Tải bản đầy đủ (.docx) (100 trang)

CÔNG TÁC XÃ HỘI NHÓM TRONG PHÒNG TRÁNH TAI NẠN THƯƠNG TÍCH CHO HỌC SINH (Nghiên cứu trường hợp tại Trường Tiểu học xã Giao Phong, huyện Giao thủy, tỉnh Nam Định)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (952.67 KB, 100 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
-------------------------------

CAO THỊ TRANG

CÔNG TÁC XÃ HỘI NHÓM TRONG PHÒNG
TRÁNH TAI NẠN THƯƠNG TÍCH CHO HỌC SINH
(Nghiên cứu trường hợp tại Trường Tiểu học xã Giao Phong,
huyện Giao thủy, tỉnh Nam Định)

LUẬN VĂN THẠC SĨ CÔNG TÁC XÃ HỘI

1


Hà Nội - 2018
ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
-------------------------------

CAO THỊ TRANG

CÔNG TÁC XÃ HỘI NHÓM TRONG PHÒNG
TRÁNH TAI NẠN THƯƠNG TÍCH CHO HỌC SINH
(Nghiên cứu trường hợp tại Trường Tiểu học xã Giao Phong,
huyện Giao thủy, tỉnh Nam Định)

Chuyên ngành: Công tác xã hội
Mã số: 60900101


LUẬN VĂN THẠC SĨ CÔNG TÁC XÃ HỘI

Người hướng dẫn khoa học: TS. Nguyễn Đức Mạnh

2


Hà Nội - 2018

3


MỤC LỤC

4


LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi dưới sự hướng
dẫn khoa học của TS. Nguyễn Đức Mạnh. Các số liệu trong nghiên cứu hoàn toàn
trung thực. Tôi xin chịu trách nhiệm trước những kết quả đã nghiên cứu - điều tra
trong luận văn này.
Hà Nội, tháng 11 năm 2017
Tác giả luận văn

Cao Thị Trang

5



LỜI CẢM ƠN
Trong quá trình thực hiện nghiên cứu này, để tôi đạt được mục tiêu đề ra
trong đề tài nghiên cứu này; tôi đã nhận được sự chia sẻ, hỗ trợ, giúp đỡ và
hướng dẫn tận tình của TS. Nguyễn Đức Mạnh cùng các thầy cô trong Khoa Xã
hội học - Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn. Bên cạnh đó, là nhờ có sự
cộng tác giúp đỡ của ban lãnh đạo và tập thể cán bộ giáo viên Trường Tiểu học Giao
Phong, phụ huynh học sinh, cán bộ chính quyền xã Giao Phong, huyện Giao Thủy,
tỉnh Nam Định.
Tôi chân thành gửi lời cảm ơn tới TS. Nguyễn Đức Mạnh, các thầy cô trong
Khoa Xã hội học - Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn; ban lãnh đạo và
tập thể cán bộ giáo viên Trường Tiểu học Giao Phong, phụ huynh học sinh, cán bộ
chính quyền xã Giao Phong đã tạo điều kiện thuận lợi, giúp đỡ để tôi hoàn thành
công trình nghiên cứu này một cách thuận lợi nhất.
Trong phạm vi của công trình nghiên cứu này, cũng như bản thân tác giả còn
hạn hẹp về kinh nghiệm. Vì vậy, nghiên cứu không tránh khỏi những thiếu sót, tôi
mong nhận được sự chia sẻ, góp ý của quý thầy cô cùng toàn thể bạn đọc.
Chân thành cảm ơn !
Hà Nội, tháng 11 năm 2017
Tác giả luận văn

Cao Thị Trang

6


DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
STT
1
2
3


TNTT
TNGT
TNTTTE

4
5
6
7
8

TT
TE
CTXH
BVCSGD
BVCS

Tai nạn thương tích
Tai nạn giao thông
Tai nạn thương tích trẻ
em
Thương tích
Trẻ em
Công tác xã hội
Bảo vệ chăm sóc gia đình
Bảo vệ chăm sóc

7



DANH MỤC BẢNG
Bảng

2.1.

Giới

tính

phụ

huynh

học

sinh

(PHHS)

……………………………………...38
Bảng 2.2. Trình độ học vấn của Phụ huynh học sinh………………………………….38
Bảng 2.3. Nghề nghiệp của phụ huynh học sinh……………………………………….39
Bảng 2.4. Mức sống hiện tại của hộ gia đình……………………………………….….39
Bảng 3.1. Danh sách và hoàn cảnh của nhóm thân chủ………………………………65
Bảng 3.2. Điểm mạnh và chưa mạnh của nhóm thân chủ……………………………76
Bảng 3.3. Lượng giá tiến trình can thiệp……………………………………………….91

8



DANH MỤC BIỂU ĐÔ
Biểu 1.1. Tháp nhu cầu của Abraham Maslow .......................................................28
Biểu 2.1. Nhân biết về TNTT của phụ huynh học sinh………………………………40
Biểu 2.2. Nhận biết của phụ huynh về những hành động gây nguy hiểm cho học
sinh…………………………………………………………………………………………..42
Biểu 2.3. Sự cần thiết của việc hướng dẫn học sinh nhận biết những hành vi gây
nguy hiểm………………………………………………………………………………...…46
Biểu 2.4. Nhận biết về hậu quả của TNTT để lại đối với học sinh…………….….47
Biểu 2.5. Tình trạng TNTT của học sinh trong 1 năm qua…………………………48
Biểu 2.6. Địa điểm xảy ra TNTT đối với học sinh……………………………………49
Biểu 2.7. Nguyên nhân cơ bản dẫn đến TNTT cho học sinh……………………….50
Biểu 2.8. Nguyên nhân trực tiếp dẫn đến TNTT ở học sinh………………………..51
Biểu 2.9 Kênh cập nhật kiến thức - kỹ năng phòng ngừa TNTT của phụ huynh học
sinh…………………………………………………………………………………………..52
Biểu 2.10 Xử lý khi thấy học sinh bị TNTT……………………………………….…...53
Biểu 2.11. Xử lý khi thấy học sinh bị tai nạn điện giật………………………...…...54
Biểu 2.12. Xử lý khi thấy học sinh bị đuối nước……………………………….…….54
Biểu 2.13. Xử lý khi thấy học sinh bị thương chảy máu…………………………….55
Biểu 2.14. Những biện pháp nhằm phòng tránh TNTT ở học sinh…………….….56

9


MỞ ĐẦU
1.

