Tải bản đầy đủ (.docx) (99 trang)

MƠ hồ SINH THÁI TRONG CUỘC đời của PI

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (403.4 KB, 99 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN

---------------------------

LƯU THỊ THU HUỆ

MƠ HỒ SINH THÁI TRONG CUỘC ĐỜI CỦA PI
(YANN MARTEL)

LUẬN VĂN THẠC SĨ VĂN HỌC

Hà Nội – 2019


ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN

---------------------------

LƯU THỊ THU HUỆ

MƠ HỒ SINH THÁI TRONG CUỘC ĐỜI CỦA PI
(YANN MARTEL)
Chuyên ngành: Văn học nước ngoài
Mã số: 60220245

LUẬN VĂN THẠC SĨ VĂN HỌC
Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS Đào Duy Hiệp

Hà Nội – 2019




LỜI CẢM ƠN
Trong quá trình học tập, nghiên cứu đề tài “Mơ hồ sinh thái trong Cuộc
đời của Pi (Yann Martel)”, tôi đã nhận được sự giúp đỡ, chỉ bảo nhiệt tình của
các thầy cô Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn để hoàn thành luận
văn này.
Với tình cảm chân thành, tôi muốn bày tỏ lòng biết ơn đặc biệt đối với
PGS. TS Đào Duy Hiệp – người thầy trực tiếp hướng dẫn luận văn, đã tận tình
chỉ bảo và hướng dẫn tôi tìm ra hướng nghiên cứu, tiếp cận thực tế, tìm kiếm tài
liệu, xử lý và phân tích số liệu, giải quyết vấn đề… nhờ đó tôi mới có thể hoàn
thành luận văn cao học của mình.
Ngoài ra, trong quá trình học tập, nghiên cứu và thực hiện đề tài tôi đã
nhận được nhiều sự quan tâm, hỗ trợ quý báu của quý thầy cô đồng nghiệp, bạn
bè và người thân.
Mặc dù đã có nhiều cố gắng trong suốt quá trình thực hiện đề tài, song có
thể có những mặt hạn chế, thiếu sót. Tôi rất mong nhận được ý kiến đóng góp và
sự chỉ dẫn của các thầy cô giáo và các bạn đồng nghiệp.
Tôi xin chân thành cảm ơn!
Hà Nội, tháng 6 năm 2019
Tác giả

Lưu Thị Thu Huệ


MỤC LỤC
MỞ ĐẦU.............................................................................................................. 3
1. Lí do chọn đề tài................................................................................................3
2. Lịch sử vấn đề................................................................................................... 4
3. Đối tượng nghiên cứu, phạm vi nghiên cứu....................................................11

4. Phương pháp nghiên cứu.................................................................................15
5. Cấu trúc của luận văn......................................................................................16
CHƯƠNG 1. CUỘC ĐỜI CỦA PI – SỰ MƠ HỒ SINH THÁI TRONG
NHẬN THỨC BẢN THỂ CỦA CON NGƯỜI................................................17
1.1. Con người – một phần của tự nhiên phi nhân.........................................17
1.2. Mối quan hệ thứ bậc giữa con người với động vật phi nhân..................22
1.2.1. Thống trị động vật hoang dã [săn bắt và giam cầm]................................22
1.2.2. Làm chủ vật nuôi.......................................................................................25
1.2.3. Sử dụng và giết động vật...........................................................................28
1.3. Mối quan hệ cộng sinh với động vật phi nhân.........................................35
Tiểu kết................................................................................................................ 42
CHƯƠNG 2. CUỘC ĐỜI CỦA PI – MƠ HỒ SINH THÁI TRONG QUAN
HỆ TƯƠNG TÁC VỚI MÔI TRƯỜNG..........................................................43
2.1. Mơ hồ sinh thái về quyền lực của tự nhiên...................................................43
2.2. Mơ hồ trong các trình hiện về không gian sinh thái.....................................49
2.2.1. Không gian vườn thú Pondischerry...........................................................49
2.2.2. Không gian Thái Bình Dương...................................................................52
2.2.3. Không gian hòn đảo axit...........................................................................59
Tiểu kết................................................................................................................ 64
CHƯƠNG 3. CUỘC ĐỜI CỦA PI – SỰ MƠ HỒ VỀ TÔN GIÁO HAY LÀ
NIỀM TIN TUYỆT ĐỐI VÀO MỘT THƯỢNG ĐẾ.....................................65
3.1. Niềm tin tôn giáo và sinh thái học tinh thần............................................65

1


3.2. Ý thức sinh thái qua triết lí tôn giáo của Pi..............................................68
3.3. Cách thực hành tôn giáo của Pi.................................................................77
Tiểu kết................................................................................................................ 88
KẾT LUẬN........................................................................................................89

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO..........................................................91

2


MỞ ĐẦU
1.

Lí do chọn đề tài
Ngày nay con người của “nhịp sống số” đang được hưởng mọi thành quả

của một thế giới của khoa học công nghệ hiện đại, của văn minh công nghiệp.
Nhưng chính con người cũng đang phải đối mặt với những lo âu mà họ phải trả
cho sự tiện lợi đó. Ngay lúc này, cả thế giới đang phải đối mặt với một vấn đề
thời sự: khủng hoảng môi trường sinh thái đang ngày một nghiêm trọng. Trong
một ngày, con người tiếp nhận rất nhiều thông tin liên quan đến tự nhiên từ
truyền thông về động đất, sóng thần, biến đổi khí hậu, nguồn nước cạn kiệt, thiên
tai tàn khốc, hay ô nhiềm không khí đến mức báo động. Sự sinh tồn của nhân
loại đang bị uy hiếp, môi trường đã và đang là một vấn nạn mang tính toàn cầu.
Nhưng bất kể hiệu ứng truyền thông của những dự án vì môi trường, cùng các
hoạt động thiết thực sinh sôi như nấm trong cộng đồng đa quốc gia, thái độ của
con người với tự nhiên, dường như không có nhiều thay đổi. Nhận diện rõ câu
chuyện tự nhiên là vấn đề toàn cầu, lí thuyết về phê bình sinh thái được hình
thành và phát triển. Nó hình thành ở các nước phương Tây, đặc biệt là Anh – Mĩ
bắt đầu ở những năm 80 của thế kỉ 20, như là một phản ứng mang tính học thuật
trước tình trạng khủng hoảng này. Lí thuyết phê bình sinh thái giống như một cái
nhìn phê phán với thái độ thờ ơ của giới phê bình văn học phương Tây, vốn coi
nhẹ cái nhìn của văn học trong mối quan hệ với thế giới tự nhiên.
Cuộc đời của Pi là cuốn tiểu thuyết nổi tiếng của Yann Martel được xuất
bản vào năm 2001. Hành trình của cuốn sách này đến với độc giả cũng không

mấy thuận lợi. Nó từng bị ít nhất 5 nhà xuất bản ở London từ chối trước khi
được nhà xuất bản Knopf Canada [trực thuộc Tập đoàn Random House Canada]
đồng ý xuất bản. Ngay sau khi được xuất bản, Cuộc đời của Pi không chỉ mang
lại cho tác giả Yann Martel nhiều giải thưởng cao quý và còn được hàng triệu

