BÀI TẬP TÌNH HUỐNG LUẬT SỞ HỮU TRÍ TUỆ
Sương sương về lí thuyết:
- Tác phẩm phái sinh: gồm các tác phẩm dịch, phóng tác, cải biên, chuyển thể, biên soạn, chú
giải, tuyển chọn
+ Tác phẩm dịch: là dịch từ ngôn ngữ này sang ngôn ngữ khác ( đã xin phép chủ sở hữu của tác
phẩm nguyên gốc)
+ Tác phẩm phóng tác: phỏng theo 1 tác phẩm đã có nhưng có sự sáng tạo về nội dung, tư
tưởng để có được 1 sắc thái, dấu ấn riêng
Ví dụ: Kim Vân Kiều truyện của Nguyễn Du được viết dựa vào tác phẩm Đoạn trường tân thanh
nhưng được sáng tại nét riêng
Tác phẩm Truyện Trạng Quỷnh được tác giả dựa theo bộ truyện đã có là Thần đồng Đất Việt.
+ Tác phẩm cải biên: thay đổi về hình thức diễn đạt so với tác phẩm gốc
+ Tác phẩm chuyển thể: chỉ thay đổi về hình thức thể hiện tác phẩm, ko thay đổi nội dung tác
phẩm:
Ví dụ: các bộ phim được chuyển thể từ truyện: từ hình thức được thể hiện là trên sách giấy
chuyển sang hình thức hình ảnh,…
+ Tác phẩm tuyển chọn: là tuyển tập lại các tác phẩm gốc nhưng theo 1 tiêu chí nào đó
+ Tác phẩm biên soạn: được chọn lọc từ nhiều nguồn tài liệu gốc với nhau sau đó tự biên soạn
lại theo tiêu chí nhất định đã được đặt ra. ( viết theo chủ đề)
+ Tác phẩm chú thích: là tác phẩm giải thích, làm rõ nội dung trong chính tác phẩm gốc đó.
Ví dụ: các VBQPPL ko được coi là đối tượng của quyền SHTT nhưng khi có người tuyển tập
các văn bản này lại theo từng ngành luật riêng, hay lập bảng so sánh, đối chiếu với nhau ( trong
Bình luận khoa học) thì được coi là TP tuyển chọn.
- Xâm phạm Quyền tác giả, Quyền liên quan:
+ Bản sao tác phẩm được tạo ra 1 cách trái phép
+ Tạo ra trái phép tác phẩm phái sinh ( trường hơp o xin hép tác giả đã làm phái sinh tác phẩm)
+ giả mạo tên, chữ kí của tác giả
+ Mạo danh hoặc chiếm đoạt quyền tác giả
- Căn cứ xác định:
+
1. A là chủ sở hữu quyền tác giả đối với tác phẩm X không may bị tai nạn qua đời, vì tác phẩm
được rất nhiều độc giả yêu thích nên B đã viết tiếp theo cốt truyện của anh A. Những
người thừa kế quyền tác giả của anh A không đồng ý vì cho rằng như thế là vi phạm quyền tác
giả. Còn B cho rằng mình có quyền tác giả đối với phần viết mới này, phần này độc lập với
phần của anh A và được độc giả cũng rất yêu thích. Tranh chấp xảy ra.
Theo anh (chị) anh B có vi phạm quyền tác giả của anh Anh A không. Tranh chấp này được giải
quyết thế nào, vì sao?
- Nhận định như sau:
+ Viết theo cốt truyện của A: tạo ra 1 tác phẩm nhưng không thuộc các trường hợp của tác
phẩm phái sinh. ( K8. Đ.4)
+ Vì B viết sau khi A chết, viết 1 cách độc lập nên không được coi là Đồng tác giả. Vì đồng tác
giả là cùng sáng tạo. Nhưng A và B đã sáng tác độc lập với nhau. ( Theo Điều 38, Luật SHTT)
+ Nếu tách tác phẩm của A và của B riêng ra thì mỗi phần đều có riêng giá trị của nó, ko bị phụ
thuộc lẫn nhau
+ B tự sáng tạo ra tác phẩm, là người trực tiếp sáng tác, ko sao chép tác phẩm của A ( theo
Khoản 1, Điều 13, Luật SHTT)
====> dựa vào các lập luận trên và các căn cứ pháp lý đã đưa ra, B không vi phạm quyền tác
giả đối với A theo Điều 28, Luật SHTT: Quy định về các hành vi xâm phạm quyền tác giả
( không có hành vi vi phạm---> ko dùng các căn cứ tại Phần thứ năm để giải quyết tranh chấp)
2. Đài truyền hình Việt Nam (VTV) là chủ sở hữu tại Việt Nam của những nhãn hiệu dịch vụ “
Đường lên đỉnh Olympia” ( nhóm 41- dịch vụ giải trí). Bộ giáo dục và Đào tạo tổ chức cuộc thi
Olympic Mac-LeNin. VTV yêu cầu Bộ giáo dục và Đào tạo phải đổi tên cuộc thi để tránh nhầm
lẫn với nhãn hiệu “Olympia” của mình. Bộ GD&ĐT cho rằng tên gọi hai cuộc thi là khác nhau,
vả lại Olympic là tên gọi phổ biến nên không thể được bảo hộ dưới dạng NHHH. Anh ( chị)
đồng ý với ý kiến của ai?