Lý do chọn đề tài
Tai nạn thương tích (TNTT) đã và đang là một vấn đề xã hội toàn cầu. Tại

nhiều quốc gia và vùng lãnh thổ trên thế giới, tỷ lệ thương tích và mức độ nghiêm

trọng do các tai nạn khác nhau ngày càng gia tăng. Hàng năm có khoảng 5 triệu
người tử vong do TNTT, chiếm 9% tổng số tử vong và 12% gánh nặng bệnh tật
toàn cầu; 90% tử vong do TNTT xảy ra ở các nước thu nhập thấp và trung bình
[12]. Đông Nam Á và Tây Thái Bình Dương là khu vực có số tử vong do TNTT
cao nhất. Theo ước tính của Tổ chức Y tế thế giới (WHO), hàng năm có hàng triệu
trẻ em (TE) chết bởi những nguyên nhân có thể phòng tránh được, trong đó nguyên
nhân TNTT đóng góp một phần đáng kể. Tai nạn giao thông (TNGT) và đuối nước
là hai nguyên nhân tử vong hàng đầu đối với trẻ, tiếp sau là bỏng và ngã. Trong số
những TNTT không tử vong thì tai nạn ngã là nguyên nhân hàng đầu gây nên các
thương tích ở trẻ, nguyên nhân thứ hai là bỏng và nguyên nhân thứ ba là TNGT, tiếp
theo là các nguyên nhân do vật sắc nhọn, ngộ độc.
Tại Việt Nam, tình hình TNTT trẻ em nói chung và tình trạng đuối nước nói
riêng vẫn ngày càng gia tăng và diễn bến phức tạp. TNTT ở trẻ em xảy ra ở tất cả
các nhóm tuổi. Có hai nguyên nhân gây tử vong hàng đầu ở Trẻ em là đuối nước và
TNGT đường bộ, đã gây ra 2/3 tổng số các trường hợp tử vong ở trẻ. Đối với trẻ
nhỏ, TNGT thường xảy ra khi các em đang đi bộ [2]. Ở nhóm trẻ lớn hơn, TNGT
xảy ra khi đang đi bộ và đi xe đạp. Từ nhóm tuổi 15 trở lên, nguyên nhân hàng đầu
dẫn đến TNGT là do đi xe máy. Theo thống kê của Bộ Y tế trong những năm gần
đây, hàng năm có hơn 7.000 TE và trẻ vị thành niên dưới 19 tuổi chết do TNTT,
tương đương 20 trẻ trong một ngày do các nguyên nhân là đuối nước, TNGT, ngộ
độc, ngã, bỏng và động vật cắn [2].
Xã Giao Phong là một xã ven biển cửa ngõ, đầu mối giao thông chính đi lại
của huyện nối giữa các xã: Giao Thịnh, Quất Lâm, Giao Yến... thuộc huyện Giao
Thủy, thuộc vùng quy hoạch phát triển du lịch biển của tỉnh Nam Định Hiện nay xã
đang chuyển dịch mạnh cấu kinh tế nông nghiệp vốn từ lâu đời, sang thương mại,
10


dịch vụ như phát triển ngành du lịch biển. Hệ thống giao thông phát triển, mật độ
các phương tiện đi lại ngày càng tăng. Thương mại phát triển nhiều hàng hóa trong

đó có thức ăn và các loại đồ chơi đa dạng cho trẻ em cũng được đưa tới dân cư
trong vùng và tại xã Giao Phong. Các dịch vụ du lịch trong đó có dịch vụ tắm biển
cũng cuốn hút trẻ em vào các mùa du lịch biển… Hệ thống giáo dục bậc Tiểu học
và Mầm non đã được chính quyền xã quan tâm đầu tư phát triển. Tuy nhiên, bên
cạnh sự phát triển vẫn còn tiềm ẩn nhiều nguy cơ gây TNTT cho trẻ tại các trường.
Vì vây, rất cần sự phòng tránh các nguy cơ TNTT cho các em.
Từ thực tiễn nêu trên, vận dụng những kiến thức, kỹ năng công tác xã hội
(CTXH) đã được đào tạo, tôi đã lựa chọn đề tài: “Công tác xã hội xã hội nhóm
trong phòng tránh tai nạn thương tích cho học sinh tiểu học (Nghiên cứu trường
hợp tại trường Tiểu học xã Giao Phong, huyện Giao Thủy, tỉnh Nam Định)” để làm
luận văn nghiên cứu, với mong muốn góp phần trang bị kỹ năng phòng tránh TNTT
cho học sinh, nhằm giảm thiểu những nguy cơ TNTT ở học sinh của trường nói
riêng và ở TE tại địa phương nói chung.
2.

Tổng quan vấn đề nghiên cứu

2.1. Nghiên cứu về tình hình tai nạn thương tích trẻ em trên thế giới
Trên thế giới, theo tổ chức Y tế thế giới (WHO): Thương tích và tàn tật cướp
đi sinh mạng hàng triệu thanh thiếu niên mỗi năm. Ước tính hàng năm có hàng triệu
TE và vị thành niên dưới 18 tuổi tử vong và hàng chục triệu trẻ khác phải nhập viện
do thương tích (TT) [12]. Năm 2004, có 950.000 trẻ dưới 18 tuổi trên thế giới bị tử
vong do chấn thương, mỗi ngày có khoảng 2000 em bị tử vong do chấn thương, mà
thực tế có thể phòng ngừa được [12].
Đối với những trẻ còn sống, những thương tổn tạm thời hay vĩnh viễn do TT
cũng như nhu cầu chăm sóc và phục hồi chức năng có ảnh hưởng rất lớn trong
tương lai cả về thể chất và tinh thần nạn nhân, gia đình và xã hội. TNTT chiếm 12%
[12] gánh nặng bệnh tật toàn cầu, là một trong những nguyên nhân nhập viện hàng
đầu và là nguyên nhân chính gây tàn phế, làm mất khả năng sống tiềm tàng. TNTT
chiếm tới 1/3 tổng số các trường hợp nhập viện, chiếm 10% số năm sống bị mất đã

