Tải bản đầy đủ (.pdf) (123 trang)

Các nhân tố ảnh hưởng đến mức độ công bố thông tin trên báo cáo tài chính của các công ty

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.5 MB, 123 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƢỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHỆ TP.HCM
---------------------------

PHAN THỊ BÍCH HÀ

CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƢỞNG ĐẾN MỨC ĐỘ
CÔNG BỐ THÔNG TIN TRÊN
BÁO CÁO TÀI CHÍNH CỦA CÁC CÔNG TY
THUỘC NHÓM NGÀNH CÔNG NGHIỆP
NIÊM YẾT TRÊN HOSE

LUẬN VĂN THẠC SĨ
Chuyên ngành: KẾ TOÁN
Mã số ngành: 60340301

TP.HỒ CHÍ MINH, tháng 04 năm 2017


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƢỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHỆ TP.HCM
-----------------------------

PHAN THỊ BÍCH HÀ

CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƢỞNG ĐẾN MỨC ĐỘ
CÔNG BỐ THÔNG TIN TRÊN
BÁO CÁO TÀI CHÍNH CỦA CÁC CÔNG TY
THUỘC NHÓM NGÀNH CÔNG NGHIỆP
NIÊM YẾT TRÊN HOSE
LUẬN VĂN THẠC SĨ


Chuyên ngành: KẾ TOÁN
Mã số ngành: 60340301

CÁN BỘ HƢỚNG DẪN KHOA HỌC: TS. PHAN MỸ HẠNH

TP.HỒ CHÍ MINH, tháng 04 năm 2017


CÔNG TRÌNH ĐƢỢC HOÀN THÀNH TẠI
TRƢỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHỆ TP. HCM

Cán bộ hướng dẫn khoa học: TS. PHAN MỸ HẠNH

Luận văn Thạc sĩ được bảo vệ tại Trường Đại học Công nghệ Tp.HCM
ngày 23 tháng 04 năm 2017
Thành phần Hội đồng đánh giá Luận văn Thạc sĩ gồm:
Họ và tên

TT

Chức danh Hội đồng
Chủ tịch

1

PGS.TS. Võ Văn Nhị

2

PGS.TS. Huỳnh Văn Lộng


Phản biện 1

3

TS. Hà Văn Dũng

Phản biện 2

4

TS. Nguyễn Quyết Thắng

5

TS. Phạm Ngọc Toàn

Ủy viên
Ủy viên, Thư ký

Xác nhận của Chủ tịch Hội đồng đánh giá Luận sau khi Luận văn đã được
sửa chữa (nếu có).
Chủ tịch Hội đồng đánh giá Luận Văn

PGS.TS. VÕ VĂN NHỊ


TRƯỜNG ĐH CÔNG NGHỆ TP. HCM
VIỆN ĐÀO TẠO SAU ĐẠI HỌC


CỘNG HÕA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

Tp. HCM, ngày 31 tháng 03 năm 2017

NHIỆM VỤ LUẬN VĂN THẠC SĨ
Họ tên học viên

: PHAN THỊ BÍCH HÀ

Ngày, tháng, năm sinh : 04/12/1992
Chuyên ngành

Giới tính : Nữ
Nơi sinh : TP.Hồ Chí Minh

: Kế toán

MSHV : 1541850009

I- Tên đề tài:
“CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN MỨC ĐỘ CÔNG BỐ THÔNG TIN TRÊN
BÁO CÁO TÀI CHÍNH CỦA CÁC CÔNG TY THUỘC NHÓM NGÀNH CÔNG
NGHIỆP NIÊM YẾT TRÊN HOSE”
II- Nhiệm vụ và nội dung:
- Nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến mức độ công bố thông tin trên Báo cáo tài
chính của các công ty thuộc nhóm ngành Công nghiệp niêm yết trên HOSE.
- Nghiên cứu lý luận, đo lường, đưa ra các giả thuyết và xây dựng mô hình, từ đó rút
ra được kết quả những nhân tố nào ảnh hưởng trực tiếp đến mức độ công bố thông tin
trên Báo cáo tài chính của các công ty thuộc nhóm ngành Công nghiệp niêm yết trên

HOSE trong năm tài chính 2015.
- Đưa ra đề xuất, kiến nghị nhằm nâng cao chất lượng công bố thông tin trên Báo
cáo tài chính của các công ty thuộc nhóm ngành Công nghiệp niêm yết trên HOSE.
III- Ngày giao nhiệm vụ:

26/09/2016

IV- Ngày hoàn thành nhiệm vụ:

31/03/2017

V- Cán bộ hƣớng dẫn: TS. Phan Mỹ Hạnh
CÁN BỘ HƢỚNG DẪN
(Họ tên và chữ ký)

KHOA QUẢN LÝ CHUYÊN NGÀNH
(Họ tên và chữ ký)


i

LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số liệu, kết quả
nêu trong Luận văn là trung thực và chưa từng được ai công bố trong bất kỳ công trình
nào khác.
Tôi xin cam đoan rằng mọi sự giúp đỡ cho việc thực hiện Luận văn này
đã được cảm ơn và các thông tin trích dẫn trong Luận văn đã được chỉ rõ nguồn gốc.
Học viên thực hiện Luận văn

Phan Thị Bích Hà



ii

LỜI CẢM ƠN
Tôi xin chân thành cảm ơn TS.PHAN MỸ HẠNH, người đã nhiệt tình hướng
dẫn, giúp đỡ tôi hoàn thành luận văn này.
Tôi xin bày tỏ sự cám ơn đến Quý thầy cô, bạn bè tại trường Đại học Công Nghệ
Thành phố Hồ Chí Minh đã truyền đạt kiến thức, chia sẽ kinh nghiệm cho tôi trong
suốt thời gian theo học cao học tại trường.
Tác giả Luận văn

