Tải bản đầy đủ (.doc) (182 trang)

THÔNG TIN VỀ THỰC PHẨM CHỨC NĂNG TRÊN BÁO ĐIỆN TỬ VIỆT NAM HIỆN NAY

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (3.97 MB, 182 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
-----------------------------------------------------

NGUYỄN THỊ HOA

THÔNG TIN VỀ THỰC PHẨM CHỨC NĂNG
TRÊN BÁO ĐIỆN TỬ VIỆT NAM HIỆN NAY

LUẬN VĂN THẠC SĨ BÁO CHÍ

Hà Nội – 2019


ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
-----------------------------------------------------

NGUYỄN THỊ HOA

THÔNG TIN VỀ THỰC PHẨM CHỨC NĂNG
TRÊN BÁO ĐIỆN TỬ VIỆT NAM HIỆN NAY

Chuyên ngành: Báo chí học
Mã số: 60 32 01 01

LUẬN VĂN THẠC SĨ BÁO CHÍ
Người hướng dẫn khoa học: TS. Nguyễn Thu Giang


Hà Nội – 2019




LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của cá nhân tôi, dưới sự hướng
dẫn khoa học của TS. Nguyễn Thu Giang. Các số liệu thống kê, kết quả
nghiên cứu, phát hiện mới là trung thực và chưa được ai công bố trong bất kỳ
công trình nghiên cứu khoa học nào trước đây. Luận văn có sử dụng, phát
triển, kế thừa một số tư liệu, số liệu, kết quả nghiên cứu từ các sách, giáo
trình, tài liệu.... liên quan đến nội dung đề tài.
Tác giả luận văn

Nguyễn Thị Hoa


LỜI CẢM ƠN
Trong thời gian học tập và thực hiện luận văn Cao học, tôi đã nhận
được rất nhiều sự chỉ dẫn nhiệt tình của các thầy, cô giáo Viện Đào tạo Báo
chí và Truyền thông, Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn
(ĐHQGHN) và Học viện Báo chí và Tuyên truyền. Tôi vô cùng quý trọng,
biết ơn sự chỉ bảo đó và xin được chân thành gửi lời tri ân đến toàn thể các
thầy, cô giáo. Đặc biệt, tôi xin ngỏ lời cám ơn sâu sắc nhất đến TS. Nguyễn
Thu Giang đã nhiệt tình hướng dẫn, chỉ dạy, giúp đỡ tôi hoàn thành luận văn.
Và hơn hết, trong quá trình làm luận văn, tôi đã học tập ở cô một tinh thần
nghiên cứu khoa học nghiêm túc, cẩn thận, tỉ mỉ và một thái độ làm việc hết
mình. Xin được gửi đến cô sự biết ơn và lòng kính trọng chân thành nhất.
Cảm ơn bạn bè và đồng nghiệp và gia đình, những người thân yêu đã
luôn tin tưởng, động viên và ủng hộ.
Trong quá trình thực hiện đề tài luận văn chắc chắn không tránh khỏi
những hạn chế nhất định. Tác giả rất mong nhận được sự đóng góp chân
thành của Hội đồng Khoa học, của quý thầy, cô giáo cùng với sự góp ý của

bạn bè đồng nghiệp để luận văn hoàn thiện có chất lượng tốt hơn.
Hà Nội, tháng 06 năm 2019

Nguyễn Thị Hoa


MỤC LỤC

MỞ ĐẦU..........................................................................................................9
1. Lý do chọn đề tài...........................................................................................9
2. Tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài..................................................12
3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu..............................................................15
3. 1. Mục đích nghiên cứu...............................................................................15
3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu...............................................................................15
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu...............................................................16
4.1. Đối tượng nghiên cứu...............................................................................16
4.2. Phạm vi nghiên cứu..................................................................................16
5. Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu..................................................17
5.1. Cơ sở lý luận............................................................................................17
5.2. Phương pháp nghiên cứu..........................................................................17
6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận văn...................................................18
6.1. Ý nghĩa lý luận.........................................................................................18
6.2. Ý nghĩa thực tiễn......................................................................................19
7. Bố cục luận văn...........................................................................................19
CHƯƠNG 1. NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG VỀ THÔNG TIN THỰC
PHẨM CHỨC NĂNG TRÊN BÁO ĐIỆN TỬ...........................................20
1.1. Một số khái niệm cơ bản liên quan đến đề tài.....................................20
1.1.1. Thông tin và thông tin báo chí..............................................................20
1.1.2. Truyền thông, truyền thông đại chúng..................................................31
1.1.3. Quan niệm chung về thực phẩm chức năng..........................................33

1.1.4. Báo điện tử và lợi thế của báo điện tử trong thông tin về thực phẩm
chức năng........................................................................................................34