11


được điều chỉnh do tàn tật (DALY) của con người và ước tính con số này sẽ tăng lên
20% vào năm 2020 [2]. Các chi phí hàng năm về xã hội và y tế do TNTT gây ra
trên toàn cầu ước tính vượt quá 518 tỉ USD [3]. Xét trên góc độ kinh tế xã hội,
khoản tài chính mất đi do TNTT rất lớn, bao gồm chi phí cho các dịch vụ cấp cứu,
các chi phí cho điều trị, phục hồi chức năng và mất khả năng lao động. Bên cạnh
các chi phí y tế trực tiếp, tử vong và tàn tật do thương tích có thế tác động rất lớn
đến các thành viên trong gia đình đặc biệt là cha mẹ trẻ.
Đông Nam Á là một khu vực đông dân cư và có tốc độ phát triển kinh tế cao
nhất trên thế giới hiện nay. Tất cả các nước trong khu vực hiện đang phải đối mặt
với những vấn đề TNTT trầm trọng. Tại khu vực này hàng năm có khoảng 1,5 triệu
trường hợp tử vong do TNTT, trong đó 75% là các TNTT không chủ định [5]. Mô
hình TNTT cũng rất khác nhau giữa các quốc gia, trong đó nổi bật là TNGT chiếm
tới 36% tổng số TNTT [6], tiếp theo là đuối nước và bỏng, ngã, ngộ độc và TT do
vật sắc nhọn. Đối với TNTT có chủ định, tự tử là nguyên nhân hàng đầu. TNTT
đóng góp 16% tổng gánh nặng bệnh tật toàn cầu và là nguyên nhân hàng đầu gây
nên TT và tàn tật cho quần thể dân cư trong khu vực. Theo ước tính, cứ mỗi một
trường hợp tử vong do TNTT sẽ có từ 30 - 50 trường hợp phải nhập viện và 50 100 trường hợp khác phải đến khám và sơ cấp cứu tại các cơ sở y tế [7].
Hơn 95% tử vong do TNTT TE và VTN xảy ra ở các nước có thu nhập thấp
và trung bình [20]. Tuy nhiên, ngay cả ở các nước có thu nhập cao, TNTT vẫn là
nguyên nhân gây tử vong chủ yếu ở TE và vị thành niên, ước tính khoảng 40% tổng
số tử vong ở lứa tuổi từ 1 - 18 tuổi [36]. Nghiên cứu năm 2001 của Trung tâm
nghiên cứu Innocenti về TNTTTE từ 1 - 14 tuổi tại 26 nước công nghiệp cho thấy
TNTT là nguyên nhân hàng đầu gây tử vong cho TE. Tại các nước này nguy cơ tử
vong do TNTTTE đã giảm 1/2 trong vòng 20 năm nhờ những nỗ lực phòng tránh
TNTT hiệu quả [60]. Trước đây, TNTTTE thường chỉ được đề cập tới ở các nước
công nghiệp.
Một số nghiên cứu gần đây của WHO đã cho thấy 98% các trường hợp

TNTTTE toàn cầu xảy ra ở các nước đang phát triển, nơi tập trung hầu hết TE trên
12


thế giới. Ở các nước này, TE phải đối diện với rất nhiều yếu tố nguy cơ như: ao
không có rào bảo vệ, các hố không được che đậy, giếng, bể nước không có nắp đậy,
các hoá chất và thuốc men không được cất giữ cẩn thận mà để ngay trong tầm với
của trẻ, các vấn đề an toàn về cháy bỏng như diêm, lửa, nước sôi… không được
quan tâm. TNGT ở TE là vấn đề tồn tại, các nghiên cứu này cho thấy tỷ suất tử
vong do TNGT ở các quốc gia có thu nhập trung bình và thấp cao gấp 5 lần so với
các quốc gia có thu nhập cao.
Phòng chống TNTT cho trẻ em dựa vào nhà trường trên thế giới:
Từ những năm đầu thập kỷ 19 khi Tổ chức Y tế thế giới thiết lập mạng lưới
chương trình Trường học an toàn quốc tế và hàng loạt chương trình can thiệp phòng
tránh TNTTTE trong trường học tại các nước phát triển như: Mỹ, Canada và một số
quốc gia châu Âu như Anh, Đức, Ý... Cho đến nay, có thể nói các chương trình can
thiệp phòng tránh TNTT trong trường học đã và đang được áp dụng ở nhiều mức độ
khác nhau trên toàn thế giới, rất nhiều chương trình đã trở thành chương trình trọng
điểm quốc gia, đem lại hiệu quả tích cực trong chiến dịch phòng tránh TNTT cho
trẻ, một trong số đó phải kể tới là chương trình chương trình “Risk Watch” và
“Think first for kid” (TFFK).
Chương trình “Risk Watch” là một chương trình giáo dục phòng tránh TNTT
được Cơ quan cứu trợ và phòng chống cháy của Anh phát triển và xây dựng để áp
dụng tại các trường tiểu học tại Anh. Có 58 trường tiểu học ở thành phố Nottingham
và 2 trường tiểu học thuộc Nottinghamshire tham gia thử nghiệm chương trình. Đối
tượng nghiên cứu là học sinh các lớp 3, 4, 5 ở các trường tiểu học được chọn, trong
đó chương trình sẽ tập huấn cho một nhóm giáo viên (GV) nòng cốt và nhóm GV
đó sẽ tập huấn lại cho GV khác trong trườngđể truyền đạt cho học sinh với bộ tài
liệu giảng dạy miễn phí, ở mỗi nhóm tuổi khác nhau (3, 4, 5) sẽ có những tài liệu
học khác nhau, chủ đề lựa chọn cho chương trình gồm: an toàn cho người đi bộ, đi

xe đạp, ngã, ngộ độc, cháy, bỏng.
Chương trình phòng tránh TNTT “The think first for kids – TFFK” tại
trường học được Tổ chức phẫu thuật thần kinh của Mỹ khởi xướng năm 1986. Giáo
13


