Tải bản đầy đủ (.pdf) (91 trang)

Đánh giá thực trạng công tác xây dựng cơ sở dữ liệu địa chính và đề xuất mô hình chuẩn hóa xây dựng cơ sở dữ liệu địa chính tập trung trên địa bàn thành phố Uông Bí, tỉnh Quảng Ninh (Luận văn thạc sĩ)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (4.57 MB, 91 trang )

ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM

BÙI ĐỨC QUẢNG

ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG CÔNG TÁC XÂY DỰNG CƠ SỞ
DỮ LIỆU ĐỊA CHÍNH VÀ ĐỀ XUẤT MÔ HÌNH CHUẨN
HÓA XÂY DỰNG CƠ SỞ DỮ LIỆU ĐỊA CHÍNH TẬP
TRUNG TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ UÔNG BÍ TỈNH
QUẢNG NINH

LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN LÝ ĐẤT ĐAI

Thái Nguyên - 2019
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN




ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM

BÙI ĐỨC QUẢNG
ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG CÔNG TÁC XÂY DỰNG CƠ SỞ
DỮ LIỆU ĐỊA CHÍNH VÀ ĐỀ XUẤT MÔ HÌNH CHUẨN
HÓA XÂY DỰNG CƠ SỞ DỮ LIỆU ĐỊA CHÍNH TẬP
TRUNG TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ UÔNG BÍ TỈNH
QUẢNG NINH
Chuyên ngành: Quản lý đất đai
Mã ngành: 8.85.01.03


LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN LÝ ĐẤT ĐAI
Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS. Lê Văn Thơ

Thái Nguyên - 2019
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN




i

LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là kết quả nghiên cứu của tôi và được sự hướng dẫn của
PGS-TS. Lê Văn Thơ. Các số liệu, kết quả nghiên cứu nêu trong luận văn này là trung
thực và chưa từng công bố trong bất kỳ công trình nào. Tôi xin cam đoan rằng, mọi
sự giúp đỡ trong quá trình thực hiện luận văn đã được cám ơn, các thông tin trích dẫn
đã chỉ rõ nguồn gốc.

Thái Nguyên, ngày

tháng 6 năm 2019

Tác giả luận văn

Bùi Đức Quảng

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN





ii

LỜI CẢM ƠN
Trong quá trình học tập và rèn luyện tại trường Đại học Nông Lâm - Đại học
Thái Nguyên, cho phép tôi có lời cảm ơn chân thành nhất tới các thầy cô công tác tại
Khoa Quản lý Tài nguyên nơi mà tôi đã được các thầy, cô chỉ bảo tận tình, chu đáo,
nhiệt huyết để tôi được trang bị những kiến thức, hành trang đi vào thực tế. Xuất phát
từ sự kính trọng và lòng biết ơn sâu sắc, tôi xin chân thành cảm ơn các thầy, cô giáo.
Đặc biệt để có thể hoàn thành luận văn này, ngoài sự cố gắng nỗ lực của bản thân,
còn có sự giúp đỡ rất lớn của PGS.TS. Lê Văn Thơ, giảng viên trực tiếp hướng dẫn
tôi; cùng với các anh, chị ở Văn phòng Đăng ký quyền sử dụng đất thành phố Uông
Bí, Phòng Tài nguyên và Môi trường thành Uông Bí tỉnh Quảng Ninh đã có những
chia sẻ rất thẳng thắn với đặc thù của ngành, để tôi có những kiến thức thực tế phục
vụ cho luận văn; các anh, chị, em đồng nghiệp ở Trung tâm Công nghệ thông tin đã
giúp đỡ, hỗ trợ tôi để hoàn thành luận văn này. Luận văn chắc chắn không tránh khỏi
những sai sót, tôi rất mong nhận được sự đóng góp, chỉ bảo của các thầy, các cô và
các bạn đồng nghiệp để luận văn được hoàn thiện hơn.
Với tấm lòng biết ơn, tôi xin chân thành cám ơn mọi sự giúp đỡ quý báu đó.
Cảm ơn gia đình và những người bạn đã động viên, đóng góp ý kiến giúp đỡ tôi trong
suốt thời gian học tập nghiên cứu khoa học.
Xin trân trọng cảm ơn!
Thái Nguyên, ngày

tháng 6 năm 2019

Tác giả

Bùi Đức Quảng


Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN




iii

MỤC LỤC
MỞ ĐẦU ....................................................................................................................1
1. Tính cấp thiết của đề tài ..........................................................................................1
2. Mục tiêu nghiên cứu................................................................................................2
3. Ý nghĩa của đề tài ....................................................................................................2
CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN CÁC VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU ................................4
1.1. Cơ sở dữ liệu đất đai và cơ sở dữ liệu thành phần địa chính ...............................4
1.1.1. Vai trò của CSDL đất đai phục vụ công tác quản lý nhà nước về đất đai và chia
sẻ thông tin với các lĩnh vực khác. ..............................................................................4
1.1.2. Khái niệm cơ sở dữ liệu đất đai ........................................................................5
1.2. Quy trình xây dựng CSDL địa chính và quy định vận hành cơ sở dữ liệu ..........8
1.2.1. Quy trình xây dựng cơ sở dữ liệu địa chính ......................................................8
1.2.2. Mô hình xây dựng, khai thác và vận hành cơ sở dữ liệu đất đai.......................8
1.3. Chuẩn hóa cơ sở dữ liệu địa chính .......................................................................9
1.3.1. Khái niệm chuẩn hóa CSDL địa chính............................................................10
1.3.2. Đối tượng chuẩn hóa .......................................................................................10
1.3.3. Hình thức chuẩn hóa .......................................................................................11
1.4. Mô hình lưu trữ và chia sẻ dữ liệu địa chính .....................................................11
1.4.1 Mô hình lưu trữ cơ sở dữ liệu địa chính ...........................................................11
1.4.2. Mô hình vận hành và chia sẻ cơ sở dữ liệu địa chính .....................................12
1.5. Kinh nghiệm xây dựng và chuẩn hóa tư liệu đất đai ở một số nước .................13
1.5.1. Tại Thụy Điển .................................................................................................13
1.5.2. Tại Úc ..............................................................................................................15

