Tải bản đầy đủ (.pdf) (71 trang)

NGHIÊN CỨU ĐÁNH GIÁ HIỆN TRẠNG VÀ ĐỊNH HƢỚNG SỬ DỤNG BỀN VỮNG CHẤT THẢI CHĂN NUÔI TẠI HUYỆN HOÀI ĐỨC, THÀNH PHỐ HÀ NỘI

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.74 MB, 71 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC TỰ NHIÊN
---------------------

Nguyễn Thị Hòa

NGHIÊN CỨU ĐÁNH GIÁ HIỆN TRẠNG VÀ ĐỊNH
HƢỚNG SỬ DỤNG BỀN VỮNG CHẤT THẢI CHĂN NUÔI
TẠI HUYỆN HOÀI ĐỨC, THÀNH PHỐ HÀ NỘI

LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC

Hà Nội - 2018


ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC TỰ NHIÊN
---------------------

Nguyễn Thị Hòa

NGHIÊN CỨU ĐÁNH GIÁ HIỆN TRẠNG VÀ ĐỊNH
HƢỚNG SỬ DỤNG BỀN VỮNG CHẤT THẢI CHĂN NUÔI
TẠI HUYỆN HOÀI ĐỨC, THÀNH PHỐ HÀ NỘI

Chuyên ngành:

Khoa học Môi trƣờng

Mã số:


8440301.01

LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC
TS. Nguyễn Thị Phƣơng Loan

Hà Nội - 2018


LỜI CẢM ƠN
Để hoàn thành luận văn này, học viên xin chân thành cảm ơn các thầy cô trong
Bộ môn Sinh thái Môi trường, Khoa Môi trường, Trường Đại học Khoa học Tự nhiên
đã giảng dạy, chỉ bảo và tạo điều kiện cho học viên trong suốt quá trình học tập và
hoàn thiện luận văn thạc sỹ.
Đặc biệt là sự hướng dẫn tận tình, chu đáo và những đóng góp quý báu về chuyên
môn khoa học và kỹ năng làm việc của TS. Nguyễn Thị Phƣơng Loan- cán bộ giảng
dạy của Bộ môn Sinh thái Môi trường, Khoa Môi trường, Trường Đại học Khoa học
Tự nhiên, Đại học Quốc gia Hà Nội.
Cuối cùng học viên xin gửi lời cảm ơn đến gia đình, người thân và bạn bè, những
người đã luôn động viên, giúp đỡ, tạo mọi điều kiện về vật chất và tinh thần cho học
viên trong suốt thời gian học tập và làm khóa luận.
Học viên xin trân trọng cảm ơn mọi sự giúp đỡ quý báu đó!
Hà Nội, tháng ….. năm 2018
Học viên

Nguyễn Thị Hòa


MỤC LỤC

MỞ ĐẦU................................................................................................................................... 1
CHƢƠNG 1. TỔNG QUAN TÀI LIỆU .............................................................................. 3
1.1. Tổng quan về chất thải chăn nuôi ................................................................................. 3
1.1.1. Khái niệm và đặc điểm chất thải chăn nuôi .................................................................. 3
1.1.2. Tình hình chăn nuôi trên Thế giới và tại Việt Nam ...................................................... 7
1.1.3. Tác động của chất thải chăn nuôi ................................................................................ 10
1.2. Một số đặc điểm khu vực nghiên cứu ......................................................................... 14
1.2.1. Điều kiện tự nhiên huyện Hoài Đức, thành phố Hà Nội ............................................ 14
1.2.2. Đặc điểm kinh tế - xã hội huyện Hoài Đức, thành phố Hà Nội ................................. 16
1.2.3. Đánh giá chung về thực trạng phát triển kinh tế - xã hội và định hướng phát triển... 18
CHƢƠNG 2. ĐỐI TƢỢNG VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ............................ 21
2.1.Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu ................................................................................ 21
2.2. Nội dung nghiên cứu...................................................................................................... 21
2.3. Phƣơng pháp nghiên cứu.............................................................................................. 22
2.3.1. Phương pháp thu thập thông tin thứ cấp..................................................................... 22
2.3.2. Phương pháp đánh giá nhanh môi trường thu thập tài liệu sơ cấp .......................... 22
2.2.3.Phương pháp xác định khối lượng chất thải chăn nuôi .............................................. 23
2.3.4. Phương pháp xử lý số liệu ............................................................................................ 23
CHƢƠNG 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN ........................................ 24
3.1. Đánh giá hiện trạng hoạt động chăn nuôi tạihuyện Hoài Đức, thành phố Hà Nội .. 24
3.1.1. Hiện trạng hoạt động chăn nuôi tại khu vực nghiên cứu ........................................... 24
3.1.2. Các biện pháp xử lý môi trường trong chăn nuôi tại huyện Hoài Đức..................... 25
3.1.3. Đánh giá những vấn đề môi trường của hoạt động chăn nuôi .................................. 31
3.2. Đánh giá Hệ thống quản lý và xử lý chất thải chăn nuôi lợn tại các trang trại
đƣợc chọn nghiên cứu........................................................................................................... 33
3.2.1. Công tác quản lý môi trường của chính quyền xã Cát Quế ....................................... 33
3.2.2. Tình hình quản lý chất thải chăn nuôi lợn .................................................................. 34
3.2.3. Tình hình quản lý chất thải chăn nuôi tại khu vực nghiên cứu .................................. 39
3.3. Đánh giá của người dân khu vực nghiên cứu về ảnh hưởng của chất thải chăn nuôi 43
3.3.1. Ảnh hưởng đến môi trường chung ............................................................................... 43



3.3.2. Ảnh hưởng đến môi trường nước ................................................................................. 43
3.3.3. Ảnh hưởng đến môi trường không khí ......................................................................... 44
3.3.4. Ảnh hưởng đến sức khỏe con người ............................................................................ 45
3.4. Đề xuất định hƣớng chung sử dụng bền vững hiệu quả chất thải chăn nuôi trên
địa bàn huyện ......................................................................................................................... 45
3.4.1. Giải pháp về công tác tổ chức...................................................................................... 45
3.4.2. Sử dụng công cụ kinh tế trong quản lý môi trường .................................................... 46
3.4.3. Quản lý dựa trên công cụ pháp luật – chính sách ...................................................... 46
3.4.4. Tăng cường công tác tuyên truyền – giáo dục ............................................................ 46
3.4.5. Giải pháp kỹ thuật......................................................................................................... 47
KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ ..................................................................................... 51
TÀI LIỆU THAM KHẢO ................................................................................................... 53
PHỤ LỤC


DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT

COD

Nhu cầu oxy hóa học

FAO

Tổ chức nông lương thế giới

KSH

Khí sinh học


KHCN

Khoa học công nghệ

NL

Năng lượng

NN & PTNT

Nông nghiệp và phát triển nông thôn

TACN

Thức ăn chăn nuôi

TCTK

Tổng cục thống kê

TT

Thứ tự

UBND

Ủy ban nhân dân

VSV


Vi sinh vật


DANH MỤC BẢNG
Bảng 1.1: Khối lượng phân và nước tiểu của gia súc thải ra trong 1 ngày đêm ................... 4
Bảng 1.2: Lượng chất thải chăn nuôi ước tính năm 2012 ............................................... 4
Bảng 1.3: Một số thành phần vi sinh vật trong chất thải rắn ........................................... 5
Bảng 1.4: Thành phần trung bình của nước tiểu các loại gia súc .................................... 6
Bảng 1.5: Thống kê chăn nuôi Việt Nam ........................................................................ 8
Bảng 1.6: Số trang trại theo khu vực năm 2015 ............................................................ 10
Bảng 3.1: Số lượng thống kê vật nuôi tại huyện Hoài Đức, thành phố Hà Nội ............ 25
Bảng 3.2: Các biện pháp xử lý môi trường trong chăn nuôi trang trại .......................... 25
Bảng 3.3: Các biện pháp xử lý môi trường trong chăn nuôi nông hộ ........................... 26
Bảng 3.4: Chi tiết các biện pháp xử lý môi trường trong chăn nuôi nông hộ ............... 27
Bảng 3.5: Khối lượng chất thải rắn phát sinh của 3 hộ chăn nuôi tại xã Cát Quế ........ 31
Bảng 3.6: Khối lượng nước thải phát sinh của 3 hộ chăn nuôi tại xã Cát Quế ............. 32
Bảng 3.7: Tình hình thu gom chất thải rắn .................................................................... 35
Bảng 3.8: Tình hình vệ sinh chuồng trại ....................................................................... 36