trình Think First có ở hơn 40 bang của Mỹ và Canada, Chile, Úc và Mexico và mỗi
năm đã cung cấp chương trình giáo dục phòng tránh TNTT cho hơn 1 triệu trường
mẫu giáo, trường tiểu học và trường trung học phổ thông. Đội ngũ y tá, GV, và GV
giáo dục kỹ năng sống ở các trường thuộc cấp huyện được đào tạo trong 1 buổi học
kéo dài 5 giờ để thực hiện chương trình TFFK. Nội dung cụ thể cho từng khối học
gồm có 6 phần: Dự phòng bạo lực, an toàn sử dụng súng, và các xung đột An toàn
sân chơi, giải trí và thể thao, An toàn xe đạp, An toàn sông nước, An toàn phương
tiện xe cộ và người đi bộ, Giải phẫu và chức năng của não và tủy sống. Kết quả
đánh giá sau can thiệp cho thấy chương trình TFFK trong 6 tuần đã tăng cường
đáng kể kiến thức cho HS lớp 1, 2, 3. Những HS nhận được can thiệp của TFFK có
kết quả tốt hơn trong lần đánh giá sau can thiệp [30].
2.2. Nghiên cứu về tình hình tai nạn thương tích trẻ em tại Việt Nam
Một trong những nghiên cứu sớm nhất về TNTT trẻ em ở Việt Nam do tác giả
Chu Văn Tường thực hiện năm 1993 cho biết: TNGT là một trong 3 nguyên nhân
hàng đầu gây TNTT cho trẻ em Việt Nam. Tỷ lệ TNGT chiếm 12,9% tổng số trẻ em
bị TNTT phải nhập viện (thống kê tại 10 bệnh viện lớn ở Hà Nội), chiếm 22,1% trẻ
em bị TNTT phải nhập viện tại bệnh viện Phú Xuyên (Hà Tây), chiếm 21,7% tổng
số tiền mà bảo hiểm Hà Nội, 14,3% tổng số tiền mà bảo hiểm Phú Xuyên chi trả
cho các TNTT trẻ em. Theo Uỷ ban Dân số Gia đình và Trẻ em, riêng ở bệnh viện
Việt-Đức (Hà Nội), trong 6 tháng đầu năm 2000, tỷ lệ TNGT chiếm 30,3% tổng số
trẻ em bị TNTT nhập viện [1].
Kết quả điều tra quốc gia về TNTT tại Việt Nam tiến hành năm 2001 cho
thấy TNTT đang dần trở thành một trong những nguyên nhân hàng đầu gây tử vong
đối với TE [9]. Hàng năm, cứ 100.000 trẻ dưới 18 tuổi thì có gần 84 trẻ bị tử vong,

cao gấp 5 lần so với số tử vong do bệnh truyền nhiễm (14,9/100.000) và gấp 4 lần
so với bệnh không truyền nhiễm (19,3/100.000) [10]. Với TT không tử vong, đã có
khoảng gần 5000 trẻ trên 100.000 trẻ bị thương trong năm đó, tương đương với gần
5% số trẻ ở Việt Nam. Các nguyên nhân gây TNTTTE chủ yếu ở Việt Nam bao
gồm TNGT, đuối nước, ngã, TNTT do vật sắc và ngộ độc [11]. Trong đó, TNGT là
14


nguyên nhân quan trọng gây tử vong và tàn tật đối với TE Việt Nam; đuối nước là
nguyên nhân lớn nhất gây tử vong cho TE và ngã là nguyên nhân thứ ba gây tử
vong cho trẻ.
Báo cáo Tư liệu khảo sát tình hình tai nạn thương tích trẻ em 2000-2002 do
Nguyễn Đức Mạnh, Phó Giám đốc Trung tâm Thông tin - Tư liệu và Nghiên cứu,
Ủy ban Bảo vệ và chăm sóc trẻ em Việt Nam thực hiện năm 2002 đã thống kê tổng
hợp một loạt các loại hình TNTT trẻ em trong các lĩnh vực sinh hoạt đời sống rất có
giá trị tham khảo cho các nhà quản lý xã hội, bảo vệ và chăm sóc trẻ em, cũng như
nghiên cứu tìm hiểu về lĩnh vực này. Trong đó, đã thống kê cho biết các số liệu về:
TNTT do cháy, nổ; sử dụng vũ khí, vật liệu nổ; do điện giật; do nước, lửa, bị vật
nặng đè; xuất phát từ đồ dùng học tập, đồ chơi nguy hiểm; xuất phát từ các sự cố
môi trường; do ngộ độc thực phẩm, dược phẩm; nhiễm độc hoá chất từ các đồ gia
dụng, y tế; xuất phát từ chăm sóc y tế; do tai nạn lao động (TNLĐ); do bạo lực, bóc
lột và lạm dụng tình dục; do một số nguyên nhân khác (các hành vi bất cẩn trong
đời sống hoặc hoạt động nghề nghiệp của con người; hành vi tự tử...) do TNGT
(bao gồm những tai nạn trên đường bộ, đường sắt, đường sông, đường không). Báo
cáo cung cấp nhiều tư liệu, số liệu có giá trị tham khảo về tình trạng, nguyên nhân,
nhóm tuổi trẻ em bị TNTT phải đưa vào các bệnh viện Nhi Hà Nội, bệnh viện Xanh
Pôn, bệnh viện Bạch Mai, bệnh viện bỏng Quốc gia, bệnh viện Mắt Trung ương,
bệnh viện Việt -Đức, bệnh viện Tai – Mũi - Họng trung ương, bệnh viện Nhi đồng I
và II Thành phố Hồ Chí Minh… và số trẻ em bị TNTT tại 58 tỉnh/thành phố trong
toàn quốc trong gia đoạn trên cũng như. [3].

Kết quả khảo sát thực trạng tai nạn thương tích trẻ em tại hai tỉnh Bắc
Giang và Quảng Trị do Trung tâm Thông tin – Tư liệu và Nghiên cứu, Ủy ban Bảo
vệ và chăm sóc trẻ em thực hiện năm 2002, đã cho biết các lứa tuổi bị TNTT: 11
tuổi là 16,56%; 12 tuổi là 18,40%; 13 tuổi là 27,61%; 14 tuổi là 22,09%; 15 tuổi là
11,66%; 16 tuổi là 3,68%. Các loại tai nạn có tỷ lệ cao mà các em hay mắc phải: Bị
thú dữ cắn, húc 45,4 %; Bị vật sắc nhọn đâm chích 31,29%; Bị hóc xương 25,77%;
Bị ngã từ trên cao 22,70%; Bị bỏng lửa 17,79%; bị điện giật suýt nguy hiểm tính

