Tải bản đầy đủ (.doc) (86 trang)

Nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến cấu trúc vốn của các công ty ngành cao su

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (512.38 KB, 86 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHỆ TP.HCM
---------------

TRẦN THỊ DIỄM TRINH

NGHIÊN CỨU CÁC NHÂN TỐ ẢNH
HƯỞNG ĐẾN CẤU TRÚC VỐN CỦA CÁC
CÔNG TY NGÀNH CAO SU TẠI KHU VỰC
ĐÔNG NAM BỘ

LUẬN VĂN THẠC SĨ
Chuyên ngành: Kế toán
Mã ngành: 60340301

TP.HCM, Năm 2018


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHỆ TP.HCM
------------

TRẦN THỊ DIỄM TRINH

NGHIÊN CỨU CÁC NHÂN TỐ ẢNH
HƯỞNG ĐẾN CẤU TRÚC VỐN CỦA CÁC
CÔNG TY NGÀNH CAO SU TẠI KHU VỰC
ĐÔNG NAM BỘ

LUẬN VĂN THẠC SĨ
Chuyên ngành: Kế toán


Mã ngành: 60340301
CÁN BỘ HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: TS. HÀ VĂN DŨNG

TP.HCM, Năm 2018


CÔNG TRÌNH ĐƯỢC HOÀN THÀNH TẠI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHỆ TP.HCM
Cán bộ hướng dẫn khoa học
(Ghi rõ họ, tên, học hàm, học vị và chữ ký)

Tiến sĩ Hà Văn Dũng
Luận văn Thạc Sĩ được bảo vệ tại Trường Đại Học Công Nghệ TP.HCM
ngày 03 tháng 02 năm 2018
Thành phần đánh giá Luận văn Thạc Sĩ gồm:
(Ghi rõ họ, tên, học hàm, học vị của Hội Đồng chấm bảo vệ Luận văn Thạc Sĩ)

STT

HỌ VÀ TÊN

CHỨC DANH HỘI
ĐỒNG

1

PGS.TS. Trần Phước

Chủ tịch


2

TS. Trần Văn Tùng

Phản biện 1

3

PGS.TS. Hà Xuân Thạch

Phản biện 2

4

PGS.TS. Phạm Văn Dược

Ủy viên

5

TS. Lê Đức Thắng

Ủy viên, thư ký

Xác nhận của Chủ tịch hội đồng đánh giá luận sau khi luận văn đã được sửa
chữa (nếu có).

Chủ Tịch Hội Đồng đánh giá Luận Văn



TRƯỜNG ĐH CÔNG NGHỆ TP.HCM

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

PHÒNG QLKH-ĐTSĐH

Độc lập-Tự do-Hạnh phúc
TP.HCM, ngàythángnăm

NHIỆM VỤ LUẬN VĂN THẠC SĨ
Họ tên học viên: Trần Thị Diễm Trinh

Giới tính: Nữ

Ngày, tháng, năm sinh: 25/07/1990

Nơi sinh: Long An

Chuyên ngành: Kế toán

MSHV: 1641850089

I Tên đề tài:
Nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến cấu trúc vốn của các công ty ngành cao su
tại khu vực Đông Nam Bộ
II Nhiệm vụ và nội dung:

Thực hiện nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến cấu trúc vốn của các công ty
ngành cao su tại khu vực Đông Nam Bộ



Nghiên cứu lý luận, đưa ra các giả thuyết và xây dựng mô hình các nhân tố ảnh
hưởng đến cấu trúc vốn của các công ty ngành cao su tại khu vực Đông Nam Bộ



Thu thập và xử lý số liệu các công ty ngành cao su tại khu vực Đông Nam Bộ
năm 2016. Kết luận các nhân tố nào ảnh hưởng đến cấu trúc vốn của các công ty
ngành cao su tại khu vực Đông Nam Bộ



Một số giải pháp, kiến nghị được đề xuất giúp các công ty ngành cao su tại khu
vực Đông Nam Bộ. Xác định nhân tố nào ảnh hưởng đến cấu trúc vốn nhằm xây
dựng một cấu trúc vốn hợp lý nâng cao giá trị công ty.

III Ngày giao nhiệm vụ: 21/07/2017
IV Ngày hoàn thành nhiệm vụ: 25/12/2017
V Cán bộ hướng dẫn: Tiến sĩ Hà Văn Dũng
CÁN BỘ HƯỚNG DẪN
(Họ tên và chữ ký)

KHOA QUẢN LÝ CHUYÊN NGÀNH
(Họ tên và chữ ký)


i

LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số liệu, kết

quả nêu trong luận văn là trung thực và chưa từng được ai công bố trong bất kỳ
công trình nào khác.
Tôi xin cam đoan rằng mọi sự giúp đỡ cho việc thực hiện Luận văn này đã
được cảm ơn và các thông tin trích dẫn trong Luận văn đã được chỉ rõ nguồn gốc.
Học viên thực hiện luận văn

