Tải bản đầy đủ (.doc) (13 trang)

TIỂU LUẬN văn bản CÔNG CHỨNG và GIÁ TRỊ PHÁP lý của văn bản CÔNG CHỨNG

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (76.78 KB, 13 trang )

Đề tài: Văn bản công chứng và giá trị pháp lý của văn bản công chứng

LỜI MỞ ĐẦU

Tại Việt Nam hiện nay, cùng với sự đi lên và phát triển của đất nước thì
vai trò và vị trí của pháp luật trong đời sống cũng ngày một được nâng cao. Các
giao dịch dân sự về mua bán, tặng cho, chuyển nhượng ngày càng được phổ
biến, các giao dịch có thể mang lại các nguồn lợi, đồng thời cũng chứa đựng rất
nhiều rủi ro, dẫn đến những hậu quả bất lợi, những tranh chấp xâm hại đến
quyền lợi ích của các bên tham gia giao dịch và cũng đẩy gánh nặng về phía cơ
quan chức năng trong việc giải quyết những hậu quả này. Công chứng chính là
một giải pháp hiệu quả và được nhiều người lựa chọn để giải quyết vấn đề này.
Nhận thấy được hiện trạng này, Nhà nước đã đưa ra các quy định để đảm bảo giá
trị pháp lý của văn bản, giấy tờ được công chứng. Tôi xin chọn đề tài: “Văn bản
công chứng và giá trị pháp lý của văn bản công chứng” để báo cáo kết thúc
học phần ‘Nghề công chứng và công chứng viên”.

Thực hiện: Nguyễn Tấn Hiếu

Trang 1


Đề tài: Văn bản công chứng và giá trị pháp lý của văn bản công chứng

NỘI DUNG

I. KHÁI QUÁT VỀ CÔNG CHỨNG VÀ VĂN BẢN CÔNG CHỨNG
1. Khái niệm Công chứng:
Theo khoản 1 Điều 2 Luật công chứng năm 2014 thì: “Công chứng là việc
công chứng viên của một tổ chức hành nghề công chứng chứng nhận tính xác
thực, hợp pháp của hợp đồng, giao dịch dân sự khác bằng văn bản (sau đây gọi


là hợp đồng, giao dịch), tính chính xác, hợp pháp, không trái đạo đức xã hội của
bản dịch giấy tờ, văn bản từ tiếng Việt sang tiếng nước ngoài hoặc từ tiếng nước
ngoài sang tiếng Việt (sau đây gọi là bản dịch) mà theo quy định của pháp luật
phải công chứng hoặc cá nhân, tổ chức tự nguyện yêu cầu công chứng” .
Công chứng có các đặc điểm sau:
Thứ nhất, hoạt động công chứng do công chứng viên thực hiện.
Thứ hai, nội dung công chứng là xác định tính xác thực, tính hợp pháp
của hợp đồng giao dịch.Tính xác thực của các tình tiết, sự kiện có trong văn bản
đó đã được công chứng viên xác nhận. Công chứng viên kiểm chứng và xác
nhận các tình tiết, sự kiện có xảy ra trong thực tế, trong số đó có cả tình tiết, sự
kiện chỉ xảy ra một lần, không để lại hình dạng, dấu vết về sau,do đó , nếu
không có công chứng viên xác nhận thì về sau rất dễ xảy ra tranh chấp mà toà án
không thể xác minh được. Đồng thời, công chứng viên cũng kiểm tra và xác
nhận tínhhợp pháp của hợp đồng giao dịch.
Thứ ba, có hai loại hợp đồng giao dịch thực hiện hoạt động công chứng,
đó là các loại hợp đồng giao dịch theo yêu cầu của pháp luật bắt buộc phải công
chứng và các hợp đồng giao dịch do cá nhân, tổ chức tự nguyện yêu cầu công
chứng.