1


1.2. Vai trò của báo chí nói chung và báo điện tử nói riêng trong thông tin
về thực phẩm chức năng...............................................................................40
1.3. Các yếu tố cấu thành thông tin về thực phẩm chức năng trên báo
điện tử.............................................................................................................42
1.4. Giới thiệu về các báo thuộc diện khảo sát............................................45
1.4.1. Báo điện tử Vnexpress...........................................................................45
1.4.2. Báo điện tử Dân trí................................................................................46
1.4.3. Báo điện tử Sức khỏe đời sống..............................................................46
Tiểu kết chương 1............................................................................................48
CHƯƠNG 2. THỰC TRẠNG THÔNG TIN VỀ THỰC PHẨM CHỨC
NĂNG TRÊN CÁC BÁO ĐIỆN TỬ THUỘC DIỆN KHẢO SÁT...........50
2.1. Tần suất thông tin về thực phẩm chức năng trên các báo điện tử
thuộc diện khảo sát........................................................................................50
2.2. Nội dung thông tin về thực phẩm chức năng trên các báo điện tử
thuộc diện khảo sát........................................................................................51
2.2.1. Thông tin hướng dẫn người tiêu dùng về các sản phẩm thực phẩm chức
năng được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cho phép và không cho phép...54
2.2.2. Thông tin hướng dẫn người tiêu dùng sử dụng các sản phẩm thực phẩm
chức năng đúng đắn, khoa học........................................................................57
2.2.3. Thông tin về những vụ việc mâu thuẫn phát sinh trên thị trường giữa
người tiêu dùng với doanh nghiệp hay giữa doanh nghiệp với nhau.................62
2.2.4. Các vấn đề khác....................................................................................65
2.3. Hình thức thông tin về thực phẩm chức năng trên các báo điện tử
thuộc diện khảo sát........................................................................................66

2.3.1. Thể loại..................................................................................................66
2.3.2. Ngôn ngữ...............................................................................................72

2


2.3.3. Sử dụng hệ thống chuyên trang, chuyên mục........................................74
2.3.4. Phản hồi và tương tác...........................................................................75
2.4. Chất lượng thông tin về thực phẩm chức năng trên các báo điện tử
theo đánh giá của công chúng......................................................................76
2.4.1. Số lượng độc giả quan tâm đến thông tin về thực phẩm chức năng trên
các báo điện tử................................................................................................77
2.4.2. Các nguồn cung cấp thông tin về thực phẩm chức năng......................78
2.4.3. Các mối quan tâm của của công chúng độc giả về thông tin về thực
phẩm chức năng trên báo điện tử....................................................................80
2.4.4. Đánh giá của công chúng về chất lượng nội dung và hình thức thể hiện
thông tin về thông tin về thực phẩm chức năng trên báo điện tử....................82
2.5. Nhận xét những thành công và hạn chế và nguyên nhân của những
thành công, hạn chế.......................................................................................85
2.5.1. Thành công............................................................................................85
2.5.2. Hạn chế.................................................................................................86
2.5.3. Nguyên nhân thành công và hạn chế....................................................88
Tiểu kết chương 2............................................................................................90
CHƯƠNG 3. NHỮNG VẤN ĐỀ ĐẶT RA VÀ GIẢI PHÁP NÂNG CAO
CHẤT LƯỢNG THÔNG TIN VỀ THỰC PHẨM CHỨC NĂNG TRÊN
CÁC BÁO ĐIỆN TỬ HIỆN NAY VÀ THỜI GIAN TỚI...........................91
3.1. Những vấn đề đặt ra...............................................................................91
3.2. Các giải pháp nâng cao chất lượng thông tin về thực phẩm chức năng
trên các báo điện tử.......................................................................................94
3.2.1. Nâng cao nhận thức của các cơ quan quản lý, cơ quan chủ quản và chủ

thể tham gia thông tin về thực phẩm chức năng.............................................94
3.2.2. Đổi mới nội dung và hình thức thể hiện tác phẩm thông tin về thực

3


phẩm chức năng trên báo điện tử....................................................................95
3.2.3. Xây dựng chuyên mục riêng, dành ưu tiên và cập nhập liên tục thông
tin về thực phẩm chức năng..........................................................................100
3.2.4. Tăng cường các bài viết chuyên sâu của các nhà khoa học, chuyên gia
về các sản phẩm thực phẩm chức năng.........................................................102
3.2.5. Phát triển nội dung các bài viết tư vấn, chỉ dẫn về thực phẩm chức
năng cho cộng đồng......................................................................................103
3.2.6. Mở các lớp đào tạo, tập huấn, mở rộng đội ngũ phóng viên chuyên viết
về mảng thông tin y dược..............................................................................104
3.2.7. Tăng cường sự hợp tác, cung cấp thông tin giữa báo chí, chuyên gia,
và các ngành quản lý.....................................................................................107
Tiểu kết chương 3..........................................................................................108
KẾT LUẬN..................................................................................................110
TÀI LIỆU THAM KHẢO...........................................................................112
PHỤ LỤC 1..................................................................................................117
PHỤ LỤC 2..................................................................................................121
PHỤ LỤC 3..................................................................................................128
PHỤ LỤC 4..................................................................................................145
PHỤ LỤC 5...................................................................................................159