DANH MỤC HÌNH
Hình 2.1: Địa điểm khu vực nghiên cứu................................................................................ 21
Hình 2.2: Sơ đồ khu vực khảo sát thực địa ................................................................... 23
Hình 3.1: Bản đồ hành chính huyện Hoài Đức ................................................................ 24
Hình 3.2: Hình ảnh chăn nuôi lợn tại một vài cơ sở trong khu vực nghiên cứu ................ 30
Hình 3.2: Đánh giá của người dân về mức độ quan tâm của chính quyền địa phương ..... 34
Hình 3.3: Mục đích sử dụng phân từ chăn nuôi lợn tại xã Cát Quế .............................. 35
Hình 3.4: Mục đích sử dụng nước vệ sinh chuồng trại ................................................. 37
Hình 3.5: Mục đích sử dụng nước tiểu lợn ...................................................................... 37

Hình 3.6: Tình hình quản lý xác vật nuôi chết và phụ phẩm chăn nuôi ........................ 38
Hình 3.7: Đánh giá của người dân về ảnh hưởng của chất thải chăn nuôi .................... 43
Hình 3.8: Đánh giá của người dân về chất lượng nước ................................................. 44
Hình 3.9:Đánh giá của người dân về chất lượng không khí .......................................... 44
Hình 3.10: Đánh giá về ảnh hưởng của chất thải chăn nuôi đến sức khỏe con người .. 45


MỞ ĐẦU
Chăn nuôi tại Việt Nam luôn là một ngành kinh tế quan trọng, chiếm 28% giá
trị sản xuất nông nghiệp và là một trong những phân ngành nông nghiệp tăng trưởng
nhanh nhất.Tăng tỷ trọng chăn nuôi là giải pháp chủ yếu để duy trì và nâng cao giá trị
sản xuất nông nghiệp, không chỉ góp phần cung cấp thực phẩm cho nội địa mà còn
xuất khẩu mang lại nguồn GDP tương đối cao. Sự phát triển của khoa học kỹ thuật kéo
theo năng suất chăn nuôi ngày càng tăng, giúp mang lại hiệu quả kinh tế cao, góp phần
làm chuyển cơ cấu nông nghiệp, từ trồng trọt sang chăn nuôi, đồng thời cải thiện đáng
kể đời sống nông dân. Theo Cục chăn nuôi, năm 2017 giá trị sản xuất chăn nuôi ước
đạt 230.000 tỷ đồng theo giá cố định năm 2010 (khoảng 10,25 tỷ USD), tốc độ tăng
trưởng cùng kỳ so với năm 2016 đạt khoảng 3,05% [7].
Tuy nhiên, cùng với xu hướng chăn nuôi mở rộng và gia tăng quy mô, ô nhiễm
môi trường đang dần trở nên nghiêm trọng hơn do xử lý chưa tốt chất thải chăn nuôi
và sử dụng các thức ăn công nghiệp chưa hợp lý. Phần lớn trong số đó có quy mô nhỏ
và 80% nằm trong khu vực dân cư. Đáng lo ngại hơn là dù chăn nuôi ở quy mô nhỏ
hay lớn các loại chất thải chăn nuôi đa phần vẫn chưa được xử lý. Ô nhiễm môi trường
do sản xuất chăn nuôi gây ra là rủi ro lớn nhất cho vật nuôi và sức khỏe cộng đồng.
Hoài Đức là huyện có tốc độ công nghiệp hóa, đô thị hóa nhanh vào loại bậc
nhất khu vực phía Tây Hà Nội, nên diện tích đất nông nghiệp đang ngày càng ít đi.
Trong hoàn cảnh đó, việc chuyển dịch cơ cấu theo hướng hàng hóa, đẩy mạnh phát
triển chăn nuôi là hướng đi hiệu quả trong sản xuất nông nghiệp của huyện. Chăn nuôi
Hoài Đức những năm qua đã có nhiều chuyển biến, đạt kết quả cao. Với 19 xã, 1 thị
trấn Hoài Đức có 40.960 hộ gồm 190.612 người, trong đó có 18.471 hộ sinh sống bằng

phát triển nông nghiệp. Mặc dù số hộ chuyên tập trung làm nông nghiệp và diện tích
đất nông nghiệp đang bị thu hẹp nhưng hiệu quả, giá trị nông nghiệp vẫn tăng cao, đặc
biệt chăn nuôi càng chiếm tỷ trọng lớn. Tuy nhiên, vấn đề phát triển chăn nuôi ở Hoài
Đức vẫn còn nhiều khó khăn. Có tới 90% số hộ chăn nuôi quy mô lớn, nhỏ của huyện
đặt chuồng trại ở vườn gia đình xen kẽ trong khu dân cư. Chất thải chăn nuôi chứa
nhiều thành phần có khả năng gây ô nhiễm môi trường, làm ảnh hưởng đến sinh
trưởng, phát triển của gia súc, gia cầm và sức khỏe con người.
1


Trên cơ sở đó, đề tài ―Nghiên cứu đánh giá hiện trạng và định hướng sử dụng
bền vững chất thải chăn nuôi tại huyện Hoài Đức, thành phố Hà Nội" được đặt ra
nhằm cung cấp cơ sở khoa học cho việc giảm tác động tiêu cực từ chất thải chăn nuôi
đến môi trường và định hướng sử dụng chất thải chăn nuôi một cách bền vững, đạt
hiệu quả cao. Góp phần đảm bảo năng suất và chất lượng trong chăn nuôi tại huyện
Hoài Đức, thành phố Hà Nội.

2


CHƢƠNG 1. TỔNG QUAN TÀI LIỆU
1.1. Tổng quan về chất thải chăn nuôi
1.1.1. Khái niệm và đặc điểm chất thải chăn nuôi
Chất thải là những vật chất được thải bỏ sinh ra trong quá trình hoạt động sản
xuất, ăn uống, sinh hoạt của con người. Lưu lượng của nó nhiều hay ít phụ thuộc vào
nhiều yếu tố như tăng trưởng, phát triển kinh tế, đẩy mạnh sản xuất, gia tăng dân số ...
Chăn nuôi được xác định là một trong những ngành sản xuất tạo ra một số lượng
chất thải nhiều nhất ra môi trường. Chất thải chăn nuôi là một tập hợp phong phú bao
gồm các chất ở tất cả các dạng rắn, lỏng hay khí phát sinh trong quá trình chăn nuôi,
lưu trữ, chế biến hay sử dụng chất thải [8].