3


độc giả trên thế giới yêu thích. Tính đến năm 2013, cuốn sách đã được dịch ra 41
thứ tiếng tại nhiều quốc gia khắp các châu lục. Cuốn tiểu thuyết cũng là một tác
phẩm nằm trong dòng chảy và sự chuyển biến của văn học hậu hiện đại. Viết về
hành trình của một con người giữa thiên nhiên và những mối quan hệ, cái nhìn
của con người với tự nhiên, Cuộc đời của Pi là một cuốn tiểu thuyết có nhiều thú
vị dưới góc nhìn của phê bình sinh thái.
Cuối cùng, nghiên cứu sinh thái và nghiên cứu văn học sinh thái đang dần
lan rộng đến nhiều khu vực trên thế giới. Môi trường sinh thái là một trong nhiều
đối tượng được phản ánh của văn học. Phê bình sinh thái về bản chất là một hoạt
động liên ngành, nó tìm cách liên kết với các nghiên cứu về lịch sử môi trường,
về triết học, về xã hội học và các ngành khoa học khác, đặc biệt là sinh thái học
với các khoa học về sự sống. Chính vì vậy, phê bình sinh thái đang là một
khuynh hướng nghiên cứu liên ngành giàu tiềm năng, đặc biệt trong bối cảnh
khủng hoảng môi trường toàn cầu và trước những vấn nạn môi trường do quá
trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa gây nên. Sự phát triển của phê bình sinh thái
là một biểu hiện của sự gia tăng tương tác giữa nghiên cứu hàn lâm với các vấn
đề thực tiễn của xã hội, giữa nghiên cứu văn học với các khoa học xã hội và
nhân văn khác.
Từ những lí do trên, người viết mạnh dạn chọn đề tài "Mơ hồ sinh thái
trong Cuộc đời của Pi (Yann Martel)" với mong muốn tìm hiểu những thông
điệp về sinh thái mà nhà văn gửi gắm trong tác phẩm cũng như góp một tiếng
nói vào lĩnh vực nghiên cứu phê bình sinh thái.

2.Lịch sử vấn đề
2.1.

Về lí thuyết phê bình sinh thái

Phê bình sinh thái không còn là một hướng quá mới đối với giới nghiên cứu
văn học trên thế giới, với sự hình thành từ cuối thế kỉ XIX và khôi phục mạnh
mẽ vào những năm cuối thế kỉ XX do sự phát triển mạnh mẽ của hiện thực sinh
thái hành tinh đẩy con người vào thế thể đối đầu trực diện với những hiểm họa

4


không thể kiểm soát và khó định đoán của tự nhiên. Bối cảnh phê bình sinh thái
trên thế giới biến động với sự hình thành và tranh biện giữa các khái niệm, thuật
ngữ, phương pháp luận cho một (hoặc một số) phương thức tiếp cận và khai thác
tác phẩm văn học trong những mối liên hệ với tự nhiên và những vấn đề môi
trường thời sự. Tuy nhiên, các tài liệu được dịch và giới thiệu ở Việt Nam còn
giữ một khoảng cách với dòng chảy chung và vẫn là một hình dung chưa tương
xứng so với độ dày nghiên cứu về mảng học thuật này trên thế giới.
Nhìn lại hệ thống các tài liệu dịch thuật, nghiên cứu và ứng dụng ở Việt
Nam, có thể thấy những minh định cơ bản của Phê bình sinh thái.
Liên quan đến phê bình sinh thái, cần phải kể đến Ecocriticism (chủ nghĩa
sinh thái) – bài giảng của Karen Thornber [28] tại Viện Văn học, nhân chuyến
trao đổi học thuật giữa Viện Havard Yenching với các nhà nghiên cứu Việt
Nam, tháng 3-2011. Đây có thể coi là một trong những tài liệu đầu tiên có ý
nghĩa dẫn nhập về phê bình sinh thái được dịch sang tiếng Việt trong nỗ lực
định hình và chính thống hoá nhánh nghiên cứu văn học theo một định hướng
mới: lí thuyết phê bình sinh thái. Bài viết của Thornber đã nêu lên những ý
nghĩa trong việc nghiên cứu mối quan hệ giữa văn chương và môi trường. Qua

đó, cho thấy tính cấp thiết của việc nghiên cứu văn học từ góc nhìn sinh thái,
đồng thời cũng nêu một cách khái quát sự hình thành và phát triển của phê bình
sinh thái. Trước cuộc khủng hoảng môi trường toàn cầu, tác giả khẳng định:
“văn chương có ảnh huởng quan trọng đến sự hiểu biết về biến đổi môi trường
trong quá trình đô thị hoá và công nghiệp hoá; đồng thời, ảnh hướng đến những
công trình đi sau về triết học môi trường, chính trị, thể loại, nơi chốn, khu vực
và quốc gia”. Như vậy, phê bình sinh thái không chỉ dừng lại ở việc nghiên cứu
văn chương biểu đạt thế giới tự nhiên như thế nào mà nó đã đặc biệt nhấn mạnh
vấn đề công bằng môi trường. Tác giả bài viết đã chỉ ra phê bình sinh thái
không chỉ là vấn đề của khu vực Âu – Mĩ mà nó đã trở thành một vấn đề toàn

5


cầu. Có thể thấy, những giới thuyết mà Thornber đang thực hiện là “một trong
những hướng đi hứa hẹn của phê bình sinh thái”.
Một loạt những công trình nghiên cứu/dịch của Đỗ Văn Hiểu (2012) về Phê
bình sinh thái – cội nguồn và sự phát triển [29]; Phê bình sinh thái – khuynh hướng
nghiên cứu của văn học mang tính cách tân [12] cũng là những tài liệu có ý nghĩa
mang đến một hình dung khái quát về tư tưởng nền tảng, các khái niệm chìa khóa
cũng như những khuynh hướng chính của phê bình sinh thái. Tác giả bài viết đã đưa
ra khái niệm theo nghĩa rộng nhất về phê bình sinh thái là “phê bình toàn bộ quan
hệ giữa văn học và tự nhiên”, “thông qua văn học để thẩm định lại văn hóa nhân
loại, tiến hành phê phán-nghiên cứu tư tưởng, văn hóa, mô hình phát triển xã hội
của loài người đã ảnh hưởng như thế nào đến thái độ và hành vi của nhân loại đối
với tự nhiên, đã dẫn đến tình trạng xấu đi của môi trường và nguy cơ sinh thái...”
Tiểu luận Những tương lai của phê bình sinh thái và văn học của Karen
Thornber, in trong ast Asia Ecocriticisms. A Critical Reader (Literatures,
Cultures and the Environment) [29] do Hải Ngọc dịch, 2013, cũng xuất phát từ
nỗ lực giới thiệu một “giải pháp trực tiếp cho những vấn đề môi trường nghiêm