4


DANH MỤC BẢNG


Bảng 2.1 Thống kê số lượng tin bài về thực phẩm chức năng trên 03 báo
Vnexpress, Dân trí, Sức khỏe đời sống từ tháng 1/2018-12/2018...................50
Bảng 2.2 Các nội dung tin bài về thực phẩm chức năng trên 03 báo
Vnexpress, Dân trí, Sức khỏe đời sống từ tháng 1/2018-12/2018...................52
Bảng 2.3. Các thể loại được sử dụng để thông tin về thực phẩm
chức năng trên 03 báo Vnexpress, Dân trí, Sức khỏe đời sống từ
tháng 1/2018-12/2108.............................................................................67
Bảng 2.4. Các phương tiện truyền thông cung cấp thông tin về thực phẩm
chức năng........................................................................................................79
Bảng 2.5. Các mối quan tâm của của công chúng độc giả về thông tin về thực
phẩm chức năng trên báo điện tử....................................................................80

5


DANH MỤC BIỂU ĐỒ

Biểu đồ 2.1 Số lượng tin bài về thực phẩm chức năng trên 03 báo Vnexpress,
Dân trí, Sức khỏe đời sống từ tháng 1/2018-12/2018.....................................51
(Nguồn khảo sát nội dung trên báo điện tử Việt Nam của tác giả luận văn
tháng 01/2019)................................................................................................51
Biểu đồ 2.2. Nội dung tin bài về thực phẩm chức năng trên 03 báo điện tử:
Vnexpress, Dân trí, Sức khỏe đời sống từ tháng 1/2018-12/2018 (Nguồn:
Khảo sát nội dung của tác giả luận văn trên báo điện tử Việt Nam tháng
1/2019)............................................................................................................53
Biểu đồ 2.3. Đánh giá của công chúng độc giả về chất lượng thông tin
HDNTD về các sản phẩm TPCN được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cho
phép và không cho phép trên 03 tờ báo được khảo sát (Nguồn: Khảo sát công
chúng của tác giả luận văn tháng 1/2019)......................................................57

Biểu đồ 2.4 Đánh giá của công chúng độc giả về chất lượng thông tin hướng
dẫn người tiêu dùng sử dụng các sản phẩm thực phẩm chức năng đúng đắn,
khoa học trên 03 tờ báo được khảo sát (Nguồn: Khảo sát công chúng của tác
giả luận văn tháng 1/2019).............................................................................62
Biểu đồ 2.5 Đánh giá của công chúng độc giả về chất lượng thông tin những
vụ việc mâu thuẫn phát sinh trên thị trường giữa NTD với DN hay giữa DN
với nhau trên 03 tờ báo được khảo sát (Nguồn: Khảo sát nội dung của tác giả
luận văn trên báo điện tử Việt Nam tháng 1/2019).........................................64
Biểu đồ 2.6 Các thể loại được sử dụng để thông tin về thực phẩm chức năng
trên 03 báo Vnexpress, Dân trí, Sức khỏe đời sống từ tháng 1/2018-12/2108
(Nguồn: Khảo sát nội dung của tác giả luận văn trên báo điện tử Việt Nam
tháng 1/2019)..................................................................................................68

6


Biểu đồ 2.7 Mức độ tương tác và phản hồi của công chúng về thông tin thực
phẩm chức năng (Nguồn: Khảo sát công chúng của tác giả luận văn tháng
1/2019)............................................................................................................76
Biểu đồ 2.8. Mức độ quan tâm của công chúng đến thông tin về TPCN
(Nguồn: Khảo sát công chúng của tác giả luận văn tháng 1/2019)...............78
Biểu đồ 2.10. Các mối quan tâm của của công chúng độc giả về thông tin về
thực phẩm chức năng trên báo điện tử (Nguồn: Khảo sát công chúng của tác
giả luận văn tháng 1/2019).............................................................................81
Biểu đồ 2.11. Đánh giá của công chúng về chất lượng nội dung thông tin về
thông tin về thực phẩm chức năng trên báo điện tử (Nguồn: Khảo sát công
chúng của tác giả luận văn tháng 1/2019)......................................................82
Biểu đồ 2.12 Đánh giá của công chúng về hình thức phản ánh thông tin về
thực phẩm chức năng trên báo điện tử (Nguồn: Khảo sát công chúng của tác
giả luận văn tháng 1/2019).............................................................................83

Biểu đồ 2.13 Đánh giá của công chúng về tầm quan trọng trong thông tin về
thực phẩm chức năng trên báo điện tử (Nguồn: Khảo sát công chúng của tác
giả luận văn tháng 1/2019).............................................................................84

7


DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
ĐHQGHN
KT-XH
Nxb
PGS. TS
VH-XH
PTTT
VNĐ
EU
USD
TTĐC

Đại học Quốc gia Hà Nội
Kinh tế - Xã hội
Nhà Xuất bản
Phó Giáo sư, Tiến sĩ
Văn hóa – Xã hội
Phương tiện thông tin
Việt Nam đồng
Liên minh Châu Âu
Đồng đô la Mỹ
Truyền thông đại chúng


