Tải bản đầy đủ (.doc) (113 trang)

Các nhân tố ảnh hưởng đến sự hài lòng của người nộp thuế đối với cải cách thủ tục hành chính thuế

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (873.63 KB, 113 trang )

i

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHỆ TP. HCM

---------------------------

CAO THỊ MAI HIÊN

CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN SỰ HÀI
LÒNG CỦA NGƯỜI NỘP THUẾ ĐỐI VỚI CẢI
CÁCH THỦ TỤC HÀNH CHÍNH THUẾ TẠI
CỤC THUẾ THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
LUẬN VĂN THẠC SĨ
Chuyên ngành :Kếtoán
Mã số ngành : 60340301

TP. HỒ CHÍ MINH, Tháng 6 Năm 2017


ii

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHỆ TP. HCM

--------------------------

CAO THỊ MAI HIÊN

CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN SỰ HÀI
LÒNG CỦA NGƯỜI NỘP THUẾ ĐỐI VỚI CẢI


CÁCH THỦ TỤC HÀNH CHÍNH THUẾ TẠI
CỤC THUẾ THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
LUẬN VĂN THẠC SĨ
Chuyên ngành:Kế toán
Mã số ngành :60340301
CÁN BỘ HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: TS. DƯƠNG THỊ MAI HÀ TRÂM
TP. HỒ CHÍ MINH, Tháng 6 năm 2017


iii

LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số liệu, kết
quả nêu trong Luận văn là trung thực và chưa từng được ai công bố trong bất kỳ
công trình nào khác.
Tôi xin cam đoan rằng mọi sự giúp đỡ cho việc thực hiện Luận văn này đã
được cảm ơn và các thông tin trích dẫn trong Luận văn đã được chỉ rõ nguồn gốc.
Học viên thực hiện Luận văn
(Ký và ghi rõ họ tên)

Cao Thị Mai Hiên


iv

LỜI CẢM ƠN
Tác giả xin được gửi lời cảm ơn đến Khoa Kế Toán , Viện Đào Tạo Sau Đại
Học trường Đại Học HUTECH và Quý Thầy Cô đã giảng dạy chương trình Cao học
.201 - Chuyên ngành ế Toán – Tài Chính – Ngân Hàng, những người đã truyền đạt
cho tôi những kiến thức hữu ích trong cuộc sống, trong công viêc và làm cơ s đ cho

tôi thực hiện luận văn này.
Tôi xin bày t l ng kính trọng và gửi lời biết ơn đến TS.Dương Thị Mai Hà
Trâm đã tận tình hướng dẫn cho tôi trong suốt thời gian học tập và thực hiện luận
văn.
Cảm ơn Ban lãnh đạo Cơ quan và các đồng nghiệp tại Cục Thuế Thành Phố
Hồ Chí Minh đã luôn tạo điều kiện và động viên, giúp đỡ tôi trong quá trình học tập
và thực hiện luận văn này.
Chân thành cảm ơn các quý công ty, các anh chị kế toán và chủ doanh nghiệp
cùng tất các bạn đã giúp đỡ tôi hoàn thành phiếu khảo sát cũng như có những đóng
góp đ tôi hoàn thành luận văn này.
Chân thành cảm ơn!.
Học viên thực hiện luận văn

Cao Thị Mai Hiên


v

TÓM TẮT
Cải cách thuế sẽ góp phần cải thiện môi trường kinh doanh, nâng cao năng
lực cạnh tranh quốc gia từ đó kích thích đầu tư trong nước, thu hút đầu tư nước
ngoài, tạo tiền đề tăng trư ng kinh tế. Theo đó, ngành thuế đã tiến hành cải cách
hành chính bao gồm: cải cách chính sách thuế và cải cách thủ tục hành chính thuế
nhằm rút ngắn thời gian thực hiện thủ tục thuế, tạo thuận lợi cho người nộp thuế
thực hiện nghĩa vụ thuế, giảm chi phí tuân thủ thuế. Ngành thuế cũng xác định sự
hài l ng của người nộp thuế là mục tiêu của quá trình cải cách thuế.
Trong bối cảnh hiện nay Cục Thuế Tp.HCM tăng cường cải cách thủ tục
hành chính thuế nhằm nâng cao sự hài l ng của người nộp thuế đ đảm bảo nuôi
dưỡng nguồn thu từ các doanh nghiệp và những người nộp thuế là rất cần thiết.
ết quả nghiên cứu của đề tài đã chỉ ra rằng các nhân tố: tiếp cận thông tin,

quy định về thuế và các thủ tục hành chính tại cơ quan thuế, thực hiện các thủ tục
hành chính về thuế, thanh tra, ki m tra và giải quyết khiếu nại, sự phục vụ của công
chức thuế, sự chuy n biến của pháp luật thuế có vai tr quan trọng tác động đến sự
hài l ng của người nộp thuế đối với việc cải cách thủ tục hành chính thuế.
Căn cứ trên kết quả nghiên cứu đề tài đưa ra một số giải pháp nhằm cải thiện
sự hài l ng của người nộp thuế đối với cải cách thủ tục hành chính thuế tại Cục Thuế
TP. Hồ Chí Minh bao gồm các giải pháp liên quan đến thực hiện các thủ tục hành
chính về thuế, thanh tra, ki m tra và giải quyết khiếu nại, sự phục vụ của công chức
thuế, sự chuy n biến của pháp luật thuế từ đó góp phần nâng cao sự hài l ng của
người nộp thuế đối với cải cách thủ tục hành chính thuế tại Cục Thuế TP. Hồ Chí
Minh.