Trần Thị Diễm Trinh


ii

LỜI CẢM ƠN
Tôi xin gửi lời cảm ơn đến Ban Giám Hiệu và Quý Thầy, Cô Giáo Trường Đại
Học Công Nghệ TP.HCM đã truyền đạt kiến thức bổ ích trong suốt quá trình học tập
tại Trường, tạo điều kiện và hỗ trợ rất nhiều giúp em hoàn thành khóa luận tốt
nghiệp này nhằm tạo dựng một hành trang vững vàng cho sự nghiệp trong tương lai.
Một lời cảm ơn chân thành đến gia đình, bạn bè và đồng nghiệp đã động viên,
khích lệ tạo nguồn động lực cho Tôi trong suốt thời gian vừa qua.
Và đặc biệt, Tôi xin gửi lời cảm ơn chân thành, lòng tri ân sâu sắc nhất đến
thầy TS Hà Văn Dũng người đã tận tình hướng dẫn và truyền đạt cho Tôi những
kiến thức và ý kiến đóng góp để Tôi hoàn thành tốt khóa luận này.
Tôi đã cố gắng thực hiện đề tài nghiên cứu một cách nghiêm túc và hoàn chỉnh
nhất. Với điều kiện thời gian cũng như kiến thức, kinh nghiệm còn hạn chế sẽ
không tránh khỏi những thiếu sót nhất định.
Kính mong nhận được sự chỉ bảo và những ý kiến đóng góp quý báo của Quý
Thầy, Cô để khóa luận Tôi hoàn thiện hơn.
Học viên thực hiện luận văn

Trần Thị Diễm Trinh



iii

TÓM TẮT
Bài nghiên cứu nhằm xác định các nhân tố ảnh hưởng đến cấu trúc vốn của
công ty ngành cao su tại khu vực Đông Nam Bộ năm 2016. Kết quả nghiên cứu cho
thấy có năm nhân tố tác động đến cấu trúc vốn là: khả năng sinh lời (PRO), tài sản
hữu hình (TANG), quy mô công ty (SIZE) tác động cùng chiều đến cấu trúc
vốn.Tấm chắn thuế phi nợ (NONDTS), cơ hội tăng trưởng (GRO) tác động ngược
chiều đến cấu trúc vốn và rủi ro kinh doanh (VOL) không có ý nghĩa trong nghiên
cứu. Tác giả đã sử dụng phần mềm eview để đo lường mức độ tác động các nhân tố,
mô hình nghiên cứu như sau:
LEV= -1.637282+ 0.160851* PRO + 0.3871456*TANG + 0.197779*SIZE 0.295862*NONDT + 0.268907*GRO - 0.026373*VOL
Trên cơ sở đó luận văn đưa ra một số đề xuất với công ty ngành cao su nhằm
giúp các nhà quản trị tài chính có sự chọn lựa cấu trúc vốn phù hợp cho công ty.


iv

ABSTRACT
The research objective of this thesis is to verify what should influence the
capital structure of the rubber companies in the South East in 2016. It is clearly
stated that there are 5 elements altering the capital structure, which are profitability
(PRO), tanggible assets (TANG), business size (SIZE), non-debt tax shield
(NONDTS), growth (GRO) and volatility (VOL) not mean research.
In order to measure the level of influence, I have applied the application of
Eview as below:
LEV= -1.637282+ 0.160851* PRO + 0.3871456*TANG + 0.197779*SIZE 0.295862*NONDT + 0.268907*GRO - 0.026373*VOL
On this basis, the thesis gives some suggestions to the rubber companies in the
South East business to help financial executives chossing appropriate capital

structure for your business with appropriate decision in setting their capital
structure.


v

MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN...................................................................................................... i
LỜI CẢM ƠN........................................................................................................... ii
TÓM TẮT................................................................................................................iii
ABSTRACT............................................................................................................. iv
MỤC LỤC................................................................................................................. v
DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT.............................................................................. viii
DANH MỤC BẢNG BIỂU...................................................................................... ix
PHẦN MỞ ĐẦU....................................................................................................... 1
1. Đặt vấn đề............................................................................................................. 1
2. Tính cấp thiết của đề tài......................................................................................... 1
3. Mục tiêu, phạm vi nghiên cứu............................................................................... 2
3.1 Mục tiêu tổng quát.......................................................................................... 2
3.2 Mục tiêu cụ thể................................................................................................ 2
3.3 Câu hỏi nghiên cứu......................................................................................... 2
3.4 Đối tượng nghiên cứu...................................................................................... 3
3.5 Phạm vi nghiên cứu......................................................................................... 3
4 Phương pháp nghiên cứu....................................................................................... 3
5 Ý nghĩa của đề tài.................................................................................................. 3
6 Bố cục của đề tài nghiên cứu................................................................................. 4
CHƯƠNG 1 : TỔNG QUAN VỀ ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU....................................... 5
1.1. Tổng quan về tài liệu nghiên cứu.................................................................... 5
1.1.1. Tình hình nghiên cứu ngoài nước............................................................ 5
1.1.2. Tình hình nghiên cứu trong nước............................................................. 7