1.5.3. Tại Hàn Quốc ..................................................................................................16
1.5.4. Bài học kinh nghiệm cho Việt Nam ................................................................18
1.6. Tổng quan công tác xây dựng cơ sở dữ liệu đất đai trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh
...................................................................................................................................18
CHƯƠNG 2. ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP
NGHIÊN CỨU .........................................................................................................22


iv

2.1. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu thời gian và địa điểm nghiên cứu....................22
2.1.1. Đối tượng nghiên cứu......................................................................................22
2.1.2. Phạm vi nghiên cứu .........................................................................................22
2.2. Thời gian và địa điểm tiến hành .........................................................................22
2.2.1. Thời gian nghiên cứu ......................................................................................22
2.2.2. Địa điểm nghiên cứu .......................................................................................22
2.3. Nội dung nghiên cứu ..........................................................................................22
2.4. Phương pháp nghiên cứu....................................................................................23
2.4.2. Phương pháp kế thừa.......................................................................................23
2.4.3. Phương pháp phân tích, đánh giá tổng hợp .....................................................24
2.4.4 Phương pháp sử dụng kỹ thuật GIS để chuẩn hóa và xây dựng cơ sở dữ liệu.24
2.4.5. Phương pháp mô hình hóa ..............................................................................24
CHƯƠNG 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN ..............................25
3.1. Tổng quan về khu vực nghiên cứu .....................................................................25
3.1.1. Điều kiện tự nhiên thành phố Uông Bí ...........................................................25
3.1.2. Điều kiện kinh tế xã hội ..................................................................................25
3.1.3. Khái quát tình hình quản lý đất đai .................................................................27
3.2. Đánh giá thực trạng công tác xây dựng cơ sở dữ liệu địa chính ........................35
3.2.1. Đánh giá hiện trạng nguồn tư liệu địa chính và hạ tầng công nghệ thông tin 35
3.2.2. Đánh giá Quy trình, nội dung xây dựng cơ sở dữ liệu địa chính ....................39

3.2.3. Đánh giá kết quả công tác xây dựng cơ sở dữ liệu địa chính .........................40
3.2.4. Đánh giá công tác vận hành và khai thác cơ sở dữ liệu địa chính ..................43
3.2.5. Những tồn tại trong quá trình xây dựng, vận hành và khai thác cơ sở dữ liệu
địa chính. .................................................................................................................455
3.3. Đề xuất mô hình chuẩn hóa, khai thác cơ sở dữ liệu địa chính .............................47
3.3.1. Đề xuất mô hình chuẩn hóa cấu trúc cơ sở dữ liệu trong trường hợp nâng cấp
hoặc chuyển đổi cơ sở dữ liệu địa chính ...................................................................47
3.3.2. Đề xuất mô hình chuẩn hóa xây dựng cơ sở dữ liệu địa chính .....................522
3.3.3. Kết quả thực nghiệm chuẩn hóa CSDL địa chính thành phố Uông Bí ...........62
3.3.4. Đề xuất mô hình hệ thống quản lý CSDL đất đai tập trung ............................64


v

KẾT LUẬN, KIẾN NGHỊ ......................................................................................69
1. Kết luận .................................................................................................................69
2. Kiến nghị ...............................................................................................................70
TÀI LIỆU THAM KHẢO ......................................................................................71
PHỤ LỤC


vi

DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT

Thuật ngữ và từ viết tắt

Giải thích

CSDL


Cơ sở dữ liệu

CNTT

Công nghệ thông tin

GCNQSDĐ

Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất

HTSDĐ

Hiện trạng sử dụng đất

ĐVHC

Đơn vị hành chính

TNMT

Tài nguyên và Môi trường

UBND

Ủy ban nhân dân

VPĐK

Văn phòng đăng ký



vii

DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 3.1. Tình hình giao đất, thu hồi đất, cho thuê đất và bố trí tái định cư cho hộ gia
đình, cá nhân giai đoạn 2013 - 2018 .........................................................................29
Bảng 3.2. Kết quả lập hồ sơ địa chính thành phố Uông Bí 30/4/2018 .....................29
Bảng 3.3. Tình hình giải quyết tranh chấp, khiếu nại, tố cáo từ năm 2013 - 2018 ...34
Bảng 3.4. Hiện trạng thiết bị hạ tầng công nghệ thông tin tại Văn phòng đăng ký
quyền sử dụng đất thành phố Uông Bí ......................................................................38
Bảng 3.5. Hiện trạng nguồn nhân lực trên địa bàn thành phố Uông Bí ....................38
Bảng 3.6. Kết quả công tác xây dựng cơ sở dữ liệu địa chính thành phố Uông Bí ..41
Bảng 3.7. Quy tắc kiểm tra, chuẩn hóa dữ liệu giấy chứng nhận .............................55
Bảng 3.8. Quy tắc kiểm tra, chuẩn hóa dữ liệu quyền sử dụng đất ..........................55
Bảng 3.9. Quy tắc kiểm tra, chuẩn hóa dữ liệu thửa đất đăng ký .............................56
Bảng 3.10. Quy tắc kiểm tra, chuẩn hóa dữ liệu người sử dụng, quản lý đất ...........56
Bảng 3.11. Quy tắc kiểm tra, chuẩn hóa dữ liệu nhà, tài sản gắn liền với đất ..........57
Bảng 3.12. Mô tả cấu trúc dữ liệu lớp thửa đất địa chính .........................................58
Bảng 3.13. Quy tắc kiểm tra, chuẩn hóa dữ liệu không gian thửa đất ......................60
Bảng 3.14. Quy tắc kiểm tra, chuẩn hóa liên kết dữ liệu ..........................................61
Bảng 3.15. Kết quả kiểm tra, chuẩn hóa CSDL địa chính các xã, phương còn thiếu
của thành phố Uông bí ..............................................................................................62


