Tải bản đầy đủ (.docx) (7 trang)

CÂU HỎI ÔN TẬP- MÔN QUẢN TRỊ KINH DOANH QUỐC TẾ

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (84.29 KB, 7 trang )

CHƯƠNG 1
CÂU HỎI TRANG 25
Câu 1 Toàn cầu hóa TT là gì? TT của loại sp nào có khuynh hướng phát triển toàn cầu rộng rãi
nhất?
Toàn cầu hóa TT ám chỉ việc sáp nhập mang tính lịch sử của các TT quốc gia riêng biệt và tách rời nhau
thành một TT khổng lồ toàn cầu.
Các sp tiêu dùng : thẻ tín dụng Citigroup, Coca-cola, trò chơi playstation của Sony, Hambuger của
MCDonald’s, Cà phê Starbucks,..
Các TT mang tính toàn cầu rộng rãi nhất hiện nay ko phải là TT về hàng tiêu dùng. Mà là TT các loại
hàng công nghiệp và NVL phục vụ cho các nhu cầu phổ biến trên toàn TG. Thị trường cho các loại HH
như nhôm, dầu thô và lúa mì; sp công nghiệp như mạch vi xử lí, DRAMS( chip bộ nhớ máy tính), phần
mềm máy tính; và các tài sản chính từ tín phiếu kho bạc Mỹ cho đến trái phiếu Châu Âu,..
Câu 2: Toàn cầu hóa sx? Tại sao các hệ thông sản xuất được mở rộng toàn cầu?
Toàn cầu hóa sản xuất là 1 sp được nhiều quốc gia tham gia vào sản xuất
Toàn cầu hóa sản xuất đề cập đến nguồn cung ứng hàng hóa và dịch vụ từ nhiều địa điểm trên khắp TG để
khai thác lợi thế do sự khác biệt giữa các QG về chi phí và chất lượng của các yếu tố sản xuất( lao động,
năng lượng, đất đai, vồn)
.
Câu 3 Mục đích chính của các định chế toàn cầu WTO, ÌMF và NHTG?
Do toàn cầu hóa TT và tỉ lệ của các hoạt dộng KD xuyên biên giới quốc gia ngày càng tăng, nên cần phải
có những điịnh chế gips quản lí, điều tiết, kiểm soát TT toàn cầu và thuc đẩy việc thiết lập các hiệp định
đa phương để chi phối hệ thống kinh doanh toàn cầu.
CÂU HỎI TRANG 33:
1. Phải giảm thiểu các rào cản thương mại và đầu tư ntn để góp phần thúc đẩy toàn cầu hóa sản xuất
và toàn cầu hóa thị trường?
-

Tháo dở những rào cản đối với dòng chảy tự do của hàng hóa, dịch vụ và vốn giữa quốc gia

-


Giảm thiểu các hàng rào ngăn cản sự lưu thông tự do của hàng hóa và dịch vụ

-

Qui định tăng cường bảo bộ đối với bằng sáng chế, thương hiệu và quyền sở hữu trí tuệ

- Cắt giảm thuế quan đối với hàng công nghiệp, dịch vụ và sản xuất nông nghiệp
- Từng bước loại bỏ trợ cấp trong sản xuất nông nghiệp
- Cắt giảm rào cản đối với đầu tư xuyên quốc gia
- Phân định giới hạn áp dụng luật chống bán phá giá
2. Giải thich vai trò của công nghệ mới trong việc tạo điều kiện cho thuận lợi cho toàn cầu hóa sản
xuất và toàn cầu hóa thị trường.
-

Công nghệ thay đổi đã tạo ra cơ sở thực tiễn cho tiến trình toàn cầu hóa.

-

Hoạt động viễn thông đang tạo ra công chúng toàn cầu.

-

còn hoạt động vận tải thì tạo ra ngôi làng toàn cầu.

CÂU HỎI TR-56
Câu 1: phác họa những lập luận chính ủng hộ và chống đối toàn cầu hóa.
Chống đối:
-

tình trạng mất việc làm trong các ngành công nghiệp do cạnh tranh từ các đối thủ nước ngoài.


-

Áp lực giảm mức lương của lao dộng phổ thông

-

Sự xuống cấp của môi trường.