Phan Thị Bích Hà


iii

TÓM TẮT
Mục tiêu nghiên cứu của luận văn này là nhằm kiểm định các nhân tố nào có ảnh
hưởng đến mức độ công bố thông tin trên Báo cáo tài chính của các công ty thuộc
nhóm ngành Công nghiệp niêm yết trên Sở giao dịch chứng khoán Tp.HCM (HOSE).
Thông qua đó, có thể nhận thức được tầm quan trọng và tính hiệu quả cũng như mức
độ hiểu biết để giúp cho các nhà đầu tư có tầm nhìn rộng hơn trong việc quyết định đầu
tư của họ. Từ đó, nhằm góp phần nâng cao tính minh bạch cũng như tính công bằng
trong Sở giao dịch chứng khoán Tp.HCM.
Luận văn sử dụng cả hai phương pháp nghiên cứu định tính và định lượng. Trong
đó, mô hình nghiên cứu bao gồm 01 biến phụ thuộc và 09 biến độc lập.
Kết quả nghiên cứu cho thấy có 6 nhân tố ảnh hưởng đến mức độ công bố thông
tin của các công ty thuộc nhóm ngành Công nghiệp đó là: Quy mô doanh nghiệp, Khả
năng sinh lời, Khả năng thanh toán, Đòn bẩy tài chính, Hiệu suất sử dụng tài sản, Hội

đồng quản trị.
Dựa vào cơ sở đó để đưa ra một vài đề xuất - kiến nghị, nhằm hoàn thiện mức độ
công bố thông tin của các công ty thuộc nhóm ngành Công nghiệp nói riêng và các
công ty Việt Nam niêm yết nói chung.
Luận văn có những mặt hạn chế nhất định về mặt thời gian và mẫu nghiên cứu.
Tuy nhiên, luận văn cũng đã mở rộng ra các hướng nghiên cứu tiếp theo để hoàn thiện
hơn nữa việc công bố thông tin trên Báo cáo tài chính của Sở giao dịch chứng khoán
Tp.HCM sau này.


iv

ABSTRACT
The research objective of this thesis aims at determining the factors affecting the
level of information disclosure on the financial statements of all the industry enterprises
listed on the HoChiMinh stock exchange (HOSE). Based on that, to quote the
importance and effectiveness of the posted companies’s information disclosure.
Enhancing the level of understanding will help investors have a deeper, wider and more
accurate view in their investment decisions. Contributing to enhance the healthiness
and equity of the security market.
The combination of two methods about quantitative and qualitative analysis
is focused in this thesis. The content of its research model consists of one dependent
variable and nine independent variables.
As the result of the research methods, there are six factors affecting the level
of publishing the information such as: The firm size, The profitability, The solvency,
The financial leverage, The asset usage efficiency, The composition of BOD.
Based on the result’s basis above, the thesis gives some recommendations and
propose solutions in order to improve the level of information disclosure of all the
industry enterprises sector in particular and also all VietNam enterprises listed on in
general.

The thesis has certain restrictions in time and research samples. However, it has
also opened the direction of further research to improve more and more about the
information disclosure.


v

MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN ...................................................................................................... I
LỜI CẢM ƠN ........................................................................................................... ii
TÓM TẮT ................................................................................................................ iii
ABSTRACT ............................................................................................................. iv
MỤC LỤC ..................................................................................................................v
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT ........................................................................ ix
DANH MỤC CÁC BẢNG ........................................................................................x
DANH MỤC CÁC HÌNH ẢNH ............................................................................. xi
PHẦN MỞ ĐẦU ........................................................................................................1
1. Sự cần thiết của đề tài.............................................................................................1
2. Mục tiêu nghiên cứu ...............................................................................................2
3. Câu hỏi nghiên cứu .................................................................................................2
4. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu..........................................................................3
4.1 Đối tượng nghiên cứu ................................................................................................. 3
4.2 Phạm vi nghiên cứu .................................................................................................... 3
5. Nội dung nghiên cứu ..............................................................................................3
6. Phƣơng pháp nghiên cứu .......................................................................................3
7. Ý nghĩa khoa học và thực tiển của đề tài ..............................................................4
8. Cấu trúc của đề tài nghiên cứu ..............................................................................4
CHƢƠNG 1 TỔNG QUAN CÁC NGHIÊN CỨU TRƢỚC .................................5
1.1 Công trình nghiên cứu ở nƣớc ngoài ...................................................................5
1.2 Công trình nghiên cứu ở Việt Nam .....................................................................7

1.3 Khe hổng nghiên cứu ............................................................................................9
KẾT LUẬN CHƢƠNG 1 ........................................................................................12