viii

DANH MỤC HÌNH
Hình 1.1. Mô hình cơ sở dữ liệu đất đai...................................................................... 6
Hình 1.2. Mô hình dữ liệu không gian địa chính trong mối quan hệ với dữ liệu

không gian đất đai. ..................................................................................................... 7
Hình 1.3. Mô hình dữ liệu thuộc tính địa chính trong mối quan hệ với dữ liệu thuộc
tính đất đai. ................................................................................................................. 7
Hình 1.4. Mô hình kiến trúc CSDL đất đai trong mối quan hệ với CSDL Tài nguyên
và Môi trường. ............................................................................................................ 9
Hình 1.5. Mô hình lưu trữ CSDL địa chính. (Nguồn: Kết quả nghiên cứu) ................. 12
Hình 1.6. Mô hình tổng quát chia sẻ CSDL địa chính. (Nguồn: Kết quả nghiên cứu).. 12
HÌnh 3.1. Kết quả cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất từ năm 2012 - 2018 ..... 31
Hình 3.2. Quy trình xây dựng cơ sở dữ liệu địa chính tại thành phố Uông Bí.......... 40
Hình 3.3. Mô hình vận hành, khai thác CSDL địa chính tại thành phố
Uông Bí ..................................................................................................................... 43
Hình 3.4. Một số hình ảnh thực tế giải quyết thủ tục hành chính trong lĩnh vực đất
đai tại thành phố Uông Bí. ........................................................................................ 45
Hình 3.5. Quy trình chuẩn hóa dữ liệu trong trường hợp chuyển đổi hoặc nâng cấp
dữ liệu ........................................................................................................................ 48
Hình 3.6. Bảng dữ liệu chủ sử dụng đất của CSDL cấp giấy chứng nhận................ 49
Hình 3.7. Lược đồ mô tả ánh xạ chuyển đổi dữ liệu ................................................. 51
Hình 3.8. Giao diện phần mềm chuyển đổi dữ liệu .................................................. 52
Hình 3.9. Quy trình chuẩn hóa dữ liệu (Nguồn: kết quả nghiên cứu) ...................... 54
Hình 3.10. Mô hình cơ sở dữ liệu tập trung................................................................. 65


1

MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Xây dựng cơ sở dữ liệu (CSDL) đất đai hiện nay đã trở thành một nhiệm vụ
trọng tâm đối với Bộ Tài nguyên và Môi trường cũng như các tỉnh (thành) trong công
tác quản lý nhà nước về đất đai (Theo tinh thần Nghị quyết số 19-NQ/TW ngày 31
tháng 10 năm 2012 của Trung ương, phấn đấu đến năm 2020 cơ bản hoàn thành việc

xây dựng hệ thống thông tin đất đai). Đứng trước thực trạng hiện nay hầu hết các các
tư liệu đất đai, đặc biệt là hồ sơ địa chính (sổ địa chính, sổ mục kê đất đai, bản đồ địa
chính) đã không được chỉnh lý biến động thường xuyên dẫn đến tình trạng các thông
tin không đồng bộ, không đáp ứng được yêu cầu công việc. Mặt khác, trong thời gian
qua, công tác quản lý đất đai liên tục được hoàn thiện về thể chế, chính sách, công
nghệ. Điều này dẫn tới hiện nay có nhiều tư liệu, tài liệu đất đai được lập, thu thập và
sử dụng ở các thời kỳ khác nhau, kể cả những tài liệu từ những chế độ trước. Khi xây
dựng CSDL đất đai, tất cả các tư liệu, tài liệu đất đai này đều phải được xem xét và
cập nhật vào trong CSDL đất đai. Tính phức tạp của tư liệu, tài liệu đất đai như:
- Hệ thống bản đồ địa chính: Trong thực tế, các địa phương vẫn sử dụng các
hệ thống bản đồ địa chính được đo đạc bằng các công nghệ khác nhau, với độ chính
xác khác nhau để phục vụ công tác cấp giấy chứng nhận và quản lý đất đai. Hệ thống
bản đồ địa chính gồm bản đồ trích đo phi tọa độ, bản đồ giải thửa thực hiện theo Chỉ
thị 299/TTg, bản đồ địa chính đo chính quy. Một số bản đồ địa chính chính quy vẫn
còn ở hệ tọa độ HN-72, chưa chuyển về hệ tọa độ quốc gia VN-2000;
- Hệ thống hồ sơ địa chính bao gồm nhiều loại tài liệu, số liệu: sổ dã ngoại, hồ
sơ địa chính, Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất các thời kỳ, hồ sơ gốc cấp giấy
chứng nhận …Nhiều địa phương chưa quản lý tốt hệ thống hồ sơ địa chính, không
cập nhật kịp thời biến động đất đai, dẫn tới nội dung của bộ sổ hồ sơ địa chính sai
lệch nhiều so với thực tế, khả năng sử dụng hạn chế.
Sau khi cơ sở dữ liệu đã được xây dựng xong và đưa vào vận hành khai thác
cũng bộc lộ một số mặt hạn chế sau:
- Do đất đai thường xuyên biến động (đăng ký biến động đất đai) vì vậy trong
quá trình vận hành cơ sở dữ liệu liên tục được cập nhật về dữ liệu không gian, dữ liệu
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN




2


thuộc tính và hồ sơ quét. Trong quá trình cập nhật thường xuyên vào cơ sở dữ liệu
này cũng hay phát sinh một số lỗi dữ liệu do cán bộ chuyên môn thao tác, theo định
kỳ thì việc kiểm tra, chuẩn hóa lại các nội dung sai xót trong cơ sở dữ liệu cũng phải
được thực hiện;
- Cơ sở dữ liệu theo quy định của Bộ Tài nguyên và Môi trường sau khi xây
dựng xong sẽ vận hành theo mô hình tập trung, các cơ quan, đơn vị có liên quan sẽ
kết nối vào cơ sở dữ liệu tập trung để khai thác và vận hành theo chức năng, nhiệm
vụ được giao. Tuy nhiên có một vấn đề đặt ra trong thực tiễn đó là hệ thống bản đồ
địa chính số lưu trữ trên phần mềm Microstation (*.DGN) vẫn được sử dụng thường
xuyên và song song với quá trình vận hành dữ liệu không gian trong cơ sở dữ liệu.
Vì vậy cũng cần phải có giải pháp cho việc chia sẻ dữ liệu này đến các cơ quan có
trách nhiệm chỉnh lý bản đồ địa chính (văn phòng đăng ký đất đai tỉnh, văn phòng
đăng ký quyền sử dụng đất các địa phương).
Xuất phát từ lý do thực tiễn trên, học viên đã chọn đề tài “Đánh giá thực trạng
công tác xây dựng cơ sở dữ liệu địa chính và đề xuất mô hình chuẩn hóa xây dựng
cơ sở dữ liệu địa chính tập trung trên địa bàn thành phố Uông Bí, tỉnh Quảng
Ninh”.
2. Mục tiêu nghiên cứu
- Đánh giá được thực trạng công tác xây dựng cơ sở dữ liệu địa chính tại thành
phố Uông Bí – tỉnh Quảng Ninh.
- Đề xuất mô hình chuẩn hóa xây dựng cơ sở dữ liệu địa chính tập trung đảm
bảo việc vận hành và khai thác cơ sở dữ liệu đáp ứng được nhu cầu quản lý của ngành
Quản lý đất đai góp phần vào việc phát triển kinh tế - xã hội.
3. Ý nghĩa của đề tài
- Ý nghĩa khoa học:
Kết quả nghiên cứu của đề tài góp phần làm sáng tỏ cơ sở khoa học - pháp lý
cho việc hiện đại hóa hệ thống hồ sơ địa chính và xây dựng cơ sở dữ liệu địa chính;
vai trò của cơ sở dữ liệu địa chính trong quản lý nhà nước về đất đai.


Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN




3

- Ý nghĩa thực tiễn:
Ứng dụng công nghệ thông tin hiện đại vào công tác xây dựng và quản lý đất
đai. Cơ sở dữ liệu địa chính được xây dựng góp phần phát triển giá trị gia tăng của
sản phẩm đo đạc bản đồ địa chính; hiện đại hoá và đồng bộ công tác quản lý và cập
nhật, chỉnh lý biến động hồ sơ địa chính thống nhất từ cấp tỉnh đến cấp xã; đảm bảo
cung cấp thông tin, dữ liệu đất đai nhanh gọn, chính xác.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN




4

CHƯƠNG 1
TỔNG QUAN CÁC VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
1.1. Cơ sở dữ liệu đất đai và cơ sở dữ liệu thành phần địa chính
1.1.1. Vai trò của CSDL đất đai phục vụ công tác quản lý nhà nước về đất đai và
chia sẻ thông tin với các lĩnh vực khác.
1.1.1.1. Lĩnh vực quản lý nhà nước về đất đai
Quan điểm về định hướng tiếp tục đổi mới và hoàn thiện chính sách, pháp luật
về đất đai được Nghị quyết số 19-NQ/TW chỉ rõ “Nâng cao năng lực quản lý đất đai.
Ưu tiên đầu tư xây dựng CSDL, hạ tầng thông tin về đất đai và tài sản gắn liền với

đất theo hướng hiện đại, công khai, minh bạch, phục vụ đa mục tiêu; từng bước
chuyển sang giao dịch điện tử trong lĩnh vực đất đai. Phấn đấu đến năm 2020 cơ bản
hoàn thành việc xây dựng hệ thống thông tin đất đai” [1].
Định hướng này đã được cụ thể hóa trong Luật đất đai 2013 quy định về Hệ thống
thông tin đất đai (Chương IX), CSDL đất đai quốc gia bao gồm các thành phần:
- Cơ sở dữ liệu về văn bản quy phạm pháp luật về đất đai;
- Cơ sở dữ liệu địa chính;
- Cơ sở dữ liệu điều tra cơ bản về đất đai;
- Cơ sở dữ liệu quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất;
- Cơ sở dữ liệu giá đất;
- Cơ sở dữ liệu thống kê, kiểm kê đất đai;
- Cơ sở dữ liệu về thanh tra, kiểm tra, giải quyết tranh chấp, khiếu nại, tố cáo về
đất đai;
h) Cơ sở dữ liệu khác liên quan đến đất đai.
Quyết định số 1975/QĐ-TTg ngày 30 tháng 10 năm 2013 của Thủ tướng Chính
phủ phê duyệt Dự án “Xây dựng CSDL quốc gia về đất đai”, trong đó giai đoạn I sẽ
tập trung vào những nội dung