Câu 4: Các quốc gia nghèo nhất thế giới sẽ có lợi hay trở nên tệ hơn do toàn cầu hóa?


TRANG 60 – 61
Câu 1: Mô tả sự thay đổi của nền kinh tế thế giới trong vòng 30 năm qua. Những thay đổi đó có
hàm ý gì đối với các doanh nghiệp kinh doanh quốc tế có trụ sở tại vương quốc Anh, Bắc Mỹ,
Hồng Kong?
Sự thay đổi của nền kinh tế thế giới trong vòng 30 năm qua:
+ Về vị thế: Mỹ vẫn là cường quốc của nền kinh tế thế giới, nền kinh tế thứ hai là Trung Quốc, và thứ
ba là Nhật Bản. Tuy nhiên Trung Quốc có xu hướng sẽ thay đổi vị thế của mình tiến lên dẫn đầu nền
kinh tế thế giới.
+ Đầu tư và thương mại quốc tế : ngày càng được đẩy mạnh , số lượng tang đáng kể.
+ Thu nhập: tăng lên => mức sống của con người được nâng cao.
+ Lao động: tăng => tạo điều kiện về việc làm.
Câu 2: “ Nghiên cứu về kinh tế quốc tế chỉ tốt khi bạn đang làm việc trong một công ty đa quốc gia
quy mô lớn nhưng nó không liên quan gì đến những người đang làm việc trong các công ty nhỏ”.
Hãy đánh giá lời phát biểu này.
Không đồng ý với ý kiến trên vì:
Đối với các doanh nghiệp vừa và nhỏ hiện nay cũng tham gia vào các thị trường quốc tế để hợp tác kinh
doanh, các doanh nghiệp này cũng muốn vươn xa, và nâng cao uy tín cũng như thương hiệu của mình ra
thị trường quốc tế, tìm kiếm cơ hội để doanh nghiệp ngày càng phát triển hơn, họ tìm kiếm các nhà đầu tư

đồng thời các nhà đầu tư cũng tìm đến họ để đầu tư. Và hiện nay phần lớn các doanh nghiệp nhỏ đều
thâm nhập vào thị trường kinh tế quốc tế để kinh doanh.
Câu 3: Những thay đổi công nghệ đã đóng góp vào tiến trình toàn cầu hóa thị trường và toàn cầu
hóa sản xuất như thế nào. Nếu không có những thay đổi công nghệ đó thì toàn cầu hóa sản xuất và
toàn cầu hóa thị trường có xảy ra không?
Những thay đổi công nghệ đã đóng góp vào tiến trình toàn cầu hóa thị trường:
-

Mạng lưới truyền thông toàn cầu với chi phí thấp, hỗ trợ hình thành chợ điện tử toàn cầu.

-

Giúp vận chuyển hàng hóa khắp thế giới trở nên thuận lợi hơn.

-

Thu hẹp khoảng cách văn hóa giữa các quốc gia.

-

Tạo nền văn hóa toàn cầu.

Những thay đổi công nghệ đã đóng góp vào tiến trình toàn cầu hóa sản xuất:
-

Giảm chi phí vận chuyển.

-

Phân bổ sản xuất ở nhiều địa điểm khác nhau.


-

Thiết lập và quản lí hệ thống sản xuất trên toàn cầu do chi phí xử lí thông tin và truyền thông giảm
xuống.

-

Tạo điều kiện cho DV, TM quốc tế phát triển.

Kết luận: Nếu không có sự thay đổi công nghệ thì quá trình toàn cầu hóa thị trường và toàn cầu hóa sản
xuất sẽ không diễn ra. Sự phát triển công nghệ sẽ thúc đẩy quá trình toàn cầu hóa phát triển.
Câu 4: “ Về cơ bản nghiên cứu kinh doanh quốc tế không khác biệt so với nghiên cứu về kinh
doanh nội địa. Do đó chẳng ích lợi gì khi phải mở lớp học riêng về kinh doanh quốc tế”. Hãy đánh
giá lời phát biểu trên.
Không đồng ý vì: Hai lĩnh vực nghiên cứu này có sự khác nhau cụ thể:
-

Khác biệt về văn hóa kinh doanh giữa các quốc gia trên thế giới trong môi trường kinh doanh
quốc tế, trong khi trong nước thì không có sự khác biệt.