Thực hiện: Nguyễn Tấn Hiếu

Trang 2


Đề tài: Văn bản công chứng và giá trị pháp lý của văn bản công chứng

Thứ tư, ý nghĩa pháp lý của hoạt động công chứng là bảo đảm giá trị thực
hiện cho các hợp đồng giao ý dịch, phòng ngừa tranh chấp và cung cấp chứng
cứ nếu có tranh chấp xảy ra.
Thứ năm, theo quy định của Luật công chứng năm 2014: Tổ chức hành

nghề công chứng bao gồm Phòng công chứng và Văn phòng công chứng được
tổ chức và hoạt động theo quy định của Luật này và các văn bản quy phạm pháp
luật khác có liên quan.
Phòng công chứng: Phòng công chứng là đơn vị sự nghiệp thuộc Sở Tư
pháp,do Ủy ban nhân dân tỉnh quyết định thành lập.
Văn phòng công chứng: Văn phòng công chứng do công chứng viên
thành lập. Văn phòng công chứng do một công chứng viên thành lập được tổ
chức và hoạt động theo loại hình doanh nghiệp tư nhân. Văn phòng công chứng
do haicông chứng viên trở lên thành lập được tổ chức và hoạt động theo loại
hình công ty hợp danh.
Theo quy định tại Điều 18 Luật công chứng năm 2014 về Nguyên tắc
thành lập tổ chức hành nghề công chứng:
“1. Việc thành lập tổ chức hành nghề công chứng phải tuân theo quy định
của Luật này và phù hợp với Quy hoạch tổng thể phát triển tổ chức hành
nghề công chứng do Thủ tướng Chính phủ phê duyệt.
2. Phòng công chứng chỉ được thành lập mới tại những địa bàn chưa có
điều kiện phát triển được Văn phòng công chứng.
3. Văn phòng công chứng thành lập tại các địa bàn có điều kiện kinh tế –
xã hội khó khăn, đặc biệt khó khăn được hưởng chính sách ưu đãi theo quy định
của Chính phủ.”
Ý nghĩa pháp lý của hoạt động công chứng là bảo đảm giá trị thực hiện
cho các hợp đồng giao ý dịch, phòng ngừa tranh chấp và cung cấp chứng cứ nếu
có tranh chấp xảy ra.
Thực hiện: Nguyễn Tấn Hiếu

Trang 3


Đề tài: Văn bản công chứng và giá trị pháp lý của văn bản công chứng


2. Văn bản công chứng
2.1. Khái niệm về văn bản công chứng:
Theo khoản 4 Điều 2 Luật công chứng năm 2014: “Văn bản công chứng
là hợp đồng, giao dịch, bản dịch đã được công chứng viên chứng nhận theo quy
định của Luật này.”
2.2. Đặc điểm của văn bản công chứng:
Thứ nhất, tính chính xác: văn bản công chứng là những tài liệu đã được
công chứng viên chứng nhận tính xác thực, hợp pháp, không trái đạo đức xã hội
hoặc tính chính xác của bản dịch.
- Chính xác về thời điểm công chứng: ngày tháng năm phải chính xác vì
đó là ngày tháng năm giao kết hợp đồng, giao dịch; ngày tháng năm công chứng
viên ký là ngày tháng năm văn bản công chứng có hiệu lực thi hành; ngày tháng
năm trong lời chứng phải được ghi bằng chữ (khoản 2 điều 45 Luật công chứng
2014).
- Các số liệu, sau phần ghi bằng số phải ghi bằng chữ để tránh sự sữa
chữa, sai lệch.
- Chính xác về chủ thể yêu cầu công chứng: chủ thể là cá nhân hoặc pháp
nhân phải có đủ năng lực hành vi dân sự theo quy định của pháp luật, thông tin
về chủ thể phải đầy đủ, đúng với những giấy tờ mà họ cung cấp vì nếu sai sót sẽ
có thể dẫn đến nhầm lẫn, tranh cháp, mất hiệu lực văn bản công chứng.
- Chính xác về địa điểm công chứng: trong văn bản công chứng phải ghi
rõ đại điểm công chứng. Việc công chứng phải được thực hiện tại trụ sở, tuy
nhiên, trừ trường hợp quy định tại khoản 2 điều 44 Luật công chứng có quy
định: “Việc công chứng có thể thực hiện ngoài trụ sở tổ chức hành nghề công
chứng trong trường hợp người yêu cầu công chứng già yếu, không thể đi lại
được, người đang bị tạm giữ, tạm giam, đang thi hành án phạt tù hoặc có lý do
chính đáng khác không thể đến trụ sở của tổ chức hành nghề công chứng”.
Thực hiện: Nguyễn Tấn Hiếu