trọng hiện nay” thông qua việc “phân tích các diễn ngôn”. Tác giả của bài viết
chỉ sự tác động qua lại giữa con người và môi trường là một mối quan tâm của
văn học từ hàng nghìn năm nay. Nhưng phải đến năm 1990, nghiên cứu mối
quan hệ giữa văn học và môi trường tự nhiên mới trở thành một hướng nghiên
cứu chính của văn học. Karen Thornber cũng chỉ ra các mốc phát triển của phê
bình sinh thái và bà còn đưa ra bước ngoặt quan trọng của hướng phê bình này là
chuyển từ quan điểm sinh học trung tâm luận sang vấn đề công bằng, bất công
môi trường với các vấn đề xã hội liên đới.
Thêm một tài liệu nữa có tính chất gợi mở là Phê bình sinh thái – nhìn từ lí
thuyết giải cấu trúc (2013) của Nguyễn Thị Tịnh Thy [30]. Tác giả bài viết tập
trung vào vấn đề tính giải cấu trúc mạnh mẽ của phê bình sinh thái, đặc biệt là sự
hoài nghi và phản đối thuyết “nhân loại trung tâm luận” mà thay vào đó phê bình

6


sinh thái đề cao thuyết “phi nhân loại trung tâm” hướng đến một sứ mệnh mới.
Như vậy, nhà văn, nhà phê bình phải nhìn nhận lại giá trị của văn chương, cải tạo
lại quan niệm văn học để tránh mắc lỗi với môi trường tự nhiên, thậm chí là
chuộc lỗi với tự nhiên. Tài liệu này đã gợi mở cho chúng tôi nghiên cứu theo
hướng giải mã một số khía cạnh về giải trung tâm trong Cuộc đời của Pi.
Bản dịch “Nghiên cứu văn học trong thời đại khủng hoảng môi trường” [4]
trích từ lời giới thiệu của Cheryll Glotfelty trong Tuyển tập phê bình sinh thái:
Các cột mốc trong sinh thái học Văn học – cuốn sách được công nhận là tài liệu
nhập môn của phê bình sinh thái – của Trần Thị Ánh Nguyệt, đăng trên Sông
Hương – Tạp chí sáng tác phê bình nghiên cứu văn học nghệ thuật – văn hóa,
năm 2014 có thể được coi là một trong những bài đầu tiên ở Việt Nam giới thiệu
khái niệm cơ bản về phê bình sinh thái. Cũng giống như phê bình nữ quyền xem
xét ngôn ngữ và văn học từ góc độ giới tính, phê bình sinh thái mang đến
phương pháp tiếp cận trái đất là trung tâm để nghiên cứu văn học, Cheryll

Glotfelty đã tóm lược những bước chuyển từ khi hình thành và hình dung về
tương lai của phê bình sinh thái học đến khi trở thành một khuynh hướng liên
ngành mang tính quốc tế với việc xây dựng lí luận phê bình sinh thái.
Ngoài ra, có thể kể đến luận văn “Cái tự nhiên nhìn từ điểm nhìn phê bình
sinh thái” (2016) của Đặng Thị Thái Hà [11]. Luận văn đã phân tích sự mơ hồ
trong những thực hành thống trị mà con người đang áp đặt lên thế giới phi nhân
thông qua dạng thức ứng xử thông thường của con người trước thế giới phi nhân
(săn bắn, giam cầm, sử dụng, giết...), sự mơ hồ trong mối quan hệ tương tác mà
con người vẫn thường xuyên thiết lập với môi trường sinh thái xung quanh. Từ
luận văn này, người viết gặp gỡ nhiều điểm tương đồng trong cách tiếp cận về lí
thuyết phê bình sinh thái.
Trong công trình Lý thuyết và ứng dụng lý thuyết trong nghiên cứu văn học
(2017) của Lawrence Buelle, Ursuala K.Heise và Karen Thornber do Viện văn
học giới thiệu, có bài “Văn chương và môi trường” [2] (Nguyễn Hạnh Quyên

7


dịch, Trần Hải Yến hiệu đính) đã cung cấp một cái nhìn tổng quan về bản chất, ý
nghĩa và tiến trình nghiên cứu văn chương – môi trường, và phân tích những tiêu
điểm chính của phê bình sinh thái, có thể kể đến như: mối quan hệ giữa phê bình
sinh thái với khoa học tự nhiên (sinh học, sinh thái học, hóa học, công nghệ …)
với những điểm nhìn trái ngược; ý nghĩa của giới đến sự hình dung và tả hiện
không gian – môi trường – sự hình thành diễn ngôn nữ quyền sinh thái; chủ
nghĩa hậu/thuộc địa đẩy biên giới của phê bình sinh thái ra khỏi phương Tây,
chạm đến những nền văn học thiểu số, các nước Á, Phi và Mỹ La Tinh; sự quan
tâm đến nghệ thuật và tưởng tượng của bản xứ, khảo sát sự nổi bật và phức tạp
của nó như một hiện tượng trong văn chương môi trường, và tưởng tượng phi
nhân: phê bình sinh thái và động vật học. Từ điểm quan sát soi về quá khứ (từ
khởi điểm của phê bình sinh thái, trải qua giai đoạn chủ nghĩa môi trường bảo

thủ lấy môi trường làm trung tâm sau đó chuyển hướng trọng về xã hội với
những bất bình đẳng môi trường và trải nghiệm tập thể), và bối cảnh phê bình
sinh thái đương thời (với sáu tiêu điểm và những hướng tiếp cận đụng độ-xung
đột), các học giả đưa ra hình dung về tương lai của sinh thái học: thiên hướng
nghiên cứu so sánh hướng về văn chương hậu/thuộc địa, phi Tây phương, thoát
ly khỏi tính bản địa với đặc thù văn hóa để tiến đến cái nhìn toàn cầu, xác định
được tư duy định tính, dạng thức mỹ học của tầm nhìn sinh thái học, để theo sát
những cập nhật biểu diện của sinh thái trong văn học đương đại, và để tạo một
hình dung về tương lai của thể trạng môi trường, các học giả xác định rõ mục
tiêu của phê bình sinh thái cùng sứ mạng của ngành nghiên cứu này.
Năm 2017 là năm bùng nổ về nghiên cứu phê bình sinh thái ở Việt Nam.
Rất nhiều cuốn sách viết về phê bình sinh thái được xuất bản. Trong đó phải kể
đến cuốn Phê bình sinh thái là gì? [17] do Hoàng Tố Mai chủ biên. Với các bài
viết “Phê bình sinh thái là gì ?” của Peter Barry (Hoàng Tố Mai dịch và tổng
thuật); “Phê bình sinh thái trong bối cảnh khủng hoảng môi trường toàn cầu” của
Kate Rigby (Đặng Thị Thái Hà dịch và tổng thuật); “Môi trường luận và phê

