Tải bản đầy đủ (.doc) (80 trang)

ĐỊNH KIẾN CỦA GIẢNG VIÊN VÀ SINH VIÊN ĐỐI VỚI SINH VIÊN DÂN TỘC THIỂU SỐ ĐANG THEO HỌC Ở MỘT SỐ TRƯỜNG ĐẠI HỌC TẠI THÀNH PHỐ HÀ NỘI

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (450.35 KB, 80 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
======================

ĐẶNG ĐÌNH CƯƠNG

ĐỊNH KIẾN CỦA GIẢNG VIÊN VÀ SINH VIÊN
ĐỐI VỚI SINH VIÊN DÂN TỘC THIỂU SỐ ĐANG
THEO HỌC Ở MỘT SỐ TRƯỜNG ĐẠI HỌC TẠI
THÀNH PHỐ HÀ NỘI

LUẬN VĂN THẠC SĨ TÂM LÝ HỌC

HÀ NỘI – 2018
ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI


TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
======================

ĐẶNG ĐÌNH CƯƠNG

ĐỊNH KIẾN CỦA GIẢNG VIÊN VÀ SINH VIÊN
ĐỐI VỚI SINH VIÊN DÂN TỘC THIỂU SỐ ĐANG
THEO HỌC Ở MỘT SỐ TRƯỜNG ĐẠI HỌC TẠI
THÀNH PHỐ HÀ NỘI
Chuyên ngành: Tâm lý học
Mã số: 60310401

LUẬN VĂN THẠC SĨ TÂM LÝ HỌC


Người hướng dẫn khoa học: TS. Trần Thu Hương

HÀ NỘI – 2018


LỜI CAM ĐOAN
Sau một thời gian học tập và nghiên cứu, tôi đã hoàn thành luận văn
thạc sĩ với đề tài: “Định kiến của giáng viên và sinh viên đối với sinh viên
dân tộc thiểu số đang theo học ở một số trường Đaị học tại thành phố Hà
Nội”.
Tôi xin cam đoan đề tài nghiên cứu là kết quả quá trình làm việc của
tôi. Những nội dung tham khảo được trích dẫn nguồn gốc tài liệu. Kết quả
nghiên cứu thực tiễn là do tôi trực tiếp tiến hành khảo sát và chưa được công
bố ở bất cứ công trình khoa học nào.
Tôi xin chịu trách nhiệm về mọi nội dung trong đề tài.
Tác giả

Đặng Đình Cương


LỜI CẢM ƠN
Luận văn thạc sĩ với đề tài “Định kiến của giảng viên và sinh viên đối
với sinh viên dân tộc thiểu số đang theo học ở một số trường Đaị học tại
thành phố Hà Nội” - đã được hoàn thành với nỗ lực của bản thân tác giả và sự
quan tâm, giúp đỡ từ nhiều phía.
Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới TS Trần Thu Hương, người đã tận
tình hướng dẫn tôi những bước đi đầu tiên trong khoa học, từ khóa luận tốt
nghiệp và nay là luận văn thạc sĩ.
Tôi xin chân thành cảm ơn Ban Giám hiệu, các thầy, cô phòng Chính trị
và Công tác sinh viên trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn đã hỗ trợ

và tạo điều kiện để tôi được tham gia khóa học và hoàn thành luận văn đúng
hạn.
Tôi xin cảm ơn các thầy cô giáo và bạn sinh viên trường Đại học khoa
học xã hội và nhân văn; Đại học khoa học tự nhiên; Đại học Kinh tế Quốc dân
đã nhiệt tình tham gia khảo sát, tham gia trả lời phỏng vấn sâu, cung cấp
thông tin hữu ích về quá trình tìm việc để tác giả hoàn thành đề tài nghiên
cứu.
Tác giả

Đặng Đình Cương


DANH MỤC CÁC CHỮ CÁI VIẾT TẮT
STT

Từ viết tắt

Nghĩa đầy đủ

1
2
3
4
5
6

DTTS
ĐTB
ĐTV
ĐLC

SV
TLH

Dân tộc thiểu số
Điểm trung bình
Điểm trung vị
Độ lệch chuẩn
Sinh viên
Tâm lý học


MỤC LỤC
PHẦN MỞ ĐẦU...................................................................................................................1
1.
Tính cấp thiết của đề tài..............................................................................................1
2.
Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu..............................................................................2
3.
Đối tượng, khách thể và phạm vi nghiên cứu..............................................................2
3.1. Đối tượng nghiên cứu..................................................................................................2
4. Phương pháp nghiên cứu....................................................................................................3
CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ ĐỊNH KIẾN CỦA GIẢNG VIÊN VÀ SINH
VIÊN ĐỐI VỚI SINH VIÊN DÂN TỘC THIỂU SỐ........................................................5
1.1. Tổng quan nghiên cứu liên quan tới đề tài định kiến đối với dân tộc thiểu số................5
1.1.1. Nghiên cứu ở nước ngoài.............................................................................................5
1.1.2. Nghiên cứu trong nước.................................................................................................8
1.2. Khái niệm công cụ của đề tài........................................................................................10
1.2.1. Định kiến....................................................................................................................10
1.2.2 . Dân tộc thiểu số.........................................................................................................12
1.2.3. Định kiến đối với dân tộc thiểu số..............................................................................14

1.2.4. Khái niệm về giảng viên, sinh viên và sinh viên dân tộc thiểu số..............................15
1.2.5. Định kiến của giảng viên và sinh viên đối với sinh viên dân tộc thiểu số.................16
Tiểu kết chương 1.................................................................................................................18
CHƯƠNG 2: TỔ CHỨC VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU...................................19
2.1. Vài nét về địa bàn và khách thể nghiên cứu..................................................................19
2.1.2. Địa bàn nghiên cứu.....................................................................................................19
2.1.1. Đặc điểm khách thể nghiên cứu.................................................................................19
2.2. Tổ chức nghiên cứu.......................................................................................................21
2.2.1. Giai đoạn 1: Nghiên cứu lí luận.................................................................................21
2.2.2. Giai đoạn 2: Khảo sát, đánh giá thực trạng................................................................21
Tiểu kết chương 2.................................................................................................................23
CHƯƠNG 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU THỰC TIỄN VỀ ĐỊNH KIẾN CỦA GIẢNG
VIÊN VÀ SINH VIÊN ĐỐI VỚI SINH VIÊN DÂN TỘC THIỂU SỐ ĐANG THEO
HỌC TẠI MỘT SỐ TRƯỜNG ĐẠI HỌC Ở HÀ NỘI...................................................24
3.1. Thực trạng định kiến của sinh viên với sinh viên dân tộc thiểu số...............................24
3.1.1. Biểu hiện định kiến của sinh viên với sinh viên dân tộc thiểu số thể hiên qua khía
cạnh nhận thức......................................................................................................................24
3.1.2 Biểu hiện định kiến của sinh viên với sinh viên dân tộc thiểu số thể hiện qua khía
cạnh cảm xúc........................................................................................................................25
3.1.3 Biểu hiện định kiến của sinh viên đối với sinh viên dân tộc thiểu số qua khía cạnh
hành vi..................................................................................................................................27