soThuTuThua

Trạng thái
đăng ký

trangThaiDangKy

Số
nguyên

Integer


Diện tích

dienTich

Số thực

Real

Loại đất

loaiDat

Số
nguyên
Số
nguyên

Độ dài
Mô tả
trường

5

Integer
Integer

Chuỗi ký
CharacterString
tự


Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN

20

Là khóa
chính
Là mã đơn vị
hành chính
cấp xã
Là số hiệu tờ
bản đồ
Là số thứ tự
thửa đất
Được xác
định trong
bảng mã:
“Loại trạng
thái đăng ký
cấp giấy
chứng nhận”
Là diện tích
không gian
của thửa đất,
đơn vị tính là

Là mục đích
sử dụng đất
theo bản đồ
địa chính





59

Trường thông tin
Tên trường
Ký hiệu
thông tin
trường thông tin
Dữ liệu đồ
họa

geo

Kiểu giá trị
Tiếng
Tiếng Anh
Việt
Dữ liệu
dạng
GM_ Polygon
vùng

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN

Độ dài
Mô tả
trường
Là dữ liệu đồ

họa của đối
tượng




60

Các quy tắc kiểm tra và chuẩn hóa được xây dựng bao gồm:
Bảng 3.13. Quy tắc kiểm tra, chuẩn hóa dữ liệu không gian thửa đất
STT

Tên quy tắc

Nội dung quy tắc

Nội dung xử lý

- Tổng hợp các thành phần đối
tượng dạng vùng không xác
định

1

Không xác định đối

- Tổng hợp các đối tượng hình

tượng đồ họa (null


học dạng đường không xác

geometry)

định
- Đối tượng điểm (đỉnh thửa)
bị trùng

Tự động chuẩn hóa
khử các lỗi để
chuyển từ đối tượng
không gian không
xác định thành xác
định

- Chứa giá trị độ cao (Z)
Các thửa đất không có phần
2

Chồng vùng

diện tích chồng lấn, bao gồm

Hiển thị vị trí trên

cả trong và ngoài đơn vị hành

dữ liệu

chính theo sai số cho phép

Không xuất hiện các vùng diện
3

Hở vùng

tích không phải là thửa đất
(vùng thủng)

Hiển thị vị trí trên
dữ liệu

Không trùng số hiệu thửa đất,
4

Trùng thuộc tính

số hiệu thửa phải <> 0, các
thuộc tính khác không được

Liệt kê danh sách

thiếu
(Nguồn: Kết quả nghiên cứu)
c) Liên kết giữa các khối thông tin
Để đảm bảo tính đồng bộ của CSDL thì việc kiểm tra và chuẩn hóa liên kết giữa
các khối thông tin là rất quan trọng, từ đó có thể phát hiện và bổ sung kịp thời những
phần dữ liệu còn thiếu hoặc loại bỏ những thành phần dữ liệu dư thừa có thể ảnh hưởng
đến việc thống kê, tổng hợp.
Các quy tắc được xây dựng bao gồm:
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN





61

Bảng 3.14. Quy tắc kiểm tra, chuẩn hóa liên kết dữ liệu
STT

Tên quy tắc

Nội dung quy tắc

Nội dung xử lý

- Thửa đất có trong dữ liệu
không gian mà chưa được
đăng ký trong thuộc tính

1

Quan hệ dữ liệu thuộc
tính và không gian

- Thửa đất có trong dữ liệu
thuộc tính nhưng chưa có trong

Liệt kê danh sách

dữ liệu không gian

- Tồn tại thửa đất không gian
và thuộc tính nhưng diện tích
khác nhau
- Thửa đất đã đăng ký cấp giấy
chứng nhận trong dữ liệu thuộc

Quan hệ dữ liệu thuộc
2

tính và dữ liệu hồ sơ
gốc dạng số

tính nhưng không có dữ liệu hồ
sơ quét
- Thửa đất đã biến động được

Liệt kê danh sách

đăng ký trong dữ liệu thuộc
tính nhưng không có dữ liệu hồ
sơ quét
(Nguồn: Kết quả nghiên cứu)

* Kiểm tra dữ liệu
Thực hiện kiểm tra cơ sở dữ liệu dựa trên quy tắc đã thiết lập đối với từng khối
thông tin, công việc có thể thực hiện bằng 2 phương pháp:
- Sử dụng ngôn ngữ truy vấn cơ sở dữ liệu SQL thao tác trực tiếp trên CSDL thông
qua hệ quản trị CSDL (SQL là viết tắt của Structured Query Language, là ngôn ngữ
truy vấn mang tính cấu trúc. Nó được thiết kế để quản lý dữ liệu trong một hệ thống
quản lý cơ sở dữ liệu quan hệ (RDBMS). SQL là ngôn ngữ cơ sở dữ liệu, được sử

dụng để tạo, xóa trong cơ sở dữ liệu, lấy các hàng và sửa đổi các hàng, …);
- Xây dựng bộ công cụ phần mềm thực hiện các chức năng kiểm tra dữ liệu.
* Chuẩn hóa dữ liệu
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN




62

Sau khi có kết quả kiểm tra CSDL, tiến hành chuẩn hóa CSDL theo hướng đề xuất
xử lý đã xây dựng trong quy tắc. Việc chuẩn hóa CSDL có thể được thực hiện bằng 2
hình thức:
- Chuẩn hóa tự động: Tự động chuẩn hóa dữ liệu dựa trên cơ sở quy tắc được thiết
lập (ví dụ chuẩn hóa giới tính chủ sử dụng, trùng tên chủ sử dụng,...);
- Chuẩn hóa thủ công: Người sử dụng phải vận dụng các tài liệu, số liệu khác có
liên quan để chuẩn hóa lại thông tin dữ liệu (ví dụ nhập bổ sung các thông tin còn thiếu).
Về phương pháp chuẩn hóa thì cũng có thể sử dụng 2 phương pháp tương tự như
đối với việc kiểm tra dữ liệu đã nêu ở trên.
Kết quả thực nghiệm triển khai chuẩn hóa cơ sở dữ liệu được thể hiện tại phụ lục
của Luận văn.
3.3.3. Kết quả thực nghiệm chuẩn hóa CSDL địa chính thành phố Uông Bí
Sau khi áp dụng mô hình chuẩn hóa dữ liệu (đã được đề cập ở phần trên), tác giả
đã dùng công cụ hỗ trợ, kiểm tra, chuẩn hóa CSDL (sản phẩm của Đề tài nghiên cứu
khoa học cấp Bộ, mã số TNMT.01.27) bộ sản phẩm phần mềm đã xử lý dữ liệu các xã
phường còn thiếu của thành phố Uông Bí với tổng số 9.096 thửa đất đã được nhập vào
CSDL, kết quả đạt được như sau:
Bảng 3.15. Kết quả kiểm tra, chuẩn hóa CSDL địa chính các xã, phương còn thiếu
của thành phố Uông bí


STT

Nội dung công việc

I

Chủ sử dụng đất
Sai giới tính chủ sử
dụng

1

2

Đăng ký hộ gia đình
nhưng thiếu tên vợ
hoặc chồng

Đơn vị
tính

Kết quả kiểm
tra, xử lý
Phát Chuẩn
hiện
hóa

Hướng xử lý

Bản ghi


169

169

Chuẩn hóa tự động
chuyển họ đệm “thị”
thành giới tính Nữ, “văn”
thành giới tính Nam

Bản ghi

8

8

Chuẩn hóa thủ công cập
nhật tên chủ 2

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN




63

STT

3


4

5
6
II
1
2
3

4

5
III
1

2

3

Nội dung công việc
Chủ sử dụng không
đăng ký thửa đất, tài
sản...
Chủ sử dụng thiếu
thông tin cá nhân (năm
sinh, CMND, địa chỉ..)
Đăng ký địa chỉ chủ sai
quy cách
Dư thừa tên chủ sử
dụng

Thửa đất
Thửa có diện tích chi
tiết theo loại đất bị sai
Thửa có số hiệu trùng
lặp
Thửa đất không có
đăng ký chủ sử dụng
Thửa đất đăng ký chủ
sử dụng bị dư thừa dữ
liệu
Thửa đăng ký thiếu
thời hạn sử dụng hoặc
nguồn gốc sử dụng đất
Giấy chứng nhận
Giấy chứng nhận cấp
trùng tờ, thửa (không
phải sử dụng chung)
Giấy chứng nhận
không có liên kết với
hồ sơ số hóa (scanner)
Giấy chứng nhận sai
loại giấy

Đơn vị
tính

Kết quả kiểm
tra, xử lý
Phát Chuẩn
hiện

hóa

Bản ghi

1890

1890

Chuẩn hóa tự động: xóa
bản ghi dư thừa

Bản ghi

177

177

Chuẩn hóa thủ công

Bản ghi

1643

1643

Chuẩn hóa thủ công

Bản ghi

2806


2086

Chuẩn hóa tự động

Thửa

130

130

Chuẩn hóa thủ công

Thửa

23

23

Chuẩn hóa thủ công

Thửa

10

10

Chuẩn hóa tự động: xóa
dữ liệu dư thừa


Thửa

13

13

Chuẩn hóa thủ công: xóa
những đăng ký dư thừa

Thửa

539

539

Chuẩn hóa thủ công

Bản ghi

21

21

Chuẩn hóa thủ công: Xóa
đăng ký dư thừa

Bản ghi

138


138

Chuẩn hóa thủ công: bổ
sung liên kết hồ sơ quét

Bản ghi

87

87

Chuẩn hóa tự động

Hướng xử lý

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN




64

Nội dung công việc

STT

Giây chứng nhận sai
hoặc không có số hồ sơ
gốc
Giây chứng nhận sai

hoặc không có ngày
vào sổ
Giây chứng nhận sai
hoặc không có số vào
sổ
Giấy chứng nhận đăng
ký dư thừa
Thửa đất bản đồ
Thửa chồng lấn ranh
giới