8


bình sinh thái” của Richard Kerrdge (Phạm Phương Chi dịch và tổng thuật) đã
cung cấp khá đầy đủ về lí thuyết phê bình sinh thái cũng như sự phát triển của
hướng nghiên cứu này trong bối cảnh khủng hoảng môi trường toàn cầu. Bên
cạnh đó phải kể đến bài viết “Những môi trường sinh thái, những mơ hồ về môi
trường và các nền văn học” của Karen Laura Thorber do Đặng Thị Thái Hà lược
dịch cũng đã gợi dẫn ra một cách khái quát về những sự mơ hồ của con người
đối với môi trường tự nhiên.
Cũng trong năm 2017, Nguyễn Thị Tịnh Thy với cuốn sách mang tên Rừng
khô, suối cạn, biển độc… và văn chương [32] đã góp thêm một cái nhìn đa dạng
về phê bình sinh thái. Tác giả của bài viết không chỉ đề cập đến những khái

niệm, đặc trưng của phê bình sinh thái mà còn giới thiệu rất rõ về lịch sử phát
triển, các xu hướng nghiên cứu của phê bình sinh thái. Nguyễn Thị Tịnh Thy
cũng đưa ra rất nhiều hướng gợi mở cho việc nghiên cứu chủ nghĩa chỉnh thể
sinh thái, sinh thái học bề sâu cũng như mối quan hệ giữa con người với tự
nhiên, với động vật phi nhân.
Ngoài ra, phải kể đến cuốn Phê bình sinh thái tiếng nói bản địa, tiếng
nói toàn cầu [23] (kỷ yếu Hội thảo quốc tế) được xuất bản vào năm 2017 của
Viện hàn lâm khoa học xã hội Việt Nam, cuốn kỉ yếu đã tập hợp rất nhiều
các bài nghiên cứu về phê bình sinh thái. Với các bài nghiên cứu nổi bật như
“Thời đại khủng hoảng môi trường và vai trò, vị thế của phê bình sinh thái”
của Nguyễn Đăng Điệp; “Bàn về văn hóa sinh thái văn chương” của Trần Lê
Bảo; “Sinh thái học tinh thần và những gợi dẫn cho nghiên cứu văn chương”
của Nguyễn Thị Tịnh Thy; “Phê bình sinh thái – một xu hướng nghiên cứu
liên ngành” của Nguyễn Văn Dân; “Thiên nhân hợp nhất, từ góc nhìn sinh
thái” của Phương Lựu và bài viết “Thành phố sinh học: phê bình sinh thái và
thách thức của đô thị” của Ursula K. Heise. Nhìn chung các bài nghiên cứu
in trong cuốn kỉ yếu đã cung cấp một cái nhìn toàn cảnh về thời đại khủng

9


hoảng môi trường và vai trò, vị thế của lí thuyết phê bình sinh thái cũng như
những hạn chế và tương lai của phê bình sinh thái.
2.2. Về cuốn tiểu thuyết Cuộc đời của Pi
Ở nước ngoài: Tiểu thuyết Cuộc đời của Pi đã được nghiên cứu trên nhiều
phương diện trong những công trình khác nhau. McCollister (2004) trong “Pi’s
Individuality in his Personal Societies and a Postmodern World” [36], “Cá tính
của Pi trong xã hội cá nhân và một thế giới hậu hiện đại”) nghiên cứu về nhân
vật Pi trên nhiều phương diện như tên gọi, tôn giáo, đức tin, nhân cách… Với
Rebecca Duncan (2008), bài viết “Life of Pi as Postmodern Survivor Narrative”

[40], ("Cuộc đời của Pi với tư cách là một truyện kể của người sống sót hậu hiện
đại”). Những bài nghiên cứu này chủ yếu tiếp cận ở các phương diện như liên
văn bản, giải cấu trúc hay người kể chuyện không đáng tin cậy,… hướng về
khám phá nhân vật Pi với tư cách là người kể chuyện không đáng tin, không đưa
ra đáp án cuối cùng cho câu chuyện.
Ngoài ra, người viết cũng tìm thấy bài nghiên cứu “Human Ecological
Analysis of the Life of Pi” [46] (Phân tích sinh thái con người về Cuộc đời của
Pi) của Man Bahadur Khattri. Trong bài viết này, Khattri đã đặt ra vấn đề “làm
thế nào chúng ta có thể phân tích một cuộc phiêu lưu và tiểu thuyết giả tưởng
như Cuộc đời của Pi từ quan điểm sinh thái của con người. Kiến thức được tạo
ra và áp dụng trong không gian đa dạng và thời gian các ngữ cảnh, có ý nghĩa
khác nhau đối với cá nhân, hộ gia đình, cộng đồng và loài người như một tổng
thể. Hàm ý không chỉ đối với con người sẽ có ý nghĩa ngang nhau với xung
quanh các yếu tố sinh học và phi sinh học”. Bài viết đã chỉ ra sự kết nối phức tạp
liên quan đến con người, thế giới động vật đa dạng và quan hệ cảnh quan từ quan
điểm sinh thái của con người, đặc biệt là vấn đề tôn giáo trong tiểu thuyết. Tuy
nhiên, bài viết mới chỉ dừng lại ở việc nêu vấn đề mà chưa đi sâu và việc phân
tích các thực hành tôn giáo của Pi trong các môi trường khác nhau.

10


Ở Việt Nam, các công trình nghiên cứu về Cuộc đời của Pi không nhiều.
Trong đó, chúng tôi tìm thấy luận văn “Cảm quan hậu hiện đại trong Cuộc đời
của Pi” [34] của Trần Thị Bạch Tuyết, luận văn thạc sĩ Ngữ văn, trường Đại học
khoa học xã hội và nhân văn, 2015. Luận văn chủ yếu tập trung làm rõ khía cạnh
cảm quan hậu hiện đại được tác giả thể hiện trong cuốn tiểu thuyết.
Ngoài ra, một số bài của báo Nhân dân điện tử cũng đề cập đến tác phẩm
này dưới góc độ cảm nhận, phê bình văn học: “Yann Martel và kiệt tác Cuộc đời
của Pi”.Và còn có một số công trình đặt nó trong mối quan hệ với điện ảnh chứ