3.1.4. Sự hỗ trợ của sinh viên dành cho sinh viên dân tộc thiểu số và các chủ trương chính
sách của trường, khoa...........................................................................................................30
3.1.5. Các yếu tố ảnh hưởng tới định kiến của sinh viên đối với sinh viên dân tộc thiểu số
..............................................................................................................................................33
3.2. Thực trạng định kiến của giảng viên đối với sinh viên dân tộc thiểu số.......................36
3.2.1. Biểu hiện của định kiến của giảng viên đối với sinh viên dân tộc thiểu số qua khía
cạnh nhận thức......................................................................................................................36

3.2.2. Biểu hiện định kiến của giảng viên đối với sinh viên dân tộc thiểu số qua khía cạnh
cảm xúc.................................................................................................................................37
3.2.3. Biểu hiện định kiến của giảng viên đối với sinh viên dân tộc thiểu số qua khía cạnh
hành vi..................................................................................................................................38
3.2.4. Sự hỗ trợ của giảng viên dành cho sinh viên dân tộc thiểu số và các chủ trương chính
sách của trường, khoa...........................................................................................................39
Tiểu kết chương 3.................................................................................................................44
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ............................................................................................46
1.
Kết luận.....................................................................................................................46
2.
Kiến nghị...................................................................................................................48


PHẦN MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Định kiến là một trong những hiện tượng tâm lý xã hội đặc trưng của nhóm,
phản ánh đời sống tâm lý phức tạp trong mối quan hệ ứng xử và giao tiếp của con
người. Mặc dù xã hội ngày càng phát triển và văn minh nhưng những định kiến về
giới tính, dân tộc…vẫn còn tồn tại. Ở bất kỳ đâu, trong bất kỳ mối tương tác nào ta
cũng có thể bắt gặp định kiến. Định kiến giữa cá nhân này với cá nhân khác, giữa
nhóm người này với nhóm người khác, giữa dân tộc này với dân tộc khác...điều đó đã
taọ ra nhiều áp lực, đè nặng trên vai những người bị định kiến. Từ trước đến nay đã
có rất nhiều các tác giả nghiên cứu về định kiến nhưFischer, Godefroid, J. P.Chaplin;
Vũ Dũng, Trần Thị Minh Đức...
Định kiến về dân tộc thiểu số không còn là vấn đề mới, nhưng nó chưa bao
giờ là cũ vì đâu đó trong mỗi chúng vẫn luôn có một thái độ định kiến đối với cá
nhân, với nhóm cộng đồng nào đó. Việc hình thành định kiến giữa các tộc người đã
làm cản trở sự đoàn kết, gắn bó của các nhóm người và kìm hãm sự phát triển của
một quốc gia hay cả cộng đồng người. Ở Việt Nam, mặc dù xã hội đang ngày càng

phát triển, ngày càng văn minh và nhà nước chúng ta cũng đã đưa ra nhiều chủ
trương nhằm xóa bỏ sự định kiến giữa các dân tộc. Nhưng trong thực tế chúng ta thấy
rằng, việc xóa bỏ được nó là điều không dễ dàng. Vấn đề này được thể hiện trong
một số nghiên cứu như: “Thiểu số cần tiến kịp đa số - Định kiến trong quan hệ tộc
người ở Việt Nam” của Phạm Quỳnh Phương và các cộng sự (2013), “Định kiến tộc
người: Vài nét khái quát và một số đề xuất cho các bước nghiên cứu tiếp theo” của tác
giả Nguyễn Công Thảo(2010).
Với bất cứ một quốc gia nào, sinh viên là tầng lớp tri thức trẻ nắm giữ tương
lai của quốc gia đó, họ cần được rèn luyện, học tập và phát triển một cách toàn diện
trong một môi trường lành mạnh, công bằng và văn minh. Đặc biệt, đối với sinh viên
dân tộc thiểu số, đại học là môi trường có nhiều khó khăn và áp lực và một vấn đề đặt ra
là sinh viên tộc người thiểu số khi sinh sống, học tập tại một số trường Cao đẳng, Đại
học trên địa bàn Thành phố Hà Nội có bị định kiến không? Vấn đề định kiến đối với
sinh viên các tộc người thiểu số sẽ gây ảnh hưởng không nhỏ đến quá trình hòa nhập
và phát triển của họ, phá vỡ sự đoàn kết của xã hội; điều quan trọng hơn nữa nó sẽ


cản trở sự cống hiến và đóng góp của họ vào công cuộc xây dựng, phát triển và bảo
vệ đất nước. Mặc dù đã có nhiều công trình nghiên cứu về định kiến tộc người như
đã nêu trên, tuy nhiên chưa có công bố nào cho chúng ta thấy rằng liệu khi về theo
học tại các trường Cao đẳng, Đại học trên địa bàn Thành phố Hà Nội thì sinh viên
các tộc người thiểu số có bị định kiến hay không? Và nếu có thì mức độ và biểu hiện
của nó như thế nào? Để làm rõ những vấn đề đó, chúng tôi thực hiện đề tài nghiên
cứu “Định kiến của giảng viên và sinh viên đối với sinh viên dân tộc thiểu số đang
theo học ở một số trường Đại học tại Hà Nội” với mong muốn tìm hiểu thực trang và
đưa ra các kiến nghị nhằm giải quyết vấn đề định kiến đối với sinh viên các tộc người
thiểu số đang theo học tại các trường Cao đẳng, Đại học trên địa bàn Thành phố Hà
Nội.
2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
2.1. Mục đích nghiên cứu

Dựa trên các kết quả nghiên cứu thực tiễn, luận văn tập trung đánh giá thực
trạng định kiến của giảng viên và sinh viên đối với sinh viên dân tộc thiểu số, chỉ ra
các yếu tố ảnh hưởng tới định kiến từ đó đề xuất các giải pháp nhằm hạn chế sự định
kiến của giảng viên và sinh viên đối với SVDTTS.
2.2. Nhiệm vụ nghiên cứu
2.2.1. Nghiên cứu lí luận
- Xác định cơ sở lý luận về định kiến, định kiến đối với người dân tộc thiểu số,
định kiến của giảng viên và sinh viên đối với sinh viên dân tộc thiểu số.
2.2.2. Nghiên cứu thực tiễn
- Tìm hiểu mức độ và biểu hiện của định kiến của giảng viên và sinh viên đối
với các sinh viên dân tộc thiểu số.
- Nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến định kiến của giảng viên và sinh viên
đối với sinh viên dân tộc thiểu số.
- Đề xuất các biện pháp nhằm hạn chế định kiến đối với sinh viên dân tộc
thiểu số.
3. Đối tượng, khách thể và phạm vi nghiên cứu
3.1. Đối tượng nghiên cứu
Định kiến của giảng viên và sinh viên đối với sinh viên dân tộc thiểu số.
3.2. Khách thể nghiên cứu


Khách thể nghiên cứu bao gồm 238 sinh viên, 64 giảng viên của 3 trường Đại
học Khoa học Xã hội và Nhân văn, Đại học Khoa học Tự nhiên, Đại học Kinh Tế
Quốc Dân.
3.3. Phạm vi nghiên cứu
Trong khuôn khổ phạm vi của đề tài, tác giả chỉ tập trung nghiên cứu vấn đề
định kiến đối với sinh viên các tộc người thiểu số ở các khía cạnh sau:
- Mức độ định kiến của giảng viên và sinh viên đối với SVDTTS thể hiện ở 3
khía cạnh: nhận thức – cảm xúc – hành vi được phản ánh thông qua các hoạt động
chínhlà học tập, giao tiếp và các hoạt động đoàn thể.