15


mạng 12,27%; Bị côn trùng cắn chui vào vùng kín 9,20%; Bị tai nạn giao thông
10,43%. Nơi xảy ra tai nạn thương tích: Tại nhà mình 61,96%; Tại nhà bạn 22,70;
Nơi vui chơi công cộng 9,82%; Trên đường đi học 11,66%; Bờ sông, suối, giếng
nước 14,11%. Nguyên nhân xảy ra TNTT: Không có ý thức phòng ngừa 49,08%;
Không được báo trước có nguy hiểm 31,29% ; Nguyên nhân khác 14,7%; Không
rõ 27,61%. Khảo sát cũng cho biết tỷ lệ kiến nghị của Trẻ em để phòng chống
TNTT: Hướng dẫn đề phòng TNTT 95,50%; An toàn trong gia đình 70,00%; An
toàn nơi công cộng 75,00%; An toàn đường đi học 68,50%; Giám sát hoạt động của
trẻ em 62,50%; Trẻ em không lao động sớm 83,00%. Đây là một khảo sát có nhiều
thông tin phân tích cụ thể và có giá trị tham khảo tốt đối với những người làm công
tác bảo vệ chăm sóc giáo dục TE [2].
Đề tài: Nghiên cứu, đánh giá“Thực trạng và nhận thức của trẻ em, cộng
đồng về tai nạn thương tích trẻ em tại một số địa phương ở Việt Nam” tại 6 tỉnh:
Hà Nội, Bắc Giang, Phú Thọ, Thái Nguyên, Quảng Bình, Quảng Ngãi do TS.
Nguyễn Đức Mạnh,Phó Viện trưởng Viện Khoa học dân số, gia đình và trẻ em.
UB.DSGĐTE thực hiện năm 2006 trên mẫu 2.280 trong đó có 1.452 trẻ em là học
sinh các trường tiểu học, THCS, THPT. Kết quả cho biết trẻ em bị TNTT do: Bị vấp
ngã (70,5%); bị chảy máu do vật sắc nhọn đâm phải (64,6%); bị động vật cào cắn,
đốt (52,6%); bị bỏng (42,2%); bị hắc sặc ở miệng (32,6%). Một số loại TNTT khác

tuy tỷ lệ không cao nhưng rất nguy hiểm đến tính mạng trẻ em như: bị chết đuối hụt
(20,8%); bị điện giật (29,9%); bị ngã từ trên cao (24,0%); bị bom mìn nổ (10,9%;
tai nạn giao thông (22%) [3]. Nghiên cứu cho biết: Trẻ em cấp tiểu học thường gặp
phải hầu hết các loại TNTT như: Bị vấp, động vật cào, cắn, đốt ; bỏng; sặc, hóc dị
vật ; điện giật ; ngã từ trên cao; chết đuối hụt; ngộ độc thức ăn; ngộ độc thuốc
uống; gỗ đá, đất lăn, lở lấp tới; bị nhiễm hoá chất độc hại; tai nạn do bom, đạn mìn
nổ; Trẻ em học THCS thường bị các dụng cụ có mũi nhọn, sắc cạnh hoặc do dẫm,
đạp, nghịch các ống tiêm. Trẻ em THPT bị tai nạn giao thông nhiều hơn lứa tuổi
khác. Nhóm tuổi 15-18 chịu hậu quả nặng nề nhất trong các nhóm tuổi, do bị hư
hại, hỏng mắt; tổn thương nội tạng và chấn thơng thần kinh nhiều nhất; Nhóm tuổi

16


11- 14 bị gẫy xương tay, chân, dẫn đến dị tật nhiều hơn nhóm khác; nhóm tuổi 6-10
chịu hậu quả mức độ cao, không nhiều, nhưng tỷ lệ chịu hậu quả bị sẹo, ảnh hưởng
nhiều đến thẩm mỹ. Đề tài đưa ra nhiều khuyến nghị hữu ích trong đó có khuyến
nghị: Kết hợp xây dựng chỉ số ngôi nhà an toàn, trường học an toàn cộng đồng an
toàn phù hợp với môi trường thân thiện “xã/ phường phù hợp với trẻ em” như là
một hoạt động thống nhất [3].
(Nguồn : Viện Dân số Gia đình và Trẻ em, Nguyễn Đức Mạnh. Báo cáo: “Thực
trạng và nhận thức của trẻ em, cộng đồng về tai nạn thương tích trẻ em tại một số
địa phương ở Việt Nam” (tại 6 tỉnh: Hà Nội, Bắc Giang, Phú Thọ, Thái Nguyên,
Quảng Bình, Quảng Ngãi ), Hà Nội 6-2007.
Một nghiên cứu về TNTT ở trẻ em năm 2009 - nghiên cứu về chấn thương ở
học sinh tại thị trấn Vĩnh Bình, huyện Gò Công Tây, tỉnh Tiền Giang, thực hiện từ
tháng 11/2009, với phương pháp nghiên cứu hồi cứu, cắt ngang một năm, từ tháng 5
năm 2008 đến tháng 5 năm 2009, cho biết: Ở Tiền giang năm 2007, TNTT là
nguyên nhân hàng đầu dẫn đến nhập viện và tử vong ở trẻ vị thành niên [14]. Tỷ lệ
trẻ bị TNTT do súc vật cắn có 44%; bị té ngã là 38% và TNGT là 13% [15].

Nguyên nhân TNTT bởi dụng cụ ở gia đình có 8%, ở trường học là 4%. Mức độ chủ
yếu là dạng trầy xước (42%), là vết thương hở có 27%, là gãy xương có 21% [15].
Thời gian xảy ra TNTT chủ yếu vào ban ngày, với tỷ lệ 86%, mùa mưa 64% [16].
Về địa điểm xảy ra chấn thương ở nhà là 38%, ở đường phố là 33% và ở trường học
là 12%; xảy ra khi các em đang vui chơi 55%, đang tham gia giao thông là 27%,
đang làm việc nhà là 11% và đang tham gia thể dục thể thao là 7% [5] [16]. Khuyến
nghị của nghiên cứu là, các hộ gia đình cần quản lý tốt các thú nuôi trong nhà; thiết
kế, bài trí các vật dụng gia đình gọn gàng, dọn dẹp nhà cửa đảm bảo khu vực vui
chơi, sinh hoạt cho trẻ an toàn. Nhà trường và gia đình đặc biệt quan tâm giám sát
trẻ tốt hơn; giáo dục sớm cho trẻ về phòng ngừa TNTT.
Hệ thống ghi nhận tử vong do TNTT từ các xã của 63 tỉnh thành trong cả
nước cho thấy: Trong giai đoạn từ năm 2005 – 2007, số trường hợp tử vong do
TNTTTE dưới 18 tuổi có xu hướng gia tăng (số tử vong theo các năm 2005 – 2006
17


- 2007 là 6938 - 7198 – 7894) [17]. Số liệu cũng cho thấy đuối nước là nguyên nhân
gây tử vong hàng đầu cho TE Việt Nam, thứ nhì là TNGT, thứ ba là ngã và ngộ độc.
Một số nghiên cứu khác về TNTTTE cũng cho kết quả tương tự trong đó đuối
nước, TNGT là những nguyên nhân hàng đầu gây tử vong do TNTTTE [19].
Các kết quả nghiên cứu trên cho thấy rằng TNTT có thể xảy ra ở tất cả
các lứa tuổi. Kiến thức, thái độ và kỹ năng về phòng tránh TNTT có ảnh hưởng tới
TNTT. Việc nâng cao nhận thức, cung cấp kiến thức và kỹ năng phòng tránh TNTT
ở TE cho gia đình, cho giáo viên nhà trường và cho trẻ em ngay từ thời ấu thơ là rất
quan trọng. Điều đó đòi hỏi cần sự tham gia của cán bộ CTXH cùng với các kỹ
năng của nghề công tác xã hội sẽ giúp hình thành môi trường xã hội an toàn và hạn
chế TNTT cho trẻ em.
3.