CHƯƠNG 2 : CƠ SỞ LÝ THUYẾT....................................................................... 11
2.1. Tổng quát về cấu trúc vốn............................................................................ 11
2.1.1. Khái niệm về cấu trúc vốn..................................................................... 11
2.1.2. Khái niệm về cấu trúc vốn tối ưu........................................................... 12
2.1.3. Chỉ tiêu đo lường cấu trúc vốn.............................................................. 13


vi

2.2. Một số lý thuyết về cấu trúc vốn.................................................................. 14
2.2.1. Lý thuyết lợi nhuận hoạt động ròng....................................................... 14
2.2.2. Lý thuyết cấu trúc vốn của Modigliani và Miller..................................15
2.2.3. Lý thuyết đánh đổi................................................................................. 16
2.2.4. Lý thuyết trật tự phân hạng.................................................................... 18
2.2.5. Lý thuyết điều chỉnh thị trường............................................................. 19
2.2.6. Lý thuyết báo hiệu với thị trường thông qua tỷ lệ nợ.............................20
2.2.7. Lý thuyết cấu trúc vốn dưới góc độ kiểm soát công ty..........................21
2.3. Các nhân tố ảnh hưởng đến cấu trúc vốn...................................................... 21
2.3.1. Khả năng sinh lời................................................................................... 21
2.3.2. Tài sản hữu hình.................................................................................... 22
2.3.3. Quy mô công ty..................................................................................... 22
2.3.4. Tấm chắn thuế phi nợ............................................................................ 23
2.3.5. Cơ hội tăng trưởng................................................................................. 24
2.3.6. Rủi ro kinh doanh.................................................................................. 25
CHƯƠNG 3 : PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU.................................................... 27
3.1. Thiết kế nghiên cứu...................................................................................... 27
3.1.1. Nguồn dữ liệu........................................................................................ 27
3.1.2. Phương pháp nghiên cứu....................................................................... 27
3.2. Mô hình nghiên cứu..................................................................................... 27
3.3. Nghiên cứu định lượng................................................................................. 29

3.3.1. Thu thập số liệu..................................................................................... 29
3.3.2. Xác định mức độ rủi ro.......................................................................... 29
3.3.3. Mô hình kinh tế lượng........................................................................... 30
3.4. Biến phụ thuộc............................................................................................. 30
3.5. Biến độc lập.................................................................................................. 30
3.5.1. Khả năng sinh lời................................................................................... 30
3.5.2. Tài sản hữu hình.................................................................................... 31
3.5.3. Quy mô công ty..................................................................................... 31


vii

3.5.4. Tấm chắn thuế phi nợ............................................................................ 32
3.5.5. Cơ hội tăng trưởng................................................................................. 32
3.5.6. Rủi ro kinh doanh.................................................................................. 33
CHƯƠNG 4 : KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ BÀN LUẬN................................... 36
4.1. Thống kê mô tả các biến trong mô hình....................................................... 36
4.1.1. Xử lý số liệu.......................................................................................... 36
4.1.2. Biến phụ thuộc...................................................................................... 36
4.1.3. Biến độc lập........................................................................................... 37
4.2. Kết quả phân tích hồi quy và kiểm định....................................................... 38
4.3. Thảo luận kết quả nghiên cứu....................................................................... 50
CHƯƠNG 5 : KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ.......................................................... 54
5.1. Kết luận........................................................................................................ 54
5.2. Kiến nghị...................................................................................................... 55
5.3. Giới hạn nghiên cứu/hạn chế........................................................................ 57
TÀI LIỆU THAM KHẢO....................................................................................... 59
PHỤ LỤC ......................................................................................................................



viii

DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT
CEO

Giám đốc tài chính

CP

Cổ phần

CTV

Cấu trúc vốn

DN

Doanh nghiệp

GRO

Cơ hội tăng trưởng

GTTT

Giá trị thị trường

LEV

Tổng nợ/tổng tài sản


LIQ

Khả năng thanh toán

NONDTS

Tấm chắn thuế phi nợ

NXB

Nhà xuất bản

PRO

Khả năng sinh lời

ROA

Lợi nhuận/tổng tài sản

ROE

Lợi nhuận sau thuế/ doanh thu

SIZE

Quy mô công ty

TANG


Tài sản hữu hình

TNDN

Thu nhập doanh nghiệp

TS

Tài sản

TSCĐ

Tài sản cố định

TSCĐVH

Tài sản cố định vô hình

TSDH

Tài sản dài hạn

TSNH

Tài sản ngắn hạn

VCP

Vốn cổ phần


VCSH

Vốn chủ sở hữu

VOEAR

Biến động thu nhâp

VOL

Rủi ro kinh doanh

WACC

Chi phí sử dụng vốn bình quân

WTO

Tổ chức thương mại thế giới

XNK

Xuất nhập khẩu


ix

DANH MỤC BẢNG BIỂU
Bảng 3.1: Mô hình nghiên cứu cấu trúc vốn............................................................ 28

Bảng 3.2 tổng hợp các giả thiết nghiên cứu và kỳ vọng giữa các nhân tố và đòn bẩy
nợ............................................................................................................................ 34
Bảng 4.1: Kết quả thống kê mô tả biến phụ thuộc LEV.......................................... 36
Bảng 4.2: Kết quả thống kê mô tả biến độc lập....................................................... 37
Bảng 4.3: Tác động của các biến độc lập đến LEV................................................. 39
Bảng 4.4: TANG với mô hình................................................................................. 41
Bảng 4.5: NONDTS với mô hình............................................................................ 42
Bảng 4.6: GRO với mô hình.................................................................................... 43
Bảng 4.7: SIZE với mô hình.................................................................................... 44
Bảng 4.8: PRO với mô hình.................................................................................... 45
Bảng 4.9: Kiểm định hiện tượng đa cộng tuyến...................................................... 46
Bảng 4.10: Kiểm định hiện tượng phương sai sai số ngẫu nhiên thay đổi (kiểm định
White)..................................................................................................................... 47
Bảng 4.11: Kiểm định hiện tượng tự tương quan (bậc 1)........................................ 49