- Nhận định như sau:
+ “ Đường lên đỉnh Olympia” đã được đăng ký Nhãn hiệu--> đã được bảo hộ. “ Olympic MÁcLeenin” ko là Nhãn hiệu ( vì Olympic được dùng phổ biến trong tất cả các cuộc thi học thuật,
khoa họcnhư IMO ( olympic Tóa quốc tế), IPhO ( Olympic Vật lí quốc tế),… nên sẽ bị từ chối
nếu Bộ GD đi đăng kí.
+ Về bản chất cuộc thi là khác nhau, tê gọi khác nhau: Olympic chỉ chung những cuộc thi khoa
học, được sử dụng phổ biến trên thế giới, việc đặt tên Olypic Mác Lê nin, để chỉ riêng lĩnh vực
khoa học mà chương trình này sẽ tổ chức, chỉ trong phạm vi lĩnh vực Mác Lê nin. Còn chữ
“Olympia” nghĩa là 1 đỉnh vinh quang đạt được sau 1 nổ lực, thành công. Như vậy, về ngữ nghĩa
là 2 từ này hoàn toàn khác nhau, nên ko thể gây nhầm lẫn cho người xem.
Tình huống,bản án
1. Tác phẩm phái sinh:
- Tình huống: Ông Ánh- tác giả kịch bản phim “ Hôn nhân ko giá thú” được cấp CNĐKQTG.
Ông Lộc, đạo diễn đa đưa kịch bản phim vào sản xuất phim nhựa, có bổ sung kịch bản. 2 người
đã có thỏa thuận . tuy nhiên khi bộ phim hoàn thành, ông Ánh đã thấy nội dung bị thay đổi hoàn
toàn nên đã nộp đơn kiện ông Lộc và hãng phim này. Tuy nhiên tòa đã bác đi yêu cầu của ông
Ánh.
Lập luận của tòa: Tòa nhận thấy kịch bản phim và bộ phim đều được xây dựng về tình đồng đội,
tình yêu người lính và sụ hi sinh của họ. Nên ko bị coi là tác phẩm phim đã đanh mất nội dung
kịch bản mà ông Ánh đã viết…
Nhận định:
- Bộ Phim “ ‘’ đựa sản xuất dựa vào nội dung chính của tác phẩm: kịch bản của ông Ánh nên có
thể coi bộ phim là tác phẩm phái sinh và được bảo hộ như 1 tác phẩm gốc bình thường
2. Quyền tác giả:
- tình huống: A đã trích dẫn 4 bài viết của B vào tác phẩm của mình nhưng đã ko xin phép.
+ Ông A đưa ra lí lẽ: bài viết của ông B đã được công bố công khai trên báo, hơn nữa ông trích
dẫn chỉ nhằm mục đích nghiên cứu KH , ko nhằm mục đích thương mại nên ko cần phair xin
phép, ko vi phạm pl.
Tòa nhận định rằng: vì cả 2 ông đều là những nhà bình luận văn học có kinh nghiệm, nên cần
phải suy xét khách quan. Vì vậy mà tòa đã nhận định như sau:
Vì vấn đề mà trong tác phẩm ông A viết làm vấn đề đang được giới phê bình bình luận sôi nổi,
việc ông A phải trích y nguyên tác phẩm của ông B để người đọc hiểu được nội dung các ông
này đang tranh luận, ko cắt xéo hay trích tác phẩm của ông B tránh sự hiểu nhầm, hiểu sai của
độc giả dành cho ý nghĩ chủ quan của ông B---> mục đích của ông A: là dựng lại 1 cách trung
thực toàn bộ cuộc tranh luận này. Tòa nhận định đây là 1 bài NCKH mang tính sáng tạo của
riêng ông A chứ ko phải là sự sao chép tác phẩm của ông nên hành vi của A ko phải là hành vi vi
phạm quyền tác giả, hủy đơn khởi kiện của ông B.
Nhận xét :
Để chứng minh được có vi phạm quyền tác giả hay ko, ko chỉ dựa vào yếu tố là đã trích dẫn y
nguyên các tác phẩm ( sao chép tác phẩm) mà phải dựa vào các hoàn cảnh khách quan khác, để
xem xét xem là vì sao họ làm như vậy, với mục đích gì? ( nếu ko phải vì các mục đích xấu như
bôi nhọ tác giả, xâm phạm đến sự toàn vẹn của tác phẩm, dùng vào mục đích thương mại gây
phương hại đến quyền khai thác bình thường của tác phẩm cho tác giả) mà việc sao chép y
nguyên chỉ để mục đích phi thương mại, ko có mục đích xấu thì vẫn được coi là kotrái với
pháp luật.