Quản lý chất thải là việc thu gom, vận chuyển, xử lý, tái chế, loại bỏ hay thẩm tra
các vật liệu chất thải. Quản lý chất thải có thể bao gồm các chất rắn, chất lỏng, chất khí
hoặc các chất phóng xạ; mỗi loại được quản lý bằng các phương pháp và lĩnh vực
chuyên môn khác nhau.
Quản lý chất thải chăn nuôi là việc thu gom, vận chuyển, xử lý, tái chế loại bỏ
hay thẩm tra các vật liệu chất thải ra trong quá trình chăn nuôi bao gồm chất thải rắn,
chất thải lòng và chất thải khí [8].
Chất thải chăn nuôi, theo nguồn gốc, được chia thành thành các loại sau:
-

Chất thải chăn nuôi gia cầm, gồm có: Chất thải rắn, như phân, rơm rạ, chất
độn; Chất thải lỏng, như nước rửa chuồng trại;Chất thải khí, như CO2, NH3 ...

-

Chất thải chăn nuôi gia súc, chủ yếu là phân, rác, thức ăn thừa của vật nuôi, ...
Chất thải rắn chăn nuôi gia súc có độ ẩm từ 56-83%, tỷ lệ N, P, K cao, chứa
nhiều hợp chất hữu cơ, vô cơ và một lượng lớn các vi sinh vật, trứng các ký
sinh trùng có thể gây bệnh cho người và vật nuôi [4].

Chất thải chăn nuôi, theo dạng tồn tại, được chia thành thành ba dạng chủ yếu:
a, Chất thải rắn:
Chất thải rắn, bao gồm phân, chất độn chuồng, thức ăn thừa, xác gia xúc, gia
cầm. Ngoài ra còn có thể có phân, chất độn, lông...từ lò mổ xây kèm với chuồng trại.
Thành phần của phân gồm có thức ăn mà gia súc không hấp thụ được, dưỡng chất
không tiêu hóa được của quá trình tiêu hóa vi sinh, chất cặn bã của dịch tiêu hóa

3



(trypsin, pepsin, ...), các mô tróc ra từ các niêm mạc của ống tiêu hóa và chất nhờn
theo phân ra ngoài, các loại vi sinh vật trong thức ăn, ruột bị thải ra ngoài theo phần...
Lượng phân thải ra trong một ngày đêm tùy thuộc vào giống, loài, tuổi và khẩu
phần ăn. Lượng phân thải ra mỗi ngày có thể ước tính 6-8% trọng lượng của vật nuôi.
Lượng phân thải trung bình của gia súc trong 24 giờ được trình bày trong bảng 1.1:
Bảng 1.1: Khối lƣợng phân và nƣớc tiểu của gia súc thải ra trong 1 ngày đêm
STT

Loại gia súc

Lƣợng phân (kg/ngày)

Nƣớc tiểu (lít/ngày)

1

Trâu bò lớn

20-25

10-15

2

Lợn (<10kg)

0,5-1

0,3-0,7


3

Lợn (15-45kg)

1-3

0,7-2,0

4

Lợn (45-100kg)

3-5

2,0-4,0

Nguồn: Hoàng Minh Đức (2009)[10]
Ngoài ra, thành phần các chất trong phân lợn phụ thuộc vào nhiều yếu tố:
- Thành phần dưỡng chất của thức ăn và nước uống;
- Độ tuổi của lợn (mỗi độ tuổi sẽ có khả năng tiêu hóa khác nhau);
- Tình trạng sức khỏe vật nuôi và nhu cầu cá thể: nếu nhu cầu cá thể cao, sử dụng
dưỡng chất nhiều thì lượng phân sẽ ít và ngược lại.
Bảng 1.2: Lƣợng chất thải chăn nuôi ƣớc tính năm 2012
TT

Loại vật nuôi

Tổng số con

Chất thải rắn bình


Tổng chất thải

(1.000.000 con)

quân (kg/con.ngày)

rắn/năm (triệu tấn)

1



6,33

10

23,13

2

Trâu

2,89

15

15,86

3


Lợn

26,70

2

19,49

4

Gia cầm

247,32

0,2

18,05

5



1,34

1,5

0,73

6


Cừu

0,08

1,5

0,04

7

Ngựa

0,12

4

0,17

8

Hươu, nai

0,04

2,5

0,03

9


Chó

8,07

1

2,95

Tổng cộng

80.45
Nguồn: Cục chăn nuôi (2013)[6]
4


Trong phân còn có chứa nhiều loại vi khuẩn, virus và trứng ký sinh trùng, trong
đó vi khuẩn thuộc họ Enterobacteriacea chiếm đa số với các giống điển hình như
Escherichia, Salmonella, Shigella, Proteus, Klebsiella. Trong 1 kg phân có chứa
2.000-5.000 trứng giun sán gồm chủ yếu các loại: Ascaris suum, Oesophagostomum,
Trichocephalus.
Bảng 1.3: Một số thành phần vi sinh vật trong chất thải rắn
Chỉ tiêu

Đơn vị

Số lƣợng

Coliform


MNP/100g

4.106-108

E.coli

MPN/100g

105-107

Streptococus

MPN/100g

3.102-104

vk/25ml

10-104

vk/ml

10-102

MNP/10g

0-103

Salmonella
Cl.perfringens

Đơn bào

Nguồn: Lương Ngọc Khánh, 2005 [15]
b, Chất thải lỏng
Chất thải lỏng (nước phân chuồng) là hỗn hợp bao gồm nước rửa chuồng, nước
tắm cho vật nuôi, nước tiểu và một phần phân thải.Vì vậy nước phân chuồng rất giàu
chất dinh dưỡng và có giá trị lớn về mặt phân bón. Trong 1m3 nước phân có khoảng 56kg N nguyên chất; 0,1kg P2O5, 12kg K2O. Nước phân chuồng nghèo lân, giàu đạm và
rất giàu Kali. Đạm trong nước phân chuồng tồn tại ở 3 dạng chủ yếu là urê, axit uric và
axit hippuric, khi để tiếp xúc với không khí một thời gian hay bón vào đất thì bị VSV
phân giải axit uric và axit hippuric thành urê và sau đó chuyển thành amoni carbonat.
Nước thải chăn nuôi là một loại nước thải rất đặc trưng và có khả năng gây ô
nhiễm môi trường cao do có chứa hàm lượng cao các chất hữu cơ, cặn lơ lửng, N, P và
VSV gây bệnh. Theo kết quả điều tra đánh giá hiện trạng môi trường của Viện chăn
nuôi (2006) tại các cơ sở chăn nuôi lợn có quy mô tập trung thuộc Hà Nội, Hà Tây,
Ninh Bình, Nam Định, Quảng Nam, Bình Dương, Đồng Nai cho thấy đặc điểm của
nước thải chăn nuôi:

5


Bảng 1.4: Thành phần trung bình của nƣớc tiểu các loại gia súc
TT

Loại

Thành phần trong nƣớc tiểu (%)

gia súc

Nƣớc


CHC

N

P2O5

K2O

CaO

MgO

Cl

1

Trâu bò

92,5

3,0

1,0

0,01

1,5

0,15


0-0,1

0,1

2

Ngựa

89,0

7,0

1,2

0,05

1,5

0,02

0-0,24

0,2

3

Lợn

94,0


2,5

0,5

0,05

1,0

0-0,2

0-0,1

0,1

Nguồn: Antoine Pouilieute ( 2010)[1]
- Các chất hữu cơ: hợp chất hữu cơ chiếm 70–80% bao gồm cellulose, protit, acid
amin, chất béo, hidrat carbon và các dẫn xuất của chúng, thức ăn thừa. Các chất vô cơ
chiếm 20–30% gồm cát, đất, muối, ure, ammonium, muối chlorua, SO42-,…
- N và P: khả năng hấp thụ N và P của các loài gia súc, gia cầm rất kém, nên khi
ăn thức ăn có chứa N và P thì chúng sẽ bài tiết ra ngoài theo phân và nước tiểu. Trong
nước thải chăn nuôi heo thường chứa hàm lượng N và P rất cao. Hàm lượng N-tổng =
200 – 350 mg/l trong đó N-NH4 chiếm khoảng 80-90%; P-tổng = 60-100mg/l.
- Sinh vật gây bệnh: Nước thải chăn nuôi chứa nhiều loại vi trùng, virus và trứng
ấu trùng giun sán gây bệnh.
Chất thải trong chăn nuôi ước tính khoảng vài chục nghìn tỷ m3/năm.
c, Khí thải
Chăn nuôi phát thải nhiều loại khí thải (CO2, NH3, CH4, H2S, ... thuộc các loại
khí nhà kính chính) do hoạt động hô hấp, tiêu hóa của vật nuôi, do ủ phân, chế biến
thức ăn, ... ước khoảng vài trăm triệu tấn/ năm.

d, Các chất thải khác:
Xác chết vật nuôi là một loại chất thải đặc biệt trong chăn nuôi. Thông thường
vật nuôi chết do các nguyên nhân bệnh lý, cho nên xác xúc vật là một nguồn phát sinh
ô nhiễm nguy hiểm, dễ lây lan các dịch bệnh đó cho vật nuôi khác và con người.
Thức ăn thừa, ổ lót chuồng và các chất thải khác: là những thức ăn thừa, thức ăn
rơi vãi, các vật liệu lót chuồng đã qua sử dụng như rơm, rạ, các loại độn chuồng, lông
của vật nuôi,…chúng có khối lượng không lớn song cũng là nguồn gây ô nhiễm ảnh
hưởng đến môi trường và sức khỏe con người, vật nuôi nếu không được thu gom và xử
lý theo cách hợp lý.
6


1.1.2. Tình hình chăn nuôi trên Thế giới và tại Việt Nam
Theo số liệu của tổ chức nông lương thế giới (FAO, 2009) [30] số gia súc và gia
cầm nuôi chính của thế giới như sau: Tổng đàn trâu 182,2 triệu con và trâu phân bố chủ
yếu ở các nước châu Á, tổng đàn bò 1.164,8 triệu con, dê 591,7 triệu con, cừu 847,7
triệu con, lợn 887,5 triệu con, gà 14.191,1 triệu con và tổng đàn vịt là 1.008,3 triệu
con,…
Tốc độ tăng về số lượng vật nuôi hàng năm của thế giới trong thời gian vừa qua
thường đạt trên dưới 1% năm.
Hiện nay các quốc gia có số lượng vật nuôi lớn của thế giới như sau:
Về số lượng đàn bò nhiều nhất là Brazin 204,5 triệu con, nhì Ấn Độ 172,4 triệu
con, thứ ba là Hoa Kỳ 94,5 triệu con, thứ tư là Trung Quốc 92,1 triệu con, thứ năm là
Ethiopia và thứ sáu là Argentina có trên 50 triệu con bò.
Chăn nuôi trâu số một là Ấn Độ 106,6 triệu con ( chiếm tỉ trên 58% tổng số trâu
của thế giới), thứ hai Pakistan 29,9 triệu trâu,, thứ ba là Trung Quốc 23,7 triệu con,
bốn Nepan 4,6 triệu con, thứ năm Egypt 3,5 triệu con, thứ sáu Philippine 3,3 triệu con
và Việt Nam đúng thứ bảy thế giới đạt 2,8 triệu con trâu.
Các cường quốc chăn nuôi lợn trên thế giới: số đàn lợn hàng năm số một là
Trung Quốc 451,1 triệu con, nhì Hoa Kỳ 67,1 triệu con, ba Brazin 37,0 triệu con, Việt

Nam đứng thứ 4 có 27,6 triệu con và Đức đứng thứ năm 26,8 triệu con lợn.
Về chăn nuôi gà số một Trung Quốc 4.702,2 triệu con gà, nhì Indonesia 1.341,7
triệu con, ba Brazin 1.205,0 triệu, bốn Ấn Độ 613 triệu con và năm Iran 513 triệu con
gà. Việt Nam về chăn nuôi gà có 200 triệu con đứng thứ 13 trên thế giới.
Chăn nuôi vịt nhất là Trung Quốc có 771 triệu con, nhì Việt Nam 84 triệu con, ba
Indonesia 42,3 triệu con, bốn Bangladesh 24 triệu và thứ năm Pháp có 22,5 triệu con vịt.
Về số lượng vật nuôi trên thế giới, các nước Trung Quốc, Hoa Kỳ, Ấn Độ,
Brazin, Indonesia, Đức là những cường quốc, trong khi đó Việt Nam cũng là nước có
tên tuổi về chăn nuôi: đứng thứ 2 vê số lượng, thứ 4 về heo, thứ 6 về lượng trâu và thứ
13 về lượng gà.
Tại Việt Nam, theo Bộ NN&PTNT (02/2016)[3], tình hình chăn nuôi trong
tháng phát triển ổn định, theo số liệu ước tính của TCTK, tổng số trâu cả nước tăng
khoảng 0,1%, tổng số bò tăng khoảng 1-1,5% so với cùng kỳ năm 2015. Chăn nuôi lợn
7


phát triển tốt do trong tháng không xảy ra dịch lợn tai xanh, giá bán thịt hơi ổn định
duy trì ở mức có lợi cho người chăn nuôi, tổng số lợn của cả nước tăng khoảng 2-2,5%
so với cùng kỳ năm 2015. Chăn nuôi gia cầm được người dân đầu tư phát triển đàn để
phục vụ thị trường Tết nguyên đán 2016. Ước tính tổng số gia cầm của cả nước tăng
khoảng 3-3,5% so với cùng kỳ năm 2015.
Bảng 1.5: Thống kê chăn nuôi Việt Nam
Đơn vị: con
Trâu



Lợn




Cả nước

2523660 5367078 27751009 259295

Đồng bằng sông Hồng

130363

496670

7061276

68604

Miền núi và trung du miền núi

1412175 943007

6841448

61088

Bắc Trung Bộ, Duyên Hải Miền Trung

814443 2185673 5368050

51926

Tây Nguyên


86273

685582

1797325

14744

Đông Nam Bộ

46489

367135

3093622

32263

Đồng bằng sông Cửu Long

33917

689011

3589288

30670

Nguồn:Tổng cục thống kê ( 2015)[15]

Chăn nuôi trâu, bò: Đàn trâu bò trong tháng phát triển ổn định. Theo số liệu ước
tính của TCTK, tổng số trâu cả nước tăng khoảng 0,1%, tổng số bò tăng khoảng 11,5% so với cùng kỳ năm 2015.
Chăn nuôi lợn: Nuôi lợn phát triển tốt do dịch lợn tai xanh trong tháng không xảy
ra, giá bán thịt hơi duy trì ổn định ở mức có lợi cho người chăn nuôi. Theo số liệu ước
tính của TCTK, tổng số lợn của cả nước tăng khoảng 2-2,5% so với cùng kỳ năm 2015.
Chăn nuôi gia cầm: Chăn nuôi gia cầm phát triển ổn định, người dân yên tâm
đầu tư phát triển đàn để phục vụ thị trường Tết nguyên đán. Ước tính tổng số gia cầm
của cả nước tăng khoảng 3-3,5% so với cùng kỳ năm 2015. Theo số liệu sơ bộ, 6 tháng
đầu năm 2015 chăn nuôi trâu, bò phát triển khá thuận lợi; tổng số trâu của cả nước đạt
gần 2,54 triệu con, tăng khoảng 0,1%, sản lượng thịt trâu hơi xuất chuồng đạt gần 62,6
ngàn tấn, tăng khoảng 0,22%; tổng số bò đạt trên 5,3 triệu con (trong đó nhập 6 tháng
là 235.000 con, trong đó có 29.000 con dùng để là giống), sản lượng thịt bò hơi xuất
chuồng đạt 219,9 ngàn tấn, tăng khoảng 2,23% so với cùng kỳ năm 2014. Đàn bò sữa