vi

CHƢƠNG 2 CƠ SỞ LÝ THUYẾT VÀ CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƢỞNG ĐẾN
MỨC ĐỘ CÔNG BỐ THÔNG TIN ......................................................................13
2.1 Tổng quan về công bố thông tin ........................................................................13
2.1.1 Khái niệm chung về công bố thông tin ................................................................13
2.1.2 Các yêu cầu về CBTT ...........................................................................................14
2.1.2.1 Yêu cầu CBTT trong chuẩn mực kế toán ..................................................14
2.1.2.2 Yêu cầu CBTT trong BCTC ......................................................................15
2.1.2.3 Yêu cầu CBTT đối với công ty niêm yết ....................................................15
2.1.3 Các quy định về CBTT trên BCTC ở TTCK VN ...............................................17
2.1.4 Đo lường mức độ công bố thông tin ....................................................................20
2.2 Cơ sở lý thuyết liên quan đến đề tài ..................................................................22
2.2.1 Lý thuyết đại diện (Agency Theory) ....................................................................22
2.2.2 Lý thuyết tín hiệu (Signalling Theory).................................................................23
2.2.3 Lý thuyết hợp pháp (Legitimacy Theory) ............................................................24
2.2.4 Lý thuyết chi phí sở hữu (Proprietary Costs Theory) .........................................24
2.2.5 Lý thuyết chi phí chính trị (Political Theory) ......................................................25
2.3 Xây dựng các nhân tố ảnh hƣởng đến mức độ công bố thông tin....................26
2.3.1 Quy mô doanh nghiệp ...........................................................................................26
2.3.2 Thời gian hoạt động...............................................................................................27
2.3.3 Khả năng sinh lời ...................................................................................................28
2.3.4 Khả năng thanh toán ..............................................................................................29
2.3.5 Đòn bẩy tài chính...................................................................................................29
2.3.6 Tài sản cố định .......................................................................................................30
2.3.7 Hiệu suất sử dụng tài sản ......................................................................................30

2.3.8 Thành phần Hội đồng quản trị ..............................................................................31
2.3.9 Chủ thể kiểm toán..................................................................................................32
KẾT LUẬN CHƢƠNG 2 ........................................................................................33


vii

CHƢƠNG 3 PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ...................................................34
3.1 Quy trình nghiên cứu .........................................................................................34
3.2 Chọn mẫu nghiên cứu ........................................................................................35
3.3 Chọn các mục công bố thông tin trong BCTC ..................................................36
3.4 Mô hình nghiên cứu............................................................................................38
3.4.1 Mô hình nghiên cứu tổng quát ..............................................................................38
3.4.2 Mô hình nghiên cứu dự kiến .................................................................................39
3.5 Đo lƣờng các biến trong mô hình ......................................................................40
3.5.1 Đo lường biến phụ thuộc.......................................................................................40
3.5.2 Đo lường biến độc lập ...........................................................................................40
3.6 Các giả thuyết nghiên cứu ..................................................................................41
3.7 Cách xử lý số liệu ................................................................................................42
KẾT LUẬN CHƢƠNG 3 ........................................................................................45
CHƢƠNG 4 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU ...............................................................46
4.1 Thống kê mô tả các biến trong mô hình ............................................................46
4.1.1 Thống kê mô tả biến phụ thuộc ............................................................................46
4.1.2 Thống kê mô tả biến độc lập.................................................................................47
4.2 Phân tích mối tƣơng quan giữa các biến trong mô hình ..................................49
4.3 Phân tích mô hình hồi quy tuyến tính đa biến ..................................................50
4.3.1 Phân tích mô hình lần 1 .........................................................................................50
4.3.1.1 Mô hình lần 1 ..........................................................................................50
4.3.1.2 Kiểm định mô hình lần 1 .........................................................................51
4.3.2 Phân tích mô hình các lần tiếp theo ......................................................................52

4.3.2.1 Cách loại bỏ các biến và mô hình lần cuối ...............................................52
4.3.2.2 Kiểm định mô hình hồi quy lần cuối .........................................................56
4.4 Kết quả nghiên cứu và bàn luận ........................................................................62
4.4.1 Kết quả nghiên cứu................................................................................................62
4.4.2 Bàn luận kết quả nghiên cứu.................................................................................63
KẾT LUẬN CHƢƠNG 4 ........................................................................................67


viii

CHƢƠNG 5 ĐÁNH GIÁ - ĐỀ XUẤT VÀ KIẾN NGHỊ .....................................68
5.1 Đánh giá những mặt đạt đƣợc và chƣa đạt đƣợc qua khảo sát mức độ CBTT
trên BCTC ................................................................................................................68
5.1.1 Những mặt đạt được ..............................................................................................68
5.1.2 Những mặt chưa đạt được .....................................................................................68
5.2 Đề xuất và kiến nghị ...........................................................................................70
5.2.1 Đề xuất ...................................................................................................................70
5.2.2 Kiến nghị ................................................................................................................74
5.2.2.1 Đối với cơ quan quản lý Nhà nước ...........................................................74
5.2.2.2 Đối với công ty kiểm toán độc lập ............................................................76
5.2.2.3 Đối với các công ty niêm yết ....................................................................77
5.2.2.4 Đối với các đối tượng khác sử dụng thông tin trên BCTC ........................77
5.3 Hạn chế của đề tài và hƣớng nghiên cứu tiếp theo ...........................................79
KẾT LUẬN CHƢƠNG 5 ........................................................................................81
KẾT LUẬN LUẬN VĂN ........................................................................................82
TÀI LIỆU THAM KHẢO ......................................................................................84
PHỤ LỤC


ix


DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
BCTC
BGĐ
CBTT
CK
CN
CTKT
DN
ĐBTC
GDCK
HĐQT
HOSE
HSSDTS
KNSL
KNTT
KQHDKD
PP
QMDN
TB
TGHD
Tp.HCM
TPHDQT
TSCD
TTCK
VN

Báo cáo tài chính
Ban giám đốc
Công bố thông tin

Chứng khoán
Công nghiệp
Chủ thể kiểm toán
Doanh nghiệp
Đòn bẩy tài chính
Giao dịch chứng khoán
Hội đồng quản trị
Sở giao dịch chứng khoán Hồ Chí Minh
Hiệu suất sử dụng tài sản
Khả năng sinh lời
Khả năng thanh toán
Kết quả hoạt động kinh doanh
Phương pháp
Quy mô doanh nghiệp
Trung bình
Thời gian hoạt động
Thành phố Hồ Chí Minh
Thành phần Hội đồng quản trị
Tài sản cố định
Thị trường chứng khoán
Việt Nam


x

DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 3.1 Danh sách mã chứng khoán của 85 công ty thuộc nhóm ngành Công
nghiệp niêm yết trên HOSE (Phụ lục 1) ...................................................... 36
Bảng 3.2 Định nghĩa các biến trong mô hình ............................................................. 39
Bảng 3.3 Đo lường các biến độc lập của mô hình ...................................................... 41