3. Tình huống thực tế
Doanh nghiệp tư nhân Thành Trung ở Bến Tre đã nghiên cứu và chế tạo ra loại thảm xơ dừa áp
dụng công nghệ cột các sợi dừa theo hình chữ V làm thảm có kết cấu bền và đẹp hơn. Sau 2
năm bán sản phẩm ra thị trường dưới nhãn hiệu "Thành Trung", doanh nghiệp tư nhân
Thành Trung phát hiện ra một số cơ sở khác cũng bắt chước và làm nhái sản phẩm thảm xơ dừa
được kết hình chữ V bán ra thị trường. Doanh nghiệp tư nhân Thành Trung muốn đăng ký bảo
hộ quyền sở hữu công nghiệp để độc quyền sản xuất và bán sản phẩm nói trên. Anh (chị) hãy
phân tích và chỉ ra những hình thức bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp thích hợp cho sản phẩm
thảm xơ dừa của Doanh nghiệp tư nhân Thành Trung và lý giải tại sao?
Xét về tính mới của sản phẩm:
. Theo khoản 1, Điều 65 về tính mới của KDCN và khoản 1, Điều 60 về tính mới của Sáng chế:
thì chỉ được coi là mới khi chưa bị bộc lộ công khai dưới các hình thức: sử dụng (chưa đki đã
đem sử dụng trước), mô tả bằng văn bản ( đã có bất kì người nào viết ra dưới dạng văn bản hoặc
có thể đã được cấp văn bằng bảo hộ) hoặc bất kì hình thức nào khác đều bị coi là đã mất tính
mới.
Trong trường hợp trên, vì chủ DN Thanh trung đã mang sản phẩm lưu thông trên thị trường
trong 2 năm, đã bị coi là đã bộc lộ công khai dưới hình thức sử dụng nên ko đảm bảo về tính
mới của sản phẩm.
Theo Điều 58 và Điều 63 quy định chung về các điều kiện được bảo hộ thì DN ko thể mang sản
phẩm này đi đăng kí bảo hộ dưới hình thức KDCN hay là Sáng chế vì đã vi phạm tính mới của
sản phẩm.
Notes:
- Tính mới trong KDCN và trong Sáng chế có nghiã là: ngta sẽ tra cứu trên toàn thế giới ( dù
bảo hộ trong phạm vi lãnh thổ nhưng tra cứu tính mới được thực hiện trên toàn thế giới) xem
KDCN đó hay sáng chế đó đã hoặc đang:
+ Đang sử dụng công khai: dù chưa có bất cứ 1 văn bằng bảo hộ nào, nhưng chỉ cần sản phẩm
đó đã được xuất hiện trên thị trường, được sử dụng rộng rãi bởi người tiêu dùng---> đã mất tính
mới đối với KDCN hay SC mà họ định đi đki để được bảo hộ đều sẽ bị từ chối.
Trường hợp được coi là ko công bố công khai khi: số người biết có hạn và người đó có nghĩa
vụ giữ bí mật đó ( trường hợp công ty có 1 nhóm người nghiên cứu để cùng sáng tạo ra 1 Sáng
chế, những người trong nhóm này biết SC này nhưng ko bị coi là SC đã bị bộc lộ công khai vì
số ng biết mang tính chất nội bộ, và họ có nghĩa vụ giữ bí mật SC đó cho đến khi nó được công
khai)
+ Đã được cấp văn bằng bảo hộ ở 1 QG nào khác VN trên thế giới đều sẽ bị Cục SHTT ở VN
từ chối cấp VB.
+ Nếu đã được bộc lộ công khai dưới các hình thức khác như: báo cáo khoa học, các cuộc triển
lãm,… thì chỉ những người sở hữu ( chính người là ra và đã công khai dưới dạng báo cáo) mới
được đki bảo hộ do được hưởng quyền ưu tiên ( tuy nhiên chủ trong 1 thời hạn cho phép.
- Thời hạn cho phép nói trên: 6 tháng đối với SC, KDCN: nghĩa là trong thời hạn 6 tháng kể từ
ngày họ báo cáo dưới dạng bài KH, tại cac cuộc triển lãm tại VN hoăc quốc tế họ được quyền đi
đăng kí bảo hộ mà ko bị là mất tính mới đối với đối tượng đó. Hiểu thời hạn 6 tháng như sau:
+ Không phải là thời hạn hưởng quyền uu tiên ( vì hưởng quyền ưu tiên là tuyệt đối đv CSH hợp
pháp) nhưng trong thời hạn 6 tháng này: nếu như có 1 người nào khác, độc lập tạo ra 1 SC hay
KDCN giống y như vạy, cũng nộp yêu càu bảo hộ trong khoảng thời gian 6 tháng đó thì Cục
SHTT giải quyết: ko cấp văn bằng cho SC nào.