8


của cả nước đạt gần 260,8 ngàn con, tăng 24,48%; sản lượng sữa ước đạt 452,0 ngàn
tấn, tăng 21,02% so với cùng kỳ năm 2014.
Trong 6 tháng đầu năm 2015 nhìn chung đàn lợn phát triển khá tốt, dịch lợn tai
xanh không xảy ra. Theo số liệu sơ bộ của Tổng Cục thống kê, tổng đàn lợn của cả
nước đạt gần 27,34 triệu con, tăng khoảng 2,99% so với cùng kỳ năm 2014; sản lượng
thịt lợn hơi xuất chuồng ước đạt 2,51 triệu tấn, tăng gần 3,66% so với cùng kỳ năm
2014. Tổng đàn gia cầm của cả nước 6 tháng đầu năm 2015 đạt 331,13 triệu con, tăng
khoảng 3,85% so với cùng kỳ năm 2014; sản lượng thịt gia cầm hơi xuất chuồng đạt
trên 651,28 ngàn tấn, sản lượng trứng gia cầm đạt trên 6,27 tỷ quả, lần lượt tăng 5,04%
và 7,36% so với cùng kỳ năm 2014 [7].
 Chất thải chăn nuôi
Hiện nay ở nước ta, phương thức chăn nuôi nông hộ quy mô nhỏ lên vẫn chiếm
tỷ lệ lớn. Vì vậy, việc xử lý và quản lý chất thải trong chăn nuôi ở nước ta gặp rất

nhiều khó khăn. Những năm qua, chất thải vật nuôi trong nông hộ được xử lý bằng 3
biện pháp chủ yếu sau:
- Chất thải vật nuôi trực tiếp ra kênh mương và trực tiếp xuống ao hồ.
- Chất thải được ủ làm phân bón cho cây trồng.
- Chất thải nuôi được xử lý bằng công nghệ khí sinh học (biogas).
Bên cạnh đó còn có một số phương pháp, nhưng chưa được nhân rộng như xử
lý bằng sinh vật thủy sinh (cây muỗi nước, bèo lục bình,...), bằng chế phẩm sinh học,
xử lý bằng hồ sinh học, công nghệ xử lý bằng đệm lót sinh học,...
Theo thống kê năm 2010 [6], cả nước có khoảng gần 9 triệu hộ chăn nuôi nông
hộ, ước tính khoảng 26,5 triệu con, trâu bò đạt 7,7 triệu con và gia cầm trên 304,5 triệu
con, 18.000 trang trại chăn nuôi tập trung, nhưng mới chỉ có 8,7% số hộ xây dựng
công trình khí sinh học (hầm biogas). Tỷ lệ hộ gia đình có chuồng trại chăn nuôi hợp
vệ sinh cũng chỉ chiếm 10% và chỉ có 0,6% số hộ có cam kết bảo vệ môi trường. Vẫn
còn khoảng 23% số hộ chăn nuôi không xử lý chất thải bằng bất kỳ phương pháp nào
mà xả thẳng ra môi trường bên ngoài…gây sức ép đến môi trường. Các tỉnh thuộc
đồng bằng sông Hồng, đồng bằng sông Cửu Long là những địa phương có ngành chăn
nuôi phát triển chiếm tới 55% trang trại nuôi lợn tập trung ở những đồng bằng này.
Theo dự tính với tốc độ phát triển mạnh của ngành chăn nuôi như hiện nay dự tính đến

9


năm 2020, lượng chất thải rắn trong chăn nuôi phát sinh khoảng gần 1.212.000
tấn/năm, tăng 14,05% so với năm 2010.
Bảng 1.6: Số trang trại theo khu vực năm 2015
Khu vực

TT

Số lƣợng


Tỷ lệ (%)

1

Cả nước

27114

100

2

Đồng bằng sông Hồng

6133

22,6

3

Miền núi và trung du miền núi

1456

5,4

4

Bắc Trung Bộ và Duyên Hải Miền Trung


2900

10,7

5

Tây Nguyên

2928

10,8

6

Đông Nam Bộ

6098

22,5

7

Đồng bằng sông Cửu Long

7599

28

Nguồn:Tổng cục thống kê ( 2015)[20]

Lượng chất thải phát sinh là rất lớn nhưng việc xử lý thì mới chỉ chú trọng ở các
doanh nghiệp chăn nuôi, còn các hộ chăn nuôi nhỏ chưa được quan tâm. Thực tế, bằng
những biện pháp nói trên chưa thể giải quyết được vấn đề về môi trường, bởi theo tính
toán của các chuyên gia, hàng năm tổng đàn gia súc ở Việt Nam thải vào môi trường
hơn 85 triệu tấn chất thải rắn. Trong đó, khối lượng chất thải rắn (tính riêng lượng
phân của vật nuôi) của một số vật nuôi chính thải ra trong năm 2010 là 85,3 triệu tấn,
năm 2011 là 83,67 triệu tấn, năm 2012 nhưng chỉ khoảng 40% số chất thải này được
xử lý, còn lại thường được xả thẳng trực tiếp ra môi trường.
1.1.3. Tác động của chất thải chăn nuôi
1.1.3.1. Tác động đến môi trường
 Môi trường đất
Chất hữu cơ dễ phân hủy sinh học có hàm lượng lớn trong chất thải chăn nuôi,
chủ yếu là các chất dinh dưỡng giàu nito, photpho. Là nguồn phân bón giàu dinh
dưỡng nếu bón vào đất sẽ tăng độ phì nhiêu nhưng nếu không biết cách bón hợp lý hay
sử dụng phân tươi thì cây trồng không những không hấp thụ được hết mà còn tích tụ
lại trong đất làm bão hòa hay quá bão hòa chất dinh dưỡng trong đất, gây mất cân bằng
sinh thái đất. Hơn nữa, nitrat và photphat dư thừa sẽ chảy theo nước mặt làm ô nhiễm
mực thủy cấp.
Ngoài ra trong đất mà có chưa một lượng lớn nito, photphat gây hiện tượng phú
dưỡng hay lượng nitơ thừa bị chuyển hóa thành nitrat làm cho nồng độ nitrat trong đất
10


tăng cao, gây độc cho hệ sinh vật đất cũng như cây trồng; đồng thời tạo điều kiện
thuận lợi cho hệ vi sinh vật ưa nitơ, photphat phát triển, hạn chế các chủng vi sinh vật
khác, gây mất cân bằng hệ sinh thái đất.
Mặt khác, trong phân tươi gia súc chứa nhiều vi sinh vật gây bệnh, chúng có thể
tồn tại và phát triển trong đất, khi bón phân tươi cho đất không đúng kỹ thuật là điều kiện
làm cho vi sinh vật phát tán khắp nơi tiềm ẩn nguy cơ mắc bệnh cho người và vật nuôi.
Photpho trong đất có thể kết hợp với các nguyên tố Ca, Cu, Al,...thành các chất