vi

ABSTRACT
Tax reform will contribute to improving the business environment, enhance
national competitiveness thereby stimulating domestic investment, attract foreign
investment and create the basis of economic growth. Accordingly, the industry has
to reform its tax administration include: tax policy reforms and reforms of tax
administrative procedures to shorten the time taken tax procedures, facilitate the
taxpayers fulfill the obligations taxes, reduce tax compliance costs. Tax and
determine the satisfaction of taxpayers is the goal of the tax reform.
In the current context of HCMC Tax Department to strengthen the reform
of administrative procedures in order to raise taxes satisfaction of taxpayers to
ensure revenues to nurture businesses and the taxpayer is necessary.
Research results indicate that factors: Access to information, tax provisions
and administrative procedures at the tax office, Perform administrative tax
procedures, inspect, examine and settle complaints complaints, the service tax
officials, the shift of tax law has an important role in affecting the satisfaction of the

taxpayer for the reform of tax administration procedures.
Based on the results achieved given topic proposals and some solutions to
improve the satisfaction of the taxpayer for the reform of administrative procedures
at the Department of Taxation Tax TP. HCM is based mainly on the findings of the
factors influencing the factors affecting the satisfaction of taxpayers for
administrative procedure reform in local tax city tax. Ho Chi Minh


vii

MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN..................................................................................................... I
LỜI CẢM ƠN....................................................................................................... IV
TÓM TẮT............................................................................................................... V
ABSTRACT........................................................................................................... VI
MỞ ĐẦU.................................................................................................................. 1
1. Tính cấp thiết của đề tài......................................................................................... 1
2. Mục tiêu nghiên cứu.............................................................................................. 2
2.1 Mục tiêu tổng quát........................................................................................... 2
2.2 Mục tiêu cụ th.................................................................................................. 2
3. Câu h i nghiên cứu................................................................................................. 2
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu......................................................................... 2
. Phương pháp nghiên cứu....................................................................................... 3
6. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài............................................................... 3
6.1 Ý nghĩa khoa học............................................................................................. 3
6.2 Ý nghĩa thực tiễn............................................................................................. 4
7. ết cấu của đề tài nghiên cứu................................................................................. 4
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN CÁC NGHIÊN CỨU TRƯỚC...............................5
1.1 Các nghiên cứu nước ngoài................................................................................. 5
1.2 Các nghiên cứu trong nước.................................................................................. 7

1.3 Các nhận xét và xác định khe hổng nghiên cứu................................................. 13
KẾT LUẬN CHƯƠNG 1...................................................................................... 14
CHƯƠNG 2: CƠ SỞ LÝ THUYẾT..................................................................... 15
2.1 Cơ s lý thuyết về thủ tục hành chính về thuế................................................... 15
2.1.1 Các khái niệm............................................................................................. 15
2.1.2 Đặc đi m của thủ tục hành chính................................................................ 17
2.2 Tổng quan về sự hài l ng................................................................................... 18
2.2.1 hái niệm về sự hài l ng............................................................................. 18


viii

2.2.2 Phân loại sự hài l ng khách hàng............................................................... 19
2.3 Các nhân tố quyết định đến sự hài l ng.............................................................. 21
2.3.1 Tiếp cận thông tin, quy định về thuế và các thủ tục hành chính tại cơ quan
thuế...................................................................................................................... 21
2.3.2 Thực hiện các thủ tục hành chính về thuế................................................... 22
2.3.3 Thanh tra, ki m tra và giải quyết khiếu nại................................................. 23
2.3.4 Sự phục vụ của công chức thuế.................................................................. 23
2.3. Sự chuy n biến của pháp luật thuế.............................................................. 24
2.4 Mô hình nghiên cứu.......................................................................................... 24
KẾT LUẬN CHƯƠNG 2...................................................................................... 27
CHƯƠNG 3: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU................................................. 28
3.1. Thiết kế nghiên cứu.......................................................................................... 28
3.2. Nghiên cứu định tính........................................................................................ 29
3.3. Nghiên cứu định lượng..................................................................................... 29
3.3.1. Mô hình nghiên cứu.................................................................................. 29
3.3.2. Các biến trong mô hình nghiên cứu........................................................... 30
3.3.2.1. Biến phụ thuộc.................................................................................... 30
3.3.2.2. Biến độc lập........................................................................................ 30

3.3.2.3. Hình thành thang đo các biến trong mô hình...................................... 31
3.4. Mẫu nghiên cứu................................................................................................ 33
3. . Các kỹ thuật phân tích....................................................................................... 33
KẾT LUẬN CHƯƠNG 3...................................................................................... 35
CHƯƠNG 4: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU............................................................ 36
4.1 Thực trạng cải cách thủ tục hành chính thuế hiện nay....................................... 36
4.2 ết quả nghiên cứu............................................................................................ 39
4.2.1 Thống kê mô tả mẫu................................................................................... 39
4.2.2 Dữ liệu nghiên cứu..................................................................................... 40
4.2.3 Đánh giá thang đo....................................................................................... 40
4.2.3.1 Đánh giá độ tin cậy của thang đo......................................................... 40


ix

4.2.3.2 Đánh giá giá trị thang đo..................................................................... 45
4.2.4 Phân tích hồi quy đa biến........................................................................... 50
4.2.4.1 Mô hình hồi quy tổng th ..................................................................... 50
4.2.4.2 i m định mức độ phù hợp của mô hình.............................................. 50
4.2.4.3 i m định trọng số hồi quy.................................................................. 51
4.2.4.4 i m định hiện tượng đa cộng tuyến.................................................... 52
4.2.4.