Trang 4



Đề tài: Văn bản công chứng và giá trị pháp lý của văn bản công chứng

- Chính thức hóa, công khai hóa các sự kiện pháp lý: ý thức của các bên
phải thực hiện rõ ràng trong văn bản công chứng vì đây sẽ là cơ sở cho việc thực
hiện hoạt động công chứng.
Thứ hai, văn bản công chứng có nội dung trong văn bản công chứng phù
hợp với pháp luật và đạo đức xã hội.
- Sự phù hợp của nội dung văn bản công chứng với pháp luật, đạo đức xã
hội là điều kiện cơ bản, quan trọng để văn bản công chứng đó có gióa trị pháp lý
vì “Công chứng là việc công chứng viên của một tổ chức hành nghề công chứng
chứng nhận tính xác thực, hợp pháp của hợp đồng, giao dịch dân sự khác bằng
văn bản, tính chính xác, hợp pháp, không trái đạo đức xã hội của bản dịch giấy
tờ, văn bản từ tiếng Việt sang tiếng nước ngoài hoặc từ tiếng nước ngoài sang
tiếng Việt mà theo quy định của pháp luật phải công chứng hoặc cá nhân, tổ
chức tự nguyện yêu cầu công chứng” (điều 1 khoản 2 Luật công chứng 2014).
- Do vậy, khi thực hiện công chứng, công chứng viên phải có trách nhiệm
xem xét các nội dung của hợp đồng, giao dịch có phù hợp với các quy định của
pháp luật hiện hành và đạo đức xã hội hay không.
Thứ ba, tuân thủ các nguyên tắc về thủ tục, trình tự công chứng.
- Công chứng viên là người chụi trách nhiệm trước pháp luật về văn bản
công chứng của mình chứng nhận, do đó công chứng viên phải đảm bảo thực
hiện theo đúng những nguyên tắc và thủ tục công chứng.
- Việc tuân thủ nghiêm các nguyên tắc, thủ tục này đem lại sự an toàn cho
công chứng viên đồng thời đảm bảo tính pháp lý cho văn bản công chứng mà
công chứng viên chứng nhận, tránh được các tranh chấp có thể xảy ra.
Thứ tư, văn bản công chứng có hiệu lực thi hành đối với các bên có liên
quan trong trường hợp bên có nghĩa vụ không thực hiện nghĩa vụ của mình, bên
kia có quyền yêu cầu Tòa án giải quyết theo quy định của pháp luật, trừ trường

hợp các bên tham gia hợp đồng giao dịch có thỏa thuận khác.

Thực hiện: Nguyễn Tấn Hiếu

Trang 5


Đề tài: Văn bản công chứng và giá trị pháp lý của văn bản công chứng

Thứ năm, công chứng viên rà soát nội dung của hợp đồng, giao dịch tước
khi công chứng, do đó, văn bản đã được công chứng được công chứng được bảo
đảm về mặt pháp lý và có độ tin cậy cao hơn hẳn so với các loại giấy tờ thông
thường khác.
Thứ sáu, văn bản công chứng có giá trị chứng cứ, những tình tiết sự kiện
trong văn bản công chứng không phải chứng minh, trừ trường hợp bị tòa án
tuyên bố là vô hiệu.
Thứ bảy, các văn bản công chứng bảo đảm sự an toàn của các giao dịch,
tạo nên sự tin tưởng của khách hàng, hạn chế mức thấp nhất các tranh chấp xảy
ra.
2.3. Phân loại văn bản công chứng
Theo khoản 4 điều 2 Luật công chứng 2014, văn bản công chứng gồm 2
nhóm:
- Hợp đồng; giao dịch đã được công chứng viên chứng nhận theo quy định của
Luật công chứng.
- Bản dịch đã được công chứng viên chứng nhận theo quy định của Luật
công chứng.
2.4. Lời chứng của công chứng viên
Lời chứng của công chứng viên được quy định tại Điều 46 và khoản 3
điều 61 Luật công chứng 2014.
- Đối với hợp đồng, giao dịch: lời chứng của công chứng viên phải ghi rõ

thời gian, địa điểm công chứng; họ tên công chứng viên, tên tổ chức hành nghề
công chứng; chứng nhận người tham gia hợp đồng, giao dịch hoàn toàn tự
nguyện, có năng lực hành vi dân sự, mục đích, nội dung của hợp đồng, giao dịch
không vi phạm pháp luật, không trái đạo đức xã hội; chữ ký hoặc dấu điểm chỉ
trong hợp đồng, giao dịch là đúng chữ ký hoặc dáu điểm chỉ của người tham gia
hợp đồng, giao dịch; trách nhiệm của công chứng viên với lời chứng; có chữ ký
Thực hiện: Nguyễn Tấn Hiếu