Ý nghĩa khoa học và ý nghĩa thực tiễn của đề tài


3.1. Ý nghĩa lý khoa học
Thông qua việc vận dụng vào nghiên cứu các quan điểm, chính sách của
Đảng và Nhà nước về BVCSGD trẻ em, các quy định trong Công ước quyền trẻ em
cũng như việc vận dụng một số lý thuyết như lý thuyết hệ thống, lý thuyết nhu cầu,
những khái niệm công cụ liên quan đến vai trò của công tác xã hội, đề tài đã làm
sáng tỏ những vấn đề lý luận về công tác xã hội, vai trò của nhân viên công tác xã
hội trong đời sống xã hội, đặc biệt trong xây dựng mô hình môi trường an toàn
BVCS trẻ em, phòng chống TNTT trẻ em ở nước ta hiện nay.
3.2. Ý nghĩa lý thực tiễn
Kết quả nghiên cứu có thể là một tài liệu tham khảo tốt cho việc xây dựng
môi trường an toàn bảo đảm phòng chống TNTT cho trẻ em trong hệ thống các
trường Tiểu học và Mầm non, kể cả trong cộng đồng nói chung.
Nghiên cứu đưa ra các biện pháp tổ chức, kỹ năng hiệu quả trong việc phòng
chống TNTT ở trẻ em trong các trưởng Tiểu học, giúp địa phương xây dựng môi
trường trường học phù hợp an toàn cho trẻ em học tập và sinh hoạt,

18


Ý nghĩa đối với cộng đồng trong việc thiết lập, liên kết giữa các hệ thống gia đình nhà trường tạo môi trường sống an toàn cho trẻ hướng tới sự phát triển bền vững
góp phần xây dựng cuộc sống bình yên hạnh phúc cho người dân.
Qua nghiên cứu, tìm hiểu thực tế có cơ hội áp dụng những lý thuyết và
phương pháp đã được học vào thực tiễn cuộc sống, đặc biệt là những kỹ năng thực
hành CTXH. Từ đó giúp cho bản thân nắm vững kiến thức, rèn luyện kỹ năng và có
thêm nhiều kinh nghiệm trong những nghiên cứu tiếp theo và quá trình công tác của
mình.
4.

Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu


4.1. Mục đích nghiên cứu
Tìm hiểu, nghiên cứu công tác xã hội nhóm trong hỗ trợ trẻ em phòng tránh
tai nạn thương tích; đánh giá tính hiệu quả xây dựng mô hình can thiệp hỗ trợ
phòng tránh TNTT cho các em học sinh dựa trên sự liên kết các nguồn lực giữa nhà
trường và gia đình tại trường tiểu học Giao Phong, huyện Giao Thủy.
4.2. Nhiệm vụ nghiên cứu
Xây dựng cơ sở lý luận, như thực tiễn trong việc nghiên cứu giải pháp can
thiệp phòng, tránh TNTT cho học sinh tiểu học khu vực nông thôn dựa vào nhà
trường và gia đình.
Phân tích đánh giá thực trạng, nguy cơ TNTT đối với trẻ em tại xã Giao
Phong nói chung và đối với trẻ em tại trường Tiểu học xã Giao Phong nói riêng.
Phân tích, đánh giá thực trạng giáo dục kỹ năng sống và các giải pháp can thiệp
phòng tránh TNTT cho học sinh đã được triển khai trong trường Tiểu học Giao
Phong.
Đưa ra giải pháp và vận dụng phương pháp CTXH nhóm nhằm hỗ trợ cho trẻ có
những kỹ năng, kiến thức để ứng biến và phòng tránh trước những nguy cơ, rủi ro
do TNTT có thể gây ra.

19


5.

Đối tượng, khách thể, phạm vi nghiên cứu

5.1. Đối tượng nghiên cứu
Công tác xã hội nhóm trong phòng, tránh TNTT cho học sinh tiểu học.
5.2. Khách thể nghiên cứu
-


Học sinh Trường Tiểu học Giao Phong, huyện Giao Thủy
Ban giám hiệu, cán bộ giáo viên Trường Tiểu học Giao Phong;
Phụ huynh có con đang theo học tại Trường Tiểu học Giao Phong;
Cán bộ chính quyền địa phương xã Giao Phong, huyện Giao Thủy, tỉnh Nam
Định.
5.3. Phạm vi nghiên cứu

-

Phạm vi không gian nghiên cứu: Trường Tiểu học Giao Phong, huyện Giao Thủy,

-

tỉnh Nam Định.
Phạm vi thời gian nghiên cứu: Thời gian khảo sát từ tháng 02/12017 - 08/2017.
Phạm vi nội dung nghiên cứu: Nghiên cứu chỉ tập trung phân tích làm rõ thực trạng
TNTT ở trẻ em, dấu hiệu nhận biết, các biện pháp phòng ngừa và việc vận dụng
phương pháp CTXH nhóm nhằm nâng cao kỹ năng phòng tránh TNTT cho học sinh
Trường Tiểu học Giao Phong, huyện Giao Thủy, tỉnh Nam Định.
6.

Câu hỏi nghiên cứu

-

Những nguyên nhân và rủi ro nào dẫn tới TNTT cho học sinh hiện nay?
Thực trạng hoạt động phòng tránh TNTT cho học sinh Trường Tiểu học Giao Phong

-


diễn ra như thế nào?
Nhà trường và gia đình có những biện pháp nào trong việc hỗ trợ học sinh trang bị
kỹ năng phòng tránh TNTT trong trường và ngoài môi trường sống?
7.