i m định hiện tượng tự tương quan của phần dư...............................53

4.2.4.6 i m định về phân phối chuẩn của phần dư......................................... 53
4.2.4.7 i m định giải định phương sai của sai số (phần dư) không đổi..........55
4.2.4.8 i m định các giả thuyết nghiên cứu................................................... 58
KẾT LUẬN CHƯƠNG 4...................................................................................... 60
CHƯƠNG 5: KẾT LUẬN VÀ GIẢI PHÁP........................................................ 61

.1 ết luận............................................................................................................. 61
.2 Giải pháp nâng cao sự hài l ng của NNT........................................................... 61
5.2.1 Sự phục vụ của công chức thuế................................................................ 62
.2.2 Tiếp cận thông tin, quy định về thuế và các thủ tục hành chính tại cơ quan
thuế...................................................................................................................... 64
.2.3 Sự chuy n biến của pháp luật thuế.............................................................. 66
.2.4 Thanh tra, ki m tra và giải quyết khiếu nại................................................. 67
.2. Thực hiện các thủ tục hành chính về thuế................................................... 68
.3 Hạn chế của đề tài............................................................................................. 69
KẾT LUẬN CHƯƠNG 5...................................................................................... 71
KẾT LUẬN CHUNG............................................................................................ 72
TÀI LIỆU THAM KHẢO.................................................................................... 73
PHỤ LỤC .....................................................................................................................


x

DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT

TTHC

Thủ tục hành chính

OECD

Tổ chức hợp tác và phát tri n kinh tế Châu Âu

MTKD

Môi trường kinh doanh


CQT

Cơ quan thuế

DN

Doanh nghiệp

NNT

Người nộp thuế

TNCN

Thu nhập cá nhân

GTGT

Gía trị gia tăng

TNDN

Thu nhập doanh nghiệp

CNTT

Công nghệ thông tin

NSNN


Ngân sách nhà nước

MTKS

Môi trường khảo sát


xi

DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 4.1 ết Quả Phân Tích Crobach’s Alpha Cho Thang Đo Biến Độc Lập.............42
Bảng 4.2 ết Quả Phân Tích Crobach’s Alpha Cho Thang Đo Biến Phụ Thuộc.........44
Bảng 4.3 i m Định

mo Và Bartlett Cho Thang Đo Các Biến Độc Lập...................45

Bảng 4.4 Bảng Phương Sai Trích Cho Thang Đo Biến Độc Lập.................................46
Bảng 4. Ma Trận Nhân Tố Xoay................................................................................ 47
Bảng 4.6 i m Định

mo Và Bartlett Cho Thang Đo Biến Phụ Thuộc......................49

Bảng 4.7 Bảng Phương Sai Trích Cho Thang Đo Biến Phụ Thuộc.............................. 49
Bảng 4.8 Ma Trận Nhân Tố Biến Phụ Thuộc............................................................... 50
Bảng 4.9 Bảng Tóm Tắt Mô Hình Hồi Quy................................................................. 51
Bảng 4.10 Bảng Anova................................................................................................ 51
Bảng 4.11 Bảng Trọng Số Hồi Quy............................................................................. 52
Bảng 4.12: ết Quả Phân Tích Tương Quan Spearman Giữa Các Biến Độc Lập Và
Biến Phụ Thuộc........................................................................................................... 57

Bảng .1: Các Chỉ Số Đặc Trưng Cho Các Cấp Độ Tuân Thủ Thuế............................64


xii

DANH MỤC CÁC HÌNH
Hình 1.1: Chiến Lược Quản Lý Tuân Thủ Thuế...................................................... 12
Hình 2.1: Mô Hình Nghiên Cứu.............................................................................. 26
Hình 3.1: Lưu Đồ Thiết ế Nghiên Cứu................................................................. 28
Hình 3.2: Mô Hình Nghiên Cứu Đề Xuất................................................................ 30
Hình 4.1: Đồ Thị Histogram Của Phần Dư Đã Chuẩn Hóa.....................................54
Hình 4.2: Đồ Thị P-P Plot Của Phần Dư Đã Chuẩn Hóa......................................... 55
Hình 4.3: Đồ Thị Phân Tán Giữa Giá Trị Dự Đoán Và Phần Dư Từ Hồi Quy........56


xiii


1

MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Cải cách thuế sẽ góp phần cải thiện môi trường kinh doanh, nâng cao năng
lực cạnh tranh quốc gia từ đó kích thích đầu tư trong nước, thu hút đầu tư nước
ngoài, tạo tiền đề tăng trư ng kinh tế.
Theo đó ngành thuế đã tiến hành cải cách hành chính bao gồm: cải cách
chính sách thuế và cải cách thủ tục hành chính thuế nhằm rút ngắn thời gian thực
hiện thủ tục thuế, tạo thuận lợi cho người nộp thuế (NNT) thực hiện nghĩa vụ thuế,
giảm chi phí tuân thủ thuế. Ngành thuế cũng xác định sự hài l ng của NNT là mục
tiêu của quá trình cải cách thuế.