- Mức độ sẵn sàng hỗ trợ sinh viên dân tộc thiểu số của giảng viên và sinh
viên, các chủ trương chính sách của trường và khoadành cho SVDTTS.
- Các yếu tố ảnh hưởng tới định kiến của giảng viên và sinh viên dành cho
SVDTTS.
4. Phương pháp nghiên cứu
Định kiến tộc người là một vấn đề nhạy cảm và đa diện. Chính vì thế, việc kết
hợp các phương pháp định lượng và định tính là một việc làm cần thiết. Trong nghiên
cứu này, một số phương pháo sau được áp dụng để xác định mức độ định kiến của
người Kinh đối với các tộc người thiểu số:
4.1. Nghiên cứu tài liệu, văn bản
Tìm hiểu các công trình nghiên cứu, báo cáo khoa học đi trước và các tài liệu
có liên quan đến vấn đề định kiến nói chung và định kiến tộc người nói riêng để từ đó
làm cơ sở cho việc xây dựng cơ sở lý luận của nghiên cứu.
Ngoài ra, chúng tôi còn tìm hiều định kiến thông qua nguồn văn học dân gian:
ca dao, tục ngữ, câu vè, truyện ngụ ngôn của người Kinh đề cập đến các tộc người
thiểu số được coi là nguồn tư liệu quan trọng để phân tích nhằm đưa ra một cái nhìn
rộng hơn, mang chiều dài lịch sử về vấn đề nghiên cứu.
4.2. Điều tra bằng bảng hỏi
Điều tra bảng hỏi đối với sinh viên và giảng viên là phương pháp chính nhằm
xác định vấn đề định kiến của giảng viên và sinh viên đối với sinh viên dân tộc thiểu
số. Tác giả xây dựng 2 bảng hỏi dành cho sinh viên và giảng viên.
4.3. Phỏng vấn sâu
Đây là phương pháp sử dụng song song với phương pháp điều tra bằng phiếu
hỏi. Phỏng vấn sâu được sử dụng dưới 2 hình thức:
Thứ nhất, phỏng vấn sâu với giảng viên và các chuyên gia về vấn đề định kiến
của giảng viên, sinh viên đối với sinh viên dân tộc theo học tại một số trường Đại học
tại Hà Nội;


Thứ hai, phỏng vấn các sinh viên dân tộc về ảnh hưởng và hậu quả của định

kiến đối với cá nhân sinh viên dân tộc thiểu số.
6. Giả thuyết khoa học
Ở giảng viên và sinh viên còn tồn tại một số định kiến đối với sinh viên dân
tộc thiểu số biểu hiện thông qua ba khía cạnh nhận thức, cảm xúc và hành vi.
Mức độ định kiến của giảng viên và sinh viên đối với sinh viên dân tộc thiểu
số là tương đối thấp.
Các nhóm sinh viên học năm nhất đến năm tư, có mức độ định kiến khác nhau
đối với SVDTTS.
Các nhóm sinh viên có ít bạn là người dân tộc thiểu số có mức độ định kiến
cao hơn so với nhóm có nhiều bạn là người DTTS.
Mức độ định kiến dành cho SVDTTS có mối tương quan với mức độ sẵn sàng
thực hiện hành vi trợ giúp sinh viên DTTS của giảng viên và sinh viên đại học.


CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ ĐỊNH KIẾN CỦA GIẢNG VIÊN VÀ SINH
VIÊN ĐỐI VỚI SINH VIÊN DÂN TỘC THIỂU SỐ
1.1. Tổng quan nghiên cứu liên quan tới đề tài định kiến đối với dân tộc thiểu số
1.1.1. Nghiên cứu ở nước ngoài
Đề tài định kiến đối với người dân tộc thiểu số đã được nghiên cứu từ rất lâu
trên thế giới. Ở châu Âu và Mỹ có các nghiên cứu tiêu biểu như sau: Trong những
năm 1960-1971, Edheim (1960, 1971) đã tiến hành nghiên cứu những dấu hiệu văn
hóa phân biệt người Sami như một nhóm thiểu số, tách biệt với cộng đồng người Na
Uy chiếm đa số. Bất chấp có sự tiếp xúc từ lâu đời và có hoạt động kinh tế tương
đồng, người Sami vẫn bị coi là nhóm thiểu số, có địa vị thấp hơn so với người Na Uy.
Nguyên nhân của sự phân rẽ này, theo Edhiem là sự khác biệt về ngôn ngữ, và ý thức
về tổ tiên của người Sami.
Bertrand và Mullainathan (2004) đã tiến hành một khảo sát quy mô lớn về
những phân biệt đối xử đối với những nhóm tộc người thiểu số trong thị trường lao
động ở một số quốc gia phát triển trong đó có Mĩ. Nghiên cứu này, tuy nhiên mới
dừng lại ở việc chỉ ra những bất bình đằng mà các cộng đồng thiểu số này phải hứng

chịu từ các nhà tuyển dụng lao động thuộc về cộng đồng đa số dưới phương diện cơ
hội được bình đẳng tuyển dụng. Nguyên nhân của sự hình thành những định kiến này
này là tộc danh và tôn giáo. Tuy nhiên, tính đa chiều của sự định kiến này cũng chưa
được làm rõ khi vấn đề định kiến chỉ được đặt trong mối quan hệ giữa 2 nhóm nhỏ
trong 1 cộng đồng lớn: nhà tuyển dụng lao động (một nhóm nhỏ, không đại diện cho
cả cộng đồng mà họ thuộc về) và nhóm nộp đơn xin tuyển dụng (không đại diện cho
cả nhóm cộng đồng các dân tộc thiểu số). Việc biện giải vấn đề định kiến ở đây dưới
góc độ kinh tế, mặt khác cũng mới chỉ làm rõ một dáng nét của vấn đề đa diện này.
Trong một nghiên cứu về định kiến ngầm ẩn của chủ lao động đối với dân tộc
thiểu số ở Thụy Điển của Jens Agerström và Dan‐Olof Rooth (2009), kết quả cho
thấy rõ ràng rằng người sử dụng lao động có thái độ tiêu cực ngầm ẩn đối với
người Ả Rập Hồi giáo nhiều hơn so với người Thụy Điển bản địa cũng như ngầm


hiểu người Ả Rập ‐ Hồi giáo làm việc kém năng suất hơn người Thụy Điển bản
địa [26].
Trong hướng nghiên cứu về định kiến với dân tộc thiểu số trong môi trường
giáo dục có thể kể tới nghiên cứu “Ảnh hưởng của phân biệt đối xử và nhận dạng dân
tộc thiểu số đối với trường học của thanh thiếu niên người Mỹ gốc Phi và điều chỉnh
xã hội” của Carol A. Wong và các cộng sự (2004). Sự phân biệt đối xử của giáo viên
và bạn bè ảnh hưởng tới sự suy giảm điểm số, khả năng học tập, giá trị của nhiệm vụ
học tập, sức khỏe tâm thần (tăng trầm cảm và tức giận, giảm lòng tự trọng và khả
năng phục hồi tâm lý) của thanh thiếu niên là người dân tộc thiểu số [29].
Janelle Gardner (2005) có nghiên cứu định tính về quan điểm sinh viên dân
tộc thiểu số khi đăng ký vào một chương trình điều dưỡng chủ yếu là người da trắng.
Các cuộc phỏng vấn sâu đã được thực hiện và có tám chủ đề chính nổi lên bao gồm:
sự cô đơn và cô lập, sự khác biệt, không được các giảng viên công nhận, thiếu hiểu
biết và hiểu biết về sự khác biệt văn hóa, thiếu sự hỗ trợ từ giáo viên, đối phó với sự
vô cảm và phân biệt đối xử, quyết tâm xây dựng một tương lai tốt hơn, và vượt qua
những trở ngại. Tác giả cho rằng, để có thể đáp ứng tốt hơn nhu cầu giáo dục của