1

PHẦN MỞ ĐẦU
1. Đặt vấn đề
Trước xu thế ngày càng phát triển, hội nhập WTO nền kinh tế được mở rộng
giao thương hợp tác với các nước trên thế giới ngày càng mạnh mẽ hơn. Tốc độ tăng
trưởng, mở rộng quy mô hoạt động sản xuất, thương mại đẩy doanh thu tăng trưởng.
Bên cạnh đó, cũng không một số doanh nghiệp gặp không ít khó khăn trong việc
kinh doanh, hoạt động kém hiệu quả, dẫn tới tình trạng thua lỗ, giải thể, sáp nhập,
thâu tóm bởi các doanh nghiệp lớn, thậm chí phá sản.
Sự sống còn của một doanh nghiệp ảnh hưởng rất lớn đến việc quyết định lựa
chọn nguồn vốn để duy trì hoạt động kinh doanh. Cấu trúc vốn là cơ sở quan trọng
để đưa ra các quyết định tài chính
Việc huy động vốn đối với một số doanh nghiệp là hết sức khó khăn trong khi

đang cần nguồn kinh phí để thực hiện một số dự án, một số công trình thì doanh
nghiệp nên cân nhắc giữa nguồn vốn tự có và nguồn vốn vay từ ngân hàng, tổ chức
tín dụng.

2. Tính cấp thiết của đề tài
Hầu hết các doanh nghiệp lớn, vừa và nhỏ hoạt động nhiều lĩnh vực, nhiều
ngành nghề khác nhau đều hướng đến và xây dựng cấu trúc vốn theo quy mô doanh
nghiệp. Các nhà quản trị luôn đặt câu hỏi nên huy động vốn chủ sở hữu hay vay nợ
để xây dựng một cấu trúc tối ưu hóa lợi nhuận, đạt mục tiêu và hiệu quả cao nhất.
Với mục đích tối thiểu hóa chi phí, giảm thiểu các rủi ro về tài chính.
Một cấu trúc vốn hoàn hảo tác động tích cực đến giá trị của doanh nghiệp nâng
cao độ tin cậy cho quá trình thẩm định, định giá đưa ra nhận định khác quan, đặc
biệt là trong lĩnh vực thẩm định giá trị doanh nghiệp.
Các vấn đề liên quan đến cấu trúc vốn làm thế nào phát huy lợi thế và tiềm
năng của doanh nghiệp, góp phần gia tăng vị thế, năng lực tài chính kinh doanh, khả
năng thu hút nhà đầu tư, đồng thời khuếch đại thu nhập cho chủ doanh nghiệp. Làm


2

thế nào để đạt hiệu quả hoạt động, phát huy giá trị cốt lõi. Khi mà thực trạng hiện
nay doanh nghiệp phải đối mặt với việc thiếu nguồn vốn hoạt động, thâm hụt ngân
sách, tình hình sử dụng nợ ngày càng tăng. Cấu trúc vốn luôn là mục tiêu, chiến
lược mà chủ doanh nghiệp và các nhà quản trị trong tương lai phải cân nhắc kỹ
lưỡng trước khi quyết định.
Các nhà đầu tư và chủ doanh nghiệp phần lớn sử dụng đòn bẩy nợ để tạo ra
sinh lợi trên tài sản, đòn bẩy hoạt động và đòn bẩy tài chính. Tuy nhiên đây cũng là
con dao hai lưỡi chỉ khi sử dụng đúng cách sẽ làm tăng lợi nhuận doanh nghiệp
đáng kể, ngược lại doanh cnghiệp sẽ gánh chịu rủi ro, thiệt hại là điều khó tránh
khỏi. Với ý nghĩa vô cùng quan trọng, việc phân tích và lựa chọn cấu trúc vốn để

doanh nghiệp hoạt động và phát triển rộng rãi trong nước và vươn khắp năm châu .
Chính vì thế Tôi chọn đề tài :”NGHIÊN CỨU CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG
ĐẾN CẤU TRÚC VỐN CỦA CÁC CÔNG TY NGÀNH CAO SU TẠI KHU
VỰC ĐÔNG NAM BỘ” nhằm đáp ứng nhu cầu về nguồn vốn giúp doanh nghiệp
hoạt động và phát triển.

3. Mục tiêu, phạm vi nghiên cứu
3.1 Mục tiêu tổng quát
Nghiên cứu và lượng hóa các nhân tố ảnh hưởng đến cấu trúc vốn của các
công ty ngành cao su tại khu vực Đông Nam Bộ.

3.2 Mục tiêu cụ thể
+ Hệ thống hoá cơ sở lý thuyết về các nhân tố ảnh hưởng đến cấu trúc vốn
của các công ty ngành cao su tại khu vực Đông Nam Bộ.
+ Đưa ra những kiến nghị nhằm mục đích sử dụng nguồn vốn một cách hiệu quả
nhất.

3.3 Câu hỏi nghiên cứu
Các yếu tố nào ảnh hưởng đến cấu trúc vốn của các công ty ngành cao su tại
khu vực Đông Nam Bộ


3

Xác định mức độ ảnh hưởng các nhân tố tác động đến cấu trúc vốn của
doanh nghiệp sản xuất cao su tại khu vực Đông Nam Bộ như thế nào

3.4 Đối tượng nghiên cứu
Các nhân tố ảnh ảnh hưởng đến cấu trúc vốn của các công ty ngành cao su tại
khu vực Đông Nam Bộ.