-

Giả thuyết nghiên cứu

Dẫn tới TNTT cho học sinh là do những nguyên nhân như: sự tò mò và hiếu động
của học sinh, sự thiếu hiểu biết của học sinh, chưa có kỹ năng nhận diện nguy hiểm,
cả gia đình và nhà trường chưa sát sao trong việc quản lý học sinh trong và ngoài

-

môi trường học đường.
Hoạt động phòng tránh rủi ro TNTT cho học sinh Trường Tiểu học Giao Phong còn
nhiều hạn chế cần khắc phục do nhận thức chưa đúng đắn về biện pháp phòng tránh
20


TNTT, cán bộ giáo viên nhà trường và phụ huynh còn chưa có kiến thức - kỹ năng
-

phù hợp để trang bị cho học sinh.
Hiện nay nhà trường và phụ huynh học sinh đã phối hợp đề ra những giải pháp
phòng ngừa TNTT cho học sinh. Tuy nhiên những giải pháp đó chỉ mang tính hình
thức, chỉ mới dừng lại ở việc truyền thông các kiến thức lý thuyết chung chung;
Học sinh vẫn chưa được trang bị các kỹ năng thực hành cụ thể và những dấu hiệu

nhận biết cụ thể về các nguy cơ rủi ro TNTT cho bản thân.
8.

Phương pháp nghiên cứu

8.1. Phương pháp phân tích, tổng hợp tài liệu thứ cấp
Mục đích của phương pháp này là sử dụng các tài liệu có săn để phân tích,
tổng hợp những tư liệu, số liệu cần thiết phục vụ nghiên cứu đề tài. Các tài liệu thứ
cấp ở đây bao gồm có : Các báo cáo khoa học, các bài viết trên tạp chí khoa học xã
hội, luận văn thạc sĩ, luận án tiến sĩ; tài liệu hội thảo; các công trình NCKH, dự án ,
các tài liệu thống kê… đã được công bố; Các báo cáo, thông tin về tình hình KT-XH
của địa phương nơi tiến hành khảo sát.
8.2. Phương pháp điều tra khả sát thực địa
8.2.1.

Phương pháp thu thập thông tin định tính - Phỏng vấn sâu (PVS)

Trong đề tài này, học viên đã trực tiếp PVS 15 đối tượng bao gồm: Các thầy,
cô hiệu trưởng, hiệu phó, giáo viên chủ nhiệm lớp và cán bộ phụ trách Đội TNTP;
Các em học sinh của 5 Khối lớp; Đại diện phụ huynh học sinh trường Tiểu học xã
Giao phong; Đại diện cán bộ xã Giao Phong nhằm thu thập thông tin sâu hơn, kỹ
hơn về những vấn đề cần quan tâm để phục vụ nghiên cứu đề tài.
Đối tượng phỏng vấn
Lãnh đạo nhà trường
Cán bộ xã Giao Phong
Giáo viên
Học sinh (lớp 4 và lớp 5)
Phụ huynh học sinh
Tổng mẫu PVS.


Số lượng
1 người
1 người
4 người
4 em
5 người
15 người

21


8.2.2.

Phương pháp điều tra bằng bảng hỏi

Mục đích sử dụng phương pháp điều tra bằng bảng hỏi nhằm thu thập thông
tin định lượng. Bảng hỏi được thiết kế với hệ thống các câu hỏi đa dạng kết hợp
giữa câu hỏi đóng, câu hỏi mở. Các câu hỏi chức năng được sắp xếp theo hệ thống
trình tự logic thông tin thu thập, theo nội dung vấn đề nghiên cứu. Bảng hỏi dễ hiểu
nhằm tạo điều kiện cho người được hỏi thể hiện quan điểm của mình với những vấn
đề được hỏi. Trong nghiên cứu này học viên đã tiến hành điều tra bằng bảng hỏi có
dung lượng mẫu 200 phiếu đối với phụ huynh học sinh (PHHS). Số phiếu thu về là
200, được phân theo giới tính, nghề nghiệp, mức sống. Phần mềm xử lý số liệu
SPSS 18.0 đã được học viên sử dụng để xử lý thông tin thu thập.
Cơ cấu mẫu phỏng vấn PHHS bằng bảng hỏi theo giới tính:
Giới tính

Số lượng
100
100

200

Nữ
Nam
Tổng mẫu PV bằng bảng hỏi

Tỷ lệ (%)
50.0
50.0
100.0

8.3. Phương pháp Công tác xã hội nhóm
Để tìm hiểu và có thể can thiệp sâu vào vấn đề, nghiên cứu áp dụng phương
pháp Công tác xã hội nhóm trọng tâm là các hoạt động nhóm, thảo luận nhóm xoay
quanh vấn đề phòng tránh rủi ro TNTT. Phương pháp thảo luận nhóm trong các
buổi họp nhóm như: nhóm các phụ huynh học sinh phân theo lứa tuổi hoặc lớp có
02 nhóm; Theo nhóm các học sinh lớn tuổi như học sinh lớp 4, lớp 5 – có 02 nhóm.
Khuyến khích các thành viên trong nhóm tranh luận, đưa ra ý kiến và những suy
nghĩ của mình liên quan đến việc phòng tránh TNTT ở học sinh.

22


CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI
1.1.

Các khái niệm liên quan

1.1.1. Khái niệm học sinh tiểu học
Theo tác giả Trần Thị Minh Huế (Đại học Sư phạm Thái Nguyên) trong cuốn

Giáo trình Giáo dục Tiểu học [26], thì khái niệm “học sinh tiểu học” được hiểu như
sau: “Học sinh tiểu học là học sinh từ lớp 1 đến lớp 5 thuộc lứa tuổi từ 6-11 tuổi và
đang theo học các lớp của trường tiểu học thuộc hệ thống giáo dục Việt Nam”.
Trong nghiên cứu này, tác giả sử dụng khái niệm “học sinh tiểu học” của tác
giả Trần Thị Minh Huế ở tài liệu nêu trên để phân tích, luận giải, vận dụng vào
nghiên cứu nhằm làm sáng tỏ những đặc điểm tâm sinh lý, những đặc trưng cơ bản
của nhóm đối tượng học sinh tiểu học có ảnh hưởng như thế nào đến vấn đề phòng
tránh rủi ro TNTT và đề xuất các biện pháp can thiệp – trợ giúp phù hợp với những
đặc thù tâm sinh lý, lứa tuổi, nhận thức và hiểu biết của học sinh.
1.1.2. Khái niệm trẻ em
Theo Điều 1 – Công ước Quốc tề về quyền trẻ em của Liên Hợp Quốc
(1989) [29]: “Trẻ em có nghĩa là bất kỳ người nào dưới 18 tuổi, trừ trường hợp
pháp luật có thể được áp dụng với trẻ em đó quy định tuổi thành niên sớm hơn”.
Trước đây, Uỷ ban Bảo vệ và Chăm sóc Trẻ em Việt Nam thì khái niệm “Trẻ
em” được hiểu là: “Trẻ em là công dân Việt Nam dưới 16 tuổi trừ trường hợp pháp
luật áp dụng với trẻ em đó quy định tuổi thành niên sớm hơn”.
Còn theo Điều 1 - Luật Trẻ em (2016), thì khái niệm trẻ em được hiểu khá
đơn giản là: “Trẻ em là người dưới 16 tuổi”. Luật này quy định về quyền, bổn phận
của trẻ em; nguyên tắc, biện pháp bảo đảm thực hiện quyền trẻ em; trách nhiệm của
cơ quan, tổ chức, cơ sở giáo dục, gia đình, cá nhân trong việc thực hiện quyền và
bổn phận của trẻ em.
Trẻ em ở những độ tuổi khác nhau, trong hoàn cảnh xã hội khác nhau thì có
những đặc điểm rất khác nhau. Do vậy người lớn cần phải có cách ứng xử phù hợp
để bảo vệ và chăm sóc trẻ em có hiệu quả.
23