sinh viên dân tộc thiểu số và tăng tỷ lệ tốt nghiệp thì cần có sự quan tâm đối với
những trải nghiệm và quan điểm của sinh viên dân tộc thiểu số [25].
Theo Timothy B. Smith và các cộng sự (2007), các trường đại học đang ngày
càng trở nên đa dạng về chủng tộc và có thể cung cấp một môi trường tối ưu cho việc
giảm các định kiến và định kiến về chủng tộc tồn tại lâu dài trong xã hội. Để hiểu rõ
hơn về phân biệt chủng tộc trong sinh viên đại học, nghiên cứu này đã đánh giá thái
độ của người Mỹ gốc Á và người Mỹ gốc châu Âu đối với nhóm chủng tộc khác.
Những người tham gia nghiên cứu này bày tỏ sự ưu tiên xã hội với các cá nhân thuộc
chủng tộc của họ hơn là với các cá nhân thuộc các nhóm chủng tộc khác và cho thấy
Sinh viên người Mỹ gốc châu Âu trong nghiên cứu này ít thoải mái nhất khi tương
tác với người gốc Tây Ban Nha / Latin và thoải mái nhất khi tương tác với người Mỹ
gốc Phi, còn người Mỹ gốc châu Á cảm thấy thoải mái nhất khi giao tiếp với người
Mỹ gốc châu Âu và ít thoải mái nhất khi tương tác với người Mỹ gốc Phi.
Tác giả D.R Thomas của trường đại học Queensland đã nghiên cứu về vấn đề
định kiến dân tộc của sinh viên Úc và New Zealand từ năm 1970. Người Úc và người


New Zealand thường được xem là có thái độ khác nhau đối với các dân tộc thiểu số ở
các quốc gia của họ. Người New Zealand có tiếng là không phân biệt đối xử với
Maoris (Booth & Hunn, 1962), một nhóm người Polynesia bản địa. Người Úc được
xem là có thái độ loại trừ những người nhập cư da màu (Beswick & Hill, 1969). Thổ
dân, một nhóm thiểu số bản địa chịu sự hạn chế của luật pháp ở một số bang ở Úc
(West, 1969). Trong nghiên cứu này, hai mẫu sinh viên, từ Đại học Queensland (mẫu
Brisbane) và Đại học Victoria Wellington (mẫu Wellington), được so sánh với một
thước đo tiêu chuẩn định kiến.
Còn ở châu Á, có thể kể tới nghiên cứu của Jin Yao and Liping Yang (2017) về
định kiến đối với sinh viên dân tộc thiểu số ở Trung Quốc. Kết quả nghiên cứu chỉ ra
rằng: mặc dù có 55 dân tộc thiểu số ở Trung Quốc, nhưng dân số của họ chỉ chiếm
8,49% cả nước. Họ sống trong một khu vực riêng hoặc sống chung với dân tộc Hán nhóm dân tộc lớn nhất của Trung Quốc. Nói chung, họ có tôn giáo, trang phục và
ngôn ngữ riêng. Họ trải nghiệm giao tiếp và hội nhập giữa các nền văn hóa dân tộc

địa phương và khác. Sinh viên đại học Trung Quốc từ các nhóm dân tộc thiểu số cũng
trải qua sự hội nhập đa văn hóa trong một bối cảnh khác biệt, và do đó đại diện cho
một nguồn hy vọng cho sự tiến bộ của các dân tộc thiểu số và liên kết với sự hòa hợp
dân tộc trong tương lai. Tuy nhiên, các sinh viên đại học dân tộc thiểu số Trung Quốc
tiếp tục trải qua định kiến mỗi ngày, bao gồm cả định kiến về kết quả học tập kém và
các vấn đề thích ứng cuộc sống với tình trạng dân tộc thiểu số của họ, được yêu cầu
phải tuân theo một tiêu chuẩn học tập duy nhất và phải sử dụng tiếng Trung thay vì
ngôn ngữ riêng. Tất cả những định kiến như vậy chỉ ra rằng sinh viên đại học Trung
Quốc thuộc các nhóm dân tộc thiểu số không dễ dàng được chấp nhận bởi các thành
viên của nhóm dân tộc đa số, chủ yếu do sự khác biệt vốn có giữa các nhóm dân tộc
thiểu số và dân tộc đa số [30].
Mặc dù chưa lột hết tất cả các vấn đề định kiến trên thế giới, nhưng các nghiên
cứu trên cũng đã cho chúng ta phần nào thấy được một số đặc điểm, thực trạng của
vấn đề định kiến đối với dân tộc thiểu số. Các nghiên cứu trên đây chủ yếu tập trung
vào các khía cạnh định kiến trong thị trường lao động, định kiến trong môi trường
giáo dục. Qua đây cũng cho chúng ta thấy rằng định kiến không chỉ tồn tại ở riêng


một quốc gia nào, không phải là vấn đề của một dân tộc mà nó tồn tại ở bất cứ đâu
trong xã hội loài người chúng ta, là vấn đề của toàn xã hội.
1.1.2. Nghiên cứu trong nước
Terry Rambo và các cộng sự (1997, 2001) khi đề cập đến một số thách thức
cho quá trình phát triển ở vùng miền núi phía Bắc, có đề cập đến một yếu tố: Nhận
thức sai lệch của người miền xuôi đối với khu vực này, coi khu vực này vẫn như
vùng khá biệt lập, thưa vắng dân cư, và chỉ có các tộc người thiểu số cư trú. Theo các
học giả này, đây là nguyên nhân cản trở sự hội nhập của các cộng đồng ở đây vào quá
trình phát triển ở Việt Nam. Việc nhận thức sai của người miền xuôi (tức là người
Kinh), đối với khu vực miền núi phía Bắc chính là một dạng định kiến.
Trong nghiên cứu do ISee và Học viện Báo chí và Tuyên truyền thực hiện, các
tác giả đã khảo sát những bài viết về các tộc người thiểu số đăng trên bốn tờ báo đại

chúng (Tiền Phong, Thanh Niên, Tuổi Trẻ và Công an Nhân dân) trong khoảng thời
gian 2 năm rưỡi (năm 2004, 2006 và nửa đầu 2008). Nhóm đã tập hợp được 500 bài
viết liên quan đến các tộc người thiểu số ở Việt Nam để làm mẫu phân tích. Báo cáo
kết quả nghiên cứu của họ đã gợi lên khá nhiều vấn đề cần trao đổi, tìm kiếm những
giải pháp khả thi nhằm nâng cao chất lượng truyền thông về các tộc người thiểu số.
Báo cáo khẳng định có sự tồn tại của định kiến từ phía các tác giả bài báo đối với
người dân tộc thiểu số.
Trong báo cáo về vấn đề dân tộc và phát triển ở Việt Nam của Ngân hàng Thế
giới (2009) dành một chương thảo luận về vấn đề định kiến dân tộc. Theo các tác
giả, mặc dù khung pháp lí ở Việt Nam khá đầy đủ trong việc thừa nhận vị thế bình
đẳng của các tộc người thiểu số so với người Kinh, tình trạng định kiến đối với dân
tộc thiểu số vấn khá phổ biến. Điều đáng chú ý là những người mang định kiến đến
từ nhiều nhóm xã hội khác nhau: cán bộ nhà nước, người buôn bán, trí thức, nông
dân… Cũng theo các tác giả, nguyên nhân quan trọng của việc hình thành định kiến
này xuất phát từ thuyết vị tộc người (ethnocentrism): Người Kinh, với tư cách là dân
tộc đa số, dù có ý thức hay vô thức, thường cho mình có vị thế cao hơn các tộc người
thiểu số. Qua lăng kính của họ, người dân tộc thiểu số thường: lạc hậu, lười biếng,
không biết làm ăn. Tác động của định kiến này đã và đang có những tác động tiêu
cực đối với người dân tộc thiểu số, khiến họ kém tự tin, không có tiếng nói và quyền