Như vậy tính mới phải được hiểu sâu như sau:
Trong thời hạn 6 tháng kể từ ngày công bố các trường hợp thuộc K3. D60 nếu CSH có đơn yêu
cầu cấp VB và ko có ai khác cũng có yêu cầu như vậy-->CẤP
Nếu trong 6 tháng có người khác nộp đơn yêu cầu với 1 đối tượng giống hệt vậy, tương tự thì có
khả năng--> cả 2 đều ko được cấp.
Khác hẳn với quyền ưu tiên vì quyền uu tiên cho phép người CSH ban đầu ngăn cản các
người khác ( những người có SC 1 cách độc lập) được quyền nộp và cấp VB.
4. Ông A là tác giả của tác phẩm kiến trúc “ Vườn nghệ thuật Việt Nam” tác phẩm được gửi
chọn tham dự triển lãm quốc tế tại Trung Quốc và đoạt huy chương vàng cùng tiền thưởng. Sau
khi trở về nước , tác phẩm trên đã được công ty B thi công tại khu vui chơi V với sự đồng ý
của ông A. Sau khi khu vui chơi đi vào hoạt động, công ty B cũng bỏ ra nhiều chi phí để quảng
cáo cho khu vườn trở thành một điểm tham quan hấp dẫn của du khách thành phố Hồ Chí Minh.
Ông A yêu cầu công ty B phải trả thù lao quyền tác giả cho ông là 15% doanh số bán vé.
Công ty B từ chối, vì cho rằng hai bên chưa có thỏa thuận về tiền thù lao. Anh ( chị) giải
quyết vướng mắc trên như thế nào?
- theo quy định tại K1. DD6, luật SHTT quyền tác giả được phát sinh từ thời điểm tác phẩm
được sasg tạo thể hiện dưới 1 hình thức vật chất nhất đinh---> vì tác phẩm kiến trúc của ông A
đã trưng bày tại buổi triển lãm và nhận giải thưởng nên đã phát sinh quyền SHTT.
- Theo K1. Điều 13 và điểm i, Khoản 1 Điều 14 thì tác phẩm kiến trúc thuộc đối tượng bảo hộ
quyền tác giả.
---> Ông A được pháp luật bảo hộ về quyền tác giả đối với tác phẩm của mình.
- thời hạn bảo hộ: theo quy định tại điểm b khoản 1 Điều 27, luật SHTT vì tác phẩm kiến trúc k
thuộc cac loại hình tác phẩm tại điểm a quy định nên thời hạn bảo hộ là cả cuộc đời tác giả và 50
năm sau khi tác giả chết.
---> tác phẩm vẫn đang trong thời hạn bảo hộ, ko thuộc về công chúng.
- ông A là người có quyền tác giả đối với tác phẩm kiến trúc này bào gồm quyền nhân thân tại
Điều 19 và Quyền về tài sản tại Điều 20.
Việc công ty B thi công công trình dựa vào bản gốc của tác phẩm kiến trúc này theo quy định tại
điểm đ, khoản 1, Điều 20: truyền đạt tác phẩm đến với công chúng bởi bất kì phương tiện kỹ
thuật nào.
Theo Khoản 3, Điều 20 luật SHTT quy định khi công ty B sử dụng quyền tài sản tại K1 thì phải
xin phép, trả tiền và các quyền lợi vật chất khác cho ông A.
Và hành vi sử dụng của công ty ko thuộc trường hợp tại Điều 25 là các trường hợp sử dụng
quyền tác giả ko phải xin phép, ko phải trả tiền nên:
---> Việc công ty đưa ra lập luận ko có thỏa thuận trước đó nên ko trả thù lao là ko đúng quy
định vì việc sử dụng cos trả tiền này mang tính chất nghĩa vụ của bên sử dụng khi các bên k có
thỏa thuận.
Về khoản thù lao: công ty ko được từ chối việc trả thù lao cho tác giả, nhưng mức thù lao 2 bên
có thể thỏa thuận lại.
Giải pháp kỹ thuật khác với sáng chế như thế nào:
- Giải pháp kĩ thuật: là 1 sáng kiến có
thể trong nghề ai cũng biết nhưng trước
đó chưa ai phát hiện ra hoặc chưa ai áp
dụng
- Sáng chế: là 1 sáng tạo ko phải ai cũng
biết kể cả làm trong cùng ngành nghề,
lĩnh vực mà phải có sự đầu tư về tài
chính, kỹ thuật, nhân lực mới có thể có
được
5. Môt câu lạc bộ những người yêu điện ảnh trẻ ở thành phố Hồ Chí Minh đã tự lập ra một trang
web để chia sẻ các bộ phim mới nhất, kèm theo những giới thiệu và bình luận của các thành viên
trong nhóm. Các bạn trẻ đưa rất nhiều bộ phim lên trang web này, phần lớn phim do các thành
viên câu lạc bộ tự sưu tầm ( thường được tải từ nhiều trang mạng xem phim trực tuyến) . Trang
web của câu lạc bộ hoạt động với mục đích phi thương mại , không có quảng cáo. Sau một năm
hoạt động, câu lạc bộ này bị nhiều công ty kinh doanh điện ảnh với tư cách là chủ sở hữu của
các bộ phim trên tố cáo đến các cơ quan chức năng là xâm phạm quyền tác giả và yêu cầu câu
lạc bộ này chấm dứt việc đưa phim lên trang web trên và phải bồi thường thiệt hại. Hãy đưa ra
phương án giải quyết tình huống này.