3.5 Phạm vi nghiên cứu
Phạm vi không gian: Đề tài giới hạn nghiên cứu các công ty ngành cao su tại
khu vực Đông Nam Bộ.
Phạm vi thời gian: Số liệu phục vụ nghiên cứu được lấy từ BCTC năm 2016

3 Phương pháp nghiên cứu
Bài nghiên cứu được tác giả sử dụng phương pháp định lượng
Nghiên cứu định lượng:
Dựa trên mô hình hồi quy tuyến tính để phân tích mối quan hệ giữa biến độc
lập và các biến phụ thuộc.
Thu thập và xử lý số liệu trên phần mềm eview để thống kê, phân tích cấu trúc
vốn.
4

Ý nghĩa của đề tài


Về mặt lý thuyết:
Làm thế nào sử dụng cấu trúc vốn, hệ thống hóa các nghiên cứu trong nước

và ngoài nước, phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến cấu trúc vốn của các công ty
ngành cao su tại khu vực Đông Nam Bộ.


Về mặt thực tiễn:

Xác định và phân tích tác động các nhân tố ảnh hưởng đến cấu trúc vốn của
các công ty ngành cao su tại khu vực Đông Nam Bộ. Đưa ra một số ý kiến, hoạch
định chính sách phù hợp, từ đó nêu lên nhận xét và các kiến nghị cũng như giải

pháp hữu ích, hoàn thiện cấu trúc vốn giúp các nhà quản trị ngành cao su nói riêng
và các ngành khác nói chung.


4

5 Bố cục của đề tài nghiên cứu
Luận văn được kết cấu thành 5 chương như sau:

Chương 1: Tổng quan về đề tài nghiên cứu
Chương 2: Cơ sở lý thuyết
Chương 3: Phương pháp nghiên cứu
Chương 4: Kết quả nghiên cứu và bàn luận
Chương 5: Kết luận và kiến nghị


5

CHƯƠNG 1 : TỔNG QUAN VỀ ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU
1.1. Tổng quan về tài liệu nghiên cứu
1.1.1. Tình hình nghiên cứu ngoài nước
Nghiên cứu của Kayhan and Titman (2007) trong bài nghiên cứu
“Firms’ histories and Their Capital Structure”
Tác giả đã dùng phương pháp hệ số tích lũy giá trị thị trường trên giá trị sổ
sách thông qua cách phân tích tỷ số giá trị thị trường trên sổ sách thành các biến
khác nhau để phản ánh trên thị trường. Với phương pháp hồi quy và biến phụ thuộc
là đòn bẩy (Leverage) được xác định bằng giá trị sổ sách của nợ trên giá trị sổ sách
của tổng tài sản và các biến độc lập (FD) thâm hụt tài chính (YT) thời điểm năm
được xác định bằng hiệp phương sai giữa thâm hụt tài chính và thị trường trên sổ
sách (LT) thời điểm thị trường dài hạn được xác định bằng giá trị trung bình của tài

chính nội bộ (M/B) tỷ số giá trị thị trường trên giá trị sổ sách được tính bằng tổng
tài sản trừ giá trị sổ sách của vốn cộng với giá trị thị trường của vốn tất cả chia tổng
tài sản (PPE) tài sản cố định được xác định bằng nhà cửa, máy móc thiết bị chia
tổng tài sản (EBITDA) lãi trước thuế, trước lãi vay và trước khấu hao chia doanh
thu thuần (R&D) chi phí nghiên cứu và phát triển (SE) chi phí bán hàng (SIZE)
logarit của doanh thu thuần. Căn cứ trên mẫu các công ty phi tài chính niêm yết của
nước Mỹ thời gian từ năm 1971 đến năm 2000 tác giả cho thấy giá cổ phiếu ảnh
hưởng đến sự thay đổi cấu trúc vốn nhưng sau đó ít nhất đảo ngược một phần. Hai
lý do sau đây được tác giả sử dụng thứ nhất công ty đạt đòn bẩy mục tiêu, để đạt
được cấu trúc vốn mục tiêu đòi hỏi chi phí điều chỉnh cấu trúc vốn.Vậy nên, cấu
trúc vốn mục tiêu này chỉ mang tính tạm thời như thuyết đánh đổi cấu trúc vốn đề
ra. Thứ hai, đặc điểm công ty có thể di chuyển đòn bẩy mục tiêu tiến tới đòn bẩy
hiện tại.
Nghiên cứu của Aydogan Alti (2006) trong bài nghiên cứu “Firms’
histories and Their Capital Structure”
Từ giai đoạn năm 1971 đến năm 1999 các công ty IPO ở Mỹ, tác giả nghiên


6

cứu thông qua phân loại thị trường sôi động và kém sôi động. Tác giả nhận định về
thị trường sôi động phù hợp với lý thuyết thời điểm thị trường có nghĩa là việc định
giá thiếu chính xác và lựa chọn bất lợi. Cuối cùng phương pháp đo lường trên là
một phương trình của điều kiện thị trường với biến phụ thuộc là sự thay đổi đòn bẩy
cùng với bảy biến độc lập lần lượt là độ sôi động, kém sôi động của thị trường
(HOT), giá trị thị trường trên sổ sách, lãi trước thuế, trước lãi vay và khấu hao
(EBITDA), quy mô công ty (SIZE), tài sản cố định (PPE), chi phí nghiên cứu phát
triển (R&D), và tỷ lệ đòn bẩy (D/A). Xem xét tác động của thời điểm thị trường lên
cấu trúc vốn. Tác giả tách tác động thời điểm thị trường trong sự kiện tài chính lớn,
cổ phần hóa, cách xác định thời điểm khi công ty phát hành ra công chúng trong