lực. Cũng theo báo cáo này, mức độ định kiến của người Kinh đối với các tộc người
thiểu số đa dạng theo từng tộc người cụ thể. Trong khi một số tộc người thiểu số cư
trú ở vùng thung lũng, miền núi phía Bắc, canh tác lúa nước (Tày, Nùng, Thái,
Mường) chịu ít định kiến nhất, thì một số nhóm khác cư trú ở dọc dải Trường Sơn ở
Tây Nguyên phải bị coi là những cộng đồng có trình độ phát triển kém nhất (Brau,
Chut, O Du).
Nghiên cứu của Mai Thanh Sơn và các cộng sự (2007) do tổ chức Oxfam tài
trợ cung cấp một cái nhìn khá toàn diện về các chính sách đối với cộng đồng tộc
thiểu số ở Việt Nam cả về mặt nội dung, nguyên tắc thực hiện. Theo nhóm tác giả

này, cần có những nghiên cứu toàn diện, đa ngành, lấy các tộc người thiểu số là trung
tâm nhằm xây dựng, triển khai và giám sát các chính sách phát triển ở vùng dân tộc
thiểu số. Ba vấn đề chính cần phải nghiên cứu kĩ và coi trọng đề xuất từ nghiên cứu
này gồm: (1)Tri thức bản địa của người dân tộc thiểu số; (2)Nâng cao dân chủ cơ sở,
tiếng nói và quyền của người dân tộc thiểu số; (3)Tăng cường khả năng thích ứng với
quá trình hội nhập, phát triển cho các tộc người thiểu số. Báo cáo của Ngân hàng Thế
giới tại Việt Nam và báo cáo của nhóm tác giả Mai Thanh Sơn đã chỉ ra sự hiểu biết
chưa đầy đủ của người Kinh về các tộc người thiểu số, và điều đó khiến hình ảnh của
họ chưa được phác họa chân thực, nhu cầu của họ chưa được thấu hiểu trọn vẹn, năng
lực của họ chưa được đánh giá đúng mức và đây là những lí do khiến nhiều dự án
phát triển, chương trình hỗ trợ cho cộng đồng tộc người thiểu số chưa đạt hiệu quả
như mong đợi.
Trong công trình nghiên cứu “Học không được hay học để làm gì? Trải
nghiệm học tập của thanh thiếu niên dân tộc thiểu số (Nghiên cứu trường hợp tại Yên
Bái, Hà Giang và Điện Biên) ” của Nguyễn Thu Hương và Nguyễn Trường Giang

(2011) thuộc Viện nghiên cứu Xã hội, Kinh tế và Môi trường (iSEE), nhóm tác giả đã
chỉ ra định kiến về dân tộc thiểu số là yếu tố cốt lõi dẫn đến tình trạng thiếu công
bằng để người dân tộc thiểu số được tiếp cận các cơ hội học tập, chứ vấn đề không
hoàn toàn là bản thân các thanh thiếu niên này không có ‘ý thức’ học tập cao và
nguyện vọng làm việc ‘xa xôi’. Phải thấy rằng cộng đồng dân tộc ít người hiếm có cơ
hội tiếp cận thông tin, đặc biệt là các cơ hội học tập, việc làm so với người Kinh hay
các nhóm dân tộc thiểu số nhưng chiếm số đông trên địa bàn. (6, tr.23-24)


Phạm Quỳnh Phương và các cộng sự (2013) đã chỉ ra cái nhìn định kiến với
tộc người thiếu số của xã hội là việc áp dụng một cách máy móc các chính sách của
Đảng và Nhà nước. Thí dụ điển hình là chính sách ưu tiên trong giáo dục đối với học
sinh, sinh viên các tộc người thiểu số được triển khai, áp dụng một cách máy móc
dẫn đến điều hài hước là ngay cả con em các tộc người thiểu số được sinh ra, lớn lên

và học tập ở Hà Nội vẫn nhận được ưu đãi hơn so với đối tượng là người Kinh sinh
sống ở nông thôn (qua việc cộng điểm tuyển sinh khi thi vào đại học, tính điểm học
bổng…). Việc áp dụng máy móc này đã tạo ra hai hệ quả: ngầm thừa nhận các tộc
người thiểu số không thông minh bằng người Kinh và gây ra tâm lý so bì, không hài
lòng, thậm chí là tạo ra khoảng cách giữa học sinh, sinh viên người Kinh và các tộc
người thiểu số [9, tr.119-120].
Trên đây là các hướng nghiên cứu tiêu biểu về định kiến đối với dân tộc thiểu
số trong và ngoài nước. Vấn đề định kiến đối với học sinh, sinh viên dân tộc thiểu số
đã được nghiên cứu tại nhiều quốc gia song ở Việt Nam, đề tài này vẫn chưa nhận
được nhiều sự chú ý. Luận văn “Định kiến của giảng viên và sinh viên đối với sinh
viên dân tộc thiểu số đang theo học tại một số trường đại học trên địa bàn Hà Nội”
sẽ đi sâu vào đánh giá thực trạng định kiến đối với sinh viên dân tộc thiểu số trong
môi trường giáo dục và phân tích các yếu tố ảnh hưởng tới định kiến của giảng viên
và sinh viên đối với sinh viên dân tộc thiểu số.
1.2. Khái niệm công cụ của đề tài
1.2.1. Định kiến
Theo Từ điển Tâm lí học (Nguyễn Khắc Viện chủ biên), định kiến được hiểu
là quan niệm đơn giản, máy móc, thường không đúng sự thật thể hiện trong lĩnh vực
nhận thức hàng ngày về một nghiệm thể nào đó (một nhóm, một con người thuộc
cộng đồng xã hội…).
Theo Từ điển Tâm lí học của J.P.Chaplin: Định kiến là thái độ tiêu cực được
hình thành trên cơ sở của yếu tố cảm xúc. Là niềm tin hoặc cách nhìn thường là
không thiện cảm, dẫn đến cho chủ thể một cách nghĩ hoặc một cách ửng xử tương
ứng với người khác. Còn Fischer cho rằng: Định kiến là những thái độ bao hàm sự
đánh giá một chiều và sự đánh giá đó là tiêu cực đối với cá nhân khác hoặc nhóm


khác tùy theo sự quy thuộc xã hội riêng của họ. Nói cách khác, định kiến là một loại
phân biệt đối xử bao gồm hai thành tố chính là nhận thức và ứng xử.
Khi nhìn nhận định kiến là một thái độ, Robert A.Baron và Donn Byrne nhấn

