mm, màu nâu sáng, có 10 gân màu nâu sậm dễ thấy, hình ống, thành nang
mỏng và mở không đều; cuống dài 2,5-5,5 cm. Quả nang hình trụ, có 10 cạnh, nhẵn
hay có lông, kích thước 15-30 x 3-4 mm. Hạt 1 hàng trong 1 ô, màu nâu tái, dài 1,11,3 mm, gắn chặt vỏ quả trong hóa gỗ dính với vách của nang, dày 1-1,2 mm; cuống
noãn ít phát triển. (Hình 1).

Hình 1. Ludwigia adscendens (L.) Hara
1. dạng sống; 2. hoa; 3. hạt chưa tách vỏ quả trong; 4. hạt
(hình 1 theo Raven, 1977; hình 2-4 theo Van Cuong & J. E. Vidal, 1973)
19


Loc. class.: India; Typus: Fide Raven, Reinwardtia 6: 388, 1963.
Sinh học và sinh thái: Cây mọc phổ biến ở nơi ẩm ướt, thường nổi trên mặt
nước, từ vùng đồng bằng cho tới độ cao 1500 m. Thường thấy trong các ruộng
nước, ao hồ, đầm, mương rạch.

chỗ nước lặng cây mọc trườn rất nhanh nhờ nhiều

phao nổi ở các mắt. Khi nước khô, các phao nổi thoái triển trở thành các rễ có lông
hút. Mùa hoa tháng 4-8.
Phân bố: Phổ biến ở Việt Nam. Còn có ở Ấn Độ, Trung Quốc (Hải Nam),
Triều Tiên, Nhật Bản, Lào, Campuchia, Malaixia, Inđônêxia, Philippin, Ôxtrâylia.
Mẫu nghiên cứu: H

N I, Đạt 72HN612 (HN). – TÂY NINH (Tân Biên,

Tân Bình), HLF7644 (HN).
Giá trị sử dụng: Các chồi non được dùng làm rau ăn cho người, toàn cây làm

thức ăn cho lợn. Cây được dùng làm thuốc trị cảm mạo, phát sốt, ho, bệnh sởi, đái
ra albumin. Dùng ngoài trị đinh nhọt, viêm mủ da, áp xe vú, viêm tuyến mang tai,
bệnh zona, eczema, viêm da, rắn độc cắn và bỏng. Có thể dùng cây sắc lấy nước rửa
vết thương cho chóng lên da non. Cây tươi giã nát xát vào bụng khi bị đau bụng;
đem trộn với dầu thầu dầu, xát lên đầu chữa bệnh sài đầu ở trẻ em và một số bệnh
khác ở da đầu.

20


×