những giai đoạn thị trường sôi động. Tác giả nêu lên rằng các công ty IPO giai đoạn
thị trường sôi động thường được vốn nhiều hơn và tỷ lệ đòn bẩy thấp hơn với những
công ty IPD giai đoạn thị trường kém sôi động. Thế nhưng, khi phát hành ra công
chúng những công ty phát hành giai đoạn sôi động tăng tỷ lệ đòn bẩy bằng cách
phát hành thêm nhiều nợ hơn và vốn cổ phần ít hơn so với các thị trường kém sôi
động. Công ty IPO vào cuối năm thứ hai tác động lên thời điểm thị trường có đòn
bẩy hoàn toàn biến mất.
Nghiên cứu của Welch (2004) trong bài nghiên cứu “ Capital
structure and stock return ”
Tác giả thực hiện nghiên cứu các công ty được niêm yết tại Mỹ trong giai đoạn
năm 1962 đến năm 2000. Bài nghiên cứu được thực hiện dựa vào mô hình:
ADRt+k = 0 + 1 ADRt + 2 IDRt1+k + r
Ta có:
D là nợ của công ty
E là vốn chủ sở hữu của công ty
ADR là tỷ lệ nợ của công ty được tính bằng
IDR là tỷ lệ nợ của công ty được tính bằng
X là tỷ trọng lợi nhuận giữ lại của công ty.


7

Tác giả nêu lên tác động của giá cổ phiếu trong quá khứ đến cấu trúc vốn của
công ty phần lớn kéo dài trong nhiều năm, do đó cấu trúc vốn hiện tại chịu sức tác
động của giá cổ phiếu trong quá khứ. Sự thay đổi trong tỷ lệ đòn bẩy không chịu sự
chi phối của việc định thời điểm và giá của chứng khoán mới là nguyên nhân thật sự
tác động đến cấu trúc vốn.
Một bằng chứng thực nghiệm khác nghiên cứu yếu tố ảnh hưởng đến cấu trúc
vốn của 47 ngân hàng thuộc khối 6 quốc gia hợp tác vùng vịnh (GCC - Gulf
Cooperation Council) trong giai đoạn 2001-2010 của Al-Mutairi và Naser (2015)

cũng tìm thấy các yếu tố ROA, tài sản hữu hình (TANG) và quy mô ngân hàng có
ảnh hưởng ngược chiều đến cấu trúc vốn còn yếu tố tuổi ngân hàng (AGE) và yếu tố
tăng trưởng (GROW) ảnh hưởng cùng chiều đến cấu trúc vốn. Kết quả nghiên cứu
cũng là bằng chứng thực nghiệm theo lý thuyết trật tự phân hạng và lý thuyết chi
phí đại diện.
Nghiên cứu của Doukas và cộng sự (2011) trong bài nghiên cứu
“Hot’s Debt markets and Capital Structure”
Tác giả cho nói lên việc định thời điểm thị trường và bất cân xứng thông tin là
hai nhân tố có sức ảnh hưởng lớn tác động đến việc sử dụng nợ của công ty nhiều ở
thị trường sôi động. Các phương pháp đo lường và phát hành nợ trong môi trường
vô cùng sôi động và đồng thời kiểm soát các hiệu ứng khác như chuyển dịch cơ cấu
thị trường nợ, mức thuế suất, giá trị thị trường và giá trị sổ sách, giá trên lợi nhuận,
quy mô, điều kiện thị trường nợ và chi phí điều chỉnh dựa trên xếp hạng tín dụng
nợ. Bên cạnh đó Tác giả đưa ra những chi phí lựa chọn cao, phát hành nợ nhiều hơn,
khi điều kiện thị trường vẫn đang ở mức sôi động.
1.1.2. Tình hình nghiên cứu trong nước
Nghiên cứu của Nguyễn Tấn Vinh (2011) trong bài nghiên cứu “
Cơ cấu vốn và hiệu quả hoạt động của các công ty niên yết trên thị trường
chứng khoán Hà Nội ”
Tác giả cho rằng lợi nhuận của công ty là một trong nhưng yếu tố quyết định
có tác động mạnh nhất đối với cơ cấu vốn của công ty. Nghiên cứu này hoàn toàn


8

phù hợp với các công ty tại Việt Nam, đối với các công ty tại Việt Nam chủ yếu phụ
thuộc vào nguồn vốn vay thì lợi nhuận càng cao, nợ vay ngắn hạn càng nhiều. Cùng
với việc tăng lợi nhuận là tăng doanh thu có nghĩa là quy mô công ty có ảnh hưởng
tích cực và quan trọng đến các số đo đòn bẩy. Tài sản cố định của công ty làm giảm
mức độ đòn bẩy của công ty. Tác giả cho thấy kết quả hồi quy cũng có cơ hội tăng