mạnh đến ba thành tố cơ bản của định kiến là nhận thức, xúc cảm và hành vi.
Theo Blumer, nguồn gốc định kiến nằm ở chính cảm xúc về vị trí của nhóm
mình. Góc độ cảm xúc liên quan đến những cảm giác tiêu cực, những tình cảm không
hài lòng mà cá nhân mang định kiến trải nghiệm khi nhìn thấy hoặc nghĩ tới những
người mà mình có định kiến. Định kiến giới thể hiện qua sự khó chịu, sự coi thường
một cách vô thức đối tượng. Nhóm thống trị có cảm giác mình có ưu thế, là chủ nhân
về sự lựa chọn sở hữu, có quyền tất yếu với nghề nghiệp, nắm giữ quyền lực, nắm
giữ các địa vị xã hội. Blumer (1961) đã chỉ ra bốn loại cảm xúc cơ bản mang tính
định kiến ở nhóm thống trị. Đó là cảm xúc của người ở thứ bậc cao, cảm xúc về
nhóm thiểu số vốn là nhóm khác biệt và xa lạ, cảm xúc mình là người nắm quyền lực,
có đặc quyền và địa vị và sự lo sợ và hoài nghi rằng những người thiểu số tiềm ẩn
mưu đồ nắm quyền lực, đặc ân và địa vị trong nhóm thống trị [5].
Theo Gordon Allport (1954), định kiến là sự khái quát hóa không đúng đắn,
cứng nhắc một vài đặc tính cụ thể của một hay vài cá nhân cho cả cộng đồng của cá
nhân đó. Định kiến có thể biểu hiện rõ ra bên ngoài, hoặc có thể cảm nhận được.
Stafforf và Scott (1986) cho rằng, định kiến là đặc điểm của những người vốn
mang những giá trị mâu thuẫn với một hệ chuẩn mực của một nhóm xã hội; còn theo
Crocker và cộng sự (1998), định kiến được biểu hiện bằng những đặc điểm hoặc
thuộc tính không được coi là có giá trị trong xã hội ở một vài cá nhân.
Goffman (1963), một nhà Xã hội học người Canada, nổi tiếng với công trình
được coi như khởi nguồn của hàng loạt những nghiên cứu say này về định kiến
“Định kiến, những ghi chú về việc vận hành của những đặc tính bị xói mòn” cho rằng
định kiến là một thuộc tính làm tổn hại nghiêm trọng bằng những nhận thức sau lệch
về mặt xã hội đối với cộng đồng chịu định kiến, khiến họ bị chuyển dịch từ một
nhóm bình thường sang nhóm kém vị thế và ít đáng tin hơn. Cũng theo ông, định
kiến được chia làm ba loại: định kiến dựa trên những đặc điểm dị dạng của hình thể;
định kiến về những người có đặc điểm không bình thường về tinh thần; định kiến về
chủng tộc, dân tộc và tôn giáo. Theo học giả này, tự tồn tại của định kiến có thể mang



lại những lợi ích nhất định cho chủ thể mang định kiến bởi lẽ nó có tác dụng tạo dựng
một bức màn bảo vệ sự lan tỏa, ảnh hưởng những thuộc tính từ cộng đồng bị định
kiến.
Kramer (1949) và Mann (1959) thì định nghĩa định kiến là một thành tố của
nhận thức, tình cảm, hành vi, biểu hiện của trí tuệ, khơi dậy tình cảm hoặc xúc cảm
của con người, là sự thực thi những suy nghĩ của người này về người khác bằng
những hành vi cụ thể.
Còn theo Knud S. Larsen và Lê Văn Hảo (2010), định kiến là một thái độ do
những sự quy định có trong nhận thức trước khi cá nhân tương tác với một đối tượng
nào đó. Thái độ định kiến gồm ba thành tố: nhận thức, xúc cảm và hành vi. Thành tố
nhận thức là yếu tố duy trì thái độ định kiến, được gọi là định khuôn, thành tố xúc
cảm được gọi là định kiến, còn thành tố hành vi được gọi là kỳ thị. Các tài liệu tâm lý
học xã hội thường dùng một thuật ngữ định kiến để bao hàm cả ba thành tố trên (7, tr.
256).
1.2.2 . Dân tộc thiểu số
Dân tộc thiểu số (minorité ethnique) là thuật ngữ có nhiều định nghĩa khác
nhau, tùy theo khái niệm của từng lĩnh vực nghiên cứu hay quan điểm của mỗi quốc
gia. Đứng trên phương diện nhân chủng học, các nhà nghiên cứu cho rằng dân tộc
thiểu số chia làm 2 thành phần: thứ nhất, dân tộc thiểu số có nguồn gốc lịch sử
(minorités historiques) là tập thể tộc người đã có mặt trên vùng lãnh thổ từ lâu đời
mà người ta thường gọi là dân tộc bản địa (peuples autochtones). Thứ hai, dân tộc
thiểu số di cư (minorités immigrées) là những người nước ngoài sang định cư tại một
quốc gia có chủ quyền.
Năm 1930, Tòa án Công lý quốc tế thường trực (Permanent Court of
International Justice - PCIJ, cơ quan tài phán của Hội Quốc Liên), đưa ra ý kiến tư
vấn về vụ tranh cãi giữa hai nước Hy Lạp và Bungari liên quan đến vị thế của các
cộng đồng nhập cư thiểu số ở hai nước này. PCIJ xác định một cộng đồng thiểu số là
“một nhóm người sống trên một quốc gia hoặc địa phương nhất định, có những đặc
điểm đồng nhất về chủng tộc, tín ngưỡng, ngôn ngữ và truyền thống, có sự giúp đỡ
lẫn nhau và có quan điểm thống nhất trong việc bảo lưu những yếu tố truyền thống,



duy trì tôn giáo, tín ngưỡng và hướng dẫn, giáo dục trẻ em trong cộng đồng theo tinh
thần và truyền thống của chủng tộc họ”[13].
Đáng chú ý, năm 1992, Đại hội đồng LHQ đã thông qua thuật ngữ “dân tộc
thiểu số” trên cơ sở dựa vào quan điểm của Gs. Francesco Capotorti (đặc phái viên
của LHQ) đã đưa ra vào năm 1977: "Dân tộc thiểu số là thuật ngữ ám chỉ cho một
nhóm người: (a). Cư trú trên lãnh thổ của một quốc gia có chủ quyền mà họ là công
dân của quốc gia này; (b). Duy trì mối quan hệ lâu dài với quốc gia mà họ đang sinh
sống; (c).Thể hiện bản sắc riêng về chủng tộc, văn hóa, tôn giáo và ngôn ngữ của
họ; (d). Đủ tư cách đại diện cho nhóm dân tộc của họ, mặc dù số lượng ít hơn trong
quốc gia này hay tại một khu vực của quốc gia này; (e). Có mối quan tâm đến vấn đề
bảo tồn bản sắc chung của họ, bao gồm cả yếu tố văn hóa, phong tục tập quán, tôn
giáo và ngôn ngữ của họ".
Có thể thấy “Dân tộc thiểu số” là một khái niệm được sử dụng phổ biến ở nhiều
lĩnh vực, ngành khoa học khác nhau trên thế giới, trong đó có khoa học pháp lý. Trên
thực tế, khái niệm “dân tộc thiểu số” chỉ có ý nghĩa biểu thị tương quan về dân số
trong một quốc gia đa dân tộc. Ở Việt Nam, khái niệm dân tộc thiểu số được sử dụng
rộng rãi trong các văn bản pháp luật cũng như trong công tác nghiên cứu, học tập và
trong hoạt động thực tiễn. Thuật ngữ này cũng được sử dụng chính thức trong các
bản hiến pháp. Nghị định 05/2011/NĐ-CP của Chính phủ về công tác dân tộc đưa ra
khái niệm “Dân tộc đa số là dân tộc có số dân chiếm trên 50% tổng dân số của cả
nước, theo điều tra dân số quốc gia. Dân tộc thiểu số là những dân tộc có số dân ít
hơn so với dân tộc đa số trên phạm vi lãnh thổ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt
Nam. Vùng dân tộc thiểu số là địa bàn có đông các dân tộc thiểu số cùng sinh sống
ổn định thành cộng đồng trên lãnh thổ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam.”
Rõ ràng, quan niệm về “dân tộc thiểu số” và “dân tộc đa số” cũng như nội
hàm của chúng hiện nay còn có những vấn đề chưa thống nhất và nó cũng được vận
dụng xem xét rất linh hoạt trong từng điều kiện cụ thể, tuỳ theo quan niệm và mối
quan hệ so sánh về dân số của mỗi quốc gia dân tộc. Song, những nội dung được