-

Nghiên cứu kinh doanh quốc tế nghiên cứu trong phạm vi, quy mô rộng, đa dạng, trong môi
trường quốc tế; trong khi nghiên cứu kinh doanh nội địa chỉ trong phạm vi, quy mô trong nước.


-

Nhà quản trị kinh doanh trong nghiên cứu kinh doanh quốc tế phải đối đầu với những chiến lược,

chiến thuật,..các vấn đề phức tạp hơn so với nhà quản trị nội địa.

-

Giao dịch quốc tế lien quan đến các loại ngoại tệ; trong nội địa sẽ sử dụng đồng tiền chung

Câu 5: Internet và mạng viễn thông mở rộng toàn cầu có ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh
quốc tế và tiến trình toàn cầu hóa của nền kinh ế thế giới như thế nào?
-

Giảm sức ép chi phí do sự khác biệt về không gian thời gian và quy mô.

-

Người mua và người bán dễ dàng gặp nhau và trao đổi với nhau.

-

Mở rộng sự hiện diện của các doanh nghiệp trên toàn cầu với chi phí thấp.

-

Cho phép và tạo điều kiện cho doanh nghiệp phối hợp, kiểm soát hệ thống sản xuất trên toàn cầu.

Câu 6:
Hệ thống thương mại thế giới: TQ sẽ phá vỡ những liên minh thương mại, trở thành thị trường thu hút
đầu tư
Hệ thống tiền tệ: nhân dân tệ thay thế USD trờ thành đồng tiền lưu thông xuyên quốc gia
Chiến lược kinh doanh: châu âu có chính sách để thu hút đầu tư từ TQ , Mỹ luôn cảnh giác
Giá cả hàng hóa: chịu sự chi phối của trung quốc

TRANG 63
Câu 1: Cty Luật thuê DV pháp lý nước ngoài sẽ được lợi gì? Có CP và rủi ro nào phát sinh?
Tiết kiệm chi phí
Sẵn sàng đáp ứng yêu cầu của KH
Rủi ro và chi phí phát sinh:
-

Chi phí phải trả cho luật sư thuê ngoài

-

Ăn ở
CHƯƠNG 4 NHỮNG KHÁC BIỆT VỀ VĂN HÓA

CÂU HỎI TRANG
CÂU HỎI TRANG 164
5. các hàm ý khác biệt trong ngôn ngữ nói và ngôn ngữ không lời là gì ? trang 161
+ Ngôn ngữ nói định hình văn hóa .
+ Ngôn ngữ không lời thì bị ràng buộc theo văn hóa.
6. vai trò của giáo dục trong phát triển kinh tế ? trang 163
Từ góc nhìn kinh doanh quốc tế, giáo dục có vai trò quan trọng :
+ xác định lợi thế cạnh tranh của một quốc gia.
+ định hướng cho các quyết định chọn lựa địa điểm kinh doanh của các công ty quốc tế.
TINH HUỐNG TRANG 178
1. Những lực lượng nào định hình văn hóa saudi hiện tại? Giống hay khác so với phương Tây
Những lực lượng này là :
+ Tôn giáo: đạo hồi đã ảnh hưởng sâu sắc. Ví dụ các nhà hàng đóng của 5 lần 1 ngày để cầu
nguyện. Tại cửa hàng mcdonald, có hai hàng riêng biệt dành cho phụ nữ và nam giới.
+ Triết lý: truyền thống du mục và có ác cảm với các công việc chân tay
+ Giá trị : lòng trung thành với gia đình và bạn bè

-

Điểm khác biệt đối với phương Tây


+ Tôn giáo: trong khi ở Ả Rập thì cấm các tôn giáo khác để tránh sự ảnh hưởng của các tôn
giáo khác lên tới người theo đạo Hồi – có khả năng khiến họ cải sang đạo khác. Ở MỸ tự do
tôn giáo
+ Giá trị : MỸ thì coi trọng sự tự do cá nhân và tính tự lập
2. Những hiểu lầm có thể phát sinh giữ công ty MỸ và công ty Ả rập
-

Đối với việc đàm phán ở Ả rập buổi gặp mặt đầu tiên chỉ là xây dựng mối quan hệ, điều này
gây mất kiên nhẫn đói vơi người MỸ

-

Việc ra quyết định: họ sẽ không bằng lòng trong việc hối thúc ra quyết định. do người ả rập
chỉ ra quyết định khi rất chắc chắn trong kinh doanh sau khi đã tham khảo ý kiến của người
gia đình và bạn bè.