phức tạp, khó phân giải, gây thoái hóa đất như cằn cỗi đất, ảnh hưởng sinh trưởng và
phát triển của thực vật.
Chất thải chăn nuôi khi bị đổ thẳng ra môi trường đất theo nước mưa ngấm
xuống tầng nước ngầm gây ô nhiễm mạch nước ngầm.
Việc bổ sung hàm lượng kim loại nặng vào chất kích thích tăng trưởng trong
thức ăn của vật nuôi khiến phân và nước tiểu của vật nuôi có hàm lượng kim loại nặng
bị thải ra môi trường đất. Nếu kéo dài sẽ gây tích lũy trong đất, thay đổi tính chất vật
lý hóa học của đất, phá hoại kết cấu đất, làm nghèo đất, hạn chế sự sinh trưởng và phát
triển của cây trồng,...
 Môi trường nước
Nước thải chăn nuôi luôn có hàm lượng chất ô nhiễm cao như các chất hữu cơ
dễ phân hủy sinh học, các chất dinh dưỡng, các khoáng chất,…và các vi sinh vật mang
mầm bệnh. Các chất có trong nước thải chăn nuôi lợn gây những tác động không nhỏ
đến môi trường nước.
Nước thải chăn nuôi chưa được xử lý hoặc xử lý chưa triệt để khi thải trực tiếp
ra môi trường nước sẽ làm suy giảm lượng oxy hòa tan trong nước . Thêm vào đó,
trong chất thải chăn nuôi có hàm lượng dinh dưỡng nito, photpho cao gây ra hiện
tượng phú dưỡng hóa ảnh hưởng trực tiếp đời sốngthủy sinh vật trong nguồn nước tiếp
nhận. Đồng thời, môi trường nước là điều kiện thuận lợi cho sự phát triển sinh sôi của
các hệ vi sinh vật gây bệnh có trong phân của vật nuôi [9].
Xác vật nuôi chết cũng góp phần gây ô nhiễm nguồn nước không chỉ bốc mùi
hôi thối do quá trình phân hủy mà còn mang nguy cơ bùng phát dịch bệnh cho các loài
vật khác và con người.
Chất thải chăn nuôi không chỉ gây ô nhiễm nước mặt mà còn là nguồn gây ô nhiễm
nước ngầm. Chất thải chăn nuôi sau khi thải ra ngoài môi trường theo dòng nước mưa
11


ngấm xuống tầng nước ngầm gây ra ô nhiễm. Ngành chăn nuôi chiếm 8% tổng lượng
nước loài người sử dụng trên thế giới. Nước thải ngành chăn nuôi chứa nhiều chất ô

nhiễm như chất hữu cơ dễ phân hủy, hóa chất,… đặc biệt là kim loại nặng.
 Môi trường không khí
Trong chất thải chăn nuôi luôn tồn tại một lượng lớn vi sinh vật hoại sinh.
Nguồn gốc thức ăn chúng lại là chất hữu cơ. Vi sinh vật hiếu khí sử dụng oxy hòa tan
phân hủy các chất hữu cơ thành các chất vô cơ : NO2- , SO2, CO2 quá trình này nhanh
chóng tạo mùi hôi thối. Nếu lượng chất hữu cơ trong nước quá nhiều vi sinh vật hiếu
khí sẽ sử dụng hết lượng oxy hòa tan trong nước làm khả năng phân hủy của chúng
kém, gia tăng quá trình phân hủy yếm khí tạo ra các sản phẩm như CH4 , H2S, NH3 ,
H2 , Indol, Scortol,… tạo mùi hôi nước có màu đen váng , là nguyên nhân làm gia tăng
bệnh đường hô hấp, tim mạch ở người và động vật.
Chăn nuôi thải ra lượng khí thải chiếm 18% tổng lượng phát thải khí nhà kính
trên toàn cầu. Lượng phát thải CO2 của chăn nuôi chiếm 9% toàn cầu chủ yếu do
chuyển đổi mục đích sử dụng đất; đặc biệt là phá rừng mở rộng các khu chăn nuôi và
các vùng trồng cây thức ăn gia súc. Ngành này thả 37% lượng khí CH4 , 65% khí NOx
và tạo ra 2/3 tổng lượng phát thải khí ammoniac, nguyên nhân chính gây hiện tượng
mưa axit phá hủy hệ sinh thái [4].
Kết quả khảo sát chất lượng không khí tại các chuồng trại nuôi trên địa bàn 6
tỉnh: Hưng Yên, Nam Định, Bình Dương, Đồng Nai, Long An và Cần Thơ cho thấy
không khí chuồng nuôi ở cả hai hình thức chăn nuôi nông hộ và trang trại đều bị ô
nhiễm khi mà nồng độ NH3 và H2S đều vượt quá ngưỡng cho phép.
Ô nhiễm mùi từ các trang trại chăn nuôi lợn ảnh hưởng lớn đến hoạt động sống
của người dân xung quanh các khu vực chăn nuôi. Mùi hôi thối gây ảnh hưởng đến sức
khỏe con người; khi hít phải dẫn đến khó chiụ, nhức đầu, tim đập nhanh, không muốn
ăn. Những chất độc như H2S, NH3, CO2, CH4, CO,..khi con người hít phải thường
xuyên dù là nồng độ cao hay nồng độ thấp sẽ ảnh hưởng tới hệ hô hấp, hệ tuần hoàn,
hệ tiêu hóa và hệ thần kinh, lâu ngày dẫn đến tê liệt khướu giác. Thần kinh thường
xuyên bị mùi hôi thối kích thích sẽ tổn thương, làm ảnh hưởng tới chắc năng hưng
phấn và ức chế vỏ đại não.
Hầu hết, vấn đề ô nhiễm không khí trong chăn nuôi không được chú trọng. Chỉ
có một số trang trại lớn có sử dụng hệ thống thông gió hoặc trồngn cây xung quanh

12


trang trại để giảm mùi nhưng hiệu quả không cao, một số cơ sở sử dụng lót sinh học
hoặc chế phẩm trên nền chuồng trại giảm mùi. Xử lý triệt để mùi giảm ô nhiễm không
khí , giảm nguy cơ ảnh hưởng xấu tới sức khỏe con người và vật nuôi.
1.1.3.2. Tác động đến con người
Chất thải chăn nuôi không chỉ ảnh hưởng đến môi trường nghiêm trọng mà còn
có những ảnh hưởng không nhỏ đến đời sống và sức khỏe của con người. Theo các
nghiên cứu cho rằng con người có thể mắc rất nhiều loại bệnh liên quan đến chất thải
chăn nuôi.
 Các bệnh thường gặp trong lao động nông nghiệp
Hiện nay, còn nhiều trang trại chăn nuôi lợn hàng ngày thải ra một lượng lớn
chất thải không được xử lý và đổ trực tiếp vào hệ thống thoát nước, kênh mương làm ô
nhiễm nguồn nước mặt, nước ngầm là nguồn cung cấp nước nước sinh hoạt nhiều hộ
dân (nước giếng trong vùng có váng, mùi hôi tanh), tỷ lệ người dân bị mắc các bệnh
tiêu chảy, mẩn ngứa và ghẻ cao. Ô nhiễm do chất thải chăn nuôi không chỉ ảnh hưởng
nặng tới môi trường sống khu dân cư mà còn gây ô nhiễm nguồn nước, tài nguyên đất.
Bên cạnh đó, ô nhiễm môi trường còn là nguyên nhân phát sinh nhiều loại dịch bệnh ở
vật nuôi, gây chết hoặc giảm năng suất, chất lượng dẫn đến ảnh hưởng xấu hiệu quả
của ngành chăn nuôi.
 Các bệnh thường gặp ô nhiễm không khí nơi làm việc
Các loại hơi khí độc như amoniac (NH3), hydrosulfua (H2S), khí carbondioxyt
(CO2), bụi hữu cơ vào cơ thể có biểu hiện ngứa mũi, ngứa mắt, họng, khó chịu vỉ mũi,
hắt hơi, đau họng… Theo nghiên cứu môi trường lao động và sức khỏe bệnh tật nông
dân tại một số vùng tại Thái Nguyên của nhóm tác giả Nguyễn Trọng Đức, Đỗ Hàm,
Nguyễn Thị Quỳnh Hoa cho thấy mô hình bệnh tật nông dân chủ yếu là các bệnh có
liên quan đến tình trạng ô nhiễm môi trường xen lẫn với các bệnh cộng đồng chậm
phát triển. Tỷ lệ mắc các bệnh về mắt là 16-37%, bệnh mũi họng là 73-77%. Hai nhóm
bệnh khác là tim mạch từ 14-15%, bệnh hô hấp là 11 - 12%.