8


MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Từ vài thập kỷ qua thực phẩm chức năng phát triển nhanh chóng trên
toàn thế giới, đặc biệt là ở những nước phát triển như Nhật Bản, Hoa Kỳ, EU,
Trung Quốc. Khảo sát về thực phẩm chức năng của CRN cho thấy, hơn hai
phần ba dân số Hoa Kỳ trưởng thành sử dụng và thường xuyên sử dụng các
sản phẩm thực phẩm chức năng, tương đương với 68% dân số năm 2012.
Việt Nam cũng là một trong những quốc gia thuộc nhóm sử dụng thực
phẩm chức năng phát triển nhanh nhất trên thế giới. Theo đánh giá của tập
đoàn nghiên cứu thị trường Euromonitor, năm 2010 thị trường thực phẩm
chức năng Việt Nam (không bao gồm thực phẩm chức năng phân phối qua hệ
thống bán hàng trực tiếp) là 158,9 triệu USD và là một trong ba thị trường có
tốc độ tăng trưởng hàng đầu tại khu vực Châu Á – Thái Bình Dương. Qua hơn
10 năm phát triển, thị trường thực phẩm chức năng ở nước ta có những bước
phát triển mạnh, đặc biệt trong khoảng 7 năm trở lại đây (2006-2013) được
coi là giai đoạn bùng nổ của thị trường thực phẩm chức năng tại Việt Nam.
Thực tế được phản ánh qua con số bán lẻ thực phẩm chức năng, từ
1.110 tỷ VNĐ (năm 2006) lên 5.805,0 tỷ VNĐ (năm 2013) gấp 5,2 lần với tốc
độ tăng trưởng gần 70%/năm. Cũng theo thống kê của Hiệp hội thực phẩm
chức năng Việt Nam, số người sử dụng thực phẩm chức năng ngày càng tăng:
năm 2000, chỉ có khoảng 500.000 người sử dụng, có 63 sản phẩm thực phẩm
chức năng của 13 cơ sở nhập khẩu vào Việt Nam thì đến năm 2017 số người
sử dụng lên đến 20 triệu người, có tới 4.190 doanh nghiệp kinh doanh với
10.930 sản phẩm. Tuy nhiên, bên cạnh những kết quả đạt được như vậy, việc
phát triển quá nhanh của thị trường thực phẩm chức năng dẫn đến nhiều vấn

9



đề bất cập trong hoạt động thương mại các sản phẩm thực phẩm chức năng đã
được báo chí thời gian qua tập trung phản ánh như: việc sản xuất, chế biến và
kinh doanh thực phẩm chức năng chưa đảm bảo về yêu cầu chất lượng; tình
trạng hàng giả, hàng nhập lậu tràn lan trên thị trường, giá các sản phẩm thực
phẩm chức năng được đẩy lên quá cao, quảng cáo thực phẩm chức năng quá
mức so với công dụng thực tế, quảng cáo sai sự thật hay việc phân phối thực
phẩm chức năng qua hình... Chính những điều này đặt ra mối đe dọa khẩn cấp
tới sức khỏe, đe dọa đến sự an toàn tính mạng của con người. Do đó, việc
cung cấp kiến thức thông tin về thực phẩm chức năng cho cộng đồng để
người dân có thể lựa chọn cho mình những dòng sản phẩm thực phẩm chức
năng an toàn cho bản thân mình, gia đình và cộng đồng là rất quan trọng.
Điều này đòi hỏi thông tin từ báo chí về thực phẩm chức năng được cơ
quan nhà nước có thẩm quyền cho phép; thông tin hướng dẫn người tiêu dùng
sử dụng các sản phẩm thực phẩm chức năng đúng đắn, khoa học; thông tin về
các công ty, sản phẩm bị khách hàng vạch trần vì bán hàng kém chất lượng...
Thời gian qua, để đáp ứng nhu cầu thông tin của cộng đồng về những
thông tin liên quan đến thực phẩm chức năng ở hầu hết các phương tiện
truyền thông đại chúng (báo in, báo điện tử, phát thanh, truyền hình và cả
mạng xã hội) cũng đã dành một vị trí nhất định để đăng tải, phát sóng những
thông tin liên quan đến kiến thức y tế, trong đó có những thông tin về thực
phẩm chức năng. Và tùy theo tôn chỉ mục đích và quy mô của cơ quan truyền
thông mang nội dung thông tin sẽ có dung lượng nhiều hay ít. Cùng với sự
phát triển mạnh mẽ của internet, báo điện tử đang trở thành phương tiện
truyền thông ưu việt và là lựa chọn của đại đa số công chúng, đặc biệt là khi
nhu cầu cập nhập thông tin nhanh nhạy đang ngày càng trở nên cần thiết trong
cuộc sống. Báo điện tử đưa tin nhanh và cập nhập liên tục, vì thế tin tức mang