4

5

6

7
IV
1

Đơn vị
tính

Kết quả kiểm
tra, xử lý
Phát Chuẩn
hiện
hóa


Bản ghi

2863

2863

Chuẩn hóa thủ công

Bản ghi

1928

1928

Chuẩn hóa thủ công

Bản ghi

1391

1391

Chuẩn hóa thủ công

Bản ghi

100

100


Chuẩn hóa thủ công

Thửa

102

102

Chuẩn hóa thủ công

Hướng xử lý

(Nguồn: Kết quả nghiên cứu)
Ghi chú: Chi tiết danh sách và giao diện công cụ chuẩn hóa được trình bày tại phụ
lục.
Các kết quả chi tiết thể hiện tại phần Phụ lục I và II.
3.3.4. Đề xuất mô hình hệ thống quản lý CSDL đất đai tập trung
Thực tế tại địa bàn tỉnh Quảng Ninh nói chung và thành phố Uông Bí nói riêng,
cơ sở dữ liệu đất đại được xây dựng và vận hành chưa thống nhất theo mô hình cơ sở dữ
liệu tập trung, máy chủ dữ liệu đặt tại Trung tâm Công nghệ thông tin, phần mềm khai
thác và sử dụng CSDL là ELIS và VILIS chưa thống nhất, nhiều phiên bản. Do vậy,
CSDL chỉ dừng lại ở việc chỉnh lý, cấp GCN tại các địa phương đã có CSDL, việc chia
sẻ, kết nối thông tin với VPĐK đất đai tỉnh và các cơ quan, đơn vị khác chưa thực hiện
được.
Từ những bất cập trên trong phạm vi nghiên cứu của Luận văn, tác giả đề xuất mô
hình quản lý CSDL đất đai tập trung tỉnh trên địa bàn Quảng Ninh như sau:

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN





65

Hình 3.10. Mô hình cơ sở dữ liệu tập trung

Cơ sở dữ liệu đất đai được xây dựng theo mô hình tập trung, chỉ một CSDL
đất đai duy nhất cho toàn tỉnh. CSDL này và các phần mềm cập nhật, xử lý, quản lý
dữ liệu cũng như các phần mềm khai thác, chia sẻ dữ liệu được thiết kế tích hợp chặt
chẽ với hệ thống chính quyền điện tử, cung cấp một giao diện thống nhất cho các cá
nhân và tổ chức sử dụng các dịch vụ công. Hệ thống được xây dựng trên nền tảng các
chuẩn, hạ tầng mạng truyền thông, an toàn bảo mật của hệ thống hạ tầng Trung tâm
tích hợp dữ liệu và mạng LAN/WAN của Tỉnh.
Các thành phần của hệ thống:
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN




66

a. Hệ thống tiêu chuẩn
Hệ thống tiêu chuẩn đảm bảo các thành tố tham gia trong hệ thống cùng hoạt
động trong một môi trường, có khả năng trao đổi, phối hợp làm việc với nhau và hoạt
động như một thể thống nhất. Theo đó bao gồm các vấn đề sau:
Chuẩn dữ liệu: Chuẩn thông tin địa lý cơ sở Quốc gia đã được Bộ Tài nguyên
và Môi trường ban hành, chuẩn dữ liệu đất đai được ban hành với Thông tư số
75/2015/TT-BTNMT của Bộ Tài nguyên và Môi trường ban hành ngày 28/12/2015
quy định kỹ thuật về cơ sở dữ liệu đất đai chính là cơ sở của thiết kế mô hình dữ liệu
của hệ thống.

Chuẩn nội dung và cấu trúc dữ liệu
Chuẩn hệ quy chiếu
Chuẩn chất lượng dữ liệu
Chuẩn trình bày bản đồ
Chuẩn trao đổi, phân phối dữ liệu
Chuẩn siêu dữ liệu
b. Chính sách thông tin và khung pháp lý
Khung pháp lý bao gồm các quy định về quyền hạn, nhiệm vụ của các bên liên
quan, là cơ sở nghiệp vụ của hệ thống.
Hệ thống chính sách thông tin là những quy chế, chính sách quy định về trách
nhiệm, quyền hạn của các đối tượng tham gia trong hệ thống về thu thập, quản lý,
khai thác và sử dụng dữ liệu đất đai.
c. Mạng truyền thông và hệ thống chính quyền điện tử
Hạ tầng mạng truyền thông LAN/WAN của tỉnh, các hệ thống an toàn bảo mật
và hệ thống phần mềm thuộc hệ thống chính quyền điện tử được sử dụng và tích hợp
với hệ thống CSDL đất đai.
d. Máy chủ, máy trạm, phần mềm hệ thống, phần mềm nền
Máy chủ cơ sở dữ liệu, máy chủ ứng dụng, máy chủ Web, máy chủ phục vụ
mỗi trường phát triển và kiểm thử (DEV/TEST), thiết bị lưu trữ, sao lưu dự phòng
được cài đặt tại Trung tâm tích hợp dữ liệu cung cấp nền tảng phần cứng cho hệ thống.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN




67

Các máy trạm và thiết bị cũng được trang bị cho các Thành phố/Thị xã/Huyện phục
vụ cán bộ Văn phòng đăng ký các cấp cung cấp dịch vụ đất đai.