trưởng và có ảnh hưởng tiêu cực đến cơ cấu vốn của các công ty tại Việt Nam.
Nghiên cứu của Bùi Mạnh Dương (2013) trong bài nghiên cứu
“các nhân tố ảnh hưởng đến cấu trúc vốn của các công ty niêm yết ngành dược
phẩm y tế trên tị trường chứng khoán Việt Nam”
Tác giả đã kiểm định các nhân tố tác động đến cấu trúc vốn của công ty trên
thị trường chứng khoán Việt Nam trong giai đoạn từ năm 2008 đến năm 2012. Bằng
phương pháp kiểm định Hausman để chọn lựa mô hình hiệu ứng ngẫu nhiên (REM)
ba biến phụ thuộc sau : Tổng nợ trên tổng tài sản (STD), tổng tài sản dài hạn trên
tổng tài sản (LTD), Tổng nợ trên tổng tài sản (LEV) được đo lường bởi biến độc
lập : khả năng sinh lời (PRO), Tài sản cố định hữu hình (TANG), tấm chắn thuế phi
nợ (NONDTS), Rủi ro kinh doanh (VOL), Sở hữu quản trị (MO).
Khe trống nghiên cứu:
- Dựa vào những công trình nghiên cứu được thực hiện trên thế giới có liên
quan đến đề tài các nhân tố ảnh hưởng đến cấu trúc vốn là một trong những đề tài
được rất nhiều nhà nghiên cứu của nhiều quốc gia trên thế giới đặc biệt quan tâm.
Hầu như các công trình nghiên cứu này cũng sử dụng phương pháp nghiên cứu định
lượng tiếp cận theo quy trình từ các nghiên cứu trước, lý thuyết nền tảng và đặc
điểm kinh tế xã hội của mỗi quốc gia để xây dựng mô hình và kiểm định mô hình.
Dựa vào các công trình nghiên cứu trước có liên quan, tác giả sẽ kế thừa một
số ưu điểm, tìm hiểu về các nhân tố tác động đến cấu trúc vốn và phân tích tác động
của chúng thông qua mô hình định lượng, sẽ bổ sung thêm những điểm mới trong
nghiên cứu.


9

KẾT LUẬN CHƯƠNG 1
Nội dung chương 1, tác giả đã thừa kế và phân tích các công trình nghiên cứu
trong nước và ngoài nước có liên quan đến đề tài. Đồng thời trình bày các khe hổng
nghiên cứu trước đây. Các nghiên cứu này về mức độ nghiên cứu có khác nhau, về

cấu trúc vốn và về các yếu tố ảnh hưởng đến nó. Vì thế, tác giả đã chắt lọc từ những
kết quả của các công trình nghiên cứu trên để định hướng nghiên cứu mới cho đề tài
tác giả lựa chọn, và đề ra một số yếu tố có khả năng tác động đến cấu trúc vốn, thời
điểm nghiên cứu thực tế.
Tổng quan các bài nghiên cứu đã hệ thống hóa toàn bộ các lý luận cơ bản về cấu
trúc vốn của công ty, các nghiên cứu đã nêu lên việc hình thành các biến và mô hình
nghiên cứu cho đề tài.
Nhận xét:
Bài nghiên cứu xem xét các nhân tố tác động đến cấu trúc vốn: khả năng sinh lời
(PRO), tấm chắn thuế phi nợ (NONDTS), tài sản hữu hình (TANG), cơ hội tăng
trưởng (GRO), rủi ro kinh doanh (VOL), quy mô công ty (SIZE), sử dụng ba biến
phụ thuộc để đo lường cấu trúc vốn: tổng nợ trên tổng tài sản (LEV), nợ dài hạn trên
tổng tài sản (LTD), nợ ngắn hạn trên tổng tài sản (STD), tác giả xem xét trong ngắn
hạn, dài hạn. Nhìn chung các nghiên cứu trong nước và ngoài nước đã chỉ ra các
nhân tố tác động đến cấu trúc vốn tùy từng thời kì, từng nhóm đối tượng, từng quốc
gia cũng như cách lấy số liệu đã đưa ra kết quả nghiên cứu vừa có tính kế thừa vừa
có tính chất khác biệt. Tuy nhiên với đề tài nghiên cứu tác giả đã xem xét, chọn lọc
các biến độc lập, lựa chọn để đo lường mức tác động đến cấu trúc vốn.
Một số bài nghiên cứu đã đưa ra lý thuyết định thời điểm thị trường cũng như tác
động kéo dài của việc định thời điểm thị trường lên cấu trúc vốn có thể kể đến như
nghiên cứu của Welch (2004) khi nghiên cứu cho các công ty ở Mỹ. Bên cạnh đó,
cũng có một số nghiên cứu thừa nhận việc tồn tại của lý thuyết định thời điểm thị
trường nhưng lại cung cấp các bằng chứng chứng minh tác động này không kéo dài
trong dài hạn. Có thế nói đến là bài nghiên cứu của tác giả Kayhan And Titman
(2007), tác giả Aydogan Alti (2006). Nghiên cứu các tác động của định thời điểm


10

thị trường trong dài hạn, cho thấy kết quả không đồng nhất giữa các bài nghiên cứu.

Phần lớn các bài nghiên cứu giải thích tình hình kinh tế, thói quen của họ khác nhau
khi áp dụng nghiên cứu tại thị trường Việt Nam có thế thấy số lượng bài nghiên cứu
về lý thuyết định thời điểm tại thị trường Việt Nam chưa được phổ biến để đáp ứng
nhu cầu tham khảo và nghiên cứu, việc thu thập số liệu thống kê cho để tài cũng gặp
nhiều khó khăn do đó các kết quả nghiên cứu trên giúp tác giả có thêm cơ sở lý
thuyết, cơ sở nghiên cứu khi thực hiện nghiên cứu lý thuyết định thời điểm tại thị
trường Việt Nam vì đây là một lý thuyết khá mới đối với thời điểm hiện tại.