 Các bệnh thường gặp do vi sinh vật gây ra
Bệnh nhiễm kí sinh trùng là thường gặp nhất của nhà nông như các viêm nhiễm
ngoài da do nấm, ấu trùng sán…các bệnh đường ruột như tả, lị, thương hàn cũng dễ
mắc phải do thường xuyên tiếp xúc với các tác nhân gây bệnh đường ruột. Hiện nay,
13


dịch lợn mắc bệnh tai xanh cũng là vấn đề đáng lo ngại đến sức khỏe của người chăn
nuôi. Tuy nhiên, bệnh tai xanh không lây sang người nhưng làm suy giảm miễn dịch
của đàn lợn làm cho đàn lợn dễ bị nhiễm liên cầu lợn (Streptococcussuis) mà bệnh này
lại có khả lây sang người.
1.1.3.3. Tác động đến sản xuất chăn nuôi
Tình hình dịch bệnh bùng phát trên quy mô rộng ngày càng tăng, dịch bệnh có
nhiều nguyên nhân và từ nhiều nguồn khác nhau: do vius, vi khuẩn, ký sinh trùng. Vì
vậy để hạn chế các nguyên nhân gây bệnh trên, việc giải quyết ô nhiễm môitrường
chuồng nuôi là cấp thiết [12].
Bệnh và các loại vi khuẩn gây bệnh trên lợn có nhiều loại: bệnh tiêu hóa do vi
khuẩn E.coli gây ra ỉa chảy ở lợn con, bệnh do ký sinh trùng gây ra làm lợn chậm lớn,
còi cọc... Bên cạnh đó, chất lượng không khí trong chuồng nuôi cũng rất quan trọng,
gia súc hít vào phổi những chất độc hại gây viêm nhiễm đường hô hấp làm ảnh hưởng
đến sự tăng trưởng. Phân và nước thải không được thu gom xử lý sẽ phân hủy gây ô
nhiễm môi trường không khí ảnh hưởng đến năng suất chăn nuôi, môi trường chăn
nuôi bao gồm các yếu tố: khí amoniac, hyđro sunfua, nhiệt độ, độ ẩm, bụi và các khí
gây mùi hôi thối khác [15].
1.2. Một số đặc điểm khu vực nghiên cứu
1.2.1. Điều kiện tự nhiên huyện Hoài Đức, thành phố Hà Nội
Hoài Đức là một huyện nằm cách trung tâm Hà Nội 16 km về phía Tây, có diện
tích 82,4 km2, dân số 190.612 người; bao gồm 20 đơn vị hành chính: 01 thị trấn và 19 xã.
Huyện Hoài Đức có vị trí địa lý thuận lợi, gần trung tâm thủ đô, phía Bắc giáp
với huyện Đan Phượng và quận Bắc Từ Liêm, , phía Đông giáp với Quận Nam Từ

Liêm, phía Nam giáp quận Hà Đông, huyện Chương Mỹ và phía Tây giáp với huyện
Quốc Oai,huyện Phúc Thọ.
Huyện Hoài Đức có các quốc lộ lớn chạy qua như: Quốc lộ 32, Đại lộ Thăng
Long, tỉnh lộ 423, tỉnh lộ 422, tỉnh lộ 70. Đây đều là những tuyến giao thông quan
trọng nối liền huyện với nội thành Hà Nội và các địa phương khác trong vùng.
Hoài Đức có dạng địa hình đồng bằng, dốc từ Tây Bắc sang Đông Nam và chia
thành 2 vùng là vùng bãi và vùng đồng.
Vùng bãi nằm ở ngoài đê sông Đáy: gồm một phần diện tích của 9 xã và toàn
bộ diện tích của xã Vân Côn. Cao trình mặt ruộng trung bình từ 6,5 - 9 m, có xu hướng
14


dốc từ đê vào sông; cao nhất tại Dương Liễu và Minh Khai với cao trình 8,5 - 9 m,
thấp nhất là ven kênh tiêu T5 và T6. Những vùng trũng thường xen kẽ lẫn vùng cao
nên thường gây úng, hạn cục bộ.
Vùng đồng: gồm một phần điện tích của 9 xã vùng bãi và toàn bộ diện tích của
10 xã và 01 thị trấn trong đồng. Cao trình mặt ruộng trung bình từ 4 - 8 m, địa hình
tương đối phức tạp, vùng trũng xen kẽ vùng cao nên mặc dù hệ thống thủy lợi đã được
đầu tư nhiều nhưng những năm mưa lớn do tiêu không chủ động thường gây ra úng
ngập mất mùa, tập trung ở một số xã như Di Trạch, Lại Yên, Kim Chung, Đức Giang, ...
Hoài Đức nằm trong khu vực nhiệt đới gió mùa, nóng ẩm mưa nhiều, với 2 mùa
rõ rệt: mưa từ tháng 6 đến tháng 10; mùa khô, lạnh từ thành 11 đến tháng 5 năm sau.
Nhiệt độ trung bình năm vào khoảng 24,4 oC. Số giờ nắng trung bình khá dồi
dào với 1.645 giờ. Trung bình một ngày có 3 - 5 giờ nắng, tháng có giờ năng cao nhất
là tháng 7 và tháng 10 (trung bình mỗi ngày có tới 7 giờ nắng). Bức xạ tổng cộng
hàng năm của khu vực là 125,7 kcal/cm2. Tổng nhiệt độ hàng năm đạt 8.500 - 9000 oC.
Lượng mưa trung bình năm 1.600 - 1.700 mm. Lượng bốc hơi trung bình năm đạt 650
mm. Độ ẩm không khí trung bình 84%.
Khu vực có 2 hướng gió thịnh hành: gió mùa Đông Nam thổi vào mùa hè và gió
mùa Đông Bắc thổi vào mùa đông

Đánh giá chung về điều kiện tự nhiên, tài nguyên và cảnh quan môi trường
Huyện Hoài Đức là một huyện có vị trí quan trọng của Hà Nội, mở rộng, tiếp
giáp với trung tâm thủ đô; địa hình đồng bằng, trình độ dân trí cao, có nhiều khả năng
phát triển trở thành trung tâm mới của Hà Nội. Do vậy, huyện có điều kiện rất thuận
lợi cho phát triển kinh tế.
Phần lớn đất đai trong vùng là đất phu sa có chất lượng (độ phì nhiêu mầu mỡ)
khá tốt, địa hình tương đối bằng phẳng với độ cao dốc hợp lý, làm cơ sở nền tảng cho
phát triển các ngành kinh tế - xã hội, đặc biệt là kinh tế nông nghiệp.
Thành phố Hà Nội là thị trường tiêu thụ lớn các loại nông sản, sản phẩm tiểu
thủ công nghiệp và công nghiệp tiêu dùng khác. Là địa bàn mở rộng của thủ đô Hà Nội
về mạng lưới giao thông của các doanh nghiệp trên địa bàn Hà Nội, có nhiều điều kiện
thu hút đầu tư vào các cụm, điểm công nghiệp, các khu đô thị trên địa bàn huyện. Có
điều kiện tiếp cận với các dịch vụ chất lượng cao của Hà Nội như về giáo dục - đào
tạo, y tế, khoa học - công nghệ, ...
15