chưa có công trình nào tiếp cận từ góc độ của lí thuyết phê bình sinh thái.
Từ các công trình trên đã gợi ý cho chúng tôi một số các phương diện tiếp
cận tiểu thuyết Cuộc đời của Pi. Trong quá trình nghiên cứu, chúng tôi sử dụng
những điểm chung nhất của hệ thống phê bình sinh thái Anh – Mĩ để đi lí giải,
phân tích sự hiện diện của sinh thái có trong tác phẩm. Qua đó, chúng tôi muốn
làm rõ một sinh thái đa dạng cũng như những thực hành sinh thái của con người
được đề cập đến trong cuốn tiểu thuyết này.
3. Đối tượng nghiên cứu, phạm vi nghiên cứu
3.1. Đối tượng nghiên cứu
Luận văn xác định đối tượng nghiên cứu là phạm trù điểm nhìn phê bình
sinh thái trong tiểu thuyết Cuộc đời của Pi. Đặc biệt, luận văn tập trung xem xét
sự mơ hồ của diễn ngôn văn học trong việc tạo dựng mối quan hệ giữa con người
và tự nhiên. Sự mơ hồ này có nguyên nhân từ những mâu thuẫn, mơ hồ trong
việc xác định vị trí của chính mình (với tư cách loài người) trong thế giới, từ
cách ứng xử đầy phức tạp với môi trường sống.
3.2. Phạm vi nghiên cứu
Với đề tài này, người viết tiếp cận theo hướng liên ngành, nghiên cứu văn
học trong mối quan hệ với tự nhiên hay nói cách khác là hướng tiếp cận phê bình
sinh thái. Đến nay rất nhiều định nghĩa phê bình sinh thái đã được đưa ra.

11


Vậy phê bình sinh thái là gì? Trong công trình Rừng khô, suối cạn, biển
độc… và văn chương, các nhà nghiên cứu đã đề xuất các định nghĩa về phê bình
sinh thái. Theo Joseph Meeker định nghĩa thuật ngữ sinh thái văn học: “Sinh thái
học văn học là nghiên cứu về chủ đề và các mối quan hệ của sinh vật học xuất
hiện trong tác phẩm văn học”. James S. Hans đã đưa ra định nghĩa: “Phê bình
sinh thái là nghiên cứu văn học (và các nghành nghệ thuật khác) từ bối cảnh xã
hội và địa cầu. Văn học không phải là một lĩnh vực tồn tại riêng và cách biệt với

thế giới bên ngoài…” Scott Slovic cho rằng “Phê bình sinh thái chỉ hai phương
diện nghiên cứu: vừa có thể sử dụng bất kì một phương pháp nghệ thuật nào để
nghiên cứu lối viết tự nhiên, vừa có thể khảo sát cặn kẽ hàm nghĩa sinh thái và
mối quan hệ giữa con người với tự nhiên trong bất cứ văn bản văn học nào, cho
dù những văn bản ấy thoạt nhìn có vẻ rõ ràng như miêu tả thế giới phi nhân…”
Cheryll Glotfelty thì định nghĩa “Phê bình sinh thái là khoa học nghiên cứu mối
quan hệ giữa văn học và môi trường tự nhiên”. Đến nay, phê bình sinh thái chia
thành các nhánh sinh thái học bề mặt (Shallow Ecology) và sinh thái học bề sâu
(Deep Ecology). Arne Naess (nhà triết học nổi tiếng người Na Uy) đề xuất
hướng nghiên cứu này. Đến nay, khi phê bình sinh thái ngày càng lan rộng thì
sinh thái học bề sâu càng được nhiều người chú ý đến, nó trở thành một nhánh
quan trọng trong phong trào môi trường sinh thái. Tôn chỉ của sinh thái học bề
sâu là “phê phán và phản tư sự phá hoại, bóc lột của con người đối với tự nhiên
trong xã hội công nghiệp hiện đại, tìm kiếm sự hòa đông giữa con người với tự
nhiên” [32; 43]. Như vậy, sinh thái học bề sâu chú trọng đến tính chỉnh thể của
con người và tự nhiên, chủ trương sự bình đẳng, tính đa dạng, phi đẳng cấp, phi
trung tâm hóa của chủ nghĩa sinh thái trung tâm.
Mơ hồ sinh thái là gì? Trong phần dẫn nhập cho cuốn Mơ hồ sinh thái,
những khủng hoảng môi trường và văn học Đông Á – một thực hành phê bình
sinh thái về văn chương Đông Á, Karen Thornber đã đặt nghi vấn lại sự nhất
quán trong tình ảm, tư tưởng, mối quan hệ giữa suy nghĩ và hành động của con

12


người với giới tự nhiên. Bà đưa ra một nghịch lí rõ ràng rằng: “cái gọi là tình
“yêu tự nhiên đến chết” (love nature to death) đầy sáo rỗng đã cho thấy những
biến đổi môi trường không chỉ là sản phẩm của nỗi sợ sinh thái một cách thuần
túy. Karen Thornber, đã đưa ra khái niệm: sự mâu thuẫn/mơ hồ sinh thái
(ecoambiguity): “Thái độ của con người đối với Cái tự nhiên có thể được khái

quát thông qua một từ: mâu thuẫn: Ngay trong một cá nhân hay một nhóm đã
vừa có những cảm xúc tích cực (tôn trọng), vừa có những cảm xúc tiêu cực
(chống đối), không chắc chắn hay thờ ơ trước những giống loài khác nhau. Một
cá nhân hay một một nhóm người cũng có thể có những cảm xúc lẫn lộn trước
một giống loài riêng lẻ nào đó, hoặc về cái phi nhân nói chung. Cũng thế, thường
xuyên, một loài động vật, thực vật hay một hệ sinh thái sẽ gợi lên những tình
cảm tích cực ở một số người, những tình cảm tiêu cực ở những người khác, sự
không chắc chắn ở một số người khác nữa, và cả những cảm xúc khó xác định ở
những người khác nữa. Tương tự vậy: nhận thức hay lối sống không phải bao giờ
cũng tương hợp và cấu thành nên những hành vi có/vô trách nhiệm đối với môi
trường. Ngay cả đức tin cũng không thỏa đáng trong việc quyết định xem những
thay đổi nào là cần thiết, hay ít nhất, có thể chấp nhận được... Những hành vi của
con người đối với cái phi nhân mâu thuẫn với nhau... Những hành vi lại thường
mâu thuẫn với quan điểm, thái độ...” [51; 10]. Nhận diện sự mơ hồ sinh thái, thứ
cảm thức khiến cho con người hành động như những kẻ phân loại trong hệ thống
tiêu dùng tự nhiên là một cảm thức tồn tại một cách tự nhiên và vô căn cứ trong
mỗi con người, đòi hỏi con người lật lại thang giá trị mà họ đặt ra cho đời sống
của chính mình.
Theo Karen Thornber, sự mơ hồ đầu tiên là sự mơ hồ giữa lí tưởng và thực
trạng. Sự mơ hồ thứ hai nằm trong sự chênh lệch giữa đức tin và hành động.
Không những thế sự mơ hồ còn tràn ngập trong tất cả những cách con người
“diễn giải về mối quan hệ giữa con người với môi trường sống quanh mình”.
Ngay từ thời khai sinh, để phục vụ cho sự tồn tại của mình, con người đã có