Bảng 4.1 Kết quả thống kê mô tả chỉ số CBTT các công ty niêm yết trên HOSE ..... 46
Bảng 4.2 Bảng kết quả thống kê mô tả các biến độc lập ............................................ 47
Bảng 4.3 Ma trận tương quan giữa các biến trong mô hình........................................ 49
Bảng 4.4 Đánh giá độ phù hợp của mô hình lần 1 ...................................................... 51
Bảng 4.5 Các thông số thống kê trong mô hình bằng phương pháp Enter ................. 51
Bảng 4.6 Đánh giá độ phù hợp của mô hình lần 2 ...................................................... 53
Bảng 4.7 Các thông số trong mô hình hồi quy lần 2 bằng PP Enter ........................... 53
Bảng 4.8 Đánh giá độ phù hợp của mô hình lần 3 ...................................................... 54
Bảng 4.9 Các thông số trong mô hình hồi quy lần 3 bằng PP Enter ........................... 55
Bảng 4.10 Bảng ma trận tương quan giữa biến phụ thuộc và các biến độc lập ............ 59
Bảng 4.11 Đánh giá độ phù hợp của mô hình lần cuối ................................................. 60
Bảng 4.12 Các thông số trong mô hình hồi quy lần cuối bằng PP Enter ...................... 61


xi

DANH MỤC CÁC HÌNH ẢNH
Hình 3.1 Quy trình nghiên cứu ................................................................................... 34
Hình 3.2 Mô hình nghiên cứu tổng quát ..................................................................... 38
Hình 4.1 Đồ thị phân tán giữa mức độ CBTT và phần dư từ hồi quy ........................ 56
Hình 4.2 Đồ thị P-P Plot của phần dư – đã chuẩn hóa ............................................... 57
Hình 4.3 Đồ thị Histogram của phần dư – đã chuẩn hóa............................................ 58
Hình 4.4 Mô hình lý thuyết chính thức điều chỉnh về mức độ CBTT trên BCTC
của các DN Công nghiệp niêm yết trên HOSE ........................................... 62


1

PHẦN MỞ ĐẦU
1. Sự cần thiết của đề tài

Trên thị trường chứng khoán, thông tin luôn là nhân tố không thể thiếu đối với
các nhà đầu tư khi họ tham gia vào thị trường này. Trong những thông tin nói chung thì
thông tin trên Báo cáo tài chính (BCTC) luôn có ý nghĩa rất quan trọng trong việc đưa
ra các quyết định của nhà đầu tư. Tuy nhiên, hoạt động của thị trường chứng khoán
Việt Nam nói chung và Tp.HCM nói riêng trong thời gian qua vẫn chưa đạt hiệu quả
cao. Nguyên nhân là nhà đầu tư chưa nhận được những thông tin tương xứng với số
tiền vốn mà họ đã bỏ vào để đầu tư nên mức độ đầu tư tăng trưởng chậm. Trong thực
tế, việc công bố thông tin trên BCTC của các công ty niêm yết chưa được kiểm soát
chặt chẽ dẫn đến việc công bố thông tin của những công ty niêm yết chưa đầy đủ,
chậm, tính minh bạch chưa cao, gây ảnh hưởng không tốt cho nhà đầu tư và người sử
dụng thông tin đó. Điều này khiến cho nhà đầu tư và công chúng ít nhiều giảm đi niềm
tin vào chất lượng thông tin nói chung và việc công bố thông tin trên BCTC nói riêng.
Vì vậy, công bố thông tin, đặc biệt là công bố thông tin trên BCTC, càng nhanh
chóng, kịp thời và hiệu quả bao nhiêu thì niềm tin của nhà đầu tư vào hoạt động của thị
trường chứng khoán càng lớn bấy nhiêu. Do đó, nhu cầu hoàn thiện thông tin trên
BCTC do các công ty niêm yết ngày càng tỏ ra cần thiết và thực tiễn. Bên cạnh đó, việc
nghiên cứu các nhân tố nào ảnh hưởng đến mức độ công bố thông tin trong Báo cáo tài
chính còn giúp cho các tổ chức, các nhà điều hành thấy được các tác động này có thể
có những quy định phù hợp và khả thi. Đặc biệt, nhóm ngành Công nghiệp là một
trong những hoạt động quan trọng của ngành kinh tế thị trường vì nó liên quan trực tiếp
đến một lượng lớn tài sản lẫn quy mô, tính chất cũng như giá trị trong nền kinh tế quốc
dân hiện nay. Có rất nhiều nghiên cứu về các nhân tố ảnh hưởng đến mức độ công bố
thông tin trên BCTC của các công ty trên thị trường chứng khoán nhưng chưa thấy có
nghiên cứu cụ thể nào về nhóm ngành Công nghiệp. Vì vậy, tôi đã chọn đề tài “Các
nhân tố ảnh hƣởng đến mức độ công bố thông tin trên Báo cáo tài chính của các
công ty thuộc nhóm ngành Công nghiệp niêm yết trên HOSE” để làm luận văn tốt
nghiệp.