-

Thời gian: phương Tây bị gắn với thời gian chính xác chứ không áng chừng như người Saudi.

3. Lời khuyên
+ Lĩnh vực: các lĩnh vực nên kinh doanh tại đất nước này. Ví dụ: nếu muốn mở rạp chiếu phim ?
Rạp chiếu công cộng bị cấm và chỉ có tại các khu nhà riêng như tại Khu dân cư Saudi Aramco
+ Hình thức
+ Thời gian: họ làm việc bắt đầu từ thứ 7 đến thứ 4, ngày nghỉ thứ 5 và thứ 6. Vì thứ 6 là ngày lễ

đạo hồi
+ Không gian: luôn có việc chia không gian trong các khu vực công cộng. Ví dụ: Tại nhiều trung
tâm mua sắm tại Saudi, chỉ có “gia đình” được phép vào cửa. Tại các nhà hàng luôn có hai khu
vực: dành cho các gia đình và cho những người độc thân.
+ Niềm tin

CHƯƠNG 5 VẤN ĐỀ ĐẠO ĐỨC
I.
CÁC VẤN ĐỀ VỀ ĐẠO ĐỨC.( TRANG 93)
1. Liệt kê các vấn đề đạo đức có thể phát sinh do sự khác nhau trong tập quán về tuyển
dụng, thực thi quyền con người, quy định về môi trường và tham nhũng.
- Tuyển dụng:
 Tiền lương
 Thời gian lao động
 Điều kiện lao động
 Phúc lợi xã hội
- Quyền con người
 Phân biệt chủng tộc
 Tôn giáo
 Ngôn luận
 Hội họp
 Di chuyển
- Môi trường:
 Ô nhiễm môi trường
 Quy định chung về môi trường
- Tham nhũng
2. “Bi kịch chung” ứng dụng vào các tập quán kinh doanh quốc tế như thế nào?
- Thực trạng: môi trường chung: đất đai, nguồn nước, không khí, tài nguyên, khoáng
sản..
- Hàm ý quản trị: Chung tay, đoàn kết, hợp tác vốn với các QG để giải quyết vấn đề ô

nhiễm môi trường, cùng nhau bảo vệ môi trường sống.


3. Hiệu ứng của đạo luật hành vi hôi lộ của nước ngoài của Hoa Kì đối với kinh doanh
quốc tế là gì?
- Đạo luật:
 Áp dụng cho Mỹ
 Áp dụng cho các DN Mỹ ở các QG khác
 Áp dụng cho các DN làm việc ở Mỹ
 Áp dụng chống tham nhũng
- Hiệu ứng:
 Chính trị
 Văn hóa DN
4. Các tập đoàn đa quốc gia có nghĩa vụ đạo đức là phải cư xử có trách nhiệm với xã hội
hay không?
- Trách nhiệm của DN từ đó xem xét hậu quả.
- Dung hòa, cân nhắc lợi ích kinh tế-xã hội.
II.
TÌNH HUỐNG KHÓ XỬ TRONG ĐẠO ĐỨC ( TRANG 195)
1. Bản chất của tình huống khó xử về đạo đức là gì?
Là những tình huống mà không gì trong số các lựa chọn thay thế có sẵn có thể chấp nhận
được về mặt đạo đức. Chúng tồn tại bởi những quyết định trong thế giới thực sự là phức
tạp và liên quan đến các hậu quả khác nhau rất khó để định lượng.
2. Kim chỉ nam đạo đức ở đây có nghĩa là gì? Điều này giúp các nhà quản lý quyết định
xu hướng hành động như thế nào khi đối mặt với các tình huống khó xử về đạo đức.
- Kim chỉ nam đạo đức: là những quyết định, hướng đi đúng đắn về đạo đức.
- Kim chỉ nam hướng dẫn họ vượt qua được những tình huống khó xử với giải pháp có
thể chấp nhận được.
III. HÀNH VI VÔ ĐẠO ĐỨC (TRANG 198)
1. Đạo đức cá nhân có thể gây ảnh hưởng tới các hành vi đạo đức như thế nào?