10



tính thời sự cao. Do không bị giới hạn về không gian, thời gian và dung lượng
nên mọi tin tức đều có thể được thông tin xa, rộng khắp mọi nơi trên thế giới.
Qua lượng giá kiến thức người dân, có thể thấy hiện nay tỉ lệ người dân
nắm được những thông tin thiết yếu về các sản phẩm thực phẩm chức năng
được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cho phép; cách sử dụng các sản phẩm
thực phẩm chức năng sao cho đúng đắn, khoa học; cách lựa chọn sản phẩm
chức năng đúng với chất lượng và đúng với giá thành.... còn ở mức độ thấp.
Chính vì vậy, cần phải đẩy mạnh thông tin về thực phẩm chức năng,
đặc biệt phát huy ưu thế của báo điện tử để người dân có thể dễ dàng tiếp cận
kịp thời những thông tin về thực phẩm chức năng để người dân có thể lựa
chọn cho mình sản phẩm chức năng hiệu quả, uy tín nhằm nâng cao nhận thức
về bảo vệ sức khỏe.
Qua tìm hiểu, chúng tôi nhận thấy đã có một số bài viết, đề tài nghiên
cứu liên quan đến vấn đề chăm sóc sức khỏe nhân dân trên các phương tiện
truyền thông đại chúng. Tuy nhiên, các nghiên cứu này, đa số mới chỉ đề cập
đến những kiến thức chung về chăm sóc và bảo vệ sức khỏe nhân dân và chưa
có một đề tài nào nghiên cứu về thuốc, thực phẩm chức năng. Với tình hình
hiện nay ở nước ta có tới 20 triệu người dân (chiếm 21%) sử dụng thực phẩm
chức năng (theo thống kê của Hiệp hội thực phẩm chức năng Việt Nam năm
2017) cho thấy cần phải có một cái nhìn bao quát hơn về việc thông tin về
thực phẩm chức năng trên báo chí. Vì vậy, cần phải có một công trình nghiên
cứu mang tính chuyên biệt hơn và hệ thống hơn cung cấp về thông tin thực
phẩm chức năng trên các phương tiện truyền thông đại chúng, đặc biệt là trên
báo mạng điện tử tại Việt Nam.
Là người đang công tác tại phòng truyền thông cho một công ty dược
phẩm, chuyên sản xuất và cung ứng ra ngoài thị trường các sản phẩm thực

11



phẩm chức năng tại Hà Nội, trong quá trình làm việc thực tế, tôi nhận thấy
cần thiết phải nghiên cứu để phát huy sức mạnh, hiệu quả của công tác truyền
thông trong việc thông tin về thực phẩm chức năng. Việc thực hiện đề này sẽ
giúp tôi nâng cao kiến thức, kỹ năng truyền thông cho công việc của mình.
Với những lí do trên, tác giả quyết định lựa chọn vấn đề “Thông tin về
thực phẩm chức năng trên báo điện tử Việt Nam hiện nay” để làm đề tài luận
văn thạc sĩ, chuyên ngành Báo chí học của mình.
2. Tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài
Trong quá trình thực hiện đề tài “Thông tin về thực phẩm chức năng
trên báo điện tử Việt Nam hiện nay” tác giả luận văn có tham khảo một số tài
liệu có liên quan đến đề tài nghiên cứu như:
Về sách, có cuốn Các văn bản quản lý Nhà nước về thuốc và mỹ phẩm,
Nxb Y học, năm 2007 của Trương Quốc Cường. Tác giả cuốn sách đã liệt kê ra
các văn bản pháp luật trong quản lý nhà nước của Quốc hội và Chính phủ về
thuốc và mỹ phẩm, nội dung từng văn bản, hệ thống hóa các văn bản pháp luật
theo mức độ chi tiết và thời gian ban hành. Các quy định về sản xuất, chế biến,
cung ứng, phân phối và sử dụng sản phẩm thuốc và mỹ phẩm ở Việt Nam.
Trong cuốn Thực phẩm chức năng – Sức khỏe bền vững, Nxb Khoa học
kỹ thuật, năm 2010 của Dương Thanh Liêm, tác giả cuốn sách đã hệ thống
các khái niệm và phân loại thực phẩm chức năng theo các tiêu chí khác nhau.
Ngoài ra, cuốn sách còn đề cập đến vai trò sinh học của một số hoạt chất chức
năng có nguồn gốc từ động – thực vật; các quy định chung về quản lý thực
phẩm chức năng, hệ thống các văn bản pháp luật.
Cuốn sách Thực phẩm chức năng do Hiệp hội thực phẩm chức năng
Việt Nam biên soạn năm 2010 cũng đã trình bày tổng quan về đặc điểm tiêu
dùng thực phẩm này, những lý thuyết cơ bản về thực phẩm chức năng như:

12



khái niệm, phân loại, lịch sử phát triển. Tổng hợp các nghiên cứu thực phẩm
chức năng của y học phương Đông và phương Tây. Cuốn sách cũng chỉ ra tác
dụng của thực phẩm chức năng tới sức khỏe con người; đồng thời đề cập đến
những đóng góp của thực phẩm chức năng vào sự phát triển kinh tế xã hội,
xóa đói giảm nghèo ở nước ta; liệt kê các sản phẩm thực phẩm chức năng ở
Việt Nam hiện nay. Nhìn chung, các tác giả của những cuốn sách trên đã bước
đầu đề cập một số vấn đề về thực phẩm chức năng. Đây sẽ là những gợi ý
thiết thực và bổ ích cho chúng tôi khi tiến hành nghiên cứu đề tài của mình.
Về vai trò của báo chí nói chung trên thế giới những năm qua có nhiều
nghiên cứu với những cách tiếp cận khác nhau. Tiêu biểu với các công trình:
Bùng nổ truyền thông của Ph. Breton và S. Proulx (1996); Sức mạnh của
truyền thông trong chính trị của Doris A. Graber (2006).... Ở Việt Nam vấn đề
vai trò của báo chí được đề cập đến trong một số cuốn sách, giáo trình, công
trình nghiên cứu khoa học: Báo chí – những vấn đề lý luận và thực tiễn của Hà
Minh Đức (1994); Cơ sở lý luận báo chí truyền thông của Dương Xuân Sơn,
Trần Quang, Đinh Văn Hường (2004); Truyền thông đại chúng của Tạ Ngọc
Tấn; Báo chí truyền thông và kinh tế văn hóa, xã hội của Lê Thanh Bình
(2008); Truyền thông đại chúng và phát triển xã hội của Hoàng Đình Cúc
(2007); Cơ sở lý luận báo chí của Nguyễn Văn Dững (2012) ... các tác giả đã
luận giải một cách sâu sắc về chức năng xã hội cơ bản của báo chí. Trong chức
năng quản lý, giám sát và phản biện xã hội, các tác phẩm đã làm rõ vai trò của
báo chí trong thực hiện các vấn đề đó, đồng thời chỉ ra các điều kiện để báo chí
thực hiện tốt hơn các chức năng này. Có thể nói, các tác phẩm này là “kim chỉ
nam” cho những ai quan tâm hay nghiên cứu đến các chức năng xã hội của báo
chí, chức năng quản lý, giám sát và phản biện xã hội của báo chí.
Luận văn thạc sĩ Báo chí học “Thông tin chỉ dẫn tiêu dùng trên truyền

13



hình của Đài Phát thanh - Truyền hình Hà Nội” của Nguyễn Thị Vân Anh,
năm 2012, Đại học Khoa học xã hội và Nhân văn (ĐHQGHN). Tác giả luận
văn đã chỉ ra cách thức nội dung thông tin chỉ dẫn, tư vấn tiêu dùng trên
truyền hình Hà Nội; các hình thức thể hiện của thông tin chỉ dẫn, tư vấn tiêu
dùng trên truyền hình Hà Nội; hiệu quả và những mặt còn tồn tại của các
chương trình truyền hình thuộc dòng thông tin giải trí tiêu dùng trên truyền
hình Hà Nội. Từ đó, tác giả luận văn đã đề ra một số giải pháp nhằm nâng cao
chất lượng và hiệu quả của những chương trình có tính thông tin chỉ dẫn tiêu
dùng trên truyền hình.
Luận văn Thạc sĩ Truyền thông đại chúng “Thông tin chỉ dẫn đầu tư
trên báo chí kinh tế Việt Nam” của Bùi Bửu Hà, năm 2012, Đại học Khoa học
xã hội và Nhân văn (ĐHQGHN). Tác giả luận văn đã có những phân tích sơ
bộ phác thảo một số vấn đề lý thuyết về thông tin chỉ dẫn đầu tư và thông tin
chỉ dẫn đầu tư trên báo chí kinh tế. Đồng thời, tác giả luận văn cũng đã tiến
hành khảo sát về nội dung và hình thức các thông tin chỉ dẫn đầu tư trên các
báo kinh tế để nhằm phân tích, đánh giá ưu điểm và bất cập của thông tin chỉ
dẫn đầu tư đối với bạn đọc - nhà đầu tư; tìm hiểu dựa trên những vấn đề lý
thuyết và thực tế đó để đề xuất một số biện pháp nhằm nâng cao chất lượng
thông tin chỉ dẫn đầu tư trên báo chí kinh tế Việt Nam.
Luận văn Thạc sĩ Báo chí và truyền thông “Vấn đề thông tin tư vấn, chỉ
dẫn an toàn thực phẩm trên báo chí Việt Nam” của Trần Thị Thảo, năm 2016.
Đại học Khoa học xã hội và Nhân văn (ĐHQGHN). Tác giả luận văn đi sâu
khảo sát, phân tích nội dung, cách thức thể hiện của thông tin tư vấn, chỉ dẫn
an toàn thực phẩm trên báo chí Việt Nam trong hai năm 2014 - 2015. Đáng
chú ý, luận văn còn tiến hành thu thập ý kiến công chúng với kết quả 72% ý
kiến người được hỏi cho rằng việc báo chí cung cấp thông tin tư vấn, chỉ dẫn