Trang 6


Đề tài: Văn bản công chứng và giá trị pháp lý của văn bản công chứng

của công chứng viên và đóng dấu của tổ chức hành nghề công chứng. Mẫu lời
chứng hợp đồng, giao dịch được quy định tai mẫu số 20 Điều 28 Thông tư
06/2015/TT-BTP.
- Đối với bản dịch: khoản 3 điều 61 Luật công chứng 2014 quy định: Lời
chứng của công chứng viên đối với bản dịch phải ghi rõ thời gian, địa điểm công
chứng; họ tên công chứng viên, tên tổ chức hành nghề công chứng; họ tên người
phiên dịch; chứng nhận chữ ký trong bản dịch là đúng chữ ký của người phiên
dịch; chứng nhận nội dung bản dịch là chính xác, không vim phạm pháp luật,
không trái đạo đức xã hội; có chữ ký của công chứng viên và đóng dấu của tổ
chức hành nghề công chứng. Mẫu lời chứng cho bản dịch được quy định tại mẫu
số 21 Điều 28 Thông tư 06/2015/TT-BTP.
2.5. Hiệu lực của văn bản công chứng
Theo khoản 1 điều 5 Luật công chứng 2014 xác định: “Văn bản công
chứng có hiệu lực kể từ ngày được công chứng viên ký và đóng dấu của tổ chức
hành nghề công chứng”.
Tuy nhiên tại Điều 401 Bộ Luật dân sự 2015 quy định: “Hợp đồng được
giao kết hợp pháp có hiệu lực từ thời điểm giao kết, trừ trường hợp có thỏa

thuận khác hoặc luật liên quan có quy định khác”.
Như vậy, công chứng viên khi xác định thời điểm có hiệu lực của hợp
đồng phải cập thêm nhiều quy định khác của pháp luật ngoài quy định tại Bộ
luật dân sự và Luật công chứng.
Việc xác định thời điểm có hiệu lực của văn bản công chứng có ý nghĩa
rất quan trọng trong hoạt động công chứng vì khi hợp đồng, giao dịch có hiệu
lực, các bên mới có cơ sở thực hiện các quyền, nghĩa vụ của mình.
Công chứng viên phải cẩn trọng trong quá trình thực hiện công chứng hợp
đồng, giao dịch, nhất là trong những trường hợp đặc biệt liên quan đến tài sản
(đăng ký quyền ở hữu, đăng ký giao dịch đảm bảo, chứng nhận di chúc…).
Công chứng viên cần phải giải thích cho các bên tham gia giao dịch để họ nhận
Thực hiện: Nguyễn Tấn Hiếu

Trang 7


Đề tài: Văn bản công chứng và giá trị pháp lý của văn bản công chứng

biết được khi nào quyền và nghĩa vụ theo hợp đồng mới phát sinh và có giá trị
thực hiện.
II. GIÁ TRỊ PHÁP LÝ CỦA VĂN BẢN CÔNG CHỨNG
1. Giá trị pháp lý của văn bản công chứng
Điều 5 Luật công chứng năm 2014 quy định về giá trị pháp lý của văn
bản công chứng như sau:
“1. Văn bản công chứng có hiệu lực kể từ ngày được công chứng viên ký
và đóng dấu của tổ chức hành nghề công chứng.
2. Hợp đồng, giao dịch được công chứng có hiệu lực thi hành đối với các
bên liên quan; trong trường hợp bên có nghĩa vụ không thực hiện nghĩa vụ của
mình thì bên kia có quyền yêu cầu Tòa án giải quyết theo quy định của pháp
luật, trừ trường hợp các bên tham gia hợp đồng, giao dịch có thỏa thuận khác.