Nhận thấy:
- Việc clb này đưa những bộ phim lên web là hành vi xâm phạm quyền tác giả theo khoản 10,
Điều 28: phân phối và truyền đạt tác phẩm phim này đến công chúng qua mạng truyền thông mà
ko được phép của CSH. Dù trang web của clb này mang mục đích phi lợi nhuận và ko có quảng
cáo nhưng việc đưa những bộ phim mới lên trang web là đã gây phương hại đến quyền khai thác
bình thường của CSH nên vẫn bị coi là xâm phạm quyền tác giả.
6. Anh A là nhân viên của công ty X ( công ty này chuyên sản xuất các mặt hàng công nghiệp).
Trong thời gian làm việc tại công ty X, anh A tạo ra phương pháp xử lý nước thải từ các nhà
máy công nghiệp một cách độc lập mà không phải thực hiện nhiệm vụ được công ty X giao cho.
Giữa anh A và công ty X xảy ra bất đồng trong xác định tác giả của phương pháp này. Theo
anh/chị:
a. Tác giả của phương pháp là anh A hay công ty X?
b. Anh A/công ty X nên đăng ký bảo hộ sang chế hay bảo mật phương pháp với ý nghĩa là một
bí mật kinh doanh.
Trả lời:
a.
Tác giả của PP này chính là anh A: vì theo K.1, Điều 122, Luật SHTT thì anh A chính la
người trực tiếp sáng tạo ra PP này dù trong thời gian làm việc cho công ty X.
b.
Vì đối tượng này được anh X trực tiếp làm ra, độc lập, ko phụ thuộc vào nhiệm vụ của công
ty giao hay dựa vào nguồn tài chính của công ty nên quyền nhân thân và quyền tài sản của
đối tượng này thuộc về anh A.
Anh A nên đi đăng kí bảo hộ dưới dạng Sáng chế nếu đảm bảo đủ các điều kiện chung đối với 1
sáng chế vì các lí do như:
- Vì đối tượng này là PP xử lí chất thải, mang tính bảo vệ môi trường chung cho toàn xã hội, thì
nó nên được công khai rộng rãi ra cho tất cả mọi người để các doanh nghiệp khác được tiếp cận,
xin phép anh A cho họ sử dụng PP này
- Vì PP này k phải là phương tiện chính để DN sản xuất kinh doanh mà chỉ là PP được áp dụng
để giảm thiểu các chi phi về việc xử lí nước thải ra môi trường nên ko cần thiết phải bảo hộ dươi
dạng Bí mật kinh doanh.
- Việc công khai PP này để các dn cùng khai thác thì Anh A có thể thu được nhiều khoản tiền thù
lao hơn mà ko gây hại cho PP của mình.
7. Ngày 1/2/2016 A nộp đơn để đki bảo hộ SC cho SP là dao cạo râu 3 lưỡi, nhưng sau đó ngày
15/10/2016 khi đag trong quá trình thụ lí đơn A đã rút đơn vì cho rằng khả năng thu hồi vốn
chậm. Sau đó 1/12/2016, B cũng nghiên cứu độc lập và tạo ra loại dao cạo 3 lưỡi và ngày
1/3/2017 anh nộp đơn để đki bảo hộ nhưng Cục SHTT đã từ chối vì ko còn tính mới do anh A đã
bộc lộ vào ngày 1/2/2016.
a.
Việc từ chối của Cục đúng hay sai
b.
Tư vấn gì cho B
Trả lời:
a. Cục từ chối là Sai bởi:
- Đơn đang được thụ lí nghĩa là vẫn đang trong quá trình thẩm định. Theo quy định tại Khoản 2,
Điều 109, Luật SHTT thì thời hạn để công bố đơn là tháng thứ 19 kể từ ngày nộp đơn. Ngày nộp
đơn của A là 1/2/2016, ngày A rút lại đơn đki là 15/10/2016 vẫn chưa 19 tháng để CQTQ ra
công báo công khai Sáng chế nên chưa bị coi là bộc lộ công khai . Vì những người làm trong
Cục SHTT khi nhận đơn phải có nghĩa vụ giữ bí mật trong đơn trước khi được đăng lên công
báo theo quy định tại Khoản 1, Điều 111 Luật shtt.