14



An toàn thực phẩm là rất cần thiết, trong đó báo điện tử được công chúng
đánh giá là loại hình thuận tiện nhất cho việc tiếp nhận thông tin này. Đây
được coi như một chỉ báo về nhận thức, thái độ của công chúng trước diễn
biến phức tạp của vấn đề an toàn thực phẩm hiện nay. Dựa trên chỉ báo này,
các cơ quan báo chí sẽ có định hướng tổ chức và đầu tư thích đáng đối với
hoạt động thông tin tư vấn, chỉ dẫn an toàn thực phẩm.
Như vậy, cho đến nay vẫn chưa có công trình nào trực tiếp nghiên cứu
thông tin về thực phẩm chức năng trên báo điện tử Việt Nam hiện nay. Trong
tình hình đó, tác giả luận văn mong muốn qua đề tài này sẽ góp thêm một
tiếng nói vào lý luận chung về vấn đề thông tin về thực phẩm chức năng trên
báo chí nói chung và báo điện tử Việt Nam hiện nay nói riêng. Đồng thời,
luận văn sẽ đi tiên phong trong việc khảo sát nội dung, hình thức của thông tin
về thực phẩm chức năng trên báo điện tử Việt Nam hiện nay. Chính vì vậy có
thể nói đây là lần đầu tiên có đề tài luận văn nghiên cứu về vấn đề này.
3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
3. 1. Mục đích nghiên cứu
Đề tài đặt ra mục đích làm sáng tỏ thực trạng nội dung và hình thức thể
hiện thông tin về thực phẩm chức năng trên báo điện tử; từ đó đề xuất các giải
pháp nhằm nâng cao hơn nữa chất lượng hiệu quả thông tin về thực phẩm
chức năng trên báo điện tử được khảo sát nói riêng và báo điện tử Việt Nam
nói chung.
3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu
Để thực hiện được mục đích trên, luận văn tập trung thực hiện nhiệm
vụ sau đây:
- Hệ thống hóa những vấn đề lý luận cơ bản: về các khái niệm thông
tin, thực phẩm chức năng, báo điện tử; vai trò và ưu thế, hạn chế của báo điện
tử khi thông tin về thực phẩm chức năng; các yếu cấu thành thông tin về về


15


thực phẩm chức năng trên báo điện tử; các yếu tố ảnh hưởng đến chất lượng
nội dung và hình thức thông tin về về thực phẩm chức năng trên báo điện tử.
- Nghiên cứu, khảo sát thực trạng thông tin về thực phẩm chức năng
trên báo điện tử; đánh giá những thành công, hạn chế của thông tin về thực
phẩm chức năng trên báo điện tử.
- Khảo sát và thống kê đánh giá của công chúng về thông tin về thực
phẩm chức năng trên báo điện tử Việt Nam hiện nay.
- Đề xuất giải pháp, kiến nghị cụ thể nhằm nâng cao chất lượng cách
thức thông tin về thực phẩm chức năng trên báo điện tử được lựa chọn khảo
sát nói riêng và báo điện tử Việt Nam nói chung.
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
4.1. Đối tượng nghiên cứu
Thông tin về thực phẩm chức năng trên báo điện tử Việt Nam hiện nay.
Đối tượng khảo sát trực tiếp của đề tài là các tin, bài, chuyên mục có
nội dung liên quan đến thông tin về thực phẩm chức năng trên báo điện tử
được lựa chọn khảo sát.
4.2. Phạm vi nghiên cứu
Đề tài chỉ giới hạn phạm vi nghiên cứu nội dung thông tin về thực
phẩm chức năng trên báo điện tử, cụ thể là ở 03 báo điện tử: Dân trí
( Vnexpress ( Sức khỏe đời
sống ( />Sở dĩ chúng tôi lựa chọn các báo này vì:
- Dân trí là tờ báo điện tử thuộc Trung ương Hội Khuyến học Việt Nam
và là một trong những tờ báo điện tử tiếng Việt có lượng người đọc đông đảo
nhất hiện nay.
- Vnexpress là một trang báo điện tử tại Việt Nam. Đây là báo đầu tiên
ở Việt Nam chỉ có bản điện tử mà không có bản in giấy. Có số lượng người


16


truy cập lớn nhất ở Việt Nam hiện nay.
- Sức khỏe đời sống là cơ quan ngôn luận của Bộ Y tế, là diễn đàn vì sự
nghiệp chăm sóc và bảo vệ sức khỏe nhân dân.
Về thời gian nghiên cứu, khảo sát giới hạn trong những tác phẩm đã
được đăng tải trên 03 báo được chọn: Dân trí (dantri.com.vn); Vnexpress
(vnexpress.net); Sức khỏe đời sống (suckhoedoisong.vn) thời gian từ
01/2018- 12/2018.
5. Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu
5.1. Cơ sở lý luận
Cơ sở lý luận của luận văn dựa là vào Quan điểm của Đảng, chính sách
pháp luật của Nhà nước về báo chí và luật về thực phẩm chức năng. Đồng
thời, kế thừa kết quả nghiên cứu khoa học của các tác giả về các lĩnh vực báo
chí truyền thông, truyền thông đại chúng, truyền thông bảo vệ quyền lợi
người tiêu dùng.
5.2. Phương pháp nghiên cứu
Luận văn sử dụng tổng hợp các phương pháp nghiên cứu của các khoa
học xã hội như:
- Phương pháp nghiên cứu tài liệu, thống kê, phân tích: Đánh giá tổng
hợp về nội dung thông tin về thực phẩm chức năng trên báo điện tử Việt Nam
hiện nay.
- Phương pháp điều tra xã hội học: Tiến hành phát và thu về 300 phiếu
trưng cầu ý kiến trực tuyến cho đối tượng là công chúng tham gia các nhóm
trên mạng xã hội Facebook: Ung thư – Sống khỏe để chiến thắng (1887 thành
viên), Cuộc chiến chống Ung thư (1577 thành viên), GHV – Tâm sự & Chia
sẻ - Dự phòng và hỗ trợ điều trị Ung thư (3344 thành viên). Đây đều là các