3. Hợp đồng, giao dịch được công chứng có giá trị chứng cứ; những tình
tiết,sự kiện trong hợp đồng, giao dịch được công chứng không phải chứng minh,
trừ trường hợp bị Tòa án tuyên bố là vô hiệu.
4. Bản dịch được công chứng có giá trị sử dụng như giấy tờ, văn bản được
dịch.”
Như vậy, văn bản công chứng có hiệu lực kể từ ngày được công chứng
viên ký và đóng dấu của tổ chức hành nghề công chứng. Công chứng viên có
nghĩa vụ tôn trọng và bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của người yêu cầu công
chứng, chịu trách nhiệm trước pháp luật và trước người yêu cầu công chứng về
văn bản công chứng của mình; chịu trách nhiệm trước pháp luật về hoạt động
của Văn phòng công chứng mà mình là công chứng viên hợp danh ( theo điểm c
và điểm g khoản 2 Điều 17 Luật công chứng 2014). Do đó, khi công chứng viên
ký tên và đóng dấu của tổ chức hành nghề công chứng tức là khi đó, công chứng
viên đã chứng nhận tính hợp pháp và giá trị pháp lý của văn bản cần công
chứng, và từ thời điểm đó văn bản công chứng có hiệu lực.
Thực hiện: Nguyễn Tấn Hiếu

Trang 8


Đề tài: Văn bản công chứng và giá trị pháp lý của văn bản công chứng

Giá trị văn bản công chứng của hai loại hình tổ chức công chứng là phòng công
chứng và văn phòng công chứng có giá trị ngang nhau bởi theo quy định tại
khoản 2 Điều 2 Luật công chứng 2014 thì hợp đồng, giao dịch được công chứng
đều có hiệu lực thi hành đối với các bên có liên quan, không phân biệt là hợp
đồng, giao dịch đó được công chứng tại Phòng công chứng hay Văn phòng công
chứng.
1.1. Giá tri thi hành
Văn bản công chứng có giá trị thi hành đối với các bên giao kết trong hợp

đồng đã được công chứng; có quyền yêu cầu cơ qua nhà nước bảo vệ quyền và
lợi ích hợp pháp khi bị xâm phạm.
Văn bản công chứng có hiệu lực thi hành đối với các bên liên quan trong
hợp đồng, giao dịch. Trường hợp bên có nghĩa vụ không thực hiện nghĩa vụ của
mình thì bên kia có quyền yêu cầu Toà án giải quyết theo quy định của pháp
luật, trừ khi các bên tham gia hợp đồng, giao dịch có thoả thuận khác.
Văn bản công chứng là những hợp đồng, giao dịch trong đó có quy định
quyền lợi và nghĩa vụ của các bên. Khi mang hợp đồng, giao dịch đi yêu cầu
công chứng, các bên sẽ được công chứng viên giải thích, nêu rõ quyền và nghĩa
vụ của các bên phải thực hiện. Việc công chứng viên ký và đóng dấu vào văn
bản công chứng cũng là việc xác nhận các bên đã hoàn toàn đồng ý và tình
nguyện thực hiện nghĩa vụ của mình. Vì vậy, khi một bên không thực hiện nghĩa
vụ như trong hợp đồng, giao dịch nêu, thì bên còn lại hoàn toàn có đủ căn cứ để
yêu cầu Tòa án giải quyết theo quy định của pháp luật, đòi lại quyền lợi cho
mình.
Giá trị thi hành ở đây không đơn thuần chỉ là quyền và nghĩa vụ của các
bên tham gia hợp đồng, giao dịch mà còn là giá trị thi hành đối với các chủ thể
có liên quan như: cơ quan thuế, cơ quan tài nguyên môi trương, văn phòng đăng
ký quyền sử dụng đất….

Thực hiện: Nguyễn Tấn Hiếu

Trang 9


Đề tài: Văn bản công chứng và giá trị pháp lý của văn bản công chứng

1.2. Giá trị chứng cứ
Văn bản công chứng có giá trị chứng cứ; những tình tiết, sự kiện trong
văn bản công chứng không phải chứng minh, trừ trường hợp bị Toà án tuyên bố