Tuy nhiên, những cải cách của ngành thuế vẫn chưa đáp ứng được kỳ vọng
và sự hài l ng của DN, những cải cách thuế không hẳn vướng chính sách mà vướng
khâu vận dụng. Sự thiếu đồng bộ về cách giải quyết thủ tục hành chính
(TTHC) thuế các cơ quan thuế khác nhau làm cho cả công chức thuế và NNT lúng
túng dẫn đến sự khác biệt về hiệu quả cải cách giữa các cơ quan thuế (CQT) trên cả
nước. Hiện nay đang tồn tại một hệ thống luật thuế phức tạp, rườm rà với rất nhiều
nghị định, thông tư và hàng loạt văn bản hướng dẫn cấp Cục thuế; chính sách thuế
được thay đổi liên tục và chồng chéo. Ngoài vấn đề liên quan đến nhận thức về chủ
trương, chính sách, TTHC thuế thì c n có lý do khó từ b thói quen, ngại thay đổi của
công chức thuế khi áp dụng cải cách TTHC thuế cũng gây phiền hà, nhũng nhiễu
DN, gây khó khăn giả tạo đ tìm kiếm lợi ích cá nhân dẫn đến ảnh hư ng đến sự hài l
ng của người nộp thuế.
Trong bối cảnh đó Cục thuế Tp.HCM cần tăng cường cải cách thủ tục hành
chính thuế nhằm nâng cao sự hài l ng của người nộp thuế đ đảm bảo nuôi dưỡng
nguồn thu từ các doanh nghiệp cũ cũng như thu hút đầu tư đ có thêm nhiều đối
tượng nộp thuế mới.
Nhằm nghiên cứu mức độ ảnh hư ng của các nhân tố đến sự hài l ng của
NNT, với mục đích góp phần nâng cao mức độ hài l ng của NNT tại cơ quan thuế


2

nơi mình làm việc cũng như của nghành thuế nói chung, nên tác giả chọn đề tài :
“ Các nhân tố ảnh hư ng đến sự hài l ng của người nộp thuế đối với cải cách thủ tục
hành chính thuế tại Cục thuế Tp.HCM”
2. Mục tiêu nghiên cứu
2.1 Mục tiêu tổng quát
Đề tài này nghiên cứu sự hài l ng của người nộp thuế đối với cải cách thủ tục
hành chính thuế tại Cục thuế TP. Hồ Chí Minh, từ đó đưa ra các giải pháp nhằm
tăng cường, nâng cao sự hài l ng của người nộp thuế đối với cải cách thủ tục hành

chính thuế.
2.2 Mục tiêu cụ thể
+ Xác định các nhân tố ảnh hư ng đến sự hài l ng của người nộp thuế đối với
cải cách thủ tục hành chính thuế.
+ Mức độ ảnh hư ng của các nhân tố tác động đến sự hài l ng của người nộp
thuế đối với cải cách thủ tục hành chính thuế tại Cục thuế TP. Hồ Chí Minh.
+ Đề xuất các giải pháp nhằm tăng cường sự hài l ng của người nộp thuế đối
với cải cách thủ tục hành chính thuế tại Cục thuế TP. Hồ Chí Minh.
3. Câu hỏi nghiên cứu
+ Các nhân tố nào của ảnh hư ng đến sự hài l ng của người nộp thuế đối với
cải cách thủ tục hành chính thuế?
+ Mức độ ảnh hư ng của các nhân tố tác động đến sự hài l ng của người nộp
thuế đối với cải cách thủ tục hành chính thuế tại Cục thuế TP. Hồ Chí Minh như thế
nào?
+ Giải pháp nào nhằm tăng cường sự hài l ng của người nộp thuế đối với cải
cách thủ tục hành chính thuế tại Cục thuế TP. Hồ Chí Minh?
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
- Đối tượng nghiên cứu của đề tài: các nhân tố ảnh hư ng đến sự hài l ng của
người nộp thuế đối với cải cách thủ tục hành chính thuế tại Cục thuế TP. Hồ Chí
Minh.


3

- Phạm vi nghiên cứu
+

hông gian nghiên cứu: đề tài tập trung vào nghiên cứu tại Cục thuế TP. Hồ

+ Thời gian nghiên cứu: Dữ liệu nghiên cứu, khảo sát được tiến hành năm 2016

5. Phương pháp nghiên cứu
Nghiên cứu này được thực hiện thông qua 2 bước chính: nghiên cứu sơ bộ sử
dụng phương pháp định tính và nghiên cứu chính thức sử dụng phương pháp định
lượng.
-Nghiên cứu định tính: ph ng vấn chuyên gia nhằm xác định các nhân tố ảnh
hư ng đến sự hài l ng của người nộp thuế đối với cải cách thủ tục hành chính thuế
tại Cục thuế TP. Hồ Chí Minh. Nghiên cứu sơ bộ được thực hiện bằng phương pháp
định tính nhằm khám phá các nhân tố ảnh hư ng và đồng thời thẩm định lại các câu
h i trong bảng câu h i ph ng vấn thông qua quá trình ph ng vấn thử. Mục đích của
nghiên cứu này dùng đ điều chỉnh và bổ sung thang đo sự hài l ng của người nộp
thuế đối với cải cách thủ tục hành chính thuế tại Cục thuế TP. Hồ Chí Minh.
-Nghiên cứu định lượng: nghiên cứu chính thức là nghiên cứu định lượng với
kỹ thuật thu thập dữ liệu là ph ng vấn qua bảng câu h i đóng dựa trên quan đi m, ý
kiến đánh giá đối với các nhân tố ảnh hư ng đến sự hài l ng của người nộp thuế đối
với cải cách thủ tục hành chính thuế tại Cục thuế TP. Hồ Chí Minh. Toàn bộ dữ liệu
hồi đáp sẽ được xử lý với sự hỗ trợ của phần mềm SPSS 20.0.Thông tin thu thập sẽ
được xử lý bằng phần mềm SPSS 20.0. Thang đo sau khi được đánh giá bằng
phương pháp hệ số tin cậy Cronbach’s Alpha, phân tích nhân tố khám phá EFA và
phân tích hồi quy tương quan được sử dụng đ ki m định mô hình nghiên cứu.
6. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề
tài 6.1 Ý nghĩa khoa học
-