17



nhóm mạng xã hội do tác giả trực tiếp thành lập, quản lý, phục vụ công việc
truyền thông cho Công ty cổ phần Dược phẩm Goldhealth Việt Nam, nhắm
tới đối tượng bệnh nhân ung thư và người nhà bệnh nhân, những người có nhu
cầu quan tâm thông tin về thực phẩm chức năng rất lớn. Phương pháp này
nhằm lấy ý kiến của họ về thông tin về thực phẩm chức năng trên báo điện tử
Việt Nam hiện nay. Đây được xem là cơ sở quan trọng để nhận định, đánh giá
vấn đề.
- Phương pháp phỏng vấn sâu: Được thực hiện với những cán bộ,
chuyên gia trong lĩnh vực y tế, dược phẩm, lãnh đạo các cơ quan báo chí, các
phóng viên, biên tập viên các cơ quan báo chí được chọn khảo sát. Cụ thể: về
cán bộ chuyên gia có 5 người, bao gồm:
+ Ông Phạm Gia Khải - Nguyên Chủ tịch Hội đồng chuyên môn của Ban
Bảo vệ và Chăm sóc Sức khỏe cán bộ Trung ương
+ Ông Nguyễn Thanh Phong - Cục trưởng Cục An toàn thực phẩm
+ Ông Đỗ Võ Tuấn Dũng – Ths. Báo chí – Phó Bí thư đảng ủy, Quyền
Giám đốc Trung tâm Truyền thông giáo dục sức khỏe Trung ương
- Bà Trần Thu Liễu – Trưởng phòng Thông tin giáo dục, truyền thông –
Cục an toàn thực phẩm
+ Bà Hồ Thị Thu Mai – Trưởng khoa Dinh dưỡng - Bệnh viện Đa khoa
Quốc tế Vinmec Times City
+ Ban biên tập, phóng viên chuyên viết về lĩnh vực này.
Để phỏng vấn sâu, chúng tôi đã xây dựng bảng hỏi dựa trên các lý
thuyết về truyền thông và thông tin về thực phẩm chức năng. Với kết quả thu
được, chúng tôi sẽ sử dụng phương pháp tổng hợp, phân tích để đưa ra những
nhận định khách quan về thông tin về thực phẩm chức năng trên báo điện tử
Việt Nam hiện nay.

18



- Phương pháp phân tích tổng hợp: Dùng để đánh giá những kết quả
nghiên cứu, qua đó đề xuất các giải pháp cần thiết.
6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận văn
6.1. Ý nghĩa lý luận
Đây là công trình đầu tiên cấp độ luận văn Thạc sĩ nghiên cứu thông tin
về thực phẩm chức năng trên báo điện tử Việt Nam hiện nay. Để cung cấp
một số lý luận về nội dung thông tin về thực phẩm chức năng trên báo điện tử;
bổ sung và làm rõ hơn hệ thống lý luận về vai trò, chức năng của báo điện tử
trong điều kiện mới và nhiệm vụ thông tin về thực phẩm chức năng trên báo
điện tử, đề xuất những biện pháp nâng cao chất lượng cách thức thông tin về
thực phẩm chức năng trên báo điện tử được lựa chọn khảo sát nói riêng và
báo điện tử Việt Nam nói chung.
Luận văn góp phần khẳng định tính ưu việt và sự lớn mạnh nhanh
chóng của báo điện tử và có thể trở thành nguồn tài liệu tham khảo tin cậy cho
những nhà nghiên cứu, sinh viên, học viên các chuyên ngành báo chí và
những ai quan tâm.
6.2. Ý nghĩa thực tiễn
Luận văn góp phần làm rõ nội dung nhận thức vấn đề thông tin về
những diễn biến phức tạp về thị trường, sử dụng thực phẩm chức năng thông
qua các hoạt động báo chí truyền thông. Qua đó, khẳng định những đóng góp
của báo mạng điện tử trong việc thông tin về thực phẩm chức năng.
Thông qua luận văn này, các cơ quan quản lý báo chí truyền hình sẽ nhìn thấy
được thực trạng thông tin về thực phẩm chức năng trên báo điện tử Việt Nam
hiện nay. Luận văn có ý nghĩa thiết thực đối với công việc của người làm đề
tài này.
7. Bố cục luận văn

19



Ngoài Phần mở đầu và Kết luận, Tài liệu tham khảo, Phụ Lục, Nội
dung chính của luận văn gồm có 3 chương sau đây:
Chương 1. Những vấn đề chung về thông tin thực phẩm chức năng trên
báo điện tử
Chương 2: Thực trạng thông tin về thực phẩm chức năng trên các báo
điện tử thuộc diện khảo sát
Chương 3: Những vấn đề đặt ra và giải pháp nâng cao chất lượng thông
tin về thực phẩm chức năng trên các báo điện tử hiện nay và thời gian tới

20


×