13


những tác động mạnh vào sinh thái tự nhiên, từ việc săn bắn, giam cầm động vật
phi nhân cho đến việc sẻ núi, san rừng, cắt sẻ nhưng thung lũng thành cánh
đồng, thành ruộng bậc thang, họ xây hồ, đặp đập phá hủy nơi sống của mình như

một điểu hiển nhiên để phục vụ cho lợi ích kinh tế của mình. Dần dần, còn đâu
những thứ gọi là tự nhiên, mọi thứ xung quanh đều có đôi bàn tay của con người
nhúng vào. Hầu hết các chuyên gia đều nhất trí rằng “những thay đổi đang diễn
ra đối với các hệ sinh thái của thế giới (có nguyên nhân từ sự kết hợp mơ hồ giữa
hành vi con người với các quá trình diễn ra trong thế giới tự nhiên tách biệt với
con người) là không thể khắc phục được” [17; 273]. Bà cũng chỉ ra rằng “tàn phá
môi trường là một kiểu hành vi phức tạp, đa dạng thức, và giờ đây chỉ còn quá ít
ỏi những nơi chốn chưa bị xâm hại bởi dấu chân con người, cả theo nghĩa đen và
nghĩa bóng” [17; 275]. Sự mơ hồ ở đây “từ lâu đã tràn ngập trong các mối quan
hệ tương tác giữa con người với các môi trường sống, trong đó phải kể đến
những tác động gây tổn thương cho các hệ sinh thái dưới bàn tay con người” [17;
278]. Karen Thornber đưa đến khái niệm mơ hồ sinh thái nhưng không có nghĩa
là nó “không hiện diện như một giá trị đạo đức hay thẩm mĩ mà là như một dấu
hiệu của sự không chắc chắn về nhận thức” [17; 278]. Tác giả của những bài tiểu
luận này cũng chỉ ra rằng “những biến đổi mà con người đưa lại cho hệ sinh thái
là hết sức đặc biệt. Trong mối quan hệ với môi trường, có hai yếu tố làm nên sự
tách biệt của con người khỏi giới tự nhiên: thứ nhất, con người là loài duy nhất
làm biến đổi toàn bộ hệ sinh thái trên cạn cũng như dưới biển, ở bất cứ đâu trên
khắp hành tinh này; thứ hai, con người có năng lực đặc biệt trong việc tiêu diệt
bất cứ một hệ sinh thái nào dù rằng dựa vào nó con người mới có thể sinh tồn
được” [17; 280].
Như vậy, theo quan điểm của Thornber thì thái độ của con người với giới tự
nhiên thường được ghi dấu bằng sự mâu thuần. Một cá nhân hay một nhóm có
thể đồng thời vừa có cảm xúc tích cực (tôn kình), vừa có những cảm xúc tiêu cưc
(chống cự, đối kháng) đối với tự nhiên. Con người có thể không rõ ràng, hoặc

14


thờ ơ trước các giống loài đa dạng khác nhau. Một cá nhân hay một nhóm người

cũng có thể có những cảm xúc lẫn lộn khi đối mặt với một giống loài riêng nào
đó hay về giới tự nhiên nói chung. Bên cạnh đó, một loài động vật, một loài thưc
vật hay một hệ sinh thái sẽ gợi lên những cảm xúc tích cực ở một số người
nhưng lại gợi lên cảm xúc tiêu cực ở một số người khác, hoăc gây ra một cảm
giác không chắc chắn rõ ràng hay những cảm xúc khó gọi tên ở một số người
khác nữa. Nói tóm lại “sự tương tác giữa con người với các môi trường – đặc
biệt là những quan hệ tương tác đưa lại những biến đổi đáng kể cho hệ sinh thái
chẳng là gì khác ngoài nỗi mơ hồ” [17; 285].
Tiếp cận Cuộc đời của Pi từ góc độ này, phần nào đã cho thấy sự phức tạp,
bất ổn trong mối quan hệ giữa con người với tự nhiên xung quanh, nó phơi bày
thái độ nước đôi, mơ hồ của con người với thế giới phi nhân, giống như Karen
Thornber từng nói sự mơ hồ này bắt nguồn từ “thái độ nước đôi đối với tự nhiên,
mơ hồ về tình trạng thực tế của cái phi nhân, thường là hậu quả của thông tin
không rõ ràng, những hành động mâu thuẫn của con người đối với các hệ sinh
thái, những mâu thuẫn giữa quan điểm, điều kiện và hành vi dẫn tới việc xem
thường hay mặc nhận sự suy thoái của cái phi nhân cũng như vô tình làm tổn hại
đến một môi trường đang cần nỗ lực bảo vệ”.
Khi nghiên cứu đề tài “Mơ hồ sinh thái trong Cuộc đời của Pi (Yann
Martel)”, chúng tôi tiếp cận những điểm chung nhất của hệ thống lí luận phê
bình sinh thái Anh-Mĩ trong cái nhìn về thế giới tự nhiên, tiếp cận ở góc độ cách
con người đối xử với tự nhiên, với tôn giáo. Từ đó, chỉ ra những thực hành sinh
thái của nhân vật Pi với tự nhiên phi nhân.
4. Phương pháp nghiên cứu
- Vận dụng cái nhìn phê bình sinh thái để phân tích các thực hành sinh thái
của Pi, luận văn cho thấy một hướng nhìn về môi trường vật chất xung quanh
cũng như về chính mình của con người trong giá trị là một sinh thể thuộc chỉnh
thể sinh thái.

15



- Phương pháp liên ngành: vận dụng để xem xét Cái tự nhiên được tạo dựng
trong các kiểu diễn ngôn văn học và phi văn học
- Ngoài ra, người viết còn sử dụng một số phương pháp khác:
+ Phương pháp so sánh: vận dụng phương pháp so sánh để chỉ ra những sự
khác nhau trong cách thực hành sinh thái của Pi.
+ Phương pháp phân tích: vận dụng để chỉ ra các phương thức thể hiện sinh
thái trong cuốn tiểu thuyết.
5. Cấu trúc của luận văn
Ngoài phần Mở đầu, phần Kết luận và Danh mục tham khảo, luận văn triển
khai theo 3 chương sau:
Chương 1: Cuộc đời của Pi – Sự mơ hồ sinh thái trong nhận thức bản
thể của con người
Chương 2: Cuộc đời của Pi – Sự mơ hồ sinh thái trong quan hệ tương
tác với môi trường
Chương 3: Cuộc đời của Pi – sự mơ hồ về tôn giáo hay là niềm tin tuyệt
đối về một Thượng đế

16


17


CHƯƠNG 1. CUỘC ĐỜI CỦA PI – SỰ MƠ HỒ SINH THÁI
TRONG NHẬN THỨC BẢN THỂ CỦA CON NGƯỜI

1.1. Con người – một phần của tự nhiên phi nhân
Trước khi lí thuyết phê bình sinh thái ra đời, đã có rất nhiều quan điểm,
nhiều trường phái đề cao con người, coi con người là trung tâm của vũ trụ. Quan