Trong đề tài này trẻ em được hiểu theo Luật Trẻ em năm 2016 và được tác
giả vận dụng vào đề tài nhằm phân tích, luận giải làm sáng tỏ những đặc điểm tâm
sinh lý và các đặc trưng cơ bản của nhóm đối tượng trẻ em là học sinh tiểu học

trong vấn đề phòng tránh rủi ro TNTT.
1.1.3. Khái niệm tai nạn thương tích
* Nhận thức về khái niệm “Tai nạn”:
Theo Tổ chức Catholic Relief Services Hoa Kỳ (CRS) [35]: “Tai nạn là một
sự kiện xảy ra bất ngờ, do những yếu tố bên ngoài tác động lên chủ thể là con
người, có thể để lại những thiệt hại và những thương tổn về nhiều mặt như: tâm lý,
thể chất cho con người”. Có 2 loại tai nạn cơ bản, bao gồm:
-

Tai nạn không có chủ định: thường xảy ra do sự vô ý hay không có sự chủ ý của
những người bị tai nạn hoặc của những người khác. Các trường hợp thường gặp là
tai nạn do giao thông như tai nạn ô tô, xe đạp, xe máy, người đi bộ, tàu hỏa, tàu

-

thủy, máy bay; do bị ngã, lửa cháy, nghẹt thở, chết đuối, ngộ độc…;
Tai nạn có chủ định: Loại hình tai nạn này gây nên do sự chủ ý của người bị tai nạn
hay của cá nhân những người khác. Các trường hợp thường gặp là tự tử, giết người,
bạo lực thành nhóm như chiến tranh, đánh nhau, hiếp dâm, hành hạ trẻ em, hành hạ
người già, bạo lực trong trường học…
* Nhận thức về khái niệm “Thương tích”:
Theo Tổ chức Catholic Relief Services Hoa Kỳ (CRS) [35]: “Thương
tích được hiểu là không phải là tai nạn mà là sự tổn thương của cơ thể ở các mức độ
khác nhau gây nên, bởi tiếp xúc đột ngột với các nguồn năng lượng (có thể là các
tác động cơ học, nhiệt, hóa chất, chất phóng xạ…) quá ngưỡng chịu đựng của cơ thể
hoặc do cơ thể thiếu các yếu tố cần thiết cho sự sống như thiếu ôxy, mất nhiệt”.
Thương tích có thể lý giải được và có thể phòng tránh được. Tuy nhiên, khó có thể
phân định rõ ràng giữa hai khái niệm tai nạn và thương tích cho nên chúng ta
thường gọi chung là tai nạn thương tích.
* Nhận thức về khái niệm “Tai nạn thương tích”:


24


Theo Tổ chức Catholic Relief Services Hoa Kỳ (CRS) [35]:“Tai nạn thương
tích là một sự kiện xảy ra bất ngờ ngoài ý muốn do một tác nhân bên ngoài gây nên
các tổn thương/thương tích cho cơ thể về thể chất hay tâm hồn của nạn nhân”.
Học viên hiểu và sử dụng khái niệm “Tai nạm thương tích” theo nhận thức của tổ
chức Catholic Relief Services Hoa Kỳ (CRS)
Một số loại tai nạn thương tích chính hiện nay, gồm có:
-

Tai nạn giao thông: Là những trường hợp tai nạn xảy ra do sự va chạm bất ngờ,
nằm ngoài ý muốn chủ quan của con người; chúng thường gây nên khi các đối
tượng tham gia giao thông hoạt động trên đường giao thông công cộng, đường
chuyên dùng hoặc ở các địa bàn giao thông công cộng khác… Do chủ quan vi phạm
luật lệ giao thông hay do gặp phải các tình huống, sự cố đột ngột không kịp phòng

-

tránh nên đã gây ra thiệt hại, thương tổn đến tính mạng và sức khỏe.
Bỏng: Là tổn thương một hoặc nhiều lớp tế bào da khi cơ thể tiếp xúc với chất lỏng
nóng, chất rắn nóng, lửa. Các trường hợp tai nạn thương tích khác ở da do sự phát
xạ của tia cực tím hoặc phóng xạ, điện, chất hóa học cũng như bị tổn thương phổi

-

do bị khói xộc vào cũng được xem là những trường hợp bị bỏng.
Đuối nước: Là những trường hợp tai nạn thương tích xảy ra khi bị chìm trong chất
lỏng như nước, xăng, dầu… dẫn đến ngạt thở do thiếu oxygen hoặc ngừng tim dẫn

đến tử vong trong vòng 24 giờ phải cần đến sự chăm sóc y tế hay bị các biến chứng

-

khác.
Điện giật: Là những trường hợp tai nạn thương tích do tiếp xúc trực tiếp với nguồn

-

điện dẫn đến bị thương hoặc tử vong.
Ngã: Là những trường hợp tai nạn thương tích do bị ngã, rơi từ trên cao xuống hoặc

-

ngã trên cùng một mặt bằng.
- Động vật cắn: Gây nên chấn thương là những trường hợp tai nạn thương
- tích do các loại động vật cắn, húc hoặc đâm phải vào người.
Ngộ độc: Những trường hợp hít, ăn, tiêm vào cơ thể các loại độc tố dẫn đến tử vong
hoặc các loại ngộ độc khác cần đến sự chăm sóc y tế. TNTT do ngộ độc còn có thể

-

do nguyên nhân ngộ độc thức ăn, ngộ độc bởi các chất độc khác.
Máy móc: Là những phương tiện có thể gây nên những tai nạn thương tích khi tiếp
xúc, vận hành dẫn đến các tổn thương thực thể hoặc tử vong.

25



×