Đạo đức cá nhân bắt nguồn từ nhiều nguồn khác nhau: bố mẹ, trường lớp, tôn giáo, truyền
thông… vì vậy có ảnh hưởng sâu sắc trong hành xử kinh doanh và gây ra các hành vi đạo
đức như: nói dối gian lận, phi liêm chính, ….
2. Quy trình ra quyết định có thể gây ảnh hưởng tới các hành vi đạo đức như thế nào?
Không cân nhắc vấn đề đạo đức khi đưa ra quyết định nên không hề biết rằng mình đang
hành xử trái với đạo đức. Áp dụng những phép tính thuần về kinh doanh mà quên rằng các
quyết định có khía cạnh về đạo đức.
3. Văn hóa tổ chức có thể gây ảnh hưởng tới các hành vi đạo đức như thế nào?
Một số doanh nghiệp không khuyến khích mọi người chú ý đến hệ quả đạo đức, vì vậy văn
hóa tổ chức làm suy đồi đạo đức kinh doanh, nững quyết định đưa ra chỉ mang tính lợi ích
kinh tế chứ không chú trọng đến đạo đức.
4. Kỳ vọng về các mục tiêu không tưởng có thể gây ảnh hưởng tới các hành vi đạo đức
như thế nào?
Các công ty mẹ buộc phải đạt được những mục tiêu kinh doanh không tưởng và chỉ có thể
đạt được bằng các hành vi dối trá và vô đạo đưc. Hối lộ để đạt được mục tiêu nhiều thử
thách trong công việc
5. Lãnh đạo DN có thể gây ảnh hưởng tới các hành vi đạo đức như thế nào?
- Noi gương theo lãnh đạo, nhân viên thường bắt chước lãnh đạo của họ nếu lãnh đạo
của họ không hành xử hợp đạo đức họ có thể cũng sẽ làm như vậy.
- Những điều lãnh đạo nói không quan trọng bằng những việc họ làm hay không làm, vì
thế giả thiết khi gặp những hành vi liên quan đến đạo đức họ thường không quan tâm
hay ngăn cản những hành vi sai đạo đức đó.
6. Văn hóa xã hội có thể gây ảnh hưởng tới các hành vi đạo đức như thế nào?


Các công ty đặt trụ sở ở các nền văn hóa mà chủ nghĩa cá nhân và bài xích sự thay đổi
mạnh mẽ, thì có xu hướng xem trọng các hành vi đạo đức hơn các công ty đặt trụ sở ở
những nền kinh tế đặc trưng là nam tính và có khoảng cách về quyền lực.
IV.
TIẾP CẬN ĐẠO ĐỨC TỪ GÓC ĐỘ TRIẾT HỌC.(TRANG 208)

1. Cách tiếp cận nào theo quan điểm đạo đức kinh doanh được các nhà đạo đức học mô
tả với tên gọi “bù nhìn”?
- Học thuyết Friedman
- Thuyết tương đối văn hóa
- Học thuyết về đạo đức công bằng
- Học thuyết về phi đạo đức ngây thơ
2. Mục đích đưa ra quan điểm “bù nhìn” là gì?
Mục đích: thể hiện các chỉ dẫn không thích hợp khi đưa ra các quyết định hợp đạo đức
trong các tập đoàn đa quốc gia.
3. Liệt kê quy tắc cơ bản của trường phái vị lợi và quan điểm đạo đức của Kant.
- Xem xét hệ quả của một hành để xem hành động đó có hợp lý hay không.
- Không tính tới sự công bằng.
- Con người nên được xem là mục tiêu cuối cùng hướng đến chứ không bao giờ chỉ đơn
thuần là phương tiện để thực hiện những mục đích của người khác.
4. Các quy tắc cơ bản của lý thuyết về quyền là gì?
- Xác lập một giới hạn tối thiểu cho các hành vi được xem là hợp đạo đức.
- Quyền tự do ngôn luận là 1 quyền cơ bản được ưu tiên hơn hết.
- Các quyền con người cơ bản đã tạo nên nề tảng kim chỉ nam đạo đức.
- Tất cả mọi người có quyề được thành lập và tham gia các nghiệp đoàn nhằm bảo vệ
quyền lợi cá nhân.
- Quyền đi liền với nghĩa vụ.
5. Các quy tắc cơ bản của lý thuyết về công bằng là gì?
- Phân phối hàng hóa-dịch vụ kinh tế phải đảm bảo công bằng và hợp tình hợp lý.
- Các quy tắc công bằng được coi là hợp lệ nếu được mọi người đồng ý là họ có thể cân
nhắc tình huống tự do và không thiên vị.
- Mỗi người được hưởng tự do cơ bản ở mức tối đa tương ứng với tự do của người khác.
- Quyền tự do cơ bản được thực hiện thì tình trạng bất bình đẳng về các hàng hóa xã hội
cơ bản.
6. Quan điểm của John Rawls về tấm màn vô tri có thể giúp các nhà quản lý xử lý các
tình huống khó xử trong đạo đức như thế nào?