điểm triết học cho rằng con người là thực thể trung tâm và quan trọng nhất thế
giới. Có thể nói thuyết chủ nghĩa nhân loại trung tâm là một thành tựu vĩ đại
trong nhận thức của nhân loại. Theo triết học Hi lạp cổ đại “coi con người là
thước đo của vạn vật…” Người ta coi con người là chủ nhân, thống trị thế giới.
Ngay đến Thiên Chúa Giáo cũng coi con người mang bản chất thần thánh của
chúa trời và có sức mạnh thống trị thế giới tự nhiên. Chủ nghĩa nhân loại trung
tâm cho rằng con người có một vị trí cao hơn, tách biệt hoàn toàn với thế giới tự
nhiên. Những thứ bao gồm thế giới động vật, thực vật hay tài nguyên khoáng sản
chỉ là những thứ sinh ra để phục vụ cho cuộc sống, lợi ích của con người, là tài
nguyên mà con người có thể khai thác bất cứ lúc nào và đó là sự tồn tại hiển
nhiên. Các nhà khoa học tự nhiên từ thời cổ đại đến ngày nay luôn tìm cách
chứng minh thế giới này được sinh ra là để phục vụ con người, cho con người và
vì con người. “Chúa sáng tạo ra con người theo hình ảnh của Chúa. Con người,
nhờ vậy, là sinh vật duy nhất đồng dạng với đấng sáng tạo, nghĩa là cũng có khả
năng sáng tạo và trở thành trung tâm của vũ trụ” [32; 54].
Chủ nghĩa nhân loại trung tâm lấy con người làm thước đo của mọi giá trị,
mọi thứ đều xuất phát từ lợi ích của con người, phục vụ con người, và con người
chỉ có nghĩa vụ đạo đức với con người. Con người được tôn vinh với một sức
mạnh khổng lồ có thể chinh phục tự nhiên và làm chủ, thống trị tự nhiên. Vì vậy
những nghĩa vụ đạo đức mà con người thực hành với tự nhiên cũng chỉ là một
loại nghĩa vụ gián tiếp đối với con người. Tư tưởng này đã cởi bỏ những trói

18


buộc của tự nhiên đối với con người, với sự phát triển của tất cả các lĩnh vực
khoa học, kĩ thuật, triết học. Nhưng chính điều đó đã dẫn đến một hậu quả
nghiêm trọng, là nguyên nhân sâu xa của vấn đề môi trường đang đè nặng lên
nhân loại ngày nay. Chính văn minh công nghiệp do con người làm chủ đã khiến
môi trường ô nhiễm, sinh thí bị hủy hoai, phá vỡ, đe dọa đến sự tồn tại của con

người và vạn vật trên thế giới này. Đã đến lúc con người phải nhìn nhận lại, phải
thay đổi, từ bỏ vị trí trung tâm vũ trụ của mình, trao trả lại cho tự nhiên những gì
vốn thuộc về tự nhiên. Đấy chính là lí do mà lí thuyết phê bình sinh thái ra đời.
Ra đời trong nỗi lo âu, mặc cảm tội lỗi của con người trước những gì mà
con người với vai trò là “trung tâm của vạn vật” đã làm đối với tự nhiên, phê
bình sinh thái bao giờ cũng nhấn mạnh vào khía cạnh đạo đức. Đã đến lúc con
người phải nhìn nhận lại thực tế những gì mình đã làm trong mối quan hệ với thế
giới phi nhân. Các nhà phê bình sinh thái luôn nhắc nhở chúng ta về món nợ sinh
thái mà văn hóa phải gánh chịu trước tự nhiên. Chủ trương của phê bình sinh thái
là bắt con người phải cởi bỏ vị trí thống trị, từ bỏ ngai vàng quyền lực mà chính
nó đã tự đặt mình vào, chuyển từ “nhân loại trung tâm luận” sang “trái đất trung
tâm luận” hay “phi nhân loại trung tâm”. Quan niệm này nhấn mạnh tính hài
hòa, tính chỉnh thể của tự nhiên, duy trì quan hệ bình đẳng, thân thiện giữa con
người với tự nhiên. Có lẽ đã đến lúc chúng ta phải rời bỏ vị thế thống trị để nhìn
nhận lại vị trí đích thực của mình trong toàn bộ sinh quyển.
Trước hết, khi bàn đến Cuộc đời của Pi, có lẽ sẽ là một thiếu sót nếu như
không ghi nhận một hiện tượng mang tính mạnh mẽ đối với các huyền thoại đậm
chất sử thi về công cuộc chinh phục thiên nhiên của con người. Mới đọc cuốn
tiểu thuyết này, chắc hẳn người đọc sẽ liên tưởng ngay đến sự chiến thắng của
con người trước thiên nhiên vĩ đại. Dường như Pi đã chinh phục được chú hổ
Bengan – chúa tể rừng xanh, thống trị được cả đại dương bao la nhưng hãy nhìn
lại sự vật lộn của Pi với thế giới tự nhiên này mới biết được con người chưa bao
giờ và không bao giờ có thể đứng cao hơn tự nhiên, thống trị tự nhiên mà con

19


người mãi mãi cũng chỉ là một phần còn lại của tự nhiên. Tiểu thuyết bắt đầu
bằng không gian vườn bách thú Pondichery, nơi Piscine Molitor Patel hay
thường gọi là Pi sinh sống cùng gia đình mình. Cha anh là chủ sở hữu của vườn

thú đó. Nhìn sự vận hành của vườn thú thì con người là kẻ thống trị và con người
được cho là con vật nguy hiểm nhất trong vườn thú. Con người có thể vẫn cho
rái cá ăn lưỡi câu, cho gấu ăn dao cạo, cho voi ăn táo có đinh nhọn ở trong, và
cho tất cả các con vật khác ăn đủ các loại đồ vật : bút bi, cặp giấy, đinh gim, dây
cao su, thìa cà phê… Cái danh sách khai tử các con vật trong vườn thú vì bị cho
ăn các đồ vật như thế bao gồm khỉ độc, bò rừng, có, vạc, đà điểu, hải cẩu, hổ báo
và hầu hết các loài hươu nai, chuột bọ, chim chóc. Thậm chí đến một con
Goliath – một con hải cẩu đực, một con vật lớn, đẹp, nặng hơn hai tấn, “minh
tinh của vườn thú Châu Âu nơi nó trú ngụ, được tất cả khách thăm yêu mến. Nó
đã chết vì chảy máu nội tạng sau khi có người nào đó cho nó ăn một chai bia vỡ”
[20; 73]. Nhưng động vật phi nhân không đơn thuần như vậy, dù ở trong lồng
giam nó cũng tỏ rõ sức mạnh của nó khi đứng trước con người. Cảnh tượng Ravi
và Pi phải đối mặt với bài học về vấn đề “con vật là một con vật, cơ bản và thực
tế khác hẳn chúng ta” [20; 77] của ông chủ vườn thú Pondichery. Một con hổ
Bengal được ngăn cách ở một khu vực kín đáo, chắc chắn để đảm bảo an toàn
cho mọi người. Chứng kiến một con vật dài rộng và to lớn, nặng gần hai tạ rưỡi,
đang bị nhốt trong chuồng, nghe tiếng gầm gừ to và vang dội đến nỗi làm cho cả
khu chuồng vang lên của nó khiến cho hai anh em Pi bắt đầu run sợ. Đỉnh điểm
nỗi sợ hãi của Pi là khi được tận mắt nhìn thấy con vật nguy hiểm này được
thưởng một con dê. Ngay lúc con dê xuất hiện ở gần lãnh thổ của mình, con hổ
không thể ngồi yên được nữa và chuyện gì đến cũng phải đến. Cảnh tượng đó đã
ám ảnh, ăn sâu vào tiềm thức của cậu bé Pi về sức mạnh thực sự của tự nhiên,
của động vật phi nhân. Con người có thể nhốt nó, đe dọa nó là vì có những bức
tường kia bao quanh con người và nó, tạm thời mang đến sự án toàn cho con
người và có vẻ con người chỉ làm chủ của cái chuồng kia mà thôi. Một khi thực

