Tải bản đầy đủ (.doc) (64 trang)

Tìm hiểu vai trò, chức năng, nhiệm vụ của cán bộ phòng nông nghiệp và phát triển nông thôn huyện bắc hà – tỉnh lào cai

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (333.22 KB, 64 trang )

ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM
–––––––––––––––––––––

LY SEO NÁ
Tên đề tài:

“TÌM HIỂU VAI TRÒ, CHỨC NĂNG, NHIỆM VỤ
CỦA CÁN BỘ PHÒNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT
TRIỂN NÔNG THÔN HUYỆN BẮC HÀ – TỈNH LÀO
CAI”

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC

Hệ đào tạo

: Chính quy

Định hướng đề tài : Hướng ứng dụng
Chuyên ngành

: Kinh tế nông nghiệp

Khoa

: Kinh tế & Phát triển nông thôn

Khóa học

: 2014 - 2018


Thái Nguyên - năm 2018


ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM
–––––––––––––––––––––

LY SEO NÁ

Tên đề tài:

“TÌM HIỂU VAI TRÒ, CHỨC NĂNG, NHIỆM VỤ CỦA CÁN BỘ
PHÒNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN
HUYỆN BẮC HÀ – TỈNH LÀO CAI”

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
Hệ đào tạo

: Chính quy

Định hướng đề tài
: Hướng ứng dụng
Chuyên ngành
: Kinh tế nông nghiệp
Lớp
: K46 - KTNN
Khoa
: Kinh tế & Phát triển nông thôn
Khóa học
: 2014 - 2018

Giảng viên hướng dẫn
: PGS.TS Dương Văn Sơn
Cán bộ cơ sở hướng dẫn : Nguyễn Xuân Nghĩa
Thái Nguyên - năm 2018


i

LỜI CẢM ƠN
Được sự đồng ý của Ban giám hiệu trường Đại học Nông Lâm Thái Nguyên,
khoa Kinh tế và Phát triển nông thôn, giảng viên hướng dẫn PGS.TS Dương Văn
Sơn, tôi tiến hành thực hiện khóa luận tốt nghiệp với tên đề tài: “Tìm hiểu vai trò,
chức năng, nhiệm vụ của cán bộ Phòng Nông nghiệp và phát triển nông thôn
huyện Bắc Hà, tỉnh Lào Cai”.
Luận văn được hoàn thành là kết quả của quá trình học tập, nghiên cứu lý
luận và tích lũy kinh nghiệm thực tế. Những kiến thức mà các thầy cô giáo truyền
thụ đã làm sáng tỏ những ý tưởng, tư duy của tác giả trong suốt quá trình thực hiện
luận văn này.
Nhân dịp hoàn thành khóa luận tôi xin chân thành cảm ơn ban Giám hiệu
trường Đại học Nông lâm Thái Nguyên, ban chủ nhiệm khoa Kinh tế và PTNT cùng
các thầy cô giáo trong trường đã nhiệt tình giảng dạy và giúp đỡ tôi trong suốt quá
trình học tập.
Tôi xin tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới giảng viên hướng dẫn thầy Dương Văn
Sơn, người đã tận tình chỉ bảo, giúp đỡ tôi hoàn thành khóa luận này.
Tôi xin chân thành cảm ơn Ban lãnh đạo cùng cán bộ Phòng Nông nghiệp và
PTNT huyện Bắc Hà nơi tôi thực tập, đã tạo mọi điều kiện giúp đỡ tôi trong suốt
quá trình học tập và hoàn thành khóa luận.
Có được kết quả này, tôi không thể không nói đến công lao và sự giúp đỡ của
các cán bộ Phòng Nông nghiệp và PTNT huyện Bắc Hà, tỉnh Lào Cai, những người
đã cung cấp số liệu, tư liệu khách quan, chính xác giúp đỡ tôi đưa ra những phân

tích đúng đắn.
Cuối cùng tôi xin chân thành cảm ơn những người thân trong gia đình đã
giúp đỡ tôi lúc khó khăn, vất vả để hoàn thành khóa luận. Tôi xin chân thành cảm
ơn bạn bè đã động viên tạo mọi điều kiện thuận lợi và đóng góp những ý kiến quý
báu để giúp tôi hoàn thành khóa luận này.
Thái Nguyên, ngày 01 tháng 06 năm 2018
Sinh viên
Ly Seo Ná


ii

DANH MỤC CÁC BẢNG

Bảng 3.1: Nguồn nhân lực của Phòng Nông nghiệp và PTNT huyện Bắc Hà – tỉnh Lào Cai..........14
Bảng 3.2: Danh mục vị trí việc làm của Phòng Nông nghiệp và PTNT............................................15
Bảng 3.3: tình hình chăn nuôi, thủy sản trên địa bàn huyện Bắc Hà.................................................23
Bảng 3.4: Mô tả công việc của trưởng phòng..................................................................................... 33
Bảng 3.5: Mô tả công việc của Phó trưởng phòng............................................................................. 34
Bảng 3.6: Mô tả công việc của Phó trưởng phòng............................................................................. 36
Bảng 3.7: Mô tả công việc của cán bộ quản lý chất lượng nông nghiệp và an toàn thực phẩm.......38
Bảng 3.8: Mô tả công việc của cán bộ phụ trách mảng Lâm nghiệp.................................................40
Bảng 3.9: Mô tả công việc của cán bộ tổ chè..................................................................................... 42
Bảng 3.10: Tổng hợp kết quả rà soát phân loại diện tích, năng suất, sản lượng chè
năm 2017 trên địa bàn huyện Bắc Hà – tỉnh Lào Cai............................................................................ 48


iii

DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT

Tên viết tắt

Tên đầy đủ

NTM

Nông thôn mới

PTNT

Phát triển nông thôn

UBND

Ủy ban nhân dân

NN

Nông nghiệp

TW

Trung ương

BVTV

Bảo vệ thực vật

BCĐ


Ban chỉ đạo

HTX

Hợp tác xã


iv

MỤC LỤC
PHẦN 1. MỞ ĐẦU................................................................................................... 1
1.1. Sự cần thiết thực hiện nội dung thực tập............................................................ 1
1.2. Mục tiêu............................................................................................................. 2
1.3. Nội dung thực tập và phương pháp thực hiện..................................................... 3
1.3.1. Nội dung thực tập............................................................................................ 3
1.3.2. Phương pháp thực hiện.................................................................................... 4
1.4. Thời gian và địa điểm thực tập........................................................................... 5
PHẦN 2. TỔNG QUAN TÀI LIỆU.......................................................................... 6
2.1. Về cơ sở lý luận.................................................................................................. 6
2.1.1. Một số khái niệm liên quan đến nội dung thực tập.......................................... 7
2.1.2. Các văn bản pháp lý liên quan đến nội dung thực tập...................................10
2.2. Cơ sở thực tiễn................................................................................................. 12
2.2.1. Kinh nghiệm của các địa phương khác.......................................................... 12
2.2.2. Bài học kinh nghiệm từ các địa phương........................................................ 13
PHẦN 3. KẾT QUẢ THỰC TẬP........................................................................... 14
3.1. Khái quát về cơ sở thực tập.............................................................................. 14
3.1.1. Điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội của huyện Bắc Hà.................................... 17

3.1.2. Khí hậu, thời tiết………………………………………………………18
3.1.3.Thủy văn........................................................................................................ 19

3.1.4. Những thành tựu đã đạt được của cơ sở........................................................ 19
3.1.4.1. Những thành tựu......................................................................................... 19
3.1.4.2. Những tồn tại, hạn chế................................................................................ 28
3.1.4.3. Nguyên nhân của những tồn tại, hạn chế.................................................... 30
3.1.5. Những thuận lợi và khó khăn liên quan đến nội dung thực tập.....................32
3.1.5.1. Thuận lợi.................................................................................................... 32
3.1.5.2. Khó khăn.................................................................................................... 32
3.2. Kết quả thực tập............................................................................................... 32


v

3.2.1. Mô tả nội dung thực tập................................................................................. 32
3.2.2. Những công việc cụ thể tại nơi thực tập........................................................ 43
3.5.3. Bài học kinh nghiệm rút ra từ thực tế............................................................46
3.5.4. Đề xuất giải pháp........................................................................................... 52
Phần 4. KẾT LUẬN................................................................................................ 55
4.1. Kết luận............................................................................................................ 55
4.2. Kiến nghị.......................................................................................................... 55
4.2.1. Đối với Sở Nông nghiệp và phát triển nông thôn.......................................... 55
4.2.2. Đối với Phòng Nông nghiệp và phát triển nông thôn....................................56
TÀI LIỆU THAM KHẢO....................................................................................... 56


1

PHẦN 1
MỞ ĐẦU
1.1. Sự cần thiết thực hiện nội dung thực tập
Nông nghiệp (NN) nước ta là một ngành rất quan trọng đối với nền kinh

tế và đời sống của đại đa số người dân. Hiện nay ngành NN tạo ra gần 20%
GDP cho cả nước, với hơn 50% lao động đang hoạt động trong lĩnh vực NN.
Vì vậy ngành NN được ưu tiên hàng đầu trong các chính sách phát triển của
quốc gia. Để ngành NN phát triển bền vững và tạo ra những bước tiến bộ
trong quá trình sản xuất, đòi hỏi đội ngũ cán bộ NN từ TW đến địa phương
cần có rất nhiều tố chất, năng lực về mọi mặt để điều hành một ngành NN
ngày càng phát triển và hiện đại hóa trong thị trường mở hiện nay. Vấn đề
năng lực cán bộ quản lý nhà nước nhận được sự quan tâm của nhiều nước trên
thế giới. Đặc biệt ở các quốc gia có điều kiện phát triển và điểm xuất phát
giống Việt Nam như: Singapore, Hàn Quốc, Nhật Bản, Trung Quốc các nước
đặc biệt chú trọng cho đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ công chức, coi đó là giải
pháp cơ bản nhất để xây dựng nền công vụ có hiệu quả. Hiện nay các nước
phát triển luôn coi năng lực cán bộ là hàng đầu trong việc tuyển chọn và đào
thải, đồng thời không ngừng nâng cao và đạo tạo lại đội ngũ cán bộ. Các địa
phương Việt Nam ngành NN vẫn là ngành quan trọng nhất và có số lượng lao
động hoạt động trong lĩnh vực NN đông nhất. Vì vậy năng lực cán bộ NN là
vấn đề cần phải bàn hiện nay. Thực tế Việt Nam đã có nhiều chính sách để
nâng cao năng lực đội ngũ cán bộ như: Hàng năm tổ chức các buổi tập huấn,
khóa đào tạo ngắn hạn cho đội ngũ cán bộ trong đó có cán bộ NN ở tất cả các
cấp. Tuy nhiên hiện nay chưa có một nghiên cứu hệ thống rõ ràng về nâng cao
năng lực cán bộ NN một cách hệ thống.
Qua khảo sát cho thấy, đội ngũ cán bộ NN trên địa bàn huyện đã cơ bản
đủ về số lượng. Trình độ học vấn, lý luận chính trị, chuyên môn nghiệp vụ,


2

năng lực lãnh đạo, điều hành công việc ở cơ sở đã được nâng lên một bước
thông qua hoạt động thực tiễn, nhiều cán bộ đã tích lũy được kinh nghiệm
lãnh đạo, quản lý, góp phần nâng cao chất lượng và hiệu quả hoạt động của hệ

thống chính trị ở cơ sở, thể hiện ở phong trào thi đua xây dựng tổ chức cơ sở
đảng, chính quyền trong sạch vững mạnh.
Tuy nhiên trước yêu cầu thực tiễn, đội ngũ cán bộ của Sở nông nghiệp
và PTNT nói chung và của Phòng nông nghiệp và PTNT nói riêng cũng còn
nhiều hạn chế bất cập do hình thành từ nhiều nguồn, cơ cấu chưa đồng bộ,
trình độ, phẩm chất, năng lực lãnh đạo của một bộ phận cán bộ chưa đáp ứng
yêu cầu đòi hỏi của thực tiễn.
Việc nghiên cứu về vai trò, chức năng, nhiệm vụ cán bộ NN huyện
nhằm phát huy mọi tiềm năng về trí tuệ, nâng cao trình độ chuyên môn và
nhiệt huyết nghề nghiệp của đội ngũ cán bộ NN để phát triển NN, nông thôn ở
Sở nông nghiệp và PTNT nói chung và ở Phòng nông nghiệp và PTNT nói
riêng là việc làm cần thiết. Xuất phát từ thực tế trên tôi nghiên cứu đề tài:
“Tìm hiểu vai trò, chức năng, nhiệm vụ của cán bộ Phòng Nông nghiệp và
phát triển nông thôn huyện Bắc Hà – tỉnh Lào Cai”.
1.2. Mục tiêu
- Tìm hiểu nguồn nhân lực của phòng nông nghiệp và phát triển nông
thôn huyện Bắc Hà – tỉnh Lào Cai.
- Doanh mục vị trí việc làm của phòng nông nghiệp và phát triển nông
thôn huyện Bắc Hà – tỉnh Lào Cai.
- Làm sáng tỏ các nội dung liên quan đến vai trò, chức năng, nhiệm vụ,
những mặt tích cực, hạn chế trong quá trình làm việc tại Phòng Nông nghiệp
và PTNT huyện Bắc Hà và những nguyên nhân dẫn đến tình trạng đó.
- Khẳng định lại vai trò, chức năng, nhiệm vụ của các cán bộ Phòng
nông nghiệp huyện trong hệ thống chính trị và với dân cư địa phương. Từ đó,


3

đưa ra những giải pháp nhằm hoàn thiện, nâng cao hiệu quả công việc của các
cán bộ NN huyện khi nắm rõ được vai trò, chức năng, nhiệm vụ của mình.

1.3. Nội dung thực tập và phương pháp thực hiện
1.3.1. Nội dung thực tập
- Tìm hiểu điều kiện tự nhiên kinh tế xã hội.
+ Đặc điểm địa bàn nghiên cứu
+ Điều kiện tự nhiên
+ Đặc điểm kinh tế - xã hội
- Đánh giá hiện trạng năng lực đội ngũ cán bộ cấp huyện tại phòng nông
nghiệp và PTNT huyện Bắc Hà – tỉnh Lào cai.
+ Tổ chức bộ máy quản lý và cách thức điều hành của Phòng Nông
nghiệp và PTNT huyện Bắc Hà – tỉnh Lào Cai
+ Tìm hiểu vị trí việc làm ( theo biên chế được giao) và công việc được
đảm nhiệm của cán bộ công chức viên chức Phòng Nông nghiệp và PTNT
huyện Bắc Hà – tỉnh Lào Cai
- Thông tin chung về Phòng Nông nghiệp và PTNT huyện Bắc Hà – tỉnh
+ Chức năng, nhiệm vụ của Phòng Nông nghiệp và PTNT huyện Bắc Hà
– tỉnh Lào Cai
+ Những công việc của cán bộ Phòng Nông nghiệp và PTNT huyện Bắc
Hà – tỉnh Lào Cai
+Đặc điểm công việc của cán bộ Phòng Nông nghiệp và PTNT huyện
Bắc Hà – tỉnh Lào Cai
- Tìm hiểu hoạt động của cán bộ nông nghiệp trong một năm tại Phòng
Nông nghiệp và PTNT huyện Bắc Hà – tỉnh Lào Cai
- Tìm hiểu được những kết quả đạt được trong sản xuất nông nghiệp của
huyện trong những năm qua? Phòng NN và cán bộ của phòng thể hiện vai trò
của mình như thế nào để đạt được kết quả đó.


4

1.3.2. Phương pháp thực hiện

- Tiếp cận có sự tham gia hướng dẫn của cán bộ Phòng Nông nghiệp và
PTNT huyện Bắc Hà
- Thảo luận, tham vấn cùng cán bộ Phòng Nông nghiệp và PTNT
huyện Bắc Hà
- Thu thập thông tin thứ cấp: Số liệu trong báo cáo tổng kết tình hình
kinh tế xã hội, Tham khảo các tài liệu liên quan đến tình hình kinh tế, xã hội
của Phòng NN huyện nhằm khái quát sự phát triển của cơ sở, những thuận lợi,
khó khăn, hạn chế của cán bộ Phòng NN huyện và những lợi ích mà cơ sở
đem lại cho người dân tại địa bàn. Để từ đó thấy được vai trò, chức năng,
nhiệm vụ của cán bộ Phòng nông nghiệp và PTNT huyện.
- Thu thập thông tin sơ cấp: Số liệu thứ cấp không đủ đáp ứng yêu cầu
nghiên cứu của đề tài nên cần thu thập thêm các số liệu mới. Thông qua
phỏng vấn cán bộ, tiếp xúc tìm hiểu trực tiếp cán bộ nông nghiệp huyện và
tổng hợp tài liệu…
- Quan sát: Quan sát thực tế tác phong làm việc, cách làm việc và xử lí
công việc của các cán bộ Phòng nông nghiệp và PTNT.
- Thống kê mô tả: Là các phương pháp liên quan đến việc thu thập số liệu,
tóm tắt, trình bày, tính toán và mô tả các đặc trưng khác nhau để phản ánh một
cách tổng quát đối tượng nghiên cứu, giúp thu thập, phân tích, suy luận hoặc giải
thích, và biểu diễn các số liệu, đồng thời để mô tả tập dữ liệu đó.

- Tiếp cận có sự tham gia (PTA): còn được gọi là tham gia học và thực
hành, tập hợp nhiều phương pháp và kỹ năng vào sự vận dụng linh hoạt phụ
thuộc vào hoàn cảnh thực tế. Hơn nữa tiếp cận có sự tham gia có tính liên tục
theo thời gian. Phương thức này có khả năng huy động kiến thức của người
học, rút kinh nghiệm từ nhiều nguồn khác nhau, mang lại hiệu quả cao hơn
trong việc chuyển giao kỹ thuật và sáng tạo trong ứng dụng kiến thức, khuyến


5


khích học viên chia sẻ kinh nghiệm và tính sáng tạo, tạo bầu không khí hợp
tác và thân thiện, có khả năng đem lại những thay đổi tích cực và lâu dài.
- Phương pháp so sánh: Sau khi các thông tin được tổng hợp lại, sử
dụng phương pháp này để so sánh về vai trò, chức năng, nhiệm vụ của cán bộ
Phòng nông nghiệp và PTNT được quy định trong luật, thông tư với những
công việc thực hiện được ở thực tế của cán bộ Phòng nông nghiệp và PTNT
để thấy được sự khác biệt, hạn chế từ đó có thể suy ra những biện pháp nhằm
hoàn thiện hơn về chức trách của cán bộ Phòng nông nghiệp và PTNT.
1.4. Thời gian và địa điểm thực tập
- Thời gian: Từ ngày 15 tháng 01 đến ngày 30 tháng 05 năm 2018.
- Địa điểm: Phòng Nông nghiệp và PTNT huyện Bắc Hà, tỉnh Lào Cai
- Địa chỉ: Thị trấn Bắc Hà, Huyện Bắc Hà, tỉnh Lào Cai


6

PHẦN 2
TỔNG QUAN TÀI LIỆU
2.1. Về cơ sở lý luận
Theo thông tư liên tịch của bộ nông nghiệp và phát triển nông thôn
“Hướng dẫn chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của cơ
quan chuyên môn về nông nghiệp và phát triển nông thôn thuộc ủy ban nhân
dân cấp tỉnh, cấp huyện”
Căn cứ Luật Tổ chức Chính quyền địa phương ngày 19/06/2015; Căn
cứ Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật số 80/2015/QH13
ngày 22/6/2015 của Quốc Hội;
Căn cứ Nghị định 37/2014/NĐ-CP ngày 05/5/2014 của Chính phủ quy
định tổ chưc các cơ quan chuyên môn thuộc UBND huyện, quận, thành phố
thuộc tỉnh;

Căn cứ Thông tư liên tịch số 14/2015/TTLT-BNNPTNT-BNV ngày
25/3/2015 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và Bộ Nội vụ hướng
dẫn chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của cơ quan chuyên
môn về nông nghiệp và phát triển nông thôn thuộc Ủy ban nhân dân cấp tỉnh,
cấp huyện;
Căn cứ Quyết định số 976/QĐ-UBND ngày 06/4/2016 của UBND tỉnh
Lào Cai về việc kiểm toàn tổ chức các cơ quan chuyên môn thuộc UBND
huyện, thành phố tỉnh Lào Cai;
Căn cứ văn bản số 2506/HD-UBND ngày 01/6/2016 của UBND tỉnh
Lào Cai về việc hướng dẫn chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức
của Phòng Nông nghiệp và Phát triền nông thôn thuộc UBND các huyện;
Căn cứ Quyết định 43/2010/QĐ-UBND của Ủy ban nhân dân tỉnh Lào
Cai ngày 18 tháng 12 năm 2010 về việc ban hành quy định phân cấp tổ chức,
cán bộ công chức, viên chức nhà nước thuộc UBND tình Lào Cai;


7

Theo đề nghị của Phòng Nội vụ tại Tờ trình số 63/TTr-NV ngày 27 tháng 7
năm 2016 và Phòng tư pháp tại báo cáo số 12/BC-TP ngày 14/7/2016, Điều 1.
Ban hành kèm theo Quyết định này là “ Quy định vị trí. Chức năng, nhiệm vụ,
quyền hạn cơ cấu tổ chức của Phòng Nông nghiệp và Phát
triển nông thôn huyện Bắc Hà’’.
Điều 2. Quyết định này có hiệu lực sau 10 ngày kể từ ngày ký, ban
hành và thay thế Quyết định số 11/2009QĐ-UBND ngày 11 tháng 8 năm 2009
của UBND huyện Bắc Hà về việc ban hành Quy định về vị trí, chức năng,
nhiệm vụ và quyền hạn của phòng Kinh tế huyện Bắc Hà.
Điều 3. Chánh văn phòng HĐND và UBND huyện, Trưởng phòng Nội
vụ, Trưởng phòng Nông nghiệp và phát triển nông thô, Thủ trưởng các cơ
quan, đơn vị có liên quan và cán bộ, công chức phòng Nông nghiệp và phát

triển nông thôn huyện Bắc Hà căn cứ Quyết định thi hành.
2.1.1. Một số khái niệm liên quan đến nội dung thực tập
* Điều 1: Vị trí và chức năng của Phòng Nông nghiệp và PTNT (trích
thông tư liên tịch của bộ nông nghiệp và phát triển nông thôn)
1. Phòng Nông nghiệp và PTNT ở các huyện và Phòng Kinh tế ở các
quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh là cơ quan chuyên môn thuộc UBND
huyện; tham mưu, giúp UBND huyện thực hiện chức năng quản lý nhà nước
ở địa phương về: NN; lâm nghiệp; diêm nghiệp; thuỷ lợi; thuỷ sản; phát triển
nông thôn; phát triển kinh tế hộ; kinh tế trang trại nông thôn; kinh tế hợp tác
xã nông, lâm, ngư, diêm nghiệp gắn với ngành nghề, làng nghề ở nông thôn
và thực hiện một số nhiệm vụ, quyền hạn theo sự uỷ quyền của Uỷ ban nhân
dân cấp huyện và theo quy định của pháp luật, bảo đảm sự thống nhất quản lý
của ngành, lĩnh vực công tác ở địa phương.
2. Phòng Nông nghiệp và PTNT và Phòng Kinh tế có tư cách pháp
nhân, con dấu và tài khoản riêng; chịu sự chỉ đạo, quản lý về tổ chức, biên chế
và công tác của Uỷ ban nhân dân cấp huyện; đồng thời chịu sự chỉ đạo, kiểm


8

tra, hướng dẫn về chuyên môn nghiệp vụ của Sở Nông nghiệp và Phát triển
nông thôn tỉnh Lào Cai.
* Điều 2: Nhiệm vụ và quyền hạn (trích thông tư liên tịch của bộ
nông nghiệp và phát triển nông thôn)
1. Trình UBND huyện ban hành quyết định, chỉ thị; quy hoạch, kế
hoạch dài hạn, 05 năm và hàng năm; chương trình khuyến khích phát triển
nông nghiệp, lâm nghiệp, diêm nghiệp, thuỷ sản, thuỷ lợi và phát triển nông
thôn để Uỷ ban nhân dân huyện trình Hội đồng nhân dân cùng cấp thông qua;
chương trình, biện pháp tổ chức thực hiện các nhiệm vụ cải cách hành chính
thuộc lĩnh vực quản lý nhà nước được giao.

2. Trình Chủ tịch Uỷ ban nhân dân cấp huyện dự thảo các văn bản về
lĩnh vực chuyên ngành nông nghiệp và phát triển nông thôn thuộc thẩm quyền
của Chủ tịch Uỷ ban nhân dân cấp huyện.
3. Tổ chức thực hiện các văn bản quy phạm pháp luật, quy hoạch, kế
hoạch, các quy chuẩn và tiêu chuẩn kỹ thuật chuyên ngành được phê duyệt;
thông tin, tuyên truyền, phổ biến pháp luật về các lĩnh vực thuộc phạm vi lĩnh
vực quản lý được giao theo dõi thi hành pháp luật.
4. Tổ chức thực hiện công tác phát triển sản xuất nông, lâm, ngư
nghiệp; công tác phòng chống, khắc phục hậu quả thiên tai, sâu bệnh, dịch
bệnh trên địa bàn.
5. Tổ chức bảo vệ đê điều, các công trình thuỷ lợi vừa và nhỏ; công
trình nuôi trồng thuỷ sản; công trình cấp, thoát nước nông thôn; công trình
phòng, chống lũ, lụt, bão; quản lý mạng lưới thuỷ nông trên địa bàn theo quy
định của pháp luật.
6. Hướng dẫn chuyên môn, nghiệp vụ đối với Uỷ ban nhân dân cấp xã
trong việc thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn trong lĩnh vực NN, lâm nghiệp,
diêm nghiệp, thuỷ sản, thuỷ lợi và phát triển nông thôn; về thực hiện các biện
pháp chuyển dịch cơ cấu kinh tế, phát triển NN, lâm nghiệp, thuỷ sản, bảo vệ


9

rừng, trồng rừng và khai thác lâm sản; chế biến nông sản, lâm sản, thuỷ sản và
muối, phát triển ngành, nghề, làng nghề nông thôn.
7. Đầu mối phối hợp tổ chức và hướng dẫn thực hiện nội dung liên
quan đến phát triển nông thôn; tổng hợp tình hình, báo cáo Uỷ ban nhân dân
huyện việc xây dựng và phát triển nông thôn trên địa bàn huyện về các lĩnh
vực: phát triển kinh tế hộ, trang trại, kinh tế hợp tác, hợp tác xã nông nghiệp;
phát triển ngành, nghề, làng nghề nông thôn; khai thác và sử dụng nước sạch
nông thôn; chế biến nông sản, lâm sản, thuỷ sản và muối.

8. Thống kê diễn biến đất nông nghiệp, đất lâm nghiệp, đất diêm
nghiệp, mặt nước nuôi trồng thuỷ sản, diễn biến rừng; tổ chức thực hiện các
biện pháp canh tác phù hợp để khai thác và sử dụng hợp lý tài nguyên đất,
nước cho sản xuất nông nghiệp, nuôi trồng thuỷ sản và nghề muối.
9. Quản lý các hoạt động dịch vụ phục vụ phát triển nông nghiệp, lâm
nghiệp, diêm nghiệp, thuỷ sản; vật tư nông lâm nghiệp, phân bón và thức ăn
chăn nuôi, nuôi trồng thuỷ sản trên địa bàn huyện.
10. Tổ chức thực hiện công tác khuyến nông, khuyến lâm, khuyến ngư,
khuyến diêm và các dự án phát triển nông nghiệp, lâm nghiệp, diêm nghiệp,
thuỷ sản, thuỷ lợi và phát triển nông thôn trên địa bàn huyện.
11. Giúp Uỷ ban nhân dân cấp huyện thực hiện và chịu trách nhiệm về
việc thẩm định, đăng ký, cấp các loại giấy phép thuộc phạm vi trách nhiệm và
thẩm quyền của cơ quan chuyên môn theo quy định của pháp luật và theo
phân công của Uỷ ban nhân dân cấp huyện.
12. Giúp Uỷ ban nhân dân cấp huyện quản lý nhà nước đối với tổ chức
kinh tế tập thể, kinh tế tư nhân; hướng dẫn và kiểm tra hoạt động của các hội
và tổ chức phi chính phủ trên địa bàn thuộc các lĩnh vực quản lý của phòng
theo quy định của pháp luật.
13. Phối hợp với các cơ quan liên quan kiểm tra và thanh tra việc thi
hành pháp luật; tham mưu cho Uỷ ban nhân dân cấp huyện giải quyết các


10

tranh chấp, khiếu nại, tố cáo về nông nghiệp, lâm nghiệp, diêm nghiệp, thuỷ
sản, thuỷ lợi và phát triển nông thôn theo quy định của pháp luật.
14. Thực hiện nhiệm vụ thường trực của Ban Chỉ huy phòng, chống lụt,
bão; tìm kiếm cứu nạn; các vấn đề cấp bách trong bảo vệ và phòng cháy, chữa
cháy rừng của huyện theo quy định; đề xuất phương án, biện pháp và tham gia
chỉ đạo việc phòng, chống và khắc phục hậu quả thiên tai về lũ, lụt, bão, sạt,

lở, hạn hán, úng ngập, xâm nhập mặn và dịch bệnh trong sản xuất nông
nghiệp, lâm nghiệp, diêm nghiệp, thuỷ sản trên địa bàn huyện.
15. Thực hiện công tác thông tin, báo cáo định kỳ và đột xuất tình hình
thực hiện nhiệm vụ được giao về các lĩnh vực nông nghiệp, lâm nghiệp, diêm
nghiệp, thuỷ sản, thuỷ lợi và phát triển nông thôn theo quy định của Uỷ ban
nhân dân cấp huyện và Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.
16. Quản lý công chức thuộc phạm vi quản lý của Phòng theo quy định
của pháp luật và theo phân cấp của Ủy ban nhân dân cấp huyện.
17. Thực hiện một số nhiệm vụ khác do Uỷ ban nhân dân cấp huyện,
Chủ tịch Uỷ ban nhân dân cấp huyện giao hoặc theo quy định của pháp luật.
2.1.2. Các văn bản pháp lý liên quan đến nội dung thực tập
* Điều 3: Tổ chức bộ máy và biên chế công chức (Theo thông tư
liên tịch của bộ nông nghiệp và phát triển nông thôn)
1. Phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn hoặc Phòng Kinh tế (sau
đây gọi chung là Phòng) có Trưởng phòng, không quá 03 Phó Trưởng phòng
và các công chức chuyên môn, nghiệp vụ.
a) Trưởng phòng chịu trách nhiệm trước Ủy ban nhân dân, Chủ tịch Ủy
ban nhân dân cấp huyện và trước pháp luật về thực hiện chức năng, nhiệm vụ,
quyền hạn của Phòng; có trách nhiệm báo cáo công tác trước Hội đồng nhân
dân và Ủy ban nhân dân cấp huyện khi được yêu cầu; phối hợp với người
đứng đầu cơ quan chuyên môn, tổ chức chính trị - xã hội cấp huyện giải quyết
những vấn đề liên quan đến chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của Phòng;


11

b) Phó Trưởng phòng giúp Trưởng phòng chỉ đạo một số mặt công tác
và chịu trách nhiệm trước Trưởng phòng về nhiệm vụ được phân công. Khi
trưởng phòng vắng mặt, một Phó trưởng phòng được Trưởng phòng ủy nhiệm
điều hành hoạt động của Phòng;

c) Việc bổ nhiệm Trưởng phòng do Chủ tịch Uỷ ban nhân dân cấp
huyện quyết định theo tiêu chuẩn chức danh do Giám đốc Sở Nông nghiệp và
Phát triển nông thôn trình Ủy ban nhân dân cấp tỉnh ban hành và theo quy
định của pháp luật. Việc miễn nhiệm, điều động, luân chuyển, khen thưởng,
kỷ luật, cho từ chức, nghỉ hưu và thực hiện chế độ, chính sách đối với Trưởng
phòng và Phó Trưởng phòng do Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện quyết
định theo quy định của pháp luật.
2. Công chức chuyên môn, nghiệp vụ làm công tác quản lý nông nghiệp
và phát triển nông thôn trên địa bàn cấp huyện được bố trí phù hợp với vị trí
việc làm được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt theo các lĩnh vực trồng trọt
và bảo vệ thực vật, chăn nuôi và thú y, lâm nghiệp, thủy sản, thủy lợi, phát
triển nông thôn, quản lý chất lượng và an toàn thực phẩm nông sản.
3. Biên chế công chức của Phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn
hoặc Phòng Kinh tế do Chủ tịch Uỷ ban nhân dân cấp huyện quyết định trong
tổng biên chế công chức của huyện được UBND tỉnh giao.
* Điều 4: Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương
2. Quy định cụ thể chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn, cơ cấu tổ chức của
Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn theo hướng dẫn của Thông tư liên
tịch này và văn bản pháp luật có liên quan; hướng dẫn Ủy ban nhân dân cấp
huyện quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của Phòng Nông nghiệp và
Phát triển nông thôn, Phòng Kinh tế.
* Điều 5: Hiệu lực và trách nhiệm thi hành
1. Thông tư này có hiệu lực kể từ ngày 11 tháng 5 năm 2015, thay thế
Thông tư liên tịch số 61/2008/TTLT-BNN -BNV ngày 15/5/2008 của Bộ


12

Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và Bộ Nội vụ Hướng dẫn chức năng,
nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của cơ quan chuyên môn thuộc Uỷ

ban nhân dân cấp tỉnh, cấp huyện và nhiệm vụ quản lý nhà nước của Uỷ ban
nhân dân cấp xã về nông nghiệp và phát triển nông thôn; thay thế các nội
dung liên quan của các Thông tư Liên tịch và Thông tư: số 37/2011/TTLTBNNPTNT-BNV ngày 23/5/2011 Hướng dẫn chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn
và cơ cấu tổ chức của Chi cục Thú y trực thuộc Sở Nông nghiệp và Phát triển
nông thôn; số 31/2009/TTLT-BNNPTNT-BNV ngày 05/06/2009 Hướng dẫn
chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn, tổ chức và biên chế của Chi cục Quản lý
Chất lượng Nông lâm sản và Thủy sản trực thuộc Sở Nông nghiệp và Phát
triển nông thôn; số 22/2007/TTLT-BNN-BNV ngày 27/3/2007 Hướng dẫn về
nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Kiểm lâm ở địa phương; Thông tư
số02/2011/TT-BNNPTNT ngày 21/01/2011 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển
nông thôn Hướng dẫn nhiệm vụ quản lý nhà nước về chăn nuôi và các quy
định trước đây của Liên Bộ: Nội vụ, Nông nghiệp và Phát triển nông thôn trái
với Thông tư Liên tịch này.
2.2. Cơ sở thực tiễn
2.2.1. Kinh nghiệm của các địa phương khác
Hưng Yên là một tỉnh có ngành nông nghiệp phát triển và có rất nhiều
lợi thế để phát triển ngành này như: Ví trí thuận lợi nằm giáp thành phố Hà
Nội, nằm trong tam giác phát triển Bắc Bộ là Hà Nội – Quảng Ninh –Hải
Phòng. Ngoài ra tỉnh còn có nhiều lợi thế trong việc tiếp cận khoa học kỹ
thuật hiện đại. Không chỉ người dân mà cán bộ tỉnh cũng tiếp cận với rất
nhiều khoa học, cách thức quản lý nền kinh tế
Trường đại học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học kinh
tế thị trường không ngừng nâng cao năng lực qua việc học hỏi kinh nghiệm,
thông qua tập huấn, đào tạo ngắn hạn.


13

2.2.2. Bài học kinh nghiệm từ các địa phương
Từ những kinh nghiệm của địa phương khác cho ta rút ra được một số

kinh nghiệm như: Thực hiện tiêu chuẩn hóa các chức danh cán bộ NN có ý
nghĩa rất quan trọng để bố trí, sử dụng cán bộ NN một cách đúng đắn và chính
xác, là căn cứ để xây dựng quy hoạch, kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng, luân
chuyển và thực hiện chính sách đối với cán bộ, đồng thời cũng là mục tiêu để
mỗi cán bộ phấn đấu, rèn luyện và tự hoàn thiện bản thân. Tiếp tục thực hiện
luân chuyển cán bộ, nhằm đáp ứng từng bước khắc phục tình trạng khép kín,
cục bộ địa phương. Việc thực hiện điều động, luân chuyển lãnh đạo các
phòng, ban của huyện về giữ các chức danh chủ chốt ở Phòng NN có tình
hình phức tạp, yếu kém để củng cố hoạt động của hệ thống chính trị ở cơ sở,
đồng thời luân chuyển cán bộ từ Phòng lên Sở nhằm kết hợp, đào tạo, bồi
dưỡng cán bộ Phòng NN dự nguồn các chức danh chủ chốt ở cơ sở.Công tác
đào tạo, bồi dưỡng cán bộ Phòng NN phải được quan tâm thường xuyên, đúng
mực. Không chỉ trình độ chuyên môn, trình độ lý luận chính trị mà cả những
kỹ năng cần thiết của cán bộ NN trong thực thi công vụ, kỹ năng giao tiếp,
tiếp đón công dân, sự tự tin, mạnh dạn trong các cuộc họp. Cử cán bộ NN
tham dự các khóa học dài hạn, tập trung ở các cơ sở đào tạo chuyên ngành.Thị
xã phối hợp với các Trung tâm Bồi dưỡng chính trị, tuy nhiên đào tạo, bồi
dưỡng cần chú trọng vào nội dung, phương pháp đào tạo.


14

PHẦN 3
KẾT QUẢ THỰC TẬP
3.1. Khái quát về cơ sở thực tập
- Thông tin chung về Phòng Nông nghiệp và PTNT huyện Bắc Hà –
tỉnh Lào Cai
Bảng 3.1: Nguồn nhân lực của Phòng Nông nghiệp
và PTNT huyện Bắc Hà – tỉnh Lào Cai
Giới

STT

Họ và tên

Chức danh

Tuổi

tính

Chuyên
môn,
nghiệp vụ
(bằng

Số năm công
tác

cấp)
1

Nguyễn Xuân Giang

Trưởng phòng

41

Nam

Kỹ Sư


19 năm 6 tháng

2

Nguyễn Tiến Hồng

Phó trưởng phòng

50

Nam

Cử nhân

27 năm 3 tháng

3

Vũ Ngọc Thiện

Phó trưởng phòng

37

Nam

Cử Nhân

13 năm 9 tháng


4

Lục Thị Khau

Công chức

55

Nữ

Kỹ sư

29 năm 5 tháng

5

Phùng Đức Toản

Công chức

36

Nam

Kỹ sư

11 năm

6


Nguyễn Xuân Nghĩa

Công chức

38

Nam

Kỹ Sư

14 năm 3 tháng

7

Đinh Văn Xuyền

Công chức

33

Nam

Kỹ Sư

9 năm

8

Bùi Thị Minh Huệ


Công chức

40

Nữ

Kỹ Sư

15 năm 6 tháng

9

Phạm Thị Kim Anh

Công chức

35

Nữ

Cử nhân

10 năm 4 tháng

10

Bùi Thị Hải Yến

Công chức


36

Nữ

Cử nhân

9 năm 6 tháng

11

Hoàng Quốc Dân

Viên chức

36

Nam

Kỹ Sư

11 năm

12

Đỗ Thanh Hằng

Viên chức

27


Nữ

Cử nhân

4 năm 6 tháng

(Nguồn: Phòng NN và PTNT huyện Bắc Hà)


15

Bảng 3.2: Danh mục vị trí việc làm của Phòng Nông nghiệp và PTNT
TT

Vị trí việc làm
(theo biên chế

Công việc đảm nhiệm

được giao)
I Vị trí việc làm thuộc nhóm công việc lãnh đạo, quản lý, điều hành
-Phụ trách chung và ký ban hành các văn bản, chịu trách
nhiệm trước thường trực Huyện ủy – HĐND-UBND huyện
Bắc Hà về hoạt động của Phòng; Lãnh, chỉ đạo, quyết định
và điều hành các hoạt động của phòng theo thậm quyền được
sự phân công.
Trưởng phòng:
1


Nguyễn Xuân Giang

-Phân công nhiệm vụ cụ thể cho các phó trưởng phòng và
cán bộ công chức, viên chức.
-Trực tiếp phụ trách, chỉ đạo công tác tổ chức cán bộ; Tài
chính; Kế hoạch; Quy hoạch; Thi đua khen thưởng, kỷ luật;
các chương trình dự án do Phòng làm chủ đầu tư; Chỉ đạo
công tác Đảng và đoàn thể; Công tác đối ngoại; Chương
trình Mục tiêu quốc gia xây dựng Nông thôn mới; Cải cách
thủ tục hành chính;
-Trực tiếp phụ trách lĩnh vực phát triển sản xuất Nông,
Lâm nghiệp, chăn nuôi thủy sản; Các dự án về Nông, Lâm

2

Phó Trưởng phòng:
Nguyễn Tiến Hồng

nghiệp; Hoa, rau công nghệ cao; Ngành nghề nông thôn,
kinh tế tập thể; Khoa học công nghệ lĩnh vực Nông nghiệp.
-Phụ trách các hoạt động công đoàn cơ quan; Nghị quyết
cấp ủy.
-Phụ trách lĩnh vực, Thủy lợi, nước sách và vệ sinh môi
trường nông thôn; Công ttác phòng chống lụt bão &TKCN,

Phó Trưởng phòng:
3

Vũ Ngọc Thiện


sắp xếp dân cư; Lĩnh vực xây dựng cơ bản của phòng; Công
tác quản lý các công trình sau đầu tư; Quản lý chất lượng
Nông lâm thủy sản,vật tư nông nghiệp của ngành;
-Trưởng ban quản lý dự án chè.
-Được ủy quyền chủ tài khoản thứ 2.

II
1
2

Vị trí việc làm thuộc nhóm công việc hoạt động chuyên môn, nghiệp vụ
Công chức;
Lục Thị Khau
Công chức:

-Phụ trách lĩnh vực trồng trọt sản xuất cây lúa; Công tác
Đảng, công đoàn, Công tác thi đua khen thưởng của phòng,
Phụ trách công tác nữ cồng của phòng, Nghị quyết chi bộ.
-Phụ trách lĩnh vực lâm nghiệp, cấp phép khai thác rừng.


16
Phùng Đức Toản

Công tác phòng chống thiện tai & TKCN; sắp xếp dân cư;
Ngành nghề nông thôn; Kinh tế tập thế; Trực tiếp phụ trách
chương trình cây ăn quả; Tổng hợp báo cáo thực hiện cá
chương trình, dự án.

Công Chức:

3

Nguyễn Xuân Nghĩa

-Phụ trách lĩnh vực chăn nuôi - thủy sản; Trực tiếp phụ
trách phát triển cây rau trên địa bàn; Xây dựng, thậm định
các dự án, phương án phát triển nông nghiệp, chăn nuôi trên
địa bàn; Công tác phòng chống dịch bệnh cây trồng vật nuôi;
Công tác đối ngoại.
-Phụ trách lĩnh vực Hợp tác xã - kinh tế tập thể, chương
trình nước sạch, vệ sinh môi trường nông thôn, Lĩnh vực xây

4

Công chức:

dự cơ bản của phòng; Thận đinh, thậm tra hồ sơ, dự

Bùi Thị Hải Yến

án,BCKTKT trong lĩnh vực phòng được giao quản lý thực
hiện; Công tác quản lý các công trình sau đầu tư; Phụ trách
công văn đi, đến, văn thư, lưu trữ, cải cách hành chính cơ quan.

Công chức:
5

Phạm Thị Kim Anh

Phụ trách lĩnh vực trồng trọt, sản xuất rau trên địa bàn

huyện; Xây dựng kế hoạch năm của phòng ; theo dõi đánh
giá năng suất sản lượng lĩnh vực sản xuất nông ngiệp; báo
cáo tuần, tháng, quý, năm, báo cáo chuyên đề.

III

Vị trí việc làm thuộc nhóm công việc hoạt động chuyên môn của Văn phòng
điều phối chương trình xây dựng Nông thôn mới

1

Trưởng phòng:
Nguyên Xuân Giang

2

Công chức:
Đinh Văn Xuyền

III
1
IV

Tham mưu lĩnh vực Nông Thôn mới, hoạt động theo
quy chế của văn phòng điều phối

Vị trí việc làm thuộc nhóm công việc hỗ trợ, phục vụ
Công chức:
Bùi Thị Minh Huệ


Phụ trách công tác tài chính Kế toán hành chính của phòng
và thanh quyết toán các nguồn vốn các chương trình, dự án,
nguồn vốn đầu tư do phòng thực hiện; Nghị quyết cơ quan.

Vị trí việc làm của Tổ Khuyến nông chè Sở Nông nghiệp và PTNT

1

Viên chức:
Hoàng Quốc Dân

Tham mưu, hỗ trợ và phối hợp với Phòng Nông nghiệp
và PTNT, trạm khuyến nông huyện trong việc xây dựng kế

2

Viên chức:
Đỗ Thanh Hằng

hoạch, triển khai thực hiện nhiệm vụ phát triển vùng chè trên
địa bàn.

(Nguồn: Phòng NN và PTNT huyện Bắc Hà)


17

3.1.1 Điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội của huyện Bắc Hà
- Bắc Hà là huyện vùng cao, nằm ở phía Đông Bắc của tỉnh Lào Cai,
cách Thành phố Lào Cai 70 km, có tọa độ địa lý từ 22019’ đến 22024’ vĩ độ

Bắc và 10409’ đến 104028’ kinh độ Đông.
+ Phía Bắc giáp huyện Si Ma Cai, tỉnh Lào Cai. +
Phía Nam giáp huyện Bảo Thắng, tỉnh Lào Cai. +
Phía Đông giáp huyện Xí Mần, tỉnh Hà Giang.

+ Phía Tây giáp huyện Mường khương, tỉnh Lào Cai.
- Tổng diện tích tự nhiên của huyện là 68.331,68 ha, trong đó nhóm đất
nông nghiệp là: 44.653,34 ha, nhóm đất phi nông nghiệp có 3.108,71 ha, và
nhóm đất chưa sử dụng có 20.569,63 ha.
- Huyện Bắc Hà gồm 21 đơn vị hành chính (20 xã và 01 thị trấn).
- Bắc Hà có 12.728 hộ gia đình với tổng Dân số trung bình là 60.016
người, trung bình 4,71 người/hộ. Tốc độ tăng dân số tự nhiên là 1,76%.
- Bắc Hà có 14 dân tộc anh em chung sống, trong đó dân tộc thiểu số
chiếm tới trên 80% (dân tộc Mông 44%, dân tộc Tày 11%, dân tộc Dao 14%,
còn lại các dân tộc khác) So với các huyện, thành phố khác trong tỉnh Lào
Cai, Đây là huyện có trình độ văn hóa và trình độ tay nghề của người lao động
thấp, Lực lượng lao động chưa qua đào tạo có 24.735 người, (chiếm 81,99%
tổng số khẩu Lao động) Trình độ của người lao động còn hạn chế kéo theo ý
thức tổ chức kỷ luật trong lao động chưa cao, năng suất và hiệu quả lao động
thấp, chưa đáp ứng được nhu cầu về hiểu biết và áp dụng công nghệ tiên tiến
hiện nay.
- Bắc Hà thuộc cao nguyên đá vôi gồm nhiều dãy núi nằm kề nhau chạy
theo hướng Bắc Nam, đan xen là những lòng chảo nhỏ hẹp, những khe vực,
suối, song làm cho địa hình Bắc Hà trở nên đa dạng. Địa hình huyện Bắc Hà
được phân bố thành 3 vùng khác nhau, cụ thể la:
+ Vùng Thấp (hạ huyện) có độ cao từ 116 - 600m so với nước biển,
mang đặc trưng của khí hậu nhiệt đới, thuận lợi cho việc phát triển cho cây
lương thực, cây công nghiệp.



18

+ Vùng trung, có độ cao từ 600 - 1.000m so với nước biển, mang tính
chất á nhiệt đới, mát mẻ vào mùa hè, lạnh và khô về mùa đông, thuận loại cho
các cây ăn quả như: Mận, Lê, Chè tuyết Shan… và phát triển du lịch sinh thái,
khu nghỉ mát, điều dưỡng.
+ Vùng cao (thượng huyện), có độ cao từ 1.000 – 1.800m so với mực
nước biển, mang nhiều đặc điểm khí hậu ôn đới, mát mẻ về mùa hè, khô lạnh về
mùa đông, thích hợp với du lịch nghỉ mát, leo núi và trồng các loài cây ôn đới.

- Độ dốc trung bình của địa hình là 24 0-280. Địa thế có dạng hình chóp,
đỉnh là khu Lùng Phình, dốc dần ra sông chảy, theo hướng Bắc Nam. Hiện
tượng cátx-tơ xảy ra tạo thành các hố sâu, các khe suối ngầm, tạo địa thế núi
non càng thêm hiểm.
3.1.2. Khí hậu, thời tiết
- Bắc Hà có khí hậu phân mùa, độ ẩm không khì trung bình 75-80%, cao nhất
đến 90%. Khí hậu chia là 2 mùa rõ rệt mùa mưa từ tháng 4 đến tháng 9, chiếm 80%
lượng mưa cả năm, mùa khô từ tháng 10 đến tháng 3 năm sau, lượng mưa chiếm
20%. Vào mùa khô có thời kỳ cả tháng không có mưa, trời ít nắng, có sương mù.
0

Lượng mưa trung bình năm từ 1.650 – 1.850mm. nhiệt độ trung bình năm 18,7 C,
0

0

0

nhiệt độ cao nhất 34 C, thất nhất 3 C, cá biệt có những năm xuống dưới -1 C. ở Bác
Hà hay xuất hiện sương muối và băng giá vào tháng 11, lốc xoáy vào các tháng 3 và

tháng 4, những hiện tượng thời tiết trên gây ảnh hưởng xấu đến sản xuất nông lâm
nghiệp , nhất là thời kỳ gieo trồng và thu hoạch.
- Do địa hình chia cắt mạnh, độ cao chênh lệnh lớn, dẫn đến khí hậu Bắc Hà
có thể chia ra 3 tiểu vùng khí hậu khác nhau:
+ Vùng thượng huyện: Mang nhiều đặc điểm khí hậu ôn đới, mát mẻ về mùa
Hè, không lạnh về mùa đông, thích hợp với du lịch nghỉ mát, leo núi và trồng các
loài cây ôn đối.
+ Vùng trung huyện: Mang tính chất á nhiệt đới, mát mẻ vào mùa Hè, lạnh
và khô vào mùa Đông, thuận lợi cho gieo trồng các loại cây ăn quả như: Mân, Lê
Chè Tuyết Shan… và phát triển du lịch sinh thái, khu nghỉ mát, điều dưỡng.


×