Các phần mềm hệ thống, phần mềm nền như hệ quản trị CSDL Oracle, phần
mềm nền hệ thống thông tin địa lý ArcGIS Server được cài đặt trên các máy chủ ở
Trung tâm tích hợp dữ liệu. Phần mềm Hệ thống thông tin đất đai theo tiêu chuẩn dựa
trên công nghệ ArcGIS tương tác với dữ liệu đất đai cũng được cung cấp cho các
Thành phố/Thị xã/Huyện phục vụ các phân tích và tác nghiệp chuyên sâu.
e. Cơ sở dữ liệu đất đai
Đây là thành phần cốt lõi của hệ thống, được thiết kế, xây dựng phù hợp với
các quy định, tiêu chuẩn kỹ thuật của ngành tài nguyên và môi trường cũng như các
tiêu chuẩn kỹ thuật của thế giới. CSDL lưu trữ và quản lý dữ liệu đất đai được thu
thập và xây dựng qua các thời kỳ, phục vụ mục đích khai thác, sử dụng trong công
tác quản lý nhà nước và xã hội trong lĩnh vực đất đai.
f. Phần mềm cập nhật, xử lý, quản lý dữ liệu
Cơ sở dữ liệu sau khi hình thành sẽ được các phần mềm cập nhật, xử lý, quản
lý dữ liệu thường xuyên thao tác thường xuyên, đảm bảo tại mọi thời điểm luôn phản
ảnh thông tin mới nhất. Các phần mềm này là công cụ cho các cán bộ Văn phòng
đăng ký thực hiện các tác nghiệp cung cấp dịch vụ trong lĩnh vực đất đai.
g. Cung cấp dịch vụ công trong lĩnh vực đất đai
Các dịch vụ công trong lĩnh vực đất đai được cung cấp cho các cá nhân và tổ
chức thông qua một giao diện thống nhất, phù hợp với các quy định của hệ thống
chính quyền điện tử.
i. Phần mềm hệ thống quản lý thông tin đất đai
Phần mềm Hệ thống quản lý thông tin đất đai được thiết kế theo mô hình
CSDL tập trung tại cấp tỉnh, phù hợp với Khung kiến trúc Chính phủ điện tử để tăng
cường cải cách hành chính trong lĩnh vực quản lý đất đai, chia sẻ thông tin đất đai với
các Bộ ngành, Sở ban ngành trong tỉnh và tăng cường tiếp cận thông tin đất đai với
người dân, doanh nghiệp. Vì vậy, việc thiết kế Hệ thống thông tin đất đai đa mục tiêu
và CSDL đất đai tập trung tại Trung tâm tích hợp dữ liệu của tỉnh phải đảm bảo các
yêu cầu sau:
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN





68

- Đảm bảo tính thống nhất về mô hình cấu trúc hệ thống trên toàn tỉnh cũng
như đồng nhất, phù hợp với khung kiến trúc tổng thể hệ thống thông tin đất đai của
Tổng cục quản lý đất đai – Bộ TNMT và hòa nhập vào hệ thống chính phủ điện tử;
- Đảm bảo tính thống nhất về quy trình nghiệp vụ, khai thác, quản lý và vận
hành trên phạm vi toàn tỉnh;
- Đảm bảo tính thống nhất về thông tin dữ liệu;
- Đảm bảo tính an toàn và bảo mật của toàn bộ hệ thống;
- Đảm bảo tính thống nhất về chia sẻ/khai thác thông tin dữ liệu đất đai giữa
các bộ/ngành tại Trung ương, các Sở ban ngành và tại các địa phương trong tỉnh.
- Kiến trúc phần mềm bao gồm 03 tầng (tier):Tầng dữ liệu (Data - Tier); Tầng
trung gian (Middle - Tier); Tầng ứng dụng (Application – Tier):

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN




69

KẾT LUẬN, KIẾN NGHỊ
1. Kết luận
Bằng việc áp dụng các phương pháp nghiên cứu phù hợp cho từng nội dung
cụ thể kết hợp với việc học hỏi kinh nghiệm trong và ngoài nước. Các nghiên cứu của
luận văn kết hợp giữa lý luận và thực tiễn thực nghiệm trên địa bàn nghiên cứu thành
phố Uông Bí đã đạt được những kết quả sau:

1.1. Công tác xây dựng CSDL địa chính của thành phố thực hiện theo đúng
quy định của Bộ Tài nguyên và Môi trường, dữ liệu sau khi xây dựng xong được đưa
vào lưu trữ tập trung toàn tỉnh; CSDL dữ liệu được khai thác và sử dụng đáp ứng yêu
cầu, hỗ trợ đắc lực trong công tác cải cách thủ tục hành chính trong lĩnh vực đất đai;
Trong quá trình xây dựng, vận hành và khai thác vẫn còn bộc lộ một số vấn đề: (1)
Dữ liệu không gian không đồng nhất với dữ liệu thuộc tính; dữ liệu không gian chưa
đảm bảo quan hệ hình học. Dữ liệu thuộc tính: xuất hiện các trường hợp được nhập
vào CSDL chưa đúng quy cách (quy định nhập tuân thủ theo cấu trúc CSDL và quy
định trong các văn bản chuyên môn) hoặc nhập sai thông tin. Hồ sơ lưu trữ không
liên tục theo lịch sử biến động (2) Công tác vận hành cơ sở dữ liệu đất đai: Dữ liệu
không gian đất đai không đồng bộ với bản đồ địa chính số; Hệ thống bản đồ địa chính
không được cập nhật biến động thống nhất trên một nền bản đồ; Dữ liệu hồ sơ gốc
cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất dạng số được lưu trữ theo cách thức khác
nhau tại mỗi đơn vị hành chính.
1.2. Về đề xuất mô hình chuẩn hóa, lưu trữ và chia sẻ dữ liệu địa chính
- Đề xuất 02 mô hình chuẩn hóa cơ sở dữ liệu phù hợp cho địa bàn thành phố
Uông Bí: (i) Mô hình chuẩn hóa cấu trúc cơ sở dữ liệu trong trường hợp nâng cấp
hoặc chuyển đổi CSDL địa chính; (ii) Mô hình chuẩn hóa cơ sở dữ liệu địa chính;
- Đề xuất 01 mô hình hệ thống quản lý CSDL đất đai tập trung áp dụng công
nghệ tiên tiến, hiện đại. Hiện tại địa bàn tỉnh Quảng Ninh đã sử dụng mô hình này để
tổ chức xây dựng, quản lý và chia sẻ CSDL đất đai mang lại hiệu quả cao trong công
việc.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN




×