2


2. Mục tiêu nghiên cứu
- Mục tiêu tổng quát
Phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến mức độ CBTT trên Báo cáo tài chính của
các công ty thuộc nhóm ngành Công nghiệp niêm yết trên Sở giao dịch chứng khoán
Thành phố Hồ Chí minh.
- Mục tiêu cụ thể
+ Hệ thống hoá cơ sở lý thuyết về các yếu tố ảnh hưởng đến mức độ CBTT trên
Báo cáo tài chính của các công ty.
+ Xác định các nhân tố ảnh hưởng đến mức độ công bố thông tin của các công ty
niêm yết trên Sở giao dịch chứng khoán Tp.HCM.
+ Đề xuất một số gợi ý nhằm tăng cường mức độ công bố thông tin trên báo cáo
tài chính của các công ty niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt nam.
+ Đưa ra những kiến nghị nhằm thúc đẩy thông tin được công bố của các công ty
thuộc nhóm ngành Công nghiệp niêm yết trên Sở giao dịch chứng khoán Tp.HCM
ngày một đầy đủ, trung thực, minh bạch và kịp thời hơn.
3. Câu hỏi nghiên cứu
Thứ nhất: Những lý thuyết nào liên quan đến các yếu tố ảnh hưởng đến mức độ
công bố thông tin của các công ty niêm yết?
Thứ hai: Những nhân tố nào ảnh hưởng đến mức độ công bố thông tin trên Báo
cáo tài chính của các công ty niêm yết trên Sở giao dịch chứng khoán Tp.HCM?
Thứ ba: Mức độ ảnh hưởng của các nhân tố đến CBTT trên BCTC của các công
ty niêm yết trên HOSE như thế nào?
Thứ tư: Những đề xuất nào nhằm tăng cường mức độ công bố thông tin cho các
công ty thuộc nhóm ngành Công nghiệp niêm yết trên Sở giao dịch chứng khoán
Tp.HCM?
Thứ năm:Những kiến nghị nào nhằm góp phần hoàn thiện việc CBTT trên BCTC
của các công ty niêm yết trên HOSE?



3

4. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu
4.1 Đối tƣợng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu là các nhân tố ảnh hưởng đến mức độ CBTT trên Báo cáo
tài chính của các công ty thuộc nhóm ngành Công nghiệp niêm yết trên HOSE.
4.2 Phạm vi nghiên cứu
- Phạm vi không gian: Các cty thuộc nhóm ngành Công nghiệp niêm yết trên HOSE.
- Phạm vi thời gian: Báo cáo tài chính năm 2015.
5. Nội dung nghiên cứu
+ Hệ thống hoá cơ sở lý thuyết về mức độ CBTT và các yếu tố ảnh hưởng đến
mức độ CBTT.
+ Xác định các yếu tố ảnh hưởng đến mức độ CBTT của các công ty niêm yết
trên SGDCK Tp.HCM.
+ Đề xuất một số gợi ý nhằm tăng cường thông tin công bố của các công ty niêm
yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam.
+ Kiến nghị với các cơ quan nhà nước nhằm hoàn thiện mức độ CBTT trên
BCTC
6. Phƣơng pháp nghiên cứu
Nghiên cứu các dữ liệu qua thời gian kết hợp lý thuyết và thực tiễn, thu thập số
liệu, so sánh kết quả nghiên cứu này với các công trình nghiên cứu trước. Sử dụng các
phương pháp định tính, định lượng thông qua phần mềm Excel và phần mềm SPSS
20.0 để xây dựng mô hình hồi quy nhằm đo lường mức độ công bố thông tin và các
nhân tố ảnh hưởng đến mức độ công bố thông tin của các công ty thuộc nhóm ngành
Công nghiệp đã niêm yết. Bao gồm:
+ Thu thập các BCTC của các công ty thuộc nhóm ngành Công nghiệp niêm yết
trên HOSE.
+ Sử dụng chỉ số phản ánh mức độ công bố thông tin (disclosure index) để đo lường
mức độ công bố thông tin trên BCTC của các công ty thuộc nhóm ngành Công
nghiệp.

+ Thiết lập các biến, đo lường các biến có ảnh hưởng như thế nào đến mức độ công


4

bố thông tin trong BCTC của các công ty thuộc nhóm ngành Công nghiệp niêm
yết trên HOSE thông qua mô hình hồi quy bội.
7. Ý nghĩa khoa học và thực tiển của đề tài
- Về mặt khoa học: Bổ sung và củng cố cơ sở lý thuyết về các yếu tố ảnh hưởng đến
mức độ CBTT trên BCTC của các công ty niêm yết.
- Về mặt thực tiễn: là tài liệu nghiên cứu giúp cho các đối tượng sử dụng BCTC hiểu
rõ hơn về mức độ CBTT, đồng thời giúp cho các công ty thuộc nhóm ngành Công
nghiệp thấy được tầm quan trọng của việc CBTT trong BCTC.
8. Cấu trúc của đề tài nghiên cứu
Ngoài phần mở đầu, danh mục các từ viết tắt, danh mục các bảng và hình ảnh, tài
liệu tham khảo, phụ lục, luận văn được kết cấu thành 5 chương như sau:
Chương 1: Tổng quan các nghiên cứu trước.
Chương 2: Cơ sở lý thuyết và các nhân tố ảnh hưởng đến mức độ CBTT.
Chương 3: Phương pháp nghiên cứu.
Chương 4: Kết quả nghiên cứu.
Chương 5: Đánh giá - Đề xuất và kiến nghị.