Là kim chỉ nam để xử lý các tình huống khó xử trong đạo đức như: việc trả lương cho
công nhân nước ngoài ít hơn với công nhân đến từ nước chủ nhà theo Rawls cho rằng đó
là điều chính đáng miễn là tình trạng bất bình đẳng đó mang lại lợi ích cho những người
kém lợi thế nhất trong toàn xã hội.
TÌNH HUỐNG: ĐIỀU KIỆN LÀM VIỆC Ở MỘT NHÀ MÁY TẠI TRUNG
QUỐC(TRANG 218)
1. Điều gì khiến cho các nhà quản lý Metai được nhắc đến trong tình huống này có thể
tồn tại khi duy trì điều kiện làm việc tồi tệ như vậy?
Nhà quản lý của Metai cũng chỉ nghĩ đến lợi ích công việc làm sao có thể sản xuất bàn
phím cho đủ để cung cấp, đúng thời gian và kịp tiến độ mà không màng đến đối xử với
công nhân ra sao. Do vậy mà nhà quản lý Metai vẫn có thể tồn tại.
2. Các công ty Hoa kỳ như Microsoft, Dell và Hewlett-packard có nên chịu trách nhiệm
với điều kiện làm việc ở các nhà máy ở nước ngoài tuy họ không sở hữu nhà máy


nhưng lại là nơi các nhà thầu phụ của họ đang sản xuất hàng để cung ứng hay
không?
Các công ty Microsoft, Dell và Hewlett-packard không phải chịu trách nhiệm với điều
kiện làm việc ở các nhà máy ở nước ngoài. Tại vì tuy họ không sở hữu nhà máy nhưng lại
là nơi các nhà thầu phụ của họ đang sản xuất hàng để cung ứng và đó được xem là một
chuỗi sản xuất của công ty và có liên quan đến công ty, do vậy cần được điều tra và xử lý
thích đáng.
3. Tiêu chuẩn lao động nào liên quan tới an toàn, điều kiện làm việc, làm thêm và một
số yếu tố khác nên được các công ty Hoa Kỳ áp dụng với các nhà máy ở nước ngoài:
tiêu chuẩn phổ biến ở nước đó hay tại Hoa Kỳ?
Không chỉ áp dụng tiêu chuẩn phổ biến ở nước Hoa Kỳ mà còn phải áp dụng tiêu chuẩn
của nước mà nơi đặt nhà máy.
4. Bạn có nghĩ rằng các công ty Hoa kỳ được nhắc tới trong tình huống này cần phải
thay đổi chính sách hiện hành của họ hay không? Nếu có thì cần thay đổi những gì?
Họ có nên thay đổi ngay cả khi điều đó có thể cản trở năng lực cạnh tranh của họ

trên thị trường không?
Cần phải thay đổi chính sách hiện hành của họ. Thay đổi về cách áp dụng tiêu chuẩn lao
động.
Họ nên thay đổi ngay cả khi điều đó có thể cản trở năng lực cạnh tranh của họ trên thị
trường. Vì nếu không thay đổi họ sẽ vi phạm đạo đức trong kinh doanh liên quan đến vến
đề lao động, lao động được đối xử tệ bạc, làm việc trong điều kiện khắc nghiệt như vậy cho
dù có tạo ra năng lực cạnh tranh của công ty nhưng lại bỏ quên đạo đức kinh doanh của
mình.



×