Vận dụng được cơ s lý thuyết về các nhân tố tác động đến sự hài l ng của

người nộp thuế đối với cải cách thủ tục hành chính thuế và kết quả khảo sát đ phát
tri n mô hình các nhân tố tác động đến sự hài l ng của người nộp thuế đối với cải
cách thủ tục hành chính thuế.



4

-

Vận dụng được phương pháp ki m định mô hình hồi quy tuyến tính bội đ đo

lường mức độ ảnh hư ng của các nhân tố tác động đến sự hài l ng của người nộp
thuế đối với cải cách thủ tục hành chính thuế.
6.2 Ý nghĩa thực tiễn
Đề tài đã xây dựng được thang đo, đã ki m định sự phù hợp cũng như độ tin
cậy của chúng. Xác định được các nhân tố tác động đến sự hài l ng của người nộp
thuế đối với cải cách thủ tục hành chính thuế tại Cục thuế Thành phố Hồ Chí Minh.
Từ đó giúp Cục thuế Thành phố Hồ Chí Minh có những chính sách và phương pháp
phù hợp đ nâng cao sự hài l ng của người nộp thuế đối với cải cách thủ tục hành
chính thuế.
7.Kết cấu của đề tài nghiên cứu
Ngoài phần m đầu và kết luận, luận văn có kết cấu gồm chương:
Chương 1: Tổng quan về đề tài nghiên cứu
Chương 2: C s lý thuyết
Chương 3: Phương pháp nghiên cứu
Chương 4: ết quả nghiên cứu
Chương : ết luận và giải pháp


5

CHƯƠNG 1
TỔNG QUAN CÁC NGHIÊN CỨU TRƯỚC
1.1 Các nghiên cứu nước ngoài
Báo cáo đánh giá về tình hình đơn giản hóa TTHC Việt Nam do Tổ chức

Hợp tác và Phát tri n inh tế Châu Âu (OECD) công bố năm 2011 dưới dạng tài liệu
văn bản, có tiêu đề “Administrative simplification in Vietnam : Supporting the
competitiveness of the Vietnamese economy”. Trong Báo cáo này, OECD đánh giá
cao kết quả giai đoạn 1 của Đề án 30 về đơn giản hóa một bước TTHC ban hành
kèm theo Quyết định 30/2007/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ đã đem lại cho
doanh nghệp, cá nhân, tổ chức Việt Nam một MT D thuận lợi hơn đ phát tri n. Theo
OECD, Việt Nam cần hoàn thiện hệ thống pháp luật của mình nhằm tạo MT D tốt
hơn thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài. Việt Nam có những nhân tố quan trọng đảm
bảo cho sự thành công của công cuộc cải cách TTHC theo Đề án 30 là : có sự quyết
tâm của người đứng đầu Chính phủ Việt Nam (Thủ tướng Chính phủ); có cách tiếp
cận toàn diện, phù hợp khi mà lần đầu tiên các TTHC của các cơ
quan nhà nước được tập hợp lại có hệ thống qua cơ s dữ liệu quốc gia và được công
bố rộng rãi trên internet cho doanh nghiệp; có mục tiêu cụ th cắt giảm 30%
chi phí tuân thủ TTHC hiện hành; có sự minh bạch và sự tham gia tích cực của các
nhà đầu tư trong việc phản hồi, đóng góp ý kiến cho việc cải cách TTHC trên thực
tế. Ngoài ra, đ đẩy mạnh cải cách TTHC, Việt Nam cần có chiến lược cải cách tổng
th TTHC; xây dựng bộ máy đủ năng lực thực thi TTHC; tăng cường đối thoại với
người dân và doanh nghiệp; cải thiện phương thức, điều kiện đ người dân và doanh
nghiệp góp ý kiến vào các quy định về TTHC.
Cuốn sách “Reducing administrative barriers to invesment: Lesson learned”
của các tác giả Scott Jacobs và Jacqueline Coolidge, xuất bản 2006. Trong công
trình nghiên cứu này, các tác giả đã đánh giá cao vai tr của TTHC ảnh hư ng đến
MT D và hoạt động thu hút đầu tư tại các quốc gia. Sự yếu kém của pháp luật về
TTHC sẽ làm mất nhiều thời gian tuân thủ TTHC, tăng chi phí kinh doanh cho
doanh nghiệp, gia tăng sự thiếu ổn định, rủi ro, tham nhũng và làm suy yếu cạnh