- Vì Cục vẫn chưa cấp VB cho A nên ko thể coi là SC của A đã được tồn tại dưới hình thức văn
bản
- Theo quy định tại Khoản 1, Điều 60 quy định về tính mới của SC là khi nó chưa bị bộc lộ công
khai dưới hình thức sử dụng, mô tả bằng văn bản hoặc các hình thức khác… chiếu theo các phân
tích trên thì Sáng chế về dao cạo 3 lưỡi vẫn chưa bị coi là mất tính mới trước ngày nộp đơn của
B nên đơn của B vẫn được chấp nhận.
---> Lý do ko chấp nhận đơn của Cục đưa ra là ko đúng.
b. Tư vấn cho B:
- Dựa vào các quy định đã phân tích trên có thể B nộp đơn giải trình các lập luận của mình.
Bài tập Phần Trinh gửi
Câu 1.
Cty TNHH Thịnh Phát sản xuất, kinh doanh sản phẩm ống thép, đã đăng ký bảo hộ và được Cục
sở hữu trí tuệ cấp Giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu “Thịnh Phát và Hình” cho sản phẩm ống
thép năm 2015. Năm 2017, Cty Thịnh Phát phát hiện trên thị trường xuất hiện sản phẩm ống
thép được gắn dấu hiệu “Thịnh Thịnh Phát” với những hình ảnh kèm theo tương tự hình ảnh
trên nhãn hiệu của Cty Thịnh Phát. Biết sản phẩm “Thịnh Thịnh Phát” do DNTN Nguyễn
Nam sản xuất, kinh doanh. Cty Thịnh Phát đã gửi thư yêu cầu DNTN Nguyễn Nam chấm dứt
việc sử dụng dấu hiệu trên vì có khả năng gây nhầm lẫn cho khách hàng của Cty Thịnh Phát.
Tuy nhiên, DNTN Nguyễn Nam vẫn tiếp tục sản xuất, kinh doanh vì cho rằng mình không xâm
phạm quyền của Cty Thịnh Phát.
Cty Thịnh Phát tiến hành khởi kiện tại Tòa án và đưa ra các yêu cầu:
(1) Buộc DNTN Nguyễn Nam không được tiếp tục sản xuất sản phẩm ống thép trên
(2) Buộc bồi thường thiệt hại 250.000.000 đồng là khoản lợi nhuận mà Thịnh Phát bị mất trong
khoảng thời gian doanh nghiệp Nguyễn Nam xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ
(3) Buộc bồi thường 50.000.000 đồng tồn thất về tinh thần do uy tín của Công ty Thịnh Phát bị
giảm sút.
1. Trong vụ việc trên, Công ty Thịnh Phát đã sử dụng biện pháp nào để bảo vệ quyền sở
hữu trí tuệ của mình?
Trả lời:
Cty Thịnh Phát (A) đã sử dụng biện pháp:
- Yêu cầu Công ty Nguyễn Nam (B) chấm dứt hành vi xâm phạm quyền SHTT của mình theo
quy định tại điểm b Khoản 1, Điều 198 Luật SHTT
- Khởi kiện ra tòa để bảo vệ quyền lợi ích hợp pháp của mình theo điểm d, Khoản 1 Điều 198
3. Hành vi của DNTN Nguyễn Nam có xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ của Công ty Thịnh
Phát không?
Trả lời:
- Theo quy định tại điểm c Khoản 1, Điều 129, Luật SHTT công ty B đã có hành vi sử dụng dấu
hiệu Thịnh Thịnh Phát có tính tương tự với nhãn hiệu Thịnh Phát đã được bảo hộ cùng với việc
kinh doanh hàng hóa trùng với cty A mà ko có xin phép nên có hành vi vi phạm .
---> cty Nguyễn Nam có xâm phạm quyền SHTT của công ty Thịnh Phát.
4. 3. Các yêu cầu của Công ty Thịnh Phát có phù hợp với quy định của pháp luật sở hữu
trí tuệ không?
Trả lời:
Các yêu cầu của cty Thịnh Phát:
+ Yêu cầu 1: phù hợp theo điểm b Khoản 1 Điều 198
+ Yêu cầu 2: theo điểm a Khoản 1 ĐIều 204 và điểm a Khoản 1, Điều 205 về yêu cầu bồi
thường thiệt hại về vật chất.
+ Yêu cầu 3: theo điểm b, Khoản 1 Điều 204 yeu cầu bồi thường về tinh thần do công ty bị mất
uy tín đối với KH nếu các sp của cty B ko đảm bảo chất lượng như cty A đã sản xuất.
+ Vì tổng số tiền mà cty A yêu cầu cty B bồi thường ko vượt quá 500 triệu đồng theo quy định
tại điểm c, Khoản 1 Điều 205 Luật SHTT
---> Yêu cầu trên là phù hợp với pl
Câu 2.