5

CHƢƠNG 1
TỔNG QUAN CÁC NGHIÊN CỨU TRƢỚC
1.1 Công trình nghiên cứu ở nƣớc ngoài
Tại nhiều quốc gia trên thế giới việc nghiên cứu nội dung công bố thông tin đã
được đề cập trong nhiều thời điểm và với các phạm vi khác nhau. Các công trình

nghiên cứu này khác nhau về mức độ nghiên cứu, về mức độ công bố thông tin của
các công ty và về các yếu tố ảnh hưởng đến nó. Như là:
Nghiên cứu của Nandi và Ghosh (2012) “Corporate governance attributes, film
characteristics and level of corporate disclosure: Evidence from the Indian listed
firms” Đặc tính của quản trị doanh nghiệp, đặc trưng của doanh nghiệp và mức độ công
bố thông tin: Bài nghiên cứu này cũng sử dụng phương pháp chỉ số mức độ công bố
thông tin nhưng dựa trên mô hình của Standard & Poor để đo lường mức độ công bố
thông tin, từ đó cho thấy quy mô doanh nghiệp, lợi nhuận và khả năng thanh toán có
ảnh hưởng cùng chiều đến mức độ công bố thông tin, còn đòn bẩy tài chính và thành
phần HĐQT lại ảnh hưởng ngược chiều đến mức bộ công bố thông tin.
Nghiên cứu của Sanjay Bhayani (2012) “The relationship between
comprehensiveness of Corporate disclosure and firm characteristics in India” Mối
quan hệ giữa tính toàn diện với công bố thông tin và đặc trưng của các doanh
nghiệp ở Ấn độ cũng đã cho thấy rằng các công ty có khuynh hướng công bố nhiều
thông tin hơn, thông tin minh bạch hơn là các công ty có quy mô lớn, đòn bầy cao,
lợi nhuận cao, niêm yết tại thị trường chứng khoán nước ngoài và được kiểm toán
bởi các công ty kiểm toán lớn. Tuy nhiên, thời gian hoạt động của một công ty và
tình trạng cư trú (công ty đa quốc gia và công ty trong nước) không ảnh hưởng đáng
kể đến mức độ công bố thông tin.
Nghiên cứu của Aljifri và Alzarouni 2013 “The association between firm
characteristics and corporate financial disclosures: evidence from U companies”
đã tìm hiểu tác động của các yếu tố như: loại ngành, quy mô, lợi nhuận, khả năng
thanh toán, tỷ lệ sở hữu cổ đông nước ngoài, tỷ lệ thành viên HĐQT độc lập. đến
mức độ công bố thông tin. Kết quả cho thấy yếu tố loại ngành và quy mô công ty có


6

ảnh hưởng đáng kể đến mức độ công bố thông tin.
Nghiên cứu của Mohamed Moustafa Soliman (2013) “Firm characteristic and

the Extent of Voluntary Disclosure: The Case of Egypt” Đặc trưng của doanh nghiệp
và mức độ công bố thông tin tự nguyện: đã tìm hiểu về mối quan hệ giữa các đặc điểm
của hơn 50 doanh nghiệp ở Ai Cập đang niêm yết trên thị trường chứng khoán Ai Cập
giai đoạn 2007-2010 bằng phương pháp phân tích hồi quy đa biến cho các yếu tố: quy
mô doanh nghiệp, chủ thể kiểm toán, lợi nhuận, thời gian niêm yết. Kết quả là quy mô
doanh nghiệp và lợi nhuận có mối quan hệ cao đến mức độ công bố thông tin còn chủ
thể kiểm toán và thời gian hoạt động lại không có quan hệ nào với mức độ công bố
thông tin.
Năm 1995, Gray, Meek trong “Factors influencing voluntary annual report
disclosure U.S., U.K., and continental European multinational corporations” Các
yếu tố ảnh hưởng đến công bố thông tin tự nguyện trong báo cáo hằng năm của Hoa
kỳ, Anh và các tập đoàn đa quốc gia ở Châu Âu: đã nghiên cứu thực nghiệm ở 116
doanh nghiệp ở Mỹ, 64 doanh nghiệp ở Anh và 46 doanh nghiệp ở Châu Âu là các
tập đoàn đa quốc gia về các yếu tố ảnh hưởng đến CBTT tự nguyện trong báo cáo
hàng năm. Kết quả cho thấy rằng quy mô công ty, khu vực mà công ty hoạt động,
thời gian niêm yết, ngành nghề kinh doanh là các yếu tố quan trọng có ảnh hưởng
đến việc CBTT.
Haniffa và Cooke (2002) “Culture, corporate governance and disclosure in
Malaysian corporations” đã tiến hành một nghiên cứu: kiểm tra mối quan hệ giữa một
số biến độc lập và mức độ công bố thông tin tự nguyện trong báo cáo thường niên của
các công ty niêm yết của Malaysia. Các biến độc lập được phân loại thành ba nhóm:
biến quản trị doanh nghiệp, biến văn hoá và biến đặc điểm công ty. Mẫu nghiên cứu
bao gồm 167 công ty phi tài chính đã công bố báo cáo thường niên vào cuối tháng 12
năm 1995. Tác giả đã sử dụng chỉ số công bố thông tin bao gồm 65 mục thông tin tự
nguyện. Việc lựa chọn các mục trong việc xây dựng chỉ số công bố thông tin được dựa
trên các tài liệu có liên quan và áp dụng cho môi trường Malaysia. Kết quả chỉ ra rằng
hai biến quản trị doanh nghiệp (thành viên hội đồng quản trị có các thành viên gia đình