6

tranh của nền kinh tế. Ngược lại, TTHC phù hợp với doanh nghiệp sẽ tạo nền tảng

cho nhà nước có cơ chế quản trị tốt nền kinh tế, thúc đẩy tăng trư ng kinh tế. Chính
sách của chính phủ có tốt đi chăng nữa đ thu hút đầu tư nhưng quá trình thực thi
chính sách đó có th đi chệch hướng nếu TTHC c n phiền hà, không rõ ràng và khó
dự báo đối với doanh nghiệp. Các tác giả dẫn chứng sự thành công của cải cách
TTHC Thổ Nhĩ ỳ, Latvia, Hà Lan, Hoa kỳ đã giúp giảm gánh nặng TTHC cho
doanh nghiệp và tăng cường thu hút d ng vốn đầu tư nước ngoài cho nền kinh tế. Có
một số liệu đáng đ Chính phủ các nước tham khảo từ khảo sát 32 quốc gia tại Châu
Âu, Châu Mỹ, Châu Á và Châu Phi do FIAS (The Foreign Investment Advisory
Service) tiến hành là chỉ cần giảm 10% chi phí tuân thủ TTHC cho doanh nghiệp,
các quốc gia có th tăng thu hút d ng vốn đầu tư nước ngoài lên đến %. Trên cơ s đó,
các tác giả kêu gọi các quốc gia tiếp tục đẩy mạnh chương trình cải cách TTHC, cải
cách hệ thống pháp luật kinh doanh, đầu tư nhằm tăng tính cạnh tranh cho nền kinh
tế và tạo MT D thông thoáng cho doanh nghiệp.
Bên cạnh đó, Nghiên cứu của Bird (2015) nêu ra hai luận đi m bao gồm: hệ
thống quản lý thuế nên đơn giản và CQT nên xem NNT như là “khách hàng”.
Một là, đ hệ thống quản lý thuế đơn giản trước hết cần đơn giản hóa hệ thống
TTHC thuế đ đảm bảo rằng nó được áp dụng một cách hiệu quả trong bối cảnh tuân
thủ thấp của các quốc gia đang phát tri n. Một khi thủ tục được đơn giản hóa, thì sự
quản lý thuế sẽ tập trung vào các nhiệm vụ chính: tạo điều kiện tuân thủ, giám sát
tuân thủ, và đối phó với sự không tuân thủ. Hệ thống hành chính thuế càng
đơn giản thì sự giám sát tuân thủ thuế càng dễ dàng mà đ thực hiện được điều này
thì cần nâng cao tính tích cực trong sự chuy n biến của pháp luật thuế.
Hai là, CQT phải xem DN như là những “khách hàng” cần được phục vụ một
cách tốt nhất. Theo đó, CQT phải công khai, minh bạch và cung cấp các quy trình,
thủ tục thuế đơn giản, bi u mẫu dễ hi u, hỗ trợ và cung cấp thông tin đầy đủ, thiết kế
các chính sách thuế công bằng, hiệu quả hay có th m rộng thêm các bên thứ ba như
đại lý thuế, ngân hàng đ hỗ trợ và cung cấp dịch vụ nhằm góp phần tạo điều


7


kiện thuận lợi đ DN hoàn thành nghĩa vụ thuế đồng thời khuyến khích sự tuân thủ
thuế.
Thêm vào đó,CQT cần xây dựng và nâng cao mối quan hệ đối tác với các
DN thông qua việc thông tin đến các DN về những nỗ lực trong việc cải thiện dịch
vụ cung cấp từ đó tranh thủ sự ủng hộ và hợp tác của cộng đồng DN về những cải
cách; đồng thời cũng tạo cơ hội cho các DN giám sát và tham gia vào quá trình cải
cách nhằm nâng cao niềm tin của các DN vào các việc làm của CQT((Bird, 201 ).
1.2 Các nghiên cứu trong nước
Phạm Minh Đức & Engelschalk, 2011, Cải cách Thuế Việt Nam: Hướng tới
một hệ thống - Hiệu quả và Công bằng hơn, Ban Quản lý Kinh tế và Xóa đói giảm
nghèo khu vực Châu Á và Thái Bình Dương. Theo Phạm Minh Đức & Engelschalk
(2011), một trong những nhiệm vụ quan trọng nhất của cải cách quản lý thuế là xây
dựng năng lực của CQT đ quản lý tuân thủ thuế và giải quyết các rủi ro tuân thủ.
Trong điều kiện CQT áp dụng cơ chế tự khai tự nộp (self –assessment system) với
cơ cấu DN VN đa số là vừa và nh thì đ i h i cơ quan thuế phải cung cấp cho các DN:
(i) những dịch vụ tốt nhất đ DN hi u rõ về quyền và nghĩa vụ thuế,
(ii) các thủ tục thuế đơn giản,
(iii) hệ thống xử phạt nghiêm minh và công bằng,
(iv) những chương trình ki m tra và thực thi có hiệu quả.
Nghiên cứu này chỉ ra rằng giám sát sự hài l ng của NNT đối với kết quả cải
cách sẽ là một công cụ đặc biệt quan trọng đ đo lường những tiến bộ trong việc thực
hiện mục tiêu cải cách và thuyết phục NNT về sự hợp tác và lợi ích của quá trình cải
cách đ tăng thêm sự ủng hộ của NNT và cộng đồng trong quá trình cải cách tiếp
theo. Bên cạnh đó, theo Phạm Minh Đức & Engelschalk cho rằng những cải cách
của ngành thuế vẫn chưa đáp ứng được kỳ vọng và sự hài l ng của DN, những cải
cách thuế không hẳn vướng chính sách mà vướng khâu vận dụng. Sự thiếu đồng bộ
về cách giải quyết TTHC thuế các cơ quan thuế khác nhau làm cho cả công chức
thuế và NNT lúng túng dẫn đến sự khác biệt về hiệu quả cải cách giữa