Nhà báo H kiện Nhà sản xuất V vì đã xuất bản cuốn sách có nhan đề “Doanh nhân thành đạt và
bài học kinh nghiệm thương trường” trong đó có sử dụng 8 bài viết của bà đăng tải trên chuyên
mục Doanh nhân thế giới của Thời báo kinh tế Việt Nam mà không xin phép, đồng thời thay
đổi tên tác giả. Trong yêu cầu khởi kiện, bà H yêu cầu Nhà sản xuất V phải công khai xin lỗi
đăng tin cải chính trên 3 số báo liên tiếp của Báo Nhân dân, Báo Hà Nội mới. Bà H còn yêu cầu
bị đơn phải thu hồi toàn bộ số sách và cam kết không tái bản cuốn sách trên nếu không được
sự cho phép của bà. Ngoài ra, hành vi của Nhà xuất bản V có gây thiệt hại cho bà H nhưng bà H
không yêu cầu bồi thường thiệt hại.
1. Xác định các hành vi xâm phạm quyền tác giả của Nhà xuất bản V?
Trả lời: Đầu tiên phải xác định bà H có quyền tác giả đối với 8 bài báo này trước dựa vào các
quy đinh về bảo hộ đv quyền tác giả.
- Việc sử dụng 8 tác phẩm này của bà H của NXB V ko thuộc trường hợp quy đinh tại Điều 25
và Điều 26, Luật SHTT nên NXB V phải xin phép và trả tiền cho bà H.
- NXB V đã có hành vi sử dụng tác phẩm mà ko được sự cho phép của ba H là đã có hành vi
xâm phạm về quyền tác giả theo quy định tại khoản 8 Điều 28, luật SHTT.
- Đồng thời, NXB đã thay đổi tên tác giả khi sử dụng nên vi phạm quyền tác giả theo khoản 2,
Điều 28, Luật SHTT ( xâm phạm quyền nhân thân tại Khoản 2 Điều 19)
2. Các yêu cầu của bà H có cơ sở đề Tòa án chấp nhận hay không?
Vì các yêu cầu của bà H ( yêu cầu xin lỗi, cải chính công khai , thu hồi toàn bộ sách đã xuất
bản và cấm tái xuất bản nếu chưa xin phép) đảm bảo theo các biện pháp dân sự mà Tòa có
thẩm quyền áp dụng theo tại khoản 2,5 Điều 202 Luật SHTT. Nên các yêu cầu của bà H
được Tòa chấp nhận. Tuy nhiên đối với trường hợp thu hồi nếu tòa xét thấy có khả năng thu
hồi thì mới thực hiện vì cũng có thể có lí do sách đã bán cho KH thì ko thể thu hồi được.
( Cách giải thích chỉ mang tính chất hiểu ý câu hỏi)
Với các yêu cầu của bà H:
+ Yêu cầu xin lỗi, cải chính công khai---> tòa có cơ sở chấp nhận theo quy định tại Khoản 2,
Điều 202, Luật SHTT
+ Cam kết ko được tái bản nếu ko có sự cho phép của bà: phù hợp theo khoản 1 Điều 202 ( tòa
có thể áp dụng biện pháp: buộc NXB V chấm dứt hành vi xâm phạm của mình.)
+ với yêu cầu thu hồi toàn bộ số sách đã xuất bản: tòa có thể ko chấp nhận yêu cầu này của bà H
vì
Thứ nhất: theo k5, điều 202 thì tòa chỉ có thể yêu cầu NXB V này tiêu hủy hay đem phân phối
số sách đã xuất bản ra thị trường nhưng với mục đích phi lợi nhuận, Ko có biện pháp thu hồi
được quy định để tòa ra yêu cầu đối với bên vi phạm
Thứ hai: dựa vào tình hình thực tế, nếu số sách này đã phân phối cho KH thì ko có khả năng thu
hồi lại.
Câu 3.
Cty TNHH Ngọc Trân sản xuất bút bi, đăng ký kiểu dáng công nghiệp cho các sản phẩm bút bi
và đã được Cục SHTT cấp Giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu hàng hóa ngày 20 tháng 9 năm
2018. Sau một thời gian kinh doanh trên thị trường, Công ty Ngọc Trân mới phát hiện Cty
TNHH Thanh Thanh cũng đang sản xuất sản phẩm này mà không đăng ký xác lập quyền sở hữu
trí tuệ. Công ty Ngọc Trân khởi kiện Công ty Thanh Thanh ra Tòa án để yêu cầu bồi thường
thiệt hại.
2. Xác định thời hạn bảo hộ tối đa của kiểu dáng công nghiệp trên?
Theo Khoản 4, Điều 93 thì thời hạn bảo hộ của KDCN là 5 năm kể từ ngày 20/9/2018. có thể
gia hạn 2 lần liên tiếp mỗi lần 5 năm. Vậy thời hạn bảo hộ tối đa là 15 năm. Văn bằng bảo hộ
KDCN của Cty Ngọc Trân sẽ kết thúc vào 20/9/2033 nếu CSH có đi gia hạn và nộp lệ phí để
duy trì việc bảo hộ theo khoản 2 Điều 94, Luật SHTT.
3. Nêu các cơ sở để bồi thường thiệt hại trong trường hợp có xâm phạm quyền SHTT?
Trong tình huống trên, yêu cầu của Công ty Ngọc Trân có cơ sở không? Vì sao? Nêu
hướng giải quyết và giả thích vì sao?
Cơ sở để bồi thường :
+ Nếu công ty Ngọc Trân chứng minh được tổn thất về vật chất và tinh thần theo các thiệt hại
trong quy định tại Điều 204 thì có thể yêu cầu tòa quyết định mức bồi thường theo Điều 205
Câu 4.
Công ty Sanyang (Trung Quốc) là chủ bộ phim Đấu Sĩ Thiên Vương, ký hợp đồng chuyển
quyền sử dụng độc quyền tại Việt Nam cho Công ty Ánh Vương đối với bộ phim này tùa ngày
1/9/2010 đến ngày 31/8/2012. Ngày 12/12/2011, Công ty Ánh Vương khởi kiện Công ty Phượng
Tùng đã xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ của Công ty ánh Vương. Cụ thể, Công ty Phượng Tùng
đã đăng tải trên mạng Internet bộ phim Đấu Sĩ Thiên Vương dẫn đến Công ty Ánh Vương không
thể thu lại lợi ích vật chất từ việc khai thác bộ phim, trong khi Ánh Vương đã phải trả cho Công
ty Sanyang 200.000.000 đồng để có được quyền sử dụng bộ phim này tại Việt Nam. Trong đơn
khởi kiện, Công ty Ánh Vương đưa ra yêu cầu:
(1) buộc Phượng Tùng phải gỡ bộ phim này trên các trang web đã đăng tải;
(2) Bồi thường 50.000.000 đồng là khoản lợi nhuận mà Phượng Tùng có được từ việc khai thác
quảng cáo kèm theo bộ phim;
(3) bồi thường 10.000.000 đồng là tổn thất về uy tín của Công ty Ánh Vương do hành vi xâm
phạm của Công ty Phượng Tùng.
1. Công ty Phượng Tùng có xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ của Công ty Ánh Vương
không?
- Bộ phim được coi là tác phẩm điện ảnh. Nên theo điểm e, Khoản 1 Điều 14, Luật SHTT thì bộ
phim được bảo hộ dạng quyền tác giả.
- Vì cty TQ đã chuyển quyền sử dụng cho công ty Ánh Vương với thời hạn 1 năm nên theo quy
định tại Khoản 1 Điều 47 nên trong thời hạn 1 năm, cty Ánh vương có quyền sử dụng độc quyền
đối với bộ phim này .
- Trường hợp sử dụng đối với bộ phim này của cty Phượng Tùng ko thuộc trường hợp được sử
dụng ko xin phép ko trả tiền tại Điều 25 nên việc sử dụng mà ko xin phép công ty Ánh V là coi
như đã có hành vi xâm phạm bản quyền theo Khoản 8 Điều 28.
2. Các yêu cầu của Công ty Ánh Vương có phù hợp với quy định của pháp luật không?
T/h này cty Ánh V đã có thiệt hại trên thực tế do hành vi vi phạm của công ty kia gây ra nên các
thiệt hại mà cty Ánh V có thể xác lập theo Điều 204 là thiệt hại về vật chất và thiệt hại về tinh
thần.
- Theo Khoản 1, Điều 205, luật SHTT, nếu công ty đã chứng minh được các thiệt hại mà bên
công ty Kia gây ra có thể yêu cầu tòa công nhận mức bòi thường mà cty đã đưa ra vì mức bồi
thường mà cty đưa ra chưa vượt quá 500 triệu đồng theo qd tại Khoản 2 Điều 205.
---> yêu cầu của Cty Ánh V phù hợp với pl
Notes:
Theo nhận định cá nhân, cty Ánh V đã đưa ra mức bồi thường khá khiêm tốn đv cty Kia vì Cty
có thể tính thêm mức tiền bồi thường theo:
+ điểm a Khoản 1 Đ.205: khoản lợi nhuận mà cty Ánh V đã bị mất do Cty Kia chiếu bộ phim--> Có lẽ trên thực tế việc chứng minh này rất khó nên Luật sư của bên Cty Ánh V đã ko yêu cầu
cty khai vào số tiền bồi thường.
+ điểm b, Khoản 1 Đ.205: mức giá chuyển giao nếu Cty Ánh V chuyển giao cho Cty Kia sử
dụng. ( có thể tính bằng mức giá mà cty Ánh V đã trả cho cty TQ để được sử dụng bộ phim này)
Chỉ cần cty đưa ra mức bồi thường ko vượt quá 500 triệu, để đảm bảo được quyền lợi tối đa cho
thân chủ.