là vô hiệu. Khi có tranh chấp xảy ra, tính xác thực và hợp pháp của văn bản công
chứng là cơ sở khiến văn bản công chứng trở thành một chứng cứ, chứng
mình.Giúp quá trình giải quyết tranh chấp đơn giản hơn. Văn bản công chứng
không có giá trị như một chứng cứ khi văn bản đó được công chứng một cách
không đúng với quy định của pháp luật, trong văn bản công chứng có những tình
tiết giả tạo,… do đó bị Tòa án tuyên là vô hiệu.
Những tình tiết, sự kiện không phải chứng minh, thì đương nhiên chúng
có giá trị chứng cứ, mà giá trị chứng cứ thì không thể phản bác được, vì nó là
chân lý. Còn những tình tiết, sự kiện đó đã được cơ quan nhà nước có thẩm
quyền xác định.
Những tình tiết, sự kiện đã được ghi trong văn bản và văn bản đó đã công
chứng gọi là văn bản công chứng, về mặt lý luận, thực tế và thông lệ quốc tế văn
bản công chứng có giá trị chứng cứ không phải chứng minh. Hay nói cách khác,
văn bản công chứng có giá trị chứng cứ cho đến khi có ý kiến phản bác đưa ra
những chứng cứ ngược lại và phải tiến hành theo thủ tục tố tụng dân sự.
1.3. Lưu ý
Theo luật công chứng 2014, văn bản công chứng ngoài hợp đồng, giao
dịch còn có bản dịch.
Bản dịch về bản chất ở đây được hiểu là giấy tờ, văn bản được dịch từ
tiếngViệt Nam sang tiếng nước ngoài hoặc từ tiếng nước ngoài theo tiếng Việt
Nam.Việc bản dịch được công chứng thể hiện tính chính xác, nội dung phù hợp
với bản chính của bản dịch, đảm bảo không có sự sao chép, vi phạm bản quyền
tác giả, đồng thời xác định nội dung bản dịch không có nội dung trái với đạo đức
xã hội. Giá trị của bản dịch được quy định tại khoản 4 điều 5 Luật công chứng
“Bản dịch được công chứng có giá trị sử dụng như giấy tờ, văn bản được dịch”.
Thực hiện: Nguyễn Tấn Hiếu

Trang 10



Đề tài: Văn bản công chứng và giá trị pháp lý của văn bản công chứng

Như vậy đều là văn bản công chứng nhưng chỉ có hợp đồng, giao dịch
mới được công nhận có giá trị thi hành và giá trị chứng cứ.
2. Ý nghĩa của hoạt động công chứng
Công chứng là một loại hình dịch vụ công quan trọng, một thể chế không
thể thiếu được của Nhà nước pháp quyền để đảm bảo giá trị pháp lý, sự an toàn
của các giao dịch nói trên.
Các văn bản công chứng có giá trị xác thực, giá trị pháp lý và độ tin cậy
hơn hẳn các loại giấy tờ không có chứng nhận xác thực hoặc chỉ trình bày bằng
miệng. Các văn bản công chứng bảo đảm sự an toàn của các giao dịch, tạo
nênsự tin tưởng của khách hàng, hạn chế mức thấp nhất các tranh chấp xảy ra.
Về phương diện Nhà nước cũng đảm bảo trật tự, kỷ cương, ổn định trong
việc quản lý các giao dịch; từ đó cũng góp phần làm giảm đáng kể việc giải
quyết tranh chấp luôn là gánh nặng của các cơ quan chức năng và giúp các cơ
quan chức năng quản lý tốt hơn các hoạt động giao dịch. Vì vậy công chứng
cũng mang tính dịch vụ công ích, phục vụ cho hoạt động quản lý của cơ quan
Nhà nước.

Thực hiện: Nguyễn Tấn Hiếu

Trang 11


Đề tài: Văn bản công chứng và giá trị pháp lý của văn bản công chứng

KẾT LUẬN
Hiện nay, phần lớn thủ tục, hồ sơ thực hiện các giao dịch dân sự đều sử
dụng văn bản công chứng hoặc bản sao có chứng thực của tổ chức, cá nhân có
thẩm quyền theo quy định của pháp luật. Văn bản công chứng được ví như tấm

khiên bảo vệ cho các giao dịch dân sự. Vì vậy các chủ thể tham gia giao dịch
cần phải thực hiện việc công chứng theo đúng thủ tục trình tự để an toàn cho
chính giao dịch dân sự của mình, đảm bảo được quyền và lợi ích hợp pháp của
mình và những người liên quan.

Thực hiện: Nguyễn Tấn Hiếu

Trang 12


Đề tài: Văn bản công chứng và giá trị pháp lý của văn bản công chứng

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Bộ luật dân sự 2015
2. Luật công chứng năm 2014 (Luật số 53/2014/QH13)
3. Thông tư số 06/2015/TT-BTP ngày 15/06/2015 của Bộ tư pháp quy
định chi tiết và hướng dẩn thi hành một số điều của Luật công chứng
4. Giáo trình kỹ năng hành nghề công chứng tập 1; Học viện tư pháp; Nhà
xuất bản tư pháp Hà Nội năm 2016

Học viên thực hiện

Nguyễn Tấn Hiếu

Thực hiện: Nguyễn Tấn Hiếu

Trang 13




×