8

các cơ quan thuế (CQT) trên cả nước. Đồng thời, ngành thuế có một hệ thống luật
thuế phức tạp, rườm rà với rất nhiều nghị định, thông tư và hàng loạt văn bản hướng
dẫn cấp Cục thuế; chính sách thuế được thay đổi liên tục và chồng chéo nên thường
dẫn đến tình huống “sáng đúng, chiều sai, sáng mai lại đúng”. Ngoài vấn đề liên
quan đến nhận thức về chủ trương, chính sách, TTHC thuế thì kết hợp với việc khó
từ b thói quen, ngại thay đổi của công chức thuế khi áp dụng cải cách TTHC thuế
cũng gây phiền hà, nhũng nhiễu DN, gây khó khăn giả tạo đ tìm kiếm lợi ích cá
nhân.
Năm 2014 VCCI đã tiến hành những khảo sát, nghiên cứu độc lập đánh giá
định kỳ về chất lượng thực hiện thủ tục hành chính, đưa ra các kiến nghị với Chính
phủ và nghiên cứu xếp hạng tín nhiệm của cộng đồng doanh nghiệp đối với các Bộ,
ngành và các địa phương. VCCI sử dụng mô hình đánh giá “Đánh giá cải cách
TTHC –Mức độ hài lòng của DN năm 2014” đ đánh giá sự hài l ng của doanh
nghiệp đối với cải cách TTHC thuế trên năm tiêu chí:(1) Tiếp cận thông tin quy định
về thuế và TTHC tại cơ quan thuế; (2) Thực hiện các TTHC thuế; (3) Thanh tra, ki
m tra và giải quyết khiếu nại; (4) Sự phục vụ của công chức thuế. Bên cạnh đó,
VCCI cũng ghi nhận những nhận định của DN về sự chuy n biến của chính sách,
pháp luật thuế cũng như các góp ý và mong muốn của DN về các TTHC thuế và
chính sách thuế trong tương lai (5). Báo cáo nghiên cứu này tổng hợp kết quả của
cuộc khảo sát mức độ hài l ng của các doanh nghiệp đối với việc thực hiện thủ tục
hành chính trong lĩnh vực thuế năm 2014. Với hơn 2. 00 doanh nghiệp tham gia từ
đủ 63 tỉnh thành phố của Việt Nam, đây là cuộc khảo sát trên diện rộng đầu tiên
trong lĩnh vực thuế, tuy nhiên mới giới hạn các doanh nghiệp đăng ký hoạt động
chính thức – nhóm tuy chiếm tỷ trọng nh trong tổng số người nộp thuế, nhưng lại là
lực lượng chủ yếu đóng góp vào ngân sách nhà nước. Các đối tượng nộp thuế quan
trọng khác như hộ kinh doanh, hợp tác xã, các cá nhân nộp thuế khác,… không nằm
trong diện điều tra này.

ết quả nghiên cứu như sau:


9

Tiếp cận thông tin thuế: Việc tiếp cận văn bản pháp luật và chính sách thuế
đối với doanh nghiệp mới chỉ mức độ nhất định. Cứ 2 doanh nghiệp điều tra thì có 1
doanh nghiệp cho biết có th tiếp cận dễ dàng văn bản pháp luật, chính sách thuế.
8% doanh nghiệp cho rằng các thông tin về thủ tục hành chính thuế là đơn giản và
dễ hi u. Trung bình, cứ 10 doanh nghiệp thì có tới 7 doanh nghiệp cho biết từng gặp
vướng mắc trong quá trình tìm hi u thông tin về chính sách, pháp luật thuế.
Việc thực hiện các TTHC thuế: Gần một nửa các doanh nghiệp tham gia
khảo sát cho biết từng gặp phiền hà trong thực hiện TTHC thuế (49%). Hai nhóm
thủ tục mà doanh nghiệp đang gặp phiền hà lớn nhất, đó là đăng ký thuế/thay đổi
thông tin đăng ký thuế và khai thuế. Đa số các doanh nghiệp cho biết phiền hà lớn
nhất mà họ gặp phải là các bi u mẫu hay thay đổi. Những phiền hà lớn khác bao
gồm cán bộ thuế yêu cầu cung cấp thêm nhiều loại thông tin, giấy tờ không cần
thiết hoặc thời gian giải quyết quá dài.
Công tác thanh, ki m tra và giải quyết khiếu nại: Trung bình có 52% các
doanh nghiệp tham gia khảo sát có tiếp đón thanh ki m tra thuế trong năm 2014.
90% doanh nghiệp có đón tiếp đoàn thanh ki m tra thuế đồng ý với nhận định rằng
thời gian thanh ki m tra đúng với thời gian trong quyết định thanh, ki m tra đã ban
hành. hoảng 80% doanh nghiệp cho biết thái độ của cán bộ thuế đúng mực trong các
lần làm việc tại doanh nghiệp Tuy nhiên, công tác thanh ki m tra thuế doanh nghiệp
cũng cần cải thiện, khi có 26% doanh nghiệp cho biết nội dung thanh, ki m tra thuế
c n trùng lặp.
Sự phục vụ của công chức thuế: 3% doanh nghiệp đồng ý cho rằng công
chức thuế có thái độ giao tiếp lịch sự, đúng mực, tôn trọng doanh nghiệp. 2% doanh
nghiệp được khảo sát đánh giá tốt về chuyên môn nghiệp vụ của công chức thuế
trong kê khai, quyết toán thuế. Trong lĩnh vực tuyên truyền, hỗ trợ người nộp thuế