quan niệm như đã phân tích ở phần trên về cơ bản là tương đối thống nhất không chỉ
ở nước ta mà trong cả giới nghiên cứu dân tộc học trên thế giới. Dân tộc thiểu số
thường được nhận biết thông qua những đặc trưng chủ yếu sau đây:


Có chung một phương thức sinh hoạt kinh tế. Đây là đặc trưng quan trọng nhất
của dân tộc. Các mối quan hệ kinh tế là cơ sở liên kết các bộ phận, các thành viên của
dân tộc, tạo nên nền tảng vững chắc của cộng đồng dân tộc.
Có thể cư trú tập trung trên một vùng lãnh thổ của một quốc gia, hoặc cư trú
đan xen với nhiều dân tộc anh em. Vận mệnh dân tộc một phần rất quan trọng gắn
với việc xác lập và bảo vệ lãnh thổ đất nước.
Có ngôn ngữ riêng và có thể có chữ viết riêng (trên cơ sở ngôn ngữ chung của
quốc gia) làm công cụ giao tiếp trên mọi lĩnh vực: kinh tế, văn hoá, tình cảm...
Có nét tâm lý riêng (nét tâm lý dân tộc) biểu hiện kết tinh trong nền văn hoá
dân tộc và tạo nên bản sắc riêng của nền văn hoá dân tộc, gắn bó với nền văn hoá của
cả cộng đồng các dân tộc (quốc gia dân tộc).
1.2.3. Định kiến đối với dân tộc thiểu số
Trên thế giới, vấn đề định kiến dân tộc liên quan đến một số thuật ngữ khác
nhau: kì thị/phân biệt đối xử tộc người (ethnic discrimination), thành kiến tộc người
(ethnic stigma/bias/ stereotype) hay ở cấp độ cực đoan hơn là phân biệt chủng tộc
(racial discrimination).
Vấn đề định kiến dân tộc được manh nha từ khá sớm, nhưng từ thế kỉ 17, khi
có sự tiếp xúc giữa những người bản địa (native peoples) với người da trắng châu Âu
trong quá trình mở rộng thuộc địa ở Bắc Mĩ, rồi sau đó là châu Phi và một phần châu
Á, thì sự phân biệt và định kiến giữa các dân tộc trở nên rõ nét. Người thổ dân ở
Bắc Mĩ và người da đen gốc Phi là những nhóm điển hình chịu định kiến từ những
người châu Âu, và sự định kiến lên đến mức kỳ thị có quan hệ mật thiết với sự hình
thành và phát triển của chủ nghĩa thực dân (imperialism)10. Sau năm 1945, vấn đề
định kiến dân tộc biểu hiện dưới một hình thức mới. Đó là việc hình thành những
định kiến đối với các cộng đồng nhập cư ở các quốc gia phát triển.Điển hình là ở Mĩ,

Canada, một số nước châu Âu, Úc. Cộng đồng nhập cư gốc Á, Phi ở Mĩ, Úc và một
số nước châu Âu khác phải chịu nhiều định kiến từ người dân nước sở tại, mặc cho
họ có những đóng góp đáng kể đối với sự phát triển ở các quốc gia này. Tình trạng
này còn kéo dài cho đến tận ngày nay, mà điển hình là phong trào bài xích người
nhập cư gốc Á, Phi ở Nga.


Theo Phạm Quỳnh Phương và các cộng sự (2011) “định kiến tộc người là
những nhận thức, hành vi, thế ứng xử và thái độ đánh giá một chiều (thường là tiêu
cực) mang tính rập khuôn của một tộc người đối với các đặc điểm văn hóa, nhân
trắc của một nhóm tộc người khác, dựa trên sự khác biệt về văn hóa, hệ giá trị, hay
sự khái quát hóa giản đơn từ một vài biểu hiện mang tính cá nhân cho cả một cộng
đồng tộc người. Những nhận thức, hành vi này có thể mang tính vô thức hoặc có ý
thức, mang tính khách quan, hoặc chủ quan, mang tính phóng đại, hoặc mang tính
miệt thị, mang tính trực tiếp hoặc gián tiếp”[9].
Từ các khái niệm định kiến, dân tộc thiểu số và định kiến dân tộc, luận văn
đưa ra khái niệm định kiến đối với dân tộc thiểu số như sau: “Định kiến đối với dân
tộc thiểu số là thái độ đánh giá tiêu cực một chiều của một người hoặc nhóm người
đối với những người thuộc nhóm dân tộc thiểu số”.
1.2.4. Khái niệm về giảng viên, sinh viên và sinh viên dân tộc thiểu số
Theo Từ điển Tiếng Việt của GS Hoàng Phê chủ biên thì: “Giảng viên là
người giảng dạy ở đại học, cao đẳng hay lớp huấn luyện cán bộ”[8, tr .243]. Như vậy,
theo cách hiểu thông thường giảng viên là người làm nhiệm vụ giảng dạy trong các
trường đại học và cao đẳng. Theo điều 54 Giảng Viên của Luật giáo dục đại học số
08/2012/QH13: “Giảng viên trong cơ sở giáo dục đại học là người có nhân thân rõ
ràng; có phẩm chất, đạo đức tốt; có sức khỏe theo yêu cầu nghề nghiệp; đạt trình độ
về chuyên môn, nghiệp vụ quy định tại điểm e khoản 1 Điều 77 của Luật giáo dục.”
[33, tr.27]. Như vậy, với nhiều cách hiểu và tiếp cận khác nhau, song có thể thống
nhất định khái niệm về giảng viên như sau: Giảng viên là nhà giáo, người làm nhiệm
vụ giảng dạy ở cơ sở giáo dục đại học, trường cao đẳng nghề. Ngoài ra, giảng viên

còn được định nghĩa theo 3 chức năng chính là: nhà giáo - nhà khoa học - nhà cung
ứng dịch vụ xã hội.
Sinh viên là người học tập tại các trường đại học, cao đẳng. Ở đó họ được
truyền đạt kiến thức bài bản về một ngành nghề, chuẩn bị cho công việc sau này của
họ. Họ được xã hội công nhận qua những bằng cấp đạt được trong quá trình học. Căn
cứ theo điều 59 của Luật Giáo dục đại học, sinh viên là những người đang học tập và
nghiên cứu khoa học tại cơ sở giáo dục đại học.