7


trong Hội đồng quản trị và chủ tịch HĐQT không điều hành) và các nhóm đặc điểm
công ty có liên quan đáng kể với mức độ công bố thông tin. Mặt khác, biến văn hoá
không có ảnh hưởng đến mức độ công bố thông tin.
Ngoài ra còn khá nhiều nghiên cứu nước ngoài liên quan đến các nhân tố ảnh
hưởng đến mức độ công bố thông tin trên Báo cáo tài chính. Tác giả đã tổng hợp các
kết quả nghiên cứu nói trên và định hướng các nhân tố cho luận văn của mình.
1.2 Công trình nghiên cứu ở Việt Nam
Các nghiên cứu trong nước cũng thể hiện được sự quan tâm lớn của các nhà
nghiên cứu đối với việc CBTT trong BCTC, đặc biệt là các công ty niêm yết trên sàn
chứng khoán.
- Năm 2012, nghiên cứu của Nguyễn Công Phương và cộng sự: “Nghiên cứu
thực trạng công bố thông tin trong Báo cáo tài chính của các công ty niêm yết trên Sở
giao dịch chứng khoán Thành phố Hồ Chí Minh” đã giới thiệu phương pháp khoa học
khi xây dựng hệ thống chỉ mục đo lường mức độ công bố khá hoàn chỉnh và lập luận
tương đối chặt chẽ về các yếu tố ảnh hưởng đến mức độ công bố thông tin trong Báo
cáo tài chính. Tác giả đã hệ thống hoá và đóng góp nhiều giải pháp nhằm cải thiện mức
độ công bố thông tin trong Báo cáo tài chính. Tuy nhiên, nghiên cứu này chưa phân
tích ảnh hưởng của các yếu tố thuộc về đặc điểm quản trị và sở hữu đến mức độ công
bố thông tin của doanh nghiệp.
- Nghiên cứu của Lê Trường Vinh, Hoàng Trọng (2008): “Các yếu tố ảnh hưởng
đến minh bạch thông tin của doanh nghiệp niêm yết theo cảm nhận của nhà đầu tư”,
đã đo lường bằng các xây dựng mô hình kiểm định minh bạch thông qua 5 biến: quy
mô, lợi nhuận, nợ phải trả, tài sản cố định, vòng quay tổng tài sản. Qua khảo sát và xây
dựng mô hình kiểm định minh bạch, tác giả kết luận cả 5 biến có tác động đến minh
bạch thông tin. Doanh nghiệp có xu hướng thuyết minh nhiều hơn khi có quy mô kinh
doanh lớn hơn. Ngoài ra việc công bố thông tin của các doanh nghiệp còn chưa minh
bạch, chưa đều đặn và kịp thời gây hoang mang cho nhà đầu tư. Tuy nhiên cỡ mẫu
khảo sát chỉ có 30 công ty niêm yết, con số này khá nhỏ so với số lượng công ty niêm
yết trên thị trường chứng khoán TP.HCM.



8

- Nghiên cứu của Đoàn Nguyễn Trang Phương (2010) về các yếu tố ảnh
hưởng đến mức độ CBTT của các doanh nghiệp niêm yết trên TTCK Việt Nam cho
rằng hai nhân tố khả năng sinh lời và chủ thể kiểm toán có ảnh hưởng đến mức độ
CBTT. Nghiên cứu này giới thiệu một phương pháp ghi nhận chỉ số công bố thông
tin. Tuy nhiên, mẫu nghiên cứu chỉ có 50 công ty, một con số khá khiêm tốn so với
tổng thể hơn 250 doanh nghiệp niêm yết tại thời điểm đó.
- Nguyễn Thị Thanh Phương (2013): “Phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến mức
độ công bố thông tin trong báo cáo tài chính của các doanh nghiệp niêm yết tại sở giao
dịch chứng khoán Thành phố Hồ Chí Minh” đã mở rộng mô hình nghiên cứu khi đưa
ra các yếu tố thuộc quản lý doanh nghiệp, cấu trúc sở hữu và tính chất công ty. Mô
hình gồm 15 biến độc lập: tỷ lệ thành viên HĐQT không phải là nhà quản trị, sự đồng
nhất chủ tịch HĐQT và Tổng giám đốc, số lượng thành viên HĐQT, ban kiểm soát, sở
hữu cổ đông nước ngoài, sở hữu nhà nước, quy mô doanh nghiệp, đòn bẩy tài chính,
mức độ sinh lời, khả năng thanh toán, thời gian niêm yết, lĩnh vực hoạt động, tình trạng
niêm yết, kiểm toán độc lập, số công ty con. Kết quả cho thấy các yếu tố: quy mô
doanh nghiệp, mức độ sinh lời, thời gian niêm yết, kiểm toán độc lập, tỷ lệ sở hữu của
cổ đông nước ngoài có ảnh hưởng đến mức độ công bố thông tin của doanh nghiệp.
- Nghiên cứu của Huỳnh Thị Vân (2013): “Nghiên cứu mức độ công bố thông tin
kế toán của các doanh nghiệp ngành xây dựng niêm yết giá tại Sở giao dịch chứng
khoán Hà Nội” chỉ nghiên cứu tác động của các biến thuộc đặc điểm tài chính đối với
việc công bố thông tin như: quy mô doanh nghiệp, khả năng sinh lời, đòn bẩy nợ, khả
năng thanh toán hiện hành, chủ thể kiểm toán và tốc độ tăng trưởng doanh thu. Kết quả
cho thấy chỉ có yếu tố quy mô doanh nghiệp có tác động tích cực đến mức độ công bô
thông tin, các biến còn lại không có ý nghĩa.
- Nghiên cứu của Phạm Thị Thu Đông (2013) “Nghiên cứu các nhân tố ảnh
hưởng đến mức độ công bố thông tin trong báo cáo tài chính của các doanh nghiệp

niêm yết trên Sở giao dịch chứng khoán Hà Nội”, tác giả đã nghiên cứu ảnh hưởng của
các yếu tố: quy mô doanh nghiệp, khả năng sinh lời, đòn bẩy nợ, khả năng thanh toán,
chủ thể kiểm toán, thời gian hoạt động và tài sản cố định. Kết quả chỉ ra rằng yếu tố