Hiện nay, việc phát triển một số ngành kinh tế đã và đang có tác động xấu đến
môi trường như ô nhiễm về bụi, không khí do xây dựng; ô nhiễm từ nước thải, và chất
thải ở các cơ sở sản xuất công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp; ô nhiễm trong sản xuất
nông nghiệp và các làng nghề do việc sử dụng hóa chất tràn lan và công nghệ lạc hậu.
1.2.2. Đặc điểm kinh tế - xã hội huyện Hoài Đức, thành phố Hà Nội
Năm 2015, dân số huyện là 190.612 người. Dân số huyện Hoài Đức phân bố
không đều, nhiều xã có mật độ dân số rất cao như Cát Quế (3.434 người/km2), Đức
Giang (3.044 người/km2), Dương Liễu (2.811 người/km2), ...Trong giai đoạn 2010 2015 dân số huyện Hoài Đức tăng bình quân khá thấp, khoảng 1,56% năm. Dân số đô
thị của huyện có mức tăng khá cao, đạt 5,25%/năm; tuy nhiên do quy mô dân số đô thị
quá nhỏ nên đến năm 2015 tỷ lệ đô thị hóa của huyện đạt rất thấp, chỉ khoảng 2,6% (so
với mức bình quân của cả nước trên 25%).
Dân số trong độ tuổi lao động của huyện năm 2015 có 92,627 nghìn người,
chiếm 54,9% tổng dân số toàn huyện; trong đó lao động đang làm việc trong các

ngành kinh tế có 90,81 nghìn người. Trong cơ cấu lao động của huyện, lao động trong
ngành nông nghiệp còn chiếm tỷ trọng cao, chiếm gần 50% tổng số lao động trong các
ngành kinh tế quốc dân. Đây là vấn đề đặt ra cần giải quyết trong quá trình chuyển
dịch cơ cấu kinh tế, chuyển một phần đất nông nghiệp sang phát triển đô thị, công
nghiệp, dịch vụ.
Tốc độ phát triển kinh tế bình quân đạt trên 10%/năm, chuyển dịch cơ cấu kinh
tế theo hướng tích cực, tăng tỷ trọng ngành công nghiệp, dịch vụ, công nghiệp, giảm tỷ
trọng nông nghiệp.Năm 2015, kinh tế của huyện tiếp tục phát triển khá toàn diện trên
tất cả các lĩnh vực. Tổng giá trị sản xuất thực hiện 14.225 tỷ đồng, đạt 100% kế hoạch,
tăng 12,6% so với cùng kỳ. Thu ngân sách nhà nước trên địa bàn ước thực hiện gần
500 tỷ đồng, đạt 184% so với chỉ tiêu Thanh phố giao, tăng 11,3% so với cùng kỳ.
Trong đó, có 9/9 chỉ tiêu thu đạt và vượt kế hoạch Thành phố giao.
Giá trị sản xuất công nghiệp – tiểu thủ công nghiệp đạt 4.828 tỷ đồng, tăng
11,4% so với cùng kỳ, đạt 100,1% kế hoạch năm. Các ngành nghề sản xuất, kinh
doanh chủ yếu như: dệt may, sản xuất bánh kẹo, chế biến nông sản, đồ thờ tượng Phật,
cơ khí tiếp tục giữ được thị trường góp phần tăng thu nhập và giải quyết việc làm
thường xuyên tại các làng nghề cho khoảng 44.000 lao động với thu nhập bình quân
16


trên 4 triệu đồng/người.tháng. Hoạt động hỗ trợ xây dựng thương hiệu, phát triển thị
trường tiêu thụ sản phẩm được quan tâm, trong năm, đã phối hợp đăng ký nhãn hiệu
tập thể cho sản phẩm điêu khắc mỹ nghệ đồ thờ, xét danh hiệu nghệ nhân Hà Nội cho
4 nghệ nhân xã Sơn Đồng.
Các ngành thương mại, dịch vụ được quan tâm chỉ đạo, có tỷ trọng tăng trưởng
khá, giá trị thương mại – dịch vụ đạt 6.210 tỷ đồng, tăng 16,7% so với cùng kỳ. Trong
năm, huyện đã tích cực chỉ đạo đẩy mạnh các hoạt động xúc tiến thương mại, hỗ trợ
các doanh nghiệp, hộ sản xuất kinh doanh; phối hợp với các sở, ban, ngành của Thành
phố và các doanh nghiệp để tổ chức hội chợ, tổ chức các chương trình đưa hàng bình
ổn giá về nông thôn, tuyên truyền nhân dân hưởng ứng cuộc vận động ―Người Việt

Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam‖ và các hoạt động phụ trợ như tìm kiếm thị trường
tiêu thụ đối với một số mặt hàng chủ lực của địa phương.
Công tác xây dựng Nông thôn mới tiếp tục được quan tâm chỉ đạo thực hiện.
Trong năm, huyện đã thực hiện bê tông hóa thêm được 300 tuyến thuộc 9 xã với tổng
chiều dài 21,3 km với kinh phí đầu tư khoảng 25 tỷ đồng. Kết thúc năm 2015, Hoài
Đức có thêm 07 xã đạt chuẩn NTM, nâng tổng số xã đạt chuẩn NTM trên địa bàn
huyện là 17/19 xã, chiếm 89,5%. Tăng 04 xã so với Nghị quyết HĐND huyện và 06 xã
so với chỉ tiêu Thành phố giao.
Lĩnh vực văn hóa, giáo dục, y tế được chú trọng và đạt nhiều kết quả tốt. Các
chính sách xã hội được triển khai kịp thời, đảm bảo đúng chế độ, đúng đối tượng và có
nhiều chuyển biến tích cực. Tỷ lệ trường chuẩn Quốc gia đạt cao so với chỉ tiêu Thành
phố, đặc biệt, huyện có 02/09 trường đạt chuẩn Quốc gia giai đoạn 2. An ninh chính
trị, trật tự an toàn xã hội ổn định, không để xảy ra những vụ việc có tính chất nghiêm
trọng, ảnh hưởng đến an ninh quốc gia.
Trong giai đoạn 2010 – 2015, dân số đô thị có mức tăng khá cao, đạt
5,25%/năm với tổng số dân đô thị là 4,6 nghìn người. Tuy nhiên do quy mô dân số đô
thị nhỏ nên tính đến năm 2015 tỷ lệ đô thị hóa của huyện đạt rất thấp, chỉ khoảng
2,5%; trong khi đó của cả nước đạt trên 25%.
Theo các quy hoạch đã được phê duyệt, Hoài Đức dự kiến xây dựng thêm các
khu đô thị mới là: Khu đô thị An Khánh, Sơn Đồng, Kim Chung – Di Trạch, đô thị
mới Vân Canh, khu đô thị Hoài Đức, khu đô thị vành đai 4, ... với tổng diện tích của
các khu đô thị mới trên khoảng 2 nghìn ha.
17


×