11

CHƯƠNG 2 : CƠ SỞ LÝ THUYẾT
2.1. Tổng quát về cấu trúc vốn
2.1.1. Khái niệm về cấu trúc vốn
Cấu trúc vốn là sự kết hợp giữa các khoản nợ phải trả và vốn chủ sở hữu mà
công ty có thể huy động được để tài trợ cho các dự án đầu tư.
Theo Bertoneche và Teulie “ Cấu trúc vốn tài chính công ty là mối quan hệ tỷ
lệ giữa nợ và vốn chủ sở hữu phục vụ cho quá trình tài trợ của công ty. Vậy nên cấu
trúc vốn được hiểu là tỷ lệ giữa nợ trung hạn, nợ dài hạn và vốn chủ sở hữu”. Khái
niệm này được sử dụng phổ biến bởi tác giả người Mỹ và người Pháp.
Các thành phần hình thành cấu trúc vốn của công ty bao gồm: Hai bộ phận chủ
yếu là nợ phải trả và nguồn vốn chủ sở hữu.


Nợ phải trả

Căn cứ thông tư 200/2014/TT-BTC nợ phải trả là loại tài khoản phản ánh các
khoản nợ phát sinh trong quá trình kinh doanh mà công ty phải trả, phải thanh toán
cho các chủ nợ, bao gồm các khoản nợ tiền vay, các khoản nợ phải trả cho người
bán, cho Nhà Nước, cho công nhân viên và các khoản phải trả khác, các khoản nhận

ký quỹ, ký cược ngắn hạn. Nợ phải trả bao gồm nợ ngắn hạn và nợ dài hạn.


Nợ ngắn hạn

Nợ ngắn hạn phản ánh số tiền mà công ty phải có trách nhiệm thanh toán trong
vòng một năm hoặc trong một chu kỳ hoạt động kinh doanh. Với chi phí sử dụng
vốn thấp, thời hạn thanh toán ngắn nhưng cần lưu ý và cân đối kế hoạch thanh toán
hợp lý để tránh rủi ro đáng tiếc ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh của công ty.


Nợ dài hạn

Nợ dài hạn phản ánh số tiền mà công ty phải có trách nhiệm thanh toán vốn
gốc, tiền lãi và chi phí sử dụng vốn vay trung hạn, dài hạn từ các tổ chức tín dụng
như ngân hàng, công ty cho thuê tài chính, phát hành trái phiếu dài hạn, thời gian
thanh toán trên một năm. Với chi phí sử dụng vốn vay cao cần kiểm soát chặt chẽ


12

để đảm bảo nguồn vốn hoạt động.

Vốn chủ sở hữu
Căn cứ thông tư 200/2014/TT-BTC nguồn vốn chủ sở hữu là số tiền mà các
nhà đầu tư, nhà sáng lập đóng góp và được hình thành từ kết quả hoạt động kinh
doanh. Do đó vốn chủ sở hữu không phải là các khoản nợ và công ty không phải
cam kết thanh toán. Vốn chủ sở hữu được hình thành từ vốn đóng góp của các nhà
đầu tư, có thể là Nhà Nước, cá nhân, tổ chức. Các cổ đông. Các khoản thặng dư do
phát hành cổ phiếu thấp hoặc cao hơn mệnh giá. Các khoản nhận biếu, tặng, tài trợ.

Các khoản chênh lệch do đánh giá lại tài sản, chênh lệch tỷ giá hối đối, các quỹ hình
thành từ lợi nhuận sau thuế (quỹ dự phòng tài chính, quỹ đầu tư phát triển, lợi nhuận
chưa phân phối, nguồn vốn đầu tư XDCB, các quỹ khác thuộc vốn chủ sở hữu,
……)


Đặc điểm ngành cao su

Ngành cao su vẫn tồn tại một nghịch lý là xuất khẩu nhiều với giá trị thấp,
nhưng lại tăng nhập khẩu cao su phục vụ chế biến sâu. Trong số cả triệu tấn mủ cao
su/năm nhưng lượng hàng dùng chế biến sản phẩm cao su công nghiệp chỉ chiếm
khoảng 20%.
Ngành công nghiệp chế biến cao su chỉ tập trung ở một số lĩnh vực như sản
xuất săm lốp, linh kiện kỹ thuật, găng tay, sợi thun… và chưa sản xuất được cao su
tổng hợp nên toàn bộ phải nhập khẩu, còn đối với sản phẩm cao su kỹ thuật cao, đòi
hỏi đầu tư công nghệ hiện đại, ít có doanh nghiệp đủ tiềm lực tài chính để đầu tư
2.1.2. Khái niệm về cấu trúc vốn tối ưu
Cấu trúc vốn tối ưu được xác định bởi các yếu tố rủi ro kinh doanh, thuế suất
thuế TNDN, thuế TNCN, mức độ phá sản có thể xảy ra. Cấu trúc vốn tối ưu đạt
được khi công ty tối thiểu hóa chi phí sử dụng vốn, rủi ro kinh doanh và tối đa hóa
lợi nhuận, mang lại giá trị công ty cao nhất.
Cấu trúc vốn tối ưu là hỗn hợp nợ, cổ phần ưu đãi, vốn cổ phần thường cho
phép tối thiểu hóa chi phí sử dụng vốn bình quân của công ty. Với cấu trúc vốn có


×