9

khả năng sinh lời và yếu tố tài sản cố định là các yếu tố tác động đến mức độ công bố
thông tin trong Báo cáo tài chính.
1.3 Khe hổng nghiên cứu
- Từ những công trình nghiên cứu được thực hiện trên thế giới có liên quan đến
đề tài, có thể nói rằng, Chất lượng BCTC và các nhân tố ảnh hưởng là một trong
những chủ đề được rất nhiều nhà nghiên cứu của nhiều quốc gia trên thế giới đặc
biệt quan tâm. Mặt khác, cùng trong một quốc gia cũng đã có nhiều nghiên cứu
cùng về chất lượng BCTC nhưng họ đã tiếp cận nhiều cách khác nhau để đo lường
nó. Hầu như các công trình nghiên cứu này cũng sử dụng phương pháp nghiên cứu
định lượng tiếp cận theo quy trình từ các nghiên cứu trước, lý thuyết nền tảng và
đặc điểm kinh tế xã hội của mỗi quốc gia để xây dựng mô hình và kiểm định mô
hình. Tuy nhiên, các nghiên cứu thường mang tính chất riêng lẻ, mỗi nghiên cứu chỉ
tập trung vào một nhóm nhân tố nào đó như quản trị công ty, đặc điểm công ty..v.v..
- Các nhà nghiên cứu tại Việt Nam, mặc dầu nghiên cứu sau các nước trên thế
giới, nhưng cũng đã quan tâm nhiều hơn đến chủ đề nghiên cứu các nhân tố ảnh
hưởng đến BCTC và đã có những công trình liên quan đến chủ đề này. Tuy nhiên,
có nghiên cứu tập trung vào tính minh bạch của BCTC hoặc có nghiên cứu chỉ dừng
lại ở việc phân tích mức độ công bố BCTC và số lượng các nghiên cứu còn rất ít.
- Tại Việt Nam, các công trình nghiên cứu đã thực hiện chỉ dừng lại ở việc
phân tích các nội dung cơ bản liên quan đến BCTC, chỉ có một vài nghiên cứu về
các nhân tố ảnh hưởng đến BCTC nhưng chỉ ở mức độ công bố thông tin, các nhân
tố được phân tích, kiểm định chưa nhiều. Các nghiên cứu chưa đi sâu vào chất
lượng BCTC, bên cạnh đó, phần lớn các nghiên cứu này kết quả đánh giá BCTC và

phân tích các nhân tố ảnh hưởng đều thực hiện theo phương pháp khảo sát quan
điểm nên chưa phản ảnh đúng thực trạng BCTC đã được lập và trình bày tại các
công ty tại Việt Nam hiện nay, chỉ có một vài nghiên cứu trực tiếp trên BCTC và
BCTN của các công ty nhưng cũng chỉ tiếp cận về các nhân tố ảnh hưởng đến mức
độ công bố thông tin hoặc tập trung vào tính minh bạch của thông tin tài chính.


10

- Trên thế giới, tuy đã có khá nhiều các công trình nghiên cứu về các nhân tố
ảnh hưởng đến chất lượng BCTC nói chung, chất lượng lợi nhuận nói riêng, tuy
nhiên, phần lớn các nghiên cứu tập trung vào phân tích 1 nhóm nhân tố riêng biệt
nào đó như đặc điểm công ty, chính sách chia cổ tức, chất lượng kiểm toán ảnh
hưởng đến chất lượng BCTC..., còn rất ít các nghiên cứu phân tích chung các nhóm
nhân tố này trong một nghiên cứu, vì làm được như vậy, kết quả nghiên cứu tổng
thể mới hữu ích hơn so với nghiên cứu riêng lẻ.
Từ việc tổng quan các công trình nghiên cứu trên thế giới và Việt Nam, đồng
thời qua việc phân tích những mặt đạt được và những hạn chế của các công trình
này, tác giả nhận thấy cần có một công trình nghiên cứu về các nhân tố ảnh hưởng
đến chất lượng BCTC của các công ty niêm yết trên HOSE hiện nay. Trong đó, chất
lượng BCTC được đo lường dựa trên dữ liệu công bố trên BCTC (dữ liệu thứ cấp)
do chính mỗi công ty lập và trình bày, và đo lường bằng nhiều phương pháp cùng
lúc, số nhân tố xem xét phân tích với số lượng nhiều hơn, để trên cơ sở đó có một
kiến nghị nhằm nâng cao chất lượng BCTC của các công ty niêm yết, đồng thời kết
quả nghiên cứu này là thông tin tham khảo hữu ích và quan trọng cho nhiều đối
tượng có liên quan như cơ quan quản lý Nhà nước, nhà quản lý DN, KTV, ngân
hàng, các nhà đầu tư và các đối tượng khác có liên quan trong bối cảnh thực trạng
chất lượng BCTC của các DN Việt Nam đáng lo ngại như hiện nay.
Dựa vào các công trình nghiên cứu trước có liên quan, tác giả sẽ kế thừa một số
đặc điểm như: tìm hiểu về các yếu tố tác động lên mức độ CBTT và phân tích tác động

của chúng thông qua mô hình định lượng. Đồng thời, sẽ bổ sung thêm những điểm
mới trong nghiên cứu như chỉ số mức độ CBTT được mở rộng ra trên cả các thông
tin bắt buộc của BCTC và thông tin tự nguyện được hướng dẫn trên các chuẫn mực
kế toán chưa được cụ thể trên BCTC. Luận văn sẽ nghiên cứu có hệ thống về các
đặc điểm của các công ty ảnh hưởng lên mức độ công bố thông tin trong Báo cáo tài
chính, bao gồm cả những đặc điểm liên quan đến quản trị doanh nghiệp.


×