20


sự đối diện với nó, đứng trên lãnh thổ của nó thì với một con hổ Bengal nặng

gần hai tạ rưỡi, con người sẽ rất nhỏ bé và cũng chỉ là một mắt xích trong chuỗi
tuần hoàn của tự nhiên, kẻ nào mạnh kẻ đó thắng. Cái cửa sập – một tạo dựng
mang tính can thiệp thô bạo của con người với tự nhiên. Công sức, sự an toàn
của con người nằm trong tay sự chắc chắn của cái cửa sập đó. Hình ảnh con hổ
bồn chồn, gầm gừ trong phòng, sau cái cửa sập đó khi đứng trước con mồi như
đang nhắc nhở con người về sự nhỏ bé và vô nghĩa của chính mình, bắt con
người phải nhìn nhận lại cái ảo tưởng vị trí độc tôn, làm chủ vũ trụ, thống trị tự
nhiên trong đó có động vật phi nhân mà chúng ta từng khoác lên cho mình.
Câu trả lời của thiên nhiên sẽ không đến sớm trong lúc con người làm tổn
hại hay đe dọa thiên nhiên mà nó sẽ cho con người thời gian được tận hưởng một
chút hạnh phúc cái quyền tự cho mình là thống trị muôn loài, để con người
huyễn hoặc thêm nhiều thứ về giá trị của mình giữa vụ trụ này. Sự trả thù của
thiên nhiên sẽ không diễn ra nhanh chóng mà nó sẽ âm ỉ, dai dẳng, nó chờ đợi
con người đang trong lúc hân hoan nhất sẽ vạch ra cho con người thấy sự nhỏ bé
của mình và phải nhận thức lại vị trí, sự tồn tại của mình giữa thế giới này. Hãy
nhìn xem trong lúc con người không đề phòng nhất, lúc con người đang chìm
trong giấc ngủ yên bình, một trận bão bất ngờ ập xuống, không báo trước cho bất
kì ai. Trận cuồng phong xuất hiện không phải để trêu đùa với con người, không
phải để ru con người dễ ngủ hơn, cũng không phải để thỏa lòng mong mỏi của
một ai đó được vui đùa với thiên nhiên theo kiểu “hô mưa gọi gió”. Dường như,
đây chính là thời điểm nó trả thù con người hoàn hảo nhất, nhấn chìm toàn bộ
con tàu giữa đại dương bao la, không cho con người có đủ thời gian để trở tay.
Chỉ trong một tích tắc, cả con tàu Tsimtsum trở gia đình Pi cùng rất nhiều người
khác đến Canada biến mất giữa đại dương. May mắn thay, Pi được ném lên một
chiếc thuyền cứu hộ, nhưng cuộc sống đâu có dễ dàng như vậy khi lúc này xuất
hiện thêm những con vật khác đại diện cho sức mạnh của thiên nhiên, một con
khỉ đọc, một con ngựa vằn và một con vật mà Pi sẽ không bao giờ được quên vì

21



sức mạnh cũng như sự nguy hiểm của nó. Bây giờ, bốn con vật và một con người
không phải ở trong không gian vườn thú mà là một không gian hoàn toàn tự
nhiên – giữa đại dương với muôn ngàn con sóng dữ. Lúc này, con người đâu có
thể thống trị được ai, đâu có thể cai quản và thống trị những con vật đó. Sẽ có
một cuộc chiến tranh giành lãnh thổ, sự sống, tranh giành quyền thống trị giữa
con người và thiên nhiên mà đại diện là những động vật phi nhân kia. Thế giới tự
nhiên phi nhân, như thế, vẫn đang liên tục nhìn nhận và phán xét chúng ta, liên
tục nói chuyện và gửi thông điệp tới chúng ta. Con người không còn là một tồn
tại siêu việt so với tự nhiên. Thông qua sự nhấn chìm của thiên nhiên dành cho
con tàu hay sự vật lộn của Pi giữa đại dương này, Yann Martel đã gián tiếp chỉ ra
việc con người đang thảm hại và bất lực trước tự nhiên, con người đã không còn
lường trước được sức mạnh của tự nhiên, không thể nắm bắt và chế ngự nó theo
ý mà mình muốn. Nhà văn đang phơi bày cho chúng ta thấy việc tự nhiên đang
nhắc nhở loài người chúng ta về quyền lực của nó, tự nhiên đang khẳng định
chính mình và chống lại mọi quy tắc mà con người đã vạch ra. Những câu văn
mang ám ảnh khi miêu tả về trận bão trước khi xảy ra đắm tàu giống như sự
minh chứng về sự trả thù của tự nhiên: “Mới xuống đến tầng thứ nhất ở dưới tôi
đã thấy nước. Nước tràn làn. Nước ngập hết lối đi. Nước dâng lên ào ạt từ bên
dưới như một đám đông nổi loạn, giận dữ, ngầu bọt và sôi sung sục” [20; 199].
Tất cả những người đang ở dưới boong tàu, trên mạn tàu, những người đang ngủ,
những người đang thức, dù có kịp hay không kịp nhìn thấy sự giận dữ, trừng
phạt của tự nhiên cũng đã trở thành nhỏ bé, vô danh và bị chôn lấp dưới đáy biển
sâu. Một khi tự nhiên đã khẳng định quyền lực của mình: con người, tính mạng
người trở nên nhỏ bé, mong manh, vô nghĩa và đáng thương. Có lẽ đó mới chính
là vị trí thực sự của con người trong trật tự vũ trụ. Nó như một tiếng nói đanh
thép của tự nhiên đang cảnh báo, nhắc nhở vị trí của con người trong mối quan
hệ với tự nhiên, bắt buộc con người phải tự vấn lại và phải dành sự tôn trọng hơn
với cái phi nhân. Đó không chỉ khoảnh khắc Pi đang nhận thức mà toàn bộ loài


22


×