Theo quan điểm của tác giả Mã Ngọc Thể (2016) “Sinh viên là những người
đang theo học ở bậc Đại học và Cao đẳng. Dân tộc thiểu số là dân tộc chiếm số ít, so
với dân tộc chiếm số đông nhất trong một nước có nhiều dân tộc. Sinh viên dân tộc
thiểu số là sinh viên thuộc các dân tộc ít người.”[12]
Luận văn sử dụng khái niệm “Sinh viên dân tộc thiểu số là nhóm thuộc các dân
tộc thiểu số đang học tập và nghiên cứu tại các trường cao đẳng, đại học.”
1.2.5. Định kiến của giảng viên và sinh viên đối với sinh viên dân tộc thiểu số
Từ các khái niệm giảng viên, sinh viên, định kiến, sinh viên dân tộc thiểu số,
luận văn đưa ra khái niệm định kiến của giảng viên đối với sinh viên dân tộc thiểu số
và định kiến của sinh viên đối với sinh viên dân tộc như sau:
Định kiến của giảng viên đối với sinh viên dân tộc thiểu số(DTTS) là thái độ,
đánh giá tiêu cực biểu hiện qua 3 khía cạnh là nhận thức, cảm xúc và hành vi của
giảng viên đối với sinh viên thuộc nhóm dân tộc thiểu số.
Định kiến của sinh viên đối với sinh viên DTTS là thái độ, đánh giá tiêu cực
biểu hiện qua 3 khía cạnh là nhận thức, cảm xúc và hành vi của sinh viên đối với
sinh viên thuộc nhóm dân tộc thiểu số.
Ngay từ khi thi tuyển vào các trường đại học cho đến quá trình học, các sinh
viên dân tộc thiểu số đã nhận được những chính sách ưu tiên so với sinh viên thuộc
các khu vực khác. Cùng với những định kiến đã có sẵn từ trước về cái nhìn đối với
người dân tộc thiểu số: lạc hậu, cổ hủ, nghèo… Mức độ định kiến của những giảng
viên và sinh viên khác đối với sinh viên dân tộc thiểu số ngày càng tăng khi sinh viên

dân tộc thiểu số được nhận những chính sách ưu tiên của nhà nước như: được xét
tuyển thẳng vào học tại các trường, khoa dự bị đại học, các cơ sở giáo dục đại học,
các cơ sở giáo dục nghề nghiệp
Định kiến về sinh viên dân tộc thiểu số ở khía cạnh nhận thức được biểu hiện
qua những hình mẫu mang tính chất rập khuôn. Những khuôn mẫu đó ăn vào nhận
thức con người bởi các thông tin từ những người xung quanh, thậm chí là từ sách
báo. Đối với nhận thức nhiều người, sinh viên DTTS là những người lạc hậu; nghèo
hèn; bẩn thỉu; mê tín; kém thông minh; nguy hiểm…Được biểu hiện rõ nhất thông
qua lời nói, ngôn từ. Định kiến đối với sinh viên dân tộc thiểu số ở khía cạnh cảm
xúc mang những tính chất tiêu cực như: luôn có cảm xúc khó chịu, sự coi thường một


cách vô thức đối các sinh viên DTTS; không hài lòng khi phải làm việc cùng sinh
viên DTTS, luôn cho rằng mình là người chiếm ưu thế và có quyền lực trong việc
đưa ra các quyết định. Định kiến đối với sinh viên dân tộc thiểu số ở khía cạnh hành
vi thể hiện ở xu hướng hành động tiêu cực hoặc dự định hành động tiêu cực đối với
những người là đối tượng của định kiến. Đây chỉ là một dự định nhưng khi những xu
hướng hoặc dự định đó chuyển thành hành động thì chúng trở thành sự phân biệt đối
xử – một dạng định kiến trong hành động: Biểu hiện ở xa lánh; thờ ơ.
Định kiến với sinh viên DTTS là vấn đề nhạy cảm, tế nhị. Dù thừa nhận hay
không thì nó vẫn tồn tại đâu đó trong môi trường Đại học. Nó làm hạn chế sự giao
lưu, phát triển của các bạn sinh viên DTTS trong một môi trường mới. Một số yếu tố
có thể ảnh hưởng đến định kiến đới với sinh viên DTTS được đưa ra như sau:
Sự khác biệt về địa lý và khác biệt về điều kiện tự nhiên:Điều này đã cản trở
việc giao lưu để có sự hiểu biết về nhau giữa các dân tộc.
Sự khác biệt vê đặc điểm sinh học: khác biệt về chủng tộc và điều kiện cư trú đã
tạo nên sự khác biệt về hình thể. Đa phần các bạn DTTS có hình thể khác với các bạn
SV người Kinh về màu da, vóc dáng…. Họ đa phần thường có màu da tối hơn các
bạn người Kinh, vóc dáng cao to, thô ráp do phải thích ứng với điều kiện khắc nghiệt.
Khác biệt về văn hóa, ngôn ngữ: Mỗi dân tộc có có nền văn hóa, ngôn ngữ khác

nhau. Điều đó gây nên sự hạn chế tiếp xúc, giao lưu và hiểu biết lân nhau giữa các
dân tộc
Trình độ học vấn: đối với SVDTTS, họ sinh ra và lớn lên hầu hết ở các vùng xa
xôi, hẻo lánh và điều kiện khắc ghiệt. Họ bị hạn chế tiếp xúc với xã hội bên ngoài,
điều kiện học tập thiếu thốn hơn nhóm SV người Kinh. Chính vì lẽ đó, trình độ học
vấn của họ luôn được đánh giá là thấp hơn nhóm SV người Kinh.
Cơ chế tin đồn: việc lan tỏa, truyền bá những nhận thức đã được dán nhãn đã
tạo nên sự định kiến giữa các dân tộc.
Phương tiện thông tin truyền thông: nhiều kênh truyền thông còn ít đưa các
thông tin, hoặc đưa những thông tin mang tính một chiêù về người DTTS.
Ngoài ra,việc ngại tiếp xúc với các thầy cô và bạn bè ở môi trường Đại học
khiến cho các bạn SVDTTS gặp không ít khó khăn trong việc thích ứng, hòa nhập
với mọi người.


Tiểu kết chương 1
Những nghiên cứu về định kiến đối với người dân tộc thiểu số của các tác giả
trong và ngoài nước đã đem lại cho chúng tôi một cái nhìn tổng quan và khái quát
hơn về các khía cạnh của định kiến. Ở Việt Nam, cho đến nay có rất ít nghiên cứu về
sinh viên dân tộc thiểu số, đặc biệt là nghiên cứu về định kiến đối với sinh viên dân
tộc thiểu mặc dù đây là vấn đề rất cần thiết trong bối cảnh xã hội hiện nay. Để nghiên
cứu về thực trạng định kiến cũng như các yếu tố ảnh hưởng tới định kiến của sinh
viên và giảng viên đối với sinh viên DTTS, luận văn đã hoàn thành nhiệm vụ xây
dựng cơ sở lý luận để từ đó chúng tôi xác định nội dung, phương pháp, hình thức tổ
chức nghiên cứu thực tiễn.


×