và quản lý, cưỡng chế nợ và thanh ki m tra, tỷ lệ doanh nghiệp đánh giá tốt lần lượt
là 47% và 48% .


10

Trung bình có 32% các doanh nghiệp cho biết họ phải chi trả chi phí không chính
thức cho cán bộ thuế. hoảng 40% doanh nghiệp cho rằng sẽ bị phân biệt đối xử nếu
không chi trả chi phí không chính thức.
Đánh giá tác động của những thay đổi pháp luật thuế trong 5 năm qua đối với
môi trường kinh doanh, 92% doanh nghiệp cho biết pháp luật thuế có sự chuy n
biến tích cực. Thuế Giá trị gia tăng và Thuế Thu nhập doanh nghiệp là 2 sắc thuế mà
tỷ lệ doanh nghiệp nhận định có sự thay đổi tích cực và giảm thời gian thực hiện
cho doanh nghiệp nhiều nhất.
ết quả nghiên cứu cũng chỉ ra, sự hài l ng của doanh nghiệp đối với cải
cách TTHC thuế tại các tỉnh trung bình năm 2014 là trên 71% theo thang đi m 100.
Theo Đặng Thị Bạch Vân và cộng sự (2015), “Củng cố niềm tin người nộp
thuế: inh nghiệm từ Singapore”, về quản lý thuế Singapore áp dụng cơ chế tự khai
tự nộp nhằm đơn giản hóa quản lý thuế, tạo sự chủ động cho NNT khi thực hiện kê
khai thuế cho phù hợp với tình hình sản xuất, kinh doanh đồng thời cũng khuyến
khích NNT thực hiện tính tuân thủ tự nguyện, từ đó nâng cao sự hài l ng của người
nộp thuế trong cơ chế quản lý thuế tại nước này. Dựa trên lý thuyết về niềm tin và
tuân thủ tự nguyện, Singapore xác định cải cách hệ thống thuế dựa trên nền tảng đặt
niềm tin và củng cố niềm tin cho NNT theo đó sẽ tạo tính tuân thủ tự nguyện. Niềm
tin là yếu tố quan trọng đ công dân hợp tác cơ quan nhà nước và tuân thủ các quy
định của pháp luật. Theo đó, cách quản lý tốt nhất là làm cho NNT ý thức tốt hơn về
nghĩa vụ tuân thủ hướng đến lợi ích chung của cộng đồng, xem nộp thuế là trách
nhiệm công dân, tăng sự tự giác thực hiện các quy định, luật lệ và sẵn sàng tuân thủ
tự nguyện.
Cũng theo Đặng Thị Bạch Vân và cộng sự (201 ), hệ thống quản lý

Singapore thực hiện quản lý thuế đảm bảo bốn trụ cột chiến lược quan trọng:
(i) Xây dựng hệ thống thuế đơn giản, tạo điều kiện thuận lợi cho NNT dễ
dàng tuân thủ và giảm thi u tối đa khả năng NNT gian lận thuế;
(ii) NNT được thông tin đầy đủ nhằm hỗ trợ NNT sao cho họ biết rõ nghĩa
vụ thuế của mình;


11

(iii) Xây dựng hình ảnh cơ quan thuế đáng tin cậy bằng cách chủ động hỗ trợ
tuân thủ và có những hành động kịp thời, hiệu quả ngăn chặn việc không tuân thủ,
đảm bảo công bằng;
(iv) Cam kết xây dựng cộng đồng cùng chia sẻ niềm tin trong việc nộp thuế.
ết quả nghiên cứu cho thấy bốn trụ cột chiến lược này (Hình 1) đã được xác
định rõ ràng, vì vậy hỗ trợ tốt Cơ quan thuế Singapore thực hiện sứ mệnh của mình.
Bên cạnh mọi nỗ lực thúc đẩy tuân thủ tự nguyện, Cơ quan thuế Singapore (IRAS)
c n xây dựng chiến lược ki m tra thuế dựa trên đánh giá rủi ro tuân thủ, trong đó
xác định cụ th và đặt trình tự ưu tiên cho những khu vực có rủi ro; phác thảo những
lĩnh vực cần tập trung ki m tra và tổng hợp những sai phạm thường gặp trong tuân
thủ của người nộp thuế. Cách tiếp cận này được đánh giá tích cực do sự cung cấp
thông tin minh bạch, và không cố tình tạo tâm lý đối phó nơi người nộp thuế.


12

Hình 1.1: Chiến Lược Quản Lý Tuân Thủ Thuế

(Nguồn: Đặng Thị Bạch Vân và cộng sự (2015), “Củng cố niềm tin người nộp
thuế: Kinh nghiệm từ Singapore”, Nghiên cứu vào trao đổi, số ngày 27-10-2015).



×