Tải bản đầy đủ (.doc) (137 trang)

Phân tích và dự báo tài chính công ty cổ phần điện lực dầu khí nhơn trạch 2

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.35 MB, 137 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ
---------------------

NGUYỄN QUỲNH TRANG

PHÂN TÍCH VÀ DỰ BÁO TÀI CHÍNHCÔNG TY
CỔ PHẦN ĐIỆN LỰC DẦU KHÍ NHƠN TRẠCH 2

LUẬN VĂN THẠC SĨ TÀI CHÍNH NGÂN HÀNG
CHƢƠNG TRÌNH ĐỊNH HƢỚNG NGHIÊN CỨU

Hà Nội - 2017


ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ
---------------------

NGUYỄN QUỲNH TRANG

PHÂN TÍCH VÀ DỰ BÁO TÀI CHÍNH CÔNG TY
CỔ PHẦN ĐIỆN LỰC DẦU KHÍ NHƠN TRẠCH 2
Chuyên ngành: Tài chính - Ngân hàng
Mã số: 60340201

LUẬN VĂN THẠC SĨ TÀI CHÍNH NGÂN HÀNG
CHƢƠNG TRÌNH ĐỊNH HƢỚNG NGHIÊN CỨU

NGƢỜI HƢỚNG DẪN KHOA HỌC: TS. NGUYỄN THỊ PHƢƠNG DUNG
XÁC NHẬN CỦA


CÁN BỘ HƯỚNG DẪN

XÁC NHẬN CỦA CHỦ TỊCH
HỘI ĐỒNG CHẤM LUẬN VĂN

Hà Nội - 2017


LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan luận văn này là công trình nghiên cứu khoa học độc lập của
riêng tôi, chưa công bố tại bất cứ nơi nào. Các số liệu, kết quả đưa ra trong luận
văn là trung thực và có nguồn gốc rõ ràng.
Tôi xin chịu mọi trách nhiệm về lời cam đoan của mình./.
Tác giả luận văn

Nguyễn Quỳnh Trang


LỜI CẢM ƠN
Tôi xin chân thành cảm ơn Quý thầy cô, Giảng viên Trường Đại học Kinh tế
- Đại học Quốc gia Hà Nội đã tận tình giảng dạy và hướng dẫn cho tôi nhiều kiến
thức bổ ích trong suốt thời gian học tập theo chương trình đào tạo sau đại học.
Đặc biệt, tôi xin dành lời cảm ơn sâu sắc tới TS. Nguyễn Thị Phƣơng Dung,

người đã tận tình hướng dẫn tôi hoàn thành luận văn tốt nghiệp này. Ngoài ra, tôi
xin trân trọng cảm ơn các thầy cô trong Hội đồng chấm kết quả nghiên cứu sơ bộ,
các thầy cô trong Hội đồng chấm luận văn thạc sĩ đã có những nhận xét thiết thực
giúp cho bài luận văn của tôi thêm hoàn chỉnh.
Tôi cũng xin cảm ơn đến các Giáo sư, các nhà nghiên cứu đã có những công
trình nghiên cứu trong cùng lĩnh vực giúp cho tôi có tư liệu tham khảo để hoàn

thành luận văn.
Cuối cùng, tôi xin bày tỏ lời cảm ơn tới Ban Lãnh đạo, các cán bộ, nhân viên
tại Công ty Cổ phần Điện lực Dầu khí Nhơn Trạch 2 và Tổng công ty Điện lực
Dầu khí Việt Nam đã hỗ trợ và cung cấp các thông tin, tài liệu cho tôi thực hiện
đề tài luận văn này./.
Hà Nội, ngày 31 tháng 01 năm2018
Tác giả luận văn

Nguyễn Quỳnh Trang


MỤC LỤC
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT.................................................................... i
DANH MỤC CÁC BẢNG.................................................................................... ii
DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ............................................................................... v
DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ.............................................................................. vi
MỞ ĐẦU................................................................................................................ 1
1. Tính cấp thiết của đề tài.................................................................................... 1
2. Mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu.................................................................... 2
2.1. Mục tiêu nghiên cứu.................................................................................. 2
2.2. Nhiệm vụ nghiên cứu................................................................................. 2
3. Câu hỏi nghiên cứu........................................................................................... 2
4. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu.................................................................... 2
5. Kết cấu luận văn................................................................................................ 3
CHƢƠNG 1: TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU VÀ CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ
PHÂN TÍCH TÀI CHÍNH VÀ DỰ BÁO TÀI CHÍNH DOANH NGHIỆP......4
1.1. Tổng quan tình hình nghiên cứu................................................................... 4
1.1.1. Những nghiên cứu lý luận chung về phân tích TCDN............................4
1.1.3. Những nghiên cứu liên quan thực tiễn phân tích và dự báo tài chính tại
doanh nghiệp.................................................................................................... 5

1.2. Cơ sở lý luận về phân tích tài chính.............................................................. 7
1.2.1. Khái niệm và mục tiêu phân tích tài chính.............................................. 7
1.2.2. Cơ sở dữ liệu phục vụ phân tích tài chính............................................... 9
1.2.3. Quy trình phân tích tài chính................................................................ 10
1.2.4. Nội dung phân tích tài chính................................................................. 11
1.3. Cơ sở lý luận về dự báo tài chính................................................................ 24
1.3.1. Khái niệm và ý nghĩa của dự báo tài chính........................................... 24
1.3.2. Cơ sở dự báo tài chính.......................................................................... 25
1.3.3. Quy trình dự báo tài chính.................................................................... 26


1.3.4. Các phương pháp dự báo tài chính phổ biến......................................... 26
CHƢƠNG 2: PHƢƠNG PHÁP VÀ THIẾT KẾ NGHIÊN CỨU..................32
2.1. Quy trình nghiên cứu................................................................................... 32
2.2. Nguồn dữ liệu nghiên cứu............................................................................ 32
2.3. Phƣơng pháp nghiên cứu............................................................................ 33
2.3.1. Phương pháp thu thập dữ liệu............................................................... 33
2.3.2. Phương pháp xử lý dữ liệu.................................................................... 34
CHƢƠNG 3: PHÂN TÍCH VÀ DỰ BÁO TÀI CHÍNH CÔNG TY CỔ PHẦN
ĐIỆN LỰC DẦU KHÍ NHƠN TRẠCH 2.......................................................... 39
3.1. Tổng quan về Công ty Cổ phần Điện lực Dầu khí Nhơn Trạch 2.............39
3.1.1. Giới thiệu chung................................................................................... 39
3.1.2. Lịch sử hình thành và phát triển........................................................... 39
3.1.3. Cơ cấu tổ chức...................................................................................... 39
3.1.4. Cơ cấu cổ đông..................................................................................... 40
3.2. Phân tích tình hình tài chính của PV Power NT2 giai đoạn 2012-2016. . .40
3.2.1. Phân tích tình hình và kết quả hoạt động kinh doanh...........................40
3.2.2. Phân tích khái quát tình hình tài chính qua các mối quan hệ trên Bảng
cân đối kế toán................................................................................................ 57
3.2.3. Phân tích các tỷ số tài chính................................................................. 65

3.2.4. Phân tích lưu chuyển tiền tệ.................................................................. 78
3.3. Đánh giá tình hình tài chính của PV Power NT2....................................... 81
3.3.1. Điểm mạnh........................................................................................... 81
3.3.2. Điểm yếu.............................................................................................. 82
3.4. Dự báo báo cáo tài chính PV Power NT2 giai đoạn 2017-2020.................85
3.4.1. Dự báo báo cáo kết quả hoạt dộng sản xuất kinh doanh.......................85
3.3.2. Dự báo bảng cân đối kế toán................................................................ 94
3.3.3. Dự báo báo cáo lưu chuyển tiền tệ........................................................ 96
3.3.4. Các tỷ số tài chính dự kiến................................................................... 97


CHƢƠNG 4: MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM CẢI THIỆN TÌNH HÌNH
TÀI CHÍNH CỦA PV POWER NT2............................................................... 100
4.1. Định hƣớng phát triển và các mục tiêu giai đoạn 2017-2020................. 100
4.2. Một số giải pháp nhằm cải thiện tình hình tài chính của Công ty Cổ phần
Điện lực Dầu khí Nhơn Trạch 2 trong thời gian tới........................................ 101
4.2.1. Các giải pháp ngắn hạn....................................................................... 101
4.2.2. Các giải pháp dài hạn.......................................................................... 110
4.3. Kiến nghị đối với các bên liên quan.......................................................... 113
4.3.1. Kiến nghị với Chính phủ..................................................................... 113
4.3.2. Kiến nghị với Tập đoàn Dầu khí Việt Nam......................................... 114
KẾT LUẬN........................................................................................................ 115
TÀI LIỆU THAM KHẢO................................................................................. 116
Phụ lục 1: Mối quan hệ giữa các chỉ tiêu báo cáo kết quả kinh doanh với doanh
thu thuần từ bán hàng và cung cấp dịch vụ của PV Power NT2
Phụ lục 2: Mối quan hệ giữa các chỉ tiêu bảng cân đối kế toán với doanh thu
thuần từ bán hàng và cung cấp dịch vụ của PV Power NT2


DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT

Stt
1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
11
12
13

Ký hiệu
BCTC
TCDN
SXKD
TSCĐ
VLĐ
CĐKT
EBIT
ROA
ROE
FCFF
FCFE
VCGM
Pc


14

Pm

15
16
17
18
19
20
21
22
23
24
25

Qc
Qm
FMP
CAN
SMP
α
EVN
EVN EPTC
PV Power
PV Power NT2
PV Gas

Nguyên nghĩa
Báo cáo tài chính

Tài chính doanh nghiệp
Sản xuất kinh doanh
Tài sản cố định
Vốn lưu động
Cân đối kế toán
Lợi nhuận trước thuế và lãi vay
Tỷ sốlợi nhuận trên tài sản
Tỷ sốlợi nhuận trên vốn chủ sở hữu
Dòng tiền tự do cho doanh nghiệp
Dòng tiền tự do cho chủ sở hữu
Thị trường phát điện cạnh tranh
Đơn giá bán điện quy định trong Hợp đồng mua bán
điện giữa nhà máy điện và EVN
Đơn giá bán điện thanh toán theo giá chào khớp trên thị
trường
Sản lượng điện thanh toán theo giá hợp đồng
Sản lượng điện thanh toán theo giá thị trường
Giá thị trường toàn phần
Giá công suất
Giá điện năng thị trường giao ngay
Tỷ lệ sản lượng điện thanh toán theo giá hợp đồng
Tập đoàn Điện lực Việt Nam
Công ty Mua bán điện
Tổng công ty Điện lực Dầu khí Việ Nam
Công ty Điện lực Dầu khí Nhơn Trạch 2
Tổng công ty Khí Việt Nam

i



DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng
Bảng 1.1
Bảng 1.2
Bảng 3.1
Bảng 3.2
Bảng 3.3
Bảng 3.4
Bảng 3.5
Bảng 3.6
Bảng 3.7
Bảng 3.8
Bảng 3.9
Bảng 3.10
Bảng 3.11
Bảng 3.12
Bảng 3.13
Bảng 3.14
Bảng 3.15
Bảng 3.16
Bảng 3.17
Bảng 3.18
Bảng 3.19
Bảng 3.20
Bảng 3.21
Bảng 3.22
Bảng 3.23

Nội dung
Các chủ thể và mục tiêu, ý nghĩa phân tích tài chính

Các chỉ tiêu phản ánh mối quan hệ trên bảng cân đối kế
toán
Kết quả dự báo nhu cầu điện toàn quốc đến năm 2030
Báo cáo khuynh hướng thay đổi kết quả kinh doanh so với
năm gốc của PV Power NT2
Báo cáo kết quả kinh doanh dạng so sánh ngang của PV
Power NT2
Lợi nhuận sau thuế ngành điện
Báo cáo kết quả kinh doanh đồng quy mô doanh thu
Cơ cấu doanh thu của PV Power NT2
Cơ cấu chi phí sản xuất, kinh doanh theo yếu tố
Bình quân chi phí sản xuất trên một đơn vị sản phẩm
Chi phí tài chính của PV Power NT2 giai đoạn 2012-2016
Doanh thu hoạt động tài chính của PV Power NT2 giai
đoạn 2012-2016
Tỷ lệ chi phí quản lý doanh nghiệp trên doanh thu thuần
ngành điện
Xu hướng biến động tài sản của PV Power NT2
Phân tích đồng quy mô tài sản của PV Power NT2
Xu hướng biến động nguồn vốn của PV Power NT2
Phân tích đồng quy mô nguồn vốn của PV Power NT2
Các chỉ tiêu thể hiện mối quan hệ trên bảng cân đối kế
toán của PV Power NT2
Các tỷ số thanh khoản của PV Power NT2
Cơ cấu nợ ngắn hạn của PV Power NT2
Cơ cấu tài sản ngắn hạn của PV Power NT2
Tỷ số thanh toán ngắn hạn ngành điện
Tỷ số thanh toán nhanh ngành điện
Tỷ số thanh toán nhanh ngành điện
Các tỷ số quản lý tài sản của PV Power NT2


ii

Trang
8
17
41
44
45
46
47
48
51
51
52
53
54
57
58
60
61
62
64
65
66
66
67
67
68



Bảng
Bảng 3.24
Bảng 3.25
Bảng 3.26
Bảng 3.27
Bảng 3.28
Bảng 3.29
Bảng 3.30
Bảng 3.31
Bảng 3.32
Bảng 3.33
Bảng 3.34
Bảng 3.35
Bảng 3.36
Bảng 3.37
Bảng 3.38
Bảng 3.39
Bảng 3.40
Bảng 3.41
Bảng 3.42
Bảng 3.43
Bảng 3.44
Bảng 3.45
Bảng 3.46
Bảng 3.47
Bảng 3.48
Bảng 3.49
Bảng 3.50
Bảng 3.51

Bảng 3.52
Bảng 3.53

Nội dung
Giá vốn hàng bán và Hàng tồn kho bình quân
Vòng quay hàng tồn kho ngành điện
Kỳ thu tiền ngành điện
Hiệu suất sử dụng tài sản cố định ngành điện
Các tỷ số quản lý nợ của PV Power NT2
Tỷ số nợ trên tổng tài sản ngành điện
Tỷ số nợ trên vốn chủ sở hữu ngành điện
Các tỷ số khả năng sinh lợi của PV Power NT2
Tỷ số lợi nhuận gộp trên doanh thu ngành điện
ROA ngành điện
ROE ngành điện
Mức độ ảnh hưởng từng nhân tố tới ROE của PV Power
NT2
Phân tích Dupont ngành điện
Các tỷ số giá trị thị trường của PV Power NT2
P/E ngành điện
Báo cáo lưu chuyển tiền tệ của PV Power NT2
FCFF và FCFE của PV Power NT2
Tổng hợp sản lượng điện và thời gian ngừng máy cho bảo
dưỡng sửa chữa tại NMĐ Nhơn Trạch 2
Kế hoạch bảo dưỡng sửa chữa và dự báo sản lượng điện
Dự báo giá dầu HFO trung bình giai đoạn 2017-2020
Dự báo cước phí vận chuyển khí giai đoạn 2017-2020
Dự báo giá khí bán cho NMĐ Nhơn Trạch 2
Dự báo biến động USD/VND của IMF
Dự báo biến động USD/VND của Trade Economics

Dự báo biến động USD/VND giai đoạn 2017-2020
Dự báo Pc giai đoạn 2017-2020
Dự báo Pm giai đoạn 2017-2020
Thống kê α công bố và α thực tế giai đoạn 2012-2014
Dự báo doanh thu bán điện giai đoạn 2017-2020 của PV
Power NT2
Trị số doanh thu thuần từ bán hàng và cung cấp dịch vụ

iii

Trang
69
69
70
71
71
71
72
73
73
74
75
75
76
77
77
78
79
85
86

87
87
88
88
88
89
89
90
90
91
91


Bảng
Bảng 3.54
Bảng 3.55
Bảng 3.56
Bảng 3.57
Bảng 3.58
Bảng 3.59
Bảng 3.60
Bảng 3.61
Bảng 4.1

Nội dung
dự báo
Dự báo chi phí tài chính giai đoạn 2017-2020
Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh dự báo
Dự báo vay và nợ thuê tài chính ngắn hạn, dài hạn năm
2017

Dự báo vay và nợ thuê tài chính ngắn hạn, dài hạn năm
2018-2019
Dự báo vay và nợ thuê tài chính ngắn hạn, dài hạn năm
2020
Bảng cân đối kế toán dự báo
Báo cáo lưu chuyển tiền tệ dự báo
Các tỷ số tài chính dự kiến
Các dự án thuộc Trung tâm điện lực Dầu khí Nhơn Trạch

iv

Trang
92
92
93
93
94
94
95
96
111


DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ
Hình
Hình 1.1
Hình 1.2
Hình 2.1
Hình 3.1
Hình 3.2


Tên hình vẽ
Cấu trúc ngành kinh doanh và khả năng sinh lời
Quy trình hoạch định tài chính theo kế hoạch ngân sách
Quy trình nghiên cứu
Sơ đồ tổ chức của PV Power NT2
Lộ trình phát triển các cấp độ thị trường điện

v

Trang
12
30
31
38
39


DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ
Hình
Tên biểu đồ
Biểu đồ 3.1 Cơ cấu cổ đông của PV Power NT2 tại 31/12/2016
Biểu đồ 3.2 Tương quan doanh thu thuần và sản lượng điện của PV
Power NT2
Biểu đồ 3.3 Ảnh hưởng của giá dầu thô thế giới đối với giá khí năm
2015
Biểu đồ 3.4 Biến động tỷ giá EUR/VND trong 10 năm qua
Biểu đồ 3.5 Biến động tỷ giá USD/VND trong 10 năm qua
Biểu đồ 3.6 Các chỉ tiêu lợi nhuận của PV Power NT2
Biểu đồ 3.7 Phải thu ngắn hạn của khách hàng và phải trả người bán

ngắn hạn

vi

Trang
39
49
50
53
54
55
63


MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Phân tích và dự báo tài chính có vai trò đặc biệt quan trọng trong quản lý tài
chính doanh nghiệp. Đâyđược xem là những công cụ đắc lực hỗ trợ cho nhà quản trị
doanh nghiệp cũng như các đối tượng bên ngoài (các chủ nợ, nhà đầu tư, nhà cung
cấp) trong việc nắm bắt và đưa ra các quyết định liên quan đến doanh nghiệp. Nếu
phân tích tài chính cung cấp cho đối tượng sử dụng bức tranh về thực trạng hoạt
động tài chính, xác định đầy đủ và đúng đắn những nguyên nhân, mức độ ảnh
hưởng của các nhân tố đến tình hình tài chính của doanh nghiệp thì dự báo tài chính
cho thấy được triển vọng tài chính của doanh nghiệp trong tương lai để đề ra các
quyết định kinh doanh đúng đắn. Nếu phân tích tài chính là “tiền đề của kế hoạch
hóa tài chính” (Nguyễn Đình Kiệm và Bạch Đức Hiển, 2010) thì dự báo ngày càng
trở nên quan trọng và trở thành “một bộ phận không thể thiếu được trong hầu hết
các quyết định của mọi công ty, mọi đơn vị” (Phan Đức Dũng, 2014).
Công ty Cổ phần Điện lực Dầu khí Nhơn Trạch 2 (PV Power NT2) được
thành lập năm 2007 để làm chủ đầu tư xây dựng và quản lý vận hành dự án nhà máy

điện tuabin khí hỗn hợp Nhơn Trạch 2 (công suất 750MW). Công ty chính thức
niêm yết trên sàn giao dịch chứng khoán HOSE từ năm 2014 và nhanh chóng
đượcthị trường đánh giá là cổ phiếu dẫn dắt ngành điện. Hiện tại, PV Power NT2
đứng thứ 16 trong top 30 mã chứng khoán blue-chip hàng đầu trên sàn chứng chứng
khoán tập trung HOSE. Mặc dù, có nhiều ưu điểm vượt trội so với các doanh nghiệp
trong ngành, tuy nhiên kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của PV Power NT2
trong những năm qua biến động thất thường và tiềm ẩn nhiều nguy cơ rủi ro tỷ giá.
Vì vậy, yêu cầu cấp thiết đặt ra với PV Power NT2 là phân tích và dự báo một cách
chủ động về tình hình tài chính của doanh nghiệp. Trong đó, nhận dạng rõ các điểm
mạnh, điểm yếu trong tình hình tài chính hiện nay, từ đó, xây dựng và lựa chọn một
kịch bản tài chính tối ưu để định hướng cho hoạt động sản xuất kinh doanh của
Công ty trong tương lai. Xuất phát từ những ý nghĩa thực tiễn nêu trên,

1


tác giả xin lựa chọn thực hiện đề tài: “Phân tích và dự báo tài chính Công ty Cổ
phần Điện lực Dầu khí Nhơn Trạch 2” cho luận văn tốt nghiệp của mình.
2. Mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu
2.1. Mục tiêu nghiên cứu
Phân tích thực trạng tài chính của PV Power NT2 giai đoạn 2012-2016 và dự
báo tài chính công ty giai đoạn 2017-2020. Từ đó, đề xuất các giải pháp nhằm cải
thiện tình hình tài chính của doanh nghiệp này.
2.2. Nhiệm vụ nghiên cứu
- Hệ thống hóa các vấn đề lý luận cơ bản về phân tích và dự báo TCDN.
- Phân tích tình hình tài chính giai đoạn 2012-2016 của PV Power NT2.
- Dự báo tài chính giai đoạn 2017-2020 của PV Power NT2.
- Đề xuất các giải pháp nhằm cải thiện tình hình tài chính dự kiến trong
tương lai của PV Power NT2.
3. Câu hỏi nghiên cứu

Đề tài được thực hiện nhằm trả lời cho những câu hỏi nghiên cứu chính sau:
- Phân tích và dự báo TCDN bao gồm những nội dung gì và được thực hiện
như thế nào?
- Thực trạng tài chính của PV Power NT2 có những điểm mạnh và điểm yếu
gì so với các doanh nghiệp ngành điện đã niêm yết khác? Nguyên nhân của những
điểm yếu trong tài chính của công ty là do đâu?
- Dự báo các chỉ tiêu tài chính của PV Power NT2 trong các năm tiếp theora
sao?
- Giải pháp nào để cải thiện tình hình tài chính của PV Power NT2 trong thời
gian tới?
4. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu
- Đối tượng nghiên cứu: Phân tích tình hình tài chính và dự báo tài chính của
công ty cổ phần.
- Phạm vi nghiên cứu:
+ Về không gian: Công ty Cổ phần Điện lực Dầu khí Nhơn Trạch 2, huyện
Nhơn Trạch, tỉnh Đồng Nai.

2


+ Về thời gian: Phân tích thực trạng tài chính từ năm 2012-2016 và dự báo
tài chính của công ty từ năm 2017-2020.
5. Kết cấu luận văn
Ngoài phần mở đầu và kết luận, danh mục viết tắt, bảng biểu, hình và các
phụ lục, bài luận văn bao gồm 04 chương:
Chương 1: Tổng quan nghiên cứu và cơ sở lý luận về phân tích tài chính và
dự báo tài chính doanh nghiệp.
Chương 2: Phương pháp và thiết kế nghiên cứu.
Chương 3: Phân tích và dự báo tài chính Công ty Cổ phần Điện lực Dầu khí
Nhơn Trạch 2.

Chương 4: Một số giải pháp nhằm cải thiện tình tình tài chính của Công ty
Cổ phần Điện lực Dầu khí Nhơn Trạch 2.

3


CHƢƠNG 1: TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU VÀ CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ PHÂN
TÍCH TÀI CHÍNH VÀ DỰ BÁO TÀI CHÍNH DOANH NGHIỆP
1.1. Tổng quan tình hình nghiên cứu
Phân tích và dự báo tài chính của doanh nghiệp luôn đóng vai trò quan trọng
trong quản lý tài chính doanh nghiệp (TCDN) nên đây là đề tài đã được nhiều nhà
khoa học, nhiều người quan tâm nghiên cứu. Trong quá trình tiếp cận, tác giả tiến
hành khái quát hóa các nghiên cứu liên quan đến đề tài theo 02 nhóm:
- Những nghiên cứu lý luận chung về phân tích TCDN;
- Những nghiên cứu liên quan thực tiễn phân tích tài chính tại doanh nghiệp.
1.1.1. Những nghiên cứu lý luận chung về phân tích TCDN
Một số tác phẩm tiêu biểu mà tác giả được biết, gồm: Financial Analysis,
Planning and Forecasting: Theory and Application (Cheng F. Lee và cộng sự, 2009),
Business Analysis and Valuation: Using Financial Statements (Krishna Palepu và
Paul Healy, 2007)… và các tài liệu, giáo trình về phân tích tài chính doanh nghiệp
của tác giả trong nước. Một số điểm nổi bật rút ra từ các công trình nghiên cứu này,
đó là:
Thứ nhất,mối quan hệ chặt chẽ giữa phân tích tài chính và dự báo tài chính:
- Cheng F. Lee và cộng sự (2009) đã khẳng định phân tích tài chính và lập kế
hoạch kinh doanh có mối quan hệ chặt chẽ và tác động lẫn nhau, không thể tách rời.
- Các tác giả Nguyễn Năng Phúc (2012), Lê Thị Xuân (2013), Martin S.
Fridson và Fernando Alvarez (2011)…cũngcho rằng dự báo báo cáo tài chính là một
nội dung lớn và thường là bước cuối cùng trong phân tích tài chính.
Thứ hai, các nội dung cụ thể trong phân tích tài chính:
- Theo Nguyễn Năng Phúc (2012)nội dung phân tích TCDN, bao gồm: Phân

tích khái quát tình hình tài chính thông qua các chỉ tiêu quy mô tài sản, nguồn vốn
và các hệ số tự tài trợ; Phân tích cấu trúc tài chính và tình hình đảm bảo vốn; Phân
tích tình hình và khả năng thanh toán; Phân tích hiệu quả kinh doanh (bao gồm phân
tích hiệu quả kinh doanh dành cho nhà đầu tư); Định giá doanh nghiệp, phân tích
dấu hiệu khủng hoảng và rủi ro tài chính; Dự báo các chỉ tiêu trên báo cáo tài chính.

4


- Theo Martin S. Fridson và Fernando Alvarez (2011), trong cuốn Financial
Statement Analysis: A Practitioner’s Guide : Ở phần mở đầu, hai tác giả tập trung
giới thiệu về báo cáo tài chính (bảng cân đối kế toán, báo cáo kết quả hoạt động sản
xuất kinh doanh và báo cáo lưu chuyển tiền tệ); sau đó, trình bày các nội dung phân
tích tài chính thông qua 02 nội dung lớn: Một là, phân tích lợi nhuận, gồm: (i) phân
tích doanh thu, (ii) phân tích chi phí, (iii) phân tích EBITDA (Lợi nhuận trước thuế,
lãi vay và khấu hao), (iv) xem xét độ tin cậy của báo cáo sau kiểm toán, (v) vấn đề
về sáp nhập và kế toán hợp nhất và (vi) phát hiện gian lận; Hai là, dự báo và phân
tích an ninh tài chính, gồm: (i) dự báo báo cáo tài chính, (ii) phân tích chính sách tín
dụng của doanh nghiệp và (iii) phân tích vốn cổ phần.
- Theo Krishna Palepu và Paul Healy (2007), trong cuốn Business Analysis
and Valuation: Using Financial Statements 4th Edition: Nhận định rằng khung việc
của phân tích tài chính gồm 04 phần: (i) Phân tích ngành và chiến lược kinh
doanh; (ii) Phân tích kế toán; (iii) Phân tích tài chính và (iv) Phân tích tương lai. Sau
đó, người sử dụng sẽ áp dụng các công cụ này tùy theobối cảnh và quyết định cần
thực hiện như: phân tích chứng khoán, phân tích tín dụng, phân tích chính sách
TCDN, phân tích sáp nhập và mua lại, phân tích quản trị và truyền thông.
Từ cácquan điểm nêu trên, tác giả cho rằng, về cơ bản những nội dung phân
tích tài chính tại các công trình nghiên cứu không có sự khác biệt lớn mà chỉ có một
số điểm khác nhau ở chỗ: cách sắp xếp nội dung và cách xác định chỉ tiêu phân tích
đôi khi không giống nhau,một số tác giả không đề cập đến nội dung phân tích môi

trường và chiến lược kinh doanh của doanh nghiệp. Hay nói cách khác, nội dung
phân tích tài chính có thể được sắp xếp khác nhau, nhưng về cơ bản là các nội dung
phân tích cụ thể được bao hàm bên trong giống nhau và đều tiếp cận theo hướng đi
từ phân tích tình hình giai đoạn trước đến dự báo, nhận định về tương lai.
1.1.3.Những nghiên cứu liên quan thực tiễn phân tích và dự báo tài chính tại
doanh nghiệp
Phân tích và dự báo TCDNlà đề tài được nhiều tác giả lựa chọn nghiên cứu
trong các bài luận văn, trong đó có thể kể tới:

5


Luận văn thạc sĩ đề tài “Phân tích tài chính và dự báo tài chính Công ty Cổ
phần Dầu Thực vật Tường An” của tác giả Đỗ Thị Thu Quỳnh, 2016. Trong luận
văn này, tác giả đã phân tích rõ tình hình tài chính của Công ty Cổ phần Dầu Thực
vật Tường An trong giai đoạn 2013-2015, đưa ra các đánh giá và so sánh vị thế của
công ty với các đơn vị khác cùng ngành. Từ đó, tiến hành dự báo tài chính giai đoạn
2016-2018 theo phương pháp tỷ lệ phần trăm doanh thu tăng với giả định rằng toàn
bộ các chỉ tiêu kết quả sản xuất kinh doanh, tài sản và nợ phải trả sẽ thay đổi theo
doanh thu, chỉ riêng chỉ tiêu vốn chủ sở hữu là ngoại lệ. Đối với nội dung dự báo,
tác giả mới chỉ lập và trình bày báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh dự kiến, bảng
cân đối kế toán dự kiến mà chưa xem xét đến thực tế về nhu cầu vốn đầu tư, dự
báolưu chuyển tiền tệ của doanh nghiệp.
Luận văn thạc sĩ đề tài “Phân tích tài chính và dự báo tài chính Công ty Cổ
phần Đường Biên Hòa” của tác giả Nguyễn Kim Phượng, 2015. Nghiên cứu phản
ánh thực trạng tài chính của Công ty Cổ phần Đường Biên Hòa thông qua những
phân tích về kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh, biến động tài sản, nguồn vốn và
các hệ số tài chính. Tuy nhiên, luận văn chưa đề cập, làm rõ biến động về dòng
tiền.Đối với nội dung dự báo tài chính, tác giả lựa chọn sử dụng phương pháp dự
báo theo tỷ lệ phần trăm doanh thu tăng. Bài luận văn đã đề xuất 02 kịch bản: Kịch

bản 1: Dự báo theo xu hướng lạc quan về việc sáp nhập Công ty Cổ phần Đường
Ninh Hòa vào Công ty Cổ phần Đường Biên Hòa sẽ góp phần nâng mức tăng
trưởng doanh thu bình quân của doanh nghiệp so với giai đoạn trước 120% và Kịch
bản 2: TCDN sau sáp nhập sẽ xáo trộn, doanh thu bình quân giảm còn 80% so với
giai đoạn trước.
Luận văn thạc sĩ đề tài “Phân tích và lập kế hoạch tài chính tại Công ty
Trách nhiệm hữu hạn Hải Bình - Tỉnh Thái Nguyên” của tác giả Kiều Tuấn Anh,
2015. Tương tự với hai bài nghiên cứu nêu trên, tác giả tiến hành phân tích thực
trạng rồi lập kế hoạch tài chính cho doanh nghiệp. Nội dung dự báo trong bài còn
chưa cụ thể, tác giả chỉxem xét triển vọng tăng trưởng kinh tế Việt Nam, kế hoạch
phát triển kinh tế xã hội của tỉnh Thái Nguyên, qua đó đưa ra nhận định về tỷ lệ

6


tăng trưởng doanh thu giai đoạn tiếp theo của Công ty Trách nhiệm hữu hạn Hải
Bình và dự báo các chỉ tiêu tài chính khác theo tỷ lệ tăng trưởng của doanh thu.
Bên cạnh đó, còn phải kể đến các đề tài nghiên cứu về tài chính tại các doanh
nghiệp sản xuất điện năng như: Luận văn thạc sĩ đề tài “Phân tích tình hình sử dụng
vốn tại Công ty Cổ phần Thủy điện Vĩnh Sơn - Sông Hinh”của tác giả Chung
Nguyễn Quỳnh Nhi (2017); Luận án tiến sĩ “Hoàn thiện hệ thống báo cáo tài chính
với việc phân tích tình hình tài chính tại Công ty Điện lực I”của tác giả Cung Tố
Lan (2004). Các nghiên cứu nêu trên đều có đề cập đến phân tích tài chính tại một
công ty trong ngành điện. Tuy nhiên, phạm vi nghiên cứu có sự khác biệt, cụ thể:
tác giả Chung Nguyễn Quỳnh Như tập trung vào phân tích tình hình sử dụng vốn;
tác giả Cung Tố Lan tập trung vào việc hoàn thiện các báo cáo tài chính nhằm cung
cấp thông tin đầy đủ, chính xác và toàn diện hơn cho phân tích tài chính.
Một công trình nghiên cứu gần đây nhất và có phạm vi nghiên cứu tương tự
với bài nghiên cứu của tác giả đó là luận văn thạc sĩ đề tài “Phân tích tài chính và
dự báo báo cáo tài chính tại Công ty Cổ phần Thủy điện Thác Bà” của tác giả Trần

Ngọc Trung, 2017. Tuy nhiên, đối tượng nghiên cứu của tác giả Trần Ngọc Trung là
tình hình tài chính của Công ty Cồ phần Thủy điện Thác Bà - một doanh nghiệp có
bề dày lịch sử bởi Thác Bà là nhà máy thủy điện đầu tiên của Việt Nam (vận hành từ
năm 1971). Trong khi đó, Công ty Cổ phần Điện lực Dầu khí Nhơn Trạch 2 mặc dù
mới thành lập năm 2007 nhưng lại được đánh giá là điểm sáng của ngành điện. Bên
cạnh đó, cho đến nay chưa có công trình nghiên cứu nào đề cập tới việc dự báo tài
chính của một doanh nghiệp sản xuất khí điện tại Việt Nam. Bởi vậy, ngoài việc kế
thừa kết quả của các công trình khoa học đã công bố, tác giả muốn phân tích và dự
báo một cách kỹ lưỡng, có hệ thống về tình hình tài chính của Công ty Cổ phần
Điện lực Dầu khí Nhơn Trạch 2 để lý giải các yếu tố tạo nên sự tăng trưởng đột biến
của PV Power NT2 trong thời gian qua; đồng thời, nhận định rõ các điểm mạnh và
điểm yếu, từ đó đề xuất giải pháp nhằm cải thiện tình tình tài chính của PV Power
NT2 rói riêng và các công ty thuộc nhóm nhiệt điện nói chung.
1.2. Cơ sở lý luận về phân tích tài chính
1.2.1. Khái niệmvà mục tiêu phân tích tài chính

7


1.2.1.1. Khái niệm phân tích tài chính
Có nhiều nhà tác giả đã nghiên cứu và đưa ra khái niệm về phân tích TCDN.
- TheoNgô Thế Chi và Nguyễn Trọng Cơ (2008, trang 5): “Phân tích tài
chính là tổng thể các phương pháp được sử dụng để đánh giá tình hình tài chính đã
qua và hiện nay, giúp cho nhà quản lý đưa ra được quyết định quản lý chuẩn xác và
đánh giá được các hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, từ đó giúp cho
những đối tượng quan tâm đi tới những dự đoán chính xác về mặt tài chính của
doanh nghiệp, qua đó có các quyết định phù hợp với lợi ích của chính họ.”
- Theo Nguyễn Năng Phúc (2012, trang 14), “Phân tích báo cáo tài chính là
quá trình xem xét, kiểm tra, đối chiếu và so sánh số liệu về tài chính trong kỳ hiện
tại với các kỳ kinh doanh đã qua. Thông qua việc phân tích báo cáo tài chính sẽ

cung cấp cho người sử dụng thông tin có thể đánh giá tiềm năng, hiệu quả kinh
doanh cũng như những rủi ro về tài chính trong tương lai của doanh nghiệp”.
Mặc dù có những điểm khác biệt trong cách diễn giải nhưng các khái niệm
về phân tích TCDNđược nêu ra trên đâyvề cơ bản là giống nhau và đều thống nhất
ở nội dung sau: Phân tích tài chính là quá trình vận dụng tổng thể các phương pháp
khoa học cho phép đánh giá tình hình tài chính quá khứ và hiện tại nhằm cung cấp
thông tin về tài chính cho các đối tượng có quan tâm sử dụng.
1.2.1.2. Mục tiêu và ý nghĩa của phân tích tài chính
Tất cả những chủ thể mà lợi ích của họ trực tiếp hoặc gián tiếp liên quan đến
doanh nghiệp thì đều có nhu cầu phân tích tài chính. Tuy nhiên, khi tiến hành phân
tích, mỗi chủ thể có những mục tiêu khác nhau, như trình bày trong bảng dưới đây:
Bảng 1.1 Các chủ thể và mục tiêu, ý nghĩa phân tích tài chính
Chủ thể

Mục tiêu
- Kinh doanh có lãi và

Ý nghĩa
- Đánh giá được tình hình tài chính của
công ty một cách hệ thống đầy đủ.
thanh toán được nợ.
- Dự báo các kết quả tài chính.
Đối với nhà quản trị - Dưới góc độ quản trị tài
- Đưa ra những hoạch định, kế hoạch
doanh nghiệp
chính mục tiêu của công
kịp thời, phù hợp.
ty là làm tối đa hóa giá trị
- Kiểm tra, tiểm soát thực hiện các kế
tài sản của chủ sở hữu.

hoạch tài chính.
Đối với nhà đầu tư, - Tiềm năng hoạt động
- Đánh giá triển vọng phát triển, khả
cổ đông (hiện tại
của doanh nghiệp.
năng sinh lời trên vốn chủ sở hữu của

8


Chủ thể
hoặc tiềm năng)

Mục tiêu
Ý nghĩa
- Tìm kiếm lợi nhuận
doanh nghiệp.
thông qua việc đầu tư vào - Cân đối giữa lợi ích và rủi ro mang lại
cổ phiếu doanh nghiệp.
từ hoạt động đầu tư.
- Cung cấp thông tin cho quyết định
mua, nắm giữ hay bán vốn, quyền sở
hữu hoặc lợi ích trong doanh nghiệp.
- Đánh giá được tình hình tài chính
hiện tại và tiềm lực phát triển của công
- Xác định khả năng trả
ty trong tương lai.
Đối với các chủ nợ: nợ của doanh nghiệp.
- Khả năng sinh lời, khả năng thanh
- Tìm kiếm lợi nhuận

toán và những rủi ro của phương án
Ngân hàng
thông qua tiền lãi từ hoạt vay.
động cho vay.
- Cung cấp thông tin đưa ra quyết định
cung cấp nguồn vốn, thời hạn và lãi
suất cho vay.
- Đánh giá năng lực tài chính, năng lực
Đối với khách hàng
sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp.
của doanh nghiệp - Cung cấp nguồn hàng
- Cung cấp thông tin cho quyết định có
(hiện tại hoặc tiềm ổn định, chất lượng.
mua hàng của doanh nghiệp.
năng)
Đối với nhà cung
cấp của doanh
nghiệp

Đối với người lao
động

Đối với cơ quan
quản lý nhà nước:
Cơ quan thuế, cơ
quan thống kê, các
cơ quan chủ quản

- Khả năng thanh toán
hiện tại và trong thời gian

tới của doanh nghiệp.
- Bán hàng hóa và thu
được tiền từ việc cung
cấp hàng hóa.
- Có công ăn việc làm và
thu nhập ổn định.
- Mức thù lao thỏa đáng.
- Phát triển sự nghiệp cá
nhân tại doanh nghiệp.
- Quản lý nhà nước về
kinh tế duy trì và phát
triển kinh tế bền vững,
bảo đảm an sinh xã hội.

- Đánh giá khả năng thanh toán của
doanh nghiệp.
- Cung cấp thông tin cho quyết định
cung cấp hàng hóa và chấp nhận một
thời hạn tín dụng thương mại.
- Đánh giá triển vọng phát triển bền
vững của công ty.
- So sánh với các doanh nghiệp khác
cùng ngành.
- Cung cấp thông tin cho quyết định
gắn bó lâu dài hay tìm kiếm một việc
làm mới.
- Cung cấp thông tin cho hoạch định
chính sách kinh tế vĩ mô, chống lạm
phát, duy trì tăng trưởng kinh tế.
- Cung cấp thông tin cho cơ quan thuế

thu thuế, đảm bảo công bằng xã hội.
(Nguồn: Trần Hà Linh, 2010, trang 15-16)

1.2.2. Cơ sở dữ liệu phục vụ phân tích tài chính
Đểtiến hanh phân tich tài chính , cần phai tâpp̣ hơpp̣ đầy đu cac d ữ liệu liên
̀
́
̉
̉
quan và cơ sở dữ liệu cần thu thập dựa trên các kênh thông tin sau:

Các thông tin chung:

9


Là các thông tin về tình hình kinh t ế, chính trị, môi trường pháp lý có liên
quan đến cơ hội đầu tư, cơ hội về kỹ thuật công nghệ…Sư sp̣ uy thoái hoăcp̣ tăng
trưởng kinh tếcótác đôngp̣ manḥ me đ ̃ ến kết quảkinh doanh của doanh nghiệp.


Các thông tin theo ngành kinh tế:

Là những thông tin mà kết quả hoạt động của doanh nghiệp mang tính chất
của ngành kinh tế như đặc điểm của ngành kinh tế liên quan đến thực thể của sản
phẩm, tiến trình kỹ thuật cần tiến hành, cơ cấu sản xuất có tác động đến khả năng
sinh lời, vòng quay vốn, nhịp độ phát triển của các chu kỳ kinh tế, độ lớn của thị
trường và triển vọng phát triển…



Các thông tin của bản thân doanh nghiệp:

- Hệ thống báo cáo TCDN:Theo Chế độ kế toán doanh nghiệp hiện hành
(Thông tư số 200/2014/TT-BTC và Thông tư 133/2016/TT-BTC chế độ kế toán
Doanh nghiệp vừa và nhỏcủa Bộ Tài chính), hệ thống Báo cáo tài chính áp dụng cho
tất cả các doanh nghiệp thuộc mọi lĩnh vực, mọi thành phần kinh tế ở Việt Nam bao
gồm 04 biểu mẫu sau:
+ Bảng cân đối kế toán: Phản ánh tổng quát toàn bô p̣giátri tàị s ản hiêṇ cóvà
nguồn hình thành tài sản của doanh nghiêpp̣ tại một thời điểm nhất đinḥ.
+ Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh: Phản ánh tinh̀ hinh̀ vàkết quảkinh
doanh của doanh nghiệp trong môṭkỳnhất định.
+ Báo cáo lưu chuyển tiền tệ:Phản ánh việc hình thành và sử dụng lượng tiền
phát sinh trong kỳ báo cáo của doanh nghiệp.
+ Bản thuyết minh báo cáo tài chính:Thuyết minh và giải trình bằng lời,
bằng số liệu một số chỉ tiêu chưa được thể hiện trên các báo cáo tài chính ở trên.
- Nguồn thông tin khác: Bên cạnh hệ thống báo cáo tài chính, khi phân tích
TCDN, cần kết hợp sử dụng nhiều nguồn dữ liệu khác nhau như: báo cáo quản trị,
báo cáo chi tiết, các tài liệu kế toán, tài liệu thống kê…
1.2.3. Quy trình phân tích tài chính
Quy trình tổ chức phân tích TCDN bao gồm các bước sau:

10


Thứ nhất, lập kế hoạch phân tích, bao gồm:Xác định mục tiêu, xây dựng
chương trình phân tích, nội dung phân tích, phạm vi phân tích, thời gian tiến hành,
những thông tin cần thu thập, tìm hiểu.
Thứ hai, tiến hành phân tích, bao gồm: Thu thập tài liệu, xử lý số liệu; tính
toán các chỉ tiêu phân tích; xác định mức độ ảnh hưởng của các nhân tố đến các chỉ
tiêu phân tích; tổng hợp kết quả, rút ra nhận xét, kết luận về tình hình tài chính.

Thứ ba, kết thúc phân tích, bao gồm: Lập báo cáo phân tích; tổ chức báo cáo
kết quả phân tích; hoàn chỉnh và lưu trữ hồ sơ phân tích.
1.2.4. Nội dung phân tích tài chính
Tiếp cận theo quan điểm của Lê Thị Xuân (2013), “sức khỏe tài chính của
một doanh nghiệp, trong dài hạn, sẽ phụ thuộc vào tình hình và kết quả hoạt động
sản xuất kinh doanh”, trình tự và các nội dung phân tích tài chính bao gồm: (i) Phân
tích tình hình và kết quả hoạt động kinh doanh, (ii) Phân tích khái quát tình hình tài
chính qua các mối quan hệ trên bảng cân đối kế toán, (iii) Phân tích các tỷ số tài
chính, (iv) Phân tích lưu chuyển tiền tệ, (5) Dự báo tài chính, cụ thể như sau:
1.2.4.1. Phân tích tình hình và kết quả hoạt động kinh
doanh a) Phân tích môi trường và chiến lược kinh doanh
Để phân tích cụ thể các vấn đề về tình hình và kết quả kinh doanh của doanh
nghiệp, nhà phân tích cần hiểu rõ bối cảnh môi trường kinh doanh trong đó doanh
nghiệp hoạt động và chiến lược kinh doanh mà doanh nghiệp theo đuổi. Phân tích
chiến lược là “một điểm khởi đầu quan trọng cho việc phân tích tài chính” (Palepu
và cộng sự, 2007). Nội dung phân tích bao gồm phân tích ngành, phân tích chiến
lược kinh doanh, qua đó cho phép nhà phân tích thăm dò kinh tế của công ty ở cấp
độ định tính để phân tích kế toán và tài chính kế tiếp dựa trên thực tế kinh doanh.


Phân tích ngành kinh doanh:

Mức độ cạnh tranh sẽ quyết định khả năng tạo ra được siêu lợi nhuận của các
hàng trong một ngành. Ngành kinh doanh có duy trì được tiềm năng sinh lợi hay
không phụ thuộc vào mức độ cạnh tranh hiện tại và tiềm năng cũng như sức mạnh
trong đàm phán của doanh nghiệp với khách hàng và nhà cung cấp của mình.

11



Hình 1.1 Cấu trúc ngành kinh doanh và khả năng sinh lời
MỨC ĐỘ CẠNH TRANH HIỆN TẠI VÀ TIỀM NĂNG
Cạnh tranh từ các đối thủ Cạnh tranh từ các đối thủ
Đe dọa của các sản phẩm
hiện tại
mới
thay thế
Tăng trưởng ngành
Tính kinh tế nhờ quy mô
Mức giá và chức năng tương
Mức độ tập trung
Lợi thế của người đi trước
đối của sản phẩm
Sự khác biệt
Khả năng tiếp cận hệ thống
Sự sẵn sàng thay đổi của
người mua
Chi phí chuyển đổi
phân phối
Tính kinh tế/khả năng học
Các mối quan hệ
Các rào cản pháp lý
hỏi nhờ quy mô
Chi phí cố định - biến đổi
Năng lực dư thừa
Các rào cản rời bỏ ngành
KHẢ NĂNG SINH LỜI CỦA NGÀNH
SỨC MẠNH ĐÀM PHÁN TRÊN THỊ TRƢỜNG ĐẦU VÀO VÀ ĐẦU RA
Sức mạnh đàm phán của ngƣời mua
Sức mạnh đàm phán của nhà cung cấp

Tăng trưởng ngành
Tính kinh tế nhờ quy mô
Mức độ tập trung
Lợi thế của người đi trước
Sự khác biệt
Khả năng tiếp cận hệ thống phân phối
Chi phí chuyển đổi
Các mối quan hệ
Tính kinh tế/khả năng học hỏi nhờ quy mô Các rào cản pháp lý
Chi phí cố định - biến đổi
Năng lực dư thừa
Các rào cản rời bỏ ngành
(Nguồn: Palepu và cộng sự (2007), trang 34)

Theo đó, khả năng sinh lợi trung bình của một ngành kinh doanh bị ảnh
hưởng bởi 05 “áp lực cạnh tranh”, bao gồm:
Thứ nhất, cạnh tranh từ các đối thủ hiện tại: Bản chất mối quan hệ cạnh
tranh giữa các hãngsẽ quyết định mức sinh lợi bình quân của ngành.Để xác định
mức độ cạnh tranh giữa các đối thủ trong ngành, ta cần phân tích các nhân tố sau:
- Tốc độ tăng trưởng của ngành kinh doanh: Một ngành kinh doanh có tốc độ
tăng trưởng nhanh thì các hãng sẽ không cần tranh giành thị phần của nhau để tăng
trưởng. Ngược lại, đối với các ngành kinh doanh đã bão hòa, doanh nghiệp sẽ đối
mặt với nguy cơ suy giảm sản phẩm tiêu thụ, chạy đua về giá hoặc phải đầu tư để
cạnh tranh trên những khía cạnh như sự đổi mới hay hình tượng sản phẩm.

12


×