Tải bản đầy đủ (.pdf) (103 trang)

Nghiên cứu bảo hiểm xã hội tác động đến các doanh nghiệp nhỏ và vừa

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.4 MB, 103 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHỆ TP. HCM

---------------------------

NGUYỄN THỊ NHƯ NGỌC

NGHIÊN CỨU BẢO HIỂM XÃ HỘI TÁC ĐỘNG
ĐẾN CÁC DOANH NGHIỆP NHỎ VÀ VỪA
TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
LUẬN VĂN THẠC SĨ
Chuyên ngành: Kế Toán
Mã ngành: 60340301
TP. HỒ CHÍ MINH, tháng 02 năm 2018


i

LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số liệu, kết
quả nêu trong Luận văn là trung thực và chƣa từng đƣợc ai công bố trong bất kỳ
công trình nào khác.
Tôi xin cam đoan rằng mọi sự giúp đỡ cho việc thực hiện Luận văn này
đã đƣợc cảm ơn và các thông tin trích dẫn trong Luận văn đã đƣợc chỉ rõ nguồn
gốc.
Tp.HCM, ngày 03 tháng 02 năm 2018
Học viên thực hiện Luận văn

Nguyễn Thị Nhƣ Ngọc



ii

LỜI CÁM ƠN
Sau một thời gian thực hiện, nghiên cứu và tìm hiểu cùng với sự động viên,
khuyến khích và giúp đỡ nhiệt tình của thầy hƣớng dẫn khoa học, gia đình và các đồng
nghiệp tôi đã hoàn thành luận văn của mình.
Trƣớc tiên, tôi muốn bày tỏ lòng kính trọng và biết ơn sâu sắc đến PGS.TS Phan
Đình Nguyên, ngƣời đã trực tiếp hƣớng dẫn, định hƣớng và góp ý giúp cho tôi có thể
hoàn thành tốt luận văn một cách hoàn chỉnh nhất.
Tôi xin chân thành cám ơn tập thể giảng viên khoa Kế toán – Tài chính – Ngân
hàng, viện Đào tạo sau đại học, các Thầy Cô đã giúp đỡ tôi, tạo mọi điều kiện tốt nhất
cho tôi trong suốt quá trình nghiên cứu và thực hiện luận văn của mình.
Cuối cùng, tôi xin cám ơn gia đình và các đồng nghiệp đã động viên, tạo nguồn
động lực hỗ trợ giúp tôi hoàn thành luận văn.
Tp.HCM, ngày 03 tháng 02 năm 2018
Học viên thực hiện Luận văn

Nguyễn Thị Nhƣ Ngọc


iii

TÓM TẮT
Mục tiêu nghiên cứu xuyến suốt của luận văn là nhằm xác định các nhân tố nào
tác động đến gánh nặng bảo hiểm xã hội đối với các doanh nghiệp nhỏ và vừa trên địa
bàn Thành phố Hồ Chí Minh.
Luận văn sử dụng kết hợp cả hai phƣơng pháp nghiên cứu định tính và định
lƣợng. Mô hình nghiên cứu đƣợc đƣa ra gồm 1 biến phụ thuộc (Gánh nặng bảo hiểm
xã hội) và 5 biến độc lập (Quy mô doanh nghiệp, Tỷ suất lợi nhuận trên vốn, Cơ cấu tài
sản, Chi phí tiền lƣơng và Năng suất lao động).

Kết quả nghiên cứu cho thấy gánh nặng bảo hiểm xã hội của các doanh nghiệp
nhỏ và vừa trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh chịu ảnh hƣởng bởi ba nhân tố, bao
gồm: Quy mô doanh nghiệp, Tỷ suất lợi nhuận trên vốn và Chi phí tiền lƣơng. Tuy
nhiên, bên cạnh đó các nhân tố Cơ cấu tài sản và Năng suất lao động không có ảnh
hƣởng đến gánh nặng bảo hiểm xã hội.
Trên cơ sở đó, đƣa ra các kiến nghị nhằm cải thiện gánh nặng bảo hiểm xã hội
đối với các doanh nghiệp nhỏ và vừa, góp phần giảm thiểu gánh nặng chi phí, nâng cao
hiệu quả hoạt động. Một vài đề xuất đối với các doanh nghiệp nhỏ và vừa về tầm quan
trọng trong việc thực hiện chính sách bảo hiểm xã hội cũng nhƣ đảm bảo quyền lợi
ngƣời lao động nhằm tạo điều kiện cho sự phát triển của các doanh nghiệp nói chung
và các doanh nghiệp nhỏ và vừa nói riêng.


iv

ABSTRACT
The research objective of this thesis aims at determining which the factors affecting the
social insurance burden of small and medium enterprises in Ho Chi Minh City.
The combination of two methods of quantitative and qualitative analysis is focused in
my thesis. The research model included one dependent variable (the social insurance
burden) and five independent variables (the enterprise size, the return on capital, the
asset structure, the wage cost and the labor productivity).
The results of the research showed that the social insurance burden of small and
medium enterprises in Ho Chi Minh city is influenced by three factor, included: the
enterprise size, the return on capital and the wage cost. However, the factors of the
asset structure and the labor productivity haven‟t affected the social insurance burden.
Based on that, recommendations should be made to improve the social insurance
burden on small and medium enterprises, thus reducing the burden of costs and
improving the efficiency of their operations. Some proposals for small and medium
enterprises for the importance of implementing social insurance policies as well as the

protection of workers‟ rights to facilitate the developement of enterprises in general and
small and medium enterprises in particular.


v

MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN...................................................................................................... i
LỜI CÁM ƠN ........................................................................................................... ii
TÓM TẮT ............................................................................................................... iii
ABSTRACT ............................................................................................................ iv
MỤC LỤC.................................................................................................................v
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT ......................................................................... ix
DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU ..............................................................................x
DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ, ĐỒ THỊ .................................................................. xi
PHẦN MỞ ĐẦU .......................................................................................................1
1. Tính cấp thiết của đề tài .....................................................................................1
2. Mục tiêu nghiên cứu ..........................................................................................2
2.1 Mục tiêu tổng quát ........................................................................................2
2.2 Mục tiêu cụ thể .............................................................................................2
3. Câu hỏi nghiên cứu ............................................................................................3
4. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu ......................................................................3
4.1 Đối tƣợng nghiên cứu ...................................................................................3
4.2 Phạm vi nghiên cứu ......................................................................................3
5. Phƣơng pháp nghiên cứu....................................................................................3
6. Ý nghĩa thực tiễn của đề tài ................................................................................4
7. Cấu trúc luận văn ...............................................................................................5
CHƢƠNG 1: TỔNG QUAN CÁC ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU LIÊN QUAN ..............6
1.1 Các công trình nghiên cứu trƣớc có liên quan đến gánh nặng bảo hiểm xã hội 6
1.1.1 Các nghiên cứu công bố ở nƣớc ngoài .......................................................6

1.1.1.1 Các nghiên cứu về gánh nặng bảo hiểm xã hội thông qua việc giảm
lƣơng ...............................................................................................................6
1.1.1.2 Các nghiên cứu về gánh nặng bảo hiểm xã hội thông qua cắt giảm lao
động...............................................................................................................10
1.1.2 Các nghiên cứu công bố ở trong nƣớc .....................................................11
1.2 Nhận xét các công trình nghiên cứu và xác định khe trống nghiên cứu .........14


vi
1.2.1 Nhận xét...................................................................................................14
1.2.2 Khe trống nghiên cứu ..............................................................................15
Kết luận chƣơng 1 ...................................................................................................17
CHƢƠNG 2: CƠ SỞ LÝ THUYẾT ........................................................................18
2.1 Lý thuyết nền .................................................................................................18
2.1.1 Mô hình cung cầu của thị trƣờng lao động mô tả các tác động tiềm ẩn của
tỷ lệ đóng góp bảo hiểm xã hội .........................................................................18
2.1.2 Lý thuyết cung cầu của thị trƣờng lao động mô tả các tác động tiềm ẩn
của tỷ lệ đóng góp bảo hiểm xã hội ..................................................................19
2.2 Tổng quan về bảo hiểm xã hội .......................................................................20
2.2.1 Khái niệm và bản chất bảo hiểm xã hội ...................................................20
2.2.1.1 Khái niệm về bảo hiểm xã hội ...........................................................20
2.2.1.2 Bản chất bảo hiểm xã hội ..................................................................23
2.2.2 Vị trí, vai trò của bảo hiểm xã hội............................................................25
2.3 Doanh nghiệp nhỏ và vừa...............................................................................27
2.3.1 Định nghĩa doanh nghiệp nhỏ và vừa ......................................................27
2.3.2 Đặc điểm của doanh nghiệp nhỏ và vừa ..................................................29
2.3.3 Vai trò của các doanh nghiệp nhỏ và vừa ................................................30
Kết luận chƣơng 2 ...................................................................................................33
CHƢƠNG 3: PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU .....................................................34
3.1 Khung nghiên cứu của luận văn .....................................................................34

3.2 Phƣơng pháp nghiên cứu ................................................................................35
3.2.1 Phƣơng pháp nghiên cứu định tính ..........................................................35
3.2.2 Phƣơng pháp nghiên cứu định lƣợng .......................................................35
3.3 Xây dựng mô hình nghiên cứu tổng quát .......................................................36
3.4 Thiết kế nghiên cứu........................................................................................37
3.4.1 Giả thuyết các yếu tố tác động đến gánh nặng BHXH đối với các doanh
nghiệp vừa và nhỏ trên địa bàn TP.HCM .........................................................37
3.4.1.1 Quy mô doanh nghiệp .......................................................................37
3.4.1.2 Tỷ suất lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu ...............................................38


vii
3.4.1.3 Cơ cấu tài sản ....................................................................................39
3.4.1.4 Chi phí tiền lƣơng ..............................................................................40
3.4.1.5 Năng suất lao động ............................................................................41
3.4.2.Mô hình hồi quy các nhân tố ảnh hƣởng đến gánh nặng bảo hiểm xã hội41
3.5 Mẫu nghiên cứu .............................................................................................43
3.6 Thu thập dữ liệu .............................................................................................44
3.7 Phƣơng pháp phân tích dữ liệu .......................................................................45
3.7.1 Thống kê mô tả ........................................................................................45
3.7.2 Phân tích tƣơng quan ...............................................................................45
3.7.3 Phân tích hồi quy đa biến .........................................................................45
Kết luận chƣơng 3 ...................................................................................................48
CHƢƠNG 4: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ BÀN LUẬN....................................49
4.1 Thực trạng gánh nặng bảo hiểm xã hội đối với các doanh nghiệp nhỏ và vừa
.............................................................................................................................49
4.1.1 Gánh nặng bảo hiểm xã hội đối với các doanh nghiệp nói chung (trong đó
có doanh nghiệp nhỏ và vừa) tại Việt Nam.......................................................51
4.1.1.1 Gánh nặng do mức đóng cao .............................................................51
4.1.1.2 Gánh nặng do tăng mức lƣơng tối thiểu.............................................54

4.1.2 Gánh nặng bảo hiểm xã hội đối với các doanh nghiệp nhỏ và vừa trên địa
bàn Tp.HCM .....................................................................................................58
4.2 Đánh giá thực trạng về chính sách bảo hiểm xã hội dành cho các doanh
nghiệp nhỏ và vừa ở Việt Nam nói chung và Tp.HCM nói riêng .........................64
4.3 Thống kê mô tả đặc điểm của mẫu nghiên cứu ..............................................67
4.4 Phân tích mối quan hệ tự tƣơng quan giữa các biến trong mô hình................68
4.5 Phân tích hồi quy ...........................................................................................69
4.5.1 Kết quả hồi quy mô hình..........................................................................69
4.5.2 Kiểm định biến công cụ ...........................................................................71
4.6 Kết quả nghiên cứu và bàn luận kết quả nghiên cứu ......................................71
4.6.1 Kết quả nghiên cứu ..................................................................................71
4.6.2 Bàn luận kết quả nghiên cứu ....................................................................72


viii
Kết luận chƣơng 4 ...................................................................................................76
CHƢƠNG 5: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ...........................................................77
5.1.Kết luận ..........................................................................................................77
5.2.Kiến nghị, đề xuất hoàn thiện chính sách bảo hiểm xã hội nhằm cải thiện gánh
nặng bảo hiểm xã hội đối với các doanh nghiệp nhỏ và vừa ................................78
5.2.1.Kiến nghị nhằm cải thiện gánh nặng bảo hiểm xã hội đối với các doanh
nghiệp nhỏ và vừa.............................................................................................78
5.2.2.Kiến nghị đối với các doanh nghiệp nhỏ và vừa ......................................81
5.2.3 Đề xuất nhằm cải thiện gánh nặng bảo hiểm xã hội đối với các doanh
nghiệp nhỏ và vừa.............................................................................................81
5.3.Hạn chế đề tài.................................................................................................82
Kết luận chƣơng 5 ...................................................................................................84
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO.................................................................85



ix

DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
Tiếng Việt
Từ viết tắt

Tên tiếng Việt

ASXH

An Sinh Xã Hội

BCTC

Báo cáo tài chính

BHXH

Bảo hiểm xã hội

BHTN

Bảo hiểm thất nghiệp

BHYT

Bảo hiểm y tế

DNNVV


Doanh nghiệp nhỏ và vừa

DNNgNN

Doanh nghiệp ngoài Nhà nƣớc

NLĐ

Ngƣời lao động

NSDLĐ

Ngƣời sử dụng lao động

Tiếng Anh
Từ viết tắt
IASB

ILO

Tên tiếng Anh

Tên tiếng Việt

Internationnal Accounting

Hội đồng Chuẩn mực Kế toán

Standard Board


Quốc tế

Internationnal Labour

Tổ chức Lao động Quốc tế

Organization
OECD

PCI

Organization for Economic

Tổ chức Hợp tác và Phát triển Kinh

Cooperation and Development

tế

Provincial Competitiveness

Chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh

Index
VCCI

VASEP

Vietnam Chamber of Commerce


Phòng Thƣơng mại và Công

and Industry

nghiệp Việt Nam

Vietnam Association of Seafood

Hiệp hội Chế biến và xuất khẩu

Exporters and Producers

thủy sản Việt Nam


x

DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU
Bảng

Nội dung

Trang

Bảng 2.1

Tiêu chí phân loại DNNVV của Việt Nam

28


Bảng 2.2

Tiêu chí phân loại DNNVV của World Bank

29

Bảng 3.1

Mô tả biến, ký hiệu và cách thức đo lƣờng các biến

43

nghiên cứu
Bảng 4.1

Tỷ lệ trích nộp BHXH, BHYT, BHTN qua các thời kỳ

53

Bảng 4.2

Mức lƣơng tối thiểu chung

55

Bảng 4.3

Mức lƣơng tối thiểu vùng

55


Bảng 4.4

Tỷ lệ trích nộp BHXH các nƣớc ASEAN

56

Bảng 4.5

Số liệu thống kê doanh nghiệp Tp.HCM tháng 11/2016

62

Bảng 4.6

Thống kê mô tả các biến trong mô hình nghiên cứu

67

Bảng 4.7

Ma trận tƣơng quan giữa các biến trong mô hình nghiên

69

cứu
Bảng 4.8

Kết quả hồi quy mô hình theo phƣơng pháp GMM


70

Bảng 4.9

Kết quả kiểm định biến công cụ

71

Bảng 4.10

Kết quả hồi quy mô hình theo phƣơng pháp GMM

72


xi

DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ, ĐỒ THỊ

Hình

Nội dung

Hình 2.1

Ảnh hƣởng của đóng góp BHXH dựa trên sử dụng lao động

18

Hình 3.1


Khung nghiên cứu

34

Hình 3.2

Mô hình nghiên cứu

37

Hình 4.1

Đồ thị sự phát triển của các DNNVV trong giai đoạn 2000-

50

Trang

2016
Hình 4.2

Thuế và đóng góp bảo hiểm xã hội ở EU, Hoa Kỳ, Úc và

52

Nhật
Hình 4.3

Tỷ lệ lƣơng tối thiểu trên lƣơng trung bình/ trung vị


57

Hình 4.4

Tỷ lệ mức đóng BHXH qua các năm

61

Hình 5.1

Các nhân tố ảnh hƣởng đến gánh nặng BHXH của các

78

DNNVV trên địa bàn Tp.HCM


1
PHẦN MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Bảo hiểm xã hội (BHXH) có vai trò hết sức quan trọng góp phần thực hiện ổn
định kinh tế - xã hội. Nhƣ hầu hết các quốc gia trên thế giới, trong giai đoạn đổi
mới chính sách BHXH ở Việt Nam đƣợc xem là một chính sách lớn luôn đƣợc Nhà
nƣớc quan tâm và chú trọng không ngừng đƣợc sửa đổi và hoàn thiện để từng bƣớc
mở rộng góp phần nâng cao đời sống NLĐ. Sau nhiều năm thực hiện và áp dụng
các chính sách BHXH, nhìn chung đã đạt đƣợc nhiều thành tựu đóng góp vào sự
phát triển các chính sách kinh tế - xã hội. Tuy nhiên trong thực tế, để giải quyết các
thách thức về vấn đề đảm bảo quyền lợi cho NLĐ, đồng thời đảm bảo lợi ích cho
doanh nghiệp không phải là một quá trình dễ dàng vì thế việc xuất hiện những mặt

hạn chế là không thể tránh khỏi.
Không thể phủ nhận lợi ích mà BHXH mang lại đối với NLĐ và góp phần
thực hiện các chính sách an sinh xã hội của quốc gia, tuy nhiên hiện nay tỷ lệ đóng
BHXH thay đổi đang thể hiện nhiều vấn đề bất cập đặt ra một gánh nặng tài chính
lớn, đồng thời cũng là vấn đề đƣợc quan tâm hàng đầu và đối mặt trong những năm
vừa qua đối với doanh nghiệp đặc biệt đối với các DNNVV. Nhiều nghiên cứu lý
thuyết và những bằng chứng thực nghiệm cả trong và ngoài nƣớc đƣợc thực hiện
nhằm đo lƣờng mối quan hệ giữa đóng góp BHXH và gánh nặng chi phí BHXH có
thể kể đến nhƣ: Komamura, K và A, Yamada, 2004; Ingrid Nielsen và Russell
Smyth, 2006; Christine Eibner, 2008; Phạm Quốc Việt và cộng sự, 2016. Tuy
nhiên, các nghiên cứu đƣợc thực hiện ở nhiều thời điểm, với các cách thức khác
nhau nên cho các kết quả không giống nhau ở các nghiên cứu này.
Với vai trò quan trọng trong sự phát triển kinh tế - xã hội của cả nƣớc,
Tp.HCM đóng vai trò là hạt nhân của vùng kinh tế trọng điểm phía nam, đi cùng
với sự phát triển lớn mạnh với hàng ngàn doanh nghiệp và lực lƣợng lao động hùng
hậu thì vấn đề về chi phí bảo hiểm nói chung và đặc biệt là BHXH đối với các
doanh nghiệp trên địa bàn Tp.HCM nói riêng sẽ đƣợc thể hiện rõ nét hơn. Hiện nay,
trong nền kinh tế khó khăn nhƣng với sự thay đổi trong chính sách BHXH khiến


2
cho doanh nghiệp phát sinh chi phí lớn, sự sụt giảm về doanh thu, dẫn đến những
vấn đề đáng lo ngại về chất lƣợng BHXH và quyền lợi của NLĐ chƣa đƣợc đảm
bảo khi xuất hiện các trƣờng hợp các doanh nghiệp nợ tiền lƣơng NLĐ, cố tình né
tránh hay trốn đóng BHXH cho NLĐ dẫn đến thiệt thòi về quyền lợi của NLĐ. Mặc
dù, Nhà nƣớc đã đƣa ra những văn bản pháp lý có liên quan để đảm bảo việc thi
hành chính sách BHXH, nhƣng việc thực thi chính sách ở mỗi doanh nghiệp là khác
nhau, mỗi doanh nghiệp phải cân đo bài toán chi phí để đảm bảo cho sự phát triển
bền vững của doanh nghiệp.
Vậy nguyên nhân nào đã dẫn đến, cũng nhƣ nhân tố nào đã ảnh hƣởng làm

BHXH trở thành gánh nặng đối với các DNNVV? Những lo ngại về gánh nặng bảo
hiểm là vấn đề đƣợc quan tâm hàng đầu đối với các DNNVV. Với mong muốn tìm
hiểu các nhân tố ảnh hƣởng, phân tích những xu hƣớng trong gánh nặng kinh tế kết
hợp với việc cung cấp bảo hiểm đối với các DNNVV cũng nhƣ đóng góp vào kho
tài liệu nghiên cứu về đề tài này, tác giả đã chọn đề tài nghiên cứu “Nghiên cứu
bảo hiểm xã hội tác động đến các doanh nghiệp nhỏ và vừa trên địa bàn thành
phố Hồ Chí Minh” làm đề tài luận văn thạc sĩ của mình.
2. Mục tiêu nghiên cứu
2.1 Mục tiêu tổng quát
Mục tiêu tổng quát của luận văn là tập trung vào nghiên cứu các nhân tố tác
động đến gánh nặng BHXH của các DNNVV trên địa bàn TP.HCM. Từ đó, luận
văn đƣa ra những giải pháp nhằm cải thiện gánh nặng BHXH đối với các doanh
nghiệp.
2.2 Mục tiêu cụ thể
- Đánh giá thực trạng gánh nặng từ BHXH của các doanh nghiệp tại Việt
Nam.
- Vận dụng các nhân tố ảnh hƣởng của gánh nặng BHXH đối với các DNNVV
trên địa bàn TP.HCM.
- Đề xuất mô hình nghiên cứu và đánh giá mức độ tác động các nhân tố ảnh
hƣởng đến gánh nặng BHXH của các DNNVV trên địa bàn TP.HCM.


3
- Đề xuất các kiến nghị nhằm cải thiện gánh nặng BHXH đối với các
DNNVV.
3. Câu hỏi nghiên cứu
Để làm rõ mục tiêu nghiên cứu đã nêu trên, luận văn đặt ra câu hỏi nghiên cứu
nhƣ sau:
Câu hỏi 1: Thực trạng gánh nặng BHXH đối với các DNNVV trên địa bàn
TP.HCM đƣợc đánh giá ở mứa độ nào?

Câu hỏi 2: Các nhân tố nào tác động đến gánh nặng BHXH đối các DNNVV
trên địa bàn TP.HCM?
Câu hỏi 3: Mức độ tác động của từng nhân tố đến gánh nặng BHXH tại các
DNNVV nhƣ thế nào?
Câu hỏi 4: Từ nghiên cứu đề ra, đề xuất những kiến nghị nhằm cải thiện gánh
nặng chi phí BHXH đối với các DNNVV trên địa bàn TP.HCM.
4. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu
4.1 Đối tƣợng nghiên cứu
Đối tƣợng nghiên cứu của luận văn là các nhân tố ảnh hƣởng đến gánh nặng
BHXH đối với các DNNVV trên địa bàn TP.HCM.
4.2 Phạm vi nghiên cứu
Luận văn phân tích, đánh giá các nhân tố tác động đến gánh nặng BHXH đối
với các DNNVV trên địa bàn Tp.HCM. Dữ liệu nghiên cứu của đề tài đƣợc thu thập
theo năm trong giai đoạn từ 2011 đến 2016, nguồn dữ liệu sử dụng để phân tích
đƣợc thu thập dựa vào BCTC đã đƣợc kiểm toán của các DNNVV trên địa bàn
TP.HCM.
5. Phƣơng pháp nghiên cứu
Luận văn sử dụng phƣơng pháp nghiên cứu hỗn hợp gắn kết, bao gồm hai
phƣơng pháp đó là phƣơng pháp nghiên cứu định tính và phƣơng pháp nghiên cứu
định lƣợng. Cụ thể nhƣ sau:


4
Phương pháp nghiên cứu định tính:
Nghiên cứu các tài liệu, đồng thời sử dụng khả năng tổng hợp, phân tích,
nhằm tổng quát hóa cơ sở lý thuyết có liên quan đến vấn đề nghiên cứu và lấy ý
kiến, thông qua việc đàm thoại trực tiếp với các chuyên gia nhằm để xác định các
nhân tố cần thiết có ảnh hƣởng đến gánh nặng BHXH của các doanh nghiệp. Thu
thập các tài liệu chuyên sâu cũng nhƣ các nghiên cứu trong và ngoài nƣớc có liên
quan trực tiếp đến lĩnh vực gánh nặng BHXH, trên cơ sở đó làm rõ vấn đề và kết

quả nghiên cứu của các nghiên cứu trƣớc làm cơ sở xác định các nhân tố tác động
đến gánh nặng BHXH, đồng thời lựa chọn đƣợc mô hình nghiên cứu phù hợp với
dữ liệu thu thập đƣợc nhằm giải thích kết quả phân tích hồi quy tƣơng quan giữa
các biến trong mô hình hồi quy. Đồng thời, kết hợp với việc thu thập các dữ liệu thứ
cấp trên BCTC đã đƣợc kiểm toán của các DNNVV trên địa bàn TP.HCM từ đó
đánh giá sơ bộ đƣợc thực trạng về gánh nặng BHXH đối với các DNNVV trên địa
bàn Tp.HCM.
Phương pháp nghiên cứu định lượng:
Thực hiện thông qua việc thu thập những dữ liệu thứ cấp của BCTC đã đƣợc
kiểm toán của các DNNVV trên địa bàn TP.HCM. Ngoài ra luận văn còn sử dụng
phƣơng pháp thống kê mô tả và xây dựng mô hình hồi quy Logistic và sử dụng
phần mềm Stata 14 để tiến hành phân tích dữ liệu để đánh giá sự tác động của các
nhân tố ảnh hƣởng đến gánh nặng BHXH đối với các DNNVV. Bên cạnh đó luận
văn sử dụng phƣơng pháp phân tích, đánh giá để có thể đƣa ra một số kiến nghị
nhằm cải thiện gánh nặng chi phí BHXH và các kiến nghị đối với các DNNVV.
6. Ý nghĩa thực tiễn của đề tài
Luận văn đã tổng hợp những nghiên cứu trong và ngoài nƣớc trƣớc đây, các
tài liệu có liên quan đến vấn đề nghiên cứu, điều này có thể giúp các nhà nhà nghiên
cứu tiếp theo có thể dễ dàng tiếp cận vấn đề một cách có hệ thống.
Đồng thời luận văn cũng cung cấp những số liệu cụ thể trong một giai đoạn
nhất định, kết quả nghiên cứu góp phần bổ sung vào cơ sở lý thuyết về mối quan hệ
giữa gánh nặng chi phí đóng góp BHXH và sự phát triển của các DNNVV trên địa


5
bàn Tp.HCM trong giai đoạn nghiên cứu. Hi vọng rằng những giải pháp kiến nghị
của luận văn có thể giúp doanh nghiệp hoàn thiện và nâng cao đƣợc hiệu quả kinh
doanh trong thời gian sắp tới.
7. Cấu trúc luận văn
Luận văn có cấu trúc 5 chƣơng nhƣ sau:

Chương 1: Tổng quan các đề tài nghiên cứu liên quan
Chương 2: Cơ sở lý thuyết
Chương 3: Phƣơng pháp nghiên cứu
Chương 4: Kết quả nghiên cứu và Bàn luận
Chương 5: Kết luận và Kiến nghị


6
CHƢƠNG 1: TỔNG QUAN CÁC ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU LIÊN QUAN
1.1 Các công trình nghiên cứu trƣớc có liên quan đến gánh nặng bảo hiểm xã
hội
1.1.1 Các nghiên cứu công bố ở nƣớc ngoài
1.1.1.1 Các nghiên cứu về gánh nặng bảo hiểm xã hội thông qua việc giảm
lƣơng
[1] Ooghe, E., E. Schokkaert and J. Flechet (2003). „The Incidence of Social
Security Contribution: An Empirical Analysis‟, Empirica, 30, 81-106.
Nghiên cứu: “Tỷ lệ đóng góp an sinh xã hội: Phân tích thực nghiệm”
Nhiều nghiên cứu lý thuyết và phân tích thực nghiệm đã đƣợc thực hiện nhằm
điều tra mức độ tác động của ASXH đến việc giảm lƣơng, hầu hết các nghiên cứu
ngoài nƣớc đã phát hiện rằng gánh nặng BHXH mà doanh nghiệp gánh vác tƣơng
đối lớn, tuy nhiên trong đó ít nhất một phần gánh nặng đƣợc chia sẽ bởi nhân viên
của họ thông qua thang bảng lƣơng mà doanh nghiệp tự thiết kế.
Theo Ooche et al., (2003), tác giả đã điều tra tác động của các khoản đóng góp
BHXH đối với tiền lƣơng ở 6 quốc gia OECD, trên 115 ngành trong hơn 4 năm
(1978, 1981, 1984, 1988), tác giả đã chỉ ra rằng các khoản đóng góp BHXH đều có
ảnh hƣởng tiêu cực đến tổng tiền lƣơng và đi đến kết luận rằng 50% đã chuyển cho
NLĐ. Kết quả này phù hợp với nghiên cứu của Holmlund (1983), tác giả đã sử
dụng dữ liệu chuỗi thời gian cho phân tích thực nghiệm ở Thụy Điển trong giai
đoạn 1950 – 1979, cho thấy một nữa chi phí thuế liên quan đến tiền lƣơng đƣợc
chuyển trở lại NLĐ dƣới hình thức tiền lƣơng thấp hơn.

[2] Komamura, K and A. Yamada (2004). „Who Bear the Burden of Social
Insurance? Evidence from Japanese Health and Long-term Care Insurance Data‟,
Journal of Japanese and International Economic, 18, 565-581.
Nghiên cứu: “Ai sẽ là người chịu gánh nặng bảo hiểm xã hội? Thực nghiệm từ
dữ liệu bảo hiểm chăm sóc sức khỏe dài hạn tại Nhật Bản”.
Mục tiêu của bài nghiên cứu nhằm trả lời câu hỏi liệu ai là ngƣời sẽ gánh chịu
gánh nặng BHXH căn cứ vào bằng chứng thực nghiệm từ dữ liệu bảo hiểm chăm


7
sóc sức khỏe dài hạn tại Nhật Bản. Tác giả đã dựa vào nghiên cứu Gruber (1997) để
giải thích mô hình của bài nghiên cứu. Dữ liệu bảng đƣợc thu thập trong giai đoạn
1995 – 2001 gồm tổng 1670 doanh nghiệp ở Nhật Bản. Bài nghiên cứu đã sử dụng
mô hình tác động cố định (Fixed Effect) trong trƣờng hợp này để ƣớc lƣợng dữ liệu
bảng thu thập đƣợc. Giả thuyết nghiên cứu đƣợc đặt ra là việc tăng gánh nặng
BHXH của doanh nghiệp có làm ảnh hƣởng tiêu cực đến tạo ra việc làm, tăng chi
phí của doanh nghiệp hoặc chuyển ngƣợc về phía NLĐ bằng cách giảm lƣơng hay
không? Trong một nghiên cứu trƣớc đây của Tachibanaki và Yokoyama (2001)
đánh giá tỷ lệ đóng góp BHXH của NSDLĐ ở Nhật Bản đã sử dụng dữ liệu chuỗi
thời gian cho các doanh nghiệp ở Nhật Bản trong giai đoạn 1970 – 1977 cho rằng
những khoản đóng góp vào chính sách BHXH làm tăng tiền lƣơng và phần lớn gánh
nặng do NSDLĐ gánh chịu. Tuy nhiên, trong kết quả nghiên cứu của tác giả lại cho
kết quả trái ngƣợc với kết quả nghiên cứu của Tachibanaki và Yokoyama (2001).
Cụ thể, đây là lần đầu tiên từ bộ dữ liệu bảng tại Nhật Bản tác giả đã tìm thấy rằng
phần lớn gánh nặng BHXH mà doanh nghiệp phải gánh chịu đƣợc giảm xuống
thông qua hình thức tăng tỷ lệ BHXH huy động từ NLĐ.
[3] Ingrid Nielsen and Russell Smyth (2006). „Who Bears the Burden of
Employer Compliance with Social Security Contribution? Evidence from Chinese
Firm Level Data‟. China Economic Review, 19, 230-244.
Nghiên cứu: “Ai chịu gánh nặng trong việc tuân thủ với đóng góp an sinh xã

hội của người sử dụng lao động? Thực nghiệm từ dữ liệu cấp độ doanh nghiệp của
Trung Quốc”.
Bài nghiên cứu tìm hiểu về gánh nặng trong việc đóng góp ASXH sẽ do ai
chịu trách nhiệm thông qua bộ dữ liệu duy nhất chứa thông tin từ hai cuộc kiểm
toán kế tiếp do Văn phòng lao động và ASXH tiến hành về các khoản đóng góp
ASXH của các công ty ở Thƣợng Hải. Mẫu nghiên cứu gồm có 5,212 công ty năm
2002 và 5,480 công ty vào năm 2003. Để nghiên cứu vấn đề đã đặt ra ban đầu, tác
giả đã xây dựng mô hình hồi quy đƣợc ƣớc tính bằng cách ƣớc lƣợng mô hình sai số
chuẩn (Hubber/White) để có đƣợc kết quả ƣớc lƣợng đúng của sai số chuẩn trong


8
đó chấp nhận sự hiện diện của hiện tƣợng phƣơng sai thay đổi. Mô hình hồi quy
gồm 4 biến độc lập: quy mô công ty, tỷ lệ cổ đông của công ty, tính tuân thủ của
NSDLĐ trong việc chấp hành chính sách BHXH và lĩnh vực hoạt động của công ty.
Kết quả nghiên cứu chỉ ra rằng khi tăng hay giảm 10% tỷ lệ BHXH bắt buộc, thì
mức lƣơng của NLĐ giảm 1% trong năm 2002 và 3% trong năm 2003, có thể thấy
rằng chi phí NLĐ đóng góp BHXH là tƣơng đối nhỏ và gánh nặng đóng góp BHXH
bắt buộc phần lớn do công ty gánh vác.
[4] Chris Nyland, Russell Smyth and Cherrie Jiuhua Zhu (2006). „What
Determines the Extent to which Employers will Comply with their Social Security
Obligations? Evidence from Chinese Firm Level Data‟. Social Policy and
Administration, 40, 196-214.
Nghiên cứu: “Nhân tố nào quyết định mức độ mà các nhà tuyển dụng sẽ tuân
thủ các nghĩa vụ an sinh xã hội của họ? Thực nghiệm từ dữ liệu cấp doanh nghiệp
của Trung Quốc”.
Bài nghiên cứu tìm hiểu sự tuân thủ của NSDLĐ trong việc đóng góp vào
chính sách BHXH tại các doanh nghiệp của Trung Quốc. Dữ liệu nghiên cứu đƣợc
thu thập bởi Cục Lao động và ASXH từ 2200 doanh nghiệp ở Thƣợng Hải. Mô hình
hồi quy đƣợc xây dựng dựa trên nghiên cứu của Mares (2002) với các biến độc lập

là quy mô doanh nghiệp, cơ cấu sở hữu của doanh nghiệp và tỷ lệ rủi ro đối với
hành vi trốn đóng BHXH của NSDLĐ trong các khoản thanh toán bảo trợ xã hội.
Kết quả nghiên cứu cung cấp bằng chứng cho thấy các DNNN có tỷ lệ trốn đóng
BHXH thấp hơn nhiều so với các doanh nghiệp có các hình thức sở hữu khác.
Ngoài ra, các doanh nghiệp có quy mô lớn mang gánh nặng chi phí cao có nhiều
động lực trốn tránh việc thực hiện các chính sách BHXH không bảo đảm quyền lợi
cho NLĐ. Bài nghiên cứu đã đƣa ra những con số cụ thể nhƣ sau: Dữ liệu nghiên
cứu trong năm 2001 tại Thƣợng Hải chỉ ra 71% NSDLĐ trả ít hơn các khoản đóng
góp BHXH bắt buộc của họ, 81% vào năm 2002 và 35% vào năm 2003 đã trả ít hơn
tỷ lệ đóng BHXH mà Nhà nƣớc bắt buộc. Trong cuộc thảo luận về kết quả nghiên
cứu này các tác giả đề cập đến một thực tế là một số công ty chỉ tính chi phí BHXH


9
dựa trên mức lƣơng tối thiểu của NLĐ và với mức không thể hạ thấp thêm đƣợc
nữa.
[5] Iwamoto, Y. and Hamaaki, J. (2006). „On the Incidence of Social
Insurance Contribution in Japan: An Economic Perspective‟, The Quaterly of Social
Security Research, 42, 204-218.
Nghiên cứu: “Mức độ đóng góp bảo hiểm xã hội ở Nhật Bản: Một quan điểm
kinh tế”.
Iwamoto & Hamaaki (2006) đã nghiên cứu một cách chi tiết lý do tại sao kết
quả của Tachibanaki & Yokoyama (2008) và Komamura & Yamada (2004) lại cho
kết quả trái ngƣợc nhau và tác giả đã cho rằng ƣớc lƣợng trong cả hai nghiên cứu có
thể bị sai lệch. Trong nghiên cứu thứ nhất, tác giả đã chỉ ra mối quan hệ tƣơng quan
tích cực giữa mức lƣơng của NLĐ và tỷ lệ đóng góp BHXH của NSDLĐ. Trong
nghiên cứu thứ hai, tác giả đã chỉ ra mối quan hệ nhân quả ngƣợc lại từ việc giảm
tiền lƣơng để đóng góp các khoản BHXH. Nhìn chung, tác giả đã kết luận rằng tỷ lệ
ƣớc tính trong nghiên cứu của Komamura & Yamada (2004) đƣợc đánh giá là phù
hợp với thực tế, cho thấy rằng đóng góp của NSDLĐ ít nhất một phần đƣợc chuyển

sang NLĐ dƣới hình thức giảm lƣơng.
[6] Christine Eibner (2008). The Economic Burden of Providing Health
Insurance: How Much Worse Off Are Small Firms?. RAND Corporation,
California.
Nghiên cứu: “Gánh nặng kinh tế trong việc cung cấp bảo hiểm y tế: Nặng hơn
bao nhiêu đối với các công ty nhỏ?”.
Bài nghiên cứu tìm hiểu xu hƣớng gánh nặng kinh tế liên quan đến cung cấp
dịch vụ chăm sóc sức khỏe cũng nhƣ việc phân phối những gánh nặng này cho các
doanh nghiệp nhỏ và doanh nghiệp lớn. Bài nghiên cứu phân tích xu hƣớng gánh
nặng BH của các doanh nghiệp do NSDLĐ gánh chịu trong giai đoạn từ năm 2000
– 2005 và sử dụng phƣơng pháp hồi quy logistic, hồi quy bình phƣơng nhỏ nhất
(OLS) để phân tích dữ liệu thu thập đƣợc. Kết quả nghiên cứu phù hợp với các
nghiên cứu trƣớc đây AHRQ (2005) và KFF (2006), trong đó có đề cập đến mối


10
quan hệ giữa quy mô doanh nghiệp và gánh nặng bảo hiểm. Một phát hiện bất ngờ
trong kết quả nghiên cứu này là các công ty nhỏ (dƣới 25 lao động) và các công ty
vừa (25 - 99 nhân viên) không phải chịu gánh nặng bảo hiểm cao hơn so với các
công ty có quy mô lớn. Kết quả nghiên cứu chỉ ra rằng, gánh nặng bảo hiểm do
NSDLĐ gánh chịu tăng đáng kể bất kể quy mô doanh nghiệp là bao nhiêu, chính vì
thế tác giả cho rằng tất cả các nhà tuyển dụng lớn và nhỏ đều có thể gặp khó khăn
trong việc gánh vác gánh nặng BH nếu chi phí đóng góp tiếp tục tăng cao.
1.1.1.2 Các nghiên cứu về gánh nặng bảo hiểm xã hội thông qua cắt giảm
lao động
[1] Gruber (1997). „The Incidence of Payroll Taxation: Evidence from Chile‟,
Journal of Labor Economics, 15 (3), 72-101.
Nghiên cứu: “Tỷ lệ thuế thu nhập: Thực nghiệm từ Chile”.
Tác giả đã đánh giá những tác động đối với chi phí của doanh nghiệp trong
việc đóng góp quỹ hƣu trí trong hệ thống BHXH của Chile, tác giả sử dụng bộ dữ

liệu có nguồn gốc từ một cuộc điều tra dân số của một nhà máy sản xuất ở Chile.
Tác giả đƣa ra kết quả rằng những sự thay đổi về tỷ lệ đóng góp BHXH tại thời
điểm nghiên cứu không có tác động đến việc cắt giảm lao động tại doanh nghiệp và
việc giảm thuế ở Chile vào đầu những năm 1980, giảm gánh nặng đóng góp ASXH
cho các doanh nghiệp của Chile từ 30% xuống còn 5% trong sáu năm, chi phí thuế
đƣợc giảm cho NSDLĐ đƣợc chuyển ngƣợc lại nhân viên dƣới hình thức trả lƣơng
cao hơn. Tác giả đã cho thấy mối quan hệ mạnh mẽ giữa đóng góp ASXH và sự
đánh giá của NLĐ về những lợi ích của các loại hình bảo hiểm đƣợc cung cấp bởi
hệ thống ASXH nên sẵn sàng chi trả để hƣởng đƣợc lợi ích trong dài hạn. Với
nghiên cứu tƣơng tự, Anderson & Meyer (2000) đã đánh giá BH thất nghiệp ở
Washington dựa trên các dữ liệu thứ cấp, tác giả cho rằng khi NSDLĐ đối mặt với
mức thuế suất cao làm gia tăng chi phí doanh nghiệp sẽ dẫn đến việc cắt giảm lao
động làm gia tăng tỷ lệ thất nghiệp và những chi phí đó sẽ đƣợc chuyển cho nhân
viên với hình thức giảm thu nhập.


11
[2] Nyland et al. (2011). „Employer Attitudes Toward Social Insurance
Compliance In Shanghai‟. China International Social Decurity Revie, 64, 73-98.
Nghiên cứu: “Quan điểm của người sử dụng lao động đối với việc tuân thủ
bảo hiểm xã hội ở Thượng Hải”.
Nghiên cứu đã phỏng vấn các cán bộ quản lý, nhân viên, cán bộ cấp cao tại 8
công ty và phần lớn đều coi BHXH là một chính sách quan trọng của công ty và chỉ
ra thực tế bảo hiểm đƣợc sử dụng để tuyển dụng và thu hút lao động đặc biệt đối với
NLĐ có trình độ cao, các công ty sử dụng các gói BHXH hấp dẫn và chất lƣợng
nhằm để tuyển dụng lao động và giữ lại những lao động có tay nghề cao mang lại
lợi ích cao cho doanh nghiệp, kết quả này tƣơng tự nghiên cứu của Rice (1966),
Mabry (1973), Long & Scott (1982) và Woodbury (1983). Bên cạnh đó bài nghiên
cứu cũng chỉ ra rằng nhiều doanh nghiệp cũng đã cân nhắc chi phí giữa chây ỳ, khất
nợ BHXH và chi phí của việc bị bắt phạt do trốn đóng BHXH (cơ chế thực thi lỏng

lẻo, mức phạt còn quá thấp) nhằm mang lại lợi nhuận và tính cạnh tranh của doanh
nghiệp trên thị trƣờng nội địa. Một nghiên cứu tƣơng tự đƣợc thực hiện bởi
Vodopivec and Tong (2008) về BH thất nghiệp, theo kết quả nghiên cứu của tác giả
cho thấy rằng hành vi trốn đóng bảo hiểm đƣợc coi là chủ yếu do chi phí của việc
trốn đóng thấp hơn do các quy định về việc tuân thủ chính sách bảo hiểm mơ hồ,
lỏng lẻo và mức phạt còn thấp.
1.1.2 Các nghiên cứu công bố ở trong nƣớc
[1] Mạc Văn Tiến (2006). „Một số vấn đề về việc tham gia bảo hiểm xã hội
của các doanh nghiệp ở Việt Nam‟. Tạp chí Nghiên cứu Kinh Tế, 1/2006 (332), 3541.
Bài viết làm rõ thực trạng về tình hình tham gia BHXH của các doanh nghiệp
thuộc các khu vực hay thành phần kinh tế khác nhau và sự tác động trực tiếp đến
quyền lợi của ngƣời lao động làm việc trong các doanh nghiệp đó. Thông qua thực
trạng điều tra doanh nghiệp qua kết quả điều tra năm 2002 – 2004, tác giả đã đƣa
những con số để cụ thể về tình hình tham gia BHXH của các doanh nghiệp, tiền
lƣơng và tỷ lệ đóng góp của doanh nghiệp và tác giả cũng đã chỉ ra một số nguyên


12
nhân dẫn đến vì sao còn nhiều doanh nghiệp chƣa hoặc không tham gia BHXH.
Ngoài ra, bài viết đặc biệt nhấn mạnh về tỷ lệ chƣa hoặc không tham gia BHXH của
các DNNN thấp hơn nhiều so với các khu vực và thành phần kinh tế khác. Năm
2003, số DNNN chƣa hoặc không tham gia BHXH chỉ chiếm 0,66% trong tổng số
DNNN, trong khi đó số DNNgNN chƣa hoặc không tham gia BHXH chiếm 77,92%
tổng số DNNgNN và chiếm 99,26% trong tổng số doanh nghiệp. Sau cùng, tác giả
nêu ra lý do các doanh nghiệp chƣa hoặc không tham gia BHXH và những hạn chế
trong quy định về BHXH đối với các doanh nghiệp Việt Nam.
[2] Lƣu Quang Tuấn (2007). „Đánh giá chế độ bảo hiểm xã hội hiện hành ở
Việt Nam‟. Tạp chí Nghiên cứu Kinh Tế, 4/2007 (347), 27-38.
Thông qua bài viết, tác giả đã chỉ ra ba tiêu chuẩn cơ bản để đánh giá sự thành
công của một hệ thống BHXH gồm: hiệu quả xã hội, công bằng xã hội và năng lực

tài chính. Đồng thời tác giả cũng đƣa đánh giá cụ thể về chế độ BHXH hiện hành
theo từng dịch vụ bảo hiểm sau: (1) chế độ ốm đau, thai sản và dƣỡng sức phục hồi
sức khỏe, (2) chế độ tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp, (3) chế độ hƣu trí, (4) chế
độ tử tuất theo thiết kế theo chƣơng trình lƣới an toàn và chƣơng trình dây an toàn.
Từ những đánh giá trên tác giả đã đƣa ra kết luận nhƣ sau: hệ thống BHXH đóng
một vai trò vô cùng quan trọng trong việc bảo trợ NLĐ khi gặp rủi ro, thai sản cũng
nhƣ khi về già, nhƣng bên cạnh đó cũng còn rất nhiều vấn đề bất cập ở tất cả chế độ
BHXH ngắn hạn cũng nhƣ dài dạn và dự báo hệ thống BHXH Việt Nam đang phải
đối mặt với nguy cơ mất cân đối quỹ do tình trạng trốn đóng, nợ đóng BHXH, đồng
thời đƣa ra một số gợi ý nhằm cải tiến hệ thống BHXH. Tuy nhiên, bài viết chỉ trình
bày một cách định tính, tác giả chƣa cung cấp các bằng chứng số liệu cụ thể để làm
rõ các nhận định đƣợc đƣa ra.
[3] Nguyễn Minh Phong & Nguyễn Trần Minh Trí (2015). „Bảo hiểm xã hội
và Bảo hiểm y tế tại Việt Nam‟. Tạp chí Khoa học Xã hội Việt Nam, 167 (3), 47-53.
Qua bài viết, tác giả đã phân tích tình hình hiện tại của BHXH và BHYT,
đồng thời tác giả cũng gợi ý một số định hƣớng cho việc phát triển BHXH trong
thời gian tới nhằm đáp ứng nhu cầu xã hội và quyền lợi chính đáng của NLĐ. Trong


13
bài viết, tác giả cũng đề cập đến những hạn chế trong việc đảm bảo hệ thống ASXH
trong một thời gian dài, ngoài ra tác giả còn nói đến vấn đề đáng chú ý là: hiện
tƣợng mà doanh nghiệp còn nợ NLĐ tiền lƣơng, không trả tiền BHXH và BHYT
của NLĐ là khá phổ biến và các doanh nghiệp còn nợ đọng, chiếm dụng BHXH và
BHYT một cách cố ý hiện đang có xu hƣớng tăng so với năm 2008, bên cạnh đó
cũng có những doanh nghiệp đóng bảo hiểm muộn gây ảnh hƣởng đáng kể đến lợi
ích của ngƣời lao động.
[4] Phạm Quốc Việt và cộng sự (2016). „Tác động của thuế và bảo hiểm xã
hội đến tăng trƣởng kinh tế‟. Tạp chí Tài Chính, 9/2016 (1), 59-62.
Bài nghiên cứu đã đƣợc phát triển từ nghiên cứu của Lee và Gordon (2004) về

mối quan hệ giữa cấu trúc thuế và tăng trƣởng kinh tế, ngoài ra nhóm tác giả đặc
biệt còn bổ sung thêm biến đại diện cho chính sách BHXH (tỷ lệ đóng BHXH của
doanh nghiệp và của NLĐ). Nhóm tác giả đã đƣa ra hai mô hình nghiên cứu: (1)
đánh giá tác động của cấu trúc thuế đến tăng trƣởng kinh tế (đối với mô hình 1), (2)
đánh giá tác động của hai biến độc lập BHXH do doanh nghiệp đóng và NLĐ đóng
đến tăng trƣởng kinh tế. Dữ liệu nghiên cứu đƣợc thu thập từ 35 quốc gia châu Á
trong giai đoạn từ 2009 – 2015 (đối với mô hình 2). Để tìm hiểu tác động của
BHXH đến tăng trƣởng kinh tế, nghiên cứu đã xây dựng mô hình hồi quy đa biến
gồm 6 biến độc lập và 1 biến phụ thuộc đại diện cho tăng trƣởng kinh tế. Kết quả
nghiên cứu cho thấy tỷ lệ BHXH do cá nhân đóng có tƣơng quan dƣơng đối với
tăng trƣởng kinh tế, ngƣợc lại tỷ lệ BHXH do doanh nghiệp đóng có tƣơng quan âm
với tăng trƣởng kinh tế. Kết quả nghiên cứu của nhóm tác giả trái ngƣợc với kết quả
nghiên cứu thực nghiệm của Zhang và Zhang (2004) , nhƣng nó lại hoàn toàn phù
hợp với lập luận của Marx (2001) và bằng chứng thực nghiệm do Phạm Quốc Việt
và cộng sự (2016) cung cấp, bài nghiên cứu đã lý giải bằng việc gia tăng tỷ lệ đóng
BHXH của doanh nghiệp của các quốc gia trong mẫu nghiên cứu sẽ làm ảnh hƣởng
tiêu cực đến việc chấp nhận rủi ro của doanh nghiệp và tạo việc làm mới cho NLĐ.
Sau cùng, bài nghiên cứu đề xuất một số gợi ý chính sách về việc điều chỉnh cấu
trúc thu BHXH qua đó hỗ trợ tăng